Bác sĩ chính, nâng hạng bác sĩ chính Thực trạng công nghệ thông tin tại bệnh viện
BỘ Y TẾ VIỆN Y TẾ CÔNG CỘNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LỚP BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP BÁC SĨ CHÍNH (HẠNG II) BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT Học viên: TRẦN THỊ MINH NGUYỆT Thời gian đào tạo: 02/4/2021 đến 29/5/2021 Đơn vị: BỆNH VIỆN ĐK TP BUÔN MA THUỘT Tp Hồ Chí Minh – 2021 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN XIN XÁC NHẬN Kính gửi: Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa TP Buôn Ma Thuột Tên tôi là: Trần Thị Minh Nguyệt Sinh ngày: 12/11/1980 Tại: Tỉnh Gia Lai Đơn vị công tác: Bệnh viện ĐK Tp Buôn Ma Thuột Kính đề nghị Quý Cơ quan xác nhận giúp tôi các nội dung sau: Tôi đã tìm hiểu thực tế tại: Bệnh viện ĐK TP Buôn Ma Thuột Chủ đề tìm hiểu thực tế: “THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ KHÁM CHỮA BỆNH TẠI BỆNH VIỆN ĐK TP BUÔN MA THUỘT” Kính mong nhận được sự xác nhận của Quý Cơ quan Tôi xin trân trọng cảm ơn! XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN, ĐƠN VỊ NGƯỜI VIẾT ĐƠN (ký, ghi họ tên, đóng dấu) (ký, ghi rõ họ tên) Trần Thị Minh Nguyệt Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ Bước vào thế kỷ XXI, sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại và sự bùng nổ các công nghệ cao, trong đó công nghệ thông tin (CNTT) là yếu tố quan trọng có tác động sâu sắc đến toàn xã hội Kinh tế tri thức với sản phẩm mũi nhọn là công nghệ thông tin đang thể hiện vai trò và sức mạnh vượt trội chi phối các hoạt động của con người Đặc biệt, công nghệ thông tin là phương tiện trợ giúp đắc lực và có hiệu quả cao trong công tác quản lý nền hành chính nói chung và quản lý ngành y tế nói riêng Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin (UDCNTT) trong công tác quản lý bệnh viện (QLBV) là một yêu cầu cấp bách nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác quản lý bệnh viện, thúc đẩy bệnh viện phát triển toàn diện, từng bước đáp ứng được yêu cầu về khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân Tại Việt Nam, trong những năm qua nhiều bệnh viện có khả năng về tài chính và CNTT đã thành công trong việc đưa ứng dụng CNTT vào các hoạt động quản lý bệnh viện đặc biệt là các bệnh viện tuyến trung ương và đa phần các bệnh viện tuyến tỉnh Qua thực tế tại các bệnh viện này cho thấy việc ứng dụng CNTT đã giúp các nhà quản lý sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của bệnh viện, chống thất thu viện phí, đảm bảo công tác xuất nhập thuốc nhanh chóng và chính xác công khai minh bạch tài chính cho bệnh nhân Từ đó, giúp kiểm soát sử dụng thuốc hợp lý an toàn, đảm bảo tra cứu thuận tiện, lưu trữ lâu dài và vẹn toàn thông tin rút ngắn thời gian thống kê báo cáo, đưa các dịch vụ y tế đến gần với người dân hơn, hướng tới sự hài lòng của người bệnh[7] Được sự quan tâm, tạo điều kiện của lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa TP Buôn Ma Thuột, tôi