1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 6 tuổi làm quen với toán

26 254 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 206,5 KB

Nội dung

NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 1... THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: a... Kết quả của thực trạng trên... Tạo môi trường toán học.. Sáng tạo, linh ho

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Chúng ta đang sống trong thời đại mới, thời đại của nền khoa học kythuật, công nghệ thông tin hiện đại, vì thế toán học trở nên vô cùng quantrọng, cần thiết và không thể thiếu được trong sự phát triển của đất nước.Toán học có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống con người,trong học tập, nghiên cứu, kinh doanh Vì vậy, muốn đáp ứng được nhu cầucủa xã hội hiện nay thì con người phải có vốn kiến thức về toán học Ngay tưlứa tuổi mẫu giáo, việc hướng dẫn cho trẻ làm quen với những biểu tượngtoán sơ đẳng là cơ hội để hình thành ở trẻ khả năng quan sát, sự tìm tòi, khámphá, phát triển ở trẻ khả năng ngôn ngữ và tư duy lô gích, khả năng nhanhnhạy, trí thông minh, sự phán đoán, phân tích, so sánh, tổng hợp Giúp trẻ cóđược những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con số, phép đếm, về kích thướchình dạng, khả năng định hướng không gian và phép đo độ dài của các vậtbằng các thước đo ước lệ

Qua môn toán, trẻ còn được bộc lộ tất cả khả năng của mình về văn học,

âm nhạc, tạo hình, môi trường xung quanh Trên cơ sở đó bổ sung thêm vốnngôn ngữ và góp phần tích cực vào việc phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ.Đặc biệt hơn đối với trẻ 5 tuổi là hình thành ở trẻ biểu tượng toán sơ đẳng,làm hành trang để trẻ bước vào lớp 1 tiểu học Những biểu tượng ban đầu vềtoán của trẻ xuất hiện rất sớm thông qua trải nghiệm hàng ngày với các hiệntượng và sự vật xung quanh trẻ

Để đáp ứng với nhu cầu ngày càng đi lên của xã hội, hòa nhập với xuthế phát triển giáo dục trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng với chươngtrình tiểu học thì giáo dục mầm non cần phải nâng cao chất lượng và hiệuquả giáo dục, xóa bỏ phương thức dạy học cũ dập khuôn, thụ động, chútrọng phát huy tính tích cực của trẻ, giúp trẻ có cơ hội được tìm tòi, khámphá, trải nghiệm

Đối với trẻ mầm non việc tiếp thu, lĩnh hội những kiến thức còn hạn chế,các quá trình phát triển và tư duy, trí tuệ, nhân cách đang tưng bước hình thành,trẻ rất dễ nhớ nhưng cũng rất mau quên những kiến thức mà cô cung cấp, vì thếviệc hình thành cho trẻ những hiểu biết sơ đẳng về hoạt động làm quen vớiToán là rất cần thiết

Trong quá trình hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ, giáoviên giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt độnghọc tập của trẻ Làm quen với toán là một hoạt động khá trưu tượng và khôkhan đối với trẻ Vì vậy, ngoài việc chuẩn bị môi trường giáo dục cho trẻ, giáoviên còn phải biết vận dụng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để truyền đạt

Trang 2

đến trẻ Xác định mục tiêu, lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động, phương phápdạy học phù hợp là hết sức cần thiết và ảnh hưởng rất lớn đến mức độ hiểu biếtvà khả năng tư duy của trẻ.

Như chúng ta đã biết, tuổi mẫu giáo, tuổi của những câu hỏi "vì sao" ?Tuổi của sự mong muốn khám phá ra những điều bí ẩn xung quanh trẻ Vậykhi được làm quen với các biểu tượng về toán, trẻ được thoả mãn nhu cầu nhậnthức, góp phần hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ Có thể nói việc chotrẻ làm quen với toán là quan trọng, cần thiết và là mắt xích đầu tiên để trẻbước vào đời

Nhận thức được tầm quan trọng của môn học như vậy nên năm học 2018

-2019 tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp nâng cao chất

lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với toán”.

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

- Mục đích nghiên cứu là tìm ra các phương pháp nâng cao hiệu quả khi

tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi làm quen với các biểu tượng toán sơ đẳng

- Nghiên cứu để tìm ra cách tổ chức các hoạt động làm quen với toánphù hợp với tưng nội dung và chủ để Giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cáchhứng thú và nhẹ nhàng

- Nghiên cứu để lồng ghép các trò chơi, câu chuyện vào hoạt động làmquen với toán, tạo không khí vui tươi, cởi mở, thân thiện trong trường học.Góp phần thực hiện tốt mục tiêu “ Xây dựng trường học thân thiện - Học sinhtích cực”

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Nghiên cứu trên 40 trẻ lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi tại trường mầm non Phan

Đình Phùng với đề tài: Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với toán.

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

* Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết:

Trang 3

Sử dụng phương pháp so sánh, phân tích, hệ thống hóa các nguồn tài liệu cóliên quan đến đề tài nghiên cứu để làm tiền đề cho việc xây dựng cơ sở lý thuyếtnhư: Các tài liệu có liên quan đến việc hình thành các biểu tượng về toán chotrẻ 5 - 6 tuổi.

