Các nguồn phát sinh và đặc trưng nước thải nhiễm dầua Các nguồn phát sinh nước thải nhiễm dầu * Nguồn phát sinh nước thải nhiễm dầu tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu: Hoạt động kinh d
Trang 1SỞ CÔNG THƯƠNG THANH HÓA
TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ THƯƠNG MẠI DU LỊCH
TÀI LIỆU TẬP HUẤN
NGHIỆP VỤ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU
Trang 2Thanh Hóa, năm 2016
Trang 4CHUYÊN ĐỀ 1:
ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG DẦU ĐẾN MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE CON NGƯỜI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ
I Tổng quan về xăng dầu
Xăng dầu là tên chung để chỉ các sản phẩm của quá trình lọc dầu mỏ, dùng làm nhiên liệu, bao gồm: xăng động cơ, dầu diesel, dầu hỏa, dầu mazut, nhiên liệu máy bay; các sản phẩm khác dùng làm nhiên liệu động cơ, không bao gồm các loại khí hoá lỏng Sản xuất, chế biến xăng dầu là quá trình lọc dầu, chuyển hoá dầu thô
và các nguyên liệu khác thành các sản phẩm xăng dầu Nguyên liệu để sản xuất, chế biến xăng dầu bao gồm: dầu thô, condensate, xăng có chỉ số octan cao, reformate, naphta và các chế phẩm, phụ gia khác
Kinh doanh xăng dầu, bao gồm các hoạt động kinh doanh: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất xăng dầu; nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất, chế biến xăng dầu; phân phối xăng dầu tại thị trường trong nước; dịch vụ cho thuê cảng, kho, tiếp nhận xăng dầu nhập khẩu và dịch vụ vận tải xăng dầu
Cơ sở kinh doanh xăng dầu là nơi thực hiện sản xuất, chế biến, giao nhận, tồn trữ, bán lẻ xăng dầu bao gồm: cảng chuyên dụng xuất nhập xăng dầu; nhà máy sản xuất, chế biến xăng dầu; kho xăng dầu; phương tiện vận tải xăng dầu; cửa hàng, trạm bán lẻ xăng dầu
Xăng dầu là sản phẩm có chứa nhiều chất gây ô nhiễm môi trường như chì, lưu huỳnh, benzen, hyđrôcacbon thơm, hyđrôcacbon nặng và một số chất phụ gia… Khi xăng dầu bị tràn ra môi trường sẽ gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến đời sống sinh vật trên cạn, dưới biển Dầu mỏ khi cháy cũng gây ô nhiễm vì sinh ra các khí như SO2, CO2 Xe cộ, máy móc chạy bằng xăng cũng góp phần làm cho Trái Đất nóng lên
Xăng là loại nhiên liệu được sử dụng phổ biến cho tất cả các loại động cơ, đặc biệt là động cơ đốt trong Cho đến nay vẫn chưa có loại nguyên liệu nào tốt hơn để có thể thay thế được xăng, nhưng việc sử dụng xăng lại gặp phải vấn đề rất lớn và khó xử lý về môi trường vì xăng thải ra môi trường rất nhiều chất ô nhiễm
II Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới môi trường
2.1 Ô nhiễm môi trường không khí từ hoạt động sản xuất, kinh doanh xăng dầu
"Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan
trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi)"
Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo như: núi lủa, cháy rừng, bão cát, các quá trình phân hủy động, thực vật; Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông
Trang 52.1.1 Ô nhiễm do hơi xăng, dầu
Hơi xăng, dầu phát sinh từ các quá trình xuất, nhập, tồn trữ, vận chuyển xăng, dầu là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng hao hụt xăng, dầu và ô nhiễm môi trường không khí Khu vực có nhiều hơi xăng, dầu phát tán là tại các bến xuất, nhập và khu bồn chứa
Các nguyên nhân cụ thể bao gồm:
- Do hiện tượng “thở” của bồn chứa: Khi bơm nhập xăng, dầu vào bồn chứa, hơi xăng, dầu bốc lên, thể tích trống trong bồn bị nén lại, áp suất trong bồn tăng lên, hơi xăng, dầu được xả ra ngoài theo van thở (supap) bảo đảm an toàn cho bồn chứa, gây nên hao hụt “thở lớn”
+ Khi bồn chứa yên tĩnh, xăng, dầu vẫn liên tục bốc hơi, gọi là hao hụt “thở nhỏ”
+ Khi xuất ra khỏi bồn, không khí được hút vào bồn để bù vào chỗ trống, xăng, dầu lại bốc hơi để bão hoà lớp không khí mới, gây hao hụt “thở ngược” Đó
là do:
- Bản chất bay hơi tự nhiên của xăng, dầu
- Rò rỉ từ hệ thống van, ống nối
- Bám dính trên vật chứa, đường ống
- Không tháo xả hết khỏi đáy bồn khi phải súc rửa bồn chứa
- Do thoát qua hệ thống van thở
- Do ống cấp phát không hạ sát đáy bồn làm tăng mức độ bốc hơi khi cấp cho xe bồn
- Do các sự cố kỹ thuật
Đây là tác nhân gây ô nhiễm có bản chất hoá học thuộc nhóm các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC - Volantile Organic Compounds) Các chất VOCs thường làm hủy tế bào máu, tế bào gan, thận; gây ung thư, viêm da, tổn hại đến hệ thần kinh trung ương, buồn nôn, mất phương hướng; mệt mỏi; ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (hiếm muộn, vô sinh) và giảm tỷ lệ sinh sản (khó đậu thai, sinh ít con); gây tử vong nếu hít vào với lượng lớn ở nồng độ cao Không chỉ ở các đại lý bán xăng, dầu, khí hoá lỏng mà còn tồn tại trong gia đình, VOCs có thể tìm thấy trong các sản phẩm như sơn, khói thuốc lá, khói bếp do đốt nhiên liệu (than, củi) hoặc khói nhang, thuốc xịt muỗi, nước hoa xịt phòng, mỹ phẩm, khăn giấy, bột giặt, nước làm mềm vải, giấy dán tường, xi đánh giày, keo dán tổng hợp, hoá chất bảo quản đồ nội thất trong gia đình
Hơi xăng, dầu trong không khí còn có thể gây cháy, nổ Khi hỗn hợp với không khí tỷ lệ trong khoảng 1 - 7% và có tia lửa điện thì sẽ gây cháy nổ Vì vậy, cần có các biện pháp bảo vệ, phòng ngừa hết sức nghiêm ngặt, tránh lửa và cấm không được hút thuốc trong khu vực kho, cảng, cấm sử dụng các phương tiện
Trang 62.1.2 Ô nhiễm do khí thải từ hoạt động của các phương tiện vận tải
Các loại khí thải SO2, NOx, CO, bụi phát sinh do đốt cháy nhiên liệu trong quá trình vận chuyển của các phương tiện giao thông đường bộ ra vào kho để nhận xăng, dầu, gas và phương tiện mua (sử dụng nhiên liệu này) Mức ô nhiễm do khí thải từ hoạt động của các phương tiện phụ thuộc vào số lượng phương tiện vận chuyển và mức độ tiêu thụ xăng, dầu của chúng
Sau đây là ảnh hưởng của một số khí độc nêu trên:
- Khí CO: Khí CO sinh ra do quá trình hoạt động của các phương tiện giao
thông vận tải Khả năng đề kháng của con người với khí CO rất thấp Khí CO có thể bị ôxy hoá thành cacbon dioxit (CO2) nhưng phản ứng này xảy ra rất chậm dưới ánh sáng mặt trời Có thể CO bị ôxy hoá bám vào thực vật và chuyển dịch trong quá trình diệp lục hoá Các vi sinh vật trên mặt đất cũng có khả năng hấp thụ khí CO từ khí quyển Khí CO dễ gây độc do kết hợp khá bền vững với hemoglobin tạo thành hợp chất cacboxy hemoglobin dẫn đến giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức tế bào
- Khí SO 2 và NO x : SO2 là chất khí không màu, không cháy, có vị hăng cay Hầu hết mọi người bị kích thích khi nồng độ SO2 trong không khí đạt 5 ppm (một phần triệu), một số người nhạy cảm bị kích thích ở nồng độ 1 - 2 ppm và đôi khi xảy ra sự co thắt thanh quản khi bị nhiễm ở nồng độ 5-10 ppm Triệu chứng của hiện tượng nhiễm độc SO2 là sự co hẹp của dây thanh quản kèm sự tăng tương ứng
độ nhạy cảm đối với không khí khi thở
SO2, NOx là các chất khí kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành axít Khí SO2, NOx vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hoà tan vào nước bọt, thâm nhập đường tiêu hoá, sau đó phân tán vào đường tuần hoàn máu SO2, NOx khi kết hợp với bụi tạo thành các hạt bụi axít lơ lửng, nếu kích thước nhỏ hơn 2 - 3
µm sẽ vào tới phế nang Các khí SO2, NOx khi bị ôxy hoá trong không khí và kết hợp với nước mưa tạo ra mưa axit
SO2 và NOx còn gây nguy hại đối với vật liệu xây dựng và đồ dùng vì sự biến đổi thành axit làm tăng cường khả năng ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình xây dựng Chúng làm hư hỏng và làm thay đổi tính chất, màu sắc vật liệu xây dựng như đá vôi, đá hoa, đá cẩm thạch, đá phiến, vữa xây dựng cũng như tàn phá các tác phẩm điêu khắc, tượng đài Sắt thép khi ở trong môi trường nóng ẩm và có khí SO2 thì han gỉ rất nhanh, SO2 còn làm hư hỏng và giảm tuổi thọ các sản phẩm vải, nylon, đồ da, giấy
Chỉ cần nồng độ SO2 nhỏ cũng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây trồng Khi nồng độ SO2 trong không khí khoảng 1 - 2 ppm có thể gây tổn thương đối với
lá cây sau vài lần tiếp xúc Đối với các loại thực vật nhạy cảm, giới hạn gây độc vào khoảng 0,15 - 0,3 ppm, nhất là thực vật bậc thấp như địa y, rêu SO2 có thể nhiễm độc qua da gây sự chuyển hoá làm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac
ra nước tiểu và kiềm chế quá trình tiết ra nước bọt
Một số thực vật nhạy cảm với môi trường sẽ bị ảnh hưởng khi nồng độ NO2 khoảng 1 ppm và thời gian tác dụng trong khoảng một ngày Nếu nồng độ NO2 nhỏ
Trang 7hơn 0,35 ppm thì thời gian tác dụng là một tháng Khí NOx với nồng độ thường có trong khí quyển không gây tác hại đối với sức khỏe con người Nó chỉ gây tác hại khi bị ôxy hoá thành NO2 là khí màu hồng, mùi của nó có thể phát hiện được ở nồng độ 0,12 ppm Khí NO2 với nồng độ 100 ppm có thể gây tử vong cho người và động vật sau một thời gian tiếp xúc ngắn, với nồng độ 5 ppm có thể ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp Khi tiếp xúc quá lâu với khí NO2 ở nồng độ 0,06 ppm có thể bị mắc các chứng bệnh về phổi.
2.1.3 Ô nhiễm do tiếng ồn
Tiếng ồn phát sinh do hoạt động của các máy móc, thiết bị (bơm) và các phương tiện giao thông vận tải (xe bồn) trong quá trình xuất, nhập nhiên liệu tại kho chứa Tiếng ồn tác động đến tai, sau đó tác động đến hệ thần kinh trung ương, rồi đến hệ tim mạch, dạ dày và các cơ quan khác, sau đó mới đến cơ quan thích giác Tác động của tiếng ồn phụ thuộc vào tần số và cường độ âm, tần số lặp lại của tiếng ồn
Tiếp xúc lâu ngày với tiếng ồn mạnh sẽ hủy hoại những tế bào lông ở tai trong Đây là những tế bào có nhiệm vụ thu nhận các đợt sóng âm thanh, chuyển lên não bộ để được nhận rõ đó là âm thanh gì và từ đâu phát ra Tiếng động mạnh cũng gây tổn thương dây thần kinh thính giác, dẫn tới điếc tức thì và vĩnh viễn với cảm giác ù tai Tiếp xúc với tiếng động đột ngột và liên tục có thể gây mất thính lực tạm thời Ảnh hưởng của tiếng động lên tai tùy thuộc ở cường độ và số lượng thời gian tiếp cận với chúng, hậu quả có thể tạm thời hoặc vĩnh viễn
Tiếng ồn từ 35 dB trở lên có thể gây rối loạn cho giấc ngủ bình thường, dẫn tới thiếu ngủ, mệt mỏi, bải hoải, buồn chán, giảm năng suất lao động Tiếng ồn cũng làm tăng huyết áp, nhịp tim, co mạch máu ngoại vi, tăng rủi ro bệnh nhồi máu
cơ tim, làm giảm co bóp của dạ dày, giảm dịch vị dạ dày và nước miếng, ăn kém ngon, hấp thụ kém hơn
Tiếng ồn còn làm phân tán tư tưởng, khiến cho thần kinh căng thẳng, khó chịu Tại nơi làm việc, tiếng ồn gây khó khăn cho sự đối thoại, giảm khả năng tập trung vào công việc, giảm năng suất lao động, tăng tai nạn thương tích Nhiều nghiên cứu khẳng định, tiếng ồn lớn có thể rút ngắn tuổi thọ của con người từ 10 -
12 năm và làm giảm khả năng phục hồi của bệnh nhân trong những ca phẫu thuật nặng
2.2 Ô nhiễm môi trường nước mặt từ hoạt động sản xuất, kinh doanh xăng dầu
2.2.1 Tổng quan về nước thải
a) Khái niệm về nước thải
- Theo TCVN 5980-1995 và ISO 6107/1-1980: Nước thải là nước được thải
ra sau khi đã sử dụng hoặc được tạo ra trong một quá trình công nghệ và không còn giá trị trực tiếp đối với quá trình đó.
