Những năm gần đây bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới chươngtrình giáo dục trẻ, trong đó đặc biệt coi trong việc tổ chức các hoạt động phùhợp với sự phát triển của từng cá nhân trẻ, c
Trang 1PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài:
Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
là bậc học đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách con người;hình thành cho trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mangtính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi; khơi dậy vàphát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấphọc tiếp theo Trên cơ sở cung cấp những tri thức khoa học ban đầu về tự nhiên
xã hội, phát triển các năng lực nhận thức, các thao tác tư duy và hoạt động thựctiễn, đồng thời bồi dưỡng những tình cảm tốt đẹp, những đức tính cao quý đểphát triển trẻ thành một con người toàn diện
Những năm gần đây bậc học mầm non đang tiến hành đổi mới chươngtrình giáo dục trẻ, trong đó đặc biệt coi trong việc tổ chức các hoạt động phùhợp với sự phát triển của từng cá nhân trẻ, chú trọng giáo dục lấy trẻ làm trungtâm, giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn kích thích trẻ hoạt động mộtcách chủ động, tích cực, hồn nhiên, vui tươi; đồng thời cũng tạo cơ hội cho giáoviên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ chức các hoạt động
chăm sóc giáo dục trẻ một cách linh hoạt, mềm dẻo, theo phương châm “học mà chơi, chơi mà học”, đáp ứng mục tiêu của giáo dục mầm non.
Trong chương trình giáo dục mầm non thì việc cho trẻ làm quen với chữ cái
là một môn học có ý nghĩa và tác dụng to lớn nhằm phát triển các mặt: trí tuệ,đạo đức, thẩm mỹ, đặc biệt là phát triển ngôn ngữ cho trẻ Đối với trẻ mầm nonhoạt động làm quen với chữ cái có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát triểnvốn từ - từ vựng, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, khả năng phát âm chuẩn chữ cái,phát triển các giác quan Mặt khác, nó còn giúp trẻ nhận biết thế giới xungquanh, giúp trẻ giao tiếp với mọi người Ai cũng biết học đọc và học viết là mộttrong những khía cạnh của nghệ thuật ngôn ngữ mà con người cần phải nắmđược, nhằm mục đích cầm trong tay thứ vũ khí tối cao đó là: “giao tiếp” Việchướng dẫn cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi “Làm quen chữ cái” là cơ hội tốt để sớm hìnhthành ở trẻ những năng lực hoạt động ngôn ngữ; phát triển trí tuệ và kỹ năng
Trang 2làm quen với chữ cái Qua đó giáo dục tình cảm và phát triển tư duy, mở rộngvốn hiểu biết của trẻ góp phần vào việc phát triển nhân cách, chuẩn bị cho trẻmột hành trang “Tiếng việt” vững chắc để trẻ bước vào lớp 1
Hiệu quả của việc cho trẻ làm quen với chữ cái và phát triển vốn từ, ngônngữ cho trẻ phụ thuộc vào việc giáo viên xây dựng hệ thống các phương pháp,biện pháp, cách thức cho trẻ hoạt động làm quen với chữ cái Vậy làm thế nào
để trẻ học tốt, thuộc nhanh 29 chữ cái? Đây là điều đã làm tôi băn khoăn, trăntrở vì trên thực tế trong các tiết học giáo viên chỉ mới dừng lại ở việc cho trẻnhận biết, phát âm và nêu cấu tạo của chữ cái, việc tổ chức cho trẻ chơi các tròchơi với chữ cái, ghép chữ cái từ những nét rời cơ bản để trẻ được ghi nhớ vàkhắc sâu chưa được tổ chức thường xuyên, bên cạnh đó giáo viên cũng chưa biếttích hợp các môn học và các hình thức khác nhau để lôi cuốn trẻ Các tiết họccòn mang tính rập khuôn, máy móc, thiếu đi sự linh hoạt, sáng tạo; vì ít đồ dùng
