1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ 3 4 TUỔI HOẠT ĐỘNG làm QUEN với TOÁN ở TRƯỜNG mầm NON BÍCH hòa

21 2,5K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 182 KB

Nội dung

Biện pháp 2: Tổ chức tốt các hoạt động làm quen với toán, sử dụng những trò chơi học tập, các câu hỏi mở để kích thích tư duy của trẻ………14 3... Đối với việc phát triển nhân cách và nhận

Trang 1

Lĩnh vực: Giáo dục mẫu giáo

Tài liệu kèm theo: 01 đĩa CD minh họa cho SKKN

Năm học: 2014 - 2015

Trang 2

MỤC LỤC

* Mục lục……… 1

* Ký hiệu viết tắt……… ……… 2

A ĐẶT VẤN ĐỀ……… 3

I Lý do chon đề tài……… 3

1 Cơ sở lý luận……… 3

2 Cơ sở thực tiễn………5

II Mục đích nghiên cứu………5

III Đối tượng nghiên cứu ……….5

IV Đối tượng khảo sát thực nghiệm……….5

V Phương pháp nghiên cứu…… ……….5

VI Phạm vi thực hiện đề tài……… 5

B:NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ………5

I Thực trạng của vấn đề……… 5

1 Thuận lợi……… 6

2 Khó khăn……… 6

II Khảo sát thực tế……… ……….7

III Các biện pháp thực hiện……… 7

1 Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập trong lớp nhằm cung cấp kiến thức toán học cho trẻ……… 10

2 Biện pháp 2: Tổ chức tốt các hoạt động làm quen với toán, sử dụng những trò chơi học tập, các câu hỏi mở để kích thích tư duy của trẻ………14

3 Biện pháp 3: Tích hợp làm quen với thuật ngữ toán học và các chữ số ở mọi lúc, mọi nơi…… ………17

4 Biện pháp 4: Tích Thường xuyên cập nhật ứng dụng công nghệ thông tin giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán………19

5.Biện pháp 5: Kết hợp với phụ huynh để dạy trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán……….21

IV: KẾT QUẢ ĐỐI CHỨNG SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI…………22

*Kết quả……… 22

C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ……… … 23

1 Kết luận……….23

* Bài học kinh nghiệm ……… 24

2 Những kiến nghị sau khi thực hiện đề tài……… 24

3 Tài liệu tham khảo……….25

Trang 3

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Trang 4

TÊN ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHO TRẺ 3-4 TUỔI

HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN Ở

TRƯỜNG MẦM NON A: ĐẶT VẤN ĐỀ

Trẻ lứa tuổi MN, mọi khả năng đang được hình thành và phát triển mạnh

mẽ, tư duy của trẻ phát triển ở tần số cao nhất của cuộc đời con người, quá trìnhphát triển tâm lý diễn ra rất phức tạp, nhanh và nhạy cảm, nó thường xuyên thayđổi có lúc thì hứng thú cao, có lúc lại không hứng thú, sự hứng thú của trẻ khôngbền, trẻ lại chưa biết đọc, biết viết, mọi tri thức đến vơi trẻ chủ yếu thông qua sựdạy bảo tổ chức hướng dẫn của người lớn, của cô giáo

Xuất phát từ vai trò cụ thể đó nên hoạt động làm quen với toán không thểthiếu trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Vì vậy việc nâng cao chất lượngdạy trẻ, tạo hứng thú cho trẻ tích cực tham gia hoạt động làm quen với toán làvấn đề quan trọng trong chương trình giáo dục mầm non

Chúng ta đều biết đặc điểm nhận thức của trẻ ở lứa tuổi mầm non là nhậnbiết thông qua hoạt động: “Học mà chơi, và chơi mà học” cho nên hoạt độngchủ đạo trong trường mầm non là hoạt động vui chơi Quan điểm thích hợp chophép tích hợp nội dung giáo dục của các lĩnh vực trong mọi hoạt động của trẻ,bên cạnh đó nội dung chương trình giáo dục đưa ra là nội dung chương trìnhkhung mang tính mở, tạo cơ hội cho giáo viên có thể linh hoạt trong việc xácđịnh lựa chọn và tổ chức các hình thức hoạt động sao cho thật phong phú, gầngũi với cuộc sống của trẻ tại địa phương mình Chính cách tiếp cận này sẽ giúptrẻ có hứng thú tìm hiểu khám phá theo nhiều cách khác nhau, ham hiểu biết,thích tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh, tìm hiểu mối quan hệ giữa cácđối tượng, mối quan hệ giữa trẻ với môi trường tự nhiên, xã hội gần gũi, phùhợp với khả năng nhận thức của trẻ