- Ngoài ra, người ta còn định nghĩa: Nước thải là chất lỏng được thải ra sau
Trang 8b) Nước thải công nghiệp
- Theo QCVN-24-2009: “Nước thải công nghiệp là chất lỏng thải ra từ các
cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp vào nguồn tiếp nhận nước thải”
- Ngoài ra còn có cách định nghĩa khác: Nước thải công nghiệp là nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp, từ các công đoạn sản xuất như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp hay hoạt động sinh hoạt của công nhân viên
c) Đặc điểm của nước thải công nghiệp
- Nước thải của khu công nghiệp gồm hai loại chính: nước thải sinh hoạt từ các khu văn phòng và nước thải sản xuất từ các nhà máy sản xuất trong khu công nghiệp
- Nước thải công nghiệp rất đa dạng và khác nhau về thành phần cũng như
số lượng và phụ thuộc vào nhiều yếu tố: ngành nghề của các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp, loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng, tính hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị, trình độ quản lý của cơ sở và ý thức cán bộ công nhân viên…
- Thành phần nước thải của các khu công nghiệp chủ yếu bao gồm: các chất rắn lơ lửng (SS), hàm lượng chất hữu cơ (BOD, COD), kim loại nặng, các chất dinh dưỡng (hàm lượng tổng nitơ, tổng phốt pho…)
- Tính chất đặc trưng của nước thải:
+ Nước thải bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ với nồng độ cao: như các ngành công nghiệp chế biến da, nấu thép thủy hải sản, nước thải sinh hoạt…
+ Nước thải bị ô nhiễm bởi chất béo, dầu mỡ, có màu và mùi khó chịu: như các ngành công nghiệp chế biến da, thủy hải sản, điện tử, cơ khí chính xác, dệt nhuộm…
+ Nước thải sinh hoạt: từ nhà bếp, khu sinh hoạt chung, nhà vệ sinh trong khu vực, khu vui chơi giải trí, dịch vụ, khối văn phòng làm việc có thể gây ô nhiễm bởi các chất hữu cơ dạng lơ lửng và hoà tan chứa nhiều vi trùng
Các nguồn gây ô nhiễm nước được phân thành 2 loại gồm nguồn xác định (nguồn điểm) và nguồn không xác định (nguồn diện):
- Các nguồn xác định bao gồm nước thải đô thị và nước thải công nghiệp, các cửa cống xả nước mưa và tất cả các nguồn thải vào nguồn tiếp nhận nước có tổ chức qua hệ thống cống và kênh thải
- Các nguồn không xác định bao gồm nước chảy trôi trên bề mặt đất, nước mưa và các nguồn nước phân tán khác Sự phân loại này rất có ích khi đề cập tới các vấn đề điều chỉnh kiểm soát ô nhiễm (Bảng 2)
Trang 92.2.2 Các nguồn phát sinh và đặc trưng nước thải nhiễm dầu
a) Các nguồn phát sinh nước thải nhiễm dầu
* Nguồn phát sinh nước thải nhiễm dầu tại các cửa hàng kinh doanh xăng dầu: Hoạt động kinh doanh của các kho xăng dầu thường bao gồm các công đoạn nhập khẩu, tồn trữ trong kho xăng dầu, vận chuyển, phân phối tới người tiêu dùng thông qua mạng lưới cửa hàng xăng dầu Với đặc thù như vậy, hoạt động kinh doanh xăng dầu khác biệt với các ngành công nghiệp khác, đó là không sử dụng nước làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh, vì vậy xét về nguyên tắc thì sẽ không có nước thải phát sinh trong hoạt động kinh doanh xăng dầu Tuy nhiên, thực tế trong quá trình vận hành khai thác các công trình xăng dầu (kho, cửa hàng) có phát sinh nước thải nhiễm dầu cần phải xử lý do những nguyên nhân như súc rửa bể chứa định kỳ, xả nước đáy bể, sử dụng nước sạch để vệ sinh công nghiệp hoặc do nước mưa rơi trên nền bãi tại kho chứa và cửa hàng xăng dầu
Trên cơ sở phân tích nguồn và nguyên nhân phát sinh nước thải nhiễm dầu cho thấy khối lượng nước thải nhiễm dầu trong hoạt động kinh doanh xăng dầu không thường xuyên và đều đặn, phụ thuộc vào các quy định liên quan tới súc rửa
bể chứa, tần xuất nhập hàng, vệ sinh công nghiệp Các thông số ô nhiễm đặc trưng trong nước thải tại các kho xăng dầu gồm: COD, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ khoáng
Theo TCVN 5307:2002 - Kho dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Yêu cầu thiết
kế và trên thực tế, các kho xăng dầu đều có hai hệ thống rãnh thoát nước thải, gồm:
- Hệ thống thoát nước quy ước sạch: Nước sinh hoạt, nước mưa rơi trên các khu vực nền bãi không liên quan đến việc tồn chứa, xuất nhập, bơm rót xăng dầu
và không có nguy cơ nhiễm bẩn xăng dầu Hệ thống thoát nước quy ước sạch được phép xả thẳng ra môi trường bên ngoài
- Hệ thống thoát nước thải nhiễm dầu là hệ thống thoát nước cho các nguồn sau: Nước rửa nền nhà xuất nhập, nước thải của nhà hoá nghiệm, nước xả đáy và súc rửa bể, nước mưa rơi trên khu vực nền bãi có nguy cơ nhiễm bẩn xăng dầu Hệ thống này thường được dẫn đến bể lắng gạn dầu trước khi đưa vào hệ thống xử lý nước thải Các công đoạn phát sinh nước thải nhiễm dầu cần được xem xét gồm:
1) Súc rửa bể chứa: Bể chứa thường được súc rửa khi đưa bể mới vào chứa
xăng dầu; hoặc thay đổi chủng loại mặt hàng chứa trong bể; hoặc trước khi đưa bể vào sửa chữa, bảo dưỡng; hoặc súc rửa định kỳ theo quy định để đảm bảo chất lượng hàng hoá Lượng nước thải sẽ tùy thuộc vào dung tích từng bể, loại hàng tồn chứa và phương pháp súc rửa Nước thải loại này thường có hàm lượng dầu cao và phát sinh bùn cặn dầu (Chất thải nguy hại - CTNH)
2) Xả nước đáy bể khi xuất nhập: Các trường hợp cần xả nước đáy bể là khi
nước lẫn hàng bơm từ tàu vào bể hoặc tùy theo đặc điểm công nghệ và quy định giao nhận của từng kho, sẽ phải bơm nước đẩy hết hàng trong đường ống vào bể để
đo tính Trường hợp nước lẫn hàng bơm từ tàu vào bể thì nước thải loại này thường
có số lượng ít; Trường hợp đuổi nước trong ống thì lượng nước thải sẽ tùy thuộc
Trang 10xả cặn lắng đáy bể, do đó phát sinh chất thải nguy hại, tuy nhiên hàm lượng dầu trong nước thải loại này thường thấp.
3) Nước vệ sinh công nghiệp lẫn dầu: Phát sinh trong quá trình vệ sinh nền
bến xuất; bãi van; nước vệ sinh thiết bị và các phương tiện; nước rửa nền bãi tại cửa hàng xăng dầu Lượng nước thải tùy thuộc diện tích, lượng chất thải phát sinh tại các vị trí nêu trên
4) Nước mưa lẫn dầu: Lượng nước mưa lẫn dầu cần xử lý được dự báo căn
cứ vào số liệu khí tượng thủy văn của từng khu vực Nước mưa lẫn dầu chỉ phát sinh tại những vị trí rò rỉ, rơi vãi xăng dầu, như vị trí xả đáy hở trong khu bể, trong trường hợp sau khi súc rửa bể, tách nước đáy bể mà không vệ sinh kịp thời; bến xuất bị tràn vãi xăng dầu, bãi van bị rò rỉ mà không sửa chữa, vệ sinh kịp thời; mặt cầu cảng
* Các trường hợp khác phát sinh nước thải nhiễm dầu:
- Từ các sự cố tràn dầu
- Phun trào dầu tại các mỏ dầu
- Dầu tràn từ các vụ chìm tàu chở dầu, từ các thiết bị máy móc khi xảy ra sự cố
- Nguồn phát thải nước nhiễm dầu trong nhà máy lọc hoá dầu
- Từ các giàn khoan dầu: Nước thải tổng hợp có nhiễm dầu phát sinh từ các sàn tàu, các thiết bị máy móc và các khu vực vệ sinh máy móc thiết bị, nước bẩn đáy tàu…
- Nước dằn tàu, nước vệ sinh tàu
- Nước ống dầu (khi kéo từ biển lên boong)
- Rò rỉ trên đường ống dẫn dầu từ tàu về kho chứa
- Quá trình sử dụng xăng, dầu cũng không thể tránh khỏi việc thất thoát xăng dầu ra ngoài môi trường
b) Đặc trưng của nước thải nhiễm dầu
- Nước thải nhiễm dầu chứa thành phần chính là dầu khoáng, ngoài ra còn có rác, cặn lắng, đất sét…
- Bản chất: Dầu là chất lỏng sánh, thường có mùi đặc trưng, nhẹ hơn nước và không tan trong nước, chúng bị ôxy hoá rất chậm, có thể tồn tại đến 50 năm…
Trong thực tế, dầu tồn tại phổ biến ở các trạng thái sau:
- Dạng tự do: Ở dạng này dầu sẽ nổi lên thành các màng dầu Hạt dầu tự do nổi lên trên bề mặt do trọng lượng riêng của dầu thấp hơn so với trọng lượng riêng của nước
- Dạng nhũ tương cơ học: Có 2 dạng nhũ tương cơ học tùy theo đường kính của giọt dầu Cỡ vài chục micromet: Có độ ổn định thấp; Loại nhỏ hơn: Có độ ổn định cao, tương tự như dạng keo
Trang 11- Dạng nhũ tương hoá học: Là dạng tạo thành do các tác nhân hoá học (xà phòng, xút ăn da, chất tẩy rửa, Na) hoặc các hoá học asphalten làm thay đổi sức căng bề mặt và làm ổn định hoá học dầu phân tán.
- Dạng hoà tan: Phân tử hoà tan như các chất thơm
Ngoài ra dầu không hoà tan tạo thành một lớp màng mỏng bọc quanh các chất rắn lơ lửng, chúng có thể ảnh hưởng đến khả năng lắng hoặc nổi của các chất rắn lơ lửng khi tạo thành các hợp chất kết hợp không lắng được
- Nước thải xả cặn sinh ra khi súc rửa bồn chứa (1 - 2 năm/lần) là nguồn thải
có mức độ ô nhiễm dầu cao nhất, từ hàng chục đến hàng chục ngàn ppm Đặc
trưng của nước thải này là có hàm lượng dầu và cặn vô cơ cao
2.2.3 Ảnh hưởng của nước thải nhiễm dầu tới môi trường và sinh vật
a) Ảnh hưởng của nước thải nhiễm dầu tới môi trường và sinh vật
Tùy thuộc vào điều kiện môi trường và thời tiết ở từng địa bàn, từng thời gian cụ thể, ảnh hưởng của nước thải nhiễm dầu đối với môi trường có những tác hại khác nhau Ô nhiễm nguồn nước do dầu và các sản phẩm phân hủy của dầu có thể gây tổn thất lớn cho ngành cấp nước, thủy sản, nông nghiệp, du lịch và cả các ngành kinh tế khác Ngoài các tác động tiêu cực đến môi trường nước mặt, dầu tràn hoặc dầu rơi vãi từ khu kho xăng, cảng sẽ có khả năng ngấm vào đất hoặc bị cuốn theo nước mưa vào các tầng nước ngầm và từ đó gây ô nhiễm nước ngầm
Dầu nổi trên mặt nước làm ánh sáng giảm khi đi qua nước, hạn chế sự quang hợp của các thực vật biển và phytoplankton, từ đó làm giảm lượng cá thể của hệ động vật cá, gây ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái Các thành phần hyđrôcacbon nhẹ trong dầu, lưu huỳnh, nitơ gặp ánh sáng, nhiệt độ, bốc hơi lên sẽ gây ô nhiễm không khí Các kim loại nặng, lưu huỳnh và các thành phần khác sẽ lắng xuống và tích tụ dưới đáy biển gây ô nhiễm cho các loài thủy sinh ở tầng đáy như san hô và các loại khác Chim và các động vật có vú ở biển bị dính dầu cũng
bị ảnh hưởng Dầu phủ lên bộ lông của rái cá và hải cẩu làm giảm khả năng trao đổi chất và làm giảm thân nhiệt Khi ăn phải dầu, động vật sẽ bị chứng mất nước
và suy giảm khả năng tiêu hoá
Trong dầu thô, ngoài thành phần chính là hyđrôcacbon, còn chứa nhiều thành phần chưa được loại bỏ như lưu huỳnh, nitơ và các kim loại nặng khác Hệ sinh thái biển bao gồm nhiều các vi sinh vật, các vật chất hữu cơ giúp duy trì và tạo
ra các vi sinh vật đó Cá tôm và các loài thủy sinh sống được cũng là nhờ nguồn này Khi dầu loang, nó sẽ làm các nguồn vi sinh này chết đi, dẫn đến phá hủy chuỗi thức ăn
* Các tác động đối với môi trường nước khi xả nước thải nhiễm dầu vào sông, hồ được biểu hiện thông qua các hiện tượng như sau:
- Một phần các sản phẩm dầu lắng xuống và phân hủy ở tầng đáy nguồn nước làm ô nhiễm nước bởi các sản phẩm phân giải hoà tan, một phần khác lại nổi lên trên mặt nước cùng với các bọt khí tách ra từ đáy nguồn nước Cặn chứa dầu
Trang 12tích lũy ở đáy sông, hồ là nguồn gây ô nhiễm cố định đối với sông, hồ đó, gây độc hại cho hệ sinh vật đáy - thức ăn của cá.
