Lí do chọn đề tài Chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông, làm bài văn nghị luận luôn là phầnkhó bởi đặc trưng là yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp để tạo văn bảnnghị luận.. V
Trang 11 MỞ ĐẦU 1.1 Lí do chọn đề tài
Chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông, làm bài văn nghị luận luôn là phầnkhó bởi đặc trưng là yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp để tạo văn bảnnghị luận Đặc biệt là dạng bài: Nghị luận văn học Hơn nữa, trong các kì thi vàotrường chuyên, thi chọn học sinh giỏi cấp Huyện, cấp Tỉnh và cấp Quốc gia nhữngnăm gần đây, đặc biệt là cấp THCS đề thi đều yêu cầu phải vận dụng kiến thức líluận văn học để giải quyết vấn đề Song trên thực tế, bài làm của học sinh dễ “bỏngỏ” phần lí luận văn học hoặc hiểu chưa sâu, chưa đúng các khái niệm, thuật ngữvăn học Hơn nữa, tri thức lí luận văn học được đưa vào giảng dạy ở bậc THCS còn ít
ỏi Vậy khi bồi dưỡng học sinh giỏi, ngoài việc trang bị kiến thức về tác phẩm, cầncung cấp thêm kiến thức lí luận văn học nào, rèn cho các em kĩ năng vận dụng kiếnthức đó ra sao quả là điều không đơn giản Cũng như để làm được bài nghị luận hay,hấp dẫn thể hiện được sự sáng tạo cũng như là năng lực văn học thì quả là một điềukhó đối với học sinh
Là một giáo viên dạy Văn, tôi luôn mong muốn học trò của mình làm được
những bài văn hay, đạt điểm cao trong các bài kiểm tra, qua các kì thi Tuy nhiên,
đó không phải là một việc đơn giản Bài văn tốt trước hết phải là bài văn viết đúng vàhay Viết đúng trước hết phải viết theo đúng yêu cầu của đề bài, đúng những kiếnthức cơ bản, hình thức trình bày đúng quy cách Xác định đúng yêu cầu của đề bài làrất cần thiết, bước này giúp học sinh thể hiện đúng chủ đề của bài văn, tránh lạc đềhay xa đề Xác định đúng yêu cầu của đề cũng giúp người viết lập được một dàn ý tốt
và do đó cũng tránh được sự dài dòng, lan man “Dây cà ra dây muống”, “Trống đánhxuôi, kèn thổi ngược” tạo được sự thống nhất, hài hoà giữa các phần của bài viết,tránh tình trạng “Đầu voi đuôi chuột” Mặt khác, việc viết đúng kiến thức cơ bản vôcùng quan trọng, kiến thức cơ bản là “bột”, mà “Có bột mới gột nên hồ” Hơn nữa bài
Trang 2văn đó còn phải hay, hấp dẫn người đọc, thể hiện được năng lực văn học thì mới đượcđiểm cao.
Qua thực tế giảng dạy, tôi nhận thấy việc sử dụng lí luận văn học là vô cùngcần thiết Thao tác này được ví như một nền móng vững chắc cho bài làm, là chìakhoá giúp bài làm của các em sâu sắc hơn về ý tưởng, chặt chẽ hơn về lập luận,thuyết phụ hơn khi đưa ra luận cứ Xuất phát từ thực tế đó nhằm giúp học sinh nắmđược tầm quan trọng của kiến thức lí luận trong bài nghị luận văn học, từ đó hìnhthành cho các em sử dụng kỹ năng viết văn nghị luận như một thói quen cần thiết, tôi
mạnh dạn chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh đưa kiến thức lí luận văn học vào bài nghị luận văn học” Với mong muốn đem đến cho các thầy cô giáo và các em học
sinh một tài liệu tham khảo hữu ích, cũng là góp phần vào việc nâng cao chất lượngdạy học môn Ngữ văn ở trường THCS nói chung và công tác ôn thi học sinh giỏi nóiriêng
1.2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích của tôi khi thực hiện đề tài nhằm góp phần củng cố kĩ năng tạo lập vănbản, cũng cố thêm phần lí luận văn học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học mônNgữ văn cho đối tượng học sinh giỏi khối lớp 7,8,9 đặc biệt là đối tượng học sinh giỏimôn Ngữ văn cấp Tỉnh của huyện Quảng Xương
Để giúp các em có được kỹ năng tốt cũng như niềm yêu thích đối với bộ mônNgữ văn, trong bài viết này căn cứ vào kinh nghiệm cùng với sự hiểu biết của bảnthân, tôi cố gắng đi tìm một phương pháp hay nhất để giúp các em làm được bài vănnghị luận văn học có sức thuyết phục người đọc, người nghe giúp các em đạt đượcđiểm cao nhất có thể
Hơn nữa đây cũng là cơ hội để trao đổi kinh nghiệm chuyên môn với các đồngnghiệp trong đơn vị nói riêng và trong toàn huyện nói chung
1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Kiến thức lí luận văn học.
