Làmột giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi muốn được đóng góp một số kinh nghiệmnhỏ bé của mình để nâng cao chất lượng giảng dạy nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: " Một số biện pháp nâng ca
Trang 1Một số biện pháp nâng cao chất lượng trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với
tác phẩm văn học
BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1 Lời giới thiệu
Giáo dục mầm non là hệ thống mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dụcquốc dân Mục tiêu của giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện, hìnhthành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa,tạo điều kiện cho trẻ có nhiều cơ hội lĩnh hội kiến thức để áp dụng những kiếnthức đã tiếp thu vào thực tiễn cuộc sống của trẻ Ngày nay để bước kịp với xu thế phát triển chung của thời đại và để đáp ứng được nhu cầu chuyển mình của đấtnước thì ngành học Mầm non càng phải phấn đấu nâng cao chất lượng giáo dục trẻcho phù hợp theo sự phát triển của nền kinh tế – xã hội Như chúng ta có thể thấyvới nhịp độ phát triển của xã hội hiện nay cho chúng ta thấy những bài thơ, câuchuyện, đồng dao, với trẻ em dần bị quên đi và thay vào đó là điện thoại thôngminh, ipad Từ thực tế trên như chúng ta đã biết văn học là một loại hình nghệthuật, là một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với đời sống con người Có thểnói Văn học như một chiếc cầu nối để mỗi chúng ta xích lại gần nhau hơn, để mỗicon người đều tìm đến được bến bờ hạnh phúc Nói đến văn học là nói đến tìnhyêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình, anh em, xóm làng, bạn bè… hay gầngũi nhất đó là tình cảm mẹ con thường hay được thể hiện trong các câu ca daođồng dao Chính vì vậy mà ngay từ khi lọt lòng chúng ta ai cũng được nghe tiếnghát ru “Ầu ơ” của bà, của mẹ:
“ À à ơi! À à ời …
Công cha như núi Thái Sơn Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”
Trang 2“ Muốn sang thì bắc cầu kiều Muốn con hay chữ thì yêu lấy Thầy”
Những lời ru ấy như một dòng sữa mẹ nuôi dưỡng và nâng đỡ cho tâm hồntrẻ thơ Đúng như vậy, trẻ ở tuổi mầm non thật đáng yêu, tâm hồn trẻ thơ ngây,hồn nhiên, trong trắng Vậy để trẻ em lớn lên có được những tâm hồn trong trắngngây thơ như chúng ta mong đợi, thì việc cho trẻ làm quen với văn học ngay từthủa ấu thơ có vai trò vô cùng quan trọng, không những giúp cho trẻ thơ phát triểnngôn ngữ mạch lạc mà còn giúp cho trẻ hiểu được cái hay, cái đẹp của cuộc sống,giúp cho trẻ sống tự tin hơn, vui tươi và tích cực chủ động hơn trong cuộc sốnghàng ngày Văn học thiếu nhi chính là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻvào cuộc sống và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ Cùngvới việc trẻ tập đi, trẻ nói những tiếng nói đầu tiên thể hiện chính tình cảm của trẻ
về Bà về Mẹ đúng như lời tác giả Mộng Thi trong bài hát “ Mẹ là quê hương” đãnói:
“Từ khi con vừa biết nóiCon đã cất lên tiếng mẹ
Từ khi con vừa đi họcCon đã viết lên tiếng mẹKhông ai yêu mẹ bằng conKhông ai thương con bằng mẹ….”
Có thể nói rằng văn học đem lại cho con người ta một món ăn tinh thầnkhông gì có thể thay thế được Ngôn ngữ của trẻ được trau chuốt chính là bắt đầu
từ những câu ca dao, những bài thơ hay những chuyện kể… Những bài thơ,những câu chuyện là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiênnhiên, yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biếtđược việc làm tốt, biết yêu cái đẹp, yêu cái thiện, ghét cái ác, phê phán những thói
hư tật xấu, kính yêu Bác Hồ, thật thà, ngoan ngoãn… Đồng thời qua các bài thơ,câu chuyện giúp trẻ hình thành những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúcthẫm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: Lòng yêu thiên nhiên cỏ cây hoa lá, lòngkính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như
Trang 3ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị em, yêu quê hương đất nước và có ước mơ tốt đẹptrở thành những người có ích cho xã hội Thông qua hoạt động này trẻ làm tái tạo
và sáng tạo thêm những tình tiết của tác phẩm một cách hồn nhiên phù hợp với nộidung của tác phẩm thông qua sự hiểu biết, trí tưởng tượng của trẻ, đồng thời làmcho trẻ tràn đầy niềm tự hào về cuộc sống
Văn học có ý nghĩa rất lớn đối với trẻ như vậy, nhưng việc làm thế nào để thuhút được trẻ tích cực tham gia vào hoạt động này thì trên thực tế hiện nay chothấy, nhiều giáo viên còn hạn chế trong việc tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạtđộng Cùng với sự thay đổi của các bậc học trong cả nước là sử dụng, đưa cácphương pháp, hình thức đổi mới, phương pháp dạy học tích cực vào hoạt động đểthu hút trẻ để trẻ tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, hiệu quả, không gò ép Nhậnthấy sự cần thiết của việc thu hút trẻ vào hoạt động làm quen tác phẩm văn học Làmột giáo viên trực tiếp giảng dạy, tôi muốn được đóng góp một số kinh nghiệmnhỏ bé của mình để nâng cao chất lượng giảng dạy nên tôi đã mạnh dạn chọn đề
tài: " Một số biện pháp nâng cao chất lượng trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học" Nhằm giúp trẻ ham thích, tích cực trong hoạt động.