- Khi nguồn nước bị ô nhiễm dầu, các sản phẩm dầu hoà tan và phân giải làm giảm khả năng sự làm sạch của nguồn nước, bởi các sinh vật phiêu sinh, sinh vật đáy tham gia vào các quá trình đó bị chết đi hoặc giảm về số lượng hoặc tham gia yếu ớt
- Khi nước thải nhiễm dầu xả vào nguồn nước, lượng ôxy hoà tan trong nước
sẽ giảm đi do ôxy được tiêu thụ cho quá trình ôxy hoá các sản phẩm dầu, gây cản trở quá trình làm thoáng mặt nước
- Khi hàm lượng dầu trong nước cao hơn 0,2 mg/l, nước có mùi hôi không dùng được cho các mục đích sinh hoạt
- Ô nhiễm dầu giàu lưu huỳnh còn có thể gây chết cá nếu hàm lượng Na2S trong nước đạt đến 3:4 mg/l Một số loài có thể chết khi hàm lượng Na2S nhỏ hơn
1 mg/l
- Dầu trong nước còn có khả năng chuyển hoá thành các chất độc loại khác đối với con người và thủy sinh như Phenol, các dẫn xuất Clo của Phenol
b) Ảnh hưởng tới môi trường sinh thái
Tùy theo dạng chất thải và môi trường tiếp nhận mà các hệ sinh thái có thể
bị tác động ở các mức độ khác nhau:
- Hệ sinh thái dưới nước: Nước thải của kho xăng, dầu gây ô nhiễm do chất
hữu cơ, hoá chất, chất rắn lơ lửng, làm cho môi trường nước bị biến đổi bất lợi (DO giảm, pH biến đổi, sinh ra nhiều chất độc như CxHy, SOx, NOx) cho sự sinh tồn của hầu hết các loài thuỷ sinh và thậm chí làm mất khả năng tự làm sạch của nước
- Hệ sinh thái trên cạn: Nhìn chung, các động vật nuôi cũng như các loài
động vật hoang dã đều rất nhạy cảm đối với ô nhiễm môi trường Hầu hết các chất gây ô nhiễm môi trường không khí và môi trường nước do xăng, dầu đều tác động xấu đến thực vật và động vật, gây ảnh hưởng có hại cho nghề nông và nghề làm vườn Biểu hiện chính của nó là làm cho cây trồng chậm phát triển, đặc biệt là các khói quang hoá gây tác hại đến các loại rau trồng, cây ăn trái và các loài cây cảnh Các thành phần ô nhiễm trong không khí như SO2, NO2, Cl2, và bụi, ngay cả ở nồng độ thấp cũng làm chậm quá trình sinh trưởng của cây, ở nồng độ cao làm vàng lá, hoa quả bị lép, bị nứt, bị chết
2.3 Ô nhiễm môi trường đất từ hoạt động sản xuất, kinh doanh xăng dầu
Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm Môi trường đất có khả năng tự làm sạch cao hơn các môi trường khác như môi trường nước và môi trường không khí, do đất chứa các hạt keo đất có kích thước rất nhỏ và mang điện, diện tích hấp phụ (tỷ
Trang 13diện) lớn, khả năng trao đổi ion và hấp phụ chúng lớn mà các môi trường khác không có Nhưng nếu mức độ ô nhiễm vượt quá khả năng tự làm sạch của đất thì
sự nhiễm bẩn trở nên nghiêm trọng Khi đó, khả năng lan truyền ô nhiễm từ môi trường đất sang môi trường nước mặt, nước ngầm và khuếch tán vào không khí rất nhanh
Ô nhiễm môi trường đất có thể phân loại theo các nguồn gốc phát sinh như:
Ô nhiễm do các chất thải sinh hoạt; do chất thải công nghiệp; do hoạt động nông nghiệp hoặc theo các tác nhân gây ô nhiễm như: Ô nhiễm đất do tác nhân hoá học;
do tác nhân sinh học và do tác nhân vật lý
2.3.1 Ô nhiễm đất do khí thải
Các chất khí độc hại trong không khí như ôxit lưu huỳnh, các hợp chất nitơ kết tụ hoặc hình thành mưa axít rơi xuống đất làm đất chua, nghèo các chất dinh dưỡng Một số loại khói bụi có hại ngưng tụ cũng là nguyên nhân của ô nhiễm đất Đất ở hai bên đường thường có hàm lượng chì tương đối cao là sản phẩm của khí thải động cơ
2.3.2 Ô nhiễm đất do dầu
Ðất ở khu vực gần xưởng sửa chữa và các cây xăng thường bị ô nhiễm nặng
nề bởi nhiên liệu động cơ, dầu, các chất loại dầu mỡ và các hoá chất khác Các chất này rò rỉ từ các phương tiện xe cộ, từ chất thải đổ bỏ, từ việc nạp nhiên liệu cho xe
và vào các bồn chứa dưới đất Các hoạt động thăm dò khai thác dầu khí có nguy cơ gây sự cố môi trường Sự tích đọng của những chất ô nhiễm dầu trong đất chủ yếu kìm hãm quá trình vận chuyển, bay hơi và phân hủy sinh học, quá trình ở lại và lưu chuyển được biết khi nhiên liệu động cơ bị rò rỉ từ những thùng chứa và chảy tràn vào trong đất Tác động của lực hấp dẫn kéo các chất lỏng theo chiều đi xuống, ngược lại với lực giữ lại các chất lỏng đó hoặc là sẽ hấp phụ trên hạt khoáng hoặc
là nằm trong lỗ hổng cấu trúc của đất Dầu là chất khó bị phân hủy bởi các vi sinh vật sống trong đất Tuy nhiên, đất lại là môi trường không thể pha loãng các chất thải mà ngược lại các chất này tích lũy lâu dài trong đất, cho nên dầu có tác hại lâu dài trong môi trường đất
Ở những khu đất bị nhiễm dầu, các tinh thể dầu sẽ che lấp các khe hở và mao quản của đất, làm tắc các đường dẫn nước trong đất dẫn đến sự cằn cỗi của đất Do đó mà các vi sinh vật trong đất không có khả năng tồn tại và phát triển vì dầu ngăn cản khả năng hô hấp và phá hủy môi trường cung cấp thức ăn của chúng
Có loài như giun đất sẽ chết, kéo theo là sự suy giảm độ thoáng khí của đất khiến
rễ cây hút nước kém, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp Cây có vai trò rất lớn đến việc giữ môi trường trong sạch, nếu môi trường đất bị ô nhiễm sẽ dẫn đến nhiều ảnh hưởng bất lợi khác
Trong thành phần các loại cặn rắn cũng có hàm lượng dầu mỡ rất cao Đặc biệt, đối với bồn chứa xăng có chì, phần cặn gồm nước có chứa muối chì hoà tan
và chất rắn bao gồm gỉ của bồn thép và hỗn hợp các axít, sắt, nước, xăng, dầu và các chất vô cơ, hữu cơ chứa chì Nếu xử lý các cặn thải này không đúng cách sẽ
Trang 14bên dưới Ðất bị ô nhiễm có thể ảnh hưởng tới nước ngầm và các nơi tiếp nhận, đồng thời làm phát sinh nhiều vấn đề khi đất được chuyển sang sử dụng cho một mục đích khác
III Một số biện pháp giảm thiểu, phòng chống ô nhiễm môi trường phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh xăng dầu
Việc khống chế, kiểm soát ô nhiễm ngay từ đầu nguồn không những làm giảm sự ô nhiễm môi trường mà còn có ý nghĩa kinh tế trong việc làm giảm sự hao hụt sản phẩm và giảm chi phí xử lý các chất thải Các biện pháp thường được áp dụng bao gồm:
3.1 Giảm thiểu ô nhiễm do xăng dầu
3.1.1 Giải pháp công nghệ
- Nhập hàng: Xăng dầu được vận chuyển từ các kho đầu mối thường bằng
xe bồn nhập vào các bồn chứa qua hệ thống nhập kín bằng phương pháp bơm đẩy Mỗi bể chứa có một hệ thống được lắp đặt van chặn để bảo đảm an toàn khi vận hành
- Dự trữ và bảo quản: Để bảo đảm an toàn phòng cháy chữa cháy và chống
tổn thất do bay hơi, xăng dầu được bảo quản trong bồn chứa chôn ngầm
- Xuất hàng: Mỗi trụ bơm có một hệ thống xuất riêng biệt.
- Tự động hoá: Để đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai và phù hợp
trình độ khoa học công nghệ của khu vực và thế giới, nhằm xây dựng cửa hàng xăng dầu an toàn, hiện đại, văn minh và đảm bảo uy tín đối với khách hàng, cửa hàng xăng dầu cần lựa chọn sử dụng các thiết bị tự động hoá phù hợp
3.1.2 Giải pháp xây dựng
- Đối với hệ thống cung ứng nhiên liệu bán xăng dầu: Tập trung có giới hạn
trên các tuyến quốc lộ chính khoảng 5 - 10 km mới cần một trạm, không để tự do phát triển tràn lan, phải xa khu dân cư và nơi đông đúc như chợ, trường học, bệnh viện
- Cửa hàng xăng dầu loại I: Có đầy đủ các chức năng của một trạm dịch vụ
xăng dầu tổng hợp và được phát triển trên cơ sở quy mô của cửa hàng xăng dầu loại II Khu vực nhà nghỉ, nhà ăn uống và bãi đỗ xe được bố trí liên hoàn với khu vực bán xăng dầu và dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng phương tiện, tạo thành một tổ hợp các công trình dịch vụ thống nhất Khu vực nhà nghỉ, nhà hàng ăn uống và bãi đậu phương tiện có thể được quản lý và hoạt động độc lập, cần chú trọng khu nhà
vệ sinh thuận tiện cho khách đi xe, nhất là các cửa hàng xăng dầu nằm dọc các tuyến đường có xe khách đi qua
- Cửa hàng xăng dầu loại II: Chức năng của cửa hàng xăng dầu loại này là
cung cấp các sản phẩm dầu khí, hàng hoá nhu yếu phẩm và dịch vụ bảo dưỡng sữa chữa phương tiện Trên cơ sở quy mô và bố trí tổng mặt bằng của cửa hàng xăng dầu loại III, cửa hàng xăng dầu loại II được phát triển thêm xưởng sửa chữa phương tiện; cửa hàng tự chọn trong cùng một khu vực hợp lý và được bố trí cạnh
Trang 15luồng ra vào của phương tiện Bố trí nhà vệ sinh phù hợp, nhất là các cửa hàng xăng dầu nằm dọc các tuyến đường có xe khách đi qua.
