Để phục vụ việc học tập cũng như trang bị cẩm nang hoạt động cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền miệng của tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức biên soạn và giới thiệu tài liệu “Tập huấn nghiệp vụ báo cáo viên, tuyên truyền miệng”.Thực hiện chương trình công tác giáo dục lý luận chính trị, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên. Căn cứ Chỉ thị số 33 CTTU, ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ “về việc tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”. Nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cơ sở về vai trò, tầm quan trọng của công tác báo cáo viên, tuyên truyền miệng. Trang bị những kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cơ bản về công tác báo cáo viên, tuyên truyền miệng cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên
Trang 1TÀI LIỆU TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ BÁO CÁO VIÊN NĂM 2009
vụ cơ bản về công tác báo cáo viên, tuyên truyền miệng cho đội ngũ báo cáo viên, tuyêntruyền viên
Để phục vụ việc học tập cũng như trang bị cẩm nang hoạt động cho đội ngũ báocáo viên, tuyên truyền miệng của tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ tổ chức biên soạn và giớithiệu tài liệu “Tập huấn nghiệp vụ báo cáo viên, tuyên truyền miệng” Với các nội dungsau:
- Chỉ thị số 17-CT/TW, ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Ban Bí thư Trung ương
“về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trongtình hình mới”
- Chỉ thị số 33-CT/TU, ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ
“về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trongtình hình mới”
- Bài 1: Tuyên truyền và công tác tuyên truyền miệng trong công tác tư tưởng.
- Bài 2: Nội dung và phương pháp chuẩn bị đề cương buổi tuyên truyền miệng.
- Bài 3: Phương pháp trình bày bài tuyên truyền miệng.
- Bài 4: Công tác nghiên cứu, nắm bắt tư tưởng và dư luận xã hội.
Mong rằng những nội dung của tài liệu sẽ giúp các đồng chí thực hiện tốt hơnnhiệm vụ công tác báo cáo viên, tuyên truyền miệng; góp phần nâng cao hiệu quả chấtlượng công tác tuyên truyền miệng của Đảng bộ tỉnh
Xin trân trọng giới thiệu tài liệu tới các đồng chí!
BAN TUYÊN GIÁO TỈNH UỶ
1 - Chỉ thị số 33-CT/TU, ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Ban
Thường vụ Tỉnh uỷ “về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu
3
Trang 2quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới”
2 Thường vụ Tỉnh uỷ “về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu- Chỉ thị số 33-CT/TU, ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Ban
quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới” 7
3 công tác tư tưởng.- Bài 1: Tuyên truyền và công tác tuyên truyền miệng trong 11
4 tuyên truyền miệng.- Bài 2: Nội dung và phương pháp chuẩn bị đề cương buổi 22
5 - Bài 3: Phương pháp trình bày bài tuyên truyền miệng. 34
6 hội. - Bài 4: Công tác nghiên cứu, nắm bắt tư tưởng và dư luận xã 46
BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG
CỦA BAN BÍ THƯ
về tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới
-
Công tác tuyên truyền miệng đã đi vào nền nếp, bám sát cơ sở, có cố gắng đổimới nội dung và phương thức hoạt động để phù hợp với tình hình thực tiễn và trình độnhận thức, yêu cầu của cán bộ, đảng viên và nhân dân ở mỗi đơn vị, thực sự là mộttrong những kênh quan trọng, có hiệu quả cao của công tác tư tưởng - văn hoá Độingũ báo cáo viên, tuyên truyền viên được phát triển cả về số lượng và chất lượng, cónhiều hoạt động phong phú, tích cực, làm tốt vai trò là lực lượng nòng cốt, chủ lựcthực hiện công tác tuyên truyền miệng của Đảng
Tuy nhiên, việc thực hiện các chủ trương của Đảng về công tác tuyên truyềnmiệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên còn những hạn chế vàkhuyết điểm Một số cấp uỷ và ban tuyên giáo các cấp chưa nhận thức đầy đủ ý nghĩa,tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng; chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉđạo công tác tuyên truyền miệng và việc xây dựng lực lượng, đổi mới nội dung,phương thức hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên Không ít cán bộlãnh đạo các cấp chưa tích cực tham gia công tác tuyên truyền miệng với vai trò báo
Trang 3cáo viên, tuyên truyền viên Nhiều đảng viên chưa chủ động tham gia tuyên truyền cácchủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho quần chúng.
Chất lượng công tác tuyên truyền miệng còn hạn chế, chưa đáp ứng tốt nhu cầucủa cán bộ, đảng viên, nhân dân có trình độ ngày càng cao và có nhiều nguồn thôngtin; tính thuyết phục, tính hấp dẫn chưa cao, gần đây có biểu hiện né tránh những vấn
đề bức xúc mà dư luận quan tâm Phương thức hoạt động còn nặng về tuyên truyềnmột chiều từ trên xuống, ít chú trọng trao đổi, đối thoại trực tiếp với cán bộ, đảng viên
và nhân dân
Lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên đông nhưng chưa mạnh, nhiều vùng,lĩnh vực còn thiếu và yếu; chất lượng còn nhiều hạn chế, chưa đủ sức giải đáp có sứcthuyết phục những vướng mắc do thực tiễn cuộc sống đặt ra Các chế độ, chính sách,điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và tài chính cho công tác tuyên truyền miệng vàhoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên đã lạc hậu nhưng chậm được khắcphục
Để đáp ứng những đòi hỏi của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời
kỳ mới, thực hiện Nghị quyết Đại hội X và Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) “Về côngtác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới”, Ban Bí thư yêu cầu các cấp uỷđảng và mỗi cán bộ, đảng viên cần nhận thức sâu sắc vai trò, tầm quan trọng củacông tác tuyên truyền miệng, phát huy cao độ các ưu thế của tuyên truyền miệng củađội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên để cùng với các kênh thông tin, tuyên truyềnkhác tạo ra sức mạnh tổng hợp và nâng cao hiệu quả của công tác tư tưởng; cụ thể,cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:
1- Tiếp tục quán triệt ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền
miệng, hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, xác định đây là mộttrong những kênh thông tin quan trọng nhất, trực tiếp truyền bá sâu rộng chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phổ biến, giáo dục, quán triệt các quan điểm,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; định hướng tư tưởng chocán bộ, đảng viên và nhân dân trước các vấn đề thời sự quan trọng trong nước vàquốc tế; góp phần tạo sự thống nhất tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận trong xã hội,củng cố niềm tin, cổ vũ phong trào cách mạng Đồng thời, đây là một trong những vũkhí sắc bén, kịp tthời đấu tranh chống âm mưu, thủ đoạn “Diễn biến hoà bình” của cácthế lực thù địch, phê phán các quan điểm sai trái, lệch lạc, phản động Tuyên truyềnmiệng và đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là một mắt khâu quan trọng, trực tiếpnối liền Đảng, Nhà nước với nhân dân, Trung ương với địa phương và cơ sở để vừađưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến vớinhân dân, vừa nắm bắt, phản ánh trung thực, kịp thời tư tưởng, tâm tư, nhu cầu, lợiích, nguyện vọng của nhân dân đối với lãnh đạo Đảng, Nhà nước; gắn truyền đạt vớiđối thoại, trao đổi, truyền tải trực tiếp những thông tin nội bộ cần thiết phục vụ côngtác tư tưởng đối với tất cả các đối tượng ở mọi hoàn cảnh, điều kiện một cách linhhoạt
2- Công tác tuyên truyền miệng là nhiệm vụ của toàn Đảng, vì vậy tất cả cấp uỷ
các cấp từ Trung ương đến cơ sở, các đảng viên hoạt động trên mọi lĩnh vực đều phải
có trách nhiệm làm nhiệm vụ tuyên truyền miệng, trực tiếp tham gia tuyên truyềnđường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kịp thời thôngtin và định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, nhân dân ở nơi công tác và cư trú
về các vấn đề quan trọng trong nước và trên thế giới, coi đó là một tiêu chuẩn để đánhgiá năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, chất lượng công tác của các cấp uỷ, tính tiênphong, gương mẫu và phẩm chất chính trị của mỗi đảng viên
3- Các cấp uỷ đảng, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lãnh
Trang 4đạo xây dựng, quản lý và chỉ đạo hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyềnviên của ngành, cấp và đơn vị mình, phát huy vai trò của đội ngũ báo cáo viên, tuyêntruyền viên của ngành, ưu thế của công tác tuyên truyền miệng trên mặt trận tư tưởng
- văn hoá Tất cả các tổ chức đảng từ Trung ương đến cơ sở đều phải có lực lượngbáo cáo viên, tuyên truyền viên
4- Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức và hoạt độngcủa đội ngũ báo cáo viên từ Trung ương đến các tổ chức cơ sở đảng, việc đào tạo, bồidưỡng nâng cao trình độ chính trị, tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ báocáo viên, kết hợp hài hoà giữa đội ngũ báo cáo viên lâu năm, có kinh nghiệm với độingũ cán bộ trẻ, kế cận, từng bước nâng cao trình độ chuyên nghiệp của báo cáo viên
ở tỉnh, thành phố và Trung ương; đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động tuyêntruyền miệng, hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên theo hướng đápứng kịp thời, nhanh nhạy nhu cầu và phù hợp với trình độ của cán bộ, đảng viên vànhân dân, nâng cao tính định hướng và sức thuyết phục của hoạt động tuyên truyềnmiệng
5- Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Ban Tuyêngiáo Trung ương và các cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng, bổ sung chế độ,chính sách và bảo đảm các phương tiện hoạt động cho báo cáo viên các cấp phù hợpvới tình hình mới và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
6- Ban Tổ chức Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ươngchỉ đạo, hướng dẫn việc đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, cơchế hoạt động của Trung tâm Thông tin công tác Tuyên giáo các cấp để nâng cao tínhtích cực, năng động, hướng về cơ sở, chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung tâmnày
7- Ban Tuyên giáo Trung ương chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thựchiện Chỉ thị này và định kỳ báo cáo Ban Bí thư
Chỉ thị này phổ biến đến chi bộ./
T/M BAN BÍ THƯ
(Đã ký)
Trương Tấn Sang
CHỈ THỊ
CỦA BAN THƯỜNG VỤ
Về việc tiếp tục đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới
Trong những năm qua, nhất là trong 4 năm thành lập tỉnh, thực hiệnChỉ thị số 14 - CT/TW, ngày 03/8/1977 của Ban Bí thư (khoá IV) "Về việc tổchức đội ngũ báo cáo viên và tuyên truyền viên của Đảng"; Thông báo số 71
Trang 5- TB/TW, ngày 07 tháng 6 năm 1997 của Thường vụ Bộ Chính trị (khoá VIII)
"Về việc tăng cường lãnh đạo và đổi mới công tác tuyên truyền miệng"; Tỉnh
uỷ, cấp uỷ các cấp trong Đảng bộ tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo côngtác tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyềnviên, nên công tác tuyên truyền miệng trong tỉnh cơ bản đáp ứng yêu cầu,nhiệm vụ công tác tư tưởng trong từng thời kỳ Qua đó đã góp phần tăngcường sự gắn bó, thống nhất, đồng thuận trong toàn Đảng bộ; cán bộ, chiến
sỹ lực lượng vũ trang và nhân dân các dân tộc trong tỉnh
Công tác tuyên truyền miệng đã bám sát cơ sở, nội dung và phương thức hoạtđộng đã có những cố gắng đổi mới để phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn, yêucầu của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh Đã trở thành kênhthông tin quan trọng, mang lại hiệu quả cho công tác tư tưởng - văn hoá của Đảng bộtỉnh Đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của tỉnh luôn được củng cố và phát triển
cả về số lượng và chất lượng; các hoạt động tuyên truyền miệng phong phú về nộidung và hình thức, tích cực làm tốt vai trò công tác tuyên truyền miệng của Đảng từtỉnh đến cơ sở
Tuy nhiên, việc thực hiện các chủ trương của Đảng về công tác tuyên truyềnmiệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp của Đảng bộcòn những hạn chế, khuyết điểm Một số cấp uỷ và ban tuyên giáo các huyện uỷ, thị
uỷ, đảng uỷ trực thuộc tỉnh, đặc biệt là cấp uỷ, ban tuyên giáo các xã, phường, thị trấnchưa nhận thức đầy đủ, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng;chưa thực sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác tuyên truyền miệng và việc xâydựng lực lượng, đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của đội ngũ báo cáo viên,tuyên truyền viên Không ít cán bộ lãnh đạo các cấp chưa tích cực tham gia công táctuyên truyền miệng với vai trò báo cáo viên, tuyên truyền viên, đặc biệt ở cấp xã,phường Nhiều bí thư chi bộ, đảng viên chưa thực sự quan tâm đến công tác tuyêntruyền miệng hoặc chưa chủ động tham gia tuyên truyền các chủ trương của Đảng,chính sách, pháp luật của Nhà nước cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh
Chất lượng công tác tuyên truyền miệng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng đượcnhu cầu của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc, tính thuyết phục, tính hấpdẫn chưa cao; phương thức hoạt động còn nặng về tuyên truyền một chiều từ trênxuống, ít chú trọng trao đổi, đối thoại trực tiếp với cán bộ, đảng viên và đồng bào cácdân tộc
Lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên từ tỉnh đến cơ sở tuy số lượng đôngnhưng chưa mạnh, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới; một số lĩnh vực cònthiếu và yếu Chất lượng còn nhiều hạn chế, chưa đủ năng lực để giải đáp một cáchthuyết phục những vướng mắc do thực tiễn cuộc sống đặt ra Các chế độ, chính sách,điều kiện về cơ sở vật chất, kỹ thuật và tài chính phục vụ công tác tuyên truyền miệng
và hoạt động của báo cáo viên, tuyên truyền viên còn thiếu hoặc đã lạc hậu nhưngchậm được khắc phục
Để đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị của tỉnh trong thời kỳ mới, thực hiệnNghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết Trungương 5 (khoá X) "Về công tác tư tưởng, lý luận và báo chí trước yêu cầu mới"; Chỉ thị
số 17 - CT/TW, ngày 15 tháng 10 năm 2007 của Ban Bí thư "về tiếp tục đổi mới vànâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền miệng trong tình hình mới", BanThường vụ Tỉnh uỷ yêu cầu các cấp uỷ Đảng và mỗi cán bộ, đảng viên trong Đảng bộtỉnh cần tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu sau:
1- Hoạt động tuyên truyền miệng của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên là
một mắt khâu quan trọng nối liền Đảng, Nhà nước với nhân dân; Trung ương với tỉnh
Trang 6và cơ sở Đây là hoạt động gắn truyền đạt với đối thoại, trao đổi, vừa đưa chủ trương,đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với mọi tầng lớp nhândân, vừa nắm bắt, phản ánh trung thực, kịp thời tư tưởng, tâm tư, nguyện vọng, nhucầu, lợi ích của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với lãnh đạo Đảng, chính quyềncác cấp; truyền tải trực tiếp, linh hoạt những thông tin nội bộ cần thiết phục vụ côngtác tư tưởng tới tất cả các đối tượng ở mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện Vì vậy cần tiếptục quán triệt ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của công tác tuyên truyền miệng, hoạtđộng của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên Xác định đây là một trong nhữngkênh thông tin quan trọng nhất của Đảng bộ tỉnh, trực tiếp truyền bá sâu rộng nhất chủnghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, phổ biến, giáo dục, quán triệt các quanđiểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; định hướng tư tưởngcho cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trước các vấn đề thời sự quan trọngtrong tỉnh, trong nước và quốc tế; góp phần tích cực để tạo sự thống nhất tư tưởngtrong toàn Đảng bộ, sự đồng thuận trong xã hội, củng cố niềm tin, cổ vũ phong tràocách mạng Đồng thời, hoạt động tuyên truyền miệng phải trở thành một trong những
vũ khí sắc bén, kịp thời đấu tranh chống mọi âm mưu "Diễn biến hoà bình" của các thếlực thù địch; phê phán, bác bỏ các quan điểm sai trái, lệch lạc, phản động, đi ngượcvới chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước
2- Công tác tuyên truyền miệng là nhiệm vụ quan trọng của toàn Đảng bộ, vì vậy
tất cả cấp uỷ các cấp từ tỉnh đến cơ sở, các đảng viên hoạt động trên mọi lĩnh vực đềuphải có trách nhiệm làm nhiệm vụ tuyên truyền miệng; tích cực trực tiếp tham giatuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; kịpthời thông tin và định hướng tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, nhân dân các dân tộc ởnơi công tác và cư trú về các vấn đề quan trọng trong tỉnh, trong nước và trên thế giới.Coi đó là tiêu chuẩn để đánh giá năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu, chất lượng côngtác của cấp uỷ, tính tiên phong, gương mẫu và phẩm chất chính trị của mỗi đảng viên
3- Các cấp uỷ Đảng, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm lãnh
đạo xây dựng, quản lý và chỉ đạo hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyềnviên của ngành, cấp và đơn vị mình; phát huy vai trò, ưu thế của công tác tuyên truyềnmiệng trên mặt trận tư tưởng - văn hoá Tất cả các tổ chức đảng từ tỉnh đến cơ sở đềuphải có lực lượng báo cáo viên, tuyên truyền viên
4- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chỉ đạo, hướng dẫn việc tổ chức và hoạt động của đội
ngũ báo cáo viên từ tỉnh đến các tổ chức cơ sở đảng; việc đào tạo, bồi dưỡng, nângcao trình độ chính trị, tư tưởng, chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ báo cáo viên,tuyên truyền viên; kết hợp hài hoà giữa đội ngũ lâu năm có kinh nghiệm với đội ngũcán bộ trẻ, kế cận, từng bước nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của báo cáoviên, tuyên truyền viên từ tỉnh đến cơ sở Đổi mới mạnh mẽ phương thức, phươngpháp hoạt động tuyên truyền miệng, hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyềnviên theo hướng nhanh, nhạy, đáp ứng kịp thời nhu cầu và phù hợp với trình độ nhậnthức của cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh; nâng cao tính địnhhướng và sức thuyết phục của hoạt động tuyên truyền miệng
5- Văn phòng Tỉnh uỷ chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ
và các cơ quan liên quan nghiên cứu các quy định của Trung ương để bảo đảm chế
độ, chính sách và bảo đảm các phương tiện hoạt động cho báo cáo viên từ tỉnh đến cơ
sở phù hợp với điều kiện, tình hình mới và hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện
6- Ban Tổ chức Tỉnh uỷ chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chỉ đạo,
kiện toàn tổ chức bộ máy, nhiệm vụ, cơ chế hoạt động của Trung tâm Thông tin côngtác Tuyên giáo thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, cán bộ chuyên trách theo dõi hoạt độngtuyên truyền của Ban Tuyên giáo các huyện, thị, đảng uỷ trực thuộc tỉnh để nâng caotính tích cực, năng động, hướng về cơ sở, chất lượng, hiệu quả hoạt động của Trung
Trang 7tâm và đội ngũ cán bộ chuyên trách về lĩnh vực này.
7- Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện
Chỉ thị này và định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ
Chỉ thị này phổ biến đến chi bộ./
T/M BAN THƯỜNG VỤ
PHÓ BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC
(Đã ký)
Nguyễn Khắc Chử BÀI 1
TUYÊN TRUYỀN MIỆNG VÀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN MIỆNG
TRONG CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG
*****
I- NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TÁC TƯ TƯỞNG
1- Khái niệm công tác tư tưởng
Công tác tư tưởng là hoạt động có mục đích của một giai cấp, một chính đảngnhằm xây dựng, xác lập, phát triển và truyền bá hệ tư tưởng trong quần chúng, địnhhướng giá trị, tạo niềm tin và thúc đẩy quần chúng đi tới hành động vì lợi ích chungcủa mình
Công tác tư tưởng của Đảng cộng sản là hoạt động nhằm phát triển và hoànthiện chủ nghĩa Mác-Lênin, truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào trong quần chúng nhândân, cổ vũ, động viên quảng đại quần chúng nhân dân tự giác tham gia vào cuộc đấutranh cải biến xã hội cũ, xây dựng chế độ xã hội mới vì lợi ích của đại đa số quầnchúng nhân dân
2- Các bộ phận cấu thành công tác tư tưởng
* Công tác tư tưởng bao gồm 3 bộ phận hợp thành:
a Công tác lý luận là một bộ phận quan trọng của công tác tư tưởng hướng
vào việc nghiên cứu, phát triển sáng tạo hệ tư tưởng của giai cấp lãnh đạo cách mạng
- giai cấp công nhân, nghiên cứu và tổng kết thực tiễn cách mạng nhằm xây dựng hệthống quan điểm lý luận và cơ sở lý luận cho việc hoạch định đường lối, chính sách,các quyết định của Đảng và Nhà nước, đấu tranh, phê phán các trào lưu tư tưởng saitrái, thù địch
b Công tác tuyên truyền là một hình thái, một bộ phận cấu thành của công tác
tư tưởng nhằm truyền bá hệ tư tưởng và đường lối chiến lược, sách lược trong quầnchúng, xây dựng cho quần chúng thế giới quan phù hợp với lợi ích của chủ thể tưtưởng, hình thành và củng cố niềm tin, tập hợp và cổ vũ quần chúng hành động theothế giới quan và niềm tin đó
c Công tác cổ động là sự tác động của chủ thể vào tư tưởng, tình cảm của đối
tượng thông qua việc giải thích một việc cụ thể, thiết thực nhằm tạo nên một ấn tượng
Trang 8mạnh ở đối tượng, kích thích và thúc đẩy họ hăng hái hành động thực hiện công việcđó.
* Quan hệ giữa 3 bộ phận của công tác tư tưởng:
Công tác lý luận được coi là khâu trọng yếu hành đầu của công tác tư tưởng Nóquyết định phương hướng, nội dung của công tác tuyên truyền và cổ động và là cơ sở,nền tảng của công tác tư tưởng
Công tác tuyên truyền nối tiếp công tác lý luận, làm cho lý luận có sức sốngmạnh mẽ, thể hịên sinh động trong thực tiễn
Cổ động là khâu cuối cùng quyết định việc chuyển hóa lý luận đã được nhận thức,niềm tin đã được xây dựng và củng cố thành hành động cách mạng
II- TUYÊN TRUYỀN MIỆNG VÀ NGHỆ THUẬT PHÁT BIỂU MIỆNG
1-Tuyên truyền miệng và các loại hình tuyên truyền miệng
1.1 Tuyên truyền miệng
a.Khái niệm tuyên truyền miệng
Tuyên truyền miệng là một phương thức tuyên truyền được tiến hành bằng lời nói trực tiếp nhằm mục đích nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và cổ vũ tính tích cực hành động của người nghe.
Khái niệm tuyên truyền miệng trong công tác tư tưởng được hiểu ở nhiềuphương diện khác nhau do cách tiếp cận khác nhau Có lúc tuyên truyền miệng đượchiểu như một bộ phận của công tác tư tưởng Có lúc tuyên truyền miệng lại được hiểunhư một hình thức tuyên truyền Trong chương này, tuyên truyền miệng và cùng với
nó là hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên được tiếp cận như là mộtkênh, một phương tiện của công tác tư tưởng
b Vị trí, vai trò của tuyên truyền miệng
- Vị trí: Tuyên truyền miệng và hoạt động của đội ngũ báo cáo viên, tuyên truỳên
viên là một trong những kênh thông tin quan trọng nhất của công tác tư tưởng; là công
cụ quan trọng hàng đầu nhằm tuyên truyền, giáo dục về đường lối, chính sách, truyền
bá những quan điểm của Đảng, đưa tiếng nói của Đảng đến quần chúng nhân dân
+ Thông qua kênh truyền miệng và hoạt động của đội ngũ bào cáo viên mà mộtmặt, thông tin đến được với quần chúng nhân dân, mặt khác nhờ thông tin phản hồi cóthể nắm bắt được nhận thức và thái độ của nhân dân đối với chủ trương, đường lối,chính sách, nắm được tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu, lợi ích… của quần chúng
+ Tuyên truyền miệng là vũ khí sắc bén trong cuộc đấu tranh chống âm mưu, thủđoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta
+ Tuyên truyền miệng có khả năng đưa được những thông tin nội bộ, những
Trang 9thông tin mà về lý do nào đó không thể đưa trên các phương tiện thông tin đại chúngđược.
