Việc giúp trẻ 5 tuổi “Làm quen chữ cái” sẽ tạo cho trẻ mộthành trang vững chắc để chuẩn bị bước vào lớp 1.Trẻ đang học mẫu giáo quenvới học mà chơi, chơi mà học nên để cung cấp cho trẻ n
Trang 1Phần I THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIÊN
1 Tên sáng kiến: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi
làm quen chữ cái”
2 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Nâng cao chất lượng phát triển trí tuệ và kỹnăng làm quen với chữ viết cho trẻ 5 tuổi
3 Tác giả:
Họ và tên: Ninh Thị Thủy - Giới tính: Nữ
Ngày tháng / năm sinh: 28/ 02/ 1980
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường Mầm non An Lạc
5 Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tên đơn vị, địa chỉ, điện thoại:
6 Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu ( Nếu có ): Tên đơn vị, địa chỉ, điện thoại
7 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Trẻ mẫu giáo 5 tuổi, môitrường, cơ sở vật chất, các trang thiết bị phục vụ cho việc học và giáo dục trẻ
8 Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Năm học 2014-2015
VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
Trang 2PHẦN I: TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Như chúng ta đã biết trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 tuổi nói riêng khibước vào lớp 1 là một bước ngoắt rất lớn và điều quan trọng nhất là ai sẽ làngười gần gũi và giúp trẻ vượt qua được những khó khăn đó? Đó chính là côgiáo, cha mẹ trẻ Việc giúp trẻ 5 tuổi “Làm quen chữ cái” sẽ tạo cho trẻ mộthành trang vững chắc để chuẩn bị bước vào lớp 1.Trẻ đang học mẫu giáo quenvới học mà chơi, chơi mà học nên để cung cấp cho trẻ nhận biết và phát âmđựơc đủ các chữ cái trong một năm học không phải là một vấn đề đơn giản, đểđúng nghĩa của “ Học qua chơi” thì đòi hỏi người giáo viên mầm non phảikhông ngừng sáng tạo trong việc đổi mới hình thức tổ chức hoạt động để nộidung vốn được cho là khó nhớ này thực sự có hiệu quả đối với trẻ
2 Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
Để đạt được mục đích cung cấp cho trẻ kỹ năng nhận biết và phát âm
chuẩn các chữ cái tiếng việt tôi đã chọ đề tài : “ Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữ cái trong trường mầm non » để
nghiên cứu và áp dụng tại lớp mẫu giáo 5-6 tuổi do tôi phụ trách Thời gian từtháng 9 năm 2014 đến tháng 2 năm 2015
Để áp dụng sáng kiến cần có những điều kiện sau :
- Số lượng trẻ trong lớp không bị quá tải so với quy định của điều lệ trườngmầm non ( tối đa là 35 trẻ/1 lớp 5 tuổi)
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy tại trường mầm non 100% có trình độ chuyênmôn đạt chuẩn trở lên
- Có đủ đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị cần thiết để tổ chức các hoạt động
3 Nội dung sáng kiến: Nội dung sáng kiến, tôi đã chỉ ra được thực
trạng còn tồn tại trên cơ sở đó tôi đã xây dựng và đề xuất các biện pháp sau:
1 Tạo cho trẻ môi trường làm quen chữ cái để trẻ thường xuyên được ôn luyện nhận biết, phân biệt và phát âm chính xác các chữ cái.
2 Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học.
Trang 33 Tích hợp nội dung làm quen chữ cái vào các tình huống, các thời điểm
trong chế độ sinh hoạt hàng ngày.
