1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 6 tuổi làm quen với văn học

18 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 3,18 MB

Nội dung

Đó là sự mở đầu cho trẻ những bước đi chập chững đầu tiên vào thế giới những giá trị phong phú chứa đựng trong tác phẩm văn học, sự tiếp xúc đầu tiên trong tác phẩm văn học nhất là những

Trang 1

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN THANH OAI

TRƯỜNG MẦM NON KIM THƯ

ĐỀ TÀI:

“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ 5-6 TUỔI HỌC TỐT MÔN KỂ CHUYỆN”

Lĩnh vực:Giáo dục mẫu giáo

Tên tác giả: Lương Thị Kim Yến

Chức vụ: Giáo viên

Trang 2

PHÒNG GD&ĐT THANH OAI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG MẦM NON KIM THƯ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học 2012 – 2013

SƠ YẾU LÝ LỊCH

- Họ và tên : Lương Thị Kim Yến

- Ngày, tháng, năm sinh : 11/2/1964

- Năm vào nghành: 1982

- Chức vụ : Giáo viên

- Đơn vị công tác : Trường mầm non Kim Thư

- Trình độ chuyên môn : Trung cấp Sư phạm Hà Nội

- Hệ đào tạo : Tại chức

- Khen thưởng : Chiến sĩ thi đua cấp cơ sở

Trang 3

Lời cảm ơn!

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường,

đồng chí phụ trách chuyên môn cùng tất cả các đồng chí giáo viên trong trường mầm non Kim Thư, đặc biệt

là học sinh và phụ huynh lớp A2 Trường mầm non Kim Thư đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài này./.

Tác giả

Lương Thị Kim Yến

Trang 4

MỤC LỤC

Trang

7

Trang 5

I PHẦN MỞ ĐẦU

Đề tài: “Một số biện pháp gây hứng thú cho trẻ 5-6 tuổi học tốt bộ môn kể chuyện”.

1 Lý do chọn đề tài:

Là loại hình nghệ thuật văn học, giữ vai trò to lớn trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ Dẫn dắt trẻ vào thế giới văn học là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên trong trường mầm non

Đó là sự mở đầu cho trẻ những bước đi chập chững đầu tiên vào thế giới những giá trị phong phú chứa đựng trong tác phẩm văn học, sự tiếp xúc đầu tiên trong tác phẩm văn học nhất là những câu chuyện kể sẽ kích thích ở trẻ sự phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, văn học góp phần hình thành tình cảm đạo đức cho trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo Việc hình thành và phát triển hoạt động văn học là một hình thức quan trọng để phát triển tính tích cực cá nhân, tính độc lập sáng tạo của trẻ

Trẻ thơ lứa tuổi bắt đầu của sự nhận thức và những tình cảm mãnh liệt, giữa các

em và các nhân vật trong truyện có sự đồng điệu về tâm hồn về tính cách, các em thích nghe kể chuyện và thích kể lại chuyện, các em đến với chuyện với nhân vật trong truyện với tất cả những tình cảm rung động, ngọt ngào nhất, say mê nhất, đồng cảm nhất Chính vì thế những câu chuyện có vai trò rất lớn góp phần hình thành và phát triển nhân cách, những câu chuyện là một phần cuộc sống, gợi lên cho trẻ những tình cảm lành mạnh, giúp trẻ nhận biết được thế giới xung quanh thật là kì diệu Những mối quan hệ giữa con người với con người trẻ nhận ra cái thiện và cái ác góp phần phát triển ngôn ngữ mạch lạc Chính vì hiểu được tầm quan trọng đó nên tôi băn khoăn không biết làm thế nào để cho trẻ hứng thú với hoạt động kể chuyện góp phần thu hút trẻ để tiết dạy đạt kết quả cao

Là một giáo viên mặc dù đã cao tuổi nhưng lòng nhiệt tình yêu nghề tôi thiết nghĩ, mình phải tìm ra những biện pháp hữu ích Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một

số biện pháp gây hứng thú cho trẻ bộ môn kể chuyện”

2 Mục đích nghiên cứu:

Giúp trẻ tiếp xúc cảm nhận được sự vật hiện tượng những cái hay cái đẹp xung quanh, trẻ khám phá được nhiều điều mới lạ mà trẻ chưa được làm quen Từ đó giúp trẻ hơn về mọi mặt như: Đức- Trí- Thể- Mĩ khi trẻ được nghe cô kể chuyện và khi trẻ được kể lại chuyện thì ngôn ngữ của trẻ phát triển mạch lạc rõ ràng khả năng trình bày logic có trình tự chính xác và có hình ảnh nội dung

