1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số giải pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn ngữ văn nhằm phát huy phẩm chất, năng lực cho học sinh trường THCS thị trấn cành nàng, huyện bá thước, huyện bá thước

38 69 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 38
Dung lượng 1,37 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BÁ THƯỚC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ GIẢI PHÁP TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC MÔN NGỮ VĂN NHẰM PHÁT HUY PHẨM CHẤT, NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN CÀNH NÀNG, HUYỆN BÁ THƯỚC” Người thực hiện: Lê Thị Tâm Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường THCS Thị Trấn Cành Nàng SKKN thuộc môn: Ngữ Văn THANH HÓA, NĂM 2021 MỤC LỤC Nôi dung 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Trang 1 1-2 1.2 Mục đích nghiên cứu 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu 2 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2-5 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm 5-6 2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề cần viết cụ thể theo nội dung SKKN 6 2.3.1 Giải pháp 1: Em là họa sĩ 6-7 2.3.2 Giải pháp 2: Đóng vai 7-14 2.3.3 Giải pháp 3: Sân khấu hóa tác phẩm văn học 14-16 2.3.4 Giải pháp 4: Sưu tầm tài liệu, làm thành giáo án Power point 16 2.3.5 Giải pháp 5: Tổ chức học sinh tham gia các trò chơi, tham quan 16 du lịch 2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 17-18 18 3.1 Kết luận 18-19 3.2 Kiến nghị 19-20 DANH MỤC VIẾT TẮT STT 1 2 3 4 5 6 Nội dung Hoạt động trải nghiệm sáng tạo Học sinh Trung học cơ sở Sáng kiến kinh nghiệm Sách giáo khoa Ngữ Văn Giáo dục phổ thông Tên viết tắt HĐTNST HS THCS SKKN SGK- NV GDPT 1 1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Mục tiêu của chương trình GDPT 2018 là phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của người học Học sinh sẽ được đặt vào trung tâm của hoạt động học Như vậy, phương pháp dạy học truyền thống trước đây liệu có còn đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDPT mới? Dạy học theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh là một mô hình mới của hoạt động học tập thay thế cho lối học truyền thống trước đây Đó là chú trọng vào những nội dung học tập có tính tổng quát, liên quan đến nhiều lĩnh vực, với trọng tâm tập trung vào học sinh và nội dung tích hợp với những vấn đề, hoạt động thực hành gắn liền với thực tiễn, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh Mức độ hiểu biết của HS sau bài học không chỉ là biết, hiểu, vận dụng mà còn biết phân tích, tổng hợp, đánh giá Mục tiêu của bài học không chỉ bảo đảm kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chuẩn kiến thức, kỹ năng mà còn định hướng hình thành, phát triển các năng lực và phẩm chất cần thiết cho học sinh Việc học của học sinh sẽ thực sự có giá trị khi nó kết nối với thực tế và rèn luyện được nhiều kĩ năng hoạt động, kĩ năng sống Như chúng ta đã biết, hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của học sinh Đây là những hoạt động giáo dục được tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, thực tế cuộc sống để học sinh trải nghiệm và sáng tạo Sau khi hoàn thành hoạt động, học sinh sẽ hình thành được một số năng lực cần thiết đáp ứng nhu cầu của nền giáo dục đổi mới nói riêng và thời đại 4.0 nói chung Có thể kể đến như: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực làm việc nhóm, năng lực sáng tạo, năng lực thuyết trình, năng lực làm MC… Bên cạnh đó, hoạt động trải nghiệm sáng tạo sẽ giúp các em học sinh biết trân trọng giá trị cuộc sống và tự định hướng được cho tương lai của bản thân Môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông cũng đã và đang từng bước chuyển đổi cách thức cũng như mục đích dạy học cho phù hợp Dạy học Ngữ văn vừa giúp các em có một thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ, vừa có một vốn tri thức phong phú về văn hóa, văn học… để có thể ứng xử, giao tiếp trong cuộc sống và học tập Hơn thế nữa, còn khơi dậy ở các em những xúc cảm cá nhân trong khám phá cái hay cái đẹp của tác phẩm văn chương, hình thành và rèn luyện những năng lực Ngữ văn cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu của cuộc sống của chính bản thân học sinh Học Ngữ văn hiện nay không còn chủ yếu là đi vào khai thác cái hay cái đẹp của ngôn từ, của hình tượng nghệ thuật, mà còn để cái hay cái đẹp ấy giúp học sinh có kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tốt, sống tích cực, nhân văn Chính vì vậy, có lẽ chưa khi nào yêu cầu trải nghiệm trong hoạt động dạy và học Ngữ văn lại cấp thiết đến thế Với vai trò là người dẫn đường cho học trò tham gia các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, giáo viên dạy Ngữ văn cũng cần vừa năng động, vừa có chiều sâu và không ngừng đổi mới sáng tạo Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THCS thị trấn Cành Nàng, với kinh nghiệm giảng dạy trong nhiều năm tôi thấy được vai trò ý nghĩa lớn trong việc áp dụng các HĐTNST trong dạy và học hiện nay Để góp phần nho nhỏ trong việc gây hứng thú học tập cho học sinh trong môn Ngữ văn, tôi xin 2 góp một vài giải pháp HĐTNST qua đề tài: “Một số giải pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Ngữ Văn nhằm phát huy phẩm chất, năng lực cho học sinh trường THCS thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước” Với đề tài này, bản thân tôi mong muốn đưa lại hiệu quả cao trong dạy và học Ngữ văn THCS Vì vậy rất mong được sự ủng hộ và chia sẻ của các đồng nghiệp! 1.2 Mục đích nghiên cứu Bồi dưỡng năng lực môn Ngữ văn thông qua tố chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong những biện pháp tạo ra các môi trường khác nhau để học sinh được quan sát, suy nghĩ và trải nghiệm tham gia vào các hoạt động thực tiễn Đó chính là điều kiện thuận lợi cho học sinh được tìm tòi, mở rộng và nghiên cứu Học từ trải nghiệm và bằng trải nghiệm mang lại hiệu quả giáo dục rất cao Phương pháp này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển của giáo dục và đào tạo trong thời kì hội nhập và quốc tế hóa Hơn thế, tôi cũng mong được chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân với các đồng nghiệp để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng bộ môn Ngữ văn đáp ứng mục tiêu giáo dục mà cả xã hội đang kỳ vọng 1.3 Đối tượng nghiên cứu Các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Ngữ văn tại trường THCS thị trấn Cành Nàng 1.4 Phương pháp nghiên cứu Phương pháp xây dựng cơ sở lý thuyết: Nghiên cứu tài liệu, để nắm rõ các hoạt động trải nghiệm và áp dụng vào bài học ra sao Phương pháp quan sát, phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: Trong công tác giảng dạy giáo viên hiểu rõ tâm lí, năng lực của từng đối tượng học sinh, thông qua bài kiểm tra để đánh giá chất lượng học sinh, điều tra khảo sát thực tế giáo viên và học sinh về tình hình tiếp cận, sử dụng các hoạt động trải nghiệm vào bài học… Phương pháp tổng hợp, thống kê, xử lý số liệu: Phân tích và xử lý số liệu kết quả bài kiểm tra trước và sau khi áp dụng đề tài 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.1.1 Cơ sở lý luận Hoạt động trải nghiệm sáng tạo (HĐTNST) là hoạt động giáo dục, trong đó dưới sự hướng dẫn của nhà giáo dục, từng cá nhân học sinh được tham gia trực tiếp vào các hoạt động khác nhau của đời sống nhà trường cũng như ngoài xã hội với tư cách là chủ thể của hoạt động, qua đó phát triển năng lực thực tiễn, phẩm chất nhân cách và phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình Hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành và phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý – xã hội ; giúp học sinh tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng được sự nghiệp và cuộc sống sau này Ở bậc THCS, hoạt động trải nghiệm sáng tạo nhằm hình thành 3 lối sống tích cực, biết cách hoàn thiện bản thân, biết tổ chức cuộc sống cá nhân biết làm việc có kế hoạch, tinh thần hợp tác, có trách nhiệm, có ý thức công dân… và tích cực tham gia các hoạt động xã hội Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa, thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội,… có nội dung rất đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp kiến thức, kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục Nội dung giáo dục của HĐTNST thiết thực và gần gũi với cuộc sống thực tế, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của học sinh, giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn cuộc sống một cách dễ dàng, thuận lợi HĐTNST có thể tổ chức theo các quy mô khác nhau như: theo nhóm, theo lớp, theo khối lớp, theo trường hoặc liên trường Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh; tạo môi trường học tập và rèn luyện giúp học sinh phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn thiện các tri thức và kĩ năng nền tảng, có ý thức lựa chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hoá, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hoá và cách mạng công nghiệp mới Mục tiêu của chương trình Ngữ văn mới cũng được xây dựng trên tinh thần đó: vừa hình thành và phát triển cho học sinh những phấm chất cao đẹp vừa góp phần giúp các em phát triển các năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học thông qua hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản về văn học, Tiếng việt Như vậy có thể nói, việc dạy học môn Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực chính là góp phần đắc lực vào quá trình hoàn thiện đổi mới phương pháp dạy học theo chương trình mới Từ đó xây dựng nên những thế hệ học sinh có kiến thức, kĩ năng, thái độ, năng lực phù hợp với đòi hỏi của thời đại 2.1.2 Cơ sở thực tiễn Trong quá trình dạy và học, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo được thiết kế giúp các em được thể hiện mình, được phát triển các năng lực khác nhau và trang bị những kĩ năng cần thiết Bằng hoạt động trải nghiệm của bản thân, mỗi học sinh vừa là người tham gia, vừa là người kiến thiết và tổ chức các hoạt động cho chính mình nên học sinh không những biết cách tích cực hóa bản thân, điều chỉnh bản thân mà còn biết cách tổ chức hoạt động, tổ chức cuộc sống và biết cách làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm Như vậy, có thể khẳng định, việc tổ chức và áp dụng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong thực tiễn dạy và học có giá trị, hiệu quả rất thiết thực và cấp thiết 4 Trong khi đó, nội dung Sách giáo khoa vẫn mang tính hàn lâm, quá nặng về lý thuyết mà chưa chú ý nhiều đến khả năng vận dụng lý thuyết ấy vào thực tiễn Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong quá trình dạy học chính là biện pháp thiết thực nhất để khắc phục hạn chế này Tôi đã xây dựng các bước tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo như sau: Các bước Bước 1 Bước 2 Bước 3 Bước 4 Bước 5 Bước 6 Bước 7 Bước 8 Nội dung công việc Xác định nhu cầu tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo (cần phù hợp với đối tượng học sinh và điều kiện nhà trường) Đặt tên cho hoạt động: múa, hát, kể chuyện, đóng kịch, vẽ tranh, tham quan trải nghiệm… Xác định mục tiêu của hoạt động Xác định nội dung và phương pháp, phương tiện, hình thức của hoạt động Lập kế hoạch Thiết kế chi tiết hoạt động trên bản giấy Kiểm tra, điều chỉnh và hoàn thiện chương trình hoạt động Lưu trữ kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh Có thể nói, Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một hoạt động học tập bổ ích, có hiệu quả đối với học sinh ở nhà trường phổ thông Thông qua hoạt động trải nghiệm sáng