1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

skkn một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 3

14 623 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 16,1 MB

Nội dung

Với sáng kiến này tôi đã làm rõ, cụ thể hơn một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh như: Biện pháp rèn kĩ năng tự học; nâng cao k

Trang 1

1 PHẦN MỞ ĐẦU:

1.1 Lý do chọn sáng kiến:

Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để

người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực Chuyển

từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học”

Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học Định hướng quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học là phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của người học Đó cũng là những xu hướng quốc tế trong cải cách phương pháp dạy học ở nhà trường

Theo tinh thần đó, hiện nay giáo dục Tiểu học chú trọng xây dựng môi trường học tập an toàn, khang trang, thân thiện tạo điều kiện cho các em thực sự “mỗi ngày đến trường là một ngày vui” Trên cơ sở đó, việc tổ chức các hoạt động trên lớp cũng phong phú, đa dạng, hấp dẫn hơn, thông qua các hoạt động giáo dục để rèn kĩ năng sống cho học sinh với phương châm “dạy chữ kết hợp dạy người” Phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự tin, mạnh dạn, năng lực, phẩm chất của các em từ

đó mà hình thành, phát triển Thay đổi phương pháp, hình thức dạy học cũng đòi hỏi mỗi giáo viên tự đổi mới, năng động, phù hợp đối tượng, dám nghĩ, dám làm nhằm tạo bước chuyển biến mới về chất lượng giáo dục, tạo hứng thú cho học sinh, phát triển tối đa năng lực của từng học sinh trong lớp

Nhận thức được yêu cầu đổi mới của giáo dục, khi được phân công dạy học

và chủ nhiệm lớp 3, độ tuổi được coi như chuyển giao giữa cấp học của Tiểu học, tôi luôn băn khoăn, trăn trở: Cần làm gì để việc dạy học không chỉ là truyền đạt kiến thức? Phải làm sao để giúp các em biết tự học, tự chiếm lĩnh tri thức, giúp các

em phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo trong học tập? Làm sao để tất cả học sinh trong lớp tôi được phát triển, hoàn thiện dần các kĩ năng theo năng lực, sở trường một cách tốt nhất? Với những băn khoăn, trăn trở trên, tôi quyết định chọn sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 3” để nghiên cứu, tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học cho lớp tôi chủ nhiệm Sáng kiến này tôi đã nghiên cứu và thực

Trang 2

hiện trong năm học 2017-2018, đã đạt được những kết quả khả quan vì vậy năm học 2018-2019 tôi tiếp tục vận dụng vào lớp 32 do tôi chủ nhiệm

1 2 Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm:

Việc nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh đã được nhiều nhà quản lý, nghiên cứu giáo dục cũng như giáo viên quan tâm, các bài viết đã chỉ ra được các phương pháp, biện pháp để nâng cao một số năng lực cho học sinh Tuy nhiên để có những biện pháp cụ thể nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực thì chưa có bài viết nào đề cập Với sáng kiến này tôi đã làm rõ, cụ thể hơn một số biện pháp để nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh như: Biện pháp rèn kĩ năng tự học; nâng cao kĩ năng đánh giá, cải tiến phương pháp dạy học truyền thống, phối hợp phương pháp dạy học mới, đặc biệt là đa dạng hóa các hình thức

tổ chức dạy học, coi trọng hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng dạy học theo định hướng phát triển năng lực tự học cho học sinh; định hướng cho học sinh biết cách tự học, tự khám phá nhằm phát huy năng lực của bản thân Những biện pháp tôi đã sử dụng có tính khả thi phù hợp với đổi mới dạy học trong giai đoạn hiện nay

2 PHẦN NỘI DUNG:

2.1 Thực trạng:

2.1.1 Thuận lợi:

* Về phía học sinh:

- Học sinh được làm quen với mô hình trường học mới từ năm lớp 2 nên một

số em bước đầu đã biết cách tự học, biết hợp tác, thảo luận, chia sẻ cùng bạn để chiếm lĩnh kiến thức mới, Hội đồng tự quản đã biết cách điều hành lớp