Trang 5

2 Cơ sở thực tiễn.

Giáo dục MN là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Mụctiêu của giáo dục MN là hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người pháttriển toàn diện Hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ MN là một nộidung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục MN Hiệu quả của việchình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ không chỉ phụ thuộc vào xâydựng hệ thống các biểu tượng cần hình thành cho trẻ mà phụ thuộc vào phươngpháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là “Hoạt động làm quen vớitoán” Hơn nữa, nội dung, phương pháp, biện pháp hình thành các biểu tượngtoán học sơ đẳng cho trẻ mầm non phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý củatrẻ, trẻ “Chơi mà học, học mà chơi” Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn họchỏi, tìm tòi thế giới xung quanh Trong khi chơi, trẻ thực sự học để lĩnh hội cáckhái niệm ban đầu hoặc các tri thức tiền khoa học, nhằm phát triển một cáchtoàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Trí tuệ - Ngôn ngữ - Thẩm mỹ - Thể chất -Tình cảm xã hội Từ đó, giúp trẻ hoàn thiện nhân cách, ngôn ngữ, tư duy, pháttriển các kỹ năng thực hành, giao tiếp, ứng xử

Đối với việc phát triển nhân cách và nhận thức toàn diện cho trẻ em, hoạtđộng làm quen với toán có một vị trí rất quan trọng, hoạt động toán là một trongnhững hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó là một hoạt động pháttriển nhận thức rất gần gũi với trẻ thơ và nó cũng được coi như là một hoạt độngkhông thể thiếu được trong cuộc sống hằng ngày của trẻ, nó làm cho trẻ hiểubiết thêm về những đồ vật, con vật, những hiện tượng tự nhiên cỏ cây, hoa látrong cuộc sống đời thường Bởi vậy “Làm quen với toán” là một hoạt động hếtsức quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ mầm nonnói chung và cho trẻ 3-4 tuổi nói riêng “Làm quen với toán” Trẻ biết so sánhkích thước, hình dạng, độ lớn các con vật, đồ vật này so với đồ vật kia, con vậtnày với con vật khác Trẻ quan tâm đến số lượng và đếm, biết so sánh số lượng

2 nhóm, biết sao chép lại quy tắc sắp xếp

Hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động “Làm quen với toán” là một GVtrực tiếp giảng dạy, tôi nhận thấy chất lượng chưa được như mong muốn củangười làm công tác giáo dục, cũng như các bậc phụ huynh tôi thấy mình cần họchỏi, nghiên cứu tài liệu để nắm rõ nội dung chương trình từ đó có định hướng.Các phương pháp làm quen với toán vẫn còn mang tính áp đặt, dập khuôn theomẫu chưa phát huy hết khả năng sáng tạo của người giáo viên khi tổ chức hoạt

Trang 6

động làm quen với toán Vậy GV cần phải làm gì? Làm như thế nào? Để trẻ cóthể học tốt hoạt động làm quen với toán một cách hứng thú nhanh và hiệu quả

mà không gây nhàm chán

Hiểu rõ được tầm quan trọng đó, tôi luôn tìm tòi những biện pháp,phương pháp tốt nhất để trẻ hoạt động tích cực trong lĩnh vực này, trong giaiđoạn hiện nay

Chính vì lý do trên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất

lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non”

II Mục đích nghiên cứu:

Nhằm giúp trẻ tiếp thu tốt hơn với hoạt động làm quen với toán

III: Đối tượng nghiên cứu.