tạo, học sinh được phát huy vai trò chủ động, tích cực và sáng tạo trong hoạt động học tập của mình Bồi dưỡng và phát triển năng lực đặc thù của môn học như năng lực đọc hiểu, năng lực thưởng thức, cảm thụ văn chương, năng lực đánh giá cái hay, cái đẹp của văn chương, năng lực vận dụng Từ đó có thể tham gia vào quá trình giao tiếp văn học, giao tiếp đời sống một cách có hiệu quả Bên cạnh đó tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo còn phát huy sự trải nghiệm sáng tạo thế giới nghệ thuật trong tác phẩm văn học ở chính mỗi bản thân học sinh Qua hoạt động trải nghiệm, mỗi học sinh sẽ có những cảm nhận riêng, mới mẻ và bổ ích, có những cách nhìn nhận về cuộc sống, về con người khác nhau Mỗi bài học trải nghiệm sẽ là một bài học làm người giúp các em sống tốt hơn, hoàn thiện và phát triển nhân cách, năng lực chủ thể học sinh Hơn ai hết học sinh biết kết nối và luôn có ý thức trải nghiệm để thẩm thấu sâu sắc những giá trị tác phẩm, làm phong phú hơn vốn sống, vốn hiểu biết xã hội của bản thân, hình thành nên động cơ, niềm tin và giá trị sống Hoạt động trải nghiệm sáng tạo được tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như hoạt động câu lạc bộ, tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tương tác, tham quan dã ngoại, các hội thi, hoạt động giao lưu, hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng, sinh hoạt tập thể, lao động công ích, sân khấu hóa (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia…), thể dục thể thao, tổ chức các ngày hội… Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số giải pháp tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học môn Ngữ Văn nhằm phát huy phẩm chất, năng lực cho học sinh trường THCS thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước” để nghiên cứu, tìm tòi cách dạy hữu hiệu và có tính khả thi với mong muốn cải tiến phương pháp dạy học 5 môn Ngữ văn theo hướng tích cực; mang đến những giờ học, buổi học trải nghiệm sáng tạo, đưa lại những hứng thú, hiệu quả cao trong dạy và học Ngữ văn 2.2 Thực trạng của vấn đề trước khi nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm * Thuận lợi Trường THCS thị trấn Cành Nàng là một trường miền núi thuộc trung tâm huyện Bá Thước, đa số học sinh đều là con nhà công chức hoặc gia đình có điều kiện nên phụ huynh rất quan tâm đến việc học tập và việc tham gia các hoạt động Đa phần các em học sinh có ý thức học tập tốt, tích cực, tự giác và có hứng thú trong các hoạt động trải nghiệm Được sự quan tâm sâu sắc của ban giám hiệu nhà trường, đoàn đội, tổ chuyên môn, đồng nghiệp và các thầy cô trong nhà trường * Khó khăn Được sự chỉ đạo của BGH nhà trường, của tổ chuyên môn, các môn học đang từng bước thay đổi PPDH theo hướng đổi mới Tuy nhiên, do đặc thù là trường của một huyện miền núi, phần lớn phụ huynh chú trọng đầu tư cho việc học Các em không có nhiều thời gian tham gia các hoạt động tập thể Bên cạnh đó, có khá nhiều các em học sinh đam mê các trò chơi game, kênh hoạt hình giải trí trên mạng Vì thế, việc hướng cho các em mạnh dạn trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong các tiết học bộ môn Ngữ Văn không phải là việc làm đơn giản Thêm vào đó, kĩ năng sống của các em còn nhiều hạn chế Các em khá rụt rè và chưa có kinh nghiệm trong các kỹ năng giao tiếp, diễn đạt trước đám đông, không tự tin khi phát biểu ý kiến và xây dựng bài Vì vậy việc thích ứng với xã hội, với cuộc sống xung quanh là một vấn đề khó Học sinh ngày càng thực dụng và lười hoạt động hơn cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển phẩm chất, năng lực của các em Hơn nữa việc hướng dẫn học sinh ở một số giáo viên còn mang tính chủ quan, một chiều Giáo viên chỉ giao nhiệm vụ và học sinh thực hiện rồi báo cáo Làm như vâỵ chưa phát huy được tiềm năng sáng tạo của học sinh, chưa tạo cho các em nhận thức về HĐTNST là một nhu cầu của cuộc