- Cửa hàng xăng dầu loại III: Chức năng của cửa hàng loại này là cung cấp
các sản phẩm dầu khí và có thể thêm dịch vụ rửa xe Mái che trụ bơm được bố trí ở
vị trí trung tâm khuôn viên cửa hàng, tạo các luồng đường ra vào cửa hàng thoáng rộng Nhà giao dịch, bán hàng hợp khối với mái che trụ bơm, thuận tiện cho việc giao dịch Cầu rửa xe độc lập được bố trí phía sau khối mái che và nhà văn phòng, nhà vệ sinh, nhất là các cửa hàng xăng dầu nằm dọc các tuyến đường có xe khách
đi qua Các hạng mục khác như bồn bể đặt ngầm, trạm cấp nước sạch được bố trí hợp lý với khu vực bán xăng dầu theo quy định hiện hành
- Cửa hàng xăng dầu ở khu vực nông thôn vùng sâu: Chức năng của cửa
hàng xăng dầu loại này là cung cấp xăng dầu cho các đối tượng tiêu dùng tại các xã vùng sâu, vùng xa, những nơi đặc biệt khó khăn và những nơi có nhu cầu xăng dầu nhưng khối lượng không lớn Do vậy, cửa hàng loại này sẽ có quy mô nhỏ, vốn đầu tư ít nhưng được đặc biệt chú ý đến việc bảo đảm an toàn giao thông và phòng chống cháy nổ
3.2 Kiểm soát ô nhiễm xăng dầu
3.2.1 Kiểm soát ô nhiễm môi trường nước
- Các cửa hàng xăng dầu đặt tại thị xã, thị trấn, khu công nghiệp cần có hệ thống cấp nước sạch Các cửa hàng xăng dầu nằm xa khu dân cư và không có hệ thống cấp nước chung phải sử dụng nguồn nước từ các giếng nước ngầm phải xây dựng thêm hệ thống xử lý nước giếng khoan để khử sắt và tạp chất cơ học Các cửa hàng loại I, II, III trên các tuyến quốc lộ đều phải có tháp nước để cấp nước cho hệ thống chữa cháy, hệ thống nước sinh hoạt và cấp nước cho hệ thống làm mát động
cơ xe
- Các dịch vụ sửa chữa và rửa ô tô xe máy cần có điểm tập trung đủ lớn, phải qua trình duyệt được cấp phép của các đơn vị, cơ quan về môi trường Mặt khác, các dịch vụ rửa xe vốn sử dụng lãng phí rất nhiều nước, nước thải ra lại lẫn với dầu
mỡ, chất tẩy Cần phải có hệ thống xử lý giữ lại dầu mỡ và thanh lọc chất ô nhiễm
để dùng lại nước này rửa xe hay mới được thải ra môi trường
- Mặt bằng xây dựng cửa hàng được san lấp và tạo độ dốc thoát nước tự nhiên Mặt bằng cửa hàng xăng dầu không được láng bằng bê tông nhựa đường
- Toàn bộ nguồn nước thải nhiễm xăng dầu phát sinh khi rửa bể, rửa xe, rửa các trang thiết bị và nước vệ sinh mặt bằng, bãi đậu có vương vãi dầu cần được
xử lý thông qua hệ thống lắng gạn cơ học hoặc bằng phương pháp hoá lý, sau đó được kết nối với hệ thống thoát nước không nhiễm xăng dầu và được thoát ra ngoài
- Nước thải nhiễm xăng dầu phải được xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định hiện hành trước khi thải ra ngoài
- Trong khuôn viên cửa hàng nên bố trí một số tiểu cảnh và hệ thống cây
Trang 163.2.2 Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí
Xăng, dầu là chất dễ bay hơi nên việc giảm thiểu hyđrôcacbon do hao hụt, rò
rỉ hoặc do sự cố cũng sẽ giảm lượng hyđrôcácbon phát tán vào không khí
a) Đối với bồn chứa và hệ thống đường ống
- Bồn chứa luôn ở tình trạng kín
- Tồn trữ các sản phẩm xăng, dầu theo đúng khả năng chứa đầy của bồn vì thể tích khoảng trống chứa hơi trên bề mặt xăng, dầu càng nhỏ thì lượng xăng, dầu bay hơi sẽ càng nhỏ
- Các bồn chứa sẽ luôn luôn được kiểm soát và chống nóng bằng cách đo nhiệt độ, phun nước tưới mát thành bồn, sơn bằng các loại sơn cao cấp cách nhiệt hoặc phản xạ nhiệt
- Hiện tượng rò rỉ phụ thuộc vào chất lượng bồn chứa, hệ thống ống dẫn, van, bơm, các thiết bị khác và mức độ thành thạo trong thao tác vận hành của nhân viên Các biện pháp được áp dụng nhằm giảm thiểu lượng rò rỉ tại kho chứa xăng, dầu bao gồm:
+ Kiểm tra định kỳ hệ thống bồn chứa, hệ thống đường ống, mặt bích, các khớp nối, hệ thống các van, các mối hàn nhằm phát hiện và sửa chữa kịp thời những chỗ rò rỉ hoặc hỏng hóc Đặc biệt lưu ý các mối hàn giữa đáy và thành bồn, vòng đệm lót kín trong các máy bơm và các cụm nắp bích xoay quanh các ống cổ hạt của giàn xuất nhập, các mối liên kết mặt bích và vòng đệm lót kín của các thiết
bị trên bồn, của hệ thống ống trong trạm bơm, hố van vì đây chính là nơi dễ xảy
ra rò rỉ xăng, dầu nếu các vòng đệm và cụm nắp bích bị mài mòn hoặc không được bảo trì tốt
+ Khi phát hiện thấy các vết dầu trên các mối hàn và trên các lá thép thành bồn có dầu ngấm qua các vòng đệm của van chặn hoặc trong các mặt bích thì sẽ ngưng ngay việc nhập xăng, dầu mới, xuất hết xăng, dầu cũ càng nhanh càng tốt để
tu sửa lại
+ Nhanh chóng khắc phục rò rỉ từ các lỗ nhỏ trên đường ống bằng cách lót đệm và đánh đai lại để chờ thay thế đoạn ống mới Khắc phục rò rỉ từ các mối liên kết mặt bích bằng các đai ốp tương tự Đai ốp sẽ giữ chặt các tấm lót cao su, bọc kín toàn bộ mối liên kết mặt bích, ngăn chặn hoàn toàn rò rỉ
+ Khi phát hiện rò rỉ ở các bồn chứa đầy sản phẩm thì sẽ lập tức tháo hết sản phẩm xăng dầu ra bồn chứa ứng cứu sự cố, gắn ngay mát-tít dự phòng sự cố lên chỗ có rò rỉ hoặc vá bằng keo epoxy
+ Trường hợp có sự cố tại các van cầu hoặc van chặn thì sẽ ngừng bơm ngay lập tức rồi dùng nêm gỗ nút chặt chỗ rò rỉ lại
+ Liên lạc chặt chẽ giữa tàu chở dầu và các nhân viên trong kho trong quá trình nhập xăng, dầu vào bồn chứa Thông báo kịp thời với các tàu xuất dầu khi thấy có hiện tượng tăng áp bất thường để có thể dừng bơm kịp thời trước khi xảy
ra sự cố
Trang 17- Các hố ga thường xuyên đậy nắp để chống bốc hơi tự nhiên, gây ô nhiễm khu vực nhà bơm, ảnh hưởng đến công nhân vận hành.
b) Đối với phương thức vận hành
Để giảm thiểu sự bay hơi của xăng, dầu, hoạt động xuất nhập tại kho chứa xăng dầu phải tuân theo một số quy định sau:
- Quá trình xuất, nhập xăng, dầu luôn ở trạng thái nhúng chìm Xăng, dầu bơm vào bồn từ dưới đáy lên Trong quá trình nhập vào các xe bồn, có thể giảm lượng bay hơi bằng cách rút ngắn thời gian nhập Số lượng bơm chuyển trong nội
bộ kho sẽ được giảm đến mức tối thiểu
- Hạn chế tối đa việc súc rửa bồn chứa khi thay đổi loại sản phẩm chứa trong bồn bằng cách có kế hoạch nhập từng chủng loại hàng một cách hợp lý, tránh nhập dồn một lúc gây nên tình trạng thiếu bồn chứa
3.3 Trách nhiệm bảo vệ môi trường của người lao động
Quản lý và bảo vệ môi trường không chỉ là công việc của một số chuyên gia,
nó là phần quan trọng trong các hoạt động hằng ngày của mỗi cán bộ công nhân viên tại các cơ sở sản xuất, chế biến, cửa hàng kinh doanh xăng dầu Mỗi người lao động đều phải có trách nhiệm đối với công tác bảo vệ môi trường bằng cách tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Trước hết phải tìm hiểu và hiểu rõ những tác động môi trường do công việc của mình gây ra
- Lập và thực thi kế hoạch bảo vệ môi trường: Trước khi bắt đầu công việc
gì cần xác định rõ các loại chất thải nào sẽ phát sinh, nguy cơ gây ô nhiễm và những rủi ro cho môi trường do các chất thải đó hoặc do xảy ra sự cố; cách thu gom, phân loại chất thải; cách ngăn ngừa và xử lý sự cố
- Luôn có ý thức giảm thiểu các chất thải và giảm thiểu ảnh hưởng có hại đến môi trường
- Giữ khu vực làm việc sạch sẽ Xác định và phân loại chất thải một cách phù hợp, khoa học
- Đặt các khay hứng chất lỏng bên dưới những điểm bơm, chiết dầu và hoá chất
- Báo cáo ngay khi xảy ra sự cố tràn, đổ dầu hay hoá chất cho người có trách nhiệm để kịp thời triển khai phương án ứng cứu, phương án phòng cháy chữa cháy
IV Ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh xăng dầu tới sức khỏe con người, cộng đồng dân cư
Xăng dầu là một hỗn hợp phức tạp của rất nhiều hợp chất trong đó có một số
có khả năng gây ô nhiễm môi trường và có chứa nhiều chất độc hại đối với sức khoẻ của con người Làm việc lâu năm trong ngành này có thể tăng khả năng mắc các bệnh về hô hấp, da, tiêu hóa Trong số đó bệnh hô hấp là dễ phát hiện nhất, vì
Trang 18khịt do hít phải mùi hơi của xăng dầu Khi xâm nhập vào cơ thể các hợp chất này
sẽ tác động đến các chức năng hoạt động sinh lý của con người
Các chất độc hại trong xăng dầu được chia thành một số nhóm chính sau:+ Các chất độc gây ảnh hưởng đến da và niêm mạc
- Các chất có tính axit hoặc axit H+
- Các chất bazơ hoặc có tính bazơ (OH-)
- Các hợp chất chứa lưu huỳnh, amoniac
+ Các chất độc gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp
- Hợp chất Hydro Cacbon nhẹ
- Khói quang hoá
+ Các chất độc gây ảnh hưởng đến máu
- Các hợp chất chứa chì
- Hợp chất benzen và đồng đẳng
+ Các chất độc gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh
- Các hợp chất rượu (đặc biệt là rượu metylic)
- Hợp chất benzen và đồng đẳng
- Hơi xăng dầu, H2S
V Những bệnh thường gặp trong kinh doanh xăng dầu, biện pháp phòng chống, chữa trị các bệnh nghề nghiệp liên quan đến xăng dầu
Hơi xăng dầu là tác nhân gây ô nhiễm có bản chất hoá học thuộc nhóm các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOC-volantile organic compounds), các chất VOCs thường phá hủy tế bào máu, tế bào gan, thận; gây ung thư, viêm da, tổn hại đến hệ thần kinh trung ương, buồn nôn, mất phương hướng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản (hiếm muộn, vô sinh), giảm tỷ lệ sinh sản (khó đậu thai, sinh ít con); gây chết nếu hít vào với lượng lớn ở nồng độ cao Xăng dầu còn có thể gây một số bệnh như: Nhiễm độc benzen, nhiễm độc chì, bệnh sạm da nghề nghiệp, ngứa rộp da…
5.1 Nhóm bệnh về da
a) Bệnh sạm da nghề nghiệp
Sạm da (melanosis) là bệnh rối loạn sắc tố da lành tính với biểu hiện lâm sàng là những dát thâm da Bệnh có quá trình tiến triển rất lâu dài, thường xuất hiện ở vùng hở bộc lộ với ánh sáng mặt trời như mặt, cổ, hai cẳng tay Bệnh xuất hiện ở cả hai giới, do nhiều nguyên nhân gây ra Bệnh sạm nghề nghiệp thường gặp do làm việc trong môi trường bị ô nhiễm, như tiếp xúc với xăng dầu, quá trình luyện than, làm việc ngoài trời tiếp xúc trực tiếp với tia tử ngoại Bệnh sạm da
Trang 19nghề nghiệp tuy là một bệnh ít ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người, nhưng gây tâm lý lo lắng vì nó ảnh hưởng đến thẩm mỹ, nhất là phụ nữ trẻ
* Với ngành xăng dầu: Tỷ lệ sạm da nghề nghiệp chiếm từ 18 - 22%, do người công nhân tiếp xúc với thành phần xăng dầu (hyđrôcacbon) là những chất gây sạm da
* Triệu chứng toàn thân: Thường biểu hiện trước các triệu chứng ngoài da,
từ vài tuần đến vài tháng Người mệt mỏi, mất ngủ, nhức đầu chóng mặt, trí nhớ giảm, ăn uống kém ngon, sút cân, tim đập chậm, huyết áp thường hạ, năng suất lao động giảm rõ rệt Bệnh nhân thường thấy cảm giác ngứa, nóng bỏng tại các vùng tổn thương
* Triệu chứng ngoài da: Qua 3 giai đoạn.
