Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 71 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
71
Dung lượng
867 KB
Nội dung
Khóa luận tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Bùi Thị Tám PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do lựa chọn đề tài Toàn nhân loại đang bước qua thập kỷ mới với những biến đổi sâu sắc trên tất cả mọi lĩnh vực từ kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, môi trường…Bên cạnh những thuận lợi do những biến đổi này mang lại thì đi kèm theo nó là những nguy cơ có thể xảy ra và những thách thức lớn lao mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Đặc biệt trong đó là sự biến đổi vềmôi trường, khí hậu mà nguyên nhân đầu tiên và cũng là nguyên nhân quan trọng nhất đó chính là con người. Chính con người là nhân tố cơ bản tạo nên những biến đổi tích cực cũng như tiêu cực cho môitrườngTrong những năm gần đây, khi tình hình thiên tai càng trở nên khó kiểm soát và con người đang gánh chịu ngày càng nhiều những hậu quả do thiên tai gây ra thì vấn đề vềmôitrường đã và đang trở thành vấn đề được quan tâm hàng đầu. Hạn hán, lũ lụt, sóng thần, động đất…đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Hàng trăm người chết, hàng ngàn người rơi vào cảnh không nhà cửa, và kéo theo nhiều hệ lụy như trộm cướp, đói nghèo…sau những cơn thịnh nộ của thiên nhiên. Do đó, hiện nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đang chung tay bảovệmôi trường, cũng là đang chung tay đóng góp vào sự phát triển bền vững của toàn nhân loại. Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, nó đóng góp một phần rất quan trọngtrong sự phát triển kinh tế của nhiều quốc gia. Bên cạnh đó, du lịch còn góp phần to lớn vào quá trình bảo tồn lịch sử, văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, sự tăng trưởng ngày càng mạnh mẽ của ngành công nghiệp được cho là “không khói” này đã và đang tạo ra mối đe dọa lớn cho môi trường. Như chúng ta đã biết, dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí…trong ngành du lịch tạo ra khối lượng lớn các chất thải vào môi trường. Nếu không có ý thức bảovệ từ mỗi cá nhân, mỗidoanh nghiệp cũng như các chínhsáchbảovệmôitrường của nhà nước thì sẽ gây ra ô nhiễm không chỉ với đất nước đó mà còn làm ảnh hưởng đến các nước lân cận cũng như toàn cầu Kinhdoanhkháchsạn là một bộ phận trong ngành du lịch. Sự tăng lên của nhu cầu đi du lịch của người dân trên toàn thế giới đã tạo ra cơ hội lớn lao cho các doanh nghiệp Nguyễn Thân Quỳnh Nhi 1 Khóa luận tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Bùi Thị Tám kinhdoanhtrong lĩnh vực lưu trú này. Tuy nhiên, để phục vụ một số lượng lớn khách du lịch với những nhu cầu, đòi hỏi cao về chất lượng dịch vụ thì trong một ngày, khối lượng chất thải một kháchsạn thải ra môitrường là rất lớn. Điều này càng chỉ rõ ra rằng, nếu doanh nghiệp kinhdoanhkháchsạn đó không có các chínhsách cụ thể, kiên quyết, cũng như nếu lãnh đạo và nhân viên trongkháchsạn không có ý thức bảovệ thì sẽ gây ra mối nguy hại lớn cho môi trường. Để làm rõ hơn về vấn đề này, tôi đã lựa chọn đề tài để thực hiện là: “Chính sáchbảovệmôitrườngtrongkinhdoanhtạikháchsạnSaigon Morin”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm làm rõ sự hợp lý của những chínhsáchbảovệmôitrường của các doanh nghiệp kinhdoanhkháchsạn nói chung và kháchsạnSaigonMorin nói riêng. Bên cạnh đó, thông qua việc phân tích, đánh giá những chínhsách của kháchsạn để đưa ra những giải pháp nhằm góp phần tăng cường việc bảovệmôitrườngtrong quá trình kinh doanh, nâng cao ý thức cho nhân viên và du khách. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá nhận thức của lãnh đạo, nhân viên về các chínhsáchbảovệmôitrườngtrongkinhdoanhkhách sạn. - Tìm ra những nguyên nhân và hạn chế trong quá trình thực hiện chínhsáchbảovệmôitrườngtrongkinhdoanh của kháchsạnSaigon Morin. - Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm hoàn thiện chínhsáchbảovệmôitrường của kháchsạn 3. Đối tượng nghiên cứu - Các biện pháp, chínhsáchbảovệmôitrường của kháchsạn - Các nhân tố tác động đến việc bảovệmôitrườngtrongkhách sạn. - Quan điểm của lãnh đạo và nhân viên về các chínhsáchbảovệmôi trường. Nguyễn Thân Quỳnh Nhi 2 Khóa luận tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Bùi Thị Tám 4. Phạm vi nghiên cứu 4.1. Thời gian: - Số liệu thứ cấp: tình hình hoạt động kinhdoanh của khách sạn, tình hình thực hiện các chínhsáchbảovệmôitrường của kháchsạn từ năm 2007-2009 - Số liệu sơ cấp: điều tra lãnh đạo và nhân viên trongkháchsạn từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2010. 4.2. Không gian: nghiên cứu tạikháchsạnSaigonMorin nằm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 5. Phương pháp nghiên cứu Để đề tài được thực hiện một cách khoa học và giải quyết được các mục tiêu đặt ra thì các phương pháp phải được sử dụng và kết hợp hài hòa với nhau nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. Các phương pháp này bao gồm: phương pháp luận, phương pháp điều tra, phỏng vấn, phương pháp phân tích - thống kê - so sánh, phương pháp thu thập – phân tích - xử lý số liệu và phương pháp thực địa. 5.1. Phương pháp luận Để vấn đề được giải quyết một cách khoa học và khách quan, quá trình thực hiện đề tài đã sử dụng phương pháp duy vật biện chứng nhằm làm rõ các vấn đề. 5.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn Trong quá trình thực tập tạikhách sạn, để phục vụ cho việc thực hiện khóa luận này, tôi đã sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn các lãnh đạo và nhân viên nhằm thu thập được số liệu sơ cấp. Thông qua quá trình thực tập này, tôi đã có thêm được những kinh nghiệm khi làm việc trong lĩnh vực du lịch nói chung và kháchsạn nói riêng. Cũng qua việc thực tập mà vấn đề nghiên cứu được thực hiện một cách khoa học và mang tính thực tiễn cao. 5.3. Phương pháp phân tích – tổng hợp – so sánh. Sau khi đã có được số liệu sơ cấp cũng như thứ cấp thì việc phân tích những hiện tượng, tổng hợp lại và so sánh để từ đó rút ra được đặc điểm mấu chốt của vấn đề. 5.4. Phương pháp thu thập – phân tích – xử lý số liệu Nguyễn Thân Quỳnh Nhi 3 Khóa luận tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Bùi Thị Tám - Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách điều tra lãnh đạo và nhân viên tạikháchsạnSaigonMorin - Nguồn số liệu thứ cấp bao gồm: + Tình hình hoạt động kinhdoanh của kháchsạnSaigon Morin, báo cáo hàng năm. + Số liệu từ các nguồn báo chí, giáo trình. + Bên cạnh đó, số liệu thứ cấp còn được thu thập từ các khóa luận, đề tài khoa học liên quan. Sau khi thu thập số liệu, bao gồm cả số liệu sơ cấp và số liệu thứ cấp thì việc phân tích và xử lý số liệu đã cung cấp cái nhìn rõ rang hơn về vấn đề nghiên cứu. Nguyễn Thân Quỳnh Nhi 4 Khóa luận tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Bùi Thị Tám PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 1. Cơ sở lý luận 1.1. Kháchsạn 1.1.1. Khái niệm kháchsạn Thuật ngữ kháchsạn (Hotel) có nguồn gốc từ tiếng Pháp và được sử dụng ở hầu hết các nước trên thế giới, dùng để chỉ các cơ sở kinhdoanh dịch vụ lưu trú và dịch vụ khác như: ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ bổ sung. Cùng với sự phát triển của du lịch, kháchsạn cũng có nhiều định nghĩa khác nhau. Hiểu theo một nghĩa chung nhất thì kháchsạn là cơ sở kinhdoanh dịch vụ đáp ứng nhu cầu ăn, ngủ, vui chơi giải trí và một số nhu cầu khác của khách du lịch trong thời gian họ lưu trú tạm thời tại điểm du lịch. Theo quy định về tiêu chuẩn xếp hạng kháchsạn của Tổng cục du lịch Việt Nam, kháchsạn là cơ sở kinh doanh, phục vụ khách du lịch lưu trú trong một thời gian nhất định, đáp ứng nhu cầu về các mặt: ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí và các dịch vụ cần thiết khác. 1.1.2. Khái niệm kinhdoanhkháchsạn Theo nghĩa rộng, kinhdoanhkháchsạn là hoạt động cung cấp các dịch vụ phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi và ăn uống cho khách. Còn theo nghĩa hẹp, kinhdoanhkháchsạn chỉ đảm bảo việc phục vụ nhu cầu ngủ, nghỉ cho khách. Trên phương diện chung nhất, có thể đưa ra định nghĩa vềkinhdoanhkháchsạn như sau: “Kinh doanhkháchsạn là hoạt động kinhdoanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích có lãi”. Nguyễn Thân Quỳnh Nhi 5 Khóa luận tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Bùi Thị Tám 1.1.3. Sản phẩm của kháchsạn 1.1.3.1. Khái niệm Sản phẩm của kháchsạn là tất cả các dịch vụ và hàng hóa mà kháchsạn cung cấp nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng kể từ khi họ liên hệ với kháchsạn lần đầu để đăng ký buồng cho tới khi tiêu dùng xong và rời khỏi khách sạn. 1.1.3.2. Đặc điểm của sản phẩm kháchsạn - Sản phẩm của dịch vụ kháchsạn mang tính vô hình - Sản phẩm kháchsạn là dịch vụ không thể lưu kho cất trữ được - Sản phẩm kháchsạn có tính cao cấp - Sản phẩm kháchsạn có tính tổng hợp cao - Sản phẩm của kháchsạn chỉ được thực hiện với sự tham gia trực tiếp của khách hàng - Sản phẩm kháchsạn chỉ được thực hiện trong những điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật nhất định. 1.1.4. Đặc điểm của kinhdoanhkhách sạn. - Kinhdoanhkháchsạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch - Kinhdoanhkháchsạn đòi hỏi dung lượng vốn đầu tư lớn - Kinhdoanhkháchsạn đòi hỏi dung lượng lao động trực tiếp tương đối lớn - Kinhdoanhkháchsạn mang tính quy luật 1.1.5. Ý nghĩa của kinhdoanhkháchsạn 1.1.5.1. Ý nghĩa kinh tế - Phân phối lại quỹ tiêu dùng từ vùng này sang vùng khác, từ đất nước này sang đất nước khác. - Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân. - Kinhdoanhkháchsạn phát triển đã tạo điều kiện cho các ngành khác phát triển theo như: ngành công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, nông nghiệp, bưu chính viễn thông, ngân hàng, thủ công mỹ nghệ… - Tạo ra khối lượng lớn việc làm cho người dân. 1.1.5.2. Ý nghĩa xã hội Bên cạnh ý nghĩa kinh tế, ngành kinhdoanhkháchsạn phát triển tạo ra những tác động tích cực về mặt xã hội. Cụ thể: Nguyễn Thân Quỳnh Nhi 6 Khóa luận tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Bùi Thị Tám - Thông qua việc thỏa mãn nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi…đã góp phần nâng cao mức sống về vật chất và tinh thần - Làm tăng nhu cầu tìm hiểu các di tích lịch sử, văn hóa của đất nước và các thành tựu của công cuộc xây dựng và bảovệ đất nước. - Tạo ra sự giao lưu văn hóa giữa các nước trên thế giới. 1. 