* Phương pháp đàm thoại:

Trò chuyện, trao đổi với trẻ về nội dung hoạt động Tư đó có biện phápgiáo dục trẻ phù hợp

* Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.

Ghi chép hoạt động của trẻ và mức độ hiểu biết của trẻ, mức độ hứng thú,

khả năng hoàn thành nhiệm vụ của trẻ trong hoạt động làm quen với toán

* Phương pháp quan sát:

Quan sát khi trẻ hoạt động, tạo cơ hội để trẻ được tư duy và tìm ra cáchgiải quyết vấn đề Động viên khích lệ trẻ học tốt, hướng dẫn thêm cho những trẻcòn non kém

II NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

Chủ tich Hồ Chí Minh lúc sinh thời đã nói: “ Non sông Việt nam có được

vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốcnăm châu hay không chính là nhờ vào việc học tập của các cháu” Chính vì vậyngay tư lứa tuổi mầm non, trẻ cần được chăm sóc và giáo dục một cách tốt nhấtthông qua các hoạt động và các môn học ở trường mầm non

Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân Việchình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có một vai trò to lớn Giúp trẻphát triển về tư duy, sự phán đoán, phân tích, so sánh và tổng hợp Đặc biệt hơn đốivới trẻ độ tuổi 5 - 6 tuổi, việc hình thành biểu tượng toán sơ đẳng là một nội dung

Trang 4

quan trọng, hình thành ở trẻ sự phát triển nhân cách toàn diện và là nền móng cho trẻbước vào lớp một tiểu học một cách vững chắc

Theo các nhà nghiên cứu, ky năng toán học tư tuổi mầm non là một trongnhững yếu tố tốt nhất để dự đoán thành công của đứa trẻ trong tương lai, trêncả ky năng đọc và ky năng tập trung Một nghiên cứu khác còn cho rằng việcsớm biết và làm quen với toán có thể giúp trẻ sáng tạo và có ky năng lãnh đạotốt hơn khi trưởng thành

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trẻ học toán tốt hơn khi hoạt động đóđược thông qua các trò chơi Trẻ được mô tả, phân loại, giải thích, phân tíchtổng hợp, khái quát, suy nghĩ về những gì được giải thích, cách suy nghĩ độclập để đi đến giải quyết các nhiệm vụ, thiết lập và giải quyết vấn đề

Để trẻ nắm vững được những nền tảng cơ bản của toán học cũng như pháttriển các ky năng quan trọng như xử lý vấn đề hay tư duy lập luận, một chươngtrình giáo dục có hệ thống tư nhỏ là điều cần thiết Giai đoạn mầm non là giaiđoạn để lại dấu ấn mạnh mẽ trong suốt quá trình học tập của mỗi con người.Giai đoạn này giúp trẻ có được kiến thức, khái niệm cơ bản để hình thành cácthói quen và hành vi Đây cũng là giai đoạn hình thành những suy nghĩ tíchcực, sáng tạo, giúp trẻ tin tưởng vào khả năng của bản thân Như vậy giáo dụctoán học trong trường mầm non có vai trò quan trọng, tạo nền tảng vững chắccho trẻ trong giai đoạn tiếp theo của cuộc đời

2 THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:

a Thuận lợi:

Trong những năm gần đây môn làm quen với toán đã được đưa vàochuyên đề, được chú trọng và chỉ đạo sát sao, Phòng Giáo dục, Ban giámhiệu, tổ chuyên môn nhà trường đã chỉ đạo chuyên đề nâng cao chất lượnglàm quen với toán, là mũi nhọn để tổ chức các đợt chuyên đề về toán chogiáo viên Ban giám hiệu nhà trường luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện choviệc dạy và chăm sóc trẻ tốt nhất, luôn sát sao chỉ đạo giáo viên kịp thời vềchuyên môn

Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là sự quan tâm sát saocủa Phòng giáo dục và đào tạo thành phố cũng như lãnh đạo địa phương nên

cơ sở vật chất của nhà trường đã tương đối đầy đủ Nhà trường kết hợp vớihội cha mẹ học sinh đầu tư mua sắm trang thiết bị điện tử như: Máy chiếu,màn chiếu, máy tính, ti vi, đầu đĩa,… để áp dụng vào giáo án điện tử tronggiảng dạy…

Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất, bổsung làm mới thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi về bộ môn “Làm quen với toán”,chỉ đạo và có kế hoạch thực hiện chương trình, bồi dưỡng giáo viên tốt, tạođiều kiện cho giáo viên đứng lớp được học các đợt chuyên đề, dự các giờhội thảo trong trường và trường bạn, tư đó giáo viên đúc rút kinh nghiệmcho bản thân

Trang 5

Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo xây dựng môi trường học toán chotrẻ ở trong và ngoài lớp học Tân dụng khoảng không gian có thể nhất để tạomôi trường toán học cho trẻ hoạt động.