- Giai đoạn I: Đỏ da ở vùng hở (mặt, cổ, chân, tay), kèm ngứa Sau phát
triển sạm da hình mạng lưới Ở cẳng tay có sạm da kèm dày sừng các lỗ chân lông Trán và hai bên thái dương có thể sạm da hình mạng lưới
- Giai đoạn II: Mức độ sạm da tăng rõ, sạm da có thể xuất hiện trên nền da
xung huyết Da càng ngày càng sạm, cuối cùng sạm đều, màu nâu sậm, từng chỗ
có thể thấy giãn mạch Trên bề mặt da xuất hiện bong vẩy, có thể teo da nhẹ, dày sừng tại các lỗ chân lông tăng rất rõ
- Giai đoạn III: Đặc tính sạm da hình mạng lưới, toàn bộ da sạm như chì, teo
da thể hiện rõ, nhất là ở vùng da mỏng Toàn trạng có thể bị ảnh hưởng
* Nguyên tắc điều trị: Không tiếp xúc với môi trường độc hại gây bệnh sạm
da; Không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong suốt thời gian điều trị
* Điều trị bệnh sạm da nghề nghiệp cũng giống như điều trị các bệnh tăng sắc tố khác Có nhiều cách thức điều trị và hiện có nhiều phác đồ điều trị khác nhau như:
(1) Dùng mỡ Hydroquinon 2-4% bôi ngày 1 lần vào buổi tối kết hợp với một
số thuốc uống để tăng cường chức năng thải độc của gan như: Methionin L.systine uống Thời gian điều trị là 2 tháng Phác đồ này an toàn, rẻ tiền nhưng kết quả không cao
(2) Dùng mỡ Hydroquinon 2-4% bôi buổi sáng kết hợp với bôi mỡ axít Retinoit 0,05% vào buổi tối Phác đồ này ưu điểm kết quả giảm sắc tố rất tốt, rẻ tiền, thuận tiện dễ áp dụng và đang là phác đồ được dùng nhiều nhất
(3) Dùng mỡ Corticoid bôi buổi sáng và bôi mỡ Hydroquinon 2-4% vào buổi tối Phác đồ này ưu điểm kết quả giảm sắc tố tốt, rẻ tiền, thuận tiện dễ áp dụng và phác đồ này hay được dùng cho những người phản ứng vơi thuốc mỡ axít retinoitt
(4) Dùng mỡ axít Azelaic10-20% bôi ngày 1 lần vào buổi tối, cho kết quả tương đối tốt, dễ dùng, nhược điểm là hay có phản ứng kích thích
b) Bệnh hoá sừng
Trang 20- Dạng hạt cơm phẳng: Màu hồng to bằng đầu ghim, hạt kê hoặc hạt dẻ, hình tròn đôi khi hình bầu dục nổi gờ lên mặt da.
- Dạng hạt cơm thường: Nổi gồ lên mặt da, to bằng hạt dẻ, đầu đũa, sần sùi màu thẫm, không đau
- Dạng u nhú (Papillome): Phát triển nhanh, sờ vào rắn, xung quanh viêm tấy, đôi khi loét hoại tử, u nhú nghề nghiệp là bệnh tiền ung thư
* Điều trị: Sử dụng thuốc Salicylic 4%, Vitamin A, Actiso Chú ý theo dõi
phát hiện sớm u nhú và gửi đến bệnh viện điều trị
* Điều trị:
- Cách ly bệnh nhân khỏi môi trường tiếp xúc
- Giai đoạn cấp: Đắp dung dịch Jarish
- Giai đoạn mạn tính: Bôi Benzosalic 1%, mỡ Corticoid (Sicorten, Célesten )
5.2 Nhóm bệnh nhiễm độc
a) Bệnh nhiễm độc benzen
Nhiều nước công nghiệp phát triển đã ban hành một số điều luật cấm sử dụng benzen trong một số ngành nghề và quy định những hoá chất thay thế có độc tính thấp hơn Ở Thụy Ðiển, những loại xăng dùng cho động cơ chứa trên 5% thể tích benzen ở 150C không được phép sản xuất, nhập khẩu hoặc cung cấp cho sử dụng Benzen có ảnh hưởng nguy hại đến hệ tạo máu và là chất gây ung thư Nồng
độ tối đa cho phép ở môi trường lao động theo Việt Nam là 0,05 mg/l (khi ngửi thấy mùi nhẹ, thường nồng độ benzen đã trên 0,8 mg/l)
Có hai cơ chế của sự rối loạn huyết học trong nhiễm độc benzen mãn tính:
- Benzen tác động trực tiếp lên tuỷ xương theo kiểu các chất độc phá huỷ nhân tế bào, gây nên tình trạng bạch cầu tăng tạm thời
- Liên kết sunfo của các phenol làm giảm dự trữ kiềm của cơ thể (glutathion)
và sau đó làm giảm sút axit ascocbic, gây nên sự rối loạn oxi hoá - khử tế bào, trực tiếp dẫn đến tình trạng xuất huyết
* Tiêu chuẩn chẩn đoán: Người lao động được xét chẩn đoán phải làm việc ở môi trường có hơi benzen ở nồng độ cao quá giới hạn tối đa cho phép (0,05 mg/l)
Trang 21* Dấu hiệu lâm sàng:
- Thiếu máu: Da xanh tái, hay hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, khó thở gắng sức…
- Chảy máu niêm mạc: Chảy máu cam, chảy máu lợi, chảy máu dạ dày…
- Chảy máu phủ tạng ở thể bệnh nặng: Gan, thận, lách, màng não, não
- Bệnh bạch cầu: Nhiễm độc benzen nghề nghiệp gây biến đổi trầm trọng không hồi phục ở tuỷ xương, cơ quan tạo huyết, hậu quả nặng nề nhất là bất sản tuỷ
* Điều trị: Đối với hiễm độc nhẹ (số lượng hồng cầu và bạch cầu giảm).
- Cho ngừng tiếp xúc, uống các loại vitamin như C, B12, B6; Methionin, sirepar…
- Nếu xuất huyết nhiều do giảm tiểu cầu: Sử dụng Vitamin K; Prednisolon 5
mg, 15 - 20 mg/ngày Ngoài ra, có thể dùng penixilin vừa để chống bội nhiễm và vừa có tác dụng kích thích tuỷ
* Dự phòng: Thực hiện nghiêm các quy định về an toàn, vệ sinh lao động;
Khi làm việc cần có đủ trang bị bảo hộ lao động như khẩu trang, găng, ủng, quần áo
- Không tuyển dụng những người mắc các bệnh da mạn tính, những người
đã và đang có bệnh về máu hay có những bất thường máu, vào làm việc tiếp xúc với môi trường xăng dầu (cơ địa dị ứng, chàm mạn, trứng cá, sạm da…)
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện bệnh và điều trị kịp thời
- Thực hiện tốt các biện pháp dự phòng về kỹ thuật, cải thiện môi trường lao động, cải thiện điều kiện làm việc như cơ giới hoá, tự động hoá để hạn chế tiếp xúc trực tiếp với xăng dầu
b) Nhiễm độc chì hữu cơ
Chì hữu cơ thường gặp là Tetraetyl chì (Pb(C2 H5)4), được sử dụng nhiều để pha vào xăng, có tác dụng chống nổ, tránh sự nổ sớm của hỗn hợp không khí - xăng khi bị nén dưới áp lực, trước khi xuất hiện tia lửa điện Xăng pha chì có nguy
cơ gây nhiễm độc cho con người Chì hữu cơ: Pb(C2 H5)4 ) xâm nhập theo con đường hô hấp và da Vì thế, những chất này sẽ gây độc đầu tiên ở da và đường hô hấp
* Triệu chứng:
- Rối loạn giấc ngủ: Khó ngủ kéo dài nhiều ngày, ngủ nông, lơ mơ; Rối loạn tiêu hoá: Buồn nôn, thường nôn vào đêm hoặc sáng sớm, ở miệng cảm thấy có vị đặc biệt
- Các dấu hiệu cổ điển đặc trưng: Hạ huyết áp, hạ thân nhiệt, giảm nhịp tim
- Các triệu chứng khác: Suy nhược, đổ mồ hôi, run, nhức đầu, xanh xao gầy
Trang 22* Bệnh não do chì hữu cơ:
- Hội chứng tinh thần: Tinh thần rối loạn, hoang tưởng không điển hình, rối loạn chi giác xen lẫn những lúc tỉnh táo minh mẫn
- Hội chứng thần kinh: Run cố ý, phản xạ tăng, đồng tử thường giãn Không
có dấu hiệu màng não và rối loạn cảm giác
- Hội chứng toàn thân: Suy nhược rõ rệt, thân nhiệt bình thường hoặc thấp, nhịp tim chậm (khoảng 50 lần/phút)
- Huyết áp giảm rất đặc trưng, huyết áp tối đa khoảng 70 - 80 mm Hg trong phần lớn các trường hợp; Mồ hôi nhiều Nếu nhiệt độ tăng, mạch nhanh, tim loạn nhịp, rối loạn hô hấp là những dấu hiệu bệnh nặng, tiên lượng xấu
- Hội chứng dịch thể: Nước não tủy bình thường, áp lực hơi tăng; Phản ứng limpho bào nhẹ
Bệnh não do chì hữu cơ tiên lượng xấu, những trường hợp khỏi thường tiến triển chậm
- Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm độc chì hữu cơ:
+ Yếu tố tiếp xúc: Những người làm việc ở môi trường có xăng pha chì
* Điều trị: Chưa có phương pháp điều trị hiệu quả, tập trung điều trị triệu
chứng, an thần, duy trì cân bằng điện giải
5.3 Các biện pháp phòng ngừa đối với người lao động
Tất cả những người tiếp xúc với xăng, dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng dù ít hay nhiều đều cần phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa Những đối tượng này bao gồm:
- Công nhân các nhà máy kinh doanh xăng dầu, khí dầu mỏ hóa lỏng
- Người lao động trong ngành khai thác và chế biến dầu mỏ
- Người phụ trách điều hành máy móc có sử dụng xăng, dầu làm nhiên liệu
- Những người kinh doanh xăng dầu tại các điểm bán lẻ, trông giữ xe… và người thường xuyên sống trong không khí có mùi xăng với nồng độ >0,30 mg/l
Tất cả các đối tượng này cần tuân thủ tốt những biện pháp phòng ngừa sau:
- Thường xuyên mở cửa, thông thoáng tại các khu vực lao động để đưa bớt hơi xăng ra ngoài
- Mặc quần áo bảo hộ lao động và đeo khẩu trang đúng quy định Những trang bị này sẽ hạn chế xăng dầu tiếp xúc trực tiếp với da và ngăn cản xăng, dầu xâm nhập qua đường hô hấp
- Thực hiện chế độ lao động làm việc theo ca kíp để phòng tránh nhiễm độc xăng, dầu liên tục Tùy vào loại xăng và nồng độ xăng trong không khí mà thời gian mỗi ca kíp dài hay ngắn khác nhau Nhưng trong mọi trường hợp, không nên tiếp xúc quá 4 giờ liên tiếp Thực hiện khám sức khoẻ định kỳ 6 tháng/lần để kịp
Trang 23thời phát hiện những rối loạn ở giai đoạn sớm nhất và có những biện pháp điều trị kịp thời.