c Những ưu thế của tuyên truyền miệng
- Ưu thế của ngôn ngữ nói
So với các phương tiện chuyển tải thông tin khác, ngôn ngữ nói có ưu thế là nómang tính phổ biến trong giao tiếp xã hội
Lời nói có ưu thế là sử dụng linh hoạt, hiệu quả thông tin cao Lời nói có thể sửdụng trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện
Trong tuyên truyền miệng, cán bộ tuyên truyền có thể sử dụng các thuật ngữ,thành ngữ quen thuộc với đối tượng để biểu đạt một cách ngắn gọn, chính xác, dễhiểu về vấn đề, nói cách khác là có thể trình bày tóm tắt, cô đọng được về sự vật, hiệntượng mà không cần phải nói dài Đồng thời có thể sử dụng châm ngôn, cách ngôn, từđồng nghĩa, nghịch nghĩa và các thủ thuật tu từ để làm cho lời nói sinh động, hấp dẫn,thu hút người nghe
Nhờ khai thác, vận dụng sức mạnh truyền cảm của lời nói - một ưu thế riêng màkhông một phương tiện thông tin tuyên truyền nào có được - tuyên truyền miệng cóthể tác động mạnh mẽ vào tình cảm của con người, khơi dậy tính tích cực nhận thứccủa đối tượng, thúc đẩy quá trình hình thành niềm tin và cổ vũ hành động tự giác củacông chúng
- Ưu thế trong việc sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ
Trong tuyên truyền miệng, ngoài việc sử dụng phương tiện lời nói để chuyển tảithông tin, cán bộ tuyên truyền có thể sử dụng các yếu tố phi ngôn ngữ như tư thế, cửchỉ, điệu bộ, diện mạo… làm phương tiện biểu đạt thông tin và sắc thái tình cảm
Cử chỉ, điệu bộ là một trong số các yếu tố bổ sung cho lời nói, làm cho đối tượnghiểu rõ hơn ý nghĩa, sắc thái của lời nói
Có thể nói, tư thế, cử chỉ điệu bộ, nét mặt, ánh mắt, nụ cười… nghĩa là tất cả cácyếu tố phi lời nói có ảnh hưởng lớn đến quá trình tuyên truyền miệng
- Ưu thế của loại hình giao tiếp trực tiếp
Khác với giao tiếp qua các phương tiện thông tin đại chúng, sự giao tiếp trực tiếp
và sinh động của kênh tuyên truyền miệng dễ tạo cho người nghe cảm giác gần gũi,thân mật
Một ưu thế không kém phần quan trọng của giao tiếp trực tiếp là nói đúng đốitượng
Giao tiếp trực tiếp tạo điều kiện cho cán bộ tuyên truyền linh hoạt vận dụng cáchnói, trong những tình huống khác nhau, sử dụng cử chỉ, điệu bộ, điều chỉnh âm thanhphù hợp với đối tượng, với hoàn cảnh
Giao tiếp trực tiếp còn cho phép chuyển từ độc thoại sang đối thoại
Tóm lại, giao tiếp trực tiếp tạo cho cán bộ tuyên truyền cũng như người nghenhiều ưu thế mà người phát biểu trên vô tuyến truyền hình, phát thanh, truyền thanh
và khán thính giả của họ không thể có được
2- Nghệ thuật phát biểu miệng
Theo E.A Nôgin, nghệ thuật phát biểu miệng là khả năng vận dụng thành thạo,sáng tạo một tập hợp những thao tác chuẩn bị và tiến hành phát biểu trước côngchúng nhằm tạo mục đích thông tin kiến thức, thuyết phục, cảm hóa, tạo ra niềm tin và
Trang 10thôi thúc hành động của người nghe
Ngoài khái niệm phát biểu miệng trên các sách báo và trong thực tế chúng ta cònbắt gặp một số khái niệm gần nghĩa có liên quan như: hùng biện, tuyên truyền miệng,truyền thông bằng lời nói trực tiếp
a Các thể loại phát biểu miệng
- Độc thoại là loại hình phát biểu miệng mà người nói tác động liên tục đến
người nghe bằng lời.
Độc thoại bao gồm các loại hình sau:
+ Bài nói chuyện chính trị
+ Phát biểu tại các cuộc mít tinh (diễn văn)
+ Giới thiệu nghị quyết
- Đối thoại là nói chuyện qua lại giữa hai hay nhiều người khác nhau.
Đối thoại có các loại hình cơ bản sau:
- Đối thoại có thể chuyển hóa thành một trong các hình thức độc thoại nếu
“người đối thoại im lặng” trong cuộc thoại tham gia đối thoại
- Trong đối thoại, các vai thoại (người nói - người nghe, chủ thể - đối tượng)chuyển hóa lẫn nhau Chủ thể đối thoại không chỉ là một ngừơi Có thể là một nhómngười này đối thoại với nhóm người kia một cách có tổ chức dưới sự điều khiển củangười có trách nhiệm
Thể loại phát biểu miệng rất đa dạng, phong phú Trong thực tế cần căn cứ vàođặc điểm đối tượng, nội dung để lựa chọn thể loại phát biểu miệng phù hợp Đồng thời
có thể kết hợp nhiều thể loại với nhau trong một buổi phát biểu để đạt được hiệu quảcao nhất
III- CHUẨN BỊ BÀI PHÁT BIỂU MIỆNG
Nghệ thuật phát biểu miệng là sự vận dụng tổng hợp các thao tác chuẩn bị và tiến hành phát biểu trước công chúng nhằm mục đích thông tin kiến thức, thuyết phục,
cảm hóa, tạo ra niềm tin thôi thúc hành động của người nghe
Để chuẩn bị bài phát biểu và tiến hành phát biểu trước công chúng, cán bộ tuyêntruyền phải thực hiện những thao tác nào? Có thể hình dung các thao tác đó qua sơ
đồ sau:
Chuẩn bị phát biểu miệng Tiến hành phát biểu miệng
Trang 11(Giai đoạn trước khi giao tiếp) (Giai đoạn giao tiếp)
Nghiên cứu đặc thù đối tượng
Tập phát biểu
Phát biểu Xác định mục đích, nội dung
Sưu tầm, nghiên cứu tài liệu Trả lời câu hỏi Lập đề cương phát biểu
Thảo luận, tranh luận Lập chọn ngôn ngữ, văn phong
1- Nghiên cứu về đối tượng
a Sự cần thiết phải nghiên cứu đối tượng
Trong tuyên truyền, đối tượng quy định việc xác định nội dung, lựa chọn phươngpháp, phương tiện tác đến họ Đối với những đối tượng khác nhau, nội dung, phươngpháp tuyên truyền phải khác nhau Vì vậy nghiên cứu về đối tượng là công việc đầu tiên
mà cán bộ tuyên truyền phải tiến hành
b- Nội dung nghiên cứu đối tượng
- Nghiên cứu đặc điểm về mặt xã hội - nhân khẩu: các đặc điểm về thành phần
xã hội - giai cấp, nghề nghiệp, học vấn, giới tính, tuổi tác,… của đối tượng
- Nghiên cứu các đặc điểm về tư tưởng và tâm lý - xã hội: hệ thống các quanđiểm, chính kiến, động cơ, khuôn mẫu tư duy, tâm trạng và trạng thái thể chất… củahọ
- Nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu thông tin; thái độ của người nghe đối vớinguồn thông tin và nội dung thông tin; con đường, cách thức thỏa mãn nhu cầu thôngtin của đối tượng
Trên cơ sở nghiên cứu về các đặc điểm này mà xác định mục đích, nội dung,phương pháp phát biểu phù hợp
2- Xác định mục đích, nội dung bài phát biểu
a Mục đích bài phát biểu
Hoạt động tuyên truyền có mục đích:
- Thông tin, cung cấp kiến thức
- Hình thành, củng cố niềm tin
- Cổ vũ tính tích cực xã hội của người nghe
Xác định mục đích có ý nghĩa định hướng đối với nội dung của bài phát biểu
b- Xác định nội dung phát biểu miệng
Khi lựa chọn nội dung bài phát biểu miệng, cần chọn những vấn đề mang cácđặc trưng sau:
Một là, phải mang đến cho người nghe những thông tin mới.
Hai là, phải thiết thực, đáp ứng nhu cầu thông tin của một loại công chúng cụ
thể
Trang 12Ba là, phải mang tính thời sự, tính cấp thiết, phản ánh những vấn đề nóng bỏng
của cuộc sống
Bốn là, phải đảm bảo tính tư tưởng và tính chiến đấu.