Với tổng số trẻ là 30 trẻ ở lớp mẫu giáo bé C2 trường mầm non

IV Đối tượng khảo sát thực nghiệm:

Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 3-4 tuổi hoạt động làm quen với toán ở trường mầm non

V.Phương pháp nghiên cứu:

Sử dụng các phương pháp như: phương pháp trực quan, phương pháp tròchơi, phương pháp đàm thoại, giảng giải, phương pháp quan sát, phương phápthực hành

VI Phạm vi thực hiện đề tài:

Đề tài được thực hiện trong năm học 2014- 2015 Và tiếp tục nâng caothực hiện tốt trong những năm học tiếp theo

B NHỮNG BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I Thực trạng của vấn đề:

1 Thuận lợi :

- Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, trường mầm non BíchHòa đã có lớp học khang trang, sạch đẹp Được sự chỉ đạo sát sao về chuyênmôn của phòng giáo dục đào tạo và sự quan tâm tạo điều kiện về mọi mặt củaBGH cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong giảng dạy

- GV được tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề do nhà trường và các cấp

tổ chức, bản thân 2 năm dạy lớp mẫu giáo bé

- Đồ dùng, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đủ theo thông tư 02

- Nhà trường đã trang bị một số dồ dùng như máy chiếu, máy vi tính, đàn,

Trang 7

- GV chưa có nhiều sáng tạo trong các hình thức tổ chức hoạt động toán Ít

tổ chức các hoạt động để trẻ được trải nghiệm, ôn luyện củng cố kiến thức

GV chưa chú ý lồng ghép vào trong các hoạt động khác và chưa quan tâmnhiều đến việc thiết kế môi trường hoạt động cho trẻ

- Đồ dùng trực quan phục vụ cho các hoạt động còn sơ sài, chưa sáng tạo

dẫn tới giờ học còn khô khan, cứng nhắc

- Một số cháu đầu năm mới ra lớp nên còn nhút nhát không chú ý, thiếu tự

tin, không tích cực trong hoạt động

- Một số trẻ nhận thức còn kém, tư duy chưa nhạy bén Chưa chú ý tập trung

hứng thú trong giờ học toán

- Một số bậc phụ huynh còn quá chú trọng đến việc làm ăn kinh tế, ít quan

tâm đến việc học tập của con nên việc nhận thức của con con về các biểu tượng

về toán học còn nhiều hạn chế

II Khảo sát thực tế.

4 Trẻ biết tách một nhóm đối tượng có số

Trang 8

nhiều ngày suy nghĩ tôi quyết định tìm một số biện pháp để giúp trẻ lớp tôinâng cao chất lượng làm quen với hoạt động toán như sau.

+ Tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn

+ Cho trẻ làm quen với các thuật ngữ toán học và các chữ số ở mọi lúcmọi nơi

+ Tạo điều kiện để trẻ được trải nghiệm, khám phá, sử dụng những câuhỏi mở để kích thích tư duy cho trẻ

+ Sưu tầm hình ảnh, làm đồ dùng dạy học và trang trí lớp nhằm cung cấpnhững kiến thức toán học cho trẻ

+ Áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động làm quen với toán

+ Phối kết hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng làm quen với hoạtđộng toán

III Các biện pháp thực hiện:

1 Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập trong lớp nhằm cung cấp kiến thức toán học cho trẻ.

Để có một con người toàn diện, thì môi trường giáo dục là vô cùngquan trọng Đặc biệt đối với trẻ nhỏ, từ chiếc nôi của gia đình, trẻ đến trườngmầm non với bao điều thú vị cần được khám phá với đặc tính tò mò ham hiểu biếtcủa trẻ

Môi trường cho trẻ hoạt động trong trường mầm non gồm: Môi trườngtrong lớp như bàn ghế, giá tủ, đồ dùng, đồ chơi, các biểu bảng, các góc hoạt động

để phục vụ cho việc chăm sóc giáo dục trẻ, và môi trường ngoài lớp có trongkhuôn viên nhà trường, như: Lớp học, sân vườn…và môi trường ngoài khuôn viênnhà trường, như: Đường vào trường, danh lam thắng cảnh, khu vực công cộng gầntrường…

Tất cả các điều kiện trên giúp trẻ tìm tòi, khám phá và phát hiện nhiều điềumới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức kỹ năng của trẻ được củng cố và

bổ xung Trẻ được tự lựa chọn hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm, tạo cơ hội đểtrẻ bộc lộ khả năng của mình

Môi trường phù hợp, đa dạng, phong phú sẽ gây hứng thú cho trẻ, góp phầnhình thành và nâng cao mối quan hệ thân thiện tự tin cho trẻ, nhằm hun đúc pháttriển tư duy độc lập có sáng tạo của trẻ

Tạo môi trường hoạt động cho trẻ đòi hỏi người GV cần có kế hoạch giáodục, làm đồ dùng, đồ chơi, thiết kế các góc hoạt động theo chủ đề, chủ điểm, biếttận dụng mọi khả năng có thể kết hợp để giáo dục trẻ

Trang 9

Để trẻ có thể học ở mọi lúc, mọi nơi tôi đã tận dụng những khoảng tườngvới vị trí phù hợp để tạo môi trường làm quen với toán, sưu tầm tranh ảnh phùhợp với chủ đề để trẻ được cài lên mảng tường và đếm, cài để sắp xếp theo quytắc cho trước hoặc dùng hình ảnh đã sưu tầm, hình ảnh của trẻ vẽ để cắt và dánvào giấy theo yêu cầu, sau đó giáo viên đóng quyển tạo những sản phẩm lưu củatrẻ theo chủ đề.

VD: Ở chủ đề thế giới động vật tôi dạy trẻ số lượng 4 tôi cắt những hình ảnhcủa các con vật thành nhóm có số lượng 4 và gài lên góc “Hãy chọn cho đúng”,đến giờ hoạt động góc, hoạt động chiều…Tôi ôn luyện kiến thức thêm bớt, cungcấp kỹ năng đếm, so sánh, nhận biết các chữ số…Để trẻ nhớ lại và khắc sâuthêm kiến thức như vậy trẻ sẽ nhớ lâu hơn bài học của mình (Tương tự như vậyvới các chủ đề Phương tiện và quy định giao thông, thế giới động vật, thế giớithực vật, gia đình, nghề nghiệp…)

Lô tô con vật cắt dời từ hoạ báo.

đồ dùng về trang trí lớp

VD: Làm đồ dùng từ lô tô bằng hình ảnh để dạy toán

Ở chủ đề thế giới thực vật tôi sưu tầm được từ tờ rơi quảng cáo của các siêuthị có rất nhiều hình ảnh về các loại rau quả, tôi cắt ra với số lượng là 3 và làmthẻ lô tô cho mỗi trẻ, hoặc tôi cắt rời hình ảnh đó và yêu cầu trẻ xếp theo nhóm

số lượng để học… Cô giáo dùng hình ảnh gắn lên bảng để các bé thử tài, béghép số, bé đoán giỏi…

Với nhũng hình ảnh đó trẻ được luyện tập ở các hoạt động như hoạt động góc,hoạt động tự do như vậy nhằm củng cố, ôn luyện kiến thức toán mà trẻ vừa đượchọc

Trang 10

Tranh lô tô cắt từ hoạ báo.

Trên mảng tường giáo viên cắt dán bìa lịch có hồ nước, con cá, các cua, conếch trẻ tự gắn theo ý thích hoặc yêu cầu của cô

VD: Trẻ có thể tìm và gắn 4 con vật sống trong gia đình, tìm và gắn 3 con vậtsống dưới nước, để trẻ có thể so sánh, thêm bớt, tạo nhóm….Hoặc tìm nhữngcon vật 2 chân, 4 chân gắn lên bảng và gắn chữ số tương ứng…

Ở trường tôi phần lớn dân cư vẫn sống bằng nghề nông nghiệp, nhữngnguyên liệu từ tự nhiên luôn có sẵn như: Rơm, lá cây, hột hạt….rất nhiều và rễkiếm, không tốn tiền mà đó là những học liệu mở, để trẻ có thể tìm tòi và khámphá, dùng trong nhiều hoạt động Hòn sỏi, hạt gấc, hạt nhãn, hạt vải, lácây….Dùng để đếm: Sợi len, ống hút, sợi rơm…dùng để đo

Thực hiện biện pháp này tôi thấy không những đồ dùng dạy học toán của lớptôi đầy đủ đa dạng và các hoạt động khác cũng có nhiều ví dụ tận dụng được tranhảnh sưu tầm, nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương, nhiều loại, phong

phú, đa dạng có thể dùng vào nhiều mục đích khác và đã có nhiều cô giáotrong trường cùng nhau thực hiện Với môi trường lớp học đẹp, hấp dẫn trẻ đitrường chuyên cần hơn, mạnh dạn hơn…

2 Biện pháp 2: Tổ chức tốt các hoạt động làm quen với toán, sử dụng những trò chơi học tập, sử dụng các câu hỏi mở để kích thích tư duy của trẻ.