Trang 3- Cách áp dụng kiến thức lí luận văn học phù hợp vào các dạng bài nghị luận văn học Tôi nghĩ rằng việc rèn kỹ năng đưa lí luận văn học vào bài văn nghị luận văn họccho học sinh trước hết là áp dụng cho học sinh có lực học khá, giỏi của khối là rất cầnthiết Song người giáo viên cũng có thể vận dụng được kinh nghiệm này ở góc độ hẹphơn, sơ lược hơn cho đối tượng là học sinh lớp 9 đại trà vào những buổi phụ đạo Tuỳ
cơ ứng biến, tôi còn có thể sử dụng kinh nghiệm này một cách tỉ mỉ, kiên trì cho đốitượng là những học sinh ngại học văn, chưa có kỹ năng viết văn nghị luận văn họchay
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu những tài liệu có liên quan đến kiến thức lí luận văn học, đoạn văn trìnhbày luận điểm, cách lập luận…
- Điều tra khảo sát năm bắt tình hình thực tế
- Tiến hành thực nghiệm trong các tiết dạy
Trang 42 NỘI DUNG 2.1 Cơ sở khoa học lý luận của sáng kiến
Kiến thức lí luận văn học là những nội dung được giảng dạy ở năm Nhất đối vớisinh viên chuyên ngành Ngữ văn Có thể nói mảng kiến thức này khá chuyên sâu vàkhông dễ tiếp thu Thế nhưng, một nghịch lý tồn tại đó là ngay từ lớp 7,8,9 ở các kì thihọc sinh giỏi học sinh đã phải nắm các đơn vị kiến thức này và phải vận dụng ở mức độcao trong các bài thi
Phải chăng điều này là quá sức với học sinh? Làm thế nào để biến những kiến thứckhiến sinh viên chuyên ngành vò đầu bứt tai trở nên dễ hiểu đối với học sinh phổ thôngđặc biệt là cấp Trung học cơ sở?
Các nhà lí luận sẽ nghiên cứu trên các hiện tượng văn học để khái quát lên nhữngthuật ngữ, những luận điểm về các quy luật của văn học Nhờ các thành quả nghiên cứu
đó mà những người quan tâm đến văn học có thể lí giải được sâu hơn bản chất của cáchiện tượng văn học như nhà văn, tác phẩm, trào lưu văn học…
Các kiến thức lí luận văn học đang phát triển từng ngày từng giờ với rất nhiều cáckhuynh hướng, các luồng tư tưởng, các quan niệm khác nhau, có khi thống nhất nhưngcũng có khi phủ nhận lẫn nhau Những nghiên cứu về lí luận văn học vẫn đang đượcthực hiện hàng ngày trong cuộc sống của chúng ta, trao cho ta những góc nhìn mới mẻ,sâu sắc hơn về văn học
Trang 5Có nhiều người cho rằng lí luận văn học rất khó hiểu, thực ra các kiến thức lí luậnvăn học vô cùng gần gũi với chúng ta Văn học là gì? Văn học vì ai mà tồn tại? – nhữngcâu hỏi ấy nảy ra trong ta ngay từ khi gặp gỡ văn học, và mỗi chúng ta ắt hẳn đều có choriêng mình những ý niệm để trả lời câu hỏi ấy Học lí luận văn học là cách để ta có thểtrả lời những câu hỏi dạng như vậy một cách có hệ thống và khoa học hơn.