Cán bộ tuyên truyền có thể căn cứ vào kế hoạch đề tài tuyên truyền của cấp ủyxây dựng hoặc cơ quan tuyên truyền, giáo dục đặt ra hoặc bốn đặc trưng để xây dựng,lựa chọn nội dung bài phát biểu tuyên truyền miệng
3- Lựa chọn, nghiên cứu và xử lý tài liệu
a Chọn nguồn tài liệu
- Nguồn tài liệu quan trọng nhất mà cán bộ tuyên truyền thường xuyên sử dụng
là tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiệncủa Đảng và Nhà nước
- Các loại từ điển, số liệu thống kê chính thức là nguồn tài liệu chủ yếu để tracứu các khái niệm, khai thác số liệu cho bài nói
- Các sách báo chuyên khảo phù hợp với nội dung tuyên truyền cũng là mộtnguồn tài liệu
- Các báo, tạp chí chính trị - xã hội, tạp chí chuyên ngành cũng là một nguồn tàiliệu
- Sổ tay tuyên truyền, sổ tay báo cáo viên là những tài liệu hướng dẫn nội dung,nghiệp vụ tuyên truyền rất thiết thực và bổ ích
- Các bản tin nội bộ, đặc biệt là thông tin được cung cấp thông qua Hội nghị báocáo viên định kỳ là nguồn thông tin trực tiếp mà dựa vào đó báo cáo viên, tuyên truyềnviên xây dựng nội dung bài nói
- Ngoài ra có thể sử dụng các băng ghi âm, ghi hình do các cơ quan có tráchnhiệm cung cấp, các thông tin có được nhờ nghiên cứu thực tế, tham quan các điểnhình tiên tiến và các di tích lịch sử - văn hóa…
Muốn có nguồn tài liệu phong phú, cần tuân theo chỉ dẫn sau đây của Bác Hồ:
“Muốn có tài liệu thì phải tìm, tức là:
1 Nghe: Lắng nghe các cán bộ, nghe các chiến sĩ, nghe đồng bào để lấy tài liệu
mà viết
2 Hỏi: Hỏi những người đi xa về, hỏi nhân dân, hỏi bộ đội những việc, nhữngtình hình khắp nơi
3 Thấy: mình phải đi đến xem xét mà thấy
4 Xem: Xem báo chí, sách vở Xem báo chí trong nước, xem báo chí nướcngòai
5 Ghi: Những cái gì đã nghe, đã thấy, đã hỏi được, đã học đựơc thì phải chéplấy để dùng và viết Có khi xem mấy tờ báo chỉ được một tài liệu thôi Tìm tài liệu cũngnhư công tác khác phải chịu khó
Có khi xem tờ báo này có vấn đề này, xem tờ báo khác có vấn đề khác, rồi góphai ba vấn đề, hai ba con số làm thành một tài liệu mà viết
Muốn có nhiều tài liệu thì phải xem cho rộng"2
b- Đọc và nghiên cứu tài liệu
- Đọc tài liệu: Thoạt đầu đọc lướt qua mục lục, lời chú (nếu có) của từng tài liệu
Trang 13để trên cơ sở đó hình thành quan niệm về nội dung, kết cấu bài nói Sau đó đọc kỹ, cóphân tích, phê phán, có suy nghĩ.
- Ghi chép: Cách ghi chép tốt nhất, thiết thực nhất là ghi tóm tắt những điều đãđọc được
Khi cần giữ lại ý kiến của tác giả một cách hoàn chỉnh có thể trích nguyên văntừng câu, từng đoạn và chú giải xuất xứ của đoạn trích (ghi rõ tên tác giả, tác phẩm,nơi xuất bản, năm xuất bản, lần xuất bản, số trang) Có thể ghi vào sổ tay hoặc trênphích Mỗi phích ghi một vấn đề, ghi trên một mặt giấy, mặt kia có thể ghi những vấn
đề mới
Có rất nhiều phương pháp nghiên cứu tài liệu Lựa chọn phương pháp nào phụthuộc vào thói quen, kinh nghiệm cá nhân
c- Một vài chú ý khi sử dụng tài liệu
- Sau khi đọc, ghi chép, tiến hành lựa chọn những tài liệu mới nhất, có gía trị nhất, dựkiến có khả năng thu hút người nghe nhất đưa vào bài phát biểu
- Chọn và sắp xếp tư liệu theo trình tự lôgic để hình thành đề cương
- Chỉ sử dụng những tài liệu rõ ràng, chính xác Không dùng những tài liệu thấycòn chưa tường minh về tư tưởng, thiếu chính xác về mặt khoa học
- Trước khi sử dụng bất kỳ tư liệu nào đều phải xem xét nó bằng "lăng kính" củangười cán bộ tư tưởng "Lăng kính" ở đây chính là sự nhạy cảm về tư tưởng, là bảnlĩnh chính trị, là trách nhiệm người cán bộ trước Đảng, trách nhiệm công dân
Trong điều kiện bùng nổ thông tin hiện nay, cần thiết phải định hướng thông tintheo quan điểm của Đảng
Sử dụng tài liệu là một nghệ thuật Nghệ thuật đó phụ thuộc vào năng lực, bản lĩnhnghề nghiệp của cán bộ tuyên truyền Cùng một lượng tài liệu như nhau, ai dày công vàsáng tạo hơn sẽ có bài nói chuyện chất lượng cao hơn
4 Xây dựng đề cương bài phát biểu
Đề cương bài phát biểu là văn bản mà dựa vào đó người tuyên truyền tiến hànhbuổi nói chuyện trước công chúng Đề cương bài phát biểu cần đạt tới các yêu cầusau:
- Phải thể hiện mục đích tuyên truyền
- Phải chứa đựng, bao hàm nội dung tuyên truyền một cách lôgic
Cần xây dựng nhiều phương án của đề cương, từ đó chọn phương án tối ưu
Quá trình xây dựng đề cương có thể thay đổi, bổ sung, hoàn thiện dần từ thấplên cao, từ đề cương sơ bộ đến đề cương chi tiết
Phát biểu miệng có nhiều thể loại: nói chuyện thời sự, giảng bài, báo cáo chuyên
đề, báo cáo nhanh hoặc giới thiệu nghị quyết của các cấp ủy Đảng, kể chuyện ngườitốt việc tốt, gương anh hùng, chiến sĩ thi đua, bài diễn văn đọc trong cuộc mít tinh…Mỗi thể loại trên đều có kết cấu đề cương riêng Nhưng khái quát lại đề cương đượckết cấu bởi ba phần: Phần mở đầu, Phần chính và phần kết luận Mỗi phần có chứcnăng riêng, yêu cầu riêng, phương pháp riêng
a Phần mở đầu
- Phần mở đầu có chức năng sau:
Trang 14+ Là phần nhập đề cho chủ đề bài nói.
+ Là phương tiện giao tiếp với người nghe, kích thích sự hứng thú của ngườinghe với nội dung bài phát biểu
- Yêu cầu đối với phần mở đầu
+ Phải tự nhiên và gắn với các phần khác trong bố cục tòan bài cả về nội dung
và phong cách ngôn ngữ
+ Ngắn gọn, độc đáo và tạo hấp dẫn với người nghe
- Cách mở đầu và cấu trúc phần mở đầu
+ Mở đầu trực tiếp: Là cách mở đầu bằng việc giới thiệu thẳng với người nghe
vấn đề sẽ trình bày để người nghe tiếp cận ngay
+ Mở đầu gián tiếp: Là cách mở đầu không đi thẳng vào vấn đề mà chỉ nêu vấn
đề sau khi đã dẫn ra một ý kiến có liên quan, gần gũi với vấn đề ấy nhằm chuẩn bị bốicảnh, dọn đường cho vấn đề xuất hiện
Ngoài các cách mở đầu có tính "kinh điển" này, trong bài phát biểu miệng người
ta còn sử dụng hàng loạt phương pháp mở đầu khác, tự do hơn, miễn là chúng đápứng được các yêu cầu như đã nêu trên
b Phần chính của bài nói
Đây là phần quan trọng nhất, dài nhất, quy định chất lượng của bài nói, là phần baohàm, phát triển nội dung tuyên truyền một cách toàn diện, sâu sắc
Việc chuẩn bị phần chính của bài nói này cần đạt tới các yêu cầu sau:
- Bố cục chặt chẽ, được trình bày lập luận theo những quy tắc, phương phápnhất định
Phần chính được bố cục thành các luận điểm hay các mục (mục lớn tương ứngvới luận điểm cấp một, mục nhỏ tương ứng với luận điểm cấp hai) Các luận điểm phảiđược làm sáng tỏ bởi các luận cứ Giữa các luận điểm hay các phần, các mục phải cóđoạn chuyển tiếp
Tư liệu, tài liệu dùng để chứng minh, làm sáng tỏ luận điểm cần được sắp xếpmột cách lôgic theo phương pháp quy nạp, phương pháp diễn dịch, phương pháp loạisuy hoặc phương pháp nêu vấn đề
- Tính xác định, tính nhất quán và tính có luận chứng
Lôgic là một thuộc tính đặc biệt của ý thức con người Trong quá trình hình thành
ý thức con người thì trong ý thức mỗi cá nhân cũng hình thành những mối quan hệlôgic nhất định Nếu lôgic bài nói phù hợp với lôgic trong tư duy, ý thức con người thìbài nói sẽ trở nên dễ hiểu, dễ thuyết phục người nghe
- Tính tâm lý, tính sư phạm
Khi xây dựng phần chính của bài nói và thể hiện nội dung, ngoài việc vận dụngcác quy luật của lôgic hình thức cần vận dụng các quy luật của tâm lý học tuyên truyềnnhư: quy luật hình thành và biến đổi của tâm thế, quy luật của đồng hóa và tươngphản của ý thức, quy luật đứng đầu trong niềm tin, quy luật về sự tác động của cáimới…
Đề cương phần bài nói còn được sắp xếp theo yêu cầu của phương pháp sưphạm: trình bày từ cái đơn giản, đã biết đến cái phức tạp, cái chưa biết và nêu bậtđược những luận điểm quan trọng nhất của bài
c Phần kết luận
Kết luận là phần không thể thiếu trong cấu trúc một bài nói Nó làm cho bố cục
Trang 15bài nói trở nên cân đối, lôgic, có tác dụng khái quát và nhấn mạnh điều đã nói.