Bản thân tôi đã nhận thức được tầm quan trọng đó, vì vậy trong tiếtdạy mọi lúc, mọi nơi tôi luôn tìm tòi làm thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi cómàu sắc mẫu mã đẹp, sáng tạo, đi sâu nghiên cứu trong lĩnh vực hoạt động

“Làm quen với Toán” nhằm truyền thụ kiến thức cho trẻ để trẻ lĩnh hội trithức một cách nhẹ nhàng, thoải mái, không bị gò ép và áp đặt mà đạt kếtquả lại cao

- Đa số phụ huynh đều quan tâm đến tình hình học tập nhất là hoạt độnglàm quen với toán của các cháu

b Khó khăn:

Bên cạnh những mặt thuận lợi, còn không ít những khó khăn:

- Trong lớp, số trẻ trai nhiều hơn số trẻ gái nên trẻ rất hiếu động Khả năngnhận thức của trẻ cũng không đồng đều, đa số trẻ chưa tích cực hoạt động,chưa chủ động để lĩnh hội kiến thức

- Một số phụ huynh nhận thức về giáo dục mầm non còn sai lệch Cónhững phụ huynh thì cho rằng mới học mầm non thì cần gì phải học toán Songcó những phụ huynh lại yêu cầu cô giáo phải dạy các phép tính cộng, trư nhưhọc sinh lớp 1

- Một số phụ huynh chưa chú trọng đến môn toán trong trường mầm nonvà chưa hiểu được tầm quan trọng của toán học đối với sự phát triển nhận thứccủa trẻ mầm non

Chính vì những lý do trên mà kết quả đạt được ở môn học làm quen vớitoán chưa được như mong muốn

c Kết quả của thực trạng trên.

Kết quả khảo sát đầu năm như sau:

ST

Tổng số

Kết quả

Đạt yêu cầu Chưa đạt yêu cầu

Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ

1 Nhận biết về số lượng

Trang 6

3 Nhận biết về vị trí

Để trẻ học tốt môn làm quen với toán, tôi đã tiến hành một số giải pháp sau:

a Tạo môi trường toán học.

b Sáng tạo, linh hoạt thay đổi hình thức tổ chức tiết học.

c Lồng ghép môn làm quen với toán vào môn học khác và môn học khác vào môn toán.

d Sáng tạo và cải tiến một số trò chơi cho trẻ làm quen với toán.

e Làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho môn làm quen với toán.

g Kết hợp giữa gia đình và nhà trường.

3.2 Các biện pháp tổ chức thực hiện:

* Biện pháp 1: Tạo môi trường toán học cho trẻ.

+ Tạo môi trường toán học trong lớp:

Một môi trường học tập tốt có hiệu quả là môi trường gây hứng thú cho trẻ,phát huy được trí tưởng tượng, sáng tạo cho trẻ Chính vì vậy tôi luôn cố gắngtạo ra nhiều đồ dùng, đồ chơi hấp dẫn trang trí xung quanh lớp Ví dụ cắt nhữngchú thỏ bằng mút gián lên tường, vẽ các bức tranh con vật, phương tiện giaothông,treo những chiếc vòng nhiều màu sắc

Chúng ta biết rằng trẻ nhỏ luôn yêu thích cái đẹp, trí tưởng tượng của trẻ là

vô cùng phong phú, do vậy môi trường học tập xung quanh trẻ là một yếu tố cực

kỳ quan trọng kích thích đứa trẻ tư duy và sáng tạo,ta cần tạo cho trẻ một tâm lýthật thoải mái, coi lớp học như ngôi nhà thân yêu của mình và trong ngôi nhà đótrẻ được tham gia dọn dẹp, trang trí, sáng tạo theo ý mình Chính vì vậy tôi đãkhuyến khích trẻ sưu tầm đồ chơi, tranh ảnh để trang trí lớp học theo chủ đề.Tôi xây dựng góc toán phong phú, nhiều chủng loại, sắp xếp bố trí đồ chơigọn gàng, đồ chơi luôn để ở tư thế “mở’’ để kính thích trẻ hứng thú hoạt động,

đồ dùng đồ chơi phải đảm bảo thuận tiện cho thao tác sử dụng, được xắp xếp saocho dễ lấy, dễ cất và đặc biệt có thể sử dụng vào các môn học và các hoạt độngkhác Góc toán phải được bố trí thật nổi, thật đẹp mắt, vưa đảm bảo tính thẩm

Trang 7

my, lại vưa đảm bảo tính chính xác Các đồ dùng đồ chơi trong góc toán đượcphân chia thành tưng “mảng” riêng biệt như: Số lượng, hình khối, không gian Ví dụ: Trong hoạt động góc cho trẻ cắt tranh tư những hoạ báo, nhữngquyển Truyện tranh đã cũ, sách, báo, tranh những con vật, cây, quả, hình vàtrang trí ở góc học toán của lớp, dán theo mảng và gắn các chữ số tương ứng,các hình ảnh được trang trí theo chủ đề Chính những việc làm tưởng như rấtđơn giản này đã góp phần hình thành ở trẻ sự say mê tìm tòi, tính cẩn thận trongcông việc và củng cố thêm phần kiến thức về toán cho trẻ.