- Không sắp xếp bố trí những người có nguy cơ bị nhiễm độc xăng, dầu vào làm việc ở môi trường có nồng độ hơi xăng cao trong không khí Những đối tượng này gồm: Người dưới 18 tuổi, mắc bệnh nhiễm trùng, nghiện rượu, mắc các bệnh
về gan, bệnh đường tiêu hoá, người lao động là phụ nữ, người mẹ đang mang thai, mệt mỏi quá sức
- Người có nguy cơ bị nhiễm độc xăng, dầu nên xông hơi nước nóng 1 lần/tuần, ở nhiệt độ 60 - 80oC để cơ thể thải độc qua mồ hôi Trong quá trình xông hơi cần lưu ý là mang theo nước uống, nhất là nước uống có khoáng để bổ sung nước liên tục vì mồ hôi ra nhiều có thể gây thiếu nước tạm thời
Trang 24vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình
và cá nhân trong bảo vệ môi trường
2 Nghị định
- Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu: Nghị định này quy định về kinh doanh xăng dầu và điều kiện kinh doanh xăng dầu tại thị trường Việt Nam
- Nghị định số 97/2013/NĐ-CP ngày 27/08/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu
mỏ hoá lỏng
3 Thông tư
Thông tư số 3370/TT-MTg ngày 22/12/1995 của Bộ Khoa học, Công nghệ
và Môi trường hướng dẫn tạm thời về khắc phục sự cố môi trường do cháy nổ xăng dầu
II Các văn bản pháp luật về BVMT có liên quan đến kinh doanh xăng dầu
2.1 Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu
Tại mục 3 và mục 4 Chương II của Nghị định 84/2009/NĐ-CP của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu quy định đối với tổng đại lý, kinh doanh xăng dầu khoản 5 Điều 13; khoản 3 Điều 14 đối với đại lý bán lẻ xăng dầu, khoản 3 Điều 15: Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đối với cửa hàng bán lẻ xăng dầu; khoản 3 Điều 18: Điều kiện kinh doanh dịch vụ cho thuê cảng, kho tiếp nhận xăng dầu, khoản 3 Điều 19: Điều kiện kinh doanh dịch vụ vận tải xăng dầu; khoản 3 Điều 20: Quyền và nghĩa vụ của thương nhân kinh doanh dịch vụ xăng dầu:
- Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh, đại lý bán lẻ, cửa hàng bán
lẻ xăng dầu phải được đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động kinh doanh
Trang 252.2 Nghị định số 97/2013/NĐ-CP ngày 27/08/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực dầu khí, kinh doanh xăng dầu và khí dầu mỏ hoá lỏng
* Đối với vi phạm trong lĩnh vực dầu khí: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến
10.000.000 đồng đối với hành vi không có cán bộ phụ trách về bảo vệ môi trường, phát 10.000.000 đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Trồng cây lâu năm trong hành lang an toàn các công trình dầu khí trên đất liền; Không thực hiện đúng các quy định về ghi chép và báo cáo trạng thái môi trường vật lý
* Đối với vi phạm quy định về kinh doanh xăng dầu: Phạt tiền từ 20.000.000
đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây: Có kho bể chứa xăng dầu nhưng không đúng quy định; có kho hệ thống phân phối xăng dầu nhưng không đúng quy định; có phương tiện vận tải xăng dầu nhưng không đúng quy định Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong những hành vi vi phạm sau đây: không có kho bể chứa xăng dầu; không
có kho hệ thống phân phối xăng dầu; không có phương tiện vận tải xăng dầu
* Đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh của tổng đại lý kinh doanh xăng dầu: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với
một trong các hành vi vi phạm sau đây: Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh xăng dầu không được đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định
* Đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu của đại lý bán lẻ xăng dầu: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với
một trong các vi phạm sau: Kinh doanh xăng dầu khi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh xăng dầu; cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh hoặc cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp sử dụng phương tiện vận tải không được đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy định
* Đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu của cửa hàng bán lẻ xăng dầu: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với
một trong các vi phạm sau: Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh không được đào tạo nghiệp vụ về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định; Sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu
bị tẩy xóa, sửa chữa;
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không
có đủ trang thiết bị tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu theo quy định hoặc trang thiết bị tại cửa hàng bán lẻ xăng dầu không đạt tiêu chuẩn theo quy định;
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau: Địa điểm của cửa hàng bán lẻ xăng dầu không phù hợp với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Kinh doanh xăng dầu khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu đã hết hiệu lực hoặc đã bị tước
Trang 26quyền sử dụng hoặc bị thu hồi; Kinh doanh xăng dầu khi không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu
* Đối với hành vi vi phạm quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ xăng
dầu: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành
vi vi phạm sau: Cán bộ quản lý, nhân viên trực tiếp kinh doanh hoặc cán bộ quản
lý, nhân viên trực tiếp sử dụng phương tiện vận tải không được đào tạo nghiệp vụ
về kỹ thuật an toàn phòng cháy, chữa cháy và bảo vệ môi trường theo quy định
Ngoài hình thức phạt tiền, tùy theo mức độ các hành vi phạm còn bị áp dụng các hình thức phạt bổ sung như: Tịch thu tang vật dùng để vi phạm đối với vi phạm; Tước quyền sử dụng Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu hoặc Giấy phép kinh doanh; Buộc đình chỉ hoạt động kinh doanh và các hình thức khắc phục hậu quả khác
2.3 Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy
định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện
Nghị định này quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh; hàng hoá, dịch vụ hạn chế kinh doanh; hàng hoá, dịch vụ kinh doanh
có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hoá, dịch vụ
Theo Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ thì: Xăng, dầu các loại; Khí đốt các loại (bao gồm cả hoạt động chiết nạp) là hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Hàng hoá, dịch vụ kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật
- Chủ thể kinh doanh phải là thương nhân theo quy định của Luật Thương mại
- Cơ sở kinh doanh phải bảo đảm các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị, quy trình kinh doanh và các tiêu chuẩn khác theo quy định của pháp luật; địa điểm đặt
cơ sở kinh doanh phải phù hợp với quy hoạch phát triển mạng lưới kinh doanh hàng hoá, dịch vụ kinh doanh có điều kiện
- Cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và nhân viên trực tiếp mua bán hàng hoá, nhân viên trực tiếp thực hiện dịch vụ phải bảo đảm các yêu cầu về trình độ nghiệp
vụ, chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp và sức khỏe theo quy định của pháp luật
- Thương nhân kinh doanh phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong trường hợp pháp luật quy định phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do cơ quan có thẩm quyền cấp khi kinh doanh
2.4 Thông tư số 152/2011/TT-BTC ngày 11/11/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/8/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế bảo vệ môi trường
Trang 27- Đối tượng chịu thuế đối với xăng, dầu, mỡ nhờn được quy định tại Điều 3 của Luật thuế bảo vệ môi trường và Điều 2 Nghị định số 67/2011/NĐ-CP ngày 08/08/2011 của Chính phủ bao gồm: Xăng, trừ etanol; Nhiên liệu bay; Dầu diezel; Dầu hỏa; Dầu mazut; Dầu nhờn; Mỡ nhờn.
Xăng, dầu, mỡ nhờn quy định tại khoản này là các loại xăng, dầu, mỡ nhờn (sau đây gọi chung là xăng dầu) gốc hoá thạch xuất bán tại Việt Nam, không bao gồm chế phẩm sinh học (như etanol, dầu thực phẩm, mỡ động vật )
Đối với nhiên liệu hỗn hợp chứa nhiên liệu sinh học và xăng dầu gốc hoá thạch thì chỉ tính thu thuế bảo vệ môi trường đối với phần xăng dầu gốc hoá thạch
- Khai thuế, nộp thuế: Đối với xăng dầu mục 2.2 Điều 7 quy định: Các công
ty kinh doanh xăng dầu đầu mối thực hiện đăng ký, kê khai, nộp thuế bảo vệ môi trường vào ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế địa phương nơi kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, cụ thể:
+ Các công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối trực tiếp nhập khẩu, sản xuất, chế biến xăng dầu (gọi chung là các đơn vị đầu mối) thực hiện kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi các đơn vị đầu mối đóng trụ sở chính đối với lượng xăng dầu do các đơn vị này trực tiếp xuất, bán bao gồm xuất để tiêu dùng nội bộ, xuất để trao đổi sản phẩm hàng hoá khác, xuất trả hàng nhập khẩu uỷ thác, bán cho tổ chức, cá nhân khác ngoài hệ thống của đơn vị đầu mối (kể cả các doanh nghiệp mà đơn vị đầu mối có cổ phần từ 50% trở xuống); trừ lượng xăng dầu xuất bán và nhập khẩu
uỷ thác cho công ty kinh doanh xăng dầu đầu mối khác;
+ Các đơn vị thành viên hạch toán độc lập trực thuộc đơn vị đầu mối; các Chi nhánh trực thuộc đơn vị đầu mối; các Công ty cổ phần do đơn vị đầu mối nắm
cổ phần chi phối (trên 50% cổ phần) hoặc các Chi nhánh trực thuộc các đơn vị thành viên, các Chi nhánh trực thuộc các CTCP (gọi chung là các đơn vị thành viên) thực hiện kê khai, nộp thuế tại địa phương nơi các đơn vị thành viên đóng trụ
sở chính đối với lượng xăng dầu do các đơn vị thành viên xuất, bán cho tổ chức, cá nhân khác ngoài hệ thống;
+ Tổ chức khác trực tiếp nhập khẩu, sản xuất, chế biến xăng dầu thực hiện
kê khai, nộp thuế tại cơ quan thuế địa phương nơi kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng khi xuất, bán;
+ Đối với các trường hợp xăng dầu dùng làm nguyên liệu pha chế xăng sinh học mà chưa kê khai nộp thuế bảo vệ môi trường thì khi xuất bán xăng sinh học đơn vị bán xăng sinh học phải kê khai nộp thuế bảo vệ môi trường theo quy định
2.5 Thông tư số 36/2009/TT-BCT ngày 14/12/2009 của Bộ Công Thương
về quy chế đại lý kinh doanh xăng dầu
Quy chế này áp dụng đối với các thương nhân kinh doanh phân phối xăng dầu tại thị trường Việt Nam theo quy định tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu; Quy chế quy định cụ thể về hoạt động đại lý kinh doanh xăng dầu bao gồm:
Trang 28a) Hệ thống đại lý kinh doanh xăng dầu là một bộ phận của hệ thống phân
phối xăng dầu của thương nhân đầu mối, gồm các tổng đại lý và đại lý bán lẻ xăng dầu
b) Hệ thống đại lý kinh doanh xăng dầu của thương nhân đầu mối được tổ chức như sau: Thương nhân đầu mối trực tiếp thiết lập hệ thống đại lý bán lẻ xăng
dầu; hoặc thiết lập hệ thống đại lý bán lẻ xăng dầu thông qua tổng đại lý
c) Thương nhân đầu mối
- Tổ chức hệ thống phân phối xăng dầu của doanh nghiệp phù hợp với khả năng kinh doanh; đăng ký hệ thống phân phối này với Bộ Công Thương trước ngày 31 tháng 01 hàng năm; khi có sự thay đổi trong hệ thống phân phối của mình, trong vòng 30 (ba mươi) ngày làm việc phải gửi đăng ký bổ sung về Bộ Công Thương;
- Chỉ được bán xăng dầu dưới hình thức đại lý cho các thương nhân là tổng đại lý, đại lý thuộc hệ thống phân phối của mình theo đúng hợp đồng đại lý đã ký kết;
- Báo cáo tồn kho xăng dầu về Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) theo các kỳ 10 (mười) ngày, tháng, quý, năm Thời gian gửi báo cáo chậm nhất 02 (hai) ngày sau khi kết thúc kỳ báo cáo;
- Phối hợp với các cơ quan chức năng của trung ương, địa phương để quản lý các tổng đại lý, các đại lý bán lẻ hoạt động kinh doanh xăng dầu theo đúng các quy định của pháp luật, bảo đảm ổn định thị trường, giá cả; lập kế hoạch phát triển mạng lưới phân phối, cơ sở vật chất kỹ thuật kinh doanh xăng dầu của mình tại các vùng, miền và các tỉnh, thành phố đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường
d) Tổng đại lý
- Thiết lập hệ thống phân phối xăng dầu của mình, bao gồm: cửa hàng bán lẻ trực thuộc và các đại lý bán lẻ theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP; đăng ký hệ thống này với thương nhân đầu mối khi ký hợp đồng làm tổng đại lý; chịu trách nhiệm trước pháp luật và thương nhân đầu mối về hoạt động của hệ thống phân phối xăng dầu do mình tổ chức và quản lý;
- Chỉ được bán xăng dầu dưới hình thức đại lý cho các thương nhân là đại lý thuộc hệ thống phân phối của mình;
- Tổng đại lý chỉ được ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho 01 (một) thương nhân đầu mối Tổng đại lý phải thanh lý hợp đồng đại lý với thương nhân đầu mối hiện tại trước khi ký hợp đồng làm tổng đại lý cho thương nhân đầu mối khác;
- Trên cơ sở hợp đồng ký kết với thương nhân đầu mối, bảo đảm tổ chức cung ứng xăng dầu liên tục, ổn định đến các đại lý bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của mình để đáp ứng nhu cầu của thị trường;
Trang 29- Không được tiếp nhận xăng dầu từ nguồn trôi nổi, không rõ xuất xứ để bán tại các cửa hàng bán lẻ trực thuộc và giao cho các đại lý bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của mình;
- Chịu trách nhiệm về số lượng, chất lượng xăng dầu đã nhận của thương nhân đầu mối theo hợp đồng đã ký Phải thể hiện rõ trong hợp đồng ký với các đại
lý bán lẻ về trách nhiệm của các bên đối với chất lượng xăng dầu; quy định chế độ kiểm soát, giám sát chất lượng xăng dầu và liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng, số lượng xăng dầu bán ra của cửa hàng bán lẻ trực thuộc và các đại lý bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của mình;
- Trước ngày 31 tháng 01 hằng năm, tổng đại lý đăng ký hệ thống phân phối của mình với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cụ thể:
+ Trường hợp tổng đại lý có hệ thống phân phối nằm trên địa bàn 01 (một) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phải đăng ký hệ thống phân phối của mình với Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổng đại lý có trụ
sở chính
+ Trường hợp tổng đại lý có hệ thống phân phối nằm trên địa bàn từ 02 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, ngoài việc gửi báo cáo hệ thống phân phối về Sở Công Thương nơi tổng đại lý có trụ sở chính, đồng thời phải đăng ký hệ thống phân phối của mình với Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước)
+ Khi có sự thay đổi trong hệ thống phân phối của mình, trong vòng 30 (ba mươi) ngày làm việc phải gửi báo cáo bổ sung về Sở Công Thương (nếu hệ thống phân phối nằm trên địa bàn 01 (một) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) hoặc
về Sở Công Thương và Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) nếu hệ thống phân phối nằm trên địa bàn từ 02 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên
e) Đại lý bán lẻ
- Thương nhân là đại lý chỉ được ký hợp đồng làm đại lý bán lẻ xăng dầu cho 01 (một) thương nhân đầu mối hoặc cho 01 (một) thương nhân là tổng đại lý Đại lý phải thanh lý hợp đồng đại lý với tổng đại lý hoặc thương nhân đầu mối hiện tại trước khi ký hợp đồng làm đại lý cho tổng đại lý hoặc thương nhân đầu mối khác;
- Bảo đảm cung ứng liên tục xăng dầu ra thị trường và không được bán cao hơn giá bán lẻ do thương nhân đầu mối quy định;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật và bên giao đại lý về số lượng, chất lượng xăng dầu bán ra Được quyền từ chối tiếp nhận xăng dầu của bên giao đại lý trong trường hợp có cơ sở khẳng định xăng dầu không bảo đảm chất lượng theo đúng tiêu chuẩn quy định;
- Không tiếp nhận xăng dầu từ nguồn trôi nổi, không rõ xuất xứ để bán tại cửa hàng bán lẻ của mình;
Trang 30- Trước ngày 31 tháng 01 hằng năm, đại lý đăng ký hệ thống phân phối của mình (theo Mẫu số 01 kèm theo) với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, cụ thể:
+ Trường hợp đại lý có hệ thống phân phối nằm trên địa bàn 01 (một) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phải đăng ký hệ thống phân phối của mình với
Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đại lý có trụ sở chính
+ Trường hợp đại lý có hệ thống phân phối nằm trên địa bàn từ 02 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên, ngoài việc gửi báo cáo hệ thống phân phối
về Sở Công Thương nơi đại lý có trụ sở chính, đồng thời phải đăng ký hệ thống phân phối của mình với Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước)
+ Khi có sự thay đổi trong hệ thống phân phối của mình, trong vòng 30 (ba mươi) ngày làm việc phải gửi báo cáo bổ sung về Sở Công Thương (nếu hệ thống phân phối nằm trên địa bàn 01 (một) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) hoặc
về Sở Công Thương và Bộ Công Thương (Vụ Thị trường trong nước) nếu hệ thống phân phối nằm trên địa bàn từ 02 (hai) tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên
Quy chế cũng quy định cụ thể về hình thức hợp đồng đại lý; cách thức giao nhận, giá bán, thù lao đại lý; các cam kết khác theo quy định của pháp luật; trách nhiệm của các bên về hoạt động đại lý kinh doanh xăng dầu; Quy định trách nhiệm của Sở Công Thương, việc xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật hiện hành
2.6 Thông tư số 3370/TT-MTg ngày 22/12/1995 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường hướng dẫn tạm thời về khắc phục sự cố môi trường do cháy nổ xăng dầu.
