1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài một số giải pháp xâydựng giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình của công ty TNHH MTV hồ ánh dương

66 394 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 597,61 KB

Nội dung

- 1 - Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài “Văn hóamột trong những yếu tố quan trọng góp phần gắn kết các thành viên trong một tổ chức. Doanh nghiệpmột tổ chức, một cộng đồng xã hội, cùng thống nhất hoạt động vì mục tiêu chung là lợi nhuận. Để có thể tạo nên sức mạnh cho mình bên cạnh sức mạnh về vốn, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ…Doanh nghiệp còn có một sức mạnh vô hình, đó là văn hóa doanh nghiệp” [1- Trang 108]. Văn hóa doanh nghiệp là sự gắn kết rời rạc về bản chất các yếu tố: kinh tế doanh nghiệp, chính trị doanh nghiệp, xã hội doanh nghiệp, sinh thái doanh nghiệp thành một khối đậm đặc với nhau vì một mục tiêu chung: tồn tại và phát triển bền vững. Trong những năm gần đây, khái niệm văn hóa doanh nghiệp ngày càng được sử dụng phổ biến, vấn đề v ăn hóa doanh nghiệp đã và đang được nhắc đến như một “tiêu chí” khi bàn về doanh nghiệp. Nền kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hình thành và hoạt động giữa hàng trăm hàng ngàn các doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực với mình, để có thể tạo ra ấn tượng riêng trong tâm trí khách hàng, để thu hút người tài, tạo ra một tập thể vững mạnh. Trên hế t là tăng cường năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một văn hóa mạnh. Tuy nhiên hiện nay vấn đề văn hóa doanh nghiệp tại các doanh nghiệp Việt Nam nói chung còn chưa được quan tâm đúng mức, còn mang một số hạn chế nhất định: nền văn hóa xây dựng một cách rời rạc, chưa có hệ thống và mang tính chuyên nghiệp, nhiều doanh nghiệp chưa coi trọng văn hóa như một vũ khí cạnh tranh,…Để có thể cạnh tranh trong điều kiện hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải nhanh chóng khắc phục được những hạn chế này, xây dựng cho mình một bản sắc văn hóa doanh nghiệp riêng, cụ thể hơn đó là xây dựng cho mình một thương hiệu mạnh. - 2 - Qua quá trình làm việc tại công ty TNHH MTV Hồ Ánh Dương, tôi nhận thấy mặc dù doanh nghiệp đã tốn không ít thời gian, công sức, thậm chí tiền của để xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhưng thành công chỉ dừng lại ở sự cảm nhận và còn khá mơ hồ. Chính vì những lý do trên mà tác giả đã lựa chọn đế tài: “Một số giải pháp xây dựng giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình của công ty TNHH MTV Hồ Ánh Dươ ng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu của đề tài Vào đầu những năm 70(thế kỷ XX), sau sự thành công của các công ty Nhật, các công ty Mỹ bắt đầu tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến những thành công đó. Và câu trả lời là: Văn hóa doanh nghiệp là yếu tố quan trọng nhất tạo ra sự thần kỳ của kinh tế Nhật Bản, tạo ra sự thành công của các doanh nghiệp Nh ật Bản. Đầu thập kỷ 90(thế kỷ XX), người ta bắt đầu nghiên cứu những nhân tố cấu thành và những tác động to lớn của văn hóa đối với sự phát triển của một doanh nghiệp. Ở Việt Nam, khái niệm về văn hóa doanh nghiệp còn tương đối mới mẻ và chưa có một cách hiểu thống nhất. Chính điều kiện hội nhập kinh tế thế giới, v ới sự cạnh tranh gay gắt của thị trường đã buộc các nhà lãnh đạo của các doanh nghiệp phải quan tâm sát sao tới yếu tố văn hóa trong doanh nghiệp mình. Trước nay chưa có ai thực hiện chuyên đề nghiên cứu về vấn đề xây dựng yếu tố văn hóa trong công ty TNHH MTV Hồ Ánh Dương. Trong khi hiện tại các biện pháp xây dựng văn hóa của doanh nghiệp chưa phát huy được hiệu quả cũng như vai trò của vă n hóa đối với hoạt động kinh doanh của công ty. Điều này cho thấy đề tài: “Một số giải pháp xây dựng giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình của công ty TNHH MTV Hồ Ánh Dương” là sự cần thiết và mang tính cấp thiết đối với hoạt động xây dựng văn hóa của công ty TNHH MTV Hồ Ánh Dương. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Hệ thống hóa các vấn đề lý luận về văn hóa doanh nghiệ p và vai trò của văn hóa doanh nghiệp trong qua trình kinh doanh. - 3 - Nhận dạng những giá trị văn hóa trong công ty TNHH MTV Hồ Ánh Dương, phân tích đánh giá những giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình để đề ra được các biện pháp giúp xây dựng các giá trị văn hóa điển hình nhằm nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: vai trò cũng như ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp tới hiệu qu ả hoạt động của doanh nghiệp. Để từ đó tìm ra giải pháp xây dựng một số giá trị văn hóa điển hình tại doanh nghiệp. Nghiên cứ này được thực hiện trong thời gian là bốn tháng Vì nghiên cứu này được thực hiện tại công ty TNHH MTV Hồ Ánh Dươngdoanh nghiệp vừa tại Đồng Nai nên kết quả nghiên cứu không đại diện cho các doanh nghiệp khác hoạt động trên các vùng miền của Việt Nam. Do bởi mỗi vùng mi ền có những phong tục tập quán và quan niệm sống riêng biệt, mang đặc thù địa phương do đó sẽ có kết quả khác nhau. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp sau để nghiên cứu: ¾ Phương pháp duy vật biện chứng ¾ Phương pháp duy vật lịch sử ¾ Phương pháp thống kê ¾ Phương pháp quan sát điều tra 6. Những đóng góp mới của đề tài Đề tài nghiên c ứu cung cấp cái nhìn chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty TNHH MTV Hồ Ánh Dương. Qua phân tích đánh giá kết quả kinh doanh, tình hình xây dựng các yếu tố văn hóa điển hình của công ty TNHH MTV Hồ Ánh Dương. Đề tài đã nêu được những nguyên nhân dẫn đến hoạt động kinh doanh của công ty chưa thực sự hiệu quả. - 4 - Đề tài đóng góp một số giải pháp nhằm xây dựng các yếu tố văn hóa doanh nghiệp điển hình nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gốm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp và các giá trị văn hóa điển hình trong doanh nghiệp. Chươ ng 2: Thực trạng công tác xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình tại công ty TNHH MTV Hồ Ánh Dương. Chương 3: Một số giải pháp xây dựng các giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình tại công ty TNHH MTV Hồ Ánh Dương. - 5 - CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP VÀ CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐIỂN HÌNH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 Văn hóa doanh nghiệp và các giá trị văn hóa doanh nghiệp 1.1.1 Một số khái niệm 1.1.1.1 Văn hóa Văn hóamột lĩnh vực tồn tại và phát triển gắn với đời sống của nhân loạị. Ở đâu có con người, có các hoạt động xã hội ở đó có văn hóa. Vậy văn hóa là gì? thuật ngữ “văn hóa” xuất phát từ tiếng La Tinh: Cultus có nghĩa là trông trọt, gieo trồng, vun xới cho cây cối, thảo mộc xanh tươi, vun xới tinh thần (tâm hồn), giáo dục, đào tạo con người hay một cộng đồng người để họ trở nên tốt đẹp hơn, sống với nhau tử tế hơn, tôn trọng thương yêu, không làm tổn thương, không xúc phạm người khác và chính bản thân mình. Từ xưa đến nay có rất nhiều quan niệm khác nhau về văn hóa: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo ra và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp lu ật, khoa học, tôn giáo, văn hóa, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [9-Tập 3 trang 431]. Nhà triết học cổ đại Edouard. Heriot cho rằng “cái gì còn lại khi tất cả những thứ khác bị quên đi – cái đó chính là văn hóa” [12-Xây dựng văn hóa doanh nghiệp, yếu tố vàng của thành công, diễn đàn doanh nghiệp 20/10/2006]. Văn hóamột b ộ phận của môi trường mà bộ phận đó thuộc con người, nói cách khác, tất cả những gì thuộc về tự nhiên, thì đều là văn hóa. Còn UNESCO lại có một định nghĩa khác về văn hóa: “Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát, sống động và mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và của mỗi cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ, cũng như đang di ễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thể kỷ nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình” [12- Xây - 6 - dựng văn hóa doanh nghiệp yếu tố vàng của thành công, diễn đàn doanh nghiệp 20/10/2006]. Theo giáo sư Trần Ngọc Thiêm: “Văn hóamột hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con ngừơi với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [11- Trang 64]. Các nhà xã hội học chia văn hóa thành hai dạng: văn hóa cá nhân và văn hóa cộng đồng. V ăn hóa cá nhân là toàn bộ vốn tri thức, kinh nghiệm tích lũy của mỗi cá nhân, biểu hiện ở hệ thống và cách hành xử của cá nhân ấy trong đời sống thực tiễn. Văn hóa cộng đồng là văn hóa của một nhóm xã hội, nó không phải là số cộng đơn giản của văn hóa cá nhân – thành viên của cộng đồng xã hội ấy. Trong hoạt động doanh nghiệp thì văn hóa doanh nhân là thuộc văn hóa cá nhân, còn văn hóa doanh nghiệp là thuộc v ăn hóa cộng đồng. Văn hóa là phương tiện để con người “điều chỉnh”(cải tạo) cuộc sống của mình theo định hướng vươn tới chân, thiện, mỹ. Được xem là cái “nền tảng”, vừa là mục tiêu vừa là động lực cho sự phát triển của con người, xã hội ngày càng công bằng và bền vững hơn, văn hóa có tác dụng tích cực đối với sự phát triển của mỗi cá nhân cũ ng như toàn bộ cộng đồng. Nội lực của một dân tộc đó trước hết là mọi nguồn lực tập hợp từ vốn văn hóa truyền thống đã tích lũy trong lịch sử của chính dân tộc đó. Các quan niệm về văn hóa là khá đa dạng và phong phú nhưng tựu chung lại chúng đều thống nhất ở chỗ văn hóa là toàn bộ các giá trị vật thể và phi vật th ể, được đúc kết từ đời này qua đời khác, hình thành và phát triển lớn mạnh cùng với quá trình hình thành và phát triển của xã hội loãi người. Văn hóa không phải là một yếu tố phi kinh tế, trái lại văn hóa và kinh doanh có mối quan hệ mật thiết với nhau. Văn hóa và kinh doanh đều có mục tiêu chung là phục vụ con người. Văn hóa là nguồn lực lớn cho kinh doanh, tuy nhiên mục tiêu ngắn hạn của văn hóa và kinh doanh lại có thể trái ngược nhau, nếu kinh doanh chỉ ch ạy theo lợi nhuận trước mắt thì sẽ gây tác hại cho - 7 - văn hóa, xói mòn bản sắc văn hóa dân tộc và khi nền văn hóa không phù hợp sẽ kìm hãm, cản trở sự phát triển của kinh doanh. 1.1.1.2 Văn hóa doanh nghiệp Doanh nghiệp là tổ chức có tư cách pháp nhân, có con dấu, có tài sản, có quyền và nghĩa vụ dân sự hoạt động kinh tế theo chế độ hạch toán độc lập, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ vốn đầu tư do doanh nghiệp quản lý. Một tổ chứ c kinh doanh bao giờ cũng được hình thành và điều hành bởi một nhóm các cá nhân. Khi hợp tác với nhau các cá nhân này thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo luật. Nhưng các cá nhân này cũng có những trình độ văn hóa khác nhau và vì thế đã nảy sinh mâu thuẫn hay còn gọi là xung đột văn hóa. Ngoài việc làm ăn, tìm kiếm lợi nhuận, các thành viên trong doanh nghiệp thường xuyên phải giao tiếp, trao đổi và cùng nhau thực hiện các mục tiêu chung tại công sở, thông thường là 8 tiếng một ngày và 5 ngày một tuầ n. Như vậy, đa số các thành viên trong một doanh nghiệp đều ít nhiều có mối quan hệ gắn bó với nhau trong công việc trong một thời gian dài. Chính vì vậy, giữa những thành viên này đã xuất hiện những quy ước về cách ăn mặc, giao tiếp, rèn luyện, học tập,…Các quy ước thành văn và không thành văn này dần dần trở thành các chuẩn mực tại nơi làm việc và được gọi là văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp là v ăn hóa của một tổ chức vì vậy nó không đơn thuần là văn hóa giao tiếp hay văn hóa kinh doanh như ta thường nghĩ. Văn hóa doanh nghiệp không phải khẩu hiệu của ban lãnh đạo được treo trước cổng, trên hành lang hay trong phòng họp. Đó chỉ là ý muốn, ý tưởng. Những gì mà chúng ta mong muốn có thể rất khác với giá trị, niềm tin, chuẩn mực được thực hiện trong thực tế và trong