2. Môitrường 1.2.1. Khái niệm môitrường Có rất nhiều khái niệm khác nhau vềmôi trường, nhưng có thể hiểu chung nhất thì “Môi trường là tổng hợp tất cả điều kiện xung quanh một điểm trong không gian và thời gian. Môitrường là tổng hợp tất cả các ngoại lực, ảnh hưởng, điều kiện tác động lên đời sống, tính chất, hành vi và sự sinh trưởng, phát triển và trưởng thành của các cơ thể sống” Tuy nhiên, trong "Luật bảovệmôi trường" đã được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam khoá IX, kì họp thứ tư thông qua ngày 27 - 12 -1993 định nghĩa khái niệm môitrường như sau: "Môi trườngbao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo, quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên" (Điều 1. Luật bảovệmôitrường của Việt Nam). 1.2.2. Phân loại môitrườngMôitrườngbao gồm 4 thành phần 1.2.2.1. Khí quyển: khí quyển là lớp khí bảovệbao quanh trái đất bao gồm nitrogen, oxygen, ngoài ra còn có argon, CO2, và một số loại khí khác. - Nó duy trì sự sống trên trái đất - Nó bảovệ trái đất khỏi những tác động từ ngoài không gian - Nó hấp thu các tia từ vũ trụ và phần lớn bức xạ ánh sáng mặt trời - Nó chỉ cho phép các tia có bước sóng từ 300 – 2500 nm và 0.14 – 40 m (sóng radio) đi vào trái đất trong khi lọc hầu hết các sóng tử ngoại có hại (< 300 nm) 1.2.2.2. Thủy quyển: thủy quyển bao gồm tất cả các loại nguồn nước như: nước đại dương, sông hồ, nước đóng băng, nước ngầm - 97% là nước ở các đại dương Nguyễn Thân Quỳnh Nhi 7 Khóa luận tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Bùi Thị Tám - 2% là nguồn nước bị đóng băng ở các cực - 1% là nước ngọt ở các sông hồ, nước ngầm phục vụ cho nhu cầu con người và các nhu cầu khác 1.2.2.3. Địa quyển: là lớp đất ở võ của trái đất bao gồm các khoáng chất, chất hữu cơ, vô cơ… 1.2.2.4. Sinh quyển: Bao gồm tất cả các sinh vật sống và tương tác với môitrường khí, nước và đất 1.2.3. Bản chất hệ thống của môitrường Các định nghĩa môitrường nêu trên, tuy có khác nhau về quy mô, giới hạn, thành phần môitrường v.v ., nhưng đều thống nhất ở bản chất hệ thống của môitrường và mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Dưới ánh sáng của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, môitrường cần được hiểu như là một hệ thống. Nói cách khác, môitrường mang đầy đủ những đặc trưng của hệ thống. Những đặc trưng cơ bản của hệ thống môitrường là: 1.2.3.1. Tính cơ cấu (cấu trúc) phức tạp. Hệ thống môitrường (gọi tắt là hệ môi trường) bao gồm nhiều phần tử (thành phần) hợp thành. Các phần tử đó có bản chất khác nhau (tự nhiên, kinh tế, dân cư, xã hội) và bị chi phối bởi các quy luật khác nhau, đôi khi đối lập nhau. Cơ cấu của hệ môitrường được thể hiện chủ yếu ở cơ cấu chức năng và cơ cấu bậc thang. Theo chức năng, người ta có thể phân hệ môitrường ra vô số phân hệ. Tương tự như vậy, theo thứ bậc (quy mô), người ta cũng có thể phân ra các phân hệ từ lớn đến nhỏ. Dù theo chức năng hay theo thứ bậc, các phần tử cơ cấu của hệ môitrường thường xuyên tác động lẫn nhau, quy định và phụ thuộc lẫn nhau (thông qua trao đổi vật chất - năng lượng - thông tin) làm cho hệ thống tồn tại, hoạt động và phát triển. Vì vậy, mỗi một sự thay đổi, dù là rất nhỏ, của mỗi phần tử cơ cấu của hệ môitrường đều gây ra một phản ứng dây chuyền trong toàn hệ, làm suy giảm hoặc gia tăng số lượng và chất lượng của nó. 1.2.3.2. Tính động Hệ môitrường không phải là một hệ tĩnh, mà luôn luôn thay đổi trong cấu trúc, trong quan hệ tương tác giữa các phần tử cơ cấu và trong từng phần tử cơ cấu. Bất kì một sự thay đổi nào của hệ đều làm cho nó lệch khỏi trạng thái cân bằng trước đó và hệ laị có Nguyễn Thân Quỳnh Nhi 8 Khóa luận tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Bùi Thị Tám xu hướng lập lại thế cân bằng mới. Đó là bản chất của quá trình vận động và phát triển của hệ môi trường. Vì thế, cân bằng động là một đặc tính cơ bản của môitrường với tư cách là một hệ thống. Đặc tính đó cần được tính đến trong hoạt động tư duy và trong tổ chức thực tiễn của con người. 