Chấp hành nghiêm quy chế, quy trình cho vay và các quy định khác của

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh DakLak 2014 (Trang 70)

pháp luật

Thực tế hoạt động cho thấy, việc không tuân thủ nghiêm quy chế, quy trình cho vay là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng, làm gia tăng rủi ro tín dụng. Vì vậy, để đảm bảo tuân thủ quy chế, quy trình cho vay và các quy định khác của pháp luật, Chi nhánh cần phải thực hiện các nội dung sau:

- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo cán bộ ngân hàng nhằm phổ biến, cập nhật những kiến thức, quy định, hướng dẫn liên quan đến quy chế, quy trình cho vay do NHNN và nội bộ đơn vị ban hành. Hiện nay hầu như Chi nhánh chủ yếu đào tạo nhân viên bằng cách sử dụng người cũđào tạo người mới. Cách làm này lợi ở chổ là giúp cho nhân viên mới vào nghề có thể nhanh chóng nắm bắt công việc, tuy nhiên, cái hại ở chổ là trong quá trình làm việc, có thể nhân viên cũ hiểu sai những nội dung nào đó mà không biết và sau đó truyền đạt lại cho người mới theo kiểu kinh nghiệm thì hậu quả thật khó lường, các sai sót không được phát hiện, khắc phục mà vẫn tồn tại ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng. Vì vậy, bên cạnh việc tận dụng nguồn lực nội bộ, Chi nhánh cũng nên cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo chuyên sâu do các giảng viên giàu kiến thức và kinh nghiệm giảng dạy.

- Tăng cường tính kỷ luật, kỷ cương đối với cán bộ tín dụng, thể hiện trên các mặt như chấp hành nghiêm mọi chủ trương đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành của cơ quan đề ra, chấp hành và hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.

- Bên cạnh đó, để đảm bảo sự tuân thủ, Chi nhánh cần có những hình thức xử phạt nghiêm khắc mang tính răn đe, xử lý các trường hợp làm sai quy định kể cả trường hợp chưa phát sinh hậu quả. Tuy nhiên, việc xử lý cũng cần phải khách quan, phải dựa trên các nguyên nhân phát sinh như: do cố tình hay vô ý, do chưa có kinh nghiệm hay hiểu sai quy trình,… căn cứ vào đó mà có những hình thức xử phạt

công bằng, đúng người đúng tội. Hiện nay có một thực tế xảy ra đó là hầu như ngân hàng nào cũng đưa ra tiêu chí kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; tuy nhiên khâu kiểm tra sau khi cho vay này lại đang bị lơ là và Chi nhánh cũng không phải là ngoại lệ. Do đó, để giải quyết triệt để tình trạng trên thì bên cạnh việc thường xuyên nhắc nhở, yêu cầu cán bộ tín dụng phải thực hiện việc đánh giá tổng thể tình hình khách hàng theo định kỳ từng tháng hoặc từng quý một lần thông qua trực tiếp tới nhà khách hàng, kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn vay, tình trạng tài sản đảm bảo,… căn cứ vào đó làm các báo cáo đánh giá nhận xét khách hàng; tùy tình hình cụ thể, Trưởng phòng tín dụng cũng nên song hành cùng cán bộ tín dụng trong quá trình kiểm tra.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh DakLak 2014 (Trang 70)