Vào các giờ hoạt động góc, tôi tổ chức cho trẻ sưu tầm và vẽ, cắt, dán hìnhảnh trong sách báo có liên quan đến bộ môn toán để làm “ sách”, “ tập san” vàlàm các quyển sách có dạng các hình đã học

Ví dụ: Khi học số 8 thuộc chủ đề thế giới thực vật thì trẻ sẽ cắt, vẽ, xé 8cây, 8 bông hoa, 8 quả vào trang “sách” và viết số tương ứng, đến hết chủ đềnày, lại sang chủ đề khác ở bài khác trẻ lại sưu tập tiếp dần dần trẻ có bộ sưu tậpvề môn toán rất phong phú

Ở góc “Bé vui học toán” tôi dùng những mảng tường để dán các hình ảnh,kết hợp các chỉ số để trẻ hiểu ngay đó là nhóm đồ dùng có số lượng bao nhiêu

Ví dụ: Ở chủ đề thế giới động vật, tôi trang trí những con vật thành một

mảng để cháu đếm số lượng và dán số vào ô trống kế bên, hay hàng trên có 5con thỏ, hàng dưới 4 củ cà rốt, yêu cầu trẻ gắn số thích hợp và có thể yêu cầumột số trẻ khá lên gộp 2 nhóm điền số thích hợp

- Ở góc bé ngoan tôi trang trí một cây hoa với 3 bông hoa lớn Trên mỗibông hoa là các ống cờ để trẻ cắm hoa bé ngoan Dưới mỗi ống cờ là ký hiệucho mỗi bé Các ký hiệu là những hình học như: Hình vuông, hình tròn, hìnhtam giác, hình chữ nhật, các số tư 1 đến 10 và các cây cối đồ vật có hình dáng

to, nhỏ, dài ngắn khác nhau

Ngoài ra tôi còn cho trẻ sưu tập các hộp có dạng các hình khối, sau đó côcùng trẻ sẽ trang trí các chi tiết vào hình khối cho ngộ nghĩnh thành hình người,hình con vât lật đật, và trưng bày ở lớp, như vậy trẻ sẽ rất thích thú và ghi nhớđược các hình khối

+ Tạo môi trường toán học phía ngoài lớp học:

Chúng ta không chỉ tạo môi trường toán học cho trẻ ở trong lớp học mà còntạo cho trẻ bất kỳ nơi nào có thể Toán học không phải là cái gì đó thật cứngnhắc khô khan, chỉ là số, là hình mà toán học có thể là bất kỳ thứ gì ở xungquanh trẻ

Ví dụ: Khi cho trẻ đi tham quan, đi dạo, ta có thể hỏi trẻ “Có bao nhiêu

luống rau ? Có bao nhiêu cây vú sữa ? Luống rau này có dạng hình gì ? Quả nàycó dạng hình gì ? Hoặc khi đến giờ ăn trẻ xếp đĩa và khăn cho mỗi bàn, trẻ phảibiết lấy mỗi chiếc khăn đặt lên một chiếc đĩa, như thế trẻ đã biết sắp xếp tươngứng 1 - 1 Hoặc khi hoạt động góc “ bán hàng”, khi trẻ đi mua và bán phải đếm

Trang 8

số hàng, đưa số tiền đúng với yêu cầu của người bán Ở góc xây dựng khi trẻxây mô hình ngôi nhà của bé, yêu cầu phía trước ngôi nhà có gì, phía sau có gì ?

+ Cho trẻ làm quen với các thuật ngữ toán học ở mọi lúc, mọi nơi:

Trẻ 5 - 6 tuổi, vốn tư đã phát triển nhưng vẫn còn hạn chế, nhất là vào thờiđiểm đầu năm nhiều trẻ muốn diễn đạt suy nghĩ của mình nhưng không thểmạch lạc và chưa chính xác, vì thế muốn cung cấp cho trẻ những kiến thứcchung nhất là về toán học thì phải giúp trẻ hiểu được những thuật ngữ toán họcnhư: Cao, thấp, phải, trái, trên, dưới, trước, sau, to, nhỏ, bằng nhau, không bằngnhau, thêm, bớt, nhiều, ít, Trẻ biết và hiểu được những thuật ngữ này thì trẻmới thực hiện tốt yêu cầu do cô đề ra Việc cung cấp kiến thức trong các tiết họcchưa đủ để nhớ lâu vì đặc điểm tâm sinh lý ở lứa tuổi này là dễ nhớ, mau quên.Vì vậy cô cần phải cung cấp kiến thức cho trẻ mọi lúc, mọi nơi để mỗi ngày mộtít, tưng ít, tưng ít một trẻ sẽ nhớ và nhận thức đúng tư, đúng nghĩa

Ví dụ: Khi cho trẻ xếp hàng vào lớp cô nói: Tổ 1 đứng bên tay phải cô, tổ 2

đứng bên tay trái cô

Khi dạy múa tôi nói: Các bạn gái đứng vòng trong, các bạn trai đứng vòngngoài hay khi tổ chức trò chơi tôi nói: Lớp chia ra làm 3 đội Đội 1 đứng lênphía trên để thực hiện, đội 2 và đội 3 đứng phía dưới để cổ vũ cho các bạn

Cứ như thế qua những hoạt động diễn ra hằng ngày, dưới nhiều hình thứctôi luôn cung cấp các thuật ngữ toán học cho trẻ Ngoài ra khi dạo chơi ngoàitrời tôi cho trẻ nhặt lá cây, đếm và xếp theo yêu cầu của cô

Tổ 2: Nhặt 9 chiếc lá xếp thành hình trònTổ 3: Nhặt 10 chiếc lá xếp thành hình chữ nhật