các hành vi của mỗi thành viên doanh nghiệp. Doanh nghiệp của chúng ta th ực sự là gì khác với chúng ta muốn doanh nghiệp của mình như thế nào. Trên thế giới đã có rất nhiều định nghĩa về văn hóa doanh nghiệp được đưa ra, trong đó định nghĩ của Georges de saite Marie, chuyên gia Pháp về doanh nghiệp vừa - 8 - và nhỏ được rất nhiều nhà khoa học tán đồng. Theo đó “văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, ghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp” [13-Xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh]. Dưới giác độ quản lý, các nhà kinh tế Hoa kỳ cho rằng văn hóa doanh nghiệp có thể hiể u là “tập hợp tất cả các giá trị, chuẩn mực, hành vi được các thành viên trong doanh nghiệp cùng làm theo và nó đại diện cho các thành viên trong doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp đó khác với doanh nghiệp khác. Hay nói một cách cụ thể hơn thì văn hóa doanh nghiệp là các quy tắc, tiêu chuẩn, nội quy quy định về hành vi của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp đối xử với nhau cũng như những hành vi đối xử với khách hàng và những người cung ứng bên ngoài doanh nghiệp” [13-Xây dựng văn hóa doanh nghiệp nhằ m nâng cao năng lực cạnh tranh]. Như vậy văn hóa doanh nghiệp bao gồm cả yếu tố hưu hình và vô hình. Theo TS Đào Duy Quát [10-Trang 32] : Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ hoạt động sáng tạo của toàn thể cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp nhằm tạo ra các giá trị, các sản phẩm vật chất, tinh thần ngày càng hoàn thiện theo hướng chân, thiện, mỹ, góp phần phát triển doanh nghiệp mạnh mẽ và bền vững. Tinh túy nhất văn hóa của một doanh nghiệ p là những phẩm chất văn hóa cao của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Những phẩm chất chủ yếu đó là: o Lòng yêu nghề, yêu công ty, doanh nghiệp, tinh thần phấn đấu vì sự phát triển bền vững của công ty. o Tinh thần đoàn kết, hợp tác gắn kết mọi thành viên với dây chuyền, với phân xưởng, công ty. o Tinh thần ham học tập, cầu tiến bộ, làm chủ công nghệ hiện đại. o Tinh thần lao động chăm chỉ, sáng tạo với lương tâm nghề nghiệp. o Có lòng nhân ái, khoan dung, trọng nghĩa tình đạo lý, tôn trong kỷ luật, kỷ cương. o Có phong cách sống công nghiệp. - 9 - Văn hóa doanh nghiệpmột lợi thế riêng có, một yếu tố cạnh tranh hữu ích trong giai đoạn hiện nay, khi mà môi trường cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, các yếu tố vốn, công nghệ…doanh nghiệp có thể khắc phục dễ dàng hơn. Để xây dựng được văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải đầu tư tiền bạc, thời gian, công sức…và xây dựng văn hóa doanh nghiệp là cả một quá trình lâu dài, liên t ục. * Văn hóa mạnh Văn hóa doanh nghiệp được đặc trưng trước hết với tầm nhìn/sứ mệnh của doanh nghiệp. Một tầm nhìn ngắn hạn, ích kỷ sẽ tạo ra một thứ văn hóa yếu kém, khó tồn tại. Một tầm nhìn/sứ mệnh lâu dài hướng tới những lợi ích của cộng đồng sẽ góp phần tạo nên văn hóa mạnh. Một doanh nghiệp xuất s ắc có tầm nhìn rộng lớn, tham vọng lâu dài, phải xây dựng được một văn hóa mạnh, đặc thù, nổi trội và bền vững. Văn hóa mạnh là một thể thống nhất dựa trên các thành tố: mục tiêu, chiến lược, chính sách kinh doanh, các quá trình hoạt động kinh doanh hàng ngày, các giá trị, con người, sinh hoạt, giao tiếp…Biểu hiện tổng quan của văn hóa mạnh là một khối thống nhất bao gồm hai mối quan hệ bên trong và bên ngoài có tác động qua lạ i với nhau Trong cứng: là duy trì kỹ luật, thống nhất quan điểm tư tưởng hành động chuẩn hóa mọi hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh…từ đó xây dựng các chuẩn mực chung của tổ chức và kiên trì thực hiện một cách liên tục nhằm tiến tới một định hướng chuẩn rõ ràng. Ngoài mềm: là những mối quan hệ với khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh…,là hệ th ống các dịch vụ chăm sóc khách hàng…phải hoàn hảo, mềm dẻo, linh hoạt trong ứng xử. Doanh