Lí luận văn học là kim chỉ nam đóng vai trò khá quan trọng trong định hướng dạy
và học một tác phẩm văn học ở nhà trường phổ thông
2.2 Thực trạng vấn đề mà sáng kiến đề cập đến
Chương trình THCS có ít bài học riêng dạy học về lí luận văn học (chỉ có 2 bài:
Ý nghĩa văn chương (lớp 7) và Tiếng nói văn nghệ (lớp 9) Vì thế con đường hìnhthành kiến thức LLVH cấp THCS trước hết phải gắn với những bài giảng văn, nhữngbài học về tác giả, tác phẩm cụ thể
Trong mỗi giờ văn, giáo viên cần chỉ ra và phân tích để chốt lại được vài kháiniệm, thuật ngữ LLVH nào đó Trong những giờ tổng kết chương, ôn tập, ngoại khoácần tiến hành hệ thống hoá các khái niệm LLVH đã học và có thêm trong sách giáokhoa
Song song với việc cung cấp cho các em các thuật ngữ khái niệm như thế cần giúpcác em đi sâu nắm vững một số vấn đề cơ bản và thiết thực của LLVH như tác phẩmvăn học, thể loại văn học, vai trò của người nghệ sĩ, chức năng nhiệm vụ của vănhọc…
Ở mức độ trường phổ thông, trước nay chúng ta vẫn lĩnh hội tri thức lí luận vănhọc ở mức độ cơ bản Những tri thức này sẽ là nền tảng đề học sinh tiếp tục nghiêncứu sâu hơn ở các bậc học cao hơn Sau đây là một số chủ đề thường gặp:
1 Đặc trưng văn học: Lý giải những đặc điểm chung nhất của văn học, trả lời các
câu hỏi như văn học bắt nguồn từ đâu, đối tượng chủ yếu của văn học là gì, tác phẩmvăn học được cấu trúc như thế nào, phương thức phản ánh của văn học là gì…
Trang 62 Chức năng văn học: Trả lời cho câu hỏi: văn học tồn tại nhằm mục đích gì? Văn
học phục vụ thế nào cho đời sống của con người?
3 Nhà văn và quá trình sáng tác: Khái quát quy luật sáng tạo nên tác phẩm văn
học, những điều kiện về tài năng, phẩm chất, nhân cách của người viết…
4 Đặc trưng ngôn từ nghệ thuật: Khái quát các đặc điểm về chất liệu của văn học –
ngôn từ nghệ thuật
5 Đặc trưng thể loại: Khái quát các đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của những
thể loại văn học thường gặp như thơ, tự sự (cụ thể là truyện ngắn, tiểu thuyết), hiệntượng tương tác giữa các thể loại
6 Tiếp nhận văn học: Khái quát các đặc điểm của quá trình đọc, hiểu và chiếm lĩnh
tác phẩm văn học
Những kiến thức lí luận được lồng ghép vào các bài cụ thể trong chương trìnhTHCS:
6 - Phần văn học dân gian: Thánh
Gióng, Sơn Tinh Thuỷ Tinh, Con
Rồng cháu Tiên…
- Phần văn học hiện đại: Bức tranh
của em gái tôi, Cô Tô, Bài học
đường đời đầu tiên.
- Phần thơ trữ tình: Lượm, Đêm
nay Bác không ngủ, Mưa…
- Thể loại văn học dân gian
- Thể loại truyện, kí, nhân vật,cốt truyện, tình huống…
- Thể loại trữ tình, hình tượngvăn học, nghệ thuật ngôn từ…
7 - Tác phẩm truyện hiện đại và thơ
trữ tình
- Ý nghĩa văn chương
- Nguồn gốc, nhiệm vụ và côngdụng của văn học và vai trò củangười nghệ sĩ…
8 - Truyện hiện đại: Lão Hạc, Tức
Trang 7+ Thơ văn yêu nước đầu thế kỉ XX:
Vào nhà ngục Quảng Đông cảm
tác, Đập đá ở Côn Lôn.