- Phụ huynh một số em biết quan tâm đến việc học của con em, mua sắm đầy

đủ sách vở, đồ dùng học tập và phối hợp sát sao với giáo viên trong các hoạt động giáo dục

* Về phía giáo viên:

Bản thân là một giáo viên đã có nhiều năm công tác, linh hoạt và có kinh nghiệm trong việc đổi mới phương pháp dạy học Được tham gia tập huấn, có ý thức tự học, tự bồi dưỡng về dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh Do đó tôi đã dành thời gian nghiên cứu kĩ chương trình, tài liệu hướng dẫn học, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng để nâng cao chất lượng soạn giảng cũng như

tổ chức các hoạt động học tập phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp Tôi cũng

đã quan tâm, bám sát, hỗ trợ học sinh khi gặp khó khăn trong học tập, đồng thời

từng bước nâng cao chất lượng và phát triển năng lực tự học của học sinh

Trang 3

2.1.2 Khó khăn:

* Về phía học sinh:

- Nhiều học sinh chưa biết cách tự học, thụ động, chủ yếu là lên lớp nghe thầy cô giảng bài và chưa thực sự chăm học Một số em coi việc học tập là để đối phó với thầy cô và gia đình

- Nhiều gia đình phó mặc việc học tập của con cho giáo viên, chưa quan tâm phối hợp để thực hiện các hoạt động ứng dụng cùng con, nhiều em ảnh hưởng của lối sống hiện đại, lạm dụng công nghệ thông tin (ti vi, máy tính, điện thoại thông minh) nên không có hứng thú việc học

* Về phía giáo viên:

- Thời gian dạy học hai buổi trên ngày nên việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo của học sinh còn hạn chế

- Học sinh trong lớp có nhiều đối tượng và lực học khác nhau nên để phát huy tối đa năng lực của mỗi học sinh cũng là một việc làm khó

Trong lớp tôi chủ nhiệm nhiều em kĩ năng tự học chưa cao, thiếu tự tin mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước nhóm, lớp như em: Đức Thịnh, Kiều Trang, Thế Thịnh Nhiều em chưa biết tự mình đánh giá kết quả học tập của mình, của bạn, chưa hoàn thành các hoạt động theo tiến độ mà phải có sự hỗ trợ của bạn và của cô giáo Ý thức học tập của một số em chưa cao, thiếu sự phấn đấu vươn lên

Kết quả khảo sát chất lượng môn Toán, Tiếng Việt tuần 5, năm học

2017-2018 của lớp tôi như sau:

Môn

Hoàn thành tốt

(T)

Hoàn thành (H)

Chưa hoàn thành

(C)

+ Năng lực:

Các năng lực

2.2 Một số biện pháp:

Từ thực trạng trên, tôi luôn trăn trở: Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học toàn diện? Làm thế nào để việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh có hiệu quả ? Tôi đã tìm ra một số biện pháp sau:

2.2.1 Kết hợp các phương pháp dạy học tích cực:

Trang 4

- Phối hợp giữa các phương pháp dạy học truyền thống với phương pháp dạy học mới.

Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng Để nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học này trước hết tôi đã nắm vững những yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật của chúng trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, kỹ thuật đặt các câu hỏi và xử lý các câu trả lời trong đàm thoại, hay kỹ thuật làm mẫu trong luyện tập Tuy nhiên, các phương pháp dạy học truyền thống có những hạn chế tất yếu, vì thế bên cạnh các phương pháp dạy học truyền thống cần kết hợp sử dụng các phương pháp dạy học mới như phương pháp dạy học nhóm, phương pháp đặt và tự giải quyết vấn đề, phương pháp đóng vai, phương pháp vấn đáp, phương pháp động não … nhằm tăng cường tính tích cực nhận thức của học sinh trong thuyết trình, đàm thoại theo quan điểm dạy học giải quyết vấn đề

- Kết hợp đa dạng các hình thức hoạt động.

Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy học Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm, học trong lớp, học ở ngoài lớp Tùy theo bài học tôi luôn chuẩn bị tốt về phương pháp đối với các giờ thực hành để đảm bảo yêu cầu rèn luyện kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn, nâng cao hứng thú cho học sinh

Việc phối hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học Tôi tổ chức các hình thức dạy học đa dạng và phong phú phù hợp với từng đối tượng học sinh “cá nhân, nhóm đôi, nhóm, lớp” trong đó hoạt động cá nhân được chú ý nhất

Học sinh hoạt động nhóm học tập theo nhóm

Trang 5

Tuy nhiên hình thức làm việc nhóm rất đa dạng, không chỉ giới hạn ở việc giải quyết các nhiệm vụ học tập nhỏ xen kẽ mà còn có những hình thức làm việc nhóm giải quyết những nhiệm vụ phức hợp, có thể chiếm một hoặc nhiều tiết học,

sử dụng những phương pháp chuyên biệt như phương pháp đóng vai Mặt khác, việc bổ sung dạy học toàn lớp bằng làm việc nhóm xen kẽ trong một tiết học mới chỉ cho thấy rõ việc tích cực hoá “bên ngoài” của học sinh Muốn đảm bảo việc tích cực hoá “bên trong” cần chú ý đến mặt bên trong của phương pháp dạy học, vận dụng dạy học giải quyết vấn đề và các phương pháp dạy học tích cực khác

Ngoài những mục tiêu có tính chất truyền thống như: bám sát mục tiêu giáo dục, nội dung dạy học, đặc trưng môn học, phù hợp đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh, với việc đổi mới phương pháp dạy học tôi chú ý dạy học thông qua các hoạt động học tập của học sinh theo hướng chú ý đến việc rèn luyện phương pháp

tư duy, khả năng tự học, nhu cầu hành động và thái độ tự tin, được thực hiện theo nguyên tắc tương tác nhiều chiều (Học sinh- Học sinh; Giáo viên-Học sinh)

Một trong các hình thức tổ chức dạy học tuy vất vả, khó khăn nhưng đổi lại hiệu quả cao đó là Hoạt động trải nghiệm sáng tạo

Ví dụ: Tiết Tự nhiên xã hội: Bài 18 Thân cây có đặc điểm gì? (TNXH 3-tập 2- trang 9) Thay bằng việc cho các em quan sát cây, mẫu vật thật trong sách tại lớp, tôi tổ chức cho các em thực hiện hoạt động tham quan vườn trường: Bao gồm quan sát thân cây bóng mát (cây phượng, cây bàng), cây hoa (hoa hồng, hoa mười giờ) và một số loại rau, cây thuốc nam (rau khoai lang, rau ngót, rau cải, lá lốt) … Trước khi quan sát, tôi giao nhiệm vụ cho các em quan sát đối tượng chính là bộ phận thân cây và ghi lại đặc điểm thân của mỗi loại cây (Việc làm này giúp học sinh xác định đúng đối tượng, tránh quan sát tràn lan)

Học sinh với tiết học Tự nhiên và Xã hội ngoài trời

Trang 6

2.2.2 Rèn kĩ năng tự học cho học sinh:

- Khác với người lớn việc tự học của học sinh tiểu học bao giờ cũng cần có

sự hướng dẫn của thầy cô giáo, có sự kết hợp và hỗ trợ của cha mẹ các em bởi các

em đang ở lứa tuổi ham chơi hơn ham học Để rèn cho học sinh lớp mình biết kĩ năng tự học tôi đã hướng dẫn các kĩ năng cần thiết như: Kĩ năng đọc và thực hiện các lệnh ở sách giáo khoa, hướng dẫn học; kĩ năng thảo luận, hợp tác; kĩ năng trình bày kết quả; kĩ năng lắng nghe; kĩ năng đánh giá … vì sách giáo khoa, sách hướng dẫn không chỉ cung cấp kiến thức có sẵn mà còn hướng dẫn người học đi tìm kiến thức mới thông qua các lệnh hoạt động Tuy nhiên, tùy theo mỗi bài để học sinh phát huy tối đa năng lực vừa đảm bảo tiết học hiệu quả nhất tôi có thể điều chỉnh lô

go một số hoạt động cho phù hợp Trong quá trình dạy học tôi cũng tập luyện cho học sinh thực hiện nhuần nhuyễn các kĩ năng năng trên