đồ chơi nên chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, tìm tòi, phát hiện của
trẻ Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Một số biện
pháp nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với chữ cái”
2 Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài để tìm ra một số biện pháp có hiệu quả nhằm nâng caochất lượng môn “Làm quen với chữ cái” cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
PHẦN THỨ HAI: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Cơ sở lý luận của đề tài:
Điều 23, chương II luật giáo dục quy định: “Nội dung giáo dục mầm non phải đảm bảo với sự phát triển nhân cách của trẻ, hài hòa giữa việc nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục; giúp phát triển cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, mạnh dạn, ham hiểu biết, thích đi học ”
Đối với trẻ mẫu giáo để giáo dục trẻ thông qua rất nhiều các hoạt động như:học tập, vui chơi, lao động Song một trong những hoạt động không thể thiếuđược với trẻ đó là phát triển ngôn ngữ cho trẻ, vì ngôn ngữ là phương tiện giaotiếp quan trọng nhất Nhờ có ngôn ngữ mà con người hiểu được nhau, cùng nhauhành động vì mục đích chung: lao động, đấu tranh, xây dựng và phát triển xã
Trang 3hội Phát triển ngôn ngữ cho trẻ có rất nhiều các nội dung khác nhau như: phát
âm và dùng ngữ điệu đúng, thích hợp khi sử dụng tiếng mẹ đẻ; phát triển vốn từ
và nói đúng ngữ pháp Bộ môn làm quen với chữ cái là một phần của việc pháttriển ngôn ngữ trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi, nó có ý nghĩaquan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Chữ cái vốn rất gần gũi với trẻ em nhưng ở những năm đầu tiên của cuộcsống, những phản ứng của trẻ đối với chữ viết vẫn còn mơ hồ thậm chí có trẻvẫn còn thấy xa lạ Khi trẻ bước vào tuổi mẫu giáo, nhất là từ 4 tuổi trở lên thìtrẻ đã được làm quen, tiếp xúc với chữ viết, tuy nhiên lòng yêu thích của cáccháu còn ở nhiều mức độ khác nhau, việc trẻ hứng thú, ham thích say mê vớichữ viết như thế nào còn phụ thuộc vào hoàn cảnh sống, điều kiện gia đình, quátrình và cách thức giáo dục của người lớn
Trước hết làm quen với chữ cái là rèn luyện khả năng nghe, khả năng phát
âm, khả năng hiểu ngôn ngữ tiếng việt
Thông qua việc làm quen với chữ cái cung cấp thêm vốn từ về thế giớixung quanh, giúp trẻ hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ nói với ngôn ngữviết, trẻ hiểu thế nào là đọc và viết sau này ở trường phổ thông, thông qua việctìm kiếm các chữ cái khác nhau ở các vị trí khác nhau của từ giúp trẻ phát triển
óc quan sát, ghi nhớ có chủ định, xác định vị trí trong không gian
Cho trẻ làm quen với chữ cái còn góp phần kích thích phát triển tư duy vàhình thành tính tích cực của trẻ, nó giúp trẻ định hướng trong không gian, giúptrẻ điều khiển những hoạt động của các giác quan Bên cạnh đó còn góp phầngiáo dục tình cảm, mở rộng hiểu biết cho trẻ
Đối với trẻ 5 - 6 tuổi, việc giao tiếp được mở rộng, trẻ được thường xuyêntiếp nhận các ngữ âm khi nghe người xung quanh nói Mặt khác cơ quan phát
âm đã trưởng thành nên trẻ có thể phát ra những âm tương đối chuẩn kể cảnhững âm khó trong tiếng mẹ đẻ Vì vậy cần dạy trẻ phát âm đúng hệ thống ngữ
âm và dạy trẻ biết thể hiện ngữ điệu phù hợp với nội dung giao tiếp Trẻ ở tuổinày có thể tích lũy được vốn từ khá lớn nên cần khuyến khích động viên giúp trẻphát triển ngôn ngữ mạch lạc; qua các trò chơi, các buổi tham quan, các câu
Trang 4truyện hoặc các bài thơ sẽ góp phần phát triển vốn từ và kỹ năng nói cho trẻ.