được tham gia lớp bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp BS chính hạng II thời gian từ ngày 02/04/2021-29/05/2021 do Viện Y Tế Công Cộng TP Hồ Chí Minh tổ chức Trong thời gian học tập, được Ban tổ chức lớp học tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên là các Thầy, Cô giáo có trình độ chuyên môn cao, khả năng truyền đạt tốt, phương pháp giảng dạy mới, bộ tài liệu được biên soạn phù hợp với tình hình thực tế ở các đơn vị sự nghiệp y tế và chức danh nghề nghiệp Bên cạnh đó, cơ quan luôn tạo điều kiện 1 về công tác chuyên môn, dành thời gian cho việc học tập đã giúp tôi tiếp thu tốt nội dung khóa học Khóa học gồm 2 phần Phần I gồm 5 chuyên đề : Chuyên đề 1: Nhà nước trong hệ thống chính trị Chuyên đề 2: Pháp luật và thực hiện pháp luật trong nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chuyên đề 3: Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Bác sĩ chính và đường lối chiến lược phát triển ngành y tế Việt Nam Chuyên đề 4: Chính phủ điện tử và hệ thống thông tin bệnh viện Chuyên đề 5: Động lực và tạo động lực làm việc cho Bác sĩ ( BS) Phần II: “Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành và đạo đức chuyên nghiệp” gồm 10 chuyên đề: Chuyên đề 1: Thống kê lâm sàng và viết bài báo cáo khoa học Chuyên đề 2: Quản lý trang thiết bị y tế tại khoa lâm sàng Chuyên đề 3: Ứng dụng khoa học hành vi tư vấn khách hàng trong chăm sóc sức khỏe Chuyên đề 4: Công tác đào tạo và chỉ đạo tuyến Chuyên đề 5: Quản lý chất lượng và an toàn người bệnh Chuyên đề 6: Kiểm soát yếu tố nguy cơ và phòng chống thảm họa Chuyên đề 7: Tài chính y tế và bảo hiểm y tế Chuyên đề 8: Tổng quan về đạo đức và đạo đức trong cải cách y tế và hệ thống y tế Chuyên đề 9: Nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu 2 Chuyên đề 10: Văn hóa ứng xử trong thực hành chăm sóc sức khỏe Đồng thời qua các buổi thảo luận trong chương trình học đã giúp tôi sáng tỏ thêm nhiều vấn đề đặt ra trong thực tế, đồng thời bổ sung thêm nhiều kiến thức và kỹ năng qua đó vận dụng vào thực tế công tác mang lại hiệu quả cao trong hoạt động nghề nghiệp càng tốt hơn Với các nội dung đã được học trong cả chương trình, tôi chọn Bệnh viện Đa Khoa Tp Buôn Ma Thuột (BV ĐK TP BMT) để tìm hiểu thực tế về 1 trong các chuyên đề đã học Tôi chọn chuyên đề “Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện ĐK TP Buôn Ma Thuột hiện nay” để tìm hiểu thực tế tại bệnh viện nhằm mục tiêu: Khảo sát thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện ĐK TP Buôn Ma Thuột hiện nay và đề xuất một số giải pháp để triển khai tốt ứng dụng Công nghệ thông tin tại Bệnh viện Do thời gian và điều kiện nghiên cứu còn hạn chế nên có thể một số nội dung trong bài thu hoạch còn chưa thật sự được đầy đủ Mong được sự quan tâm của các thầy cô và nhà trường để giúp tôi được hoàn thiện hơn trong khóa học 3 PHẦN II: NỘI DUNG CHÍNH Bệnh viện ĐK TP Buôn Ma Thuột là Bệnh viện đa khoa hạng II của tỉnh ĐakLăk với quy mô 250 giường kế