1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 6 tuổi hoạt động giáo dục âm nhạc tại trường mầm non dân lực

20 42 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 4,01 MB

Nội dung

Trang 1

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài.

Âm nhạc là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của chúng ta,cũng giống như món ăn không thể thiếu được gia vị, như cây thiếu nước, nhưtrái đất thiếu ánh sáng của mặt trời Đặc biệt đối với trẻ thơ những âm thanhtrầm bổng, giai điệu ngọt ngào trong trẻo của lời ru như dòng sữa ngọt ngàonuôi dưỡng tâm hồn trẻ thơ Đối với chương trình Giáo dục mầm non, âm nhạccó tầm quan trọng đặc biệt tới sự phát triển nhân cách của mỗi đứa trẻ, bởi đâylà giai đoạn mở đầu, là tiền đề của sự phát triển con người mới Chính vì vậygiáo viên cần tạo mọi điều kiện cho trẻ tham gia vào các hoạt động khác nhau đểgiúp trẻ phát triển

Thật vậy, trẻ lứa tuổi mầm non đặc biệt là mẫu giáo lớn rất nhạy cảm vàthích nghi với hoạt động nghệ thuật đặc biệt là âm nhạc Âm nhạc là phươngtiện giúp trẻ cảm nhận thế giới xung quanh, phát triển lời nói, quan hệ giao tiếptrao đổi tình cảm Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc, trẻ cóthể tiếp nhận âm nhạc ngay từ khi còn nằm trong nôi Trẻ mầm non dễ xúc cảm,vốn ngây thơ, trong sáng nên tiếp xúc với âm nhạc là nhu cầu không thể thiếu.Thế giới âm thanh muôn màu không ngừng chuyển động tạo điều kiện cho trẻphát triển chức năng tâm lý, năng lực hoạt động của trẻ Có thể nói âm nhạc làphương tiện phát triển năng lực thẩm mĩ, đạo đức trí tuệ, thể chất cho trẻ tạo tiềnđề cho sự phát triển toàn diện nhân cách, củng cố kiến thức cho trẻ trong họctập, vui chơi Giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non đó không phải đào tạo nhạc

công mà chính là đào tạo con người [1].

Âm nhạc là một bộ môn nghệ thuật giáo dục cho trẻ những cái đẹp cái haytrong cuộc sống Lời ca, giai điệu giúp trẻ tưởng tượng, tập nói lên cảm xúc củamình, diễn tả ý nghĩ, mơ ước, cảm xúc mạnh mẽ hay dịu dàng Là phương tiệngiáo dục thẩm mỹ có hiệu quả nhất Những hình ảnh biểu trưng về cái đẹp như:bài: Con chim non, Con gà trống, Hoa trường em, Sắp đến tết rồi, Cháu yêu bà,ví dụ: Ở bài “Lá xanh” trẻ cảm nhận vẻ đẹp ở cây cối, thiên nhiên nơi đó cónhững chú bướm nô đùa với lá cây Gió xào xạc làm rung những cành lá nhưvẫy gọi các em nhanh chân đến trường mầm non Việc tích lũy những khái niệmđơn giản và riêng lẻ về âm nhạc cũng như số lượng tác phẩm mà trẻ được nghe,

được học thuộc sẽ đặt những cơ sở đầu tiên của thị hiếu âm nhạc[2].

Âm nhạc là phương tiện giáo dục đạo đức, âm nhạc đã tác động đến tìnhcảm của con người nó làm thức tỉnh những tình cảm tốt nhất và làm cho tínhtình dịu dàng hơn và tốt hơn, trong sạch nhân hậu hơn, hình thành tình cảm đạođức, các tác phẩm âm nhạc ca ngợi vẻ đẹp nhiên thiên, từ đó hình thành ở trẻtình cảm yêu quê hương Những điệu múa những bài hát của các dân tộc trênthế giới hình thành ở trẻ tình hữu nghị Qua tiếp xúc âm nhạc trẻ có ảnh hưởng

bởi nền văn hóa xã hội như: lễ phép, tinh thần đoàn kết, kính yêu ông bà [1]