2 Tên sáng kiến.
" Một số biện pháp nâng cao chất lượng trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học"
3 Tác giả sáng kiến.
- Họ và tên: Sái Thị Yến
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Thanh Trù
- Số điên thoại: 0976088848
- Email: saiyen686868@gmail.com
4 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến.
- Trường mầm non Thanh Trù
5 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến.
Trang 45.1 Lĩnh vực áp dụng của sáng kiến: Áp dụng vào lĩnh vực tổ chức hoạtđộng cho trẻ làm quen với văn học
5.2 Vấn để mà sáng kiến giải quyết: Giải quyết những vấn về hạn chế, tồntại của giáo viên trong việc tổ chức cho trẻ làm quen với văn học Góp phần nângcao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học
6 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử.
Từ tháng 09 năm 2018 đến tháng 05 năm 2019
7 Mô tả bản chất của sáng kiến.
7.1 Nội dung của sáng kiến
7.1.1 Cơ sở lý luận khoa học liên quan đến việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
a Tầm quan trọng của tác phẩm văn học đối với trẻ mầm non
* Vai trò của văn học đối với trẻ mầm non
Văn học là môn rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát triểngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ, để nói năng lưu loát, diễn đạt gãy gọn Biết sửdụng từ đúng lúc đúng chỗ, không những thế mà việc dạy trẻ làm quen với những
từ ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởngtương, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ
Thông qua nội dung của tác phẩm giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành,biết ơn, kính yêu ông bà cha mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ
* Khái niệm và đặc trưng của truyện, thơ
Theo tác giả Nguyễn Xuân Nam trong cuốn “Từ điển văn học”: “Truyện thuộcloại tự sự, có hai thành phần chủ yếu là cốt truyện và nhân vật Thủ pháp nghệ thuậtchính là kể Truyện thừa nhận vai trò rộng rãi của hư cấu và tưởng tượng Tùy theo nộidung phản ánh, dung lượng, chủ thể sáng tác cụ thể mà truyện được chia làm nhiềuloại: Truyện dân gian, truyện ngắn, truyện vừa, truyện dài (Cũng gọi là tiểu thuyết),truyện nôm, truyện khuyết danh”
Trang 5Truyện là phương tiện quan trọng với sự phát triển nhân cách nói chung, sựphát triển ngôn ngữ của trẻ nói riêng Ở mỗi lứa tuổi trẻ khác nhau truyện lại mangnhững đặc điểm riêng phù hợp với trình độ nhận thức, nét tâm lý bao trùm của lứa tuổibên cạnh tính đặc trưng của thể loại.
Những tác phẩm truyện dành cho lứa tuổi trẻ mầm non thường ngắn gọn, rõràng Sự ngắn gọn không chỉ thể hiện ở dung lượng tác phẩm mà còn thể hiện trong cảcâu văn, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Truyện thường có kết cấu đối lập,tương phản, giúp cho trẻ dễ nắm bắt được cốt truyện, dễ hiểu nội dung, ý nghĩa của câutruyện và có thể kể lại truyện một cách dễ dàng Nhân vật trong truyện ít, không có tâmtrạng phức tạp, mâu thuẫn, được thể hiện nổi bật qua ngôn ngữ, hành động, cử chỉ trở
thành đại diện cho một đức tính nào đó của con người Chẳng hạn như truyện “Cáo thỏ và gà trống”, Sói là kẻ tham lam, thỏ, gấu, gà trống lại là nhân vật tiêu biểu cho
đức tính hiền từ, thật thà và giúp đỡ mọi người Thế giới nhân vật trong truyện rất gầngũi quen thuộc Ngôn ngữ trong truyện giản dị trong sáng, kích thích trí tưởng tượng,sáng tạo của trẻ, phù hợp với mức độ phát triển ngôn ngữ của trẻ
Nội dung truyện thường ngắn gọn, đơn giản, đề cập đến con người, sự vật gầngũi xung quanh trẻ Các truyện chủ yếu xoay quanh chủ đề: Thế giới động vật, thếgiới thực vật, bản thân, phương tiện giao thông, dinh dưỡng sức khỏe Từ ngữ trongtruyện dễ hiểu, miêu tả gần gũi với tâm lý trẻ thơ
Bộ môn văn học nói chung và văn học trẻ thơ nói riêng là kho tàng quý báuđược khai thác không ngừng phục vụ cho việc bồi dưỡng tâm hồn trẻ Đặc biệt làcác tác phẩm thơ dành cho trẻ Mầm non với hình tượng nghệ thuật gần gủi phùhợp với nhận thức của trẻ được áp dụng theo từng lứa tuổi Đã từng bước chắpcánh cho trẻ vươn tới bao ước mơ, bao điều tốt đẹp
Trẻ Mầm non không thể cảm nhận được nội dung nghệ thuật của bài thơ câuchuyện, khi thiếu sự tác động của cô giáo và người lớn xung quanh Bởi trẻ chưabiết đọc mà phải nhờ vào sự tổ chức, hướng dẫn của cô giáo qua giọng đọc kểcủacô giáo làm cho tác phẩm văn học đến với các cháu trở thành nhân tố giúp trẻ
Trang 6phát triển tư duy, trí tưởng trợng, ngôn ngữ, thẩm mỹ, hình thành nhận cách vàgiáo dục đạo đức cho trẻ.
