Thông qua đánh giá nguồn lấy thông tin của khách, khách sạn sẽ nắm bắt được các đặc điểm về thói quen tìm kiếm thông tin của khách để từ đó bộ phận marketing sẽ lựa chọn ra các phương thức truyền tải, cung cấp và cập nhật đầy đủ thông tin cho khách. Để thấy rõ hơn khoảng cách thông tin giữa khách sạn và thói quen tìm kiếm thông tin của khách hàng ta có bảng so sánh sau:
Bảng 6: Nguồn lấy thông tin của du khách
Nguồn lấy thông tin của khách Điểm trung bình
Công ty lữ hành, văn phòng du lịch 4,12
Internet 3,96
Báo, tạp chí 2,46
Ti vi 3,13
Tập gấp, danh thiếp 3,38
Thông tin truyền miệng 2,79
Khác... 0
(Nguồn: câu 1, phần 2, bảng hỏi điều tra và xử lý của tác giả)
Kết quả cho thấy cho thấy hầu hết du khách có thói quen tìm kiếm thông tin từ các hãng lữ hành, văn phòng du lịch (4,12), internet (3,96). Tập gấp, danh thiếp cũng được khách hàng khá quan tâm(3,38). Tiếp theo là tivi (3,13) Thông tin từ truyền miệng (2,79) và ít được chú ý nhất là báo, tạp chí (2,46). Thói quen sử dụng các công ty lữ hành được khách hàng lựa chọn nhiều nhất. Có đến 76 khách trên tổng số 94 người được hỏi thường xuyên tìm kiếm khách sạn thông qua các công ty lữ hành. Bên cạnh đó còn phải kể đến công cụ website. Có đến 72 trong tổng số 94 khách thường tìm thông
tin qua kênh này. Hầu hết khách hàng đều có thói quen tìm kiếm thông tin từ các công ty lữ hành hoặc văn phòng du lịch là khách có nhu cầu nghỉ ngơi và khách nước ngoài. Khách sạn cũng đã tiếp cận các phương tiện lấy thông tin của khách khá hiệu quả thông qua việc cung cấp thông tin, tập gấp danh thiếp cho các công ty lữ hành. Tuy nhiên giữa các thói quen tìm kiếm thông tin của du khách và các công cụ quảng bá sản phẩm của khách sạn vẫn còn tồn tại khoảng cách. Kênh thông tin mà khách sạn thường sử dụng là tập gấp, danh thiếp và internet. Kênh thông tin truyền hình (3,13) cũng là thói quen của khách hàng nhưng khách sạn chưa đầu tư đúng mức do kinh phí còn hạn chế. Báo tạp chí không được sự chú ý cao đối với du khách. Thói quen lấy thông tin của khách từ công ty lữ hành còn thông qua các tài liệu quảng cáo, áp phích, tờ rơi (1,43) và quan hệ thường xuyên tuy nhiên chưa được khách sạn quan tâm nhiều. Các phương tiện quảng bá khác như thư trực tiếp, phiếu giảm giá, truyền thanh, tài trợ, biểu diễn thực hành, bài viết trên báo chí, hội chợ ít được khách sạn chú trọng. Khách sạn nên tiếp cận các hình thức này vì đây cũng là các cơ hội để quảng bá thương hiệu rất hiệu quả. Ví dụ hình thức quảng bá qua phiếu giảm giá sẽ thu hút khách quay trở lại khách sạn, hội chợ du lịch cũng là một hình thức để doanh nghiệp tìm kiếm và mở rộng thị trường là cơ hội tốt để quảng bá về sản phẩm của mình đến với khách hàng.