Âm nhạc là phương tiện thúc đẩy sự phát triển trí tuệ của trẻ như: cảm thụâm nhạc gắn bó chặt chẽ với sự phát triển quan sát, nhạy bén Trẻ tập trung nghenhạc, so sánh âm thanh làm quen với ý nghĩa biểu cảm của âm thanh đó, ghi nhớnhững đặc điểm, tính chất của hình tượng âm nhạc Trong khi tập hát, trẻ không

chỉ tiếp thu về giai điệu, tiết tấu, lời ca, mà còn phát triển ngôn ngữ (phát âm

Trang 2

chính xác, biểu cảm, mở rộng vốn từ) Các dạng hoạt động âm nhạc ở trẻ mầm

non tùy theo đặc điểm lứa tuổi thông qua các bài học giáo dục âm nhạc ngàymột khó dần, phức tạp dần đòi hỏi trẻ phải tích cực tư duy tưởng tượng, sáng tạo

Âm nhạc là phương tiện góp phần phát triển thể chất: âm nhạc có ảnhhưởng đến quá trình hoàn thiện cơ thể trẻ Trước hết, âm nhạc được coi là khảnăng tốt nhất để phát triển tai nghe, vận động theo nhạc, nghe nhạc, trò chơi âmnhạc

Giáo dục Âm nhạc là một môn học độc lập của trẻ trước tuổi đi học, nógiúp trẻ nắm được một số khái niệm sơ đẳng về âm nhạc như khả năng nghe hát,nghe nhạc khả năng thể hiện một số tác phẩm âm nhạc đơn giản, đặc biệt là khảnăng cảm thụ nhịp điệu âm nhạc Là môi trường giúp trẻ được thư giãn, thoảimái, thể hiện tài năng của mình Thông qua âm nhạc trẻ yêu quê hương đấtnước, biết chia sẻ, biết quan tâm đến mọi người, âm nhạc giúp cho con ngườiđược thăng hoa, con người có lòng nhân ái Khi con người say mê âm nhạc thìtình cảm cũng bao dung hơn, tự tin hơn trước đám đông.

Trước những vai trò quan trọng của âm nhạc đối với con người nói chungvà trẻ mầm non nói riêng, trước những tác dụng to lớn của âm nhạc đối với trẻ,bản thân là một giáo viên có trên 10 năm kinh nghiệm dạy trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi,tôi nhận thấy một thực trạng là đa số các cháu ở trường mầm non còn thiếu tựtin khi đứng trước đông người, trẻ còn rụt rè khi tiếp xúc với người lạ, khả năngngôn ngữ cũng hạn chế, các phong trào văn hóa văn nghệ ngày hội ngày lễ củatrường cũng bị hạn chế bản thân trăn trở đi tìm câu trả lời làm thế nào để nângcao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi? Làm thế nào để âm nhạc làmón ăn tinh thần không thể thiếu được đối với trẻ?

Với lí do trên, bằng kinh nghiệm cũng như thực tiễn quá trình dạy học tạitrường mầm non Dân Lực nhiều năm, thấy được tầm quan trọng của việc giáodục âm nhạc cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng, bảnthân tôi luôn trăn trở, suy nghĩ thực nghiệm và đề xuất các giải nâng cao chất

lượng giáo dục âm nhạc đạt hiệu quả cao nhất Đó chính là: “Một số giải phápnâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi tại lớp A2, trườngMầm non Dân Lực” để làm đề tài nghiên cứu nhằm giúp trẻ nâng cao chất

lượng giáo dục âm nhạc góp phần phát triển nhân cách toàn diện, tạo tiền đềvững chắc cho trẻ sẵn sàng vào lớp 1.

