Các định hướng chính

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh DakLak 2014 (Trang 66)

- Tiếp tục khẳng định vị thế đối với mảng hoạt động kinh doanh cốt lõi của Vietcombank là hoạt động ngân hàng thương mại.

- An toàn và hiệu quả trong kinh doanh là mục tiêu hàng đầu; “Hướng tới một ngân hàng xanh, phát triển bền vững vì cộng đồng” là mục tiêu xuyên suốt.

- Phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại với nguồn nhân lực chất lượng cao và quản trị theo chuẩn mực quốc tế.

- Phát triển và mở rộng quy mô hoạt động thông qua mua bán, sáp nhập và hợp nhất khi có đủđiều kiện.

3.1.2.2. Định hướng kinh doanh

Hoạt động ngân hàng thương mại tiếp tục được xác định là hoạt động cốt lõi của Vietcombank với những định hướng cụ thể sau:

- Thị trường: Tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường hiện có trong nước và phát triển ra thị trường quốc tế.

- Lĩnh vực kinh doanh: Lấy hoạt động ngân hàng thương mại là cốt lõi, trong đó tiếp tục củng cố, phát triển bán buôn đi đôi với đẩy mạnh bán lẻ, coi đó là cơ sở nền tảng để phát triển bền vững.

- Giữ vững vị trí hàng đầu của Vietcombank về các mảng nghiệp vụ: thẻ, ngân hàng điện tử, tài trợ thương mại, kinh doanh vốn và Ngân hàng bán buôn.

- Mở rộng và từng bước phát triển các mảng nghiệp vụ ngân hàng đầu tư một cách phù hợp.

- Về sản phẩm: Tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm bán buôn, bán lẻ, các sản phẩm liên kết trên nền tảng công nghệ hiện đại ; bên cạnh đó từng bước phát triển các sản phẩm ngân hàng đầu tư, dịch vụ bảo hiểm, các dịch vụ tài chính và phi tài chính khác.

- Về khách hàng, phát triển mạng lưới khách hàng đa dạng, phong phú và vững chắc.

+ Với khách hàng bán buôn: Tập trung vào các nhóm khách hàng: tập đoàn, tổ chức kinh tế lớn; doanh nghiệp FDI, SME, các cơ quan quản lý nhà nước.

+ Với khách hàng bán lẻ: Trong tín dụng tập trung vào các nhóm khách hàng: khách hàng có thu nhập cao, trung lưu, trí thức, cán bộ cơ quan nhà nước và các hộ gia đình; trong huy động vốn và thanh toán: phục vụ cho khách hàng đại chúng.

- Marketing bán hàng: Chuyên nghiệp hóa hoạt động Marketing và bán hàng. Hội sở chính xây dựng chính sách, quản lý và hỗ trợ bán hàng các chi nhánh là đơn vị trực tiếp marketing và bán hàng.

3.1.3. Những giải pháp thực hiện

Để đạt được các mục tiêu tương lai, Vietcombank đã đề ra 7 giải pháp toàn diện cho việc tái cơ cấu trên cơ sở rà soát, củng cố và hoàn thiện các hoạt động, tạo bước đột phá trong quản trị và kinh doanh.

- Một là, xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự theo hướng tinh gọn, chất lượng cao, năng động và trung thành với Vietcombank. Xây dựng đội ngũ chuyên gia cao cấp, khuyến khích, đãi ngộ, tạo động lực làm việc cho người lao động.

- Hai là, phát triển và củng cố hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin với tư cách là xây dựng “hạ tầng của hạ tầng” cho một cuộc bứt phá phát triển mới.

- Ba là, hoàn thiện mô hình tổ chức và bộ máy điều hành trên nguyên tắc tập trung, lấy khách hàng là trung tâm. Thực hiện phân cấp, phân quyền phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và hoàn thiện bộ công cụ cho quản trị hệ thống.

- Bốn là, hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro theo nguyên tắc tập trung; áp dụng công cụđịnh lượng rủi ro; thiết lập cơ chế giám sát rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.

- Năm là, nâng cao năng lực và hiệu quả tài chính.