b Đặc điểm cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi
Văn học là nghệ thuật ngôn từ cho nên việc cảm thụ tác phẩm văn học là một quátrình hoạt động tâm lý hết sức phức tạp Nó gồm các hoạt động cảm giác, xúc giác,nhận thức và nó còn huy động cả thế giới tình cảm của con người
Qua nghiên cứu người ta thấy rằng, quá trình cảm thụ một tác phẩm văn học củatrẻ được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Tri giác trực tiếp tác phẩm, tái tạo lại hình tượng nghệ thuật trong tácphẩm và đồng chủ đạo trong giai đoạn này là tư tưởng của tác phẩm
Giai đoạn 2: Hiểu nội dung tư tưởng tác phẩm ở mức độ sâu hơn, nắm bắt đượccác ý nghĩa của bài thơ, câu truyện Đây chính là cuộc giao tiếp, đối thoại tự do giữangười đọc và tác giả
Giai đoạn 3: Tìm hiểu ảnh hưởng của tác phẩm văn học đối với người đọc, ngườinghe Đây là kết quả của quá trình cảm thụ tác phẩm văn học Nhờ được chi giác liêntưởng, cắt nghĩa, tưởng tượng của người đọc mà tác phẩm trở nên sống động, hoànchỉnh
Tuy nhiên trẻ mới chỉ cảm thụ bằng trực giác qua câu văn giàu hình ảnh Với vaitrò là trung gian Cô giáo cần phân tích, hướng dẫn, gợi mở cho trẻ tiếp xúc với tácphẩm văn học, để khơi gợi ở trẻ niềm hứng thú với câu truyện Vì vậy, vấn đề của giờhọc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học cần tạo những điều kiện tiền đề cần thiết đểcho trẻ cảm thụ được cái hay, cái đẹp của tác phẩm dưới sự hướng dẫn của cô giáo Từ
đó, góp phần bồi dưỡng tâm hồn và phát triển tính cách cho trẻ theo con đường riêngcủa văn học
Trẻ Mầm non không thể cảm nhận được nội dung nghệ thuật của bài thơ câuchuyện, khi thiếu sự tác động của cô giáo và người lớn xung quanh Bởi trẻ chưabiết đọc mà phải nhờ vào sự tổ chức, hướng dẫn của cô giáo qua giọng đọc kể của
cô giáo làm cho tác phẩm văn học đến với các cháu trở thành nhân tố giúp trẻ phát
Trang 7triển tư duy, trí tưởng trợng, ngôn ngữ, thẩm mỹ, hình thành nhân cách và giáodục đạo đức cho trẻ.