đặc điểm từng dòng thơ…
9 - Văn học Trung đại: Chuyện người
con gái Nam Xương, Truyện
Kiều…
- Thơ trữ tình: Bếp lửa, Đồng Chí,
Ánh trăng, Mùa xuân nho nhỏ…
- Truyện hiện đại: Làng, Chiếc
- Ngôn ngữ, hình ảnh, giọngđiệu, hình tượng…
- Vai trò của người nghệ sĩ, đặctrưng của sáng tác nghệ thuật,chức năng của văn chương…
Với các tác phẩm tự sự được đưa vào trong chương trình, kinh nghiệm luôn chútrọng vận dụng kiến thức LLVH vào việc giảng dạy văn bản
Các vấn đề khai thác ở đây chủ yếu là: thể loại tự sự, nhân vật trong tác phẩm tự
sự, cốt truyện, tình huống truyện, chi tiết… Tất nhiên không phải văn bản nào ngườidạy cũng đề cập đến những khía cạnh trên Tuỳ từng văn bản mà cần có sự chọn lọcnhững nét đặc trưng nhất, nổi trội nhất để khai thác
Bài văn có vận dụng lí luận văn học bao giờ cũng cuốn hút được giám khảo Tuynhiên việc đưa lí luận vào bài làm không phải là dễ dàng Với kinh nghiệm BDHSG,tôi xin chia sẻ vài kinh nghiệm sau:
Trang 8- Trước hết phải đọc nhiều sách, nhất là sách lí luận văn học Tìm các sách Bồi dưỡnghọc sinh giỏi văn, sách các bài văn đạt giải học sinh giỏi quốc gia…Sau khi có kiếnthức về lí luận văn học thì bạn mới áp dụng tốt vào bài làm.
- Không nên phức tạp hoá vấn đề lí luận Những câu nhận định, phê bình đó chính làLLVH được hiểu ở nghĩa đơn giản nhất Bạn chỉ cần thuộc lòng ít nhất 10 câu lí luận
về văn và 10 câu lí luận về thơ Với 20 câu ấy, bạn có thể vận dụng vào bài làm củamình
Một số nhận định văn học hay dùng làm mở bài
1 “ Nhạc là cỗ xe chở hồn thi phẩm”
2 “Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay
sự quên ; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có,
để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọcthêm trong sạch và phong phú hơn” (Thạch Lam)
3 “Một nhà nghệ sĩ chân chính phải là nhà nhân đạo trong cốt tủy” (Sê khốp)
4.“Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại” (Banlzac)
5 “Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng” (CharlesDuBos)
6.“Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cáikhát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp” (Ai ma tôp)
7.“Văn học giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thânmình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý.” (M.Gorki)
8.“Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật không nên là ánh trănglừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than.(Nam Cao)
9.“Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ Loại không đáng thờ là loạichỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người (NguyễnVăn Siêu)
10.“Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử.” (Shelly)
Trang 911 “Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường vào cái đẹp,của người biết đi tới tương lai.” (Pautôpxki)
12.“Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tưtưởng.” (Biêlinxki)
13 “Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp.” (Sóng Hồng)
14.“Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay những giọtnước mắt cay đắng.” (Raxun Gamzatôp)
15.“Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm” (Voltaire)16.“Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời.” (Sóng Hồng)
17 “Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình” (C.Mac)
18.“Thơ, trước hết là cuộc đời, sau đó mới là nghệ thuật” (Biêlinxki)
19.“Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy vàphấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy” (Phạm Văn Đồng)
20 “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”.(Lêonit Lêonop)
21 “Văn học làm cho con người thêm phong phú, tạo khả năng cho con người lớnlên, hiểu được con người nhiều hơn.” (M.L.Kalinine)
22 “Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy.” (Tố Hữu)
23 “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu Tình yêu con người, ước mơcháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà vănsống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của mìnhcho nhân loại.” (Leptonxtoi)
24.“Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡnhững cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn.” (Thạch Lam)
25.”Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải làmột tác phẩm chung cho cả loài người Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao, mạnh
Trang 10mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự côngbình…Nó làm cho người gần người hơn.” (Nam Cao)
26.”Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là một sự bât lương rồi Nhưng sự cẩu thảtrong văn chương thì thật là đê tiện.” (Nam Cao)