hoạch [8] Bệnh viện có khoảng 23 khoa phòng và hơn 300 công nhân viên Hàng ngày có khoảng 700 - 800 lượt bệnh nhân đến khám và điều trị[4] Vì vậy việc sớm ứng dụng CNTT để hỗ trợ cho công tác quản lý khám chữa bệnh là một yêu cầu cấp thiết Sau hơn 10 năm áp dụng việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý khám chữa bệnh tại bệnh viện bước đầu đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực như các thông tin, dữ liệu luôn được cập nhập; các thông tin về tài chính và thuốc men được công khai minh bạch cho người bệnh, các kết quả xét nghiệm, phim ảnh XQ, siêu âm, nội soi dễ dàng chia sẻ cho các bác sĩ Tuy nhiên trong quá trình triển khai đã gặp một số khó khăn như hạn chế về khả năng tiếp cận CNTT của cán bộ y tế, sự phối hợp chưa đồng bộ giữa các khoa, phòng, cơ sở hạ tầng CNTT chưa đáp ứng đầy đủ, các quy định về thông tin và quy trình làm việc chưa rõ ràng Trong quá trình vận hành còn nhiều sai sót đòi hỏi phải sửa lỗi nhiều, dữ liệu có lúc còn bị sai lệch khác nhau giữa các bộ phận[1] Vậy câu hỏi đặt ra là việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện tại Bệnh viện ĐK TP Buôn Ma Thuột hiện nay như thế nào, yếu tố nào liên quan đến việc ứng dụng công nghệ thông tin tại Bệnh viện ĐK TP Buôn Ma Thuột hiện nay? Để tìm hiểu được thực trạng ứng dụng CNTT tại Bệnh viện ĐK TP Buôn Ma Thuột, tôi dựa vào việc tìm hiểu thực tế tại viện và các báo cáo về CNTT, các báo cáo về tình hình hoạt động của Bệnh viện năm 2020, cụ thể: - Tìm hiểu công tác quản lý bệnh nhân tại Bệnh viện ĐK TP Buôn Ma - Thuột Triển khai ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện vào phục vụ Đánh giá khả năng, tính đáp ứng của phần mềm quản lý bệnh viện Công tác quản lý bệnh nhân, quản lý tài chính, truy xuất dữ liệu, thông tin Báo cáo tại Bệnh viện ĐK TP Buôn Ma Thuột Ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện trong công tác quản lý tại Bệnh - viện ĐK TP Buôn Ma Thuột Các báo cáo về tình hình hoạt động của Bệnh viện năm 2020 - Các số liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo hoạt động của Bệnh viện và các báo cáo số liệu liên quan đến CNTT tại bệnh viện 4 - Các văn bản, quyết định, quy định có liên quan đến CNTT tại bệnh viện - Các cán bộ, nhân viên làm việc tại Bệnh viện có liên quan đến CNTT 1 Thực trạng ứng dụng CNTT tại Bệnh viện ĐK TP Buôn Ma Thuột Các bước triền khai của việc ứng dụng CNTT tại Bệnh viện [1]: Từ năm 2009: Bệnh viện triển khai một máy chủ và hơn 50 máy tính trạm được kết nối mạng nội bộ (LAN) và ứng dụng phần mềm Medisoft Các máy trạm được bố trí đến các khoa phòng và bộ phận Hàng năm mua bổ sung thêm máy tính và các thiết bị tin học khác nhằm đảm bảo công tác khám chữa bệnh Năm 2013 bệnh viện đã xây dựng trang Web với tên miền là: www.bvdkbmt@yte.daklak.gov.vn Năm 2017: Bệnh viện đã đã nâng cấp và trang bị hệ thống máy chủ nhằm đảm bảo chạy song song 24/24 giờ nhằm tăng tính ổn định, an toàn cho hoạt động khám chữa bệnh và quản lý điều hành