Nắm bắt dư luận xã hội qua phân tích tài liệu.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ BÁO CÁO VIÊN NĂM 2009 (Trang 36)

III- CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU NẮM BẮT DƯ LUẬN XÃ HỘ

2-Nắm bắt dư luận xã hội qua phân tích tài liệu.

Phân tích tài liệu là một phương pháp rất thích hợp trong việc tổng hợp dư luận xã hội qua báo chí và đơn thư khiếu nại, tố cáo, góp ý của nhân dân. Phương pháp này đòi hỏi các kỹ thuật nhất định như phân loại phạm trù mà tài liệu đề cập; xác định đơn vị tài liệu (là bức thư, tờ báo hay bài viết trong tờ báo?); xác định được các dấu hiệu thể hiện sự hiện diện của phạm trù, tính tần số mà mỗi phạm trù được đề cập trong tổng số tài liệu có được (tổng số các số báo cáo, bức thư, đơn khiếu nại, tố cáo… trong một khoảng thời gian nhất định nào đó).

Ví dụ phạm trù “tiêu cực xã hội” là một trong những phạm trù được báo chí thường xuyên đề cập. Các dấu hiệu thể hiện của phạm trù là các từ như: tham nhũng, mại dâm, xì ke, ma tuý, buôn lậu… Nếu coi đơn vị tài liệu là bài viết trong mỗi số báo ra hàng ngày của một tờ báo nào đó thì cách tính toán tần số của mỗi phạm trù sẽ như sau: lướt qua các bài viết của mỗi số báo; bỏ vào thùng phiếu tần số 1 phiếu mỗi khi thấy có bài báo đề cập (một cũng như nhiều từ, một lần cũng như nhiều lần) các từ tham nhũng, xì ke, ma tuý, buôn lậu. Sau khi đã lướt qua các số báo trong một khoảng thời gian nhất định (ví dụ trong vòng một tháng) chúng ta sẽ đếm xem trong “thùng phiếu” tần số có bao nhiêu “phiếu”. Số phiếu này chính là tần số của phạm trù “tiêu cực xã hội” trong tháng mà chúng ta xem xét. Nếu tháng nào chúng ta cũng tính toán như vậy, chúng ta sẽ có biểu đồ tần số của phạm trù “tiêu cực xã hội” và trên cơ sở đó có thể rút ra được các kết luận quan trọng.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ BÁO CÁO VIÊN NĂM 2009 (Trang 36)