28.“Thi sĩ là một con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu đểlàm vui cho sự cô độc của chính mình.” (B Shelly)
29 “Giống như ngọn lửa thần bốc lên từ trong cành khô, tài năng bắt nguồn từ nhữngtình cảm mạnh mẽ nhất của con người.” (Raxun Gazatôp)
30.“Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viếtra.” (Andecxen)
31 “Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi Hãy nhặt lấy chữcủa đời mà góp nên trang.” (Chế Lan Viên)
32 “Hãy đập vào tim anh – Thiên tài là nơi đó.” (A.De Muytxe)
33.“Từ bao giờ cho đến bây giờ, từ Homero đến kinh thi, đến ca dao Việt Nam thơvẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại Nó đã ra đời giữa những vui buồncủa loài người cho đến ngày tận thế.” (Hoài Thanh)
34 “Thơ là thơ, đồng thời là hoạ, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng.” (SóngHồng)
35 “Thi sĩ không phải là Người, nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên Nó làTiên, là Ma,là Quỷ…” (Chế Lan Viên)
2.3 Các giải pháp thực hiện đề tài
- Không phải học sinh nào cũng có thể hiểu và vận dụng được kiến thức lí luận vàobài làm của mình Chúng ta sẽ vận dụng kiến thức LLVH vào những phần nào của bàivăn nghị luận? Đối tượng mà tôi hướng tới đó là bồi dưỡng học sinh giỏi, với kinhnghiệm nhiều năm đảm nhiệm công việc này, tôi đã định hướng cho học sinh áp dụngLLVH và những phần sau trong bài văn
2.3.1 Áp dụng kiến thức LL vào mở bài
Trang 11Với cách ra đề như hiện nay là yêu cầu học sinh chứng minh một nhận định hoặc
có thể hai nhận định Sau khi các em học thuộc lòng một số nhận định văn học, khiđọc đề bài, các em sẽ chọn một nhận định gần với vấn đề mà đề bài yêu cầu để dẫndắc vấn đề Thay vì nêu tên tác giả, hoàn cảnh sáng tác theo lối mòn cũ em hãy mởbài bằng cách kết hợp giữa chủ đề sáng tạo và lí luận văn học
- Dạng đề nghị luận về thơ:
Ví dụ 1: “Những trang sách suốt đời đi vẫn nhớ Như đám mây ngũ sắc ngủ trên
đầu” Có những tác phẩm ra đời để rồi lãng quên ngay sau đó, nhưng có những tác
phẩm lại như những dòng sông đỏ nặng phù sa in dấu ấn chạm khắc trong tâm khảm.Những tác phẩm ấy đã trờ thành “ những bài ca đi cùng năm tháng” và để lại trongtâm hồn bạn đọc những ấn tượng không bao giờ quên Một trong số đó phải kể tới tácphẩm “ A” (tên tác phẩm) của “B” (tên tác giả) Thi phẩm có những vần thơ thật hay
và ý nghĩa: (Trích dẫn thơ)
Ví dụ 2: “Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm”.
(Voltaire) Thơ ca chỉ bật ra khi trong tim người nghệ sĩ đang rung lên những nhịp đậpthổn thức, đang ngân lên những điệu ngân của tâm hồn Chính bởi vậy, mỗi vần thơ
dù ngắn gọn nhưng lại có sức truyền tải lớn tới người đọc Và có những bài thơ đã rađời cách chúng ta hàng chục năm nhưng tới nay vẫn còn nguyên giá trị “ A” (tên tácphẩm) của “B” (tên tác giả) là một thi phẩm như vậy Trong bài thơ có những vần thơngân lên khiến người đọc không khỏi ngậm ngùi: (Trích dẫn thơ)
- Dạng đề nghị luận về văn xuôi (truyện):
Ví dụ: Cảm nhận nhân vật Ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân
Trang 12những tác phẩm xuất sắc của nền văn học nước nhà Truyện ngắn đã hướng conngười, phát hiện ra vẻ đẹp của con người, đặc biệt là người nông dân sau cách mạng
có tình yêu làng, thống nhất hoà quyện trong tình yêu nước, yêu kháng chiến, thuỷchung, tin tưởng vào Cách mạng Trong truyện, Kim Lân đã xây dựng thành côngnhân vật ông Hai – là một hình tượng nhân vật điển hình của người nông thôn ViệtNam trong kháng chiến
- Dạng nghị luận về một ý kiến nhận định văn học
Ví dụ: Nhận định liên quan đến mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống
2.3.2 Áp dụng kiến thức lí luận vào viết (hoặc dẫn dắc) luận điểm.
Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh sử dụng kiến thức lí luận văn học phù hợp
để viết chuyển ý hoặc viết luận điểm
Ví dụ:
Nhà thơ Puskin cho rằng “Thơ được tạo ra từ cơn động kinh của tâm hồn Đó là
cú đại địa chấn được dồn ứ từ những biến cố, những kỉ niệm có khi là một nỗi nhớ quặn lòng” Và phải chăng khi kỉ niệm và cảm xúc đã đong đầy trong trong nỗi nhớ
cũng là lúc mà hồn thơ Bằng Việt bật lên thành tiếng thơ hoài niệm về quá khứ bênngười bà thân yêu:
Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói
Trang 13Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
Bố đi đánh xe, khô rạc ngựa gầy,
Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu
Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay!