Vì thế cần tăng cường các hoạt động phát triển ngôn ngữ mang tính thích hợpnhằm tạo cơ hội cho trẻ phát triển các kỹ năng chuẩn bị cho việc đọc viết đểbước vào lớp 1
Việc lựa chọn hình thức cho trẻ làm quen chữ viết dựa trên đặc điểm pháttriển của trẻ ở mức độ như thế nào, do đó buộc người giáo viên phải lựa chọnhình thức cho phù hợp với trẻ làm sao để trẻ dễ dàng tiếp thu tốt nhất Nhữngnăng lực, kĩ năng cần chuẩn bị cho trẻ có thể kể đến như: Năng lực tri giác cụthể và trí nhớ tức thì; Năng lực định hướng trong không gian; Sự thành thục vàvận động của bàn tay; Tính chủ động của sự chú ý…
2 Thực trạng:
2.1 Thuận lợi:
- Được sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của PGD&ĐT, BGH nhà trường,
thường xuyên dự giờ thăm lớp để nâng cao chất lượng giảng dạy
- Trường đã đạt CQG mức độ I, CSVC của nhà trường tương đối đảmbảo Phòng học rộng rãi, thoáng mát thuận lợi cho việc trang trí và tổ chức chotrẻ hoạt động làm quen với chữ cái
- Bản thân có trình độ đại học, được đào tạo chính qui; nắm vững chuyênmôn, có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, biết thiết kế giáo án điện tử,biết tổ chức các trò chơi linh hoạt vào các hoạt động giáo dục trẻ
- Là một giáo viên có khả năng tạo hình nên tôi cũng tự làm cho lớp nhiều
đồ dùng dạy học bằng nguyên vật liệu phế thải phục vụ giảng dạy hiệu quả
- Lớp tôi được nhà trường trang bị tương đối đầy đủ về CSVC, trang thiết
bị như: bàn ghế ngồi học đúng quy cách, ti vi đa năng, đầu đĩa…tạo thuận lợicho tôi trong việc thiết kế bài dạy trên máy tính phục vụ cho môn LQCC
- Trẻ ngoan, đa số cháu đều học qua lớp mẫu giáo nhỡ nên thuận lợi hơntrong việc rèn nề nếp học tập cho trẻ Trẻ đi học chuyên cần đạt từ 95% trở lên
- Được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc cha mẹ học sinh, các tổ chức đoànthể xã hội Phụ huynh nhiệt tình ủng hộ khi giáo viên tuyên truyền vận động,sưu tầm đồ dùng, đồ chơi phục vụ giảng dạy
Trang 52.2 Khó khăn:
- Chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ diễn ra thường xuyên, liên tục, đểbám sát vào các hoạt động trên thì giáo viên có ít thời gian nghiên cứu tài liệuphục vụ giảng dạy
- Đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học chủ yếu là đồ dùng tự làmnên độ bền chưa cao và khả năng ứng dụng còn hạn chế
- Số trẻ trong lớp đông (37 cháu), ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy vàrèn luyện của cô giáo
- Trình độ tiếp thu của trẻ không đồng đều, một số trẻ 5 tuổi mới ra lớp,
có trẻ còn nói ngọng, nói lắp, nói nhiều tiếng địa phương, phát âm chưa rõràng Trẻ chưa tập trung chú ý, kỹ năng sử dùng đồ dùng còn hạn chế
- Một số phụ huynh quá nôn nóng trong việc học chữ của con em mình,muốn trẻ học chữ như học sinh lớp 1 Nhiều phụ huynh lại quá bận rộn không cóthời gian để quan tâm đến việc học của trẻ Có những phụ huynh còn thườngxuyên cho con đi học muộn, và hay nghỉ học tuỳ tiện
Vào đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ theo các nội dung sau:
TT Nội dung Số trẻ KS Số trẻ Đạt Tỷ lệ Số trẻ Chưa đạt Tỷ lệ
Chỉ số 90: Biết “viết” chữ theo
thứ tự từ trái qua phải, từ trên