chung, đến thời điểm hiện tại Bệnh viện có khoảng 130 máy tính và 90 máy in được bố trí đều cho các khoa phòng Đã xây dựng mạng LAN nội bộ Từng bước triển khai, áp dụng hệ thống phần mềm Medisoft quản lý tổng thể bệnh viện đồng bộ từ các phòng chức năng đến phòng khám cũng như tất cả các khoa lâm sàng, cận lâm sàng Cùng với việc trang bị các cơ sở hạ tầng gồm phần mềm, phần cứng thì bệnh viện đã tổ chức đào tạo các khóa học ngắn hạn cho tất cả các cán bộ, nhân viên về kỹ năng sử dụng máy tính và việc ứng dụng tin học vào trong công tác quản lý khám chữa bệnh Việc ứng dụng CNTT tại bệnh viện áp dụng cho nhiều lĩnh như: Quản lý bênh nhân khoa khám bệnh và khám ngoại trú: Hiện tại bệnh viện có 5 bàn tiếp đón, 13 bàn khám chuyên khoa và 5 bàn khám ngoại trú Từ bàn đón tiếp bệnh nhân đã được đăng ký qua phần mềm nên thông tin rất chính xác và thời gian xử lý nhanh Sau đó thông tin của bệnh nhân được chuyển đến các bàn khám và hiển thị thông tin cơ bản người bệnh trên màn máy tính của mỗi của phòng khám.Tại khoa khám bệnh của Bệnh viện, khi có xử trí phòng khám: - Chỉ định xét nghiệm: Chuyển vào danh sách chờ viện phí, hoặc chuyển 5 thẳng lên khu vực cận lâm sàng đối với bệnh nhân BHYT - Khi có kết quả cận lâm sàng bệnh nhân quay trở lại phòng khám để: Kê đơn cho về hoặc nhập viện Quản lý bênh nhân nôi trú - Thông tin từ phòng khám có chỉ định nhập viện sẽ chuyển bệnh nhân vào danh sách chờ nhập khoa sau khi đã nhập thông tin hành chính đầy đủ - Bệnh nhân sau khi nhập khoa sẽ có trong danh sách hiện diện tại khoa mới sử dụng được các dịnh vụ tại bệnh viện (cận lâm sàng, thuốc, vật tư tiêu hao, ) - Các thông tin sử dụng của từng bệnh nhân sẽ được chuyển khoa sang khoa phòng tương ứng: thuốc chuyển sang khoa Dược, vật tư tiêu hao chuyển xuống kho vật tư, cận lâm sàng tương ứng - Các thông tin này và chỉ số sinh tồn sẽ được cập nhập hàng ngày vào hồ sơ để lưu trữ và chuyển sang viện phí khi xuất khoa, xuất viện Công khai viện phí từng ngày cho bệnh nhân Quản lý dươc và vât tư y tế Tại kho chính: Thông tin đầu vào là các hóa đơn (tên gốc, biệt dược, đơn vị cung cấp, nước sản xuất, lô hạn dùng, số lượng ) Thông tin đầu ra: Xuất kho lẻ, xuất khác - Kho lẻ: Quản lý theo loại (kho lẻ độc, kho lẻ viên, ) - Tủ trực thuốc các khoa: Cơ số thuốc, hóa chất và vật tư được Ban Giám đốc duyệt - Hàng ngày duyệt cấp phát thuốc từ kho lẻ bao gồm: - Thuốc dự trù hàng ngày theo y lệnh bác sĩ chi tiết từng bệnh nhân và phát tổng hợp theo khoa Viện phí sẽ được cập nhập khi đã được duyệt thuốc - Bù tủ trực theo từng bệnh nhân, tổng hợp theo khoa hàng ngày Viện phí được cập nhập ngay khi làm thuốc Quản lý cận lâm sàng Bệnh nhân ngoại trú khi có chỉ định qua bộ phận tài chính xác nhận đối với đối tượng không phải là BHYT, và chuyến dữ liệu vào khu vực xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh Khi có kết quả trả lại được cập nhập vào hồ sơ bệnh nhân, khoa xét nghiệm, chẩn đoán hình Hệ thống sẽ lưu kết quả của tất cả các