3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu:

- Trong 1 năm học từ tháng 9 năm 2012- tháng 5 năm 2013

- Địa điểm: Lớp 5 tuổi A2 trường mầm non Kim Thư

- Đối tượng 5 – 6 tuổi

* Kế hoạch nghiên cứu:

Vào đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch gây hứng thú cho trẻ học tốt môn kể chuyện cụ thể như sau:

Trang 6

- Tháng 9 tôi cho trẻ làm quen với môi trường của lớp, tôi tập chung vào rèn nếp cho trẻ và tìm hiểu đặc điểm tâm lý của trẻ

- Tháng 10 khi nề nếp đã ổn định tôi luyện tai nghe cho trẻ nhằm phát triển thính giác,

âm vị cho trẻ nghe những bài hát, ca dao tôi kể chuyện cho trẻ nghe nhiểu tạo điều kiện sự chú ý và tập chung Chú ý khả năng thính giác thông qua các bài tập, trò chơi

“Tai ai thính, ai đoán giỏi và sửa sai cho trẻ về lỗi phát âm

- Tháng 11 và 12 tôi tập chung vào tăng vốn từ nói diễn cảm rõ ràng, luyện cơ quan phát âm, phát triển vốn từ cho trẻ thông qua các trò chơi “Đố ai kể được nhiều và hay nhất, trẻ kể chuyện diễn cảm”

- Tháng 1 và tháng 2 tôi đào sâu vấn đề luyện trí nhớ thông qua các bài thơ về những câu chuyện kể lôi cuốn và hấp dẫn Luyện cho trẻ sử dụng câu đơn giản, đủ nghĩa

- Tháng 3,4,5 một khi trẻ đã có vốn từ phong phú trẻ sẽ tự tin kể chuyện sáng tạo, đóng kịch một cách lưu loát và hứng thú

Ví dụ: Kể chuyện cây khế, tích chu… ở thời điểm này tôi cho trẻ kể sáng tạo và đóng kịch nhiều hơn thông qua các trò chơi thi ai kể chuyện hay nhất

Trò chơi; Thi xem ai kể chuyện sáng tạo nhất

Trò chơi: Thi xem ai có ý tưởng đặt tên chuyện hay nhất

Trò chơi: Ai là người diễn viên xuất sắc nhất

II NỘI DUNG

1 Cơ sở lý luận:

Văn học là một môn học rất quan trọng đối với trẻ mầm non là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát diễn đạt ngắn gọn, biết

sử dụng đúng từ đúng lúc, đúng chỗ

Thông qua nội dung các tác phẩm giáo dục trẻ qua những câu chuyện người hiền lành tốt bụng, biết ơn và biết kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị em, bạn bè và biết nhường nhịn em nhỏ

Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó nên hoạt động dạy trẻ làm quen văn học qua tiết kể chuyện không thể thiếu được trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ Tác phẩm văn học qua nghệ thuật kể chuyện của cô giáo, hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung nghệ thuật, phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động hứng thú đối với văn học có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay, cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận qua đó các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như cách kể chuyện, trò chơi đóng kịch, cao hơn là kể chuyện chuyện sáng tạo và đặt tên cho câu chuyện theo sự tưởng tưởng của trẻ, góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn diện ở trẻ

Trong mỗi tác phẩm văn học, thế giới mới của cuộc sống, thực tại bao gồm thiên nhiên và những gì gần gũi trong môi trường sống của trẻ như làng quê, cánh đồng, dòng sông…Qua các câu chuyện trẻ bắt đầu nhận ra trong xã hội những mối quan hệ, nhữnh tình cảm gia đình, tình bạn bè, tình cô và trẻ… Trẻ cũng dần dần nhận

ra có mộ xã hội dàng buộc giữa con người với nhau trong lịch sử đấu tranh, cách mạng trong tình làng nghĩa xóm, qua các câu chuyện có thể đề cập đến những lực lượng như thần nông, ông bụt, cô tiên, phù thủy, quỷ sứ và cả các phép màu thần thoại còn tồn tại trong tâm thức dân tộc Đây cũng là đối tượng miêu tả của văn học qua

Trang 7

môn kể chuyện làm nên sự phong phú hấp dẫn của đời sống tinh thần, với chuyện kể

ta hãy giúp trẻ nhận ra, nhớ được sắc thái cơ bản trong giọng kể, lời thuật, phân biệt ngữ điệu lời nói của các nhân vật có trong câu chuyện, giúp trẻ nhận ra ngôn ngữ đời thường dần dần tiến tới trẻ hiểu được nghĩa thực và nghĩa bóng