Ví dụ: Khi dạy môn Toán, Bài 77: So sánh các số trong phạm vi 100 000 (HDH Toán 3 - Tập 2B trang 16): Để thực hiện tốt các mục tiêu học sinh thực hiện theo Lô gô và câu lệnh ở các hoạt động Để thay đổi hình thức học tập, tăng sự hứng thú cho học sinh, tạo điều kiện cho học sinh tìm ra đáp án cùng bạn, tôi đã định hướng cho học sinh thay hoạt động cá nhân ở hoạt động 4 (HĐTH) bằng trò chơi học tập trong nhóm: Thi điền nhanh điền đúng Kết quả học sinh không chỉ tìm ra đáp án đúng, nắm được kiến thức cơ bản, đảm bảo thời gian hoạt động mà quan trọng hơn là các em được hoạt động cùng bạn, được rèn luyện tính nhanh nhạy, biết hợp tác, lắng nghe, đánh giá bạn và hoạt động cũng trở nên hấp dẫn, thích thú hơn

- Tùy tình huống, bài tập cụ thể, tôi định hướng cho học sinh tự tìm ra kiến thức đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, từ cái biết đến cái chưa biết

Ví dụ: Tiết Toán, Bài 19: Gấp một số lên nhiều lần tiết 2 (HDH Toán 3 -Tập 1A trang 58), ở HĐ2 a (HĐTH): Năm nay bé Hoa 5 tuổi, Tuổi của mẹ gấp 6 lần tuổi của bé Hoa Hỏi năm nay mẹ bao nhiêu tuổi?

Khi gặp bài toán này một số em rất lúng túng không biết làm phép tính gì cho phù hợp? Bài toán này có thể dễ dàng với học sinh mức 3,4 nhưng lại khó khăn đối với học sinh mức 1, 2 ở lớp tôi (có em làm phép tính cộng)

Để giải được bài toán này, tôi định hướng học sinh cần tìm được mối liên hệ giữa cái đã cho (đã biết): Tuổi của Hoa và tuổi mẹ gấp 6 lần tuổi Hoa và cái phải tìm (cái chưa biết): Tuổi của mẹ Cần chú ý đến những từ ngữ nào? (tuổi mẹ gấp 6 lần tuổi Hoa) Làm thế nào để các em dễ dàng nhận diện và xác định phép tính đúng

Tôi hướng dẫn học sinh suy nghĩ giải toán thông qua các câu hỏi gợi ý như: Trước tiên các em phải đọc kĩ bài toán và cho biết:

Bài toán cho biết gì? (Năm nay bé Hoa 5 tuổi )

Tuổi mẹ gấp mấy lần tuổi Hoa? (Tuổi mẹ gấp 6 lần tuổi Hoa)

Trang 7

Bài toán hỏi gì? (Năm nay mẹ bao nhiêu tuổi?)

Muốn biết năm nay mẹ bao nhiêu tuổi ta làm phép tính gì? Nêu cách tính (5 x 6 = 30)

Muốn giải bài toán này em thực hiện mấy bước?