7.2 Nội dung chương trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường Mầm non.
Thực hiện sự chỉ đạo của sở giáo dục - Đào tạo Vĩnh Phúc, Phòng giáo dụcThành phố Vĩnh Yên, Trường mầm non Thanh Trù chúng tôi tiếp tục thực hiệnđổi mới hình thức giáo dục cho trẻ mầm non để trẻ được phát triển toàn diện về
mọi mặt Việc giáo dục trẻ làm quen với tác phẩm văn học là một trong những yếu
tố mà yêu cầu của nhà trường đề cập tới Đặc biệt khi trẻ mầm non được làm quen
với tác phẩm văn học dưới nhiều hình thức tổ chức thì khả năng phát triển vốn từ
của trẻ sẽ phong phú hơn, khả năng biết đọc kể diễn cảm, hiểu nội dung câuchuyện, bài thơ hay kể truyện sáng tạo được nâng cao hơn, nhận thức của trẻ tốthơn Việc giáo dục bộ môn văn học là một chủ trương của ngành học, đồng thời làyêu cầu của chương trình giáo dục mầm non Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi giáo viên làluôn phải tìm tòi, sáng tạo, tự học hỏi bồi dưỡng bản thân để luôn đổi mới hìnhthức tổ chức cho trẻ hoạt động Bản thân tôi đã thực sự đầu tư thời gian, công sứccho việc tìm hiểu về vấn đề " Một số biện pháp nâng cao chất lượng trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học"
7.3 Thực trạng việc thực hiện cho trẻ làm quen tác phẩm văn học ở
trường Mầm non
Được sự quan tâm và chỉ đạo của phòng giáo dục và đào tạo của nhà trường
về việc thực hiện chuyên đề cho trẻ làm quen với văn học nên bản thân tôi nhậnthấy việc dạy trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học có tầm quan trọng trongviệc phát triển nhận thức, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ và thông qua đọcthơ kể chuyện làm giàu vốn từ cho trẻ, rèn luyện khả năng phát âm và cách diễnđạt mạch lạc Các tác phẩm thơ chuyện chỉ có thể phát huy tác dụng của nó khi côbiết chuyển tải được tư tưởng cảm xúc của tác giả và nội dung tác phẩm thông quacác hình thức nghệ thuật hấp dẫn, phong phú, đa dạng, chính vì vậy mà trước khithực hiện đề tài này tôi đã tiến hành rà soát lại cơ sở vật chất, trình độ nhận thức
Trang 8của giáo viên, trẻ và phụ huynh học sinh và tiến hành khảo sát trẻ đầu năm học cụthể như sau:
+ Cơ sở vật chất: Nhà trường có 12/12 lớp học đã trang bị đầy đủ các
bộ tranh truyện, tuyển tập thơ, truyện, tuy nhiên một số thiết bị hiện đại cònthiếu như: máy tính, máy chiếu, loa máy tính, ti vi, đầu đĩa, phục vụ chuyên đề
+ Giáo viên: Có trình độ chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ và nắmđược phương pháp tổ chức hoạt cho trẻ làm quen với văn học phù hợp với độ tuổi
+ Phụ huynh: Bố mẹ đều là công nhân và làm ruộng, sự nhận thứcchưa đồng đều nên sự quan tâm tới việc học của con còn hạn chế, công tác phốihợp với phụ huynh gặp nhiều khó khăn
Để nắm bắt được tình hình thực tế của lớp cũng như của cá nhân từng trẻ,bản thân tôi đã tổ chức ra nhiều hình thức cho trẻ được làm quen với các dạng nhưtruyện, thơ, đóng kịch …với mọi thời điểm khác nhau, nhằm giúp cho tôi nắmđược khả năng của các cháu và từ đó có biện pháp khắc phục cho trẻ được tốt hơn.Tôi đã lên kế hoạch điều tra mức độ tích cực của các cháu trong lớp qua hoạtđộng này và qua điều tra tôi thấy có nhiều cháu chưa chú ý vào giờ hoạt động làmquen văn học, có cháu thì chưa hiểu được nội dung, cháu thì chưa thuộc và kể lạiđược tác phẩm, còn có cháu thì chưa thật sự chú ý vào tác phẩm…
Kể từ đó tôi bắt đầu thấy băn khoăn và lo lắng, tìm tòi mình phải làmnhư thế nào để tạo hứng thú cho trẻ, lôi cuốn trẻ vào hoạt động này Tôitrò chuyện và nắm bắt tâm lý của từng cháu, liệt kê số trẻ không thích hoạtđộng này với lý do gì? Tại sao? Qua một thời gian ngắn tôi đã có kết quảđiều tra như sau:
Trang 9ngữ nhân vật
3 - Trẻ thích nghe cô kể
truyện, đọc thơ
8/35= 23% 12/35= 34% 15/35= 43%
4 - Trẻ hiểu được nội
dung bài thơ, câu truyện
8/35= 23% 10/35= 28% 17/34= 49%
Bản thân đã tiến hành tổ chức đầy đủ các tiết học theo đúng nội dungchương trình kế hoạch đã đề ra, luôn gần gũi động viên và khích lệ trẻ tham gia vàthường xuyên phối hợp với phụ huynh
Tồn tại
Qua khảo sát về các nội dung trên cho trẻ đầu năm học thấy kỹ năng của trẻcòn hạn chế, chưa thực sự tham gia vào các hoạt động, còn nhút nhát chưa thật sựthích thú và nhớ tên, hiểu nội dung tác phẩm
Nguyên nhân của những tồn tại trên là
Do trình độ của giáo viên không đồng đều nhận thức và giọng đọc kể vềtác phẩm văn học còn hạn chế, chưa sâu sắc dẫn đến công tác tự bồi dưỡng chomình còn kém
Một số phụ huynh chưa hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục mầm non, cứnghĩ rằng không có một tác dụng nào cho con em mình ngoài việc giữ con cho họ