* Biện pháp 2: Sáng tạo, linh hoạt, thay đổi hình thức tổ chức tiết học

Xã hội ngày một văn minh hiện đại, trình độ khoa học ngày càng phát triểncao cùng với sự bùng nổ thông tin nên việc áp dụng công nghệ thông tin vàogiảng dạy đã trở thành một yêu cầu tất yếu đối với các cấp học Đối với ngànhhọc mầm non, việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy là hết sứccần thiết Một phần thay đổi không khí lớp học, tạo cho trẻ tâm thế thoải mái,gây hứng thú cho trẻ trong việc tiếp thu kiến thức Một phần nâng cao chấtlượng trong giáo dục và cũng là bước đầu cho trẻ làm quen với nền công nghệthông tin

Trong việc hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ, tuỳ theo chủ đềvà yêu cầu của nội dung bài dạy, kiến thức cần truyền đạt cho trẻ để tôi chọn ranội dung phù hợp nhằm mục đích gây hứng thú cho trẻ

+ Gây hứng thú cho trẻ trong từng bài dạy:

Việc sử dụng lời giới thiệu để dẫn dắt trẻ vào bài là yếu tố hết sức quantrọng Vì vậy tôi thường nghĩ ra các cách giới thiệu bài khác nhau để lôi cuốn trẻvào giờ học Ví dụ: Dạy bài khối vuông, khối chữ nhật, khối cầu, khối trụ Phần

Trang 9

giới thiệu bài tôi nói: “Các cầu thủ bóng đá của lớp ta vưa đi thi đấu về, sau đâylà lễ trao giải.” (Tiếng nhạc nổi lên, hai đội đi ra giơ tay vẫy) Giải quả bóngvàng được trao cho cầu thủ Quốc Bảo, các bạn thấy bạn Quốc Bảo nhận đượcquả bóng như thế nào? ( Có dạng khối cầu) Sau đó cho trẻ quan sát khối cầu,lăn khối, nhận xét về khối và tập đá bóng bằng các khối cầu Cuối giờ học tôicho xuất hiện lên màn hình là các con vật ngộ nghĩnh, mỗi con vật đem theo mộtkhối mà trẻ vưa học để làm quà tặng cho các đội bóng

Hoặc: Khi dạy trẻ biết tạo nhóm có 6 đối tượng, nhận biết chữ số 6 ở chủ

đề “bản thân”.Tôi đã nghĩ ra chủ đề xuyên suốt giờ học đó là “sinh nhật búp bêtròn 6 tuổi” Mở đầu tiết dạy trong tiếng nhạc “Chúc mưng sinh nhật” các cháuđược lên đốt nến và thổi nến, nói những lời chúc mưng sinh nhật có ý nghĩa, trẻđược đếm số nến, tặng quà cho búp bê Sau đó trẻ sẽ được bày cỗ sinh nhật búp

bê Như vậy trẻ rất thích thú

Trong tiết học toán, nếu chỉ dạy đơn thuần các bước cơ bản trong một giờtoán thì sẽ vô cùng cứng nhắc Vì vậy tôi đã kết hợp nhiều thủ thuật khác nhauđể giờ toán trở nên mềm dẻo và gây hứng thú hơn cho trẻ, tôi có thể sử dụnghình thức kể chuyện để đưa vào giờ học

Ví dụ đề tài: Đếm đến 8, nhận biết các nhóm có 8 đối tượng, nhận biết số 8.

Cô kể: "Trong khu rưng nọ có một gia đình nhà thỏ sống rất hạnh phúc.Vào một ngày chủ nhật, thỏ mẹ gọi các con lại và bảo: Hôm nay được nghỉ họccác con hãy vào rưng tìm củ cà rốt về Anh em nhà thỏ hăng hái đi ngay, Cácchú thỏ rất chăm chỉ, mỗi chú tìm được một củ cà rốt, riêng có chú thỏ út làkhông tìm được củ cà rốt nào vì chú mải chơi quá (Cô cho trẻ thực hiện xếptương ứng 1-1, sau đó cô cho lần lượt các chú thỏ xuất hiện trên màn hình, xếpmỗi chú thỏ một củ cà rốt, riêng chú thỏ cuối cùng là không có cà rốt)

Khi sử dụng hình thức kể chuyện thì yêu cầu cốt truyện phải đảm bảotính lô gich tư đầu đến cuối, đảm bảo hấp dẫn và tính giáo dục cao Khôngnên sử dụng cùng một cốt chuyện cho tất cả các loại tiết, tránh sự nhàm cháncho trẻ Tuỳ tưng loại tiết và chủ đề mà chọn cốt chuyện và đồ dùng trựcquan cho phù hợp

Ngoài ra khi làm giáo án điện tử tôi còn sử dụng các hình ảnh đẹp, hấpdẫn để đưa lên màn hình sao cho phù hợp với đề tài và chủ đề mà trẻ đang thựchiện Ví dụ ở chủ đề động vật, tôi thường tìm những con vật động để gây hứngthú cho trẻ như: Con gà đang gáy, con chim đang gật gù, con chó đang vẫyđuôi, con mèo đang chớp mắt Ngoài ra tôi còn tìm một số trò chơi trên mànhình để thu hút trẻ như trò chơi "chiếc nón kỳ diệu" Tôi đã tạo một chiếc nónvà làm hiệu ứng để mỗi khi trẻ lên bấm vào nút "Enter" trong máy tính thìchiếc nón sẽ quay một vòng, khi mũi tên trong chiếc nón dưng vào ô số nào thìtrẻ phải đọc tên số ấy và mở ô số mình vưa quay được xem đó là phần thưởnggì và đếm xem có bao nhiêu phần thưởng