Thực tế cho ta thấy rằng những biểu hiện những tình cảm suy nghĩ của con người khi tiếp xúc với tác phẩm văn học, dẫn đến những biểu hiện khóc, cười của người kể Từ đó cho ta thấy rằng nghệ thuật của tác phẩm văn học đã có một sức mạnh kì diệu như nguồn sữa mẹ nuôi dưỡng và phát triển tâm hồn cho trẻ

2 Giả thiết khoa học:

Sức mạnh của tác phẩm văn học qua bộ môn kể chuyện vô cùng to lớn trong quá trình cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm bằng tài năng sư phạm cùng với nghệ thuật đọc và kể chuyện Cô giáo mầm non sẽ hướng trẻ vào những vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật, tác phẩm gây ấn tượng đầu tiên cho trẻ về hình tượng nghệ thuật được xây dựng bằng ngôn ngữ dân tộc

Cần phải dạy trẻ biết lắng mình với tác phẩm văn học, hòa mình vào cõi mộng

mơ trau dồi thói quen đón nhận được các hòa âm tinh tế thoáng qua bất chợt đến từ các nguồn sống khác, dạy trẻ tập trung rung động cái rung động của mình chứ không phải của người khác

Đối với trẻ mẫu giáo ở giai đoạn này cảm nhận thẩm mĩ đã có một bước phát triển, sự tiếp nhận tác phẩm một cách đầy đủ và hoàn thiện hơn Biểu hiện là sự hiểu biết qua các câu chuyện cổ tích hay thần thoại và sự làm giàu tình cảm qua quá trình tích lũy hình tượng nghệ thuật

Đối với trẻ mẫu giáo lớn qua các tác phẩm trở lên gần gũi dễ hiểu hơn, sự cảm thông với nhân vật, sự lo lắng cho số phận của nhân vật của trẻ đẫ mang đặc điểm cá tính hơn, sự hồi hộp lo lắng này của trẻ đã nếm trải trong sự kiện đời thường, cần dạy trẻ nghệ thuật tự đặt mình vào chỗ đứng và tình thế của người khác như hiểu được sự cực nhọc của người mẹ, nỗi ưu tư của cha, hiểu được sự cô đơn nghèo khó của bạn

bè, nỗi bất hạnh của con người, rồi tận tình làm mẹ vơi đi gánh nặng đó Từ những vẻ đẹp nhỏ nhặn đời thường trong cư sử mang tính người ấy sẽ nảy sinh ra những hành động cao thượng nhân ái vì con người

3 Cơ sở thực tiễn:

a Đặc điểm của nhà trường:

Trường mầm non Kim Thư có một điểm trường số trẻ đến trường là 310 trẻ, ăn bán trú 100%, tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên: 37 đ/c trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn

Trường đã nhiều năm đạt danh hiệu trường tiên tiến cấp huyện, chất lượng chăm sóc giảng dạy tốt được phụ huynh tin tưởng Vì vậy trẻ đến trường ngày một đông

b Đặc điểm của lớp:

Năm học 2012- 2013 tôi và đ/c Phạm Thị Thanh Hiền được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 5 tuổi A2 với tổng số cháu là 30 trẻ: Trong đó : + 12 trẻ nữ

+ 18 trẻ nam

Đối với giáo viên: Mặc dù là giáo viên cao tuổi nhưng tôi luôn có tinh thần trách nhiệm nhiệt tình yêu nghề mến trẻ, bản thân tôi luôn xác định được tầm quan

Trang 8

trọng của việc hình thành nhân cách và việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học qua bộ môn kể chuyện về nghệ thuật sư phạm Tôi muốn tìm ra và

áp dụng một số biện pháp hữu ích nhất để gây hứng thú cho trẻ, để tiết dạy đạt kết quả cao

Đối với phụ huynh: Sự quan tâm đối với các cháu không đồng đều, 100% phụ huynh làm nông nghiệp

4 Nội dung nghiên cứu:

a Thực trạng ban đầu:

