Một số hạn chế, nguyên nhân liên quan trong hoạt động quản trị rủi ro tín

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh DakLak 2014 (Trang 62)

tín dụng tại Vietcombank Đăk lăk 2.4.2.1. Về cơ cấu tổ chức

Từ khi cổ phần hóa và thực hiện tổ chức lại bộ máy tổ chức hoạt động tín dụng với việc tinh giảm bộ phận quản lý rủi ro thì hiện tại Chi nhánh chỉ có sự phân định về bộ phận quản lý nợ và bộ phận quan hệ khách hàng mà không có sự phân định độc lập các chức năng bán hàng (tiếp xúc khách hàng, đàm phán, tiếp thị…), chức năng quản trị rủi ro (phân tích, thẩm định, dự báo, đo lường, đánh giá lại theo định kỳ…). Chính vì vậy mà hiện tại cán bộ quan hệ khách hàng tại Chi nhánh phải kiêm nhiệm cả chức năng bán hàng và chức năng quản trị rủi ro trong quá trình cấp tín dụng, điều này khiến cho việc quản lý khoản vay chưa được quan tâm đúng mức. Dưới áp lực phải đạt chỉ tiêu doanh số cho vay nhiều khi cán bộ tín dụng chỉ lo dành thời gian để tập trung tìm kiếm khách hàng, tăng dư nợ cho vay mà lơ là, ít quan tâm kiểm tra khách hàng sau khi khoản vay đã được giải ngân, kết quả rủi ro

nợ xấu luôn thường trực đe doạ đến sự an toàn, hiệu quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh.

2.4.2.2. Về thông tin trong việc ra quyết định cấp tín dụng và xử lý nợ

Để có được một quyết định cấp tín dụng đúng đắn, thì cần phải có đủ thông tin và thông tin đó phải đảm bảo chất lượng. Thế nhưng, vì nhiều lý do khác nhau mà hoạt động tín dụng tại Vietcombank Đăk lăk luôn tồn tại tình trạng ra quyết định cấp tín dụng trong điều kiện thông tin hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Thông tin thường cần cho việc ra quyết định cấp tín dụng và thu hồi nợ đó là các thông tin vĩ mô, vi mô, về cơ chế chính sách của Nhà nước, về tình hình đầu tư trong và ngoài nước, về quan hệ tín dụng của khách hàng, về tình hình tài chính, thông tin phân tích và xếp hạng doanh nghiệp, các chỉ số ngành, các hạn chế cấp tín dụng, thông tin cảnh báo về ngành nghề/lĩnh vực đầu tư, danh mục đầu tư…

Hiện tại, Vietcombank Đăk lăk chủ yếu khai thác thông tin từ các kênh nội bộ Vietcombank, Trung tâm thông tin tín dụng NHNN (CIC). Nhưng các thông tin này hoặc không đầy đủ, lạc hậu, không kịp thời, đã làm cho việc ra quyết định cấp tín dụng đối mặt với rất nhiều rủi ro tiềm ẩn có thể dẫn đến các thất bại/tổn thất tín dụng mà việc khắc phục nó rất mất thời gian, nhân lực và chi phí.

2.4.2.3. Chưa có giới hạn cho vay cụ thể đối với từng ngành nghề/lĩnh vực đầu tư

Hiện nay Vietcombank ĐakLak vẫn chưa xây dựng được giới hạn cho vay đối với từng lĩnh vực đầu tư, từng ngành nghề. Đa dạng hoá danh mục đầu tư trong hoạt động tín dụng là một biện pháp phòng ngừa rủi ro, chúng cần phải được kiểm soát, có giới hạn để không tập trung quá mức vào một ngành nghề/lĩnh vực, một nhóm ngành nghề/lĩnh vực có liên quan đến nhau, một khách hàng, một khu vực địa lý…nhằm giảm thiểu hoá rủi ro tín dụng có thể phát sinh. Dưới sức ép phải đạt được kế hoạch tăng trưởng tín dụng hàng năm được Hội sở chính giao nên nhiều khi Chi nhánh chỉ quan tâm phát triển về số lượng, mà việc tuân thủ các yêu cầu về chất lượng, các hạn mức giới hạn tập trung trong danh mục cho vay vẫn chưa được coi trọng đúng mức.