4 Phối kết hợp với phụ huynh học sinh trong việc cho trẻ làm quen chữ cái là rất cần thiết.
* Tính mới tính sáng tạo của sáng kiến:
Các biện pháp tôi đưa ra đều đảm bảo việc trẻ làm quen chữ cái đượcnhẹ nhàng và có hiệu quả, trẻ hứng thú trong giờ học, từ đó tôi lựa chọn nộidung thích hợp với từng chủ đề để xây dựng kế hoạch chủ đề theo sự liên kếtchặt chẽ giữa mục tiêu, mạng nội dung, mạng hoạt động
* Khả năng áp dụng sáng kiến:
Biện pháp cho trẻ làm quen chữ cái có thể áp dụng rộng rãi trên tất cảcác trường mầm non trong và ngoài huyện
* Ích lợi của sáng kiến:
Giúp trẻ có những hiểu biết cơ bản về 29 chữ cái Tăng cường nhận thứccủa phụ huynh về vấn đề này từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm phối kết hợpvới giáo viên và nhà trường Hoạt động làm quen chữ cái nhằm giúp trẻ pháttriển trí tuệ và kỹ năng làm quen với chữ cái, là cơ hội tốt để hình thành nănglực hoạt động ngôn ngữ, phát triển tư duy và mở rộng vốn hiểu biết ở trẻ
4 Khẳng định giá trị kết quả của sáng kiến:
Trẻ có nhiều cơ hội làm quen chữ cái, các hình thức tổ chức nhẹ nhànggiúp trẻ khắc sâu kiến thức, nhớ lâu hơn, dễ nhớ hơn về các chữ cái Tạo niềmtin đến từng phụ huynh học sinh, huy động được sự ủng hộ, lòng nhiệt tình củacác bậc phụ huynh trong công tác phối hợp với giáo viên trong mọi hoạt động
Trang 4Phần II : MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1 Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
“Trẻ em hôm nay - thế giới ngày mai”, những chủ nhân tương lai của đất
nước ngày hôm nay cần phải được quan tâm chăm sóc, được phát triển toàndiện để “ngày mai” đứng lên làm chủ đất nước Giáo dục mầm non chính làbước đường đầu tiên của trẻ về quá trình học tập Trẻ mầm non vui chơi là chủđạo, thông qua chơi mà trẻ học được những kiến thức cơ bản về con người, môitrường xung quanh trẻ Đặc biệt trẻ 5-6 tuổi sẽ phải dần dần hình thành môitrường học tập để chuẩn bị tâm thế vào lớp 1 Việc cho trẻ làm quen 29 chữ cáichính là cơ sở cho việc trẻ học tiếng việt ở lớp 1 sau này, theo quan điểm tíchhợp phương pháp giáo dục việc cho trẻ làm quen với 29 chữ cái cần phải đượctiến hành một cách tự nhiên, bắt đầu từ những hoạt động gần gũi có ý nghĩa đốivới trẻ, thông qua các trò chơi, trẻ được trải nghiệm tìm tòi khám phá, phát huyhết tính tích cực của trẻ để trẻ tiếp thu 1 cách nhẹ nhàng mà không bị gò bó, ápđặt
Trên thực tế hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái lại là một hoạt độngkhông hề dễ dàng đối với giáo viên bởi Làm thế nào để trẻ chơi mà học, học
mà nhớ được, nhận biết và phát âm được những chữ cái đã được học trong bất
kỳ hoàn cảnh nào Đó cũng là một nhiệm vụ mà bản thân tôi đã không ít lần bịlúng túng khi thấy mục đích cuối cùng mình muốn trẻ đạt được lại chưa trọnvẹn Trẻ cứ nhớ nhớ, quên quên, nhầm lẫn chữ nọ với chữ kia Hoạt độnghàng ngày ở trường mầm non cho một nhóm, lớp là rất nhiều và thường xuyênthay đổi, vì vậy quỹ thời gian thì nhiều nhưng dành riêng cho việc làm quenchữ cái của trẻ lại có hạn Năm học 2014-2015 lớp mẫu giáo 5- 6 tuổi do tôiphụ trách có 35 học sinh, ngay từ đầu năm học tôi đã tìm hiểu đặc điểm tâmsinh lý của từng trẻ và dựa vào điều kiện thực tế của nhà trường Với mongmuốn tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen chữ cái sao cho thu hút sự thamgia tích cực của trẻ, giúp trẻ được phát huy hết năng lực của mình, mang lại
một kết quả tốt Chính vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen chữ cái” để thực thi.