Với những năm học trước khi sử dụng những hình thức lên lớp cũ GV làngười chủ đạo, trong một hoạt động chung vì sợ trẻ của mình còn nhỏ không thểtiếp nhận hết kiến thức mà mình đưa ra chính vì vậy mà tôi thường nói quánhiều, hướng dẫn trẻ quá tỉ mỉ sau mỗi buổi đi dạy về tôi cảm thấy rất mệt mỏi

mà bên cạnh đó kết quả thu được trên trẻ lại không cao, trẻ không nhanh nhẹn

mà bị thụ động tiếp nhận kiến thức, không chịu tư duy mà chỉ chờ cô giáo nhắcrồi làm theo…Vì vậy tôi nhận ra phương pháp của mình chưa phù hợp khiến tôisuy nghĩ rất nhiều Qua tìm tòi và nghiên cứu tài liệu, đọc kỹ chương trình giáodục mầm non, qua các buổi dự giờ kiến tập tôi nhận thấy chương trình giáo dụcmầm non mới lấy trẻ làm trung tâm, cô giáo chỉ là người hướng dẫn Chính vìvậy trong các hoạt động tôi đã cố gắng tạo tình huống để trẻ được trải nghiệm,tìm tòi, khám phá và tự tìm ra đáp án riêng của mình Có những trẻ thông minh,

Trang 11

hoạt bát thì có những đáp án đúng, sẽ có những trẻ có đáp án sai vì trẻ chưa có

kỹ năng chuẩn xác, nhưng tôi không phủ nhận kết quả đó luôn mà tôi sẽ hướngdẫn hoặc thực hành cùng trẻ (Nếu trẻ làm nhiều lần mà vẫn ra kết quả sai) để tìm

ra kết quả đúng, mục đích để tạo cho trẻ sự mạnh dạn, tự tin vào bản thân mình

VD: Hoạt động ôn luyện hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.

Trò chơi: “Tìm nhà mở cửa” (GV đã cải biên bài đồng dao “Xúc sắc xúc sẻ”thành trò chơi có mục đích học tập)

+ Cách chơi: 4 trẻ ngồi đằng sau ngôi nhà bằng bìa xốp, nhà có cửa hình vuông,hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật Cả lớp vừa đi vừa đọc đồng dao, khi kếtthúc bài đồng dao cô nói nhà nào mở cửa (nhà hình vuông mở cửa) thì bạn ởngôi nhà có cửa hình cô nói sẽ mở ra cho các bạn cầm hình tương ứng với cửacủa ngôi nhà chui vào Còn những trẻ có hình khác đứng ở bên ngoài

Mở cửa cho chúng tôi”

Tất cả trẻ tham gia chơi sẽ được vào những ngôi nhà có cửa giống hình mình cầm trên tay Khi đã chơi hết trẻ cô cho cả lớp ra và đổi hình, đổi bạn đứngđằng sau cửa của ngôi nhà và chơi tiếp, nhưng lần chơi tiếp cô nói (tất cả các ngôi nhà đều mở cửa)

Ảnh trẻ chơi

VD: Trong bài dạy “So sánh to hơn nhỏ hơn” Tôi cho trẻ quan sát và đưa ra cáccâu hỏi

+ Con thấy 2 quả bóng này có đặc điểm gì khác nhau?

+ Các con nhìn xem 2 quả bóng này quả bóng nào to hơn?,

+ Quả bóng nào nhỏ hơn?

+ Quả bóng to hơn có màu gì?

+ Quả bóng màu xanh như thế nào?

Ngày đăng: 29/09/2016, 03:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w