Thông tư khẳng định hậu quả của sự cố môi trường do cháy nổ xăng dầu không chỉ gây thiệt hại trước mắt mà còn gây ô nhiễm môi trường dẫn tới thiệt hại
về tính mạng, sức khỏe và tài sản của con người Chính vì vậy, cần phải có biện pháp khắc phục môi trường ngoài việc cứu chữa Thông tư cũng hướng dẫn cụ thể việc lập hồ sơ, thủ tục bồi thường thiệt hại về môi trường khi có sự cố môi trường
do cháy nổ xăng dầu
- Tất cả các tổ chức hoặc cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các hoạt động khác có liên quan đến xăng dầu khi xảy ra cháy nổ hoặc nhận được tin báo, phát hiện sự cố cháy nổ xăng dầu hoặc rò rỉ đường ống dẫn dầu phải nhanh chóng tìm mọi biện pháp thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy gần nhất hoặc thông báo cho tổ chức hoặc cá nhân gần nhất có phương tiện thông tin liên lạc như điện thoại, fax để thông báo tới các cơ quan hữu quan nhanh chóng phối hợp triển khai phương án khắc phục sự cố môi trường
- Khi sự cố cháy nổ xăng dầu xảy ra trước hết phải dừng ngay việc cung cấp xăng dầu vào bất cứ thiết bị nào nằm trong khu vực bị cháy và áp dụng các biện pháp tạo ra vùng ngăn cháy với nguồn xăng dầu phía sau
+ Cắt toàn bộ hệ thống điện dẫn vào khu vực cháy
+ Tìm mọi cách cứu người bị nạn ra khỏi khu vực nguy hiểm
Trang 31+ Sơ tán nhanh chóng số xăng dầu còn lại, các phương tiện, tài sản quý hiếm
và dân ra khỏi khu vực nguy hiểm
+ Chủ tịch Uỷ ban nhân dân địa phương có quyền huy động nhân lực, vật tư, thiết bị trong phạm vi địa phương mình để nhanh chóng khắc phục sự cố
III Các nội dung BVMT của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh xăng dầu
3.1 Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
Thông tư số 26/2011/TT-BTNMT ngày 18/7/2011 của Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường, cụ thể về:
- Đối tượng phải đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường
- Hồ sơ đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cấu trúc và nội dung bản cam kết bảo vệ môi trường
- Thẩm quyền, trách nhiệm của cơ quan thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo
vệ môi trường
- Trách nhiệm của chủ dự án, cơ sở sản xuất kinh doanh sau khi báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường được phê duyệt
- Mẫu hồ sơ quy định đối với dự án đầu tư, đối với phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng phải lập dự án đầu tư
3.2 Quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy
- Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy
- Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
- Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 của Chính phủ: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ-CP ngày 08/11/2006 quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc
- Nghị định số 52/2012/NĐ-CP ngày 14/6/2012 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy và chữa cháy có hiệu lực kể từ ngày 05/8/2012 đã đưa ra một số điều liên quan tới xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động vận chuyển xăng, dầu
Trang 32- Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/4/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy.
a) Trách nhiệm phòng cháy chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức trong phạm vi quản lý và nhiệm vụ quyền hạn của mình có trách nhiệm:
- Ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy; + Nội quy an toàn về phòng cháy và chữa cháy gồm các nội dung cơ bản sau: Quy định việc quản lý, sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, chất dễ cháy và thiết
bị, dụng cụ có khả năng sinh lửa, sinh nhiệt; quy định những hành vi bị cấm và những việc phải làm để ngăn chặn, phòng ngừa cháy, nổ; quy định việc bảo quản,
sử dụng hệ thống, thiết bị, phương tiện phòng cháy và chữa cháy; quy định cụ thể những việc phải làm khi có cháy, nổ xảy ra
+ Nội quy, sơ đồ chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy của nơi nào phải được phổ biến cho mọi người ở nơi đó biết và phải niêm yết ở những nơi dễ thấy để mọi người khác có liên quan biết và chấp hành
+ Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau: Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy; Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau; Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện,
tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục
vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy
- Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy và yêu cầu về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy; xây dựng phong trào quần chúng tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; quản lý và duy trì hoạt động của đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành;
- Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy; xử lý hoặc đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy; tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
- Trang bị phương tiện phòng cháy và chữa cháy; chuẩn bị các điều kiện phục vụ chữa cháy; xây dựng và tổ chức thực tập phương án chữa cháy; tổ chức chữa cháy và giải quyết khắc phục hậu quả cháy;
- Bảo đảm kinh phí cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy;
Trang 33- Tổ chức thống kê, báo cáo theo định kỳ về tình hình phòng cháy và chữa cháy; thông báo kịp thời cho cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy trực tiếp quản lý những thay đổi lớn có liên quan đến bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan, tổ chức mình;
- Phối hợp với các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; không gây nguy hiểm cháy, nổ đối với các cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận;
- Tổ chức tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền
b) Trách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của cá nhân
- Chấp hành quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy và yêu cầu về phòng cháy và chữa cháy của người hoặc cơ quan có thẩm quyền; thực hiện nhiệm
vụ phòng cháy và chữa cháy theo chức trách, nhiệm vụ được giao
- Tìm hiểu, học tập pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình; bảo quản, sử dụng thành thạo các phương tiện phòng cháy và chữa cháy thông dụng và các phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác được trang bị
- Bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy trong quá trình sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, các thiết bị, dụng cụ sinh lửa, sinh nhiệt và trong bảo quản,
sử dụng chất cháy; kịp thời khắc phục các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy
- Tham gia các hoạt động phòng cháy và chữa cháy ở nơi cư trú, nơi làm việc; tham gia đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở hoặc đội phòng cháy và chữa cháy chuyên ngành theo quy định; góp ý, kiến nghị với chính quyền địa phương nơi cư trú, với người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi làm việc về các biện pháp bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy
- Ngăn chặn nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy và những hành vi vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy
- Báo cháy và chữa cháy kịp thời khi phát hiện thấy cháy; chấp hành nghiêm lệnh huy động tham gia chữa cháy và hoạt động phòng cháy và chữa cháy khác
c) Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở
Cơ sở được bố trí trên một phạm vi nhất định, có người quản lý, hoạt động
và cần thiết có phương án phòng cháy và chữa cháy độc lập phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
- Có quy định, nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với đặc điểm và tính chất hoạt động của cơ sở;
- Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy trong cơ sở;
Trang 34- Có văn bản đã thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy đối với công trình thuộc diện phải thiết kế và thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy;
- Hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện, hệ thống chống sét, nơi sử dụng lửa, phát sinh nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy;
- Có quy trình kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với điều kiện sản xuất, kinh doanh, dịch vụ;
- Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở được tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức thường trực sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ; có phương án chữa cháy, thoát nạn và đã được cấp
có thẩm quyền phê duyệt;
- Có hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người phù hợp với tính chất, đặc điểm của cơ sở, bảo đảm về số lượng, chất lượng và hoạt động theo quy định của Bộ Công an và các tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy; có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy tại cơ sở theo quy định;
- Có hồ sơ quản lý, theo dõi hoạt động phòng cháy và chữa cháy theo quy định
3.3 Quy định về bảo vệ an toàn môi trường kho xăng dầu
a) An toàn về điện, hệ thống chống sét
- Phải kiểm tra định kỳ tình trạng kỹ thuật các trang thiết bị công nghệ, thiết
bị điện; kiểm tra định kỳ điện trở tiếp đất các hệ thống tiếp mát truyền tĩnh điện, hệ thống chống sét Điện trở tiếp đất của hệ thống tiếp mát truyền tĩnh điện và điện trở tiếp đất hệ thống chống sét phải tuân theo quy định hiện hành Nếu phát hiện có biểu hiện không bình thường phải khắc phục ngay
- Kho phải được trang bị hệ thống ngắt khẩn cấp; các cảnh báo an toàn khi làm việc phải được vẽ và bố trí ở vị trí nổi bật
b) An toàn phòng chống cháy, nổ
- Kho phải được trang bị đầy đủ các phương tiện chữa cháy ban đầu, hệ thống chữa cháy cố định/cố định, nước chữa cháy và làm mát theo quy định hiện hành của nhà nước về chữa cháy kho xăng dầu
- Kho phải có sơ đồ tại nơi dễ quan sát vị trí bố trí các phương tiện chữa cháy ban đầu, hệ thống và tín hiệu báo cháy, các số điện thoại trực tuyến gọi chữa cháy và thông báo các tình huống khẩn cấp khác để mọi người có thể sử dụng khi
Trang 35- Trong kho tuyệt đối nghiêm cấm sử dụng các vật có thể tạo nguồn lửa như diêm, bật lửa… không đi giày có đóng cá sắt, không sử dụng điện thoại di động không được chứng nhận an toàn cho kho xăng dầu Các loại điện thoại di động thông thường chỉ được sử dụng ở khu vực văn phòng, trong các nhà và khu vực an toàn về cháy nổ.
- Không sử dụng lửa trần hoặc làm các công việc có phát sinh tia lửa trong kho Trong trường hợp cần sửa chữa phải có phương án đảm bảo an toàn PCCC được cấp có thẩm quyền phê duyệt Phải có người và phương tiện chữa cháy trực thường xuyên để sẵn sàng xử lý khi có sự cố xảy ra
- Thực hiện kiểm tra hàng ngày vệ sinh PCCC kho; Kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện, trang thiết bị chữa cháy theo khuyến cáo của nhà sản xuất và theo quy định của nhà nước Kết quả kiểm tra phải được ghi vào biên bản
- Kho phải có báo cáo đánh giá rủi ro và lập kế hoạch Ứng cứu khẩn cấp có các kịch bản sự cố cụ thể và tổ chức huấn luyện diễn tập định kỳ theo các tình huống đó
- Các xe không có người lái phải rút chìa khoá Phải tiến hành đánh giá công tác bảo đảm an ninh bao gồm việc sử dụng các thiết bị bảo vệ, kiểm tra hàng rào bảo vệ, hệ thống cảnh báo và tình trạng khoá của các van
3.4 Quy định về an toàn cửa hàng xăng dầu
Tiêu chuẩn Quốc gia “TCVN 4530:2011 Cửa hàng xăng dầu - Yêu cầu thiết kế” do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành tại Quyết định số 1065/QĐ-BKHCN ngày 2/4/2011 Đây là các quy định về những yêu cầu cơ bản để thiết kế xây dựng mới, cải tạo và mở rộng các cửa hàng xăng dầu Ngoài việc áp dụng quy định của tiêu chuẩn này, khi thiết kế cửa hàng xăng dầu còn phải tuân theo các quy định hiện hành có liên quan như:
- Thiết kế phòng cháy chữa cháy cho cửa hàng xăng dầu phải tuân thủ theo TCVN 2622 và phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm duyệt theo quy định hiện
Trang 36- Biểu trưng logo, biển hiệu doanh nghiệp, biển báo, biển quảng cáo, màu
sắc trang trí tại cửa hàng xăng dầu phải theo quy định của đơn vị quản lý kinh doanh
- Cho phép bố trí các dịch vụ tiện ích bên trong cửa hàng xăng dầu với điều
kiện đáp ứng các yêu cầu về khoảng cách an toàn phòng cháy
a) Vị trí mặt bằng xây dựng cửa hàng xăng dầu
- Vị trí xây dựng cửa hàng xăng dầu phải thuận tiện cho phương tiện ra vào
và phù hợp với yêu cầu quy hoạch xây dựng của khu vực đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường và an toàn phòng cháy chữa cháy
- Trường hợp vị trí cửa hàng xăng dầu gần giao lộ phải bố trí đường ra vào
khu vực cửa hàng không làm ảnh hưởng đến giao thông chung
- Khoảng cách an toàn từ cột bơm và cụm bể chứa của cửa hàng đến ranh
giới các công trình xây dựng ngoài khu vực cửa hàng được quy định trong Bảng 3
- Đối với các hạng mục công trình dân dụng và các công trình xây dựng khác
ngoài cửa hàng (không kể nơi sản xuất có phát lửa hoặc tia lửa và công trình công cộng) có bậc chịu lửa I, II, nếu mặt tường về phía cửa hàng xăng dầu là tường ngăn cháy thì không yêu cầu khoảng cách an toàn từ hạng mục đó đến tường rào cửa hàng xăng dầu nhưng phải tuân thủ các quy định về xây dựng hiện hành
- Khoảng cách giữa các hạng mục xây dựng trong cửa hàng xăng dầu không
- Cửa hàng xăng dầu tiếp giáp với công trình xây dựng khác phải có tường
bao bằng vật liệu không cháy Chiều cao của tường bao không nhỏ hơn 2,2 m
b) Khu bán hàng và các hạng mục khác trong khu vực cửa hàng
- Kiến trúc cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với yêu cầu kiến trúc đô thị.