Trang 52 Cơ sở lý luận của vấn đề.
Không ai phủ nhận rằng bảng chữ cái là một trong những bài học cơ bản
mà trẻ cần phải biết Đây là nền tảng cho việc học đọc, viết và thậm chí là cảlàm toán sau này Vì vậy, việc học nhận biết chữ cái ở tuổi mẫu giáo là cực kỳquan trọng
Nghiên cứu cho thấy khi bắt đầu học mẫu giáo, trẻ chỉ biết rất ít chữ cái(không phải là ngữ âm) Vậy nên hãy tranh thủ dạy trẻ học chữ cái ở bất kỳthời điểm nào
Ngoài việc ghi nhớ mặt chữ, cũng cần giúp trẻ luyện âm bằng cách đọc
to và tìm từ bắt đầu bằng chữ cái đó Có thể bắt đầu bằng những chữ cái cótrong tên của trẻ.
* Mục đích nghiên cứu:
- Nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen chữ cái.
* Đối tượng nghiên cứu.
Một số biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ 5 – 6 tuổi làm quen chữcái trong trường mầm non
* Phương pháp nghiên cứu.
+ Để thực thi đề tài này tôi đã sử dụng phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu, phân tích tổng hợp tài liệu có liên quan đến
Trang 63.1 Vào thời điểm cuối năm học 2013 -2014 (tháng 5) tôi khảo sát lại 29
chữ cái trẻ đã được học trong năm học để xem mức độ trẻ nhận biết và phát âmcác chữ cái
3.2 Vào thời điểm đầu năm học 2014-2015 tôi theo dõi đánh giá hoạt
động tích cực của từng trẻ trong các hoạt động học làm quen chữ cái để đánhgiá khả năng nhận biết phân biệt và phát âm chữ cái, sự hứng thú của trẻ trongcác tiết
3.3 Khi cho trẻ ôn lại chữ cái đã học tôi cũng đánh giá xem có bao nhiêu
trẻ trong lớp nhớ tốt
3.4 Kết quả khảo sát và đánh giá tôi nhận thấy cũng có những ưu điểm
và tồn tại cụ thể như sau :
* Ưu điểm : Điều kiện cơ sở vật chất của lớp 5 tuổi phục vụ cho các môn
học và các hoạt động đầy đủ 100%, số lượng trẻ trong lớp tôi đều không vượtmức quy định so với điều lệ trường mầm non (Năm học 2013 -2014 là 28 trẻ,năm học 2014 - 2015 là 35 trẻ) phụ huynh rất nhiệt tình chăm lo và quan tâmđến trẻ, đến lớp, phòng học đủ diện tích là 54 m2 Nề nếp trẻ ngoan, chú ý họcbài và đi học đều : Tỷ lệ bé chăm đạt: 98,8 % , tỷ lệ bé ngoan đạt : 97,1% , tỷ lệ
bé ngoan toàn diện đạt :95,7%
* Tồn tại : Tuy có nhiều điều kiện thuận lợi như vậy nhưng riêng về việc
cho trẻ làm quen chữ cái tôi nhận thấy có nhiều kết quả chưa được như tôimong đợi Kết quả khảo sát trẻ cuối năm học 2013-2014 tôi thấy trẻ nhận biếtphân biệt và phát âm chuẩn đủ các chữ cái tỷ lệ chưa cao:
* B ng t ng h p n m h c 2013-2014 nh sauảng tổng hợp năm học 2013-2014 như sau ổng hợp năm học 2013-2014 như sau ợp năm học 2013-2014 như sau ăm học 2013-2014 như sau ọc 2013-2014 như sau ư sau :
Trang 7chuyển biến tích cực Có lẽ do tôi còn dập khuôn quá máy móc về hình thức tổchức một tiết làm quen chữ cái gần như giống nhau giữa các nhóm chữ nên tôithấy sự hào hứng của trẻ đến giữa và cuối các tiết không còn hứng thú, các loạitiết cho trẻ làm quen chữ cái tiết 1 trẻ rất gò bó cứ phải ngồi làm quen từng chữtheo hình thức chữ nào cũng giống chữ nào (Phát âm cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân,giơ chữ ) và có lẽ cũng vì sự không hào hứng ấy mà tôi thấy khả năng ghi nhớchữ cái của trẻ không tốt, trẻ nhanh quên.
