Sản phẩm của phương pháp nắm bắt dư luận xã hội thông qua mạng lưới cộng tác viên là báo cáo nhanh (theo định kỳ và đột xuất) về tình hình dư luận xã

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ BÁO CÁO VIÊN NĂM 2009 (Trang 35)

III- CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỦ YẾU NẮM BẮT DƯ LUẬN XÃ HỘ

c.Sản phẩm của phương pháp nắm bắt dư luận xã hội thông qua mạng lưới cộng tác viên là báo cáo nhanh (theo định kỳ và đột xuất) về tình hình dư luận xã

cộng tác viên là báo cáo nhanh (theo định kỳ và đột xuất) về tình hình dư luận xã hội.

Trong báo cáo nhanh, điều quan trọng nhất là phải phản ánh được đầy đủ các luồng ý kiến khác nhau, dư luận của đa số cũng như của thiểu số. Cố gắng làm rõ khía cạnh định lượng của thông tin thông qua các phạm trù như “tuyệt đại đa số”, “đa số”; “số đông”; “nhiều ý kiến”; “một bộ phận”; “một số người”; “có người”. Cũng cần làm rõ chủ thể của luồng dư luận (nông dân, công nhân, trí thức, cán bộ hưu trí, lão thành cách mạng,… hay dư luận chung trong xã hội). Trong báo cáo nhanh có thể thêm sự phân tích bản chất của dư luận xã hội và nêu các kiến nghị.

Điểm mạnh của phương pháp nắm bắt dư luận xã hội qua mạng lưới cộng tác viên là nắm bắt thông tin nhanh chóng, kịp thời; chi phí cho việc nắm bắt thông tin rẻ; cán bộ làm công tác nắm bắt dư luận xã hội không cần đào tạo nhiều. Điểm yếu nhất của phương pháp này là khía cạnh của định lượng thông tin thiếu chính xác.

Để nắm bắt dư luận xã hội, cộng tác viên phải sử dụng các phương pháp nhất định, chủ yếu là các phương pháp nghiên cứu định tính (nghiên cứu định tính là hình thức nghiên cứu nhằm làm rõ có bao nhiêu loại ý kiến, thái độ, luồng dư luận xung quanh mỗi vấn đề, sự kiện, hiện tượng mà chúng ta quan tâm) sau đây:

Nghiên cứu định tính trực tiếp: Cộng tác viên nói rõ với đối tượng là mình cần nghe ý

kiến của họ đối với một vấn đề, sự kiện, hiện tượng nào đó và mục đích là để làm gì. Hình thức họ tìm hiểu ý kiến của đối tượng ở đây có thể là trao đổi, toạ đàm, quan sát, phỏng vấn sâu, phỏng vấn nhóm tập trung.

Phỏng vấn nhóm tập trung là loại phỏng vấn nhằm vào các đối tượng là những nhóm nhỏ (thông thường từ 8 đến 12 người) với những đặc điểm xã hội nhất định. Mục đích chính của phỏng vấn nhóm tập trung là làm rõ các góc cạnh của vấn đề nghiên cứu thông qua sự tranh luận tự do của các thành viên trong nhóm. Phỏng vấn nhóm tập trung là loại phỏng vấn không có các câu hỏi cho sẵn. Người phỏng vấn tuỳ theo tình hình mà đặt ra các câu hỏi cho nhóm.

Phỏng vấn sâu là hình thức phỏng vấn cá nhân, “tay đôi” giữa người được phỏng vấn và cá nhân được phỏng vấn. Phỏng vấn sâu không có các câu hỏi được chuẩn bị sẵn, người phỏng vấn đặt câu hỏi tuỳ theo diễn biến, tiến trình của cuộc phỏng vấn. Thế mạnh của phỏng vấn sâu là bằng các câu hỏi có tính gợi mở, người phỏng vấn có thể làm rõ mọi ngóc ngách, suy nghĩ, thái độ, tâm trạng, tình cảm của người được

phỏng vấn đối với vấn đề mà mình quan tâm.

Nghiên cứu định tính gián tiếp: Là hình thức nghiên cứu không để lộ cho các đối tượng nghiên cứu biết ý đồ, mục đích thực sự của người nghiên cứu. Các phương pháp thường được sử dụng phổ biến là các phương pháp phản chiếu như phương pháp liên tưởng, phương pháp bổ khuyết, phương pháp kết cấu và phương pháp biểu cảm.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ BÁO CÁO VIÊN NĂM 2009 (Trang 35)