1.2.3.3. Tính mở Môi trường, dù với quy mô lớn nhỏ như thế nào, cũng đều là một hệ thống mở. Các dòng vật chất, năng lượng và thông tin liên tục "chảy" trong không gian và thời gian (từ hệ lớn đến hệ nhỏ, từ hệ nhỏ đến hệ nhỏ hơn và ngược lại: từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ thế hệ này sang thế hệ nối tiếp, v.v .). Vì thế, hệ môitrường rất nhạy cảm với những thay đổi từ bên ngoài, điều này lý giải vì sao các vấn đề môitrường mang tính vùng, tính toàn cầu, tính lâu dài (viễn cảnh) và nó chỉ được giải quyết bằng nỗ lực của toàn thể cộng đồng, bằng sự hợp tác giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới với một tầm nhìn xa, trông rộng vì lợi ích của thế hệ hôm nay và các thế hệ mai sau. 1.2.4. Các chức năng của môitrườngMôitrường địa lý có 3 chức năng chính: đó là môitrường sống của con người, là nguồn cung cấp thức tài nguyên thiên nhiên, ngoài ra nó còn là nơi chứa đựng các chất thải do con người tạo ra, là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên trái đất và là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Con người luôn cần một khoảng không gian dành cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo môi trường. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như khai hoang, phá rừng, cải tạo các vùng đất và nước mới. Việc khai thác quá mức không gian và các dạng tài nguyên thiên nhiên có thể làm cho chất lượng không gian sống mất đi khả năng tự phục hồi. 1.2.5. Ô nhiễm môi trường, suy thoái môitrường và các nguyên nhân dẫn đến suy thoái môitrường 1.2.5.1. Ô nhiễm môitrường Theo Luật BảovệMôitrường của Việt Nam: ô nhiễm môitrường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường. Nguyễn Thân Quỳnh Nhi 9 Khóa luận tốt nghiệp GV hướng dẫn: TS. Bùi Thị Tám Trên thế giới, ô nhiễm môitrường được hiểu là việc chuyển các chất thải hoặc năng lượng vào môitrường đến mức có khả năng gây hại đến sức khoẻ con người, đến sự phát triển sinh vật hoặc làm suy giảm chất lượng môi trường. Các tác nhân ô nhiễm bao gồm các chất thải ở dạng khí (khí thải), lỏng (nước thải), rắn (chất thải rắn) chứa hoá chất hoặc tác nhân vật lý, sinh học và các dạng năng lượng như nhiệt độ, bức xạ. Tuy nhiên, môitrường chỉ được coi là bị ô nhiễm nếu trong đó hàm lượng, nồng độ hoặc cường độ các tác nhân trên đạt đến mức có khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu. 1.2.5.2. Suy thoái môitrường Suy thoái môitrường là sự làm thay đổi chất lượng và số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu cho đời sống của con người và thiên nhiên. Trong đó, thành phần môitrường được hiểu là các yếu tố tạo thành môi trường: không khí, nước, đất, âm thanh, ánh sáng, lòng đất, núi, rừng, sông, hồ biển, sinh vật, các hệ sinh thái, các khu dân cư, khu sản xuất, khu bảo tồn thiên nhiên, cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và các hình thái vật chất khác. 1.2.5.3. Các nguyên nhân dẫn đến suy thoái môitrường Suy thoái môitrường gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của các sinh vật sống trên trái đất. Dó các nguyên nhân chủ yếu sau: - Bùng nổ dân số - Biến đổi khí hậu - Suy thoái đất và vấn đề lương thực - Cạn kiệt nguồn lợi thủy sản - Phá rừng - Nhiên liệu hóa thạch - Ô nhiễm nước và không khí - Nguồn năng lượng - Sức khỏe cộng đồng và vệ sinh môitrường 1.2.6. Hoạt động bảovệmôitrường Hoạt động bảovệmôitrường là hoạt động giữ cho môitrườngtrong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường; khắc Nguyễn Thân Quỳnh Nhi 10