Phần kết luận có các chức năng đặc trưng sau:
+ Tổng kết những vấn đề đã nói
+ Củng cố và làm tăng trọng lượng về nội dung bài nói
+ Đặt ra trước người nghe những nhiệm vụ nhất định và kêu gọi họ đi đến hànhđộng
Kết luận phải ngắn gọn, giàu cảm xúc nhưng tự nhiên, không giả tạo và được sửdụng để kết thúc bài nói
- Những cách kết luận chủ yếu và cấu trúc của nó:
+ Phần đầu gọi là phần tóm tắt hay toát yếu (tóm lược các vấn đề đã trình bàytrong phần chính)
+ Phần hai là phần mở rộng và mang đặc trưng của phương pháp
Có thể còn nhiều loại kết luận khác nhau Tuy nhiên, nếu buổi nói chuyện đã đầy
đủ và thấy rằng không cần phải tổng kết, thời gian nói chuyện đã hết thì tốt nhất nênnói: " Đến đây cho phép tôi được kết thúc bài phát biểu, xin cảm ơn các đồng chí"./. _
1 Xem F.A.Nôgin: Nghệ thuật phát biểu miệng, NXB SGK Mác-Lênin, Hà Nội,
1984, tr 31
2 Hồ Chí Minh: Về công tác tư tưởng NXB Sự thật, Hà Nội 1985, tr 198
BÀI 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP CHUẨN BỊ
ĐỀ CƯƠNG BUỔI TUYÊN TRUYỀN MIỆNG
-Chuẩn bị tốt cho một buổi tuyên truyền miệng là yếu tố có tính quyết định đến kếtquả của hoạt động tuyên truyền Chuẩn bị cho một buổi tuyên truyền là phải trả lời chocác câu hỏi: Nói để làm gì? Nói về vấn đề gì? Nói ở đâu, vào thời gian nào? Nói cho ainghe? Lấy tài liệu nào, ở đâu để nói? Chuẩn bị bài nói như thế nào?
Như vậy, chuẩn bị một buổi tuyên truyền miệng không chỉ là chuẩn bị nội dung (đềcương chi tiết) mà còn chuẩn bị những công việc cần thiết khác đối với hoạt động củangười báo cáo viên
I- TÌM HIỂU ĐỐI TƯỢNG, XÁC ĐỊNH MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA BUỔI NÓI CHUYỆN
1- Tìm hiểu yêu cầu và đặc điểm của người nghe (đối tượng)
- Muốn cho bài nói thành công, báo cáo viên, tuyên truyền viên phải đặt câu hỏi:Nói cho ai nghe? “Ai” ở đây chính là đối tượng mà cán bộ tuyên truyền tác động tới Tìmhiểu yêu cầu và đặc điểm đối tượng tuyên truyền là nhiệm vụ đầu tiên cần thực hiện khichuẩn bị một buổi nói chuyện
- Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên căn dặn cán bộ tuyên truyền, nhà văn, nhà báophải tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Nói cho ai nghe? Nếu không như vậy thì cùng như cố
ý không muốn người ta nghe, không muốn cho người ta xem… Người viết: “Công tác tuyêntruyền phải cụ thể, thiết thực Tuyên truyền cái gì? Tuyên truyền cho ai? Tuyên truyền đểlàm gì? Tuyên truyền cách thế nào? Đó là những vấn đề các chú phải tự hỏi và tự trả lờichứ không phải ngồi chờ trên gửi tài liệu xuống, rồi theo một, hai, ba, bốn mà làm” 1
- Nội dung tìm hiểu đối tượng gồm:
Trang 16+ Nghiên cứu đặc điểm về mặt xã hội: giai cấp, dân tộc, nghề nghiệp, học vấn, giớitính, tuổi tác… của người nghe;
+ Nghiên cứu các đặc điểm về tư tưởng và tâm lý - xã hội: các quan điểm, chínhkiến, động cơ, khuân mẫu tư duy, tâm trạng, trạng thái thể chất… của họ;
+ Nghiên cứu về nhu cầu, thị hiếu thông tin; thái độ của người nghe đối với nguồnthông tin và nội dung thông tin; con đường, cách thoả mãn thông tin của đối tượng.Đối với mối đối tượng cụ thể khi nghiên cứu cần chú ý đến tâm thế chung của họ.Có: tâm thế chủ động và tâm thế bị động, tâm thế khẳng định và tâm thế phủ định
Tâm thế chủ động thể hiện sự nhiệt tình, mong muốn của người nghe Tâm thế bị động là sự chưa sẵn sàng của người nghe, do nhiều lý do chủ quan và khách quan, họ
đi nghe vì nghĩa vụ chứ không do có nhu cầu
Tâm thế khẳng định thể hiện niềm tin sẵn có của người nghe Tâm thế phủ định thể hiện những định kiến có sẵn, thái độ phản ứng, phủ nhận của người nghe với
những điều mình sẽ nói
Trên cơ sở đó mà báo cáo viên lựa chọn nội dung, cách thức tuyên truyền cho phùhợp Có như vậy mới đem lại hiệu quả cáo cho bài nói
- Về nhóm đối tượng có nhu cầu khác nhau:
Trong thực tế, rất ít buổi nói chuyện được dành cho một loại đối tượng thuần nhất(trừ các lớp học, đơn vị quân đội, công an) Thông thường, cán bộ tuyên truyền phải tiếpxúc cùng một lúc với nhiều đối tượng khác nhau trong cùng một cơ sở, cùng một môitrường công tác Trong một Đảng bộ doanh nghiệp, tuy người nghe đều là cán bộ, đảngviên nhưng trình độ học vấn, công việc của mỗi người khác nhau, phần đông là công nhântrực tiếp sản xuất, số còn lại là cán bộ quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật… Trong một cơquan nghiên cứu vừa có các nhà khoa học, cán bộ quản lý nhưng cũng có những đảngviên làm tạp vụ, lao công… Báo cáo viên phải tìm cho được những điểm chung trongnhững người nghe để lựa chọn nội dung và phương pháp thích hợp, chuẩn bị để chỗ nàocần nói sâu, nói kỹ, chỗ nào cần nói lướt Đương nhiên một bài nói không thể dễ dàngthoả mãn mọi đối tượng nhưng cần đáp ứng yêu cầu của số đông và ở mức nhận thức
“trung bình tiên tiến”
- Phương pháp cơ bản để tìm hiểu đối tượng:
Để tìm hiểu được yêu cầu và đặc điểm đối tượng như trên, có thể dựa trên 3 cách:+ Tìm hiểu qua tổ chức, cá nhân người đến “dặt hàng”, yêu cầu mới;
+ Tìm hiểu qua những báo cáo viên đã trình bày một lần với đối tượng đó;
+ Dựa trên kinh nghiệm của mình và qua quan sát nhanh tại chỗ khi tiếp xúc vớiđối tượng để xác định
2- Xác định mục đích và chủ đề của bài nói
Từ yêu cầu của người nghe và mục đích, yêu cầu của hoạt động tuyên truyền, báocáo viên cần xác định rõ mục đích, yêu cầu và chủ đề của bài nói
- Mục đích chung của công tác tuyên truyền là nâng cáo nhận thức, hình thànhniềm tin và cổ vũ hành động người nghe Hồ Chí Minh nói: “Tuyên truyền là đem mộtviệc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm Nếu không đạt được mục đích
đó là tuyên truyền thất bại” 2 Vì vậy, mục đích bài nói của người báo cáo viên bao giờcũng cần đạt được 3 yêu cầu là:
+ Cung cấp thông tin, qua đó nâng cao nhận thức;
+ Xây dựng, củng cố niềm tin;
Trang 17+ Cổ vũ đi tới hành động.
