Thực trạng hoạt động kinh doanh tại Vietcombank Đăk lăk từ 2009 – 2013

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh DakLak 2014 (Trang 31)

2.2.1. Về huy động vốn

Để thực hiện tốt các mục tiêu kinh doanh của mình, nhất là đảm bảo được sự chủ động về nguồn vốn hoạt động, ngay từđầu Ban lãnh đạo ngân hàng đã quán triệt tư tưởng coi công tác huy động vốn là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu cần phải được chú trọng và đây cũng là cơ sở để đánh giá quy mô hoạt động, uy tín và mức độ an toàn của Chi nhánh trong hoạt động ngân hàng. Chính vì vậy mà

trong suốt quá trình hoạt động, Chi nhánh luôn tích cực tìm kiếm những cách thức, hướng đi mới nhằm khai thác triệt để các nguồn vốn nhàn rỗi trong các thành phần kinh tế để sử dụng sao cho mang lại hiệu quả cao nhất, bằng việc kết hợp sử dụng nhiều giải pháp đồng bộ như luôn chú trọng đổi mới và cho ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đểđáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu từ phía khách hàng; luôn duy trì các chính sách ưu đãi về lãi suất, phí và các chương trình quà tặng nhằm tri ân khách hàng... Qua đó, công tác huy động vốn luôn đạt được những kết quả khả quan, cụ thể qua Biểu đồ 2.2 bên dưới:

Nhìn vào biểu đồ 2.2 ta thấy quy mô và tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động tại VCB Đăk lăk luôn tăng ổn định trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013, với tốc độ tăng trung bình khoảng 18,1%/năm. Đáng chú ý khi đạt đỉnh vào năm 2012 với số vốn huy động được lên tới 2.165 tỷđồng, con số này qua đó cũng phản ánh một thực tế rằng tiền gửi vào ngân hàng vẫn được xem như là một kênh đầu tưđược ưu tiên lựa chọn trong bối cảnh kinh tế khó khăn, hoạt động đầu tư kinh doanh nhiều rủi ro, mặc dù lãi suất huy động liên tục giảm trong thời gian qua.

Xét về tỷ lệ huy động vốn VND và Ngoại tệ (quy đổi VND) thì nhìn Biểu đồ 2.3 ở trên có thể thấy huy động vốn bằng VND vẫn là chủ yếu (khoảng trên 85%), điều này có thể được giải thích là do nguồn vốn huy động chủ yếu đến từ các tổ chức kinh tế và cư dân sống lâu năm trên địa bàn, với nhu cầu sử dụng ngoại tệ trong các hoạt động thanh toán và chuyển tiền thấp nên họ ít có nhu cầu tích trữ ngoại tệ.

Để rõ ràng hơn có thể nhìn vào Bảng 2.1 dưới đây về tình hình huy động vốn từ năm 2009-2013 của VCB Đăk lăk, ta thấy rằng tiền gửi từ khu vực dân cư là nguồn chủ lực trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, đặc biệt vào 3 năm gần đây khi mà quy mô nguồn vốn huy động từ dân cư luôn trên 1.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng trên 60% so với tổng nguồn huy động trên địa bàn tỉnh Đăk lăk. Xét về tiền gửi của các tổ chức kinh tế thì đang có dấu hiệu chững lại và suy giảm, điều này có thể giải thích do chịu ảnh hưởng bởi tình hình nền kinh tế trong nước vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn, hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, nhu cầu tiêu dùng thấp ảnh hưởng đến đầu ra sản phẩm, nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng

giải thể, phá sản... qua đó tác động không nhỏ đến tình hình huy động tiền gửi tổ chức của VCB Đăk lăk.

Bên cạnh đó, nhìn Bảng 2.2 ở trên có thể thấy tỷ trọng nguồn vốn không kỳ hạn suy giảm liên tục qua các năm (chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn của tổ chức kinh tế); cụ thể năm 2009 là 410 tỷ đồng, tương đương 38,4%; năm 2010 giảm còn 347 tỷ đồng, tương đương 24,2%; sang năm 2011 tiếp tục giảm xuống còn 187 tỷ đồng, tương đương 10,7%; đến năm 2012 mới tăng lên 276 tỷ đồng, tương đương 12,7%; tuy nhiên, xu hướng gia tăng này không kéo dài sang năm 2013 mà giảm xuống còn 259 tỷ đồng, tương đương 12,4%. Trái ngược với đà suy giảm của tiền gửi không kỳ hạn, đó là quy mô các khoảng tiền gửi có kỳ hạn (chủ yếu từ khu vực dân cư) lại có sự tăng trưởng đột biến; điều này cho thấy tâm lý thận trọng của dân chúng trước tình hình khó khăn hiện tại và coi ngân hàng như là một nơi đầu tư an toàn, ít rủi ro.