2.3.3 Áp dụng lí luận văn học vào phân tích ngôn ngữ thơ
Phân tích ngôn ngữ thơ để thấy được sự độc đáo, cái hay của ngôn từ đã là mộtviệc khó đối với học sinh Nhưng để đưa lí luận văn học vào để làm sáng bài viết củamình thì còn khó hơn Vì thế hướng dẫn học sinh phân tích được cái hay, cái đẹp củangôn từ, chúng ta có thể lồng ghép kiến thức lí luận văn học
Ví dụ: Phân tích cái hay của ngôn từ trong khổ thơ sau của bài Sang thu của Hữu
Thỉnh, chúng ta có thể đưa lí luận văn học vào như sau:
đã góp phần cảm nhận mùi hương toả đến một cách trọn vẹn, gợi hương thơm nồngnàn đặc sánh nhất “Phả” chứ không phải là “thoảng” là “đưa” “Phả” có nghĩa là bốcmạnh và lan toả thành luồng (Từ điển Tiếng Việt – Hoàng Phê” Hữu Thỉnh không tả
mà chỉ gợi, đem đến cho người đọc liên tưởng đến màu vàng ươm, về hương thơmlan toả bốc lên từ những vườn ổi chín nơi vườn quê trong những ngày cuối hạ đầuthu Từ “Phả” còn gợi làn hương ổi như chủ động tìm đến gió, nhờ gió đưa hương bay
xa Vì gió thu se lạnh nên hương ổi mới thêm nồng nàn phả vào đất trời và hồn người
2.3.4 Áp dụng LLVH vào giải thích nhận định văn học
Trang 14Ở phần này học sinh sẽ vận dụng kiến thức LLVH như chức năng văn học, đặctrưng văn học, phong cách sáng tác, quá trình tiếp nhận văn học… để giải thích vấn
đề mà đề bài yêu cầu
Ví dụ: : “Cuộc đời là nơi xuất phát cũng là nơi đi tới của văn học” (Tố Hữu)
Em hiểu ý kiến trên như thế nào?
1 Giải thích:
- “Cuộc đời là nơi xuất phát của văn học”: Nội dung của các tác phẩm phải phản ánh
được hiện thực, khám phá những vấn đề của cuộc sống
- “Cuộc đời cũng là nơi đi tới của văn học”: Văn học tác động trở lại cuộc đời, làm
thay đổi nhận thức và tình cảm của con người để cuộc sống chung tốt đẹp hơn
- Nội dung ý kiến: Nhà thơ Tố Hữu khẳng định: Văn học vị nhân sinh, vì cuộc đời màvăn học được sinh ra và cũng vì cuộc đời, vì con người mà văn học tiếp tục sứ mệnhxây dựng những thành lũy vững chắc cho tâm hồn con người Trong đó, vai trò củangười nghệ sĩ khá quan trọng
2 Bàn luận:
- Người sáng tác chiêm nghiệm cuộc sống, lựa chọn đề tài từ hiện thực góp nên trangviết của mình Họ phản ánh đời sống bằng cái tâm của người nghệ sĩ chân chính,không tô hồng hay bôi đen hiện thực đó Tuy nhiên, người sáng tác không bê nguyênthực tại vào trang viết của mình, qua lăng kính nghệ sĩ, hiện thực lung linh sinh độnghơn, có ý nghĩa hơn
- Tiếng nói của văn học nghệ thuật sẽ đồng hành cùng con người đi về phía tương lai.Bởi trong mỗi tác phẩm, người nghệ sĩ gửi vào đó những lời nhắn, những thông điệpsống, giúp con người nhận ra mình để sống tốt đẹp hơn Cho nên nghệ sĩ còn mangthiên chức “kĩ sư tâm hồn” Tuy nhiên, những bài học về lẽ sống gửi trong mỗi tácphẩm không đơn thuần là thuyết lí khô khan, nhà văn, nhà thơ nói bằng hình ảnh,bằng nhạc điệu, bằng các tình huống độc đáo Và họ thắp lên trong lòng bạn đọcnhững ngọn lửa ấm, ngọn lửa hướng thiện