xuống dưới;
Trang 63.1 Tạo môi trường học tập phong phú
Góc sách tôi luôn dành các mảng tường tạo góc mở với các bài tập sángtạo, để trẻ tự tìm tòi khám phá, làm các bài tập theo khả năng sở thích của trẻ
Phía trên khoảng tường rộng tôi dán chữ “Bé tập ghép từ” và tôi lựa chọnnhững câu chuyện, bài thơ tôi viết có hình ảnh minh hoạ phù hợp với chủ điểm
và gần gũi với trẻ để trẻ lấy sách ra xem, trẻ được làm quen với cách phát âm,
đọc, cách mở vở…tạo cho trẻ hứng thú Góc học tập tôi trang trí những hình ảnh
có từ chỉ tên các hình ảnh đó và từ còn thiếu để trẻ được trực tiếp gắn chữ cáivào từ còn thiếu…
Ví dụ: Chủ điểm thực vật thì tôi có tranh “Hoa loa kèn”, “hoa hồng”, “hoa
lay ơn”, “hoa huệ” Có từ chỉ tên các loại hoa, củ, quả đó và từ còn thiếu…
Tôi trang trí góc chữ cái với các từ gần gũi như - Ngôi nhà chữ cái – Bé
đã học chữ gì - Tuần này bé học chữ gì? Bé tập ghép từ…
Việc trang trí được tôi thực hiện thay đổi theo từng chủ đề
Để môi trường học tập vui chơi của trẻ thêm phong phú tôi luôn sưu tầmcác nguyên phế liệu như hột hạt, len, rơm, ống hút, xốp cắt để làm đồ dùng chotrẻ hoạt động xếp chữ cái, đồ chữ
Ở góc học tập tôi luôn thay đổi các hình ảnh để trẻ hứng thú và thườngxuyên được củng cố các nhóm chữ cái đã học Tôi đã làm bảng “Ong học chữ”
Trang 7để trẻ tự gắn các chữ cái mình mới học vào đó và hàng ngày trẻ được ôn luyệnnhóm chữ đó Cụ thể: Tuần 1 trẻ học nhóm chữ cái: o, ô, ơ thì trẻ chỉ gắn 3 chữ
đó lên bảng và ôn trong vòng 2 tuần Đến tuần 3 trẻ học nhóm chữ cái: a, ă, â thìtrẻ lại gắn thêm 3 chữ cái đó vào bảng… tiếp tục như vậy đến cuối năm họcbảng ong học chữ sẽ đủ 29 chữ cái theo 12 nhóm
Đặc biệt tôi có 1 bảng phoọc trắng để trẻ tập viết chữ cái, bắt chước giống
cô viết các chữ cái Các góc và các đồ dùng tôi đều đặt tên, lựa chọn cỡ chữ phùhợp, độ cao vừa tầm nhìn của trẻ Mỗi góc đều dán nội quy góc chơi, có sốlượng người chơi, ký hiệu góc chơi, các cụm từ được trẻ nhận biết, ký hiệu đồdùng, đồ chơi và các giá đều có cụm từ chỉ tên đồ dùng đồ chơi đó Mặt kháckhi trẻ hoạt động trẻ thường lấy và cất đồ dùng đồ chơi gọn gàng và ngăn nắp.Buộc trẻ phải để đúng đồ dùng về góc chơi có kí hiệu…
Trẻ chơi với chữ cái ở các góc chơi
3.2 Dạy trẻ làm quen chữ cái trên tiết học
Như chúng ta đã biết trẻ em là một thực thể tự nhiên, giáo dục bắt đầu từđứa trẻ, trẻ là trung tâm của mọi hoạt động Muốn đạt được mục tiêu đó trướctiên tôi phải chú ý đến đặc điểm tâm sinh lý của trẻ Trẻ ở đây sự tập trung chú ýchưa bền vững trẻ thích những cái đẹp mới lạ có hấp dẫn cao, nên việc gây hứngthú cho trẻ ở bộ môn này lại càng quan trọng hơn bởi tính chất cứng nhắc và khôkhan có phần “kỷ luật” Nếu như cô giáo cứ ép buộc trẻ ngồi học một cách tuânthủ như một học sinh tiểu học hoặc một tiết dạy không có sáng tạo, rập khuônchưa có hình thức đổi mới còn theo phương pháp cũ dẫn đến trẻ không hứng thútrong tiết học, phân tán tư tưởng sẽ dẫn đến nhàm chán, tiếp thu bài hạn chế