2.4.2.4. Khả năng phân tích ngành, mặt hàng, lĩnh vực còn yếu

Khả năng phân tích triển vọng ngành/lĩnh vực và mặt hàng kinh doanh còn rất yếu, ảnh hưởng rất lớn đến việc thẩm định tín dụng để có căn cứ chính xác trong việc ra các quyết định cấp tín dụng, hạn mức tín dụng. Đặc biệt là khả năng phân tích các ngành nghề/lĩnh vực và mặt hàng mới, hoặc phải phân tích các dự án trung và dài hạn. Do đó, vẫn tồn tại tình trạng bỏ qua các dự án mới có mức độ rủi ro thấp, nhưng lại đầu tư vào các doanh nghiệp, mặt hàng đã quen thuộc nhưng có mức độ rủi ro cao hơn.

Ngoài ra, cán bộ tín dụng tại chi nhánh phần lớn là nhân viên mới, chưa có nhiều kinh nghiệm, thiếu hiểu biết về ngành, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng, chưa nắm bắt được thực chất hoạt động kinh doanh và tài chính của khách hàng mà chủ yếu dựa vào nguồn thông tin do khách hàng cung cấp nên chức năng tham mưu cho lãnh đạo còn hạn chế.

2.4.2.5. Cấp tín dụng có biểu hiện lạm dụng tài sản thế chấp, chưa thực hiện đánh giá lại tài sản bảo đảm cho các khoản tín dụng một cách thường xuyên đánh giá lại tài sản bảo đảm cho các khoản tín dụng một cách thường xuyên

Kinh tế tăng trưởng cao trong vài năm trở lại đây cùng với giá bất động sản bị đẩy lên cao và biến động rất lớn đã làm cho ngân hàng quá tin tưởng vào tài sản thế chấp khi cấp tín dụng cho khách hàng. Tại Vietcombank Đăk lăk, việc quản lý, đánh giá, phân loại, dự báo, cảnh báo về danh mục tài sản nhận làm đảm bảo tiền vay chưa được quan tâm đúng mức, các công việc liên quan đến vấn đề này chỉ dừng ở mức độ kiểm tra trên hồ sơ pháp lý, hoặc kiểm tra đểđánh giá lại tài sản bảo đảm đểđiều chỉnh giới hạn tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp. TSBĐ cho các khoản cấp tín dụng chỉ được thực sự chú ý đến khi phải xử lý tài sản của các khoản nợ xấu. Việc xác định lại giá trị tài sản thế chấp cũng chưa được thực hiện theo định kỳ, ít quan tâm đến thực trạng hiện tại của tài sản, chỉ thực hiện đánh giá lại tài sản khi khách hàng có nhu cầu tăng hạn mức tín dụng.

2.4.2.6. Công tác phòng ngừa, kiểm soát rủi ro tín dụng chưa được chú trọng

Việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện rủi ro trong quá trình cấp tín dụng, giảm thiểu hoá các tổn thất tín dụng là một yêu cầu quan trọng nhằm nâng

cao chất lượng nợ vay. Nhưng thực trạng hoạt động tín dụng tại Chi nhánh cho thấy tình trạng tập trung chạy theo việc tăng trưởng tín dụng mà coi nhẹ và thiếu sự chủ động trong việc quản lý chất lượng tín dụng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nội dung chương nàytập trung đi sâu vào phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Đăk lăk trên cơ sở gắn liền với những phân tích, đánh giá thực tế về các mặt của hoạt động tín dụng tại Chi nhánh trong giai đoạn 2009-2013, qua đó giúp cho thấy cái nhìn tổng thể về những thành tựu đạt được, những hạn chế và nguyên nhân chúng tồn tại gây ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh trong thời gian qua. Bên cạnh đó, để khẳng định cho kết luận này tác giảđã triển khai ứng dụng mô hình nghiên cứu định lượng các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Đăk lăk vào phân tích nhằm làm tăng tính thuyết phục của vấn đề nghiên cứu.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐĂK LĂK

3.1. Định hướng phát triển của Vietcombank đến năm 2020

Đặt trong bối cảnh của nền kinh tế và những chủ trương của Đảng, Chính phủ và NHNN về vấn đề tái cấu trúc nền kinh tế, trong đó trọng tâm là tái cấu trúc ngành ngân hàng, Vietcombank đã xây dựng và triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2012-2020. Đề án tái cơ cấu được Vietcombank coi là nhiệm vụ trọng tâm trong những năm tới nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung, đảm bảo ngành ngân hàng hoạt động an toàn, hiệu quả, đồng thời đây cũng là giai đoạn để Vietcombank rà soát, củng cố lực lượng nhằm phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách để phát triển. Đích đến của chặng đường là đưa Vietcombank trở thành “Một trong hai ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam có sức

ảnh hưởng trong khu vực và là một trong 300 tập đoàn ngân hàng tài chính lớn nhất thế giới vào năm 2020”.