Tuỳ theo nội dung trình bày và yêu cầu của đối tượng để xử lý mối quan hệ của 3 yêu cầu đó trong bài nói Mỗi bài nói cụ thể cần đặt ra mục đích rõ ràng và phù hợp Bài nói chuyện ngắn, chủ đề hẹp không nên đặt ra mục đích quá cao Đối với các đối tượng quen thuộc đã nghe nhiều lần cần chú ý đến các mục đích cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức, tránh liên hệ gò bó, công thức…
- Xác định chủ đề bài nói
Chủ đề bài nói có thể do báo cáo viên, tuyên truyền viên đặt ra theo yêu cầu củacông tác tuyên truyền nói chung trong tháng, trong quý nhưng cũng phải đáp ứng yêucầu ở cơ sở, ở người nghe Mặt khác, chủ đề rộng hay hẹp còn do thời lượng quy định.Trong một thời gian dài không nên nói một chủ đề hẹp, ngược lại trong thời gian ngắnkhông nên nói một chủ đề rộng
Chủ đề bài nói cần đáp ứng yêu cầu, thoả mãn nhu cầu người nghe (tính thời sự,tính thiết thực, có thông tin mới) trong thời gian cho phép, qua đó để chuyển tải mụcđích tuyên truyền Không nên bắt đầu từ mục đích tuyên truyền hoặc những điều mìnhbiết, có ưu thế để áp đặt cho người nghe những điều mình muốn nói
- Để xá định chủ đề bài nói, cần căn cứ vào 3 yếu tố sau:
+ Yêu cầu tư tưởng của cấp uỷ theo chương trình kế hoạch;
+ Yêu cầu của đối tượng tuyên truyền thông qua cơ quan, tổ chức “đặt hàng”;
+ Dựa vào kinh nghiệm và hiểu biết của báo cáo viên về đặc điểm đối tượng
3- Tìm hiểu không gian, thời gian diễn ra buổi nói.
a- Tìm hiểu không gian buổi nói chuyện
- Không gian diễn ra buổi nói chuyện có vai trò nhất định đến kết quả của buổi nóichuyện Do hoạt động tuyên truyền miệng là hoạt động tập thể với các giao tiếp trực tiếpnên các yếu tố ngoại cảnh có tác động không nhỏ đến người nói và người nghe
- Khi tìm hiểu không gian của buổi nói chuyện, báo cáo viên cần chú ý để biếttrước những trường hợp sau đây:
+ Địa điểm nói chuyện: trong phòng hay ngoài trời, phòng họp lớn hay nhỏ, sốlượng người nghe;
+ Điều kiện của buổi nói chuyện với người nghe: có ghế ngồi, có quạt, có điều hoànhiệt độ;
+ Điều kiện với người nói: có bàn bục, micrô (có dây hoặc không dây), máy tính,đén chiếu…
- Báo cáo viên tìm hiểu các điều trên đây qua người “đặt hàng” để có thể chủ độngnắm được những thông tin cơ bản về không gian buổi nói chuyện Cũng có thể biếtđược những điều trên qua các kênh thông tin khác như hỏi các báo cáo viên đã có lầnđến nói chuyện với các cơ quan, đơn vị trên…
b- Thời gian diễn ra buổi nói chuyện
- Thời gian buổi nói chuyện cũng có tác động đến kết quả buổi nói chuyện nên báocáo viên cần chủ động chuẩn bị trước Thông thường vào buổi sáng, người nghe tỉnhtáo, tiếp thu thông tin tốt hơn; đầu giờ chiều, người nghe thường mệt mỏi, buổi tối hay bịphân tán… Trong mỗi hoàn cảnh đòi hỏi người tuyên truyền phải quan tâm đến việc sắpxếp nội dung bài nói và phương pháp diễn đạt sinh động để phát huy hoặc khắc phụctrạng thái tinh thần, tâm lý trên của đối tượng
- Thời gian nói chuyện dài hay ngắn cũng tác động đến người nghe Nói chung,trong một buổi nói chuyện không nên kéo dài quá trưa, quá tối, dù người tổ chức có yêu
Trang 18cầu Trong buổi nói chuyện nếu kéo dài đến trên 2 giờ, nhất thiết phải cho nghỉ giải lao.Trong trường hợp điều kiện để nghỉ giải lao không thuận tiện, có thể để nghỉ “giải lao tạichỗ” bằng tổ chức hoạt động của người nghe (hát tập thể hoặc đơn ca, song ca…), hoặccủa người nói (dành nhiều thời gian hơn cho kể chuyện minh hoạ hoặc kể các chuyện
có chủ đề xa hơn với vấn đề đang nói)
- Ngoài ra, báo cáo viên cũng chuẩn bị sẵn sàng cách xử lý khi thời gian nóichuyện bị điều chỉnh theo yêu cầu của người tổ chức Ví dụ: khi đến nơi, thời gian bắtđầu bị chậm (rất hay xảy ra); người tổ chức đề nghị cho nghỉ sớm, xin thời gian để triểnkhai công việc cơ quan… Người báo cáo viên chủ động chuẩn bị để có cách xử lý phùhợp
II- CHUẨN BỊ TƯ LIỆU, TÀI LIỆU CHO BUỔI NÓI CHUYỆN
Trong điều kiện bùng nổ thông tin toàn cầu và sự phát triển của hệ thống truyềnthông, bất cứ một lĩnh vực nào cũng có rất nhiều tài liệu và người báo cáo viên luôn luôngiả định rằng tài liệu mình có nhiều người cũng có, trong đó có người sẽ nghe mình.Vấn đề đặt ra với người tuyên truyền là thu thập, nghiên cứu, xử lý tài liệu thế nào chohợp lý và tài liệu phải phục vụ chủ đề bài nói một cách sát hợp nhất Quá trình thu thập,nghiên cứu, xử lý tài liệu là quá trình biến tri thức trong tài liệu thành nhận thức củangười báo cáo viên để truyền đạt lại cho người nghe
1- Chọn tài liệu
Nguồn tài liệu của báo cáo viên, tuyên truyền viên rất phong phú, nhưng để xây dựng
đề cương bài nói, báo cáo viên cần chú ý đến các loại tài liệu sau:
- Các tài liệu lý luận về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiệncủa Đảng và Nhà nước Đây là cơ sở lý luận để người báo cáo viên lý giải các vấn đềthực tiễn, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến các chủ trương, chính sách mới.Người làm công tác tuyên truyền miệng phải có kiến thức, lý luận vững chắc và hệ thống
về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng, đểtrên cơ sở đó đánh giá, phân tích các sự kiện, hiện tượng được đề cập trong bài nói
- Các loại từ điển, số liệu thống kê chính thức của các cơ quan quản lý nhà nước
có thẩm quyền giúp tra cứu các khái niệm, khai thác số liệu liên quan đến các vấn đềtrong bài nói
- Các tạp chí nghiên cứu, báo chí, sách báo chuyên khảo phù hợp với nội dungtuyên truyền Qua các tài liệu này có thể thu thập khối lượng lớn kiến thức có hệ thốngcho nội dung bài nói
- Sổ tay tuyên truyền, sổ tay báo cáo viên Đây là những tài liệu cung cấp nội dung
và nghiệp vụ tuyên truyền rất thiết thực, bổ ích
- Các bản tin nội bộ, tài liệu tham khảo (dùng cho báo cáo viên), thông tin đượccung cấp qua hội nghị báo cáo viên định kỳ… là nguồn tài liệu quan trọng giúp báo cáoviên các tư liệu, số liệu và nhiều câu chuyện, mẩu chuyện cụ thể làm dẫn chứng thú vịcho các vấn đề định trình bày
- Ngoài ra, có thể sử dụng các băng ghi âm, ghi hình do cơ quan có trách nhiệmcung cấp, các thông tin thu được nhờ nghiên cứu, tham quan thực tế các điển hình tiêntiến và các di tích lịch sử - văn hoá…
Tóm lại, cái gốc là các văn bản, tài liệu chính thống Đương nhiên, người tuyêntruyền nếu cần thiết có thể sử dụng cả tài liệu của nước ngoài, của các thế lực xấu, thùđịch, tìm hiểu quan điểm và lập luận của họ để phê phán nhưng phải thận trọng đểkhông trở thành “kẻ tuyên truyền không công” cho địch Người tuyên truyền còn phải
Trang 19biết khai thác một nguồn tài liệu sẵn có, đó là vốn sống thực tế của bản thân Khi sửdụng những nguồn tài liệu nói trên phải theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng.Người cán bộ tuyên truyền phải chịu trách nhiệm về việc phát ngôn của mình.