2.2.2. Về hoạt động tín dụng

Trong khi nền kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn với xu hướng toàn cầu hóa diễn ra sâu rộng, cạnh tranh ngày càng gay gắt, do đó mà ngay từđầu VCB Đăk lăk luôn đặt ra quyết tâm tăng trưởng dư nợ một cách lành mạnh, an toàn, giảm tỷ lệ nợ quá hạn, tuân thủ chặt chẽ những chỉ đạo trong hoạt động cho vay, nhờ đó dư nợ cho vay của ngân hàng liên tục tăng trưởng bền vững trong vòng 5 năm trở lại đây. Cụ thể như Bảng 2.3 bên dưới:

Có thể thấy, tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay đang chậm lại với mức sụt giảm ngày càng lớn đặc biệt trong 2 năm trở lại đây khi chỉ đạt hơn 2%. Điều này một phần cho thấy bức tranh ảm đạm về tình hình kinh tế trong nước nói chung và tỉnh Đăk lăk nói riêng đang gặp rất nhiều khó khăn khi mà quy mô hoạt động kinh tế đang thu hẹp lại, số lượng các doanh nghiệp phá sản ngày càng tăng, hoạt động sản xuất kinh doanh đình trệ, thất nghiệp gia tăng, nhu cầu tiêu dùng thấp, hàng tồn kho tăng cao,... Bên cạnh đó, nó cũng cho thấy những bước đi thận trọng của ngân hàng trong hoạt động cho vay, giảm dần dư nợ, chú trọng vào chất lượng tín dụng nhằm đảm bảo mục tiêu an toàn, hiệu quả.

2.2.3. Về hoạt động cung cấp dịch vụ

Kinh doanh ngoại tệ

Theo dõi diễn biến tỷ giá hối đoái trong 5 năm trở lại đây có thể thấy xu hướng biến động tỷ giá đã dần đi vào ổn định cùng với những định hướng điều hành rõ ràng của NHNN làm cho các NHTM thuận lợi hơn trong việc thực chiến lược kinh doanh ngoại tệ của mình. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại VCB Đăk lăk trong những năm qua vẫn duy trì được sự ổn định do luôn chủ động bám

sát diễn biến thị trường và xu hướng biến động tỷ giá, liên tục đưa ra những chính sách linh hoạt để thích nghi với sự thay đổi thị thường, thực hiện các biện pháp điều tiết mua bán ngoại tệđể hạn chế rủi ro.

Cụ thể như Biểu đồ 2.4 ở trên, có thể thấy trong các năm 2009-2010, khi giá cả nhiều mặt hàng chủ lực trên thị trường thế giới tăng mạnh, thị trường vàng trong nước bất ổn, thường xuyên có các cơn sốt vàng, người dân đổ xô đi mua, bán vàng, hoạt động đầu cơ trên thị trường vàng diễn ra mạnh mẽ đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường ngoại hối, tỷ giá VND/USD biến động lớn theo hướng đồng Việt Nam giảm giá, tình trạng căng thẳng cung ngoại tệ kéo dài, điều này tác động đến tình hình kinh doanh ngoại tệ của VCB Đăk lăk khi doanh số mua bán ngoại tệ trong năm 2010 chỉ đạt 108,55 triệu USD. Sang năm 2011, để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì niềm tin của dân chúng vào tiền đồng, NHNN đã thực hiện điều hành tỷ giá theo hướng ổn định cùng với việc kết hợp sử dụng các công cụ của Chính sách tiền tệ nhằm thu hẹp khoảng cách chênh

lệch giữa tỷ giá trên thị trường tự do và thị trường chính thức, hạn chế tình trạng đô la hoá nền kinh tế, nhờ đó tình hình căng thẳng cung ngoại tệ giảm dần. Điều này tạo ra tác động tích cực trên thị trường ngoại hối khiến cho các giao dịch mua bán ngoại tệ diễn ra sôi động, kết thúc năm 2011 doanh số mua bán ngoại tệ của VCB Đăk lăk đạt 253,95 triệu USD, với tỷ lệ tăng 134% so với năm 2009.

Tuy nhiên, sang các năm 2012-2013 do tình hình thế giới bất ổn và sự khó khăn ngày càng lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước; bên cạnh đó với khuôn khổ pháp lý mới đã được xây dựng và có hiệu lực thi hành, cụ thể như theo Thông tư số 01/2010/TT-NHNN ngày 06 tháng 01 năm 2010 quy định thì sàn vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản không được phép hoạt động, Nhà nước độc quyền nhập khẩu và sản xuất vàng miếng, thị trường vàng không còn ảnh hưởng mạnh lên thị trường ngoại hối như trước đây, các giao dịch ngoại tệ diễn ra trầm lắng, doanh số mua bán ngoại tệ suy giảm rõ rệt có thể thấy trên Biểu đồ 2.4 trên.

Thanh toán xuất nhập khẩu

Nhìn vào Bảng 2.4 về tình hình thanh toán xuất nhập khẩu của VCB Đăk trong 5 năm trở lại đây, có thể thấy doanh thu thanh toán ngày càng giảm sút nhanh, đặc biệt trong năm 2013 khi mà doanh số thanh toán xuất khẩu giảm mạnh tới 40% trong khi đó doanh số thanh toán nhập khẩu gia tăng 53% so với năm 2012. Nguyên nhân là do mặc dù VCB Đăk lăk tính đến nay đã có thâm niên hoạt động trên địa bàn gần 20 năm và được biết đến là một trong những ngân hàng hàng đầu về cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế, chiếm thị phần lớn trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu; tuy nhiên, hiện nay ngân hàng đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng

gay gắt với các ngân hàng khác trên địa bàn với chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện. Bên cạnh đó, mặc dù Đăk lăk là một tỉnh có thế mạnh về xuất khẩu các mặt hàng nông sản như: cà phê, tiêu, điều, cao su... nhưng đứng trước khó khăn chung của tình hình kinh tế thế giới nên cũng không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng. Tất cả những yếu tố trên đã tạo ra tác động tổng hợp gây ra những khó khăn không những ở VCB Đăk lăk mà ngay cả các ngân hàng khác hoạt động trên địa bàn.

Dịch vụ khác

Vietcombank với lợi thế là một trong những ngân hàng cổ phần có số lượng thẻ phát hành hàng đầu Việt Nam đi kèm với nhiều dịch vụ tiện ích và hệ thống mạng lưới ATM rộng khắp cả nước. Hiện nay, đứng trước xu hướng toàn cầu hoá quốc tế và yêu cầu hạn chế sử dụng tiền mặt trong lưu thông theo “Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015” theo Quyết định số 2453 của Thủ tướng Chính phủ; bên cạnh đó, khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của dân chúng ngày càng tăng lên, do đó công tác thẻ tại VCB Đăk lăk

luôn được chú trọng đẩy mạnh thực hiện cùng với đó là các hình thức thanh toán qua thẻ cũng ngày càng tăng lên được thể hiện qua Bảng 2.5 và Bảng 2.6 dưới đây:

2.3. Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Đăk lăk

2.3.1. Quan điểm chỉ đạo của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về quản trị

rủi ro tín dụng

- Nguyên tắc chung về chính sách tín dụng: Việc cấp tín dụng cho khách hàng phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc:

+ Tuân thủ pháp luật: Tất cả cán bộ, nhân viên có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng và các quy định liên quan. Việc cấp tín dụng cho khách hàng dựa trên cơ sở lợi ích chính đáng và hợp pháp của Ngân hàng Ngoại thương, không được lợi dụng tài sản và uy tín của Ngân hàng Ngoại thương vì mục đích cá nhân trong hoạt động tín dụng.

+ Phù hợp với chiến lược hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương trong từng thời kỳ: Mở rộng và phát triển tín dụng phải dựa trên cơ sở chiến lược, định hướng kinh doanh tại từng thời kỳ và có sự kết hợp với các bộ phận khác trong hệ thống. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Vừa tôn trọng quyền tự phán quyết của Giám đốc chi nhánh vừa đảm bảo mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng: Chính sách tín dụng vừa đảm bảo an toàn tín dụng vừa đảm bảo tính linh hoạt trong hoạt động thực tế, dành cho chi nhánh khả năng nắm bắt tốt nhất các cơ hội phát triển đầu tư tín dụng theo mục tiêu, định hướng kinh doanh trong từng giai đoạn.

+ Quan điểm bình đẳng và hướng tới khách hàng: Trong cấp tín dụng, Ngân hàng Ngoại thương thực hành thống nhất chính sách khách hàng, không phân biệt thành phần kinh tế, hình thức sở hữu (ngoại trừ trường hợp cấp tín dụng theo chỉ định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước) phù hợp với hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường. Các ưu đãi trong tín dụng chỉ căn cứ vào năng lực tài chính, uy tín, mức độ rủi ro và thiện chí trả nợ của bản thân khách hàng.

+ Đề cao trách nhiệm cá nhân: Ngân hàng Ngoại thương đề cao trách nhiệm cá nhân nhằm nâng cao tính minh bạch và chất lượng trong hoạt động tín dụng. Các cá

nhân được giao quyền tự quyết phải tự chịu trách nhiệm trước hết đối với quyết định của mình.

- Chính sách quản lý rủi ro tín dụng: Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là văn bản cao nhất trong lĩnh vực quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng Ngoại thương. Trong chính sách này, Ngân hàng Ngoại thương phân định rõ bộ máy quản lý rủi ro tín dụng; thẩm quyền ban hành các văn bản quản lý rủi ro tín dụng; chính sách quản lý tín dụng đối với khách hàng, chính sách phân bổ tín dụng; chính sách về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng; thẩm quyền phán quyết; quy định về báo cáo và kiểm tra giám sát rủi ro. Cụ thể, căn cứ vào Quyết định số 57/QĐ- NHNT.HĐQT của Hội đồng quản trị Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam về việc ban hành Chính sách quản lý rủi ro tín dụng với mục đích:

+ Thống nhất cơ chế quản lý rủi ro tín dụng trong toàn hệ thống. + Tạo môi trường quản lý rủi ro tín dụng minh bạch và hiệu quả.

+ Đảm bảo hoạt động kinh doanh phát triển bền vững, chủ động đối phó với rủi ro tín dụng.

+ Xác định và phân chia trách nhiệm quản lý rủi ro tín dụng đối với từng cấp bậc trong ngân hàng.

Theo đó, bộ máy tổ chức quản lý rủi ro tín dụng theo thông lệ ngân hàng quốc tếđã được thành lập từ Hội sởđến các Chi nhánh với chức năng, nhiệm vụ:

o Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị ban hành các chính sách rủi ro tín dụng; phê duyệt các khoản cho vay/tổng các khoản cho vay đối với một khách hàng có giá trị vượt quá 10% vốn tự có của Vietcombank.

o Ban điều hành: Ban điều hành chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các chiến lược, chính sách quản lý rủi ro tín dụng đã được Hội đồng quản trị phê duyệt; phê duyệt/quyết định cấp tín dụng trên cơ sởđảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật, trong phạm vi được uỷ quyền của Hội đồng quản trị và các quy định có liên quan của Vietcombank. Ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn quản lý rủi ro tín dụng nội bộ phù hợp với chiến lược, chính sách quản lý rủi ro tín dụng đã được Hội đồng quản trị phê duyệt nhằm đảm bảo hoạt động tín dụng

của Vietcombank tuân thủ các quy định của pháp luật, an toàn và đạt hiệu quả cao.

o Hội đồng tín dụng tại Hội sở chính: Hội đồng tín dụng tại Hội sở chính chịu trách nhiệm phê duyệt cấp tín dụng đối với khách hàng trong phạm vi thẩm quyền được Tổng Giám đốc phân cấp trong từng thời kỳ, bao gồm thực hiện phê duyệt cấp tín dụng cho các định chế tài chính và phê duyệt các khoản cho vay, tổng các khoản cho vay vượt hạn mức được thực hiện tái thẩm định thông qua Bộ phận quản lý rủi ro khu vực.

o Hội đồng miễn giảm lãi: Hội đồng miễn giảm lãi trong hệ thống Vietcombank được thành lập ở hai cấp, tại Hội sở chính và tại các Chi nhánh. Hội đồng miễn

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh DakLak 2014 (Trang 31)