đi làm cả ngày nên việc kết hợp với giáo viên còn sơ sài, chưa quan tâm, chú ýđến việc học của trẻ
Vì chưa quan tâm, nên việc tạo điều kiện cho con mình được tham gia theoyêu cầu của giáo viên không được theo yêu cầu
Một số cháu còn nhút nhát và thụ động trong các hoạt động, chưa tự giácnhận vào vai của mình, chưa mạnh dạn phát biểu cho dù trẻ hiểu và nhận ra nộidung của tác phẩm
Trang 10Tiến hành cho trẻ luyện tập thường xuyên hơn để trẻ có kỹ năng, lồng ghép
và cho trẻ được hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi
Tuyên truyền và phổ biến cho các bậc phụ huynh về tính cấp thiết của mônhọc để phụ huynh có biện pháp phối hợp với giáo viên để cùng dạy trẻ
7.3 Các biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi trong hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
Sau một thời gian nghiên cứu, với những nội dung, phương pháp, và thôngtin đã nắm được, tôi bắt đầu tìm tòi và tạo điều kiện cho trẻ được tham gia các tácphẩm với nhiều hình thức và thời gian ở mọi lúc mọi nơi Tôi đã sáng tạo trongkhi kể chuyện, cố gắng nhập vai và thể hiện qua ánh mắt cử chỉ nét mặt, giọng kểsao cho hấp dẫn, thường xuyên tổ chức cho trẻ đóng kịch trong và ngoài tiết học,khi diễn rối tôi hướng dẫn cho một số cháu cùng tham gia với tôi và tổ tôi chứchoạt động một cách mới lạ, tôi cho trẻ được tiếp xúc nhiều với dạng trình chiếuPowerpoint mang hình ảnh động, tĩnh nhiều hơn Muốn trẻ tiếp cận được tác
phẩm văn học một cách có hiệu quả giáo viên phải nắm vững nguyên tắc “Học
mà chơi, chơi mà học”
Xuất phát từ thực trạng về chất lượng cho trẻ làm quen với văn học tạitrường, lớp tôi đang công tác.Vì vậy, tôi thường xuyên chú trọng tổ chức cho trẻđược làm quen với văn học ở mọi lúc mọi nơi, trong tiết học, giờ chơi, giờ hoạtđộng ngoài trời hay khi đi tham quan, trong ngày lễ hội, trong các hoạt động ngoàigiờ…Thường xuyên nghiên cứu kỹ các bài soạn, soạn bài trước khi giảng dạy.Làm, mua sắm, sưu tầm đủ đồ dùng, đồ chơi phong phú hấp dẫn với trẻ và đảmbảo tính khoa học như: Tranh, giáo án điện tử, con rối, vật thật … Từ đó tôi đãđưa ra một số biện pháp cụ thể như sau:
7.3.1 Biện pháp: Tạo môi trường văn học thân thiện trong lớp học và góc tuyên truyền.
* Trang trí các góc trong lớp theo hướng mở lấy trẻ làm trung tâm
Môi trường chơi hoạt động có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công tronghọc tập của trẻ Môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm là môi trường hoạt động
Trang 11mà trẻ tham gia xây dựng cùng giáo viên và là môi trường giáo dục dựa vào nhucầu, hứng thú và khả năng của trẻ như:
- Sắp xếp thuận tiện khi sử dụng;
- Phong phú các góc hoạt động;
- Học liệu đa dạng, hấp dẫn, khuyến khích trẻ có thể sử dụng theonhiều cách sáng tạo khác nhau;
- Tận dụng nguyên vật liệu sẵn có của địa phương;
- Có nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động;
- Kích thích trẻ tư duy, chủ động, tích cực tìm tòi, khám phá, trảinghiệm, thực hành sáng tạo, hợp tác trò chuyện và chia sẻ ý tưởng
Với nỗ lực tìm tòi và làm việc bằng cả trí tuệ và công sức của mình, cácgiáo viên đã thiết kế được môi trường giáo dục trong lớp học với nhiều ý tưởng vàhình thức khác nhau theo hướng lấy trẻ làm trung tâm, bố trí các góc chơi phù hợp
và thiết kế các bài tập cũng như trang bị các học liệu mở gây được hứng thú chotrẻ tham gia vào các hoạt động và kích thích tìm tòi khám phá cho trẻ
Đây là một số hình ảnh ở lớp tôi
Trang 12Ví dụ: Sau khi trẻ được làm quen với bài thơ “Làm bác sĩ” tôi cho trẻ củng
cố bài thơ qua trò chơi “Bé tập làm bác sĩ” Tôi cho trẻ nhận vai theo ý thích, haihoặc ba trẻ vào vai bác sĩ, số trẻ còn lại đóng vai bệnh nhân hay người nhà đưabệnh nhân đi khám bệnh Qua chơi trẻ làm quen với xã hội của người lớn, họccách ứng xử giao tiếp của người lớn Mặt khác trẻ dần dần nắm được một số kĩnăng đơn giản như: Nếu là bác sĩ khám bệnh cho bệnh nhân cần phải đặt ra nhữngcâu hỏi như thế nào, cách khám bệnh ra sao, Được trải nghiệm trẻ rất húng thú
và khắc sâu hơn nội dung tác phẩm.Cũng từ đó trẻ có tình cảm với nghề bác sĩ,thêm kính trọng những người làm nghề bác sĩ, làm nhen nhóm nảy sinh ở trẻnhững ước mơ thầm kín
Thông qua hoạt động góc cô có thể đưa ra những nội dung bài thơ câu truyệngần gũi với nội dung của buổi chơi để thu hút trẻ vào bài như: Bé làm bao nhiêu
Trang 13nghề cô hướng trẻ tới một số nghề có trong xã hội để khi chơi trẻ biết lựa chọn cácvai chơi phù hợp với trẻ.