Hãy đặt lời giải em cho là phù hợp nhất

Từ những định hướng trên học sinh tự trình bày bài giải của mình với các cách đặt lời giải khác nhau và biết chia sẻ cùng bạn

- Một trong những biện pháp rèn kĩ năng tự học cho học sinh của tôi đó là: Định hướng cho học sinh học mọi lúc, mọi nơi, học mọi người, học bằng mọi cách

và học qua mọi nội dung Hướng dẫn học sinh tự tìm ra kiến thức bằng các công cụ như từ điển, sách báo, thực tế …

Ví dụ 1: Kiến thức các em có được không những học cùng cô, cùng bạn,

trong các hành vi giao tiếp, các hoạt động ngoài giờ lên lớp mà các em còn được học ở cuộc sống xung quanh như: Buổi sáng thức dậy em xác định mặt trời mọc ở hướng Đông từ đó để biết xác định các hướng Tây - Nam - Bắc, các em cũng có thể liên hệ sự chuyển động của mặt trời trong một ngày; Khi ăn một gói quà, gói bánh các em cũng có thể học Tiếng Anh về tên thức ăn, thức uống mình sử dụng (candy, bread, milk); Cũng có thể hướng dẫn để học sinh tự học qua các tấm gương

“Người thật - việc thật”, những tấm gương gần gũi như Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Họa sĩ Lê Duy Ứng, … hay tấm gương hiếu học, kiên trì bền bỉ vươn lên như: Bạn Hồ Thị Ái, dân tộc Bru - Vân Kiều đến từ bản Cổ Tràng xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh đã nhiều năm liền đạt học sinh tiên tiến và học sinh giỏi, giải Nhất về giới thiệu nét văn hóa và dụng cụ sản xuất của đồng bào dân tộc Bru Vân Kiều, giải Nhì Hội thi kể chuyện Bác Hồ và Hội thi vở sạch chữ đẹp, bạn là tấm gương sáng cho các bạn học tập và noi theo Từ những người thực việc thực tôi đã khơi gợi trong giúp cho các em có thêm động lực học tập, rèn luyện Tôi cũng đã hướng dẫn các em học bằng mọi cách thông qua các thông tin khác nhau, các phương tiên khác nhau mà đảm bảo thời gian hợp lý: Học ý thức giữ gìn môi trường trên đường đi học, biết giữ an toàn bản thân khi đến trường, ở nhà, biết tìm một kiến thức mới thông qua ti vi, máy tính …

Hằng tuần hay cả trong mỗi tiết học tôi tổ chức các trò chơi ngắn như Rung chuông vàng, Tìm nhà thông thái, Trong đó tôi đặt các câu hỏi về kiến thức xung quanh như:

Ai là người đầu tiên lên mặt trăng?

Ai là người tìm ra Châu Mĩ?

Vì sao cây rụng lá vào mùa đông?

Vì sao khi trồng cây bóng mát người ta lại bỏ bớt lá? (nguồn từ 10 vạn câu hỏi: Vì sao ?)

Trang 8

Thông qua các trò chơi này lâu dần học sinh thích tìm tòi, khám phá, biết tự tìm hiểu các kiến thức xung quanh mà sách vở chưa đề cập hết, kích thích sự tò

mò, chinh phục kiến thức mà phát triển được năng lực tự học cho các em

Ví dụ 2: Ở lớp 3 việc tra cứu từ điển để hiểu nghĩa tữ mặc dù còn ít nhưng

đây là tiền đề để giúp các em có kĩ năng sử dụng từ điển khi học lên lớp trên, trong một số bài, có một số từ khó chưa hiểu nghĩa của từ, tôi đã hướng dẫn các em tra cứu để làm rõ nghĩa từ để các em nắm chắc hơn nội dung bài đọc, nghĩa câu văn

Khi dạy môn Tiếng Việt Bài 25A: Xem hội thật là vui (HDH TV3 - Tập 2A, trang 87 Hoạt động 3 - HĐ cơ bản): Học sinh dùng từ điển để hiểu nghĩa từ: tứ xứ, sới vật, khôn lường, keo vật, khố để chọn nối từ với nghĩa đúng