1.2 Mục đích nghiên cứu:

Tìm hiểu và nghiên cứu thực trạng, từ đó đề xuất đưa ra các giải pháp sưphạm để cải thiện thực trạng có hiệu quả hoạt động giáo dục âm nhạc ở trườngMầm non Dân Lực

Thông qua quá trình nghiên cứu đề tài rút ra được bài học kinh nghiệm chobản thân trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc ở trường mầmnon.

Nâng cao khả năng tự học tập, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu để nâng caonăng lực chuyên môn của bản thân đáp ứng yêu cầu của giáo dục trong thời kỳmới

1.3 Đối tượng nghiên cứu:

Trang 3

Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi lớpA2 trường mầm non Dân Lực.

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

- Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Thu thập tài liệu, tìm đọc sách

báo, tập san.

- Nhóm phương pháp điều tra, khảo sát thực tế: Nắm bắt tình hình của trẻ

qua các hoạt động

- Nhóm phương pháp thống kê, xử lý số liệu: Thống kê kết quả thực hiện

của trẻ qua từng tiêu chí hoạt động, thông tin thu được thông qua việc sử dụngcác phép tính toán học.

- Nhóm phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tham khảo các ý kiến của

lãnh đạo, đồng nghiệp về vấn đề mình đang quan tâm để xây dựng bài viết hoànchỉnh.

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM2.1 Cơ sở lý luận

Mỗi con người chúng ta ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời đã được nghenhững lời ru, tiếng hát, câu hò…của bà, của mẹ Chính từ cái nôi đầu đời ấy đãđưa những tâm hồn trẻ thơ hòa vào âm nhạc Và đối với trẻ, âm nhạc cũngdường như là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc thăng hoa Âm nhạc có sức layđộng tình cảm kỳ lạ, có thể đánh thức tâm hồn con người bằng những âm thanhnhẹ nhàng, bay bổng Những lời ca và giai điệu ngọt ngào sâu lắng đã giúp trẻcó những rung cảm mạnh mẽ Từ đó, trẻ biết cảm

nhận tác phẩm và trải nghiệm những cảm xúc, ý nghĩ của mình để dần khám phácuộc sống xung quanh trẻ Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em pháttriển về thể chất, tình cảm, thẩm mĩ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân

cách [3] mà mục đích của giáo dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức, thẩm

mĩ cho trẻ Giáo dục âm nhạc hình thành cho trẻ lòng yêu thiên nhiên, Tổ quốc,tình yêu thương con người Không chỉ vậy, giáo dục âm nhạc còn là phương tiệnnâng cao khả năng trí tuệ, phát triển thể chất, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng,củng cố kiến thức trẻ qua học tập, vui chơi

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra 7 vai trò quan trọng giáodục âm nhạc mang lại cho trẻ mầm non như sau:

+Tăng trí thông minh+Tăng cường trí nhớ

+ Tăng cường những mối quan hệ xã hội+Giúp trẻ tự tin thể hiện chính mình+ Rèn luyện tính kiên nhẫn ngay từ nhỏ

+ Giúp trẻ có thói quen học tập không ngừng nghỉ+ Tăng khả năng sáng tạo

Với những lợi ích mà giáo dục âm nhạc mang lại, minh chứng một điềurằng cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc càng sớm càng tốt Quá trình trẻ tiếp xúc vàhoạt động âm nhạc như học hát, nghe hát, vận động theo nhạc, chơi trò chơi âmnhạc sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển toàn diện,

Trang 4

hài hoà, là sự phát triển về thẩm mĩ, đạo đức, trí tuệ và thể lực Chính vì vậy,

giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng[4].