* Bảng tổng hợp kết quả đánh giá khả năng nhận biết, phân biệt và phát âm chữ cái của trẻ như sau :
4 Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
4.1 Tạo môi trường làm quen chữ cái trong và ngoài lớp học :
- Việc tạo môi trường là một điều kiện không thể thiếu vừa giúp trẻđược làm quen với các chữ cái mới đồng thời còn là một biện pháp hữu hiệu đểtrẻ thường xuyên được ôn luyện nhận biết các chữ cái đã học
(Hình ảnh cho trẻ làm quen chữ cái tại lớp tôi) 4.1.1 Đối với môi trường trong lớp :
- Tôi chú trọng đến các vị trí quan trọng của lớp để đưa các loại chữ cái
và các từ chỉ dẫn một cách hợp lý Với các từ chỉ dẫn tôi cũng đặc biệt quantâm về 2 loại chữ: Chữ in thường và chữ viết thường Có những loại tôi trực
Trang 8tiếp viết bằng chữ viết thường để gắn vào như các loại rau, củ, quả, các đồ vật ,
đồ chơi
Ngoài ra tôi cũng chú ý các cỡ chữ như biểu bảng to thì cỡ chữ to rõ ràng
để nổi bật như : Tên chủ đề, tên các góc chơi, tên bảng theo dõi, tên bảng chữcái Còn các đồ dùng, con vật tại các góc chơi thì chữ nhỏ hơn Các loại từ chỉdẫn tôi cũng chú ý nhiều màu sắc khác nhau để trẻ được làm quen và khắc sâuhơn
(Hình ảnh một số biểu bảng có chữ cái tại lớp tôi)
Trang 9(Hình ảnh một số biểu bảng có chữ cái tại lớp tôi)
(Một số hình ảnh góc tuyên truyền) 4.1.2 Tạo môi trường ngoài lớp học :
- Các vị trí ngoài lớp học mà tôi đã chú trọng để gắn các từ có chứa chữcái là từ các biểu bảng ngoài cửa lớp đến góc thiên nhiên của lớp và đến vị trícác góc cây cảnh xung quanh lớp Vị trí xa hơn nữa tôi tham mưu với ban giámhiệu nhà trường xây dựng từ chỉ dẫn gắn liền với các loại cây cảnh trong sân
Trang 10trường, các loại rau theo mùa, các loại hoa, cây ăn quả để có sự chính xác vàthuận tiện tôi là người trực tiếp đóng góp ý kiến với ban giám hiệu nhà trườngthiết kế và làm các loại biển bảng gắn tên đó cho cả khu.