Trang 8Khi dạy trẻ làm quen với chữ cái cô giáo cần lựa chọn các phương pháp,hình thức phù hợp với yêu cầu của từng tiết dạy, để thu hút sự tập trung chú ýtạo hứng thú của trẻ trong tiết học, giúp cho giờ học đạt hiệu quả cao (Phươngpháp: Lấy trẻ làm trung tâm; Phát huy tính tích cực của trẻ; Dạy trẻ theo hướnglồng ghép tích hợp )
Trước hết giáo viên cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cho cô và trẻ, trẻ mẫugiáo suy nghĩ bằng tư duy trực quan hình tượng gắn liền với tình cảm Trẻ ghinhớ những gì gây ấn tượng mạnh, một câu chuyện hấp dẫn hay một bức tranhđẹp mới lạ Chính vì thế khi dạy một tiết “Làm quen chữ cái” tôi cho rằng đồdùng trực quan là yếu tố quan trọng; đồ dùng, đồ chơi phải đẹp, hấp dẫn trẻ,phải có màu sắc tươi sáng phù hợp với trình độ nhận thức và nội dung bài, bêncạnh đó phải đảm bảo kích thước và tính thẩm mỹ, tính an toàn và tính sư phạm,phù hợp với trẻ và dễ kiếm
Trong tiết học tôi thường xuyên xen kẽ các hình thức kết hợp với các tròchơi nhưng đảm bảo động tĩnh Không giống như bộ môn khác, bộ môn làmquen chữ cái nếu người dạy không có sự đầu tư nó sẽ đơn điệu và khô cứng Vìvậy người giáo viên luôn phải tổ chức các tiết dạy dưới hình thức trò chơi vớimột quá trình xuyên suốt từ đầu đến cuối tiết học, lồng tích hợp các nội dunggiáo dục để trẻ hứng thú, thoải mái, phát huy được tính độc đáo, sáng tạo, kíchthích tính tò mò ham hiểu biết của trẻ
Trong tiết học tôi thường xuyên thay đổi các hình thức vào bài gây hứngthú cho trẻ; tôi dùng các thủ thuật như câu đố, bài hát, trò chơi…để dẫn dắt trẻvào tiết học
VD: Tiết học “Làm quen chữ cái p, q”
- "Lắng nghe, lắng nghe"!
Các con có thích đi du lịch không? Các con thích đi bằng phương tiện gì?
Hôm nay có chuyến tầu đưa hành khách đi du lịch qua màn ảnh nhỏ đó các con
có thích đi không? Nào chúng mình cùng đi nhé!
- Cô và trẻ hát, vận động bài "Đi tàu lướt" kết thúc bài hát trẻ ngồi về chỗ theohình chữ U Đọc câu đố về “Xe đạp” giới thiệu chữ cái “p”
Trang 9VD: Tiết học “Trò chơi với chữ cái o, ô, ơ”
- Xin chào mừng tất cả các bé đến với chương trình: “Sân chơi chữ cái”của lớp Hoa Lan ngày hôm nay Ngay bây giờ cô và các con cùng khám pháxem chủ đề chơi của chúng ta ngày hôm nay là gì Cô mời các con hãy quan sátlên màn hình và cùng cô mở các ô số nhé! Chủ đề của sân chơi chữ cái ngàyhôm nay chính là: “Trò chơi với chữ cái o, ô, ơ”
VD: Tiết học làm quen chữ cái v,r
“Loa! Loa! Loa! Loa! Chiềng làng chiềng xạ Thượng hạ tây đông Ở lớp
Hoa Lan Mở hội thi đua "Bé vui học chữ" Xin mời các bạn cùng tham gia.Loa! Loa! Loa! Loa!
- Cô đi ra trong nền nhạc : Xin nhiệt liệt chào mừng các đội chơi củachúng ta ngày hôm nay “Đội biển xanh”; “Đội Hạ Long”; và “Đội Tháp rùa”…
Chương trình của chúng ta sẽ trải qua 3 phần chơi: Phần1: "Chữ cái béyêu"; Phần 2: "Bé thông minh"; Phần 3: "Những chữ cái ngộ nghĩnh"…
* Lồng ghép tích hợp các môn học khác:
- Tích hợp môn âm nhạc:
Đưa âm nhạc vào bộ môn làm quen với chữ cái rất phù hợp bởi nó có tínhchất vui nhộn, tôi thường chọn những bài hát phù hợp với loại tiết và theo từngchủ điểm
Ví dụ: Nhóm chữ O, Ô, Ơ tôi cho trẻ hát và vận động bài “Chữ O
tròn”.“Chữ O là chữ O tròn như vầng trăng đêm rằm chiếu sáng ”
- Tích hợp môn môi trường xung quanh.