* Xây dựng góc tuyên truyền
Để giúp trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học thì việc tạo cơ hội ch trẻ lamquen với tác phẩm văn học phải thường xuyên Ngay từ đầu năm học tôi đã chú ýxây dựng “Góc bé yêu văn học” ở đây trẻ được xem tranh truyện, tạp chí, họa báo,các hình ảnh của các nhân vật trong truyện mà trẻ yêu thích Khi xây dựng “Gócyêu văn học” thì mục đích chính của tôi là từ “Góc bé yêu văn học” tôi muốn giớithiệu thêm thật nhiều đến trẻ, bởi trong tiết học thì việc cho trẻ tiếp xúc với các tácphẩm cũng có nhưng thời gian còn hạn chế Qua “Góc bé yêu văn học” tôi tổ chứchoạt động đọc thơ, kể chuyện, cho trẻ tập đóng kịch để trẻ được nói những ngônngữ của các nhân vật trong truyện để từ đó trẻ làm giàu vốn từ của bản thân Đểgây được sự hứng thú của trẻ khi tham gia vào các hoạt động đó thì việc tạo khônggian mang đậm tính văn học là rất cần thiết, ngay từ đầu năm tôi đã vận động phụhuynh đóng góp tranh thơ, truyện tranh ngoài chương trình để kể cho trẻ nghe vàocác hoạt động chiều và cho trẻ chơi trong các giờ hoạt động góc
Việc xây dựng góc tuyên truyền là một việc làm rất cần thiết giúp cho cácbậc phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của môn văn học đối với trẻ mầm non,đồng thời là những biện pháp kết hợp giữa giáo viên với phụ huynh với việc traođối thông tin hai chiều về kiến thức hàng ngày trẻ được tham gia ở lớp học Từ đóphụ huynh có thể nắm chắc bài thơ câu truyện mà con mình đang tìm hiểu để cóbiện pháp hỗ trợ cho giáo viên khi tổ chức hoạt động thông qua việc cho trẻ đọcthơ hoặc kể chuyện cho ông bà, bố mẹ nghe ở gia đình nhằm củng cố kiến thức vềvăn học cho trẻ, giúp cho trẻ thuộc thơ, nhớ cốt truyện và hiểu nội dung bài thơcâu truyện hơn
Để trẻ có thêm những kiến thức về văn học ở mọi lúc mọi nơi tôi làm các loạitranh và viết bài tuyên truyền Trong lớp học có góc cho trẻ làm quen văn học tôithường gắn các hình ảnh của nội dung câu chuyện hoặc bài thơ theo từng chủ đềđang thực hiện để trẻ dễ nhận ra đó là câu chuyện gì? Bài thơ nào? Và trẻ có thể
Trang 14đọc, kể với nhau qua các hoạt động ở các góc chơi hàng ngày Từ đó giúp trẻ cóthêm vốn kiến thức về các tác phẩm văn học.