Âm nhạc vốn rất gần gũi với trẻ em ở những năm đầu tiên của cuộcsống, những phản ứng vui tươi của trẻ khi nghe âm nhạc vẫn còn mơ hồ, thậmchí nhiều khi còn lẫn lộn giữa âm nhạc với các âm thanh khác nhau ở xungquanh Khi trẻ bước vào tuổi mẫu giáo, nhất là từ 3 tuổi trở lên thì trẻ đã cảmnhận được những bài hát và những giai điệu của âm nhạc: Tuy nhiên lòng yêuthích âm nhạc ở các cháu lại ở nhiều mức độ khác nhau Có cháu yêu đến độ saymê, có cháu lại rất thờ ơ khi nhạc vang lên Yêu âm nhạc còn do môi trườngsống và tác động xung quanh và cách giáo dục của người lớn xung quanh Vì thếcho nên giáo dục âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ, giáo dục đạo đức,góp phần phát triển trí tuệ và có sự tác động lớn đến sự phát triển tâm sinh lí củatrẻ.

Tất cả đều cần phải được tiến hành thường xuyên đối với trẻ Đặc biệt đểnâng cao chất lượng, sự yêu thích âm nhạc đối với trẻ giáo viên phải tự tạonhiều đồ chơi, đồ dùng dạy học phù hợp, tích hợp giáo dục âm nhạc với các hoạtđộng hằng ngày ở trường mầm non một cách lôgic, có hiệu quả.

Muốn thực hiện tốt việc lồng ghép phù hợp, nhuần nhuyễn, muốn có tròchơi mới trong hoạt động giáo dục âm nhạc hoặc trong các ngày hội, ngày lễchúng ta cần sử dụng đầy đủ 3 phương pháp cơ bản của giáo dục âm nhạc là: Phương pháp trực quan thính giác: Là phương pháp đặc thù của giáo dụcâm nhạc, trong đó âm nhạc gợi lên những tâm trạng, cảm xúc, tình cảm đa dạng,gần gũi trẻ.

Phương pháp dùng từ (giảng giải, chỉ dẫn ) hướng đến ý thức của trẻ Đốivới trẻ, lời nói cụ thể và có hình ảnh của giáo viên là một trong những phươngtiện nhận thức đặc biệt gần gũi, dễ hiểu.

Phương pháp thực hành nghệ thuật: Trẻ hát, chơi trò chơi âm nhạc, vậnđộng, sử dụng nhạc cụ, hoạt động sáng tạo dưới sự hướng dẫn của giáo viên Ở lớp tôi quản lý, việc tổ chức lồng ghép giáo dục âm nhạc trong các hoạtđộng từ thể dục buổi sáng cho đến hoạt động chiều cũng đã áp dụng và có hiệuquả, cải biên, sưu tầm, sáng tác một số trò chơi có phần phong phú hơn

2.2 Thực trạng chất lượng giáo dục âm nhạc của trẻ 5-6 tuổi tại lớp A2,trường Mầm non Dân Lực

Đặc điểm tình hình chung của lớp.

Tổng số trẻ: 32 cháu, số trẻ nữ 14/32 đa số các cháu là con gia đình thuầnnông và buôn bán nhỏ

Trang 5

Hàng năm nhà trường còn tổ chức các cuộc thi, các buổi giao lưu văn nghệcó phụ huynh tham gia nhằm tuyên truyền với phụ huynh về cách chăm sóc nuôidạy con từ đó tạo được niềm tin cho phụ huynh để phụ huynh yên tâm gửi conđến trường Chính vì vậy qua mỗi năm số lượng học sinh đến trường ngày mộttăng Là giáo viên trong nhà trường, ngay từ đầu năm học tôi được nhà trườngphân công dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi A2, các cháu cùng chung một độ tuổi nênnhận thức tương đối đồng đều đặc biệt các cháu rất thích hoạt động âm nhạc.

Từ những thực trạng trên, ngay từ đầu năm học với những phương pháp tổchức chưa linh hoạt nên khả năng cảm thụ âm nhạc của trẻ chưa cao Vì vậy tôirất băn khoăn suy nghĩ phải làm gì để nâng cao chất lượng và hiệu quả việc giáodục âm nhạc cho trẻ 5- 6 tuổi Để nắm thực trạng chính xác nhất về chất lượnggiáo dục âm nhạc của lớp, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát phânloại học sinh, nhằm tìm ra phương pháp giáo dục phù hợp với nhận thức, đặcđiểm tâm sinh lý của từng trẻ.