4.2 Đổi mới hình thức tổ chức hoạt động học :
- Hoạt động học là một hình thức có thể nói quyết định đến sự nhận thứccủa trẻ về các chữ cái chính xác, chuẩn mực nhất Mọi sự kỹ càng, rõ ràng vềkiến thức, kỹ năng đều được cung cấp một cách bài bản trong giờ hoạt độnghọc Chính vì lẽ đó mà nếu không sáng tạo thì chính hoạt động này sẽ làm chotrẻ bị gò ép, căng thẳng và nhàm chán Từ năm học 2013 -2014 thực hiện côngvăn của Sở Giáo Dục và Đào Tạo Hải Dương tất cả các trường đều xóa bỏ việcdạy tập tô, viết chữ cái vì vậy hoạt động làm quen chữ cái đã được chuyển về 2tiết : ( Tiết 1 là làm quen chữ cái và tiết 2 là trò chơi củng cố ôn luyện chữ cái).Đổi mới hình thức tổ chức 2 tiết học này tôi đặc biệt chú ý đến một số nội dungsau :
4.2.1 Đối với tiết làm quen chữ cái tiết 1 :
- Tôi vẫn dựa theo phương pháp cũ (không thay đổi phương pháp) đốivới mỗi chữ cái đều đủ về các kiến thức, kỹ năng : Phát âm chữ cái, nhận xétđặc điểm chữ cái, phân biệt chữ Nhưng tôi đã thay đổi hình thức làm quencủa các chữ trên cùng 1 tiết tránh tình trạng trẻ chỉ ngồi một chỗ làm quen hếtchữ này đến chữ khác
- Ví dụ : Với nhóm chữ cái B, D, Đ Với chữ B tôi cho trẻ trải nghiệm
ngồi tại chỗ, nhưng với chữ D thì tôi cho trẻ thay đổi hình thức bằng cách chianhóm, khám phá hộp quà về chữ Đ sau đó thảo luận về cách phát âm, đặc điểmchữ và đưa ra các ý kiến giao lưu giữa các nhóm, cuối cùng là phần khái quátđúng sai của tôi và cung cấp kiến thức kỹ năng cho trẻ
4.2.2 Đối với tiết trò chơi với chữ cái ( Tiết 2)
- Đây là một tiết mà trẻ rất hào hứng với nhiều trò chơi phát triển tính tò
mò, thi đua lẫn nhau để ôn củng cổ lại chữ mới được học, nhưng nếu không chú
ý trong quá trình lựa chọn trò chơi thì giáo viên rất dễ bị lặp đi lặp lại và trẻ sẽchơi theo sự hưởng ứng mà quên mất mục đích chính là củng cố ôn luyện về
Trang 11chữ mới được học Chính vì vậy tôi đã đặc biệt quan tâmđến việc thay đổi tròchơi sao cho có sự khác biệt tại các tiết của các nhóm chữ Để làm được điềunày tôi chú ý đến các chủ đề để có những hình ảnh trò chơi theo chủ đề.
- Ví dụ : Cùng là trò chơi « Tìm chữ trong tôi » với chủ đề « Động vật »
Chữ được gắn vào các con vật gần gũi nhưng với chủ đề « Thực vật » Chữ kháclại được gắn vào các loại cây xanh, các loại rau
- Ngoài ra số lượng các trò chơi và bố trí luân phiên tĩnh động cũng đượctôi trú trọng và cân đối tránh để trẻ bị quá sức, mệt mỏi trên một tiết tham nhiềutrò chơi Mỗi tiết học tôi chỉ chọn 3 trò chơi để đảm bảo phát huy hết tính tích
cự của trẻ trong lớp Cũng có tiết tôi chọn 4 trò chơi nhưng đó là những tiếtnhóm chữ có 3 chữ cái khó để củng cố kỹ hơn và cũng đảm bảo 2 -3 trò chơinhẹ nhàng còn một trò chơi động trọng tâm để tránh mệt mỏi cho trẻ
- Ví dụ : Đối với chữ cái u,ư tôi chọn 3 trò chơi :
1 Trò chơi : « Bánh xe quay »
2 Trò chơi : « Ô cửa bí mật»
3 Trò chơi : « Vui cùng bác nông dân »
- Các trò chơi tôi lựa chọn đều đảm bảo mục đích trẻ vừa được chơi vừađược ôn luyện củng cố cách phát âm, nhận biết phân biệt chữ cái chứ không
phải chỉ chú ý chọn đúng chữ mà quên không chú trọng đến phát âm ( Giáo án minh họa phần phụ lục)
4.3 Thường xuyên tích hợp nội dung giáo dục làm quen chữ cái vào các hoạt động khác :
Mỗi chúng ta ai cũng biết đặc điểm của trẻ mầm non là dễ nhớ nhưngcũng nhanh quên chính vì vậy mà mỗi một nội dung giáo dục cần phải đượccủng cố lại thì mới giúp trẻ ghi nhớ lâu Chính vì vậy mà sau mỗi giờ cho trẻlàm quen với một nhóm chữ cái nào đó tôi đều chú ý tận dụng mọi lúc mọi nơi
để cho trẻ củng cố lại Tất cả các hoạt động trong ngày tôi đều phải chú ý khi
có cơ hội phù hợp là tôi hỏi cho trẻ nhắc lại
- Ví dụ : Hoạt động khám phá hoa đồng tiền tôi trình chiếu cả từ « Hoa
đồng tiền » và hỏi trẻ trong từ đó có chứa chữ cái gì đây ?