lần bệnh 6 nhân đến khám, vì vậy mà việc tham khảo các kết quả cũ là rất hữu ích và cần thiết Bệnh nhân nội trú khi có yêu cầu xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh được cập nhập thông về khu vực đó ngay Quản lý viên phí Đây là phân hệ quan trọng đòi hỏi thông tin phải được tổng hợp từ toàn bộ các phân hệ khác với đặc thù tại bệnh viện chia ra nhiều đối tượng gồm: đối tượng bảo hiểm, đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi, đối tượng thu viện phí… Do vậy việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý viện phí bao gồm: Thu tiền khám bệnh từ thông tin đăng ký khám; Thu tiền khám khám sức khỏe; Phân loại bệnh nhân theo đối tượng; Tính tiền dịch vụ theo đối tượng; Thu tiền tạm ứng nội trú và trả tiền hoàn ứng; Thanh toán bệnh nhân nội trú Thống kê theo từng dịch vụ, theo khoa, bác sĩ, đối tượng Tính, chi trả phẫu thuật, thủ thuật; Kết chuyển số liệu lên cổng tiếp nhận BHYT Bệnh án điện tử Năm 2019, bệnh viện triển khai bệnh án điện tử , nên việc quản lý hồ sơ bệnh án và báo cáo thống kê hồ sơ bệnh án được quản lý thống kê khoa học, đầy đủ thông tin và truy xuất dễ dàng Công tác báo cáo thống kê: phục vụ chuyên môn quản lý, báo cáo cấp trên được thực hiện chính xác, nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu 7 2 Các phân hệ phần mềm quản lý bệnh viện [6] Các phân hệ theo Quyêt định 5573/QĐ-BYTcủa Bộ Y tê STT Các phân hệ quản lý hiện có của bệnh viện ĐK TP Buôn Ma Thuột 1 QL khoa Khám bệnh Có 2 QL bệnh nhân nội trú Có 3 QL dược,vật tư tiêu hao Có 4 QL viện phí và BHYT Có 5 QL cận lâm sàng Có 6 QL nhân sự, tiền lương Có 7 QL trang thiết bị y tế 8 QL chỉ đạo tuyến 9 QL báo cáo thống kê tổng hợp Có Không Có BV ĐK TP BMT hiện có 8 phân hệ quản lý So với các phân hệ quản lý bệnh viện theo Quyết định 5573/QĐ-BYT thì Bệnh viện có thêm phân hệ báo cáo thống kê tổng hợp[6] Đây là phân hệ phục vụ công tác chuyên môn điều hành hiệu quả trong Bệnh viện Với 8 phân hệ phần mềm quản lý Bệnh viện thì đã bao phủ 23 khoa phòng trong bệnh viện, tất cả các phân hệ đó liên kết logic với nhau tạo thành chu trình khép kín 3 Số lượng máy tính tại các khoa/phòng STT 1 2 3 4 Khoa/phòng Khoa khám bệnh Khoa Dược Khoa Sản Khoa Nhi Số lượng máy tính (Bộ ) n 20 10 6 6 Số lượng máy in (Cái ) n 15 8 4 4 8 5 6 7 8 Khoa Ngoại tổng hợp Khoa Nội Khoa Xét Nghiệm Khoa chẩn đoán hình ảnh STT 9 10 11 12 13 14 15 16 17 17 19 20 21 22 23 6 6 7 14 Số lượng máy 4 4 5 10 Số lượng máy tính (Bộ ) n 4 3 5 1 2 2 2 2 2 3 5 10 8 2 4 130 in (Cái ) n 3 2 4 1 2 2 2 2 1 2 4 10 5 1 3 98 Khoa/phòng Khoa Gây mê hồi sức Khoa Chống nhiễm khuẩn Khoa Đông y PK Da liễu PK Mắt PK RHM PK TMH Phòng khám sức khỏe Phòng công tác xã hội Phòng CNTT Phòng Tổ chức hành chính Phòng Tài chính kế toán Phòng kế hoạch tổng hợp Phòng Điều dưỡng Ban Giám đốc Tổng Ở bảng trên cho thấy với 23 khoa phòng , bệnh viện đã trang bị về cơ bản máy tính, máy in cho tất cả các khoa, phòng Số lượng máy tính tại bệnh viện là 130, số máy in