Qua điều tra khảo sát thực trạng trên tổng số 32 trẻ như sau (thời điểmtháng 9/2020 )

Số trẻ Tỉ lệ % Số trẻ Tỷ lệ %

1.Trẻ hát thuộc bài hát, hát rõ lời, hát đúng giai

2.Trẻ biết sử dụng dụng cụ âm nhac và gõ đúng nhịp bài hát, biết múa

3.Trẻ hứng thú nghe hát hiểu nội dung, vận động

4.Trẻ biết chơi trò chơi

Trang 6

Qua bảng khảo sát trên cho thấy tỷ lệ trẻ đạt tốt - khá còn thấp, tỷ lệ trẻchưa đạt còn cao Trước thực trạng như vậy là do phương pháp dạy học còn máymóc, dập khuôn, tích hợp âm nhạc vào các môn học khác chưa lôgic Đây chínhlà điều khiến tôi băn khoăn trăn trở tìm hiểu nghiên cứu tìm ra cho mình nhữnggiải pháp nhằm giúp trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi hoạt động âm nhạc một cách tốt nhất,đạt kết quả cao nhất Bằng tất cả những kinh nghiệm thực tiễn của bản thân cộng

với nghiên cứu lý luận trên các nguồn tài liệu tôi đã mạnh dạn đưa ra “Một sốgiải pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 lớpA2 tại Trường Mầm non Dân Lực” như sau:

2.3 Các giải pháp thực hiện đề tài “ Một số giải pháp nâng cao chấtlượng giáo dục âm nhạc (GDAN) cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi lớp A2 tạitrường Mầm Non Dân Lực.

Giải pháp 1: Tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn củabản thân

Tự học, tự bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân là mộttrong những biện pháp tất yếu, tiên quyết của mỗi người giáo viên mầm non.Tuy nhiên tự học, tự bồi dưỡng bản thân mình như thế nào cho có hiệu quả mớilà điều quan trọng nhất

Trước hết, để học tập tốt bản thân tôi phải là một giáo viên tốt về phẩmchất đạo đức và về năng lực chuyên môn, năng động, sáng tạo, luôn có tinh thầntự học, tự bồi dưỡng và luôn luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao,phải thực sự yêu nghề mến trẻ

Bản thân không ngừng học hỏi để tiếp cận những đổi mới của chươngtrình giáo dục mầm non hiện nay Tôi được dự giờ học hỏi đúc rút kinh nghiệmqua các tiết dạy của đồng nghiệp ở trường, các tiết dạy mẫu do Phòng Giáo dục& Đào tạo huyện tổ chức tại các trường trong cụm ( tại trường mầm non Dân Lýcô Lê Thị Nga dạy) hoặc đi tham quan học hỏi ở các trường bạn ( thăm trườngmầm non Dân Quyền, Hợp Thành, Hợp Lý) Từ đó tôi đã tích lũy dần vốn kinhnghiệm cho mình về những đổi mới trong phương pháp và hình thức trên mỗitiết học Trong năm học tôi mạnh dạn tham mưu với cô hiệu phó chuyên môncủa trường xây dựng tiết dạy mẫu môn âm nhạc để bản thân và đồng nghiệp đúcrút kinh nghiệm, qua đó tôi rút kinh nghiệm những việc mình đã làm được vàchưa làm được để tiếp tục điều chỉnh trong quá trình thực tế giảng dạy tại nhómlớp