Muốn cho trẻ làm quen chữ cái một cách hiệu quả phải có tranh ảnh, môhình vật thật có chứa các chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen mà những cái đóđều xuất phát từ môi trường xung quanh
Ví dụ: Khi dạy một tiết chữ cái h, k Tôi cho trẻ tìm hiểu chữ h qua từ
“Hoa hồng” trẻ được quan sát bông hoa trẻ nói rõ cấu tạo đặc điểm hương thơmmàu sắc của các loại hoa Như vậy sẽ tăng thêm sự hiểu biết của trẻ về các biểutượng và trẻ sẽ thực sự hứng thú
Trang 10- Tích hợp môn văn học:
Lựa chọn một câu chuyện hay một bài thơ có các nhân vật, sự vật, convật có tên gọi trong đó có chứa chữ cái mà cô định cho trẻ làm quen
Ví dụ: Các con đã được nghe câu chuyện “Sự tích Hồ Gươm” rồi, trong
câu chuyện có nhân vật nào? Cô bấm trên màn hình hình ảnh “Rùa vàng” có từ
“rùa vàng” ghép từ các thẻ chữ cái, cho trẻ lên tìm chữ cái đã được học Giớithiệu nhóm chữ mới v, r
Thơ ca hò vè dễ nhớ, dễ đọc, gây được hứng thú cho trẻ như: “Rềnh rềnhràng ràng”, “Lúa ngô là cô đậu nành”, “Đi cầu đi quán”; “Gánh gánh gồnggồng” Hay một số bài thơ cô tự sáng tác cho trẻ tìm và gạch chân chữ cái:
"Quê hương ta rừng vàng biển bạc
Quăng chài thả lưới cá đầy khoang
Biển Sầm Sơn! hè về nhộn nhịp
Vui tưng bừng đón khách thập
phương Hàm Rồng kia ghi danh lịch sử
* * * Hoa sen trên nước Hoa dừa trên mây Đất nước em đây Bốn mùa hoa thắm”
Một số bài thơ luyện phát âm cho trẻ như:
“Hoa hồng, hoa huệ
Hoa huệ, hoa hồng
Trang 11- Tích hợp môn làm quen với toán:
Bộ môn này đối với tiết chữ cái thường được đưa vai trò chơi như: “Thiđội nào nhanh” Trẻ thi đua nhau gắn chữ cái nào đó, đếm số lượng và cùng kiểm
tra kết quả đội nào nhiều hơn, nhiều hơn là mấy
3.3 Dạy trẻ làm quen với chữ cái ở mọi lúc mọi nơi
- Thông qua giờ đón, trả trẻ tôi có thể cho trẻ xem một số tranh ảnh đẹp
và cho trẻ tìm chữ cái vừa học trong tranh Hoặc có thể gắn ảnh có tên của trẻ,cho trẻ gắn thứ ngày tháng…xem tranh ảnh, đọc đồng dao
- Trong giờ hoạt động ngoài trời:
Cho trẻ đọc thơ ca, hò vè, đọc đồng dao luyện phát âm cho trẻ; viết chữbằng phấn, cho trẻ xếp sỏi, hột, hạt thành các chữ cái
Bên cạnh việc dạy trẻ các bài học theo chương trình phân phối thì tôi còncho trẻ chơi các trò chơi vận động có tích hợp chữ cái
Ví dụ: Trò chơi "Câu cá"
Chia trẻ ra thành 3 đội Cô để 3 hồ cá, mỗi hồ cá sẽ có rất nhiều con cámang các chữ cái Yêu cầu mỗi đội sẽ phải câu đúng con cá mang chữ cái theoyêu cầu cô đặt ra Đội nào câu đóng được nhiều chữ cái sẽ dành chiến thắng
- Trong giờ hoạt động góc: Tên các góc chơi được cắt dán bằng các loạichữ in thường chỉ tên góc, tên đồ dùng, đồ vật để trẻ tự tìm hiểu như: làm cácbài tập gắn, đính, viết và gài chữ theo mẫu; gắn các thẻ chữ rời theo từ