nghiệpvăn hóa mạnh là doanh nghiệp phải giữ vững tư tưởng cốt lõi đồng thời không ngừng phấn đấu tiến bộ. Đó phải là một tổ chức được thiết kế tốt, thích ứng với sự thay đổi trong qua trình hoạt động mà không phụ thuộc vào cá nhân người lãnh đạo, hài hòa trong tư duy và hành độ ng nhất quán để tạo ra một tổ chức xuất sắc, bền vững. - 10 - Mô hình Văn Hóa Mạnh có thể đơn giản hóa bằng phương trình sau: Văn Hóa Mạnh = thống nhất tư duy hệ thống môi trường hành động. 1.1.2 Các giá trị văn hóa doanh nghiệp Văn hóa doanh nghệp là tài sản vô hình và hữu hình được xây dựng trong suốt quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp. Do vậy nó là một thực thể khá phức tạp, được cấu thành từ nhiều yếu tố khác nhau. Phong cách lãnh đạo Văn hóa doanh nghiệp là nền tiể u văn hóa gắn chặt với một tập thể, doanh nghệp nhất định, chính vì vậy nó gắn bó chặt chẽ tới những nhà quản trị, đội ngũ lãnh đạo của doanh nghiệp đó. Có thể nói, văn hóa doanh nghiệpmột tấm gương phản ánh khá rõ nét phong cách lãnh đạo của nhà quản trị doanh nghiệp. Ngay từ khi mới thành lập, các nhà quản trị đã phải định hướng cho doanh nghiệp mình một nét văn hóa riêng có cho công ty. Và để cho định hướng đó trở thành hiện thực, các nhà quản trị phải liên tục, không ngừng củng cố nó, điều này đòi hỏi ở đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp một sự kiên trì để có thể trở thành một giá trị văn hóa của doanh nghiệp thì phong cách lãnh đạo phải trở thành một giá trị truyền thống chứ không phải là phong cách riêng của từng nhà quản trị. Khi phong cách lãnh đạo trở thành mộ t giá trị văn hóa của doanh nghiệp, những quan điểm, định chế lâu đời đó sẽ bao quát mọi hoạt động quản trị của doanh nghiệp, tác động, chi phối tới việc ra quyết định quản trị: chế độ tập trung dân chủ, cách thức tổ chức phối hợp thực hiện các quyết định quản trị giữa các bộ phận, cá nhân trong tổ chức… Môi trườ ng làm việc của doanh nghiệp Là môi trường trong đó các thành viên sống, làm việc và qua lại lẫn nhau. Môi trường làm việc lý tưởng sẽ giúp cho doanh nghiệp thu được rất nhiều lợi ích: tỷ lệ nhân viên nghỉ việc thấp, dịch vụ khách hàng có chất lượng cao, dễ dàng trong việc thu hút lực lượng lao động…môi trường làm việc gồm những yếu tố: . tại công ty TNHH MTV Hồ Ánh Dương. Chương 3: Một số giải pháp xây dựng các giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình tại công ty TNHH MTV Hồ Ánh Dương. -. lựa chọn đế tài: Một số giải pháp xây dựng giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình của công ty TNHH MTV Hồ Ánh Dươ ng” làm đề tài luận văn tốt nghiệp. 2.

Ngày đăng: 10/12/2013, 18:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

2.1.3.2 Tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bảng 2.2 Tình hình tài chính của doang nghiệp  - Đề tài một số giải pháp xâydựng giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình của công ty TNHH MTV hồ ánh dương
2.1.3.2 Tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bảng 2.2 Tình hình tài chính của doang nghiệp (Trang 31)
Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty năm2008 -2009 - Đề tài một số giải pháp xâydựng giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình của công ty TNHH MTV hồ ánh dương
Bảng 2.1 Tình hình lao động của công ty năm2008 -2009 (Trang 31)
Bảng 3.1 Dự kiến một số chỉ tiêu từ năm 2010-2012 - Đề tài một số giải pháp xâydựng giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình của công ty TNHH MTV hồ ánh dương
Bảng 3.1 Dự kiến một số chỉ tiêu từ năm 2010-2012 (Trang 52)
ƒ Công ty đang sử dụng một hình thức thanh toán duy nhất là thanh toán ngay thì mới có thưởng - Đề tài một số giải pháp xâydựng giá trị văn hóa doanh nghiệp điển hình của công ty TNHH MTV hồ ánh dương
ng ty đang sử dụng một hình thức thanh toán duy nhất là thanh toán ngay thì mới có thưởng (Trang 58)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w