sống Giáo viên chưa bám sát được học sinh, không nắm bắt hết được những khó khăn vướng mắc của các em để tháo gỡ Một số học học sinh cũng chưa nhận thức đầy đủ được những yêu cầu cụ thể của hoạt động như: Hoạt động này để làm gì? Vì vậy mà đa phần các em không thực sự hào hứng tham gia, nhiều khi không hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân Bên cạnh đó, cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn: Chưa có hội trường và sân khấu Mỗi khi tổ chức hoạt động tập thể phải tận dụng không gian, sân khấu ngoài trời Việc dạy học HĐTNST còn chủ yếu dựa vào khâu tổ chức của giáo viên trên lớp Chủ yếu các em trải nghiệm là thông qua việc tìm hiểu thông tin và báo cáo nội dung hiểu biết, thực tế HĐTNST còn nặng nề về lí thuyết Để làm rõ hơn về những tồn tại và hạn chế của vấn đề này, ngay từ đầu năm, tôi đã thực hiện một khảo sát như sau: 6 Phiếu điều tra, khảo sát nhận thức của học sinh về mức độ hứng thú của học sinh trong các HĐTNST: Lớp Tổng số học sinh Chưa hứng thú Hứng thú Học sinh hiểu bài và rất hứng thú với HĐTNST Số lượng % Số lượng % Số lượng % 6B 30 6 20 16 53 8 27 7A 28 6 21 15 54 7 25 8B 30 5 17 16 53 9 30 9B 28 5 18 15 53 8 29 Tổng 116 22 76 62 211 32 111 Qua khảo sát nhận thức của học sinh về mức độ hiểu bài và hứng thú với HĐTNST, tôi thấy kết quả chưa cao: 27% đối với học sinh lớp 6B, 25% đối với học sinh lớp 7B, 30% đối với học sinh lớp 8B, 29% đối với học sinh lớp 9B Từ thực tế trên, tôi đã quyết định đưa ra một số giải pháp để cải thiện tình hình học tập của học sinh nhằm lôi cuốn các em vào môn học 2.3 Các giải pháp và tổ chức thực hiện để giải quyết vấn đề Trong những năm học vừa qua, được sự quan tâm của BGH, Đoàn đội, Tổ chuyên môn, tôi cùng các đồng nghiệp (giáo viên bộ môn Ngữ Văn) đã đưa nhiều hoạt động trải nghiệm sáng tạo vào chương trình dạy học và đã thu được nhiều kết quả nhất định Sau đây tôi xin phép được trình bày giải pháp: 2.3.1 Giải pháp 1: Em là họa sĩ Có một số văn bản sử dụng được hình ảnh để học sinh quan sát nên giáo viên có thể cho học sinh thực hiện hoạt động em là họa sĩ ở hoạt động luyện tập hoặc vận dụng Thực ra giáo viên nói “ Hãy vẽ lại bức tranh …” thì quá đơn điệu nhưng nếu giáo viên thực hiện một cuộc thi có tên gọi “Em là họa sĩ” thì chất lượng sẽ khác Học sinh được làm họa sĩ, được tham gia thi tài, được trình bày sản phẩm, được khen ngợi, trao phần thưởng Vẽ tranh là một trong những hoạt động kích thích sự sáng tạo đặc biệt Khi các em vẽ tranh sẽ thể hiện được cảm xúc thông qua hình ảnh, nói lên tâm tư, ý nghĩ của bản thân Hoạt động này sẽ giúp các em rèn kĩ năng tư duy, tưởng tượng, kỹ năng vận động cho bàn tay và cả khối óc… Khi vẽ tranh các em sẽ được sống với nhân vật, bối cảnh của tác phẩm, thúc đẩy khả năng sáng tạo, sưu tầm tài liệu và xử lý thông tin; khả năng làm việc tập thể, phát triển ngôn ngữ, giúp học sinh vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết tình huống thực tiễn - Các bước tiến hành: + Bước 1: Nêu những nội dung cần minh họa 7 + Bước 2: Cử nhóm và phân công nhiệm vụ + Bước 3: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trên lớp hoặc giao về nhà + Bước 4: Nhận xét – đánh giá về sản phẩm của học sinh - Hoạt động này có thể áp dụng cho dạy nhiều văn bản văn học Ví dụ: Vẽ tranh về đề tài người lính (trong thời kì kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và người lính sau chiến tranh) áp dụng cho bài “Đồng chí” Chính Hữu (Hình 1), “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Phạm Tiến Duật (Hình 2), “Ánh trăng” - Nguyễn Duy (Hình 3), “Chiếc lược ngà” – Nguyễn Quang Sáng (Hình 4) … Sản phẩm thu được: giáo viên sẽ có rất nhiều bức tranh về người lính và học sinh còn thấy được vẻ đẹp của người lính trong thời đại nào cũng đáng tự hào và học tập noi theo Khi giới thiệu các em còn được rèn luyện kĩ năng giao tiếp, thuyết trình, sử