7.3.2 Biện pháp 2: Tham mưu với Ban giám hiệu trang bị đồ dùng, thiết bị
phụ vụ cho hoạt động làm quen với tác phẩm văn học của trẻ
Trường mầm non chúng tôi thuộc vùng nông thôn, kinh phí của địa phươngcòn gặp nhiều khó khăn, việc đầu tư để xây dựng cơ sở vật chất chưa đáp ứngđược nhu cầu hiện tại của nhà trường Do vậy xin hỗ trợ kinh phí từ cấp trên làviệc làm cần thiết để tháo gỡ khó khăn cho nhà trường Việc xin hỗ trợ kinh phícần phải chọn thời gian, phải kiên trì, bền bỉ, thường xuyên
Được sự quan tâm của các cấp, các ban ngành đoàn thể và lãnh đạo địaphương trường được xây dựng kiên cố, các phòng học sạch sẽ, thoáng mát mùa
hè, ấm áp về mùa đông Tuy nhiên cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng của nhàtrường chưa đồng bộ, đồ dùng dạy học và đồ chơi chưa đầy đủ, để phục vụ chocông tác giảng dạy của giáo viên còn gặp nhiều khó khăn về các phương tiện nghenhìn như: máy tính, máy chiếu, ti vi, đầu video, máy ảnh, màn chiếu,
Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói:
“Dễ trăm lần không dân cũng chịu
Khó vạn lần dân liệu cũng xong”
Tham mưu với BGH đẩy mạnh công tác xây dựng “xã hội hóa giáo dục” cơ
sở vật chất và huy động nguồn vốn phải thực sự dân chủ hóa trong nhân dân Thựchiện tốt việc “Dân biết, dân bàn, dân kiểm tra” Được sự ủng hộ và tin tưởng củahội cha mẹ trẻ, hàng năm lãnh đạo nhà trường xây dựng kế hoạch đưa ra bàn bạctrong cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh và cuộc họp cha mẹ học sinh các lớp
và hội nghị đã thống nhất quyết định đóng góp ủng hộ kinh phí để mua sắm bổsung các đồ dùng trang thiết bị nhóm lớp Đồng thời hội nghị cũng cử ra các ông
bà trực tiếp tham gia công việc mua sắm và bàn giao cho các lớp Các khoản thuchi đều được tập thể lãnh đạo bàn bạc thống nhất và công khai trên bảng thôngbáo của trường như: huy động phụ huynh tham gia đóng góp kinh phí mua bổsung đồ dùng nhà bếp, đồ dùng đồ chơi học tập, ngày công lao động cải tạo vườntrường, đổ bê tông phía trước cổng trường, trồng cây xanh, cây hoa tại sân
Trang 15trường… Ngoài ra nhà trường còn tích cực tuyên truyền, vận động kêu gọi các lựclượng xã hội như: các tập thể, các nhà doanh nghiệp, người con quê hương, cácnhà hảo tâm ủng hộ giúp đỡ nhà trường bằng tinh thần, vật chất để xây dựngtrường và cảnh quan môi trường trong nhà trường luôn xanh – sạch – đẹp Các nhàhảo tâm đã tạo điều kiện để nhà trường có được những công trình xây dựng nhưnhà để xe cho giáo viên, ghế đá, khu chợ quê, khu vườn cổ tích câu chuyện “ NàngBạch tuyết và bày chú lùn”; câu chuyện “Dê đen và dê trắng”, khu phát triển vânđộng, trang trí vẽ mảng tường ngoài trời và ủng hộ nhà trường kinh phí, bánh kẹo
tổ chức các ngày lễ, ngày hội cho cô và trẻ
7.3.3 Biện pháp 3: Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi: tranh ảnh, mô hình, sa
bàn, các loại rối, giáo án điện tử,
Đồ dùng đồ chơi là phương tiện không thể thiếu trong các hoạt động của trẻ,đặc biệt trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học Chính vì vậy mà
để có các phương tiện dạy trẻ làm quen với văn học tôi thường xuyên làm đồ dùngnhư rối tay, rối dẹt, mô hình, tranh vẽ về nội dung các câu chuyện, bài thơ để cho
đồ dùng dạy học thêm phong phú tiện cho việc thay đổi các hình thức để cho trẻ
Có tài nhảy nhanh
Trẻ trả lời và tôi giới thiệu: Có một câu chuyện rất hay nói về gia đình bạnthỏ, có 3 mẹ con sống với nhau, hai chú thỏ con ngoan ngoãn, biết vâng lời mẹ,nhưng không biết thỏ anh hay thỏ em đáng khen nhiều hơn các con hãy lắng nghe
cô kể câu chuyện “Ai đáng khen nhiều hơn” sẽ rõ nhé
Ví dụ 2: Mô hình rối dẹt trong hoạt động kể truyện “Sự tích hoa hồng”
Ví dụ 3: Làm mô hình rối trong hoạt động kể truyện “Chú dê đen”
Trang 16* Sử dụng rối tay, rối que vào việc dạy trẻ kể lại truyện