+ Chọn chủ đề và dạy tích hợp theo chủ đề:

Trang 10

Quá trình tổ chức tiết học cần phải lồng ghép chủ đề một cách xuyên suốt

tư phần vào bài đến phần kết thúc, giữa các nội dung trong bài cần có sự chuyểntiếp một cách nhẹ nhàng, sự kết hợp giữa hình ảnh trên màn hình và vật thậtcũng cần phải có sự hài hoà, lô gich, không nên lạm dụng quá nhiều vào mànhình gây thụ động cho trẻ Tôi thường đan xen giữa hình ảnh trên màn hình vàvật thật một cách khéo léo để trẻ không bị nhàm chán

Ví dụ: Khi dạy trẻ ôn nhận biết phân biệt khối cầu khối trụ, khối vuông

-khối chữ nhật ở chủ đề ''Một số loại hoa” Xuyên suốt bài dạy sẽ là những bônghoa đến tham dự lễ hội hoa Tôi đã lấy bốn con búp bê, sau đó lấy lụa làm thànhnhững cánh hoa đào, hoa mai, hoa cúc, hoa hồng rồi dán xung quanh khuôn mặtcủa các bạn búp bê và đặt tên là bạn Hoa Mai, bạn Hoa Đào, bạn Hoa Cúc, bạnHoa Hồng Tiếp theo tôi dùng bìa cứng và bóng nhựa tạo cho các bạn''hoa''những bộ trang phục có dạng khối cầu, khối trụ, khối vuông, khối chữnhật Cuối cùng tôi biên tập và dàn dựng thành một phần thi biểu diễn thời trangtrong '' Lễ hội hoa'' có lồng tiếng dẫn chương trình tưng thí sinh (hoa) sẽ ra sânkhấu trong những trang phục độc đáo, mỗi thí sinh bước ra thì ban tổ chức sẽ cómột câu hỏi dành cho khán giả

Ví dụ: Chiếc váy của thí sinh hoa mai có dạng khối gì ? Như thế các bé sẽ

lần lượt được ôn lại các khối.Tôi đã dựng cảnh và dùng máy quay và ghi vào đĩa

CD và USB Khi dạy tôi dùng máy vi tính mở cho trẻ xem, kết hợp cho trẻ ônluyện kiến thức Làm như vậy tôi thấy trẻ rất thích thú Khi cho trẻ chơi trò chơi,hay dạy kiến thức toán học cho trẻ kết hợp trên máy vi tính, tôi thấy trẻ rất saysưa và hào hứng trẻ tham gia rất tích cực vào hoạt động

Ví dụ: Ở chủ đề " Động vật" Khi dạy trẻ xác định phía trên, phía dưới, phía

trước, phía sau của đối tượng khác Tôi đã kể câu chuyện "cáo, thỏ và gà trống",khi kể tôi đã kết hợp hỏi trẻ về vị trí đứng của các con vật

Hoặc tôi đã cho trẻ chơi trò chơi dân gian như trò chơi “Mõ làng mõ xóm”

Cô hoặc một trẻ làm người đi rao mõ, vưa gõ mõ vưa đọc:

“Chiềng làng chiềng chạ

Thượng hạ tây đông

Nếu là con trai

Đứng ra phía trước

Nếu là con gái

Đứng ra phía sau.’’

'' Ấy là mõ xóm

Mõ làng là tôiThấy tôi đứng nàyCon trai bên tráiCon gái bên phảiNhanh nhanh lên nào.”

Sau khi người rao mõ đọc xong tưng vế thì trẻ trai và trẻ gái đứng đúng vào

vị trí người rao mõ yêu cầu Tiếp theo là cô phải đặt các câu hỏi để trẻ trả lờixem trẻ đang đứng ở vị trí nào của người rao mõ Như vậy trẻ rất thích thú vàtích cực tham gia vào các hoạt động giúp cho tiết học đạt kết quả

Hoặc: Khi dạy trẻ bài đo các đối tượng ( Chủ đề phương tiện giao thông), thay

vì chuẩn bị cho trẻ 3 băng giấy để đo, tôi đã chuẩn bị cho mỗi trẻ một bức tranh có

vẽ 3 đoạn đường dài ngắn khác nhau Thay cho các chữ số tôi đã vẽ hình 3 chiếc ô

Trang 11

tô có gắn các chữ số tương ứng với số lần đo ở các đoạn đường Cô giới thiệu dẫndắt để trẻ thực hành đo: Các bác tài xế ở nơi xa đến chưa thạo đường đi, các bácphải tìm được con đường có độ dài có số lần đo bằng chữ số ở xe của các bác.Các con có muốn giúp các bác tìm đường đi không ? Chúng mình phải làm thếnào để xe đi đúng đường (phải đo) Thế là trẻ bắt tay vào đo một cách rất thíchthú Khi đo xong trẻ nói kết quả và tìm chiếc xe có chữ số tương ứng với số lần