Qua những năm thực hiện chuyên đề cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, giáo viên đã thực sự có nhiều đầu tư vào việc nâng cao phương pháp hình thức cho trẻ làm quen tác phẩm văn học, đã chú trọng nhiều đến việc đọc và kể diễn cảm, dạy trẻ

kể lại chuyện, kể sáng tạo dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú Song dạy trẻ đóng kịch còn nhiều hạn chế, chưa có sáng tạo trong việc chuyển thể từ kể sang kịch bản sân khấu, không tạo ra được tính kịch sự kiện, sự biến lời thoại còn dài khó hiểu, giáo viên còn nặng nề trong việc dẫn chuyện làm cho kịch bản trở nên dời dạc kém hấp dẫn bên cạch đó còn một số giáo viên cảm nhận các tác phẩm chuyện còn hạn chế, giọng kể và cách phối hợp, ánh mắt cử chỉ điệu bộ minh họa chưa bộc lộ cảm xúc hấp dẫn để lôi cuốn trẻ Phương pháp lồng ghép tích hợp chưa linh hoạt, chuyển tiếp còn khô cứng chưa sáng tạo, kết quả trên trẻ chưa cao, đồ dùng minh họa chưa đẹp chưa phù hợp, giáo viên sử dụng đồ dùng chưa khoa học Dẫn đến giờ học trầm không hứng thú, trẻ không tập trung Vì vậy hiệu quả trên tiết học kết quả chưa cao, hầu hết các vở kịch còn thiếu các yếu tố phụ trợ như âm thanh, đạo cụ, trang phục làm cho hoạt động đóng kịch không thu hút và không gây hứng thú cho trẻ

b Thuận lợi: Lớp học rộng và thoáng mát

Được sự quan tâm giúp đỡ của nhà trường và đồng chí phụ trách chuyên môn nhiệt tình năng động đã xây dựng phương pháp hình thức đổi mới hoạt động giáo dục mầm non tạo mọi điều kiện giúp tôi về nguyên vật liệu dạy học và đồ chơi cho các cháu

c Khó khăn: Do sự nhận thức không đồng đều của phụ huynh sự quan tâm của phụ huynh tới các cháu còn hạn chế, 10/30 trẻ lần đầu tiên mới đến trường nên trẻ rất bỡ ngỡ và nhút nhát, không tự tin khi giao tiếp không tham gia các hoạt động trong lớp, còn khóc đòi về, một số trẻ nói ngọng, một số trẻ yếu và thấp còi, những trẻ này đều không muốn tham gia các hoạt động ở lớp Nhưng điều quan trọng hơn là vốn từ của trẻ còn hạn chế, một số trẻ chưa cảm thụ được tác phẩm văn học, kỹ năng kể chuyện kém vì vậy trẻ không hứng thú

* Số liệu điều tra trước khi thực hiện:

* Về phía cô:

Đầu năm BGH đã dự tôi 4 hoạt động kể chuyện kết quả cụ thể như sau:

Trang 9

* Về phía trẻ: Tôi thấy khả năng của 30 cháu trong lớp tôi như sau:

STT Phân loại khả năng của trẻ Tốt Mức độ đánh giá

(Tỉ lệ%)

Khá (Tỉ lệ%)

TB (Tỉ lệ%)

Yếu (Tỉ lệ%)

2 Trẻ có khả năng diễn đạt

ngôn ngữ mạch lạc

6 trẻ 20%

6 trẻ 20%

10 trẻ 33,3%

8 trẻ 26,7%

sáng tạo

2 trẻ 6,7%

4 trẻ 13,3%

18 trẻ 60%

6 trẻ 20%

4 Trẻ có năng khiếu đóng kịch

tốt

2 trẻ 6,7%

2 trẻ 6,7%

20 trẻ 66,6%

6 trẻ 20%

III CÁC GIẢI PHÁP HỮU ÍCH

* Đặc điểm tâm lý trẻ:

Đối với trẻ 5 – 6 tuổi tư duy của trẻ phát triển rất mạnh, vốn từ còn hạn chế, một số cháu nói ngọng tiếng địa phương Lớp tôi tổng số có 30 trẻ, trong đó 10 trẻ lần đầu tiên đến trường nên các cháu không tự tin khi giao tiếp, nhút nhán có cháu lỳ không gần gũi cô, không thích tham gia các hoạt động của lớp Hiểu được điều đó tôi phải thường xuyên gần gũi trẻ, nhẹ nhàng âu yếm trò chuyện với trẻ để trẻ bộc lộ tình cảm của mình với cô, với các bạn Từ đó tôi mới hiểu và biết tâm lý tính cách của từng trẻ và sửa dần những lỗi như phát âm ngọng hay nhút nhát, không tự tin, không hứng thú nghe chuyện và kể lại chuyện cũng như tham gia vào các hoạt động khác