dụng ngôn ngữ phù hợp Như 2 bức tranh dưới đây, một bức là người lính giúp nhân dân gặt lúa và một bức là người lính tuần tra bảo vệ biên giới dù đất nước đã hòa bình nhưng không có nghĩa là người lính không phải cầm súng (Hình 5) Vẽ tranh phong cảnh: “Viếng lăng Bác”- Viễn Phương (Hình 6), “Đoàn thuyền đánh cá” - Huy Cận (Hình 7)… ở lớp 9 Vẽ tranh tuyên truyền, cổ động bảo vệ môi trường, nói không với thuốc lá, dân số kế hoạch hóa gia đình: qua dạy các bài văn bản nhật dụng ở lớp 8 (Hình 8, 9, 10) Vẽ tranh về hình tượng Bác Hồ: qua dạy các bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” hay qua dạy các tác phẩm thơ Hồ Chí Minh ở lớp 6,7 (Hình 11,12) 2.3.2 Giải pháp 2: Đóng vai 2.3.2.1 Các bước tiến hành trong dạy học bằng phương pháp đóng vai Đóng vai là một phương pháp dạy học – một hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong đó người học thực hiện những tình huống hành động được mô phỏng (theo các vai) về một chủ đề gắn với thực tiễn Học sinh sẽ hóa thân vào một vai "giả định" trong một tình huống hành động cụ thể để hành động, trình bày suy nghĩ, cảm nhận từ chỗ đứng, góc nhìn của vai mà học sinh đảm nhận Để thực hiện phương pháp đóng vai trong dạy học cần bảo đảm một số điều kiện sau: - Học sinh đã học hoặc tự học về nội dung chủ đề của buổi đóng vai, trên cơ sở đó các vai trong mới thực hiện được nhiệm vụ; các bạn khác mới có thể nhận xét, trao đổi, rút kinh nghiệm, học tập được qua buổi đóng vai - Giáo viên chia nhóm không quá đông (nên dưới 10 người) để có thể quan sát, theo dõi được các vai đóng đầy đủ; tham gia thảo luận, rút kinh nghiệm qua buổi đóng vai - Giáo viên cần chuẩn bị trước cho buổi đóng vai, viết đầy đủ quy trình thực hiện dạy học bằng phương pháp đóng vai 21 2 Tài liệu tập huấn dạy học kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực của học sinh THCS 3 Tài liệu về tổ chức các cuộc trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường THCS 4 Giáo dục ký năng sống trong môn Ngữ văn, NXB Giáo dục, năm 2016 5 Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học Ngữ văn 6 Các trang web: 123.doc.vn 22 DANH MỤC SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGHÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN, TỈNH VÀ CÁC CẤP CAO HƠN XẾP LOẠI TỪ C TRỞ LÊN Họ và tên tác giả: Lê Thị Tâm Chức vụ và đơn vị công tác: Giáo viên- Trường THCS Thị Trấn Cành Nàng Cấp đánh giá xếp loại Kết quả đánh giá xếp loại (A,B,C) Năm học đánh giá xếp loại TT Tên đề tài SKKN 1 Một vài kinh nghiệm trong việc giảng dạy thơ Đường- Sách Ngữ Văn 7 Cấp huyện C 2006- 2007 2 Một số kinh nghiệm Dạy- Học các bài thơ Nôm Đường luật phần Văn học trung đại trong chương trình Ngữ Văn Cấp huyện C 2008- 2009 3 Vận dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm khơi dậy tình yêu Ca dao- Dân ca cho học sinh trường THCS Thị trấn Cành Nàng Cấp huyện B 10142015 4 Nâng cao hiệu quả viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho học sinh lớp 9 qua rèn luyện kĩ năng so sánh Cấp huyện B 20162017 5 Nâng cao hiệu quả viết bài văn nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho học sinh lớp 9 qua rèn luyện kĩ năng so sánh Cấp Tỉnh C 20172018 (Nghàng GD cấp huyện/ tỉnh) 23 PHẦN PHỤ LỤC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH 1.Chủ đề: Vẽ tranh về đề tài người lính Hình 1: Bài vẽ của em Cao Ngọc Ánh – Lớp 9B Hình 2: Bài vẽ của em: Trần An An – Lớp 9B 24 Hình 3: Bài vẽ của em: Nguyễn Hà Ly – Lớp 9B Hình 4: Bài vẽ của em: Hà Thị Kiều Mai – Lớp 9B 25 Hình 5: Bài vẽ của em: Lê Bá Gia Hưng- Lớp 9B 2.Chủ đề: Vẽ tranh phong cảnh Hình 6: Bài vẽ của em: Phạm Lê Ngọc Dung – Lớp 9B 26 Hình 7: Bài vẽ của em: Hà Thị Kiều Mai – Lớp 9B 3 Chủ đề: Vẽ tranh tuyên truyền, cổ động bảo vệ môi trường, nói không với thuốc lá, dân số kế hoạch hóa gia đình Hình 8: Bài vẽ của em: Nguyễn Phúc Vinh- Lớp 9B 27 Hình 9: Bài vