Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh DakLak 2014 (Trang 26)

Hiện nay các ngân hàng Việt Nam đang áp dụng chủ yếu hai mô hình quản trị rủi ro tín dụng: tập trung và phân tán. Các mô hình này phản ánh một cách có hệ thống các vấn đề về cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ nhằm thiết lập các giới hạn hoạt động an toàn và các chốt kiểm soát rủi ro; các công cụđo lường, phát hiện rủi ro; các hoạt động giám sát sự tuân thủ và nhận diện kịp thời các loại rủi ro mới phát sinh và các phương án, biện pháp chủđộng phòng ngừa, đối phó một khi có rủi ro xảy ra. Theo (Nguyễn Đình Thiện, 2010) hai mô hình trên được diễn giải như sau:

1.3.1. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung

Mô hình này tập trung vào sự phân tách độc lập ba chức năng: chức năng kinh doanh, chức năng quản trị rủi ro và chức năng tác nghiệp nhằm mục tiêu hàng đầu là giảm thiểu rủi ro ở mức thấp nhất đồng thời phát huy được tối đa năng lực chuyên môn các các cán bộ trong công tác tín dụng.

a) Điểm mạnh:

- Xây dựng chính sách quản trị rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng có tính hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng.

- Thiết lập và duy trì môi trường quản trị rủi ro tín dụng có tính đồng bộ, gắn liền với hoạt động của các bộ phận kinh doanh, nâng cao năng lực đo lường và giám sát rủi ro.

- Thích hợp với các ngân hàng hoạt động quy mô lớn.

b) Điểm yếu:

- Tốn nhiều thời gian, công sức và chi phí để xây dựng và triển khai mô hình.

- Yêu cầu đội ngũ cán bộ phải được trang bị các kiến thức cần thiết và biết cách áp dụng lý thuyết vào thực tiễn.

1.3.2. Mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán

Mô hình này ngược với mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung, theo đó chưa có sự tách bạch giữa ba chức năng. Bộ phận tín dụng thực hiện đầy đủ và chịu trách nhiệm đối với mọi khâu trong quy trình tín dụng.

a) Điểm mạnh:

- Thích hợp với các ngân hàng hoạt động quy mô nhỏ, cơ cấu tổ chức đơn giản. - Không đòi hỏi nhiều nhân sự tham gia, do đó cắt giảm được chi phí hoạt động.

b) Điểm yếu:

- Nhiều công việc được tập trung hết một nơi, thiếu sự chuyên môn nên hiệu quả không cao.

- Quản lý theo phương thức từ xa dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý trực tiếp thông qua chính sách tín dụng nên thiếu sự sâu sát và tính khách quan.

1.3.3. Xu hướng áp dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiện nay của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong thời gian qua trên thị trường tài chính Việt Nam đã diễn ra nhiều vụ hợp nhất, sáp nhập giữa các ngân hàng theo đề án tái cơ cấu của NHNN Việt Nam nhằm xử lý các TCTD yếu kém, lành mạnh hóa hoạt động ngân hàng, góp phần ổn định nền kinh tế vĩ mô. Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này đó là vấn đề nợ xấu tăng cao đã khiến cho hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng tín

dụng giảm sút, các doanh nghiệp không thể tiếp cận được vốn vay, hàng loạt các sai phạm nghiêm trọng được phát hiện trong hoạt động tín dụng. Những sai phạm này chủ yếu đến từ các ngân hàng tư nhân có quy mô vốn nhỏ, năng lực quản trị rủi ro yếu kém, cạnh tranh không lành mạnh. Thực trạng trên cho thấy hệ thống ngân hàng Việt Nam rất dễ bị tổn thương, nếu không có những biện pháp cứng rắn để cải tổ bổ máy hoạt động ngân hàng, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng thì hậu quả của sự sụp đổ hệ thống ngân hàng là rất lớn.

Thực tế thời gian qua đã cho thấy khi các ngân hàng coi nhẹ hoạt động quản trị rủi ro thì gần như không có sức đề kháng với tình hình xấu của nền kinh tế và dễ bị đổ vỡ. Vì vậy, đứng trước xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế, hơn bao giờ hết, vấn đề đảm bảo an toàn cho hệ thống ngân hàng được đặt lên hàng đầu, quản trị rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế trở thành yêu cầu bức thiết trong bối cảnh kinh tế thế giới hiện nay thì mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung đang dần trở thành một lựa chọn ưu tiên hàng đầu mà các ngân hàng thương mại Việt Nam quan tâm áp dụng, cụ thể như theo (Nguyễn Đào Tố, 2008):

Trong thời gian gần đây, đã có một sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu tổ chức bộ máy và quy trình cấp tín dụng của một số ngân hàng Việt Nam. Giờ đây, tại một số ngân hàng như Vietcombank, ACB…, đã không còn thấy Phòng tín dụng, là bộ phận trước đây tiếp xúc khách hàng và tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn để xem xét quyết định cho vay mà giờ đây là Phòng Quan hệ khách hàng, là đầu mối tiếp xúc và tiếp nhận đầy đủ các yêu cầu của khách hàng để các bộ phận chức năng xem xét phê duyệt. Những thay đổi cơ bản trong mô hình quản lý rủi ro tín dụng đang được các ngân hàng này áp dụng đó là:

- Hoàn thiện bộ máy quản trị rủi ro tín dụng từ Hội sở chính đến các chi nhánh với sự phân cấp rõ ràng về mức phán quyết, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận, đồng thời xây dựng các chính sách quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín dụng, chính sách khách hàng, xây dựng danh mục đầu tư,…

- Phân tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn khác nhau như quan hệ khách hàng (tập trung chủ yếu vào hoạt động tiếp thị, tiếp xúc khách hàng, khởi tạo

tín dụng), bộ phận quản lý rủi ro tín dụng (thực hiện thẩm định tín dụng và ra các ý kiến về cấp tín dụng cũng như giám sát quá trình thực hiện các quyết định tín dụng của bộ phận quan hệ khách hàng), bộ phận tác nghiệp (thực hiện lưu trữ hồ sơ, nhập hệ thống máy tính và quản lý khoản vay…).

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Mục tiêu của chương này nhằm hệ thống hoá cơ sở lý thuyết về rủi ro tín dụng và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, tác giả cũng nêu lên những mô hình quản trị rủi ro tín dụng hiện nay và xu hướng lựa chọn áp dụng chúng trong tương lai của các ngân hàng Việt Nam khi mà nền kinh tế đất nước nói chung và hệ thống ngân hàng trong nước nói riêng đang trải qua những khó khăn, bất ổn nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008. Chương 1 là nền tảng để tác giả tiến hành những bước phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng và công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank Đăk lăk trong Chương 2, từđó thấy được những thực tế tồn tại tại đơn vị làm cơ sở quan trọng cho các bước nghiên cứu tiếp theo của tác giả.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐĂK LĂK

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh DakLak 2014 (Trang 26)