Trang 12Nhưng để tránh lạm dụng trong các hoạt động học thì hoạt động mà tôichú trọng tích hợp là 2 hoạt động đó là hoạt động góc và hoạt động ngoài trời.
* Đối với hoạt động góc :
- Tận dụng môi trường mà tôi đã tạo ra trong lớp để giúp trẻ được làmquen với các chữ cái thường xuyên, ở tất cả các góc chơi và đồ chơi đều cónhãn tên, sẽ tạo cơ hội cho trẻ tự trao đổi trong giờ chơi về những chữ cái trong
từ đã được học và đặc biệt chú ý chữ mới được học Các góc mà tôi chú ý hơn
đó là góc phân vai, góc xây dựng và góc học tập
* Đối với hoạt động ngoài trời :
- Cũng tương tự như hoạt động góc môi trường ngoài lớp học đã đượcxây dựng nổi bật môi trường làm quen chữ cái là điều kiện rất thuận lợi để tôithường xuyên củng cố việc nhận biết, phân biệt và phát âm chữ Tích hợp vàotất cả các hoạt động tôi đều có thể tận dụng cơ hội cho trẻ làm quen chữ cái
- Ví dụ : Khi trẻ chăm sóc vườn rau tôi và trẻ trao đổi về tên rau và trong
từ chỉ tên rau đó con biết những chữ cái nào Ví dụ: Bắp cải, có chữ cái ă, a
- Ngoài ra tôi còn tổ chức nhiều trò chơi, hoạt động có mục đích chuyên
về nội dung làm quen chữ cái ngoài trời :
- Ví dụ : Tổ chức trò chơi : « Thi xem ai nhanh » tìm từ có chứa chữ cái u
xung quanh sân trường để đứng cạnh Ví dụ : Đu quay, xích đu
4.4 Phối hợp với phụ huynh học sinh trong việc cho trẻ làm quen chữ cái :
Tôi nghĩ rằng đây là 1 việc làm rất cần thiết không chỉ để giúp học sinhkhắc sâu hơn về các chữ cái mà còn để phụ huynh của tôi cũng trang bị chomình những phương pháp, kiến thức, kỹ năng làm quen chữ cái hiểu được tầmquan trọng của việc giúp trẻ làm quen chữ cái để là hành trang cho trẻ chuẩn bịbước vào lớp một
Để thực hiện tốt biện pháp này tôi đã thực hiện tốt một số việc làm sau :
- Xây dựng các góc tuyên truyền trong và ngoài lớp học : hệ thống cácgóc tuyên truyền tôi về chữ cái có sự đổi mới hơn trước là xây dựng theo cácnhóm chữ đúng như bài dạy và ở mỗi nhóm chữ tôi đều có nội dung tuyên