Bên cạnh đó, tôi cũng đã khuyến khích học sinh tìm các sách báo, tạp chí phù hợp Tôi kết hợp với giáo viên TPT Đội, Phụ trách thư viện mượn các tập san để các em đọc lúc rảnh rỗi, đầu giờ, giữa buổi như: Báo Chăm học, Nhi đồng, Văn học tuổi trẻ, Trạng nguyên, … Hướng dẫn các em đánh dấu chỗ mình thích, chỗ mình cần trợ giúp của bạn, của cô giáo, ghi lại những câu văn hay… Nhờ vậy vốn

từ, kĩ năng viết câu, viết đoạn văn của học sinh lớp tôi ngày một phong phú, tiến

bộ hơn

2.2.3 Nâng cao năng lực đánh giá:

Tại mục 2 - Điều 3 Mục đích đánh giá - Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT cũng quy định: “Giúp học sinh có khả năng tự nhận xét, tham gia nhận xét; tự học,

tự điều chỉnh cách học, giao tiếp, hợp tác; có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ” Đánh giá thường xuyên là một bộ phận của kế hoạch (quá trình) dạy học Nó tập trung phản hồi và làm rõ thông tin về học tập, rèn luyện của học sinh; nuôi dưỡng hứng thú, động cơ học tập của học sinh; giúp học sinh biết làm thế nào để cải thiện thành tích học tập, rèn luyện theo mục tiêu; Hỗ trợ phát triển năng lực tự đánh giá của HS đồng thời gia tăng sự hiểu biết về các mục tiêu và các tiêu chí đánh giá; ghi nhận đầy đủ những cố gắng của người học và giúp giải thích kết quả ĐGĐK Các phương pháp và kĩ thuật đánh giá thường xuyên là: nhóm phương pháp quan sát; nhóm phương pháp vấn đáp; nhóm phương pháp viết và một số kĩ thuật khác, để thực hiện tốt việc đánh giá thường xuyên tôi nghiêm túc xây dựng

kế hoạch tích hợp đánh giá thường xuyên, tập luyện cho học sinh cách đánh giá và thực hiện đánh giá thường xuyên trên lớp một cách hiệu quả Cụ thể:

Về giáo viên: Trong dạy học, tùy nội dung từng bài, tôi sử dụng phiếu hỏi,

bảng điểm, thang đo, xây dựng tiêu chí đánh giá, trả lời nhanh những câu hỏi mở, các trò chơi … viết ra những gì em đang suy nghĩ/lo lắng… Tôi luôn khích lệ, định hướng các em học tập: suy ngẫm, tự đánh giá, trả lời các câu hỏi mở và giám sát sự tiến bộ của các em thông qua quá trình học tập, ghi chép thường nhật…

Trong thiết kế dạy học tôi đặc biệt chú trọng xây dựng bộ tiêu chí đánh giá trong từng môn học, tiết học, từng hoạt động, làm sao để phát huy tối đa năng lực

Trang 9

của từng em theo từng đối tượng Trong dạy học trên lớp, tôi luôn bám sát các tiêu chí đánh giá đã xây dựng nhằm đánh giá chính xác mức độ đạt được của học sinh Tôi luôn động viên học sinh kịp thời dù chỉ là những tiến bộ nhỏ nhất để tạo cho

em hứng thú tự tin vươn lên trong học tập

Về học sinh: Tôi tập cho học sinh biết tự đánh giá hoạt động và kết quả đạt

được của bản thân, qua đó giúp học sinh nhận thức sâu sắc hơn về những gì mình

đã học, đã tiến bộ và những gì cần cố gắng, học sinh biết chịu trách nhiệm trước kết quả học tập của mình, tự tin hơn về những gì các em có thể làm được, rèn luyện được cách tự học cho học sinh Bên cạnh đó, tôi cũng hướng cho học sinh biết đánh giá lẫn nhau như tham gia vào việc đánh giá sản phẩm, công việc của những học sinh khác trong nhóm, trong lớp hay quan sát các bạn trong quá trình học tập, vì vậy thông tin mà các em có về hoạt động của nhau mang tính chi tiết,