- Sáu là, xây dựng hệ thống thương hiệu mới chuẩn mực, thống nhất toàn hệ thống, tăng cường quan hệ cộng đồng, quan hệ nhà đầu tư.

- Bảy là, phát triển mạng lưới giao dịch theo chiều rộng và chiều sâu tại thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế.

Với chiến lược “vươn tầm” và một hệ thống các giải pháp toàn diện, cụ thể, chắc chắn trong tương lai, Vietcombank sẽ đạt được nhiều thành công và tiến xa

hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của mình, vươn đến một tầm cao mới với một “thế và lực” mới, tạo sức bật và tiền đề phát triển mạnh hơn trong tương lai.

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Đăk lăk Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Đăk lăk

3.2.1. Thiết lập chính sách tín dụng hợp lý

Trên cơ sở chủ trương, định hướng từ Hội sở chính, các quy định của NHNN và điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Đăk lăk, Chi nhánh cần thiết lập một chính sách tín dụng hiệu quả, phù hợp với quy mô hoạt động và năng lực thực tế hiện tại, đảm bảo tăng trưởng tín dụng phù hợp với quy mô, cơ cấu nguồn vốn; tiến hành rà soát, củng cố các hoạt động kinh doanh chính, từng bước thoái vốn đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có rủi ro cao. Nhìn chung, một chính sách tín dụng hợp lý cần thỏa mãn những yêu cầu sau:

- Phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương nơi Chi nhánh hoạt động trong từng thời kỳ trên cơ sở đảm bảo sự quản lý thống nhất từ Hội sở chính nhằm khai thác hiệu quả những tiềm năng thế mạnh của vùng, đồng thời phải có các hạn chế trong hoạt động đầu tưđối với những ngành nghề, lĩnh vực nhiều rủi ro, ít lợi thế trong kinh doanh.

- Phải xây dựng được một danh mục cho vay theo hướng đa dạng hóa với tỷ trọng đầu tư tối ưu vào mỗi ngành nghề, lĩnh vực, khách hàng,… đảm bảo mục tiêu cần bằng giữa tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, duy trì khả năng tăng trưởng bền vững, phát huy được năng lực và lợi thế so sánh của Chi nhánh so với các ngân hàng khác trên địa bàn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả khi thực hiện chính sách tín dụng, Chi nhánh cần phải nghiêm túc chấp hành các quy định đã đặt ra, khi được giao chỉ tiêu kinh doanh phải chủ động thực hiện ngay từ đầu năm, tránh tình trạng chạy chỉ tiêu những tháng cuối năm sẽ dẫn đến dễ dãi trong cho vay, danh mục đầu tư không hợp lý, nguy cơ làm gia tăng rủi ro tín dụng. Ngoài ra, sau mỗi quý, Chi nhánh cần đánh giá lại những khoản vay đang đầu tư xem danh mục vay nào có hiệu quả cần tiếp

tục đầu tư và danh mục vay nào không hiệu quả để chủ động đưa ra những biện pháp kịp thời nhằm hạn chế rủi ro xảy ra.

3.2.2. Chấp hành nghiêm quy chế, quy trình cho vay và các quy định khác của pháp luật pháp luật

Thực tế hoạt động cho thấy, việc không tuân thủ nghiêm quy chế, quy trình cho vay là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, làm gia tăng rủi ro tín dụng. Vì vậy, để đảm bảo tuân thủ quy chế, quy trình cho vay và các quy định khác của pháp luật, Chi nhánh cần phải thực hiện các nội dung sau:

- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cán bộ ngân hàng nhằm phổ biến, cập nhật những kiến thức, quy định, hướng dẫn liên quan đến quy chế, quy trình cho vay do NHNN và nội bộ đơn vị ban hành. Hiện nay hầu như Chi nhánh chủ yếu đào tạo nhân viên bằng cách sử dụng người cũđào tạo người mới. Cách làm này lợi ở chổ là giúp cho nhân viên mới vào nghề có thể nhanh chóng nắm bắt công việc, tuy nhiên, cái hại ở chổ là trong quá trình làm việc, có thể nhân viên cũ hiểu sai những nội dung nào đó mà không biết và sau đó truyền đạt lại cho người mới theo kiểu kinh nghiệm thì hậu quả thật khó lường, các sai sót không được phát hiện, khắc phục mà vẫn tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Vì vậy, bên cạnh việc tận dụng nguồn lực nội bộ, Chi nhánh cũng nên cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo chuyên sâu do các giảng viên giàu kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy.

- Tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ tín dụng, thể hiện trên các mặt như chấp hành nghiêm mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành của cơ quan đề ra, chấp hành và hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.

- Bên cạnh đó, để đảm bảo sự tuân thủ, Chi nhánh cần có những hình thức xử phạt nghiêm khắc mang tính răn đe, xử lý các trường hợp làm sai quy định kể cả trường hợp chưa phát sinh hậu quả. Tuy nhiên, việc xử lý cũng cần phải khách quan, phải dựa trên các nguyên nhân phát sinh như: do cố tình hay vô ý, do chưa có kinh nghiệm hay hiểu sai quy trình,… căn cứ vào đó mà có những hình thức xử phạt

công bằng, đúng người đúng tội. Hiện nay có một thực tế xảy ra đó là hầu như ngân hàng nào cũng đưa ra tiêu chí kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; tuy nhiên khâu kiểm tra sau khi cho vay này lại đang bị lơ là và Chi nhánh cũng không phải là ngoại lệ. Do đó, để giải quyết triệt để tình trạng trên thì bên cạnh việc thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu cán bộ tín dụng phải thực hiện việc đánh giá tổng thể tình hình khách hàng theo định kỳ từng tháng hoặc từng quý một lần thông qua trực tiếp tới nhà khách hàng, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn vay, tình trạng tài sản đảm bảo,… căn cứ vào đó làm các báo cáo đánh giá nhận xét khách hàng; tùy tình hình cụ thể, Trưởng phòng tín dụng cũng nên song hành cùng cán bộ tín dụng trong quá trình kiểm tra.

3.2.3. Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ

Theo (Nguyễn Hồng Yến, 2012), có thể nhìn nhận một cách thẳng thắn rằng bộ phận kiểm tra kiểm soát nội bộ tại hầu hết các ngân hàng hoạt động còn mang nặng tính hình thức. Vị thế của kiểm toán nội bộ chưa được khẳng định; tính độc lập, khách quan trong hoạt động chưa đảm bảo; phương pháp làm việc chưa theo thông lệ quốc tế mà mang tính mang mún, kiểm tra tìm kiếm các sai phạm mà chưa có cái nhìn tổng thể để phân tích nguyên nhân của sai phạm. Thông thường hoạt động kiểm tra kiểm soát nội bộ chỉ được thực hiện tại các đơn vị đã phát sinh rủi ro tín dụng, trong khi ở những nơi chưa phát sinh thì lại chủ quan chưa có sự quan tâm kiểm tra đúng mức nên hiệu quả mang lại không cao. Cụ thể, khi việc kiểm tra chỉ dựa trên các kết quả, số liệu trên báo cáo về tình hình tài chính tại Chi nhánh để đánh giá mà không trực tiếp xem xét các hồ sơ tín dụng thì chưa đủ thông tin để kết luận về tính an toàn và hiệu quả của hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, khi kiểm tra người cán bộ cũng cần phải có cái tâm, mong muốn đóng góp cải thiện hoạt động cho đơn vị mình tốt hơn chứ không phải tìm cách bắt bẻ, chê bai,… dẫn đến hành động chống đối của đơn vị. Do đó, hiện nay vấn đề nâng cao chất lượng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ tại ngân hàng là hết sức cần thiết, và hiện tại NHNN cũng đã ban hành “Thông tư 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ

hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ và củng cố hoạt động kiểm toán nội bộ trong hoạt động ngân hàng.

3.2.4. Chú trọng phát triển chất lượng cán bộ ngân hàng

- Đổi mới công tác quản lý cán bộ tín dụng. Trong công tác quản lý, phải thường xuyên quan tâm đến việc xác định đúng nhiệm vụ chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ tín dụng. Kiên quyết không sử dụng những cán bộ thiếu bản lĩnh chính trị, thiếu trung thực, không công tâm, thiếu năng lực,… làm công tác tín dụng. Có biện pháp chủđộng, tích cực giáo dục cán bộ không để bị lôi cuốn vào những vấn đề tiêu cực của xã hội, bị đồng tiền mê hoặc mà hạ thấp nhân phẩm, hạ thấp tiêu chuẩn tín dụng, làm phương hại đến bản thân cũng nhưđến uy tín của ngân hàng.

- Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng. Việc đào tạo và đào tạo lại phải thường xuyên, liên tục. Công tác đào tạo cần tập trung vào các vấn đề như tăng cường hình thức đào tạo tập trung, kết hợp hình thức tập huấn tại chỗ, hình thức này nhằm làm cho nhân viên nắm bắt được một số nghiệp vụ nhất định trong thời gian ngắn như: tổ chức các buổi sinh hoạt nghiệp vụ theo định kỳ, thảo luận các vướng mắc trong công tác tín dụng, văn bản, quy trình nghiệp vụ.

- Đổi mới chính sách đãi ngộ cán bộ tín dụng, thực hiện chếđịnh đi đôi với chế tài. Trong điều kiện cơ chế thị trường chính sách đãi ngộ hợp lý về tiền lương, tiền thưởng,… càng có ý nghĩa quan trọng bởi họ là người có sự cống hiến nhiều nhất, chịu áp lực nhiều nhất do công việc mang tính rủi ro cao; đồng thời thực hiện cơ chế thưởng, phạt nghiêm minh, tạo ra bầu không khí thi đua, khuyến khích, sáng tạo, phát huy trách nhiệm và quyền hạn cá nhân trong việc đầu tư vốn sao cho hiệu quả nhất.

3.2.5. Nâng cao khả năng ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại

Trong chiến lược phát triển ngân hàng, phát triển công nghệ ngân hàng có thể được xem như là một khâu đột phá quan trọng, giúp ngân hàng tận dụng được những lợi thế sẳn có, cải thiện hoạt động của mình dựa trên nền tảng công nghệ thông tin do quá trình hội nhập mang lại, ứng dụng công nghệ thông tin giúp ngân hàng tiết kiệm thời gian, chi phí và giảm thiểu các thủ tục giấy tờ, đồng thời giúp

ngân hàng có thể nâng cao tỷ trọng thu nhập từ các dịch vụ ngân hàng hiện đại, góp phần giảm tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng, giảm sức ép tăng trưởng tín dụng, như vậy sẽ làm giảm rủi ro tín dụng. Ngoài ra, bên cạnh việc chú trọng đầu tư đổi mới máy móc, trang thiết bị, phần mềm hiện đại thì ngân hàng cũng cần tăng cường công tác đào tạo cán bộ nhằm nâng cao trình độ công nghệ thông tin, áp dụng một cách có hiệu quả những phần mềm tiên tiến do hội sở cung cấp cho chi nhánh.

3.3. Một số kiến nghị đối với cơ quan hữu quan 3.3.1. Đối với Chính phủ 3.3.1. Đối với Chính phủ

3.3.1.1. Xây dựng các chính sách hiệu quả để ổn định nền kinh tế vĩ mô

Sự ổn định của nền kinh tế đóng vai trò quan trọng, giúp tạo ra môi trường thuận lợi cho các chủ thể hoạt động kinh doanh, từđó mới đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng. Do đó, nhiệm vụ ổn định kinh tế vĩ mô phải được xem là trọng tâm trong các hoạt động điều hành của Chính phủ với những bước đi cụ thể trong thời gian tới như:

- Điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ; phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với chính sách tài khóa và các chính sách khác để ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm tăng trưởng hợp lý. Tiếp tục điều hành mặt bằng lãi suất phù hợp, phân bổ tín dụng hợp lý, tập trung cho các lĩnh vực ưu tiên gắn với kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng. Điều hành tỷ giá linh hoạt, bảo đảm ổn định giá trị đồng Việt Nam, tăng dự trữ ngoại hối. Thực hiện các giải pháp phù hợp phát triển ổn định thị trường chứng khoán, nâng cao hiệu quả huy động vốn cho doanh nghiệp.

- Thực hiện đồng bộ các giải pháp mở rộng thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, kiểm

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh DakLak 2014 (Trang 66)