- Trong giờ hoạt động chiều: Tôi cho trẻ ôn lại những chữ cái đã học bằngcách in, tô chữ rỗng, nối chữ trong từ với chữ in đậm, bù chữ còn thiếu vào từdưới tranh, gạch chân các chữ đã học trong từ, tìm cắt chữ trong tranh, sách, báolàm bộ sưu tập chữ cái
Trang 123.4 Ứng dụng công nghệ thông tin, thiết kế giáo án điện tử:
Trong những năm gần đây việc ứng dụng công nghệ thông tin vào giáodục đã được thực hiện một cách phổ biến và đạt hiệu quả Đặc biệt là trẻ MN thìviệc sử dụng CNTT vào giờ học nó như chìa khóa mở cánh cửa tri thức của trẻ,đưa tầm nhìn của trẻ ra xa hơn Công nghệ sẽ giúp trẻ được tiếp xúc với cái hiệnđại, trẻ khám phá tìm tòi, giúp trẻ tư duy được tốt hơn Muốn thực hiện đượcƯDCNTT trong việc chăm sóc giáo dục trẻ thì trước tiên đòi hỏi người giáo viênphải biết sử dụng thành thạo máy vi tính Thiết kế và sử dụng GAĐT cho trẻ 5-6
tuổi làm quen chữ cái thu được hiệu quả rất cao; thông qua những cảnh quay,
đoạn băng được đưa lên màn hình sẽ tạo ra sự thay đổi, sự mới lạ thu hút trẻ vàohoạt động Mỗi hình ảnh, nét chữ, chữ cái xuất hiện tôi đều cho các hiệu ứng âmthanh để trẻ hứng thú Những bài giảng điện tử luôn làm trẻ thích thú và chú ýcao độ bởi những hình ảnh sống động, thực tế chính xác các biểu tượng cho trẻkhi được tiếp xúc, các chữ cái sẽ được tô điểm các màu sắc đẹp bắt mắt thu hút
sự chú ý của trẻ, các nét chữ khi được phân tích thì rõ ràng, trẻ nhìn thấy rõ cáchghép từng nét rời cơ bản thành từ, hơn nữa là trẻ còn được nghe các giọng phát
âm chuẩn các chữ cái tiếng việt Các tiết học với chữ cái được tôi thiết kế rấtcông phu, qua đó trẻ được trực tiếp tham gia khám phá và chơi những trò chơihấp dẫn
Ví dụ: Trò chơi chọn đúng chữ cái S, X
12
Trang 13Trò chơi: “Tìm chữ” Tôi đưa hình ảnh dòng sông với hiệu ứng hấp dẫn,
có các thẻ chữ ghép thành từ “dòng sông”
Cho trẻ lên tìm chữ cái “s” trong từ, nếu trẻ tìm không đúng chữ thì trênmàn hình xuất hiện mặt mếu màu đỏ với tiếng nói: “Ôi! Tiếc quá! Sai rồi! Bạnhãy thử lại nhé” Nếu trẻ tìm đúng chữ “s” đang học thì trên màn hình xuất hiệnmặt cười màu xanh với tiếng vỗ tay và nói: “Hoan hô! Đúng rồi Bạn giỏi quá!”.Khi đó trẻ thực sự rất hào hứng, tiết dạy đạt hiệu quả cao
Bên cạnh đó tôi khai thác và sử dụng các trò chơi trong phần mềmKidsmart và Happykids (Bé được làm quen và nhận dạng bảng chữ cái, học phátâm ) Với ý tưởng từ ngôi nhà sách của Baileys trong chương trình Kidsmarttôi tổ chức cho trẻ ôn chữ cái bằng cách tìm tranh chứa chữ cái cô vừa dạy, tự in
và gạch chân chữ vừa tìm được; trò chơi “đuổi hình bắt chữ”
Hoan hô!
Đúng rồi!
Bạn giỏi quá! Sai rồi Bạn hãy thử lại nhé Ồ! Tiếc quá
d ò n g s ô n g