1 CÁC GIẢI PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO TRẺ HỌC TỐT QUA MÔN KỂ

CHUYỆN MÀ TÔI ĐÃ THỰC NGHIỆM TẠI LỚP 5TUỔI A2

* Biện pháp 1: Tạo môi trường học tập cho trẻ

Như chúng ta đã biết, tạo môi trường học tập cho trẻ, môi trường rất quan trọng

đối với trẻ vì trẻ được ngắm, được nhìn và được học vì vậy tôi trang trí lớp một cách rất khoa học theo chủ điểm

Ví dụ: Với chủ đề “ Thế giới thực vật” Khi cho trẻ làm quen với câu chuyện “ Quả

bầu tiên” tôi đã cùng trẻ cắt dán những hình ảnh các nhân vật có trong nội dung câu chuyện

Trang 10

Để khi tham gia hoạt động góc hay hoạt động chiều trẻ sẽ tự mình thể hiện nội dung câu chuyện theo tranh và kể chuyện sáng tạo Ngoài ra,phòng học rộng, thoáng mát, sạch sẽ, tôi luôn bố trí sắp xếp các học cụ đồ dùng, để tạo môi trường học tập tốt và thoải mái cho trẻ Khi thực hiện các hoạt động làm quen văn học thể loại kể chuyện mà trọng tâm là dạy trẻ kể chuyện sáng tạo thì tôi luôn tận dụng không gian lớp học để trưng bày các dụng cụ kể chuyện như khung sân khấu tôi sắp đặt tranh ảnh các con rối sao cho trẻ dễ lấy và dễ sử dụng khích thích trẻ hoạt động một cách tích cực hơn

 Biện pháp 2:Tổ chức tiết học nhẹ nhàng gây hứng thú cho trẻ.

Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động, tôi cũng phải tự luyện giọng nhiều lần, cách sử dụng tranh, rối, mô hình một cách khoa học Tôi luôn tạo tình huống bất ngờ và mới để vào bài một cách sinh động để gây sự chú ý của trẻ

hứng thú cho trẻ

Trang 11

Ví dụ: Khi trọng tâm kể chuyện sáng tạo tôi cho trẻ lựa chọn cách sử dụng trang phục

đồ dùng phù hợp với nội dung câu chuyện, trẻ kể theo nhiều hình thức khác nhau

rối, các con rối được làm bằng vải vụn được cải biên mầu sắc rực rỡ

trẻ mặc trang phục, quần áo để trẻ được hóa thân hóa hồn vào các nhân vật

Trẻ biết chia nhóm kể chuyện tạo cho trẻ cảm giác tự tin mạnh dạn, linh hoạt qua việc trẻ biểu diễn đóng kịch Tạo điều kiện cho trẻ thoả thuận và tự chọn vai kể của mình theo ý thích về sự sáng tạo của trẻ, tôi luôn dùng lời khuyến khích động viên trẻ để trẻ thực hiện tốt vai diễn của mình Khi trẻ thực hiện tôi luôn quan sát sửa sai cho trẻ nhất

là những trẻ ngọng

Mặt khác với hoạt động dạy trẻ kể chuyện theo chủ đề “ Nước và các hiện tượng tự nhiên”

Để ổn định gây hứng thú cho trẻ chơi trò chơi trò chơi “ Trời mưa” Cô kể diễn cảm một đoạn kích thích trẻ nhớ lại và kể tiếp: Thuở xưa vua Hùng vương thứ 18 có một người con gái xinh đẹp tên là Mị Lương vua muốn con gái mình lấy một chàng rể hiền lành và tài giỏi, do đó vua truyền lệnh kén rể cho con gái, nghe thấy thế các chàng trai nô nức kéo về kinh đô thi tài Biết bao chàng trai tuấn tú võ nghệ tài ba lần lượt xin ra trổ tài, nhưng mãi nhà vua chưa ưng chọn, nhà vua đã thất vọng Thế rồi bỗng chốc có hai chàng trai xin thi tài một người tên là Sơn Tinh một người tên là Thuỷ Tinh Con nào giỏi cho cô biết cô vừa kể một đoạn trong câu chuyện gì? Bạn nào giỏi lên kể tiếp cho cô và các bạn cùng nghe, rất nhiều trẻ hứng thú giơ tay Tôi

đã mời một trẻ lên kể tiếp nhưng do trẻ còn lúng túng, cách diễn đạt ngôn ngữ, cử chỉ

Ngày đăng: 30/03/2017, 23:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w