Bên cạnh đó tôi thường xuyên sưu tầm những giáo án hay, những sángkiến kinh nghiệm đạt hiệu quả cao có liên quan đến bộ môn Âm nhạc trên cáctạp chí giáo dục mầm non, trên mạng Internet thông qua trang mạng giáo án điệntử như: Violet, Website mầm non, google… và của các đồng nghiệp làm thànhmột tập san và tài liệu để bản thân tham khảo trong suốt quá trình dạy trẻ.Không những thế tôi còn tìm tòi học hỏi kỹ năng âm nhạc qua việc xem băngđĩa, ti vi, báo, đài…có động tác nào đẹp tôi học theo và làm theo, có bài hát nàohay phù hợp với chương trình mầm non tôi ghi chép lại để hướng dẫn thêm chotrẻ Hay trước khi dạy hát hoặc hát cho trẻ nghe, tôi tập đi tập lại nhiều lần, hátcho thuộc lời, đúng giai điệu Tôi còn tập hát kết hợp đánh đàn để giúp trẻ cảmnhận trọn vẹn hơn giai điệu của mỗi bài hát Vào những buổi sinh hoạt văn nghệ

Trang 7

cuối ngày, cuối tuần, biểu diễn văn nghệ cuối chủ đề, tôi luôn thể hiện năngkhiếu, giọng hát của mình cho trẻ nghe, không những thế tôi còn khuyến khíchtrẻ tham gia, hưởng ứng cùng với tôi như múa cùng cô, hoặc cô hát trẻ sử dụngdụng cụ âm nhạc phụ họa theo…

Để tạo được sự gần gũi, giao lưu giữa cô và trẻ trên mỗi tiết học Âm nhạc,tôi thường xuyên chú ý tới tác phong sư phạm lên lớp của mình Với phươngchâm “Trẻ học mà chơi, chơi mà học”, tôi luôn tạo một cảm giác thoải mái, tựtin, vui vẻ, hòa đồng cùng tất cả các cháu Cô giống như một người mẹ, ngườibạn để có thể lắng nghe, hiểu hơn về những tâm tư tình cảm và nguyện vọngước mơ của trẻ Khơi dậy ở trẻ một tâm thế mạnh dạn, tự tin, tươi vui trong tấtcả các hoạt động âm nhạc ở trường

Như vậy, muốn thực hiện tốt việc giáo dục âm nhạc ở trường mầm non,muốn trẻ có khả năng cảm thụ tác phẩm âm nhạc một cách sâu sắc và gần gũinhất thì trước hết người giáo viên phải có kiến thức, khả năng âm nhạc, biếttruyền đạt, biết thể hiện tác phẩm một cách hấp dẫn vì hiệu quả giáo dục ảnhhưởng trực tiếp tới trẻ Bên cạnh đó, giáo viên cũng phải đặc biệt chú ý đến đặcđiểm tâm sinh lý lứa tuổi của cá nhân trẻ Có như vậy thì giờ học âm nhạc mớiđạt được những kết quả tốt Giáo viên mới có thể truyền tải hết những cái hay,cái đẹp trong âm nhạc đến với trẻ một cách có hiệu quả

Giải pháp 2: Tạo môi trường, làm đồ dùng, dụng cụ âm nhạc phongphú phục vụ cho hoạt động giáo dục âm nhạc.

Môi trường hoạt động hấp dẫn với những bộ đồ dùng, dụng cụ âm nhạcphong phú, sáng tạo có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần không nhỏ nâng caohiệu quả hoạt động giáo dục âm nhạc Nó không chỉ góp phần làm cho giờ họcthêm phần sinh động, hấp dẫn mà còn giúp cô giáo thể hiện tốt, hay, trọn vẹn tácphẩm âm nhạc đó đến với trẻ

Với không gian rộng, cùng với hình thức trang trí đẹp mắt bằng nhữnghình ảnh ngộ nghĩnh gần gũi với trẻ trên các mảng tường của phòng âm nhạc đãkích thích trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động âm nhạc hơn

(Góc âm nhạc lớp A2 )