cụ thể Qua đánh giá hoạt động, sản phẩm của bạn, học sinh có thể học hỏi những điểm hay rút kinh nghiệm từ những gì chưa tốt của bạn, hình thành khả năng tự chịu trách nhiệm với những nhận xét, đánh giá của mình về bạn học, hình thành rõ ràng hơn trong bản thân mình các yêu cầu học tập, về cách ứng xử với người khác,

từ đó điều chỉnh hay phát triển hành vi, thái độ của bản thân

Ví dụ: Môn Tiếng Việt 2A - Bài 26C: Chúng em đi dự hội (HDH TV3- T2

trang 111) HĐ5 ở HĐCB Khi học sinh đọc bài Tôi định hướng cho học sinh tự đánh giá mình, đánh giá bạn bằng các câu hỏi gợi ý như: Bạn cảm thấy thế nào sau khi đọc bài? Bạn đọc có hay hơn các bài tập đọc trước không? Bạn đọc lại từ mà bạn thấy mình đọc chưa đúng ? Hôm nay bạn đọc thế nào so với hôm trước? Để đọc hay hơn theo bạn nên đọc giọng đọc thế nào?Bạn đã đi rước đèn khi nào? hoặc Mình thấy bạn đọc đúng từ, ngắt nghỉ đúng câu dài, nếu bạn đọc chậm rãi câu cuối cùng của bài thì bài đọc của bạn sẽ hay hơn

Tuy nhiên, đánh giá lẫn nhau phụ thuộc rất nhiều vào cảm tính của HS, khó thu thập được thông tin về những HS nhút nhát, ít được bạn bè chú ý Để khắc phục vấn đề này tôi thường quan tâm, động viên những học sinh hoàn thành chậm, rụt rè, hướng dẫn học sinh khi chia sẻ dùng từ ngữ khích lệ, động viên phù hợp

Học sinh thực hiện đánh giá trong một tiết học

Trang 10

Với những việc làm trên, học sinh lớp tôi ngày một tiến bộ trong việc đánh giá thường xuyên trên lớp, các em thực hiện tự nhiên, tích cực, hợp tác chia sẻ mà không cần sự gợi ý của giáo viên Những lời nhận xét của các em là những thông điệp chở đầy cảm xúc tích cực, có khả năng “chạm tới trái tim” thúc đẩy hoạt động học tập góp phần phát triển nhân cách Quá trình trao đổi, chia sẻ, tương tác giữa

cô và trò, cũng chính là những lời tâm tình, định hướng, gợi mở giúp học sinh nảy sinh các ý tưởng hay, tạo dựng niềm tin, nuôi dưỡng hứng thú học tập, thúc đẩy sự

nỗ lực vượt khó Tôi cũng nhận ra rằng: chỉ những ai hiểu rõ đánh giá giáo dục mới thấy rõ đánh giá thường xuyên bằng nhận xét quan trọng như thế nào

2.2.4 Tăng cường sử dụng phương tiện dạy học và ứng dụng công nghệ thông tin hợp lý

Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong dạy học Trong dạy học tôi luôn phát huy tối đa các phương tiện dạy học hiện đại, ứng dụng công nghệ thông tin một cách hiệu quả nhất như: Khai thác kiến thức từ Internet; Thiết kế bài giảng E-Learning; Thiết kế các hoạt động trình chiếu nhằm đổi mới phương pháp dạy học, kích thích sự hứng thú học tập của học sinh trong từng tiết học

Hướng dẫn, khuyến khích học sinh học tập với các phần mềm hỗ trợ phù hợp góp phần nâng cao chất lượng học tập các môn học cho các em như: Violympic Toán, IOE, Trạng nguyên Tiếng Việt, Giao thông thông minh …

Tôi thấy rằng sử dụng CNTT và các phương tiện dạy học hiện đại một cách hợp lí có thể tăng cường bổ trợ và nâng cao chất lượng giáo dục, giúp quá trình dạy

và học trở nên năng động, hấp dẫn, dễ hiểu đặc biệt là phù hợp với thực tiễn cuộc sống hiện nay

Ứng dụng CNTT trong dạy học

Ngày đăng: 30/09/2019, 22:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w