Đó thực sự là một tham vọng rất lớn nhưng kinh doanh luôn luôn cần tham vọng và để trở thành người chinh phục thì còn cần tham vọng lớn hơn. Và một điều quan trọng hơn, phía sau tham vọng phải là một khát vọng, không chỉ là khát vọng lớn mà còn phải là khát vọng chinh phục và chiến thắng. Những nội dung trong chiến lược phát triển của Vietcombank thời gian tới đến năm 2020 được tóm tắt như sau:

3.1.1. Mục tiêu chung

Xây dựng Vietcombank thành một tập đoàn ngân hàng – tài chính đa năng, có phạm vi hoạt động quốc tế, có vị thế hàng đầu tại Việt Nam, mang lại lợi ích khách hàng những dịch vụ tốt nhất, hài hòa lợi ích giữa khách hàng, cổ đông và người lao động.

3.1.2. Các định hướng chính 3.1.2.1. Định hướng phát triển 3.1.2.1. Định hướng phát triển

- Tiếp tục khẳng định vị thế đối với mảng hoạt động kinh doanh cốt lõi của Vietcombank là hoạt động ngân hàng thương mại.

- An toàn và hiệu quả trong kinh doanh là mục tiêu hàng đầu; “Hướng tới một ngân hàng xanh, phát triển bền vững vì cộng đồng” là mục tiêu xuyên suốt.

- Phát triển trên nền tảng công nghệ hiện đại với nguồn nhân lực chất lượng cao và quản trị theo chuẩn mực quốc tế.

- Phát triển và mở rộng quy mô hoạt động thông qua mua bán, sáp nhập và hợp nhất khi có đủđiều kiện.

3.1.2.2. Định hướng kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động ngân hàng thương mại tiếp tục được xác định là hoạt động cốt lõi của Vietcombank với những định hướng cụ thể sau:

- Thị trường: Tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường hiện có trong nước và phát triển ra thị trường quốc tế.

- Lĩnh vực kinh doanh: Lấy hoạt động ngân hàng thương mại là cốt lõi, trong đó tiếp tục củng cố, phát triển bán buôn đi đôi với đẩy mạnh bán lẻ, coi đó là cơ sở nền tảng để phát triển bền vững.

- Giữ vững vị trí hàng đầu của Vietcombank về các mảng nghiệp vụ: thẻ, ngân hàng điện tử, tài trợ thương mại, kinh doanh vốn và Ngân hàng bán buôn.

- Mở rộng và từng bước phát triển các mảng nghiệp vụ ngân hàng đầu tư một cách phù hợp.

- Về sản phẩm: Tiếp tục đẩy mạnh các sản phẩm bán buôn, bán lẻ, các sản phẩm liên kết trên nền tảng công nghệ hiện đại ; bên cạnh đó từng bước phát triển các sản phẩm ngân hàng đầu tư, dịch vụ bảo hiểm, các dịch vụ tài chính và phi tài chính khác.

- Về khách hàng, phát triển mạng lưới khách hàng đa dạng, phong phú và vững chắc.

+ Với khách hàng bán buôn: Tập trung vào các nhóm khách hàng: tập đoàn, tổ chức kinh tế lớn; doanh nghiệp FDI, SME, các cơ quan quản lý nhà nước.

+ Với khách hàng bán lẻ: Trong tín dụng tập trung vào các nhóm khách hàng: khách hàng có thu nhập cao, trung lưu, trí thức, cán bộ cơ quan nhà nước và các hộ gia đình; trong huy động vốn và thanh toán: phục vụ cho khách hàng đại chúng.

- Marketing bán hàng: Chuyên nghiệp hóa hoạt động Marketing và bán hàng. Hội sở chính xây dựng chính sách, quản lý và hỗ trợ bán hàng các chi nhánh là đơn vị trực tiếp marketing và bán hàng.

3.1.3. Những giải pháp thực hiện

Để đạt được các mục tiêu tương lai, Vietcombank đã đề ra 7 giải pháp toàn diện cho việc tái cơ cấu trên cơ sở rà soát, củng cố và hoàn thiện các hoạt động, tạo bước đột phá trong quản trị và kinh doanh.