Cán bộ tuyên truyền giỏi phải là người có vốn tri thức phong phú, vừa rộng, vừasâu Muốn vậy phải có ý thức tự tích luỹ thường xuyên, liên tục, bằng nhiều cách khácnhau
2- Nghiên cứu và xử lý tài liệu
- Đọc tài liệu: đầu tiên đọc lướt qua mục lục, lời chú, trên cơ sở đó lựa chọn các
nội dung liên quan đến bài nói, sau đó đọc kỹ, có phân tích, đánh giá, suy nghĩ Có thểđọc cả tài liệu phản diện để hiểu, phê phán, nâng cao tính chiến đấu cho bài nói
- Ghi chép: ghi tóm tắt những điều đã đọc được Có thể ghi thêm lời bình luận ra lề
hoặc bổ sung những ý kiến của mình khi ngôn ngữ của tài liệu quá cô đọng hoặc quátrừu tượng Khi cần giữ lại ý kiến của tác giả một cách hoàn chỉnh có thể trích nguyênvăn (ghi rõ tên tác giả, tác phẩm, nơi xuất bản, lần xuất bản, số trang)
- Phân loại: đối với người báo cáo viên nên có các túi hồ sơ phân loại theo vấn đề
(kinh tế, chính trị, đối ngoại…) theo đối tượng nghiên cứu (như về Trung Quốc, Nga,Mỹ…) Mỗi khi có thông tin gì về các nội dung đó, cần cắt, dán để vào trong túi để khi cóyêu cầu thì lấy ra đọc lại và xử lý
Trên cơ sở các tài liệu hiện có được lựa chọn, báo cáo viên hình thành nên đềcương bài nói
3- Một số lưu ý khi sử dụng tài liệu
- Quá trình thu thập, nghiên cứu, xử lý tài liệu đối với người tuyên truyền là quá trìnhnạp thông tin Chọn và sắp xếp tư liệu theo trình tự lôgíc và thời gian để hình thành đềcương Chú ý chỉ sử dụng những tài liệu rõ ràng, chính xác Trước khi sử dụng bất cứ tàiliệu nào, đều phải xem xét qua “lăng kính” của người cán bộ tư tưởng của Đảng Đó chính
là bản lĩnh chính trị, là sự nhạy cảm về tư tưởng, là trách nhiệm công dân Không được để
lộ bí mật của Đảng, của Nhà nước Khi sử dụng thông tin nội bộ, tài liệu mật cần xác định
rõ vấn đề nào không được nói, hoặc chỉ được nói đến đối tượng nào
- Đọc, ghi chép và xử lý thông tin, đưa thông tin vào “bộ nhớ” trong não của ngườituyên truyền là điều hết sức quan trọng, sử dụng những thông tin, tư liệu đã có là mộtnghệ thuật Nghệ thuật ấy có được là nhờ vào bản lĩnh, khả năng, vào quá trình tích luỹ,rèn luyện của báo cáo viên Nó góp phần rất quan trọng vào thành công của bài nói
III- XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG BÀI NÓI
Đề cương bài nói chính là dàn bài chi tiết thể hiện mục đích, yêu cầu và những nộidung cơ bản của bài nói, là quá trình sắp xếp trên văn bản để người báo cáo viên, căn
cứ vào đó trình bày những vấn đề định nói một cách đầy đủ, theo một trình tự hợp lý,nhằm đạt hiệu quả cao nhất Đề cương không được quá sơ sài, không làm rõ những nộidung và lý lẽ cần trình bày nhưng cũng không biến đề cương thành một bài viết sẵn đểđọc Tuỳ theo khả năng, phương pháp và thói quen cuảe báo cáo viên, đề cương có thểdài, ngắn khác nhau nhưng bao giờ cũng cần phải rõ ràng, phân ra từng phần để dễnhìn, dễ thực hiện
Mỗi đối tượng cụ thể nên có một đề cương bài nói phù hợp Một đề cương, báocáo viên có thể dùng nhiều lần Do vậy, cần cập nhật thông tin, thường xuyên bổ sung,hoàn thiện đề cương, làm phong phú thêm bài nói
1- Cấu trúc đề cương bài nói
Đề cương bài nói thường có 3 phần, mỗi phần có chức năng riêng
- Phần mở đầu
Yêu cầu chung của phần mở đầu gồm 3 mục tiêu cụ thể là:
Trang 20+ Giới thiệu và làm quen;
+ Thông báo nội dung trình bày;
+ Thông báo thời gian và phương thức tiến hành
- Phần chính (nội dung bài nói)
Đây là phần quan trọng nhất của bài nói, giải quyết vấn đề mà người báo cáo viênđặt ra theo một trình tự nhất định
Về nguyên tắc bài nói có thể đề cập đến mọi vấn đề của đời sống xã hội như kinh
tế, chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật, an ninh, quốc phòng, đối ngoại… Nhưng nóichung một bài nói tổng hợp được trình bày trong một buổi (khoảng 3 giờ) không nên đềcập đến quá nhiều vấn đề, chỉ nên 3-4 vấn đề và nên có đoạn gắn kết với nhau
- Phần kết luận
Đây là phần tổng kết bài nói, củng cố nhận thức người nghe và cổ vũ hành động.Yêu cầu chung của phần kết luận là: tóm tắt, nhấn mạnh nội dung, cổ vũ hành động vàtạo mối giao lưu tình cảm giữa người nói và người nghe Phần này cũng cần ngắn gọn,tránh dài dòng
2- Yêu cầu và phương pháp chuẩn bị đề cương bài nói
a Phần mở đầu
- Đây là phần nhập đề, là bước tiếp xúc đầu tiên với người nghe, do đó báo cáoviên phải mở đầu sao cho hấp dẫn, kích thích hứng thú của người nghe và làm rõ chủ
đề của bài nói Lời mở đầu cấn tự nhiên, ngắn gọn
- Để thực hiện yêu cầu trên cần lựa chọn trước cách vào đề Có 2 cách vào đề chủyếu là vào đề trực tiếp và vào đề gián tiếp
+ Vào đề trực tiếp là giới thiệu trực tiếp chủ đề nội dung bài nói Hình thức nàythường được thực hiện với đối tượng quen, thời gian ngắn
+ Vào đề gián tiếp là đưa ra một luận đề nào đó (gần với chủ đề bài nói) rồi dẫndắt người nghe đến vấn đề báo cáo viên định nói Thí dụ: với bài nói “Tình hình TrungQuốc và quan hệ Việt Nam - Trung Quốc thời gian gần đây”, có thể vào đề như sau:Trong phỏng vấn Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sau chuyến đi thăm Mỹ tháng6/2007, phóng viên hãng CNN hỏi: trong các mối quan hệ giữa Việt Nam - Mỹ và ViệtNam - Trung Quốc, Việt Nam quan tâm đến mối quan hệ nào hơn và theo ngài quan hệnào quan trọng hơn Qua câu hỏi trên, chúng ta thấy thế giới rất quan tâm đến mối quan
hệ giữa nước ta và Trung Quốc Tôi tin chắc các đồng chí cũng như vậy Hôm nay,chúng tôi xin báo cáo với các đồng chí về “Tình hình Trung Quốc và quan hệ Việt Nam -Trung Quốc thời gian gần đây” Cách vào đề gián tiếp có tác dụng kích thích và làm tăng dần sự chú ý của người nghe nhưng khi thực hiện cần tránh sa đà, lạc nội dung.
Trong bài chuẩn bị, sau khi xác định rõ cách vào đề, cần chuẩn bị nội dung củacách vào đề đó, chú ý phải ngắn gọn
b- Chuẩn bị nội dung bài nói
Để đạt mục đích tuyên truyền đặt ra và tạo khả năng thu hút sự chú ý của ngườinghe, đề cương bài nói phải được chuẩn bị đáp ứng các yêu cầu sau:
Một là, phải cung cấp cho người nghe những thông tin mới
- Trong lý thuyết giao tiếp, quá trình trao đổi thông tin được ví như hai bình thôngnhau chứa tin Mỗi bình chứa tin là một vai giao tiếp Quá trình giao tiếp, trao đổi thôngtin là mở van giữa hai bình để tin từ bình này (người nói) chảy sang bình kia (người