đo ở con đường đó để đặt vào Xuyên suốt bài học trẻ được đo chiều dài đoàntàu bằng bàn chân mình Rồi treo cờ chuẩn bị cho hội thi “ Bé với an toàn giaothông” Trong cả một giờ học như vậy trẻ rất thích thú, hồ hởi, trẻ đang học mànhư đang được chơi

Tùy theo nội dung đề tài và chủ đề đang thực hiện để thiết kế nội dung hoạtđộng sao cho phù hợp, đem lại kết quả cao và gây được hứng thú cho trẻ

Ví dụ: Với đề tài: Đếm đến 7, nhận biết nhóm có 7 đối tượng, nhận biết số

7 (Chủ đề: Thế giới động vật ) Tôi đã thực hiện như sau:

Phần 1: Gây hứng thú và giới thiệu bài:

Cô đóng vai nàng tiên Mùa xuân, cùng trẻ dạo trong vườn hoa mùa xuân

“ Hôm nay trời đẹp quá, ánh nắng ban mai chiếu rọi khắp nơi, trăm hoa đuanở Trên đường tới đây, cô tiên mùa xuân thấy có rất nhiều các bạn côn trùngcũng đang tới thăm vườn hoa Nào các bạn nhỏ, chúng mình cùng đi vào vườnhoa và cùng vui chơi với các bạn côn trùng nào !

Phần 2: Ôn số lượng trong phạm vi 6

Cho trẻ đi xung quanh lớp tìm các nhóm côn trùng đậu trên cây và hoa Côcho trẻ đếm và đặt số tương ứng trong phạm vi 6 (Chuồn chuồn, Cánh cam,Bướm )

- Các con biết gì về các loại côn trùng ?

- Cho trẻ nêu hiểu biết của mình về một số loại côn trùng Giáo dục trẻ bảovệ những côn trùng có lợi và tránh xa những côn trùng có hại

Phần 3: Đếm đến 7, nhận biết các nhóm có 7 đối tượng, nhận biết số 7

Cô: - Các con ơi vào ngày đẹp trời như thế này không chỉ có các bạn Chuồnchuồn, Bươm bướm, Cánh cam đến chơi trong vườn hoa đâu Còn có các bạnOng chăm chỉ nữa đấy, gia đình bạn Ong sống trong ngôi nhà nhỏ trên cành câytrong vườn Các bạn Ong nhỏ rất chăm ngoan, luôn vâng lời mẹ dặn Hôm nay

mẹ Ong dặn các con: “Các con ngoan của mẹ, hôm nay đẹp trời, trăm hoa đuanở Những bông hồng đỏ thắm thi nhau khoe sắc Các con hãy vào vườn tìmnhững bông hoa thật đẹp để hút những giọt mật mang về cho mẹ nhé Nhữngchú Ong ngoan ngoãn vâng lời mẹ dặn, cùng nhau bay tới vườn hoa

- Nào chúng mình cùng giúp những bạn ong đi tìm những bông hoa ( Hátbài chị ong nâu và em bé, kết hợp đi lấy đồ dùng)

Trang 12

- Chúng mình đã tìm được những bông hoa chưa? Chúng mình hãy xếpnhững bông hoa thành một hàng ngang nào (Cô vưa nói vưa đưa lần lượt bônghoa ra xếp theo hàng ngang, tư trái sang phải).

- Hương hoa bay ngào ngạt nên những bạn Ong chăm chỉ đua nhau bayđến Còn một bạn ong chưa chăm chỉ còn đang mải rong chơi nên đến muộnđấy, chúng mình cùng mời những bạn ong vàng đậu trên những bông hoa ( Côxếp tương ứng 1-1)

Sau khi cho trẻ tạo nhóm có số lượng là 7 và nhận biết số 7 Cô tiến hànhcho trẻ ôn luyện thông qua các trò chơi

Phần 4: Trò chơi ôn luyện củng cố

- Trò chơi 1: Ong chuyển mật.

Sau khi tìm hoa các chú ong đã hút được rất nhiều những giọt mật Khi đi

mẹ Ong dặn phải chuyển mật vào hũ cho mẹ, nhưng mỗi hũ chỉ đựng 7 giọt mật.Bây giờ các chú ong thợ chia làm 4 đội, các chú ong thợ cầm giọt mật chạy díchdắc qua chướng ngại vật lên cho giọt mật vào hũ Thời gian dành cho các bạnong là một bản nhạc

- Trò chơi 2: Ong xây tổ.

Sau khi mang những hũ mật trở về nhà, Ong mẹ rất vui: Các con của mẹthật là chăm chỉ, mẹ yêu các con rất nhiều Hôm nay khi các con đi hút mật mẹcũng đã làm được nhiều sáp ong Bây giờ các con hãy dùng các sáp ong này xâythành tổ mới nhé, nhưng mỗi tổ chỉ xây 7 miếng sáp ong

Cô cho các bạn ong đứng thành hàng ngang, chuyền lần tưng miếng sápong ( Chuyền bên phải) vưa chuyền vưa đếm, bạn cuối cùng gắn sáp ong lênbảng và gắn số tương ứng

Các bạn Ong thật khéo léo, đã xây những chiếc tổ thật đẹp Ngoài ra cácbạn đã tạo ra các giọt mật ngọt giúp ích cho đời Cô tiên mùa xuân cảm ơn cácbạn rất nhiều

Với cách dạy như vậy, trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động và giờ học đãđem lại kết quả đáng mưng

* Biện pháp 3: Lồng ghép tích hợp các môn học khác vào môn toán và môn toán vào môn học khác.