Qua việc nghiên cứu và thử nghiệm trong các tiết dạy mà tôi đã thực hiệnthì hình thức này được diễn ra song song trong suốt quá trình thực hiện đề tài.Đây là hình thức cho trẻ làm quen với văn học Các tác phẩm văn học cho trẻ làmquen thường nằm trong chương trình, có nội dung phù hợp với chủ đề đang thựchiện Thời gian để tổ chức cho các hoạt động làm quen với các tác phẩm văn họcthường có giới hạn Thực tế cho thấy trong giờ hoạt động này tôi sử dụng rấtnhiều hình thức khác nhau để gây hứng thú giúp trẻ nhanh chóng hiểu nội dungchuyện, nhớ chuyện, thuộc thơ và đọc kể diễn cảm Trong đó hình thức sử dụng
đồ dùng trực quan rất có hiệu quả, đồ dùng trực quan có thể là tranh ảnh, mô hình,
rối que, vật thật…Nhưng việc sử dụng rối tay là một biện pháp rất hiệu quả trong
việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học vì trẻ vừa nghe cô kể chuyện vừađược quan sát cô điều khiển con rối phù hợp với đặc điểm tính cách của các nhânvật trong truyện Từ đó trẻ hứng thú hơn và kiến thức, nội dung của câu truyệncùng sẽ khắc sâu hơn vào tâm thức của trẻ
VD: Trong tiết truyện “Chú dê đen”, “Ai đáng khen nhiều hơn” và rất nhiềucâu truyện khác nữa tôi đã thực hiện kể kết hợp với sử dụng rối tay hoặc rối que,tôi thấy trẻ rất hứng thú nghe và trẻ nhớ rất nhanh các nhân vật trong truyện, khiđàm thoại tôi thấy trẻ rất nhớ nội dung truyện và các nhân vật trong truyện
* Sử dụng tranh ảnh minh họa trên giáo án điện tử
Khi cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học thì việc sử dụng hình ảnhminh họa trên giáo án điện tử là biện pháp đạt hiệu quả nhất vì vậy Để thu hút, lôicuốn trẻ vào giờ họcmột cách tốt nhất tôi lựa chọn các hình thức tổ chức phù hợp,hấp dẫn như qua tổ chức hội thi: “Bé yêu thơ”, câu đố, tham quan và đặc biệt làchọn những hình ảnh thật đẹp và những nhân vật ngộ nghĩnh, lồng tiếng vào từngphần yêu cầu của bài dạy, để trẻ hiểu rõ nội dung câu chuyện, hiểu được tính cáchcủa các nhân vật trong tác phẩm mà tôi trình chiếu Để rồi từ chỗ trẻ chăm chúxem, lắng nghe cô giới thiệu dẫn đến trẻ nắm bắt được nội dung tiết học một cáchchủ động Với từng bài dạy, từng thể loại mà tôi đưa ra hệ thống câu hỏi đã chuẩn
bị có tính lôgic, để đàm thoại với trẻ một cách sôi nổi theo phương pháp dạy học
Trang 17tích cực: “Lấy trẻ làm trung tâm” để phát huy trí tưởng tượng, những cảm xúc
của trẻ, tính liên hệ thực tiễn, sáng tạo phù hợp với từng nội dung của bài mà trẻkhông bị áp đặt một cách gò bó
7.3.4 Biện pháp 4: Chú trọng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vào các hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học thông qua các hoạt động học.
Do đặc điểm của lứa tuổi nên dạy trẻ mầm non cần tiến hành theo phươngchâm “ Học mà chơi, chơi mà học” vì vậy giáo viên cần linh hoạt khóe léo trongviệc thiết giáo án văn học để lôi cuốn hấp dẫn trẻ
Theo phương pháp dạy học tích cực với môn làm quen văn học có thể lồngghép, kết hợp với tất cả các môn học khác và giúp cho các môn học khác trở nênsinh động hơn Tuy nhiên dựa vào từng nội dung bài dạy để chọn nội dung tíchhợp cho phù hợp
Ví dụ:
* Với môn âm nhạc
+ Khi dạy hát bài “Cái Bống” tôi cho trẻ đọc bài ca dao: “Cái Bống đi chợ”
và chính giai điệu vui tươi, dí dóm của bài hát giúp cho ý thơ trong bài học đượcnâng cao tiết học thêm sinh động, phong phú và trẻ rát chú ý
Có nhiều bài hát có cùng chủ đề với bài thơ, tuy là lời thơ không hoàn toàntrùng với lời bài hát nhưng mang ý nghĩa mở rộng nhận thức cho trẻ trong tiết học
đó như: Khi dạy trẻ hát bài “ Em đi qua ngã tư đường phố” kết hợp cho trẻ đọc bàithơ “Đèn giao thông”
Trong mọi giờ học khác đều có thể tích hợp môn làm quen với văn học cóthể là những bài thơ, đồng dao, câu chuyện đã học hoặc chưa học
Ví dụ:
* Qua hoạt động khám phá khoa học.
Hoạt động cho trẻ mầm non khám phá môi trường xung quanh nhằm giúptrẻ tiếp xúc với môi trường qua đó để hình thành biểu tượng về thế giới xungquanh Dạy trẻ khám phá là giáo viên tổ chức hoạt động học theo nhóm nhằm pháthuy năng lực giải quyết vấn đề và tự học cho trẻ