Về hoạt động cung cấp dịch vụ

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh DakLak 2014 (Trang 35)

Kinh doanh ngoại tệ

Theo dõi diễn biến tỷ giá hối đoái trong 5 năm trở lại đây có thể thấy xu hướng biến động tỷ giá đã dần đi vào ổn định cùng với những định hướng điều hành rõ ràng của NHNN làm cho các NHTM thuận lợi hơn trong việc thực chiến lược kinh doanh ngoại tệ của mình. Nhìn chung, hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại VCB Đăk lăk trong những năm qua vẫn duy trì được sự ổn định do luôn chủ động bám

sát diễn biến thị trường và xu hướng biến động tỷ giá, liên tục đưa ra những chính sách linh hoạt để thích nghi với sự thay đổi thị thường, thực hiện các biện pháp điều tiết mua bán ngoại tệđể hạn chế rủi ro.

Cụ thể như Biểu đồ 2.4 ở trên, có thể thấy trong các năm 2009-2010, khi giá cả nhiều mặt hàng chủ lực trên thị trường thế giới tăng mạnh, thị trường vàng trong nước bất ổn, thường xuyên có các cơn sốt vàng, người dân đổ xô đi mua, bán vàng, hoạt động đầu cơ trên thị trường vàng diễn ra mạnh mẽ đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị trường ngoại hối, tỷ giá VND/USD biến động lớn theo hướng đồng Việt Nam giảm giá, tình trạng căng thẳng cung ngoại tệ kéo dài, điều này tác động đến tình hình kinh doanh ngoại tệ của VCB Đăk lăk khi doanh số mua bán ngoại tệ trong năm 2010 chỉ đạt 108,55 triệu USD. Sang năm 2011, để thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì niềm tin của dân chúng vào tiền đồng, NHNN đã thực hiện điều hành tỷ giá theo hướng ổn định cùng với việc kết hợp sử dụng các công cụ của Chính sách tiền tệ nhằm thu hẹp khoảng cách chênh

lệch giữa tỷ giá trên thị trường tự do và thị trường chính thức, hạn chế tình trạng đô la hoá nền kinh tế, nhờ đó tình hình căng thẳng cung ngoại tệ giảm dần. Điều này tạo ra tác động tích cực trên thị trường ngoại hối khiến cho các giao dịch mua bán ngoại tệ diễn ra sôi động, kết thúc năm 2011 doanh số mua bán ngoại tệ của VCB Đăk lăk đạt 253,95 triệu USD, với tỷ lệ tăng 134% so với năm 2009.

Tuy nhiên, sang các năm 2012-2013 do tình hình thế giới bất ổn và sự khó khăn ngày càng lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước; bên cạnh đó với khuôn khổ pháp lý mới đã được xây dựng và có hiệu lực thi hành, cụ thể như theo Thông tư số 01/2010/TT-NHNN ngày 06 tháng 01 năm 2010 quy định thì sàn vàng và kinh doanh vàng trên tài khoản không được phép hoạt động, Nhà nước độc quyền nhập khẩu và sản xuất vàng miếng, thị trường vàng không còn ảnh hưởng mạnh lên thị trường ngoại hối như trước đây, các giao dịch ngoại tệ diễn ra trầm lắng, doanh số mua bán ngoại tệ suy giảm rõ rệt có thể thấy trên Biểu đồ 2.4 trên.

Thanh toán xuất nhập khẩu

Nhìn vào Bảng 2.4 về tình hình thanh toán xuất nhập khẩu của VCB Đăk trong 5 năm trở lại đây, có thể thấy doanh thu thanh toán ngày càng giảm sút nhanh, đặc biệt trong năm 2013 khi mà doanh số thanh toán xuất khẩu giảm mạnh tới 40% trong khi đó doanh số thanh toán nhập khẩu gia tăng 53% so với năm 2012. Nguyên nhân là do mặc dù VCB Đăk lăk tính đến nay đã có thâm niên hoạt động trên địa bàn gần 20 năm và được biết đến là một trong những ngân hàng hàng đầu về cung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế, chiếm thị phần lớn trong hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu; tuy nhiên, hiện nay ngân hàng đang đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng

gay gắt với các ngân hàng khác trên địa bàn với chất lượng dịch vụ ngày càng được cải thiện. Bên cạnh đó, mặc dù Đăk lăk là một tỉnh có thế mạnh về xuất khẩu các mặt hàng nông sản như: cà phê, tiêu, điều, cao su... nhưng đứng trước khó khăn chung của tình hình kinh tế thế giới nên cũng không thể tránh khỏi bị ảnh hưởng. Tất cả những yếu tố trên đã tạo ra tác động tổng hợp gây ra những khó khăn không những ở VCB Đăk lăk mà ngay cả các ngân hàng khác hoạt động trên địa bàn.

Dịch vụ khác

Vietcombank với lợi thế là một trong những ngân hàng cổ phần có số lượng thẻ phát hành hàng đầu Việt Nam đi kèm với nhiều dịch vụ tiện ích và hệ thống mạng lưới ATM rộng khắp cả nước. Hiện nay, đứng trước xu hướng toàn cầu hoá quốc tế và yêu cầu hạn chế sử dụng tiền mặt trong lưu thông theo “Đề án đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015” theo Quyết định số 2453 của Thủ tướng Chính phủ; bên cạnh đó, khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng của dân chúng ngày càng tăng lên, do đó công tác thẻ tại VCB Đăk lăk

luôn được chú trọng đẩy mạnh thực hiện cùng với đó là các hình thức thanh toán qua thẻ cũng ngày càng tăng lên được thể hiện qua Bảng 2.5 và Bảng 2.6 dưới đây:

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh DakLak 2014 (Trang 35)