- Khu bán hàng phải có mái che Độ cao hữu ích của mái che không nhỏ hơn
4,25m
- Thiết kế đảo bơm phải phù hợp các yêu cầu sau:
+ Cao độ của đảo bơm phải cao hơn mặt bằng bãi đỗ xe ít nhất 0,2 m;
+ Chiều rộng của đảo bơm không được nhỏ hơn 1,0 m;
+ Đầu đảo bơm phải cách mép cột đỡ mái hoặc cột bơm ít nhất 0,5 m
Trang 37- Kết cấu và vật liệu cho khu bán hàng, mái che cột bơm và các hạng mục
xây dựng khác phải có bậc chịu lửa I, II theo quy định tại TCVN 2622
- Nếu có gian bán khí dầu mỏ hoá lỏng đóng trong chai trong khu vực cửa
hàng, yêu cầu an toàn phải theo quy định tại TCVN 6223
c) Bể chứa xăng dầu
- Bể chứa các loại xăng dầu của cửa hàng được chế tạo bằng kim loại và nên
có dạng hình trụ nằm ngang
- Lắp đặt bể chứa xăng dầu tại cửa hàng phải tuân thủ các quy định sau đây:
+ Không được lắp đặt bể chứa xăng dầu trong hoặc dưới các gian cửa hàng;+ Khi lắp đặt bể chứa xăng dầu ngầm dưới mặt đất phải có hố van thao tác, phải tính đến khả năng bị đẩy nổi và phải có biện pháp chống nổi bể
+ Bể chứa lắp đặt ngầm dưới mặt đường xe chạy phải áp dụng các biện pháp bảo vệ kết cấu bể
- Bề mặt ngoài của bể chứa bằng thép lắp đặt ngầm phải có lớp bọc chống ăn
mòn có cấp độ không thấp hơn mức tăng cường quy định tại TCVN 4090
- Xung quanh bể chứa lắp đặt ngầm dưới đất phải phủ cát hoặc đất mịn Độ dày lớp phủ không nhỏ hơn 0,3 m
- Bể chứa đặt nổi trên mặt đất phải có đê ngăn cháy Đê ngăn cháy phải phù
hợp các yêu cầu sau:
+ Đê ngăn cháy phải được xây dựng bằng vật liệu không cháy;
+ Độ cao của đê ngăn cháy không được nhỏ hơn 0,5 m;
+ Khoảng cách từ mép bể chứa kiểu trụ nằm ngang đến chân đê phía bên trong không được nhỏ hơn 0,5 lần đường kính bể, nhưng không nhỏ hơn 1,2 m;
+ Dung tích hữu ích của đê ngăn cháy không được nhỏ hơn dung tích bể chứa lớn nhất Mức xăng dầu tràn ra trong đê phải thấp hơn mặt đê 0,1 m;
+ Đường ống công nghệ qua đê phải được đặt trong ống lồng và chèn bằng vật liệu không cháy
d) Đường ống công nghệ
- Đường ống công nghệ dẫn các sản phẩm xăng dầu trong cửa hàng xăng dầu
phải được chế tạo từ vật liệu chịu xăng dầu và không cháy Đường kính trong của ống ít nhất phải bằng 32 mm
- Liên kết giữa các ống công nghệ nổi trên mặt đất bằng phương pháp hàn,
ren hoặc mặt bích Liên kết giữa các ống ngầm chỉ thực hiện bằng phương pháp hàn Các ống liên kết nên có cùng đường kính và chiều dày Trường hợp các ống
có chiều dày khác nhau thì chênh lệch chiều dày không vượt quá 20 % chiều dày của ống mỏng hơn
Trang 38- Đường ống công nghệ trong cửa hàng phải đặt ngầm trực tiếp trong đất
hoặc đặt trong rãnh có nắp, xung quanh ống phải chèn chặt bằng cát Chiều dày lớp chèn ít nhất bằng 15 cm
- Các đường ống công nghệ đi song song với nhau phải đặt cách nhau ít nhất
bằng một lần đường kính ống Đối với ống có liên kết bằng mặt bích đặt song song, khoảng cách giữa các ống ít nhất bằng đường kính mặt bích cộng thêm 3 cm
- Mặt ngoài của ống phải được chống ăn mòn như sau:
+ Đối với ống đặt nổi phải sơn hai lớp bằng sơn chống gỉ và hai lớp sơn màu;
+ Đối với ống thép đen đặt trực tiếp trong đất, bề mặt ngoài của ống phải bọc chống gỉ Cấp chống gỉ không dưới cấp tăng cường quy định tại TCVN 4090
- Đường ống công nghệ dẫn tới cột bơm, ống nối với van thở của bể chứa và ống nhập của bể phải dốc về phía bể chứa, độ dốc không được nhỏ hơn 1%
- Đường ống công nghệ trong các khu vực ô tô qua lại, phải đặt trong ống
lồng bằng thép đặt ngầm hoặc trong rãnh chèn cát có nắp Hai đầu ống lồng phải được xảm kín Độ sâu chôn ống phải đảm bảo không ảnh hưởng tới độ bền của toàn bộ hệ thống đường ống
- Khi một bể chứa cùng cấp xăng dầu cho nhiều cột bơm thì mỗi cột bơm
phải có đường ống hút riêng biệt, ống hút trong bể chứa đặt ngầm phải có van hút Điểm thấp nhất của đường ống hút trong bể chứa phải cách đáy bể ít nhất là 15 cm
- Nạp xăng dầu vào bể chứa phải sử dụng phương pháp nạp kín Đường ống
nạp xăng dầu vào từng bể phải kéo dài xuống đáy bể và cách đáy bể khoảng 20 cm
- Tất cả các bể chứa xăng dầu đều phải lắp đặt van thở có thiết bị ngăn lửa
Cho phép lắp đặt chung một van thở đối với bể chứa cùng nhóm nhiên liệu
- Van thở của bể chứa lắp đặt ngầm được quy định như sau:
+ Thông số kỹ thuật phù hợp với kết cấu, dung tích và điều kiện vận hành bể chứa Miệng xả của van thở phải hướng sang ngang hoặc hướng lên phía trên
+ Đường kính trong của ống nối từ bể ngầm tới van thở không được nhỏ hơn
50 mm;
+ Van thở phải cách mặt đất ít nhất 3 m
+ Trường hợp ống nối van thở lắp dọc theo tường bao của cửa hàng xăng dầu: cho phép điều chỉnh ống nối van thở chếch 45o theo phương thẳng đứng, đảm bảo khoảng cách từ van thở đến mép trong bờ tường về phía cửa hàng xăng dầu không nhỏ hơn 1,5 m
+ Trường hợp ống nối van thở lắp dọc theo tường, cột của các hạng mục xây dựng thì miệng xả của van thở phải cao hơn nóc hoặc mái nhà ít nhất 1 m và cách các loại cửa không ít hơn 3,5 m;
+ Van thở của cửa hàng xăng dầu phải có hệ thống chống sét đánh thẳng riêng hoặc phải nằm trong vùng bảo vệ của hệ thống chống sét đánh thẳng chung
Trang 39của cửa hàng xăng dầu Chiều cao của kim thu sét phải đảm bảo cho van thở nằm hoàn toàn trong vùng bảo vệ của kim thu sét.
- Các thiết bị đo mức lấy mẫu, van chặn, ống thu hồi hơi… nên đặt trong hố
thao tác của bể và có nắp đậy kín bằng vật liệu không cháy
e) Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường
- Nước sinh hoạt, nước chữa cháy tại cửa hàng xăng dầu được lấy từ nguồn
nước công cộng, nước ngầm hoặc nước mặt
- Có thể sử dụng kết hợp đường ống cung cấp nước sinh hoạt và chữa cháy
cho cửa hàng
- Nước thải nhiễm dầu của cửa hàng phải được thu gom theo hệ thống rãnh
thoát riêng có nắp đậy bằng tấm đan bê tông cốt thép có lỗ thoát khí hoặc tấm đan nan thép để tránh tích tụ hơi xăng dầu Phải bố trí hố bịt trước khi đấu nối hệ thống rãnh thoát nước thải nhiễm dầu vào hệ thống thoát nước chung
- Nước thải nhiễm dầu của cửa hàng phải xử lý đáp ứng các quy định trước
khi xả ra môi trường bên ngoài
f) Hệ thống điện
- Nguồn điện cung cấp cho các phụ tải cửa hàng xăng đầu là nguồn điện
quốc gia và các nguồn điện khác Các yêu cầu về an toàn trong thiết kế, lắp đặt và
sử dụng trang thiết bị điện cho cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với TCVN 5334
- Trường hợp sử dụng máy phát điện trong khu vực cửa hàng xăng dầu thì vị
trí đặt máy nằm ngoài vùng nguy hiểm cháy nổ Ống khói của máy phát điện phải
+ Tất cả các đường cáp điện đặt ngầm khi: vượt qua đường ô tô, các hạng mục xây dựng và giao nhau với đường ống dẫn xăng dầu, thì cáp phải được luồn trong ống thép bảo vệ, đầu ống luồn cáp phải nhô ra ngoài mép của công trình, chiều dài đoạn nhô ra về mỗi phía là 0,5 m;
+ Trong một ống lồng để luồn cáp, không được luồn cáp điện động lực và
Trang 40+ Các ống lồng để luồn cáp được nối với nhau bằng ren Khi nối hoặc chia nhánh dây dẫn, dây cáp phải dùng hộp nối dây và hộp chia dây phòng nổ.
- Các đường dây cáp sử dụng cho thiết bị tự động hoá, thông tin tín hiệu phải
tuân thủ theo 10.3
- Tại các vị trí có nguy hiểm cháy nổ cấp Z1, phải lắp đặt các thiết bị phòng
nổ
- Cho phép sử dụng đèn chiếu sáng dưới mái che khu vực bán hàng ngoài
trời là loại kín nước, kín bụi nếu nằm ngoài vùng nguy hiểm nêu tại 10.5
- Các hạng mục xây dựng của cửa hàng đều phải có hệ thống chống sét đánh
thẳng Hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng có trị số điện trở nối đất không vượt quá 10 Ω Khi các van thở đặt cao mà không nằm trong vùng bảo vệ chống sét của các công trình cao xung quanh thì phải chống sét đánh thẳng cho van thở bằng các cột thu sét được nối đẳng thế Đầu kim thu sét phải cách van thở ít nhất là 5 m
- Để chống sét cảm ứng và chống tĩnh điện, yêu cầu các bể chứa bằng thép
phải hàn nối ít nhất mỗi bể hai dây kim loại với hệ thống nối đất chống sét cảm ứng và chống tĩnh điện Điện trở nối đất của hệ thống này không vượt quá 10 Ω
- Tại các vị trí nạp xăng dầu phải nối hệ thống nối đất chống tĩnh điện với
các phương tiện nạp xăng dầu
- Hệ thống nối đất an toàn phải có trị số điện trở nối đất không vượt quá 4 Ω Tất cả các phần kim loại không mang điện của các thiết bị điện và cột bơm đều phải nối đất an toàn
+ Hệ thống nối đất này cần phải cách hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng
là 5 m (khoảng cách trong đất)
+ Khi nối chung hệ thống nối đất an toàn với hệ thống nối đất chống sét đánh thẳng yêu cầu trị số điện trở nối đất không vượt quá 1 Ω
- Thiết kế chống sét và nối đất cho cửa hàng xăng dầu phải phù hợp với quy
định hiện hành về thiết kế thi công bảo vệ chống sét cho kho xăng dầu
g) Trang bị phòng cháy, chữa cháy
- Tại các cửa hàng xăng dầu phải niêm yết nội quy phòng cháy chữa cháy ở
nơi dễ thấy, có biển cấm lửa và hiệu lệnh báo cháy,
- Các cửa hàng xăng dầu phải được trang bị đủ số lượng phương tiện chữa
cháy ban đầu phù hợp để chữa cháy
- Căn cứ vào tính chất nguy hiểm cháy của các chất, vật liệu trong từng hạng
mục của cửa hàng xăng dầu để bố trí phương tiện chữa cháy phù hợp
- Phải trang bị và bố trí phương tiện, chữa cháy ban đầu tại các hạng mục
xây dựng sau đây của cửa hàng:
+ Đảo bơm xăng dầu; Nơi nạp xăng dầu vào bể;
+ Gian bán dầu nhờn và các sản phẩm khác;