Trang 8

Bản thân tôi cũng đã tìm tòi, trang trí trong lớp học của mình một môitrường hoạt động âm nhạc rất đẹp mắt và gần gũi, thân thiện đối với trẻ Tôi đặcbiệt chú ý tới góc hoạt động nghệ thuật, vì ở góc này các cháu lớp tôi rất thíchđược thực hành trải nghiệm những bài hát trẻ đã học để biểu diễn một cách rất tựnhiên và sáng tạo theo ý thích của trẻ Chính vì thế, tùy vào mỗi chủ đề tôi lựachọn những hình ảnh đẹp mắt, ngộ nghĩnh để trang trí làm mới lạ cho góc

Ví dụ: Chủ đề bản thân: Tôi làm từ rổ tre và giấy màu thành hình những

bạn gái đang cùng nhau múa hát dán lên mảng tường, đến chủ điểm động vật tôilại dán hình những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu đang đánh đàn, thổi kèn

Là một góc chơi mang tính nghệ thuật nên ngay cả giá đựng đồ chơi củagóc này cũng được tôi chọn loại giá có hình dáng rất xinh xắn và dễ thươngnhằm tạo thêm sức thu hút của góc chơi Ngoài ra, tôi còn bố trí sắp xếp trên giácác loại đồ dùng, dụng cụ âm nhạc rất đẹp và phong phú về chủng loại như: quạtmúa, phách tre, trống lắc, trống cơm, bộ gõ, đàn, mũ múa, nơ đeo tay Tất cảnhững đồ dùng, đồ chơi trên đều phải ở trạng thái mở để cho trẻ dễ dàng lấy vàsử dụng

Tôi kết hợp với phụ huynh sưu tầm các loại nguyên vật liệu từ phế thải vàtừ thiên nhiên như: Các loại chai lọ, lon bia, nước ngọt, tre nứa, sọ dừa khô, vỏhộp bánh các loại, giấy gói hoa, quà sau đó tôi lên mạng tìm hiểu hình dángcủa một số loại dụng cụ âm nhạc và tự mình thiết kế một số mẫu như sau:

Ví dụ 1: Để làm bộ trống cho trẻ hoạt động Tôi lựa chọn các loại vỏ hộp

bánh quy bằng sắt có dạng hình tròn to nhỏ và có âm thanh trầm bổng khácnhau Sau đó trang trí thêm các họa tiết hoa lá, nốt nhạc để tạo sự đẹp mắt mớilạ cho trẻ Để bộ trống dễ sử dụng tôi làm thêm các chân giá để trống bằng sắtchắc chắn, hay đính thêm dây để đeo khi sử dụng Một kết quả đáng mong đợi làtrẻ lớp tôi rất thích thú khi sử dụng loại nhạc cụ này

(Bộ trống tự tạo bằng nguyên liệu phế thải).

Ví dụ 2: Để làm bộ gõ cho trẻ hoạt động Tôi đã sử dụng sọ dừa khô cắt

các mảnh gõ bằng nhau, sau đó dùng giấy nhám đánh bóng, quét một lớp vecni

Trang 9

vàng mỏng tạo màu sắc, đồng thời tôi cắt hoa, lá, các con vật như bướm, chimbằng giấy đề can trang trí cho bộ gõ thật đẹp, hấp dẫn và ấn tượng với trẻ

Ví dụ 3 Để làm được chiếc đàn tôi tận dụng những chiếc vợt cầu lông,

vợt bắt muỗi không dùng nữa rồi trang trí giấy bitis, dán hoa, nốt nhạc… lêntrên, đính thêm dây để trẻ dễ sử dụng.