là 98 Các máy tính được nối mạng LAN bởi vì tất cả các khoa/ phòng đều thao tác trên một phần mềm quản lý bệnh viện thống nhất, từ đó có thể vừa phục vụ chuyên môn KCB vừa kết xuất số liệu báo cáo, thống kê một cách chính xác và kịp thời, một phần là đảm bảo an bảo mật thông tin và việc kết nối Internet chỉ ở các phòng giúp tham mưu cho lãnh đạo Bệnh viện Mặc dù hiện nay đã có ứng dụng công nghệ trong công tác KCB nhưng việc số hóa toàn bộ quý trình KCB chưa hoàn thiện, vừa làm trên máy tính và vừa viết trên hồ sơ bệnh án nên tỷ lệ sai sót trên hồ sơ bệnh án vẫn xảy ra ở các khoa 9 4 Các yếu tố liên quan đến ứng dụng CNTT tại Bệnh viện Nhân lực công nghệ thông tin Đội ngũ nhân viên chuyên trách về CNTT của Bệnh viện ĐK TP Buôn Ma Thuột có 04 người trong đó 01 người là có trình độ sau đại học, 03 người có trình độ đại học Với quy mô giường bệnh là 250 thì tỷ lệ cán bộ tin học chiếm 1,6% Cũng theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Lâm về “Thực trạng ứng dụng CNTT tại bệnh viện đa khoa TP Buôn Ma Thuột, năm 2013” thì nhân lực CNTT của Bệnh viện ĐK TP BMT là 3 người trên qui mô giường bệnh 250 chiếm tỷ lệ 1,2%[2] Xét về nhân lực CNTT so với số máy tính thì là 4/130 bộ máy tính chiếm tỷ lệ 3% Tỷ lệ này là cao so với nghiên cứu của Nguyễn Xuân Lâm ở Buôn Ma Thuột 3/135 bộ máy tính chiếm tỷ lệ 2,2%[2] Trình độ tin học của cán bộ nhân viên Bệnh viện ĐK TP Buôn Ma Thuột STT Cán bộ nhân viên Bệnh viện ĐK TP Buôn Ma Thuột Tổng số (người) Chứng chỉ tin học A,B,C Có Không 1 Bác sĩ 90 101 2 Điều dưỡng/kỹ thuật viên 179 179 3 Dược sĩ trung học 14 14 4 Kế toán 22 22 5 Các thành phần khác 70 45 15 Ta thấy số cán bộ nhân viên trong Bệnh viện không có chứng chỉ tin học văn phòng chỉ có 57 người chiếm tỷ lệ 12% Không có chứng chỉ tin học là ở nhóm đối tượng không liên quan đến công việc với máy tính như bảo vệ, hộ lý Tuy vậy tỷ lệ sai sót khi thao tác trên máy tính còn cao ở một số khoa Nguyên nhân qua các phỏng vấn đã chỉ ra do nhân viên mới kỹ năng chưa thuần thục, bệnh nhân quá tải, máy tính thiếu nên áp lực công việc lớn đòi hỏi thao tác phải nhanh nên dẫn tới sai sót Về hạ tầng CNTT 10 Về hạ tầng CNTT được triển khai từ năm 2009 đến nay cũng có nhiều lần duy tu bảo dưởng cộng với việc Bệnh viện mới hoàn thiện được vị trí các khoa/phòng nên đã ảnh hưởng đến đường truyền dữ liệu Hiện nay chỉ có đường trục chính (đường xương sống) có cáp quang, còn lại đường dẫn vào tới các khoa/phòng vẫn là CATE5E (dây mạng) nên cũng bị suy hao khi kéo xa tủ mạng tổng Hiện trạng hệ thống mạng LAN đang hoạt động có các phần tử mạng kết nối với nhau thành một khối thống nhất, khó kiểm soát và hình thành một miền Broadcast lớn Dễ xảy ra hiện tượng loop hoặc hiện tượng tràn bản tin Broadcast dẫn đến bộ vi xử lý của phần tử mạng tăng cao, hiệu năng giảm, băng thông giữa các kết nối bị chiếm dụng nhiều Dẫn đến nhiều lúc các máy tính bị treo, mạng bị chậm đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác KCB Các máy