+ Lồng ghép các môn học khác vào môn toán:

Khi dạy trẻ làm quen với toán, tôi thường phải lồng ghép một số môn họckhác vào môn toán để giờ học toán trở nên mềm mại hơn và cũng để gây hứngthú hơn cho trẻ

Ví dụ: khi dạy bài thêm bớt trong phạm vi 6 (chủ đề: Gia đình) tôi kể chotrẻ nghe câu chuyện “Nhổ củ cải” Vưa kể tôi vưa cho các nhân vật xuất hiệntrên màn hình theo diễn biến câu chuyện, đến đoạn “Ông nhổ củ cải không đượcliền gọi Bà và cháu gái ra” cô dưng lại đặt câu hỏi: “ Vưa rồi chỉ có một mìnhông nhổ củ cải, bây giờ thêm bà và cháu gái là thêm mấy người ? (2 người) Thế

Trang 13

là tất cả bây giờ có mấy người nhổ cải (3 người), câu chuyện cứ tiếp diễn thêm

1, 2, 3 người nhổ nữa và cuối cùng có 6 người nhổ củ cải, trẻ vưa được nghechuyện vưa biết cách tạo nhóm có 6 đối tượng, trẻ rất thích thú say sưa và nắmđược kiến thức của bài học

Trong một tiết học ta có thể lồng ghép và tích hợp các môn học khác vàomôn toán, như vậy là ta đã tận dụng được tối đa đồ dùng đã chuẩn bị Trong quátrình cung cấp kiến thức cho trẻ ta nên linh hoạt thay đổi hình thức để trẻ khỏinhàm chán và hứng thú học tập, không nên gò ép trẻ theo một khuôn mẫu nhấtđịnh, trẻ cần được học mà chơi, chơi mà học

+ Lồng ghép môn toán vào các môn học khác:

* Lồng ghép môn toán vào hoạt động làm quen với chữ cái:

Với tiết bé tập tô chữ cái khi trẻ đọc tư trong tranh cô sẽ cho trẻ đếm cácchữ cái trong tư

Ví dụ: Khi cho trẻ đọc tư “hồng trắng” Cô hỏi trong tư “hồng” gồm có mấy

chữ cái ghép lại, trẻ trả lời gồm 4 chữ cái, vậy chữ cái gì đứng đầu, ( chữ cái h ), cô

tiếp tục gõ thước trẻ nói chữ cái ô, n, g, sau mỗi lần trẻ nói chữ cái cô lại gõ thước đểtrẻ đọc đồng thanh Tương tự trong tư “trắng” cô cũng làm như trên Sau đó cô hỏi 4thêm 5 được mấy ? ( 4 thêm 5 được 9 ) cô cho trẻ đếm gộp lại 1, 2, 3, 4, 5 9, có tấtcả 9 chữ cái Như vậy cô vưa luyện đếm cho trẻ vưa để trẻ nhớ lại chữ cái đã học vànhận biết chữ cái chưa học, hơn nữa trẻ còn biết được có tư thì được ghép nhiều chữcái lại với nhau, có tư thì được ghép ít chữ cái như “giường, phích, bà, bố, tủ

* Lồng ghép môn toán vào hoạt động làm quen vơí văn học:

Khi dạy trẻ đọc thơ không chỉ đơn thuần dạy cho trẻ biết đọc chữ mà còn chotrẻ biết được thơ thuộc thể loại 7 chữ, 5 chữ, hay 4 chữ hoặc thể thơ lục bát bằngcách cô viết bài thơ lên bảng với mẫu chữ tương đối để trẻ ngồi ở xa dễ thấy Saukhi cô đọc mẫu lần 1, cô đọc lần 2 kết hợp giảng giải , cô dạy trẻ đọc và cùng đàmthoại bài thơ, rồi hỏi: Các con vưa đọc bài thơ gì ? Trẻ trả lời Vậy tên của bài thơcó bao nhiêu chữ ? (Trẻ trả lời) Bài thơ gồm có bao nhiêu dòng ? (Trẻ trả lời) Mỗidòng có bao nhiêu chữ ? Trẻ trả lời

Ví dụ: Khi dạy trẻ bài thơ “Cái bát xinh xinh” cô hỏi tên của bài thơ gồm mấy

chữ ? (Trẻ trả lời gồm có 4 chữ )(cả lớp đếm 1, 2, 3, 4 có tất cả 4 chữ) bài thơ cóbao nhiêu dòng ? Mỗi dòng có bao nhiêu chữ ? (Cô và trẻ cùng đếm 1, 2, 3, 4có tất cả 4 chữ) Qua cách dạy trên giúp trẻ luyện đếm dọc, đếm ngang

Ngoài ra cô còn dạy cho trẻ biết bài thơ gồm có bao nhiêu khổ, mỗi khổ thơ cómấy dòng, mỗi dòng có mấy chữ…

Ngày đăng: 18/11/2019, 13:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w