- Một là, xây dựng và phát triển đội ngũ nhân sự theo hướng tinh gọn, chất lượng cao, năng động và trung thành với Vietcombank. Xây dựng đội ngũ chuyên gia cao cấp, khuyến khích, đãi ngộ, tạo động lực làm việc cho người lao động.

- Hai là, phát triển và củng cố hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin với tư cách là xây dựng “hạ tầng của hạ tầng” cho một cuộc bứt phá phát triển mới.

- Ba là, hoàn thiện mô hình tổ chức và bộ máy điều hành trên nguyên tắc tập trung, lấy khách hàng là trung tâm. Thực hiện phân cấp, phân quyền phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và hoàn thiện bộ công cụ cho quản trị hệ thống.

- Bốn là, hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro theo nguyên tắc tập trung; áp dụng công cụđịnh lượng rủi ro; thiết lập cơ chế giám sát rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.

- Năm là, nâng cao năng lực và hiệu quả tài chính.

- Sáu là, xây dựng hệ thống thương hiệu mới chuẩn mực, thống nhất toàn hệ thống, tăng cường quan hệ cộng đồng, quan hệ nhà đầu tư.

- Bảy là, phát triển mạng lưới giao dịch theo chiều rộng và chiều sâu tại thị trường trong nước và vươn ra thị trường quốc tế.

Với chiến lược “vươn tầm” và một hệ thống các giải pháp toàn diện, cụ thể, chắc chắn trong tương lai, Vietcombank sẽ đạt được nhiều thành công và tiến xa

hơn nữa trong hoạt động kinh doanh của mình, vươn đến một tầm cao mới với một “thế và lực” mới, tạo sức bật và tiền đề phát triển mạnh hơn trong tương lai.

3.2. Giải pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Đăk lăk Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Đăk lăk

3.2.1. Thiết lập chính sách tín dụng hợp lý

Trên cơ sở chủ trương, định hướng từ Hội sở chính, các quy định của NHNN và điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Đăk lăk, Chi nhánh cần thiết lập một chính sách tín dụng hiệu quả, phù hợp với quy mô hoạt động và năng lực thực tế hiện tại, đảm bảo tăng trưởng tín dụng phù hợp với quy mô, cơ cấu nguồn vốn; tiến hành rà soát, củng cố các hoạt động kinh doanh chính, từng bước thoái vốn đầu tư vào những ngành, lĩnh vực có rủi ro cao. Nhìn chung, một chính sách tín dụng hợp lý cần thỏa mãn những yêu cầu sau:

- Phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương nơi Chi nhánh hoạt động trong từng thời kỳ trên cơ sở đảm bảo sự quản lý thống nhất từ Hội sở chính nhằm khai thác hiệu quả những tiềm năng thế mạnh của vùng, đồng thời phải có các hạn chế trong hoạt động đầu tưđối với những ngành nghề, lĩnh vực nhiều rủi ro, ít lợi thế trong kinh doanh.

- Phải xây dựng được một danh mục cho vay theo hướng đa dạng hóa với tỷ trọng đầu tư tối ưu vào mỗi ngành nghề, lĩnh vực, khách hàng,… đảm bảo mục tiêu cần bằng giữa tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, duy trì khả năng tăng trưởng bền vững, phát huy được năng lực và lợi thế so sánh của Chi nhánh so với các ngân hàng khác trên địa bàn.

- Bên cạnh đó, để đạt được hiệu quả khi thực hiện chính sách tín dụng, Chi nhánh cần phải nghiêm túc chấp hành các quy định đã đặt ra, khi được giao chỉ tiêu kinh doanh phải chủ động thực hiện ngay từ đầu năm, tránh tình trạng chạy chỉ tiêu những tháng cuối năm sẽ dẫn đến dễ dãi trong cho vay, danh mục đầu tư không hợp lý, nguy cơ làm gia tăng rủi ro tín dụng. Ngoài ra, sau mỗi quý, Chi nhánh cần đánh giá lại những khoản vay đang đầu tư xem danh mục vay nào có hiệu quả cần tiếp

tục đầu tư và danh mục vay nào không hiệu quả để chủ động đưa ra những biện pháp kịp thời nhằm hạn chế rủi ro xảy ra.

3.2.2. Chấp hành nghiêm quy chế, quy trình cho vay và các quy định khác của pháp luật

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh DakLak 2014 (Trang 62)