tính, máy in được trang bị qua nhiều đợt, không đồng bộ về cấu hình, tốc độ ảnh hưởng đến việc thao tác sủ dụng phần mềm của các nhân viên y tế Tính kết nối của hệ thống CNTT trong bệnh viện hiện tại khá kém Việc chia sẻ thông tin khám bệnh, kết quả cận lâm sàng chưa đạt so với yêu cầu Bác sỹ lâm sàng, khám bệnh muốn biết kết quả cận lâm sàng sớm thì chưa thể, mà vẫn phải chờ người bệnh hoặc nhân viên y tế đi lấy kết quả về mới có thể ra chỉ định, kê đơn ngoại trú hay cho nhập viện điều trị nội trú Khoa Chẩn đoán hình ảnh chưa được đầu tư hệ thống lưu trữ, xử lý, truyền tải hình ảnh (PACS), để có thể giúp Bác sỹ lâm sàng biết sớm hình ảnh chụp, giúp Bác sỹ CĐHA có thể gửi hình ảnh đi các cơ sở y tế khác để trao đổi, hội chẩn khi cần Mặt khác có hệ thống PACS thì hoàn toàn có thể tiết kiệm phim ảnh, qua đó tiết kiệm chi phí cho người bệnh và cho bệnh viện Đề xuất giải pháp để triển khai tốt ứng dụng Công nghệ thông tin tại Bệnh viện[5] *Phân luồng dữ liệu Phân vùng quản trị máy tính người dùng thành các vùng mạng khác nhau tùy theo phòng ban, chức năng Phân vùng các thiết bị tùy theo chức năng và đặc thù từng loại thiết bị thành các mạng riêng ảo (VLAN) khác nhau Tránh tạo thành vùng Broadcast lớn, tiết kiệm băng thông các kết nối, giảm tải xử lý của các thiết bị 11 Có hệ thống giám sát hoạt động của tất cả thiết bị 24/24, có khả năng phát hiện và thông báo điểm truy cập hỏng về trung tâm để đưa ra biện pháp xử lý Dễ dàng thay thế và khắc phục khi có sự cố xảy ra Có giải pháp bảo mật an toàn thông tin phân chia chính sách theo từng phòng ban và bảo vệ vùng lớp mạng bên trong khi truy cập ra internet Đảm bảo an toàn thông tin đối với hệ thống máy chủ đang chạy phần mềm Quản lý bệnh viện và các máy chủ khác thông qua hệ thống Firewall phân quyền truy cập và hạn chế các kết nối không an toàn Mua bổ sung trang thiết bị: Ngoài những thiết bị đang có sẵn tại các khoa phòng thì bảng danh sách dưới đây sẽ bổ sung thêm trang thiết bị CNTT phục vụ công tác khám chữa bệnh: Tập huấn cho đội ngũ cán bộ nhân viên: - Định kỳ tổ chức đào tạo, cập nhật kiến thức hay thi kỹ năng tin học cho cán bộ nhân viện trong Bệnh viện để phát huy tốt hơn việc ứng dụng CNTT - Tổ chức đào tạo tập huấn khi có thay đổi trên phần mềm KCB 5 kết luận Qua đợt thực tế tìm hiểu thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện ĐK TP Buôn Ma Thuột và từ những kết quả trên, em rút ra kết luận : Thực trạng hạ tầng và ứng dụng CNTT tại Bệnh viện - Bệnh viện có 7/8 phân hệ phần mềm theo quy định của Bộ Y tế Ngoài ra bệnh viện có thêm phân hệ phần mềm Quản lý báo cáo thống kê tổng hợp Các phân hệ phần mềm đã đáp ứng được công tác quản lý KCB - Bệnh viện hiện có 130 máy tính, 98 máy in đáp ứng được cơ bản cho công tác quản lý KCB Tuy vậy so với yêu cầu còn thiếu Các máy tính đã trang bị chưa đồng bộ, mua tại nhiều thời điểm khác nhau Hiện còn nhiều máy thế hệ cũ Các yếu tố liên quan đến ứng dụng CNTT tại Bệnh viện ĐK TP Buôn Ma Thuột - Cán bộ chuyên trách tin học còn thiếu và chưa đồng đều - Hệ thống mạng Lan đã kết nối tất cả các khoa phòng trong bệnh viện Đường truyền còn chậm và chưa được phân luồng riêng biệt Chưa có hệ thống lưu trữ, xử lý và truyền tải hình ảnh (PACS) 12 - Kỹ năng thực hành ứng dụng của cán bộ viên chức trong việc sử dụng phần mềm ở một số khoa còn hạn chế 6 Kiến nghị Từ những kết quả của đợt thực tế tại viện, em xin đưa ra một số khuyến nghị sau: Với Bệnh viện ĐK TP Buôn Ma Thuột - Đầu tư bổ sung hạ tầng mạng (máy tính, máy in, đường truyền) Bổ sung các phân hệ phần mềm còn thiếu - Bổ sung, nâng cấp phân hệ quản lý cận lâm sàng, đầu tư hệ thống PACS cho khoa CĐHA để có thể giảm vật tư tiêu hao phim ảnh và có thể hội chẩn, đọc kết quả từ xa - Định kỳ tổ chức các lớp đào tạo, đào tạo lại, cập nhật cho người sử dụng phần mềm và cho những người quản lý tại các khoa, phòng - Luân phiên cử cán bộ chuyên trách phòng CNTT đi học, tập huấn để nâng cao trình độ, cập nhật theo sự phát triển của CNTT Với Bộ Y tế - Cần có định mức về mức chi tài chính cho CNTT tại các đơn vị - Xây dựng hệ thống phần mềm chuẩn, quản lý tổng thể tập trung cho toàn hệ thống bệnh viện, có tính đến yếu tố đặc thù cho một số bệnh viện chuyên khoa - Định kỳ tổ chức đào tạo, cập nhật kiến thức, tầm quan trọng của CNTT cho lãnh đạo các cơ sở y tế và nhân lực CNTT chuyên trách 13 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Phạm Văn Hưng và Nguyễn Thanh Tùng (2018), "Thực trạng ứng dụng CNTT tại Bệnh viện ĐK TP Buôn Ma Thuột năm 2018" 2 Nguyễn Xuân Lâm (2013), "Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện tại Bệnh viện đa khoa thành phố Buôn Ma Thuật" 3 Nguyễn Đức Luyện (2017), "Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám chữa bệnh tại Bệnh viện Lão khoa Trung Ương " 4 Bệnh viện ĐK TP Buôn Ma Thuột (2019), "Báo cáo hoạt động khám chữa bệnh 9 tháng đầu năm 2019" 5 Bệnh viện ĐK TP Buôn Ma Thuột (2019), "Xây dựng bệnh án điện tử và quản lý hệ thống khám chữa bệnh tại Bệnh viện ĐK TP Buôn Ma Thuột giai đoạn 2019-2022" 6 Bộ Y tế (2006), "Quyết định số 5573/BYT-QĐ, ngày 29/12/2006, tiêu chí phần mềm và nội dung một số phân hệ phần mềm tin học trong quản lý khám chữa bệnh, Hà Nội." 7 Bộ Y tế (2019), "Đẩy mạnh triển khai bệnh án điện tử, hướng tới bệnh viện không sử dụng bệnh án giấy và không sử dụng tiền mặt thanh toán viện phí" 14 ... lẻ viên, ) - Tủ trực thu? ??c khoa: Cơ số thu? ??c, hóa chất vật tư Ban Giám đốc duyệt - Hàng ngày duyệt cấp phát thu? ??c từ kho lẻ bao gồm: - Thu? ??c dự trù hàng ngày theo y lệnh bác sĩ chi tiết bệnh nhân... nghề nghiệp Bác sĩ đường lối chiến lược phát triển ngành y tế Việt Nam Chuyên đề 4: Chính phủ điện tử hệ thống thông tin bệnh viện Chuyên đề 5: Động lực tạo động lực làm việc cho Bác sĩ ( BS) ... theo đối tượng; Thu tiền tạm ứng nội trú trả tiền hồn ứng; Thanh tốn bệnh nhân nội trú Thống kê theo dịch vụ, theo khoa, bác sĩ, đối tượng Tính, chi trả phẫu thu? ??t, thủ thu? ??t; Kết chuyển