Ví dụ 4 Để làm trang phục biểu diễn khi làm các bộ trang phục cho trẻ

biểu diễn âm nhạc tôi hướng dẫn trẻ cùng làm với mình Đầu tiên tôi dùng cácloại lá cây bàng, lá chuối, rơm khô, bẹ cau xé nhỏ thành sợi, rồi đan tết lại.Sau đó dùng keo dính nến dán các sợi đan tết đó lại với nhau, trang trí thêmnhững bông hoa, dải nơ tạo thành những chiếc váy quần áo hay mũ đội rất xinhxắn Ngoài ra Tôi còn sử dụng ống hút nhiều màu cắt thành từng đoạn ngắn chotrẻ dùng dây dù xâu xen kẽ các màu tạo thành những chiếc váy nhiều màu sắcrất vui nhộn Bên cạnh đó tôi còn tận dụng những tờ giấy gói hoa, quà, bao đựngvỏ táo, lê để tạo ra các loại váy áo, nơ tay mà trẻ rất thích

Trang 10

Ngoài ra, tôi còn kết hợp với nhà trường, phụ huynh mua sắm thêm nhữngđồ dùng cần cho hoạt động âm nhạc ở lớp như: Đàn, ti vi, đầu đĩa, băng nhạcthiếu nhi các loại đầy đủ

Như vậy việc chuẩn bị một môi trường tốt với những trang thiết bị hiệnđại cùng những đồ dùng sẵn có do cô giáo tự làm đã góp phần làm cho giờ họcâm nhạc của lớp tôi luôn luôn sinh động và cuốn hút trẻ tích cực tham gia hoạtđộng Đồng thời bản thân tôi đã bổ sung thêm một phần đồ dùng dạy học âmnhạc rất phong phú, hữu ích cho nhà trường khi tham gia vào các hội thi triểnlãm đồ dùng đồ chơi cấp trường, cấp huyện

Giải pháp 3: Tổ chức giáo dục âm nhạc cho trẻ thông qua các hoạtđộng hàng ngày.

Trẻ 5 tuổi vốn sống, kinh nghiệm đã tương đối phong phú hơn, nhưng đểphát huy tối đa những hoạt động tích cực của trẻ 5 tuổi khi tham gia vào hoạtđộng âm nhạc, đặc biệt là để rèn cho trẻ sự mạnh dạn tự tin và khả năng cảm thụâm nhạc tốt, thì giáo viên cần phải tạo ra nhiều hoạt động âm nhạc khác nhaucho trẻ được tiếp xúc, được thể hiện cảm hứng của mình ở mọi lúc mọi nơi Vìthế tôi đã chủ động lồng ghép, tổ chức các hoạt động giáo dục âm nhạc một cáchnhẹ nhàng thoải mái thông qua tất cả các hoạt động trong ngày của trẻ

Giờ đón trẻ:

Mỗi trẻ vào buổi sáng đến trường với những trạng thái cảm xúc khác nhauvì vậy cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ đến trường Tôi cho trẻ ngồi xungquanh cô và mở cho trẻ nghe hoặc cùng trẻ hát những bài hát có chủ đề vềtrường lớp, bạn bè từ đó giúp trẻ cảm thấy gần gũi, tự tin, hứng thú và thích đếntrường hơn Hoặc những bài hát, bản nhạc có giai điệu vui tươi, rộn ràng khỏekhoắn, tạo không khí sôi nổi, hào hứng, phấn trấn cho trẻ bước vào một ngàymới đầy niềm hứng khởi

Ví dụ: Các bài “Trường chúng cháu là trường mầm non”;“Vui đến

trường”;“Cháu đi mẫu giáo”;“Lời chào buổi sáng”…,

Bên cạnh đó tôi còn cho trẻ xem hình trên băng đĩa nhạc thiếu nhi để trẻ

có thể bắt chước các điệu múa, nhún nhảy của các bạn, dần dần hình thành ở trẻkhả năng chú ý ghi nhớ có chủ định và niềm đam mê ca hát Đồng thời tạo đượcmột tâm thế thoải mái cho trẻ trước khi bước vào các hoạt động học tập

(Cô giáo Nguyễn Thị Thanh và các cháu cùng ca hát trong giờ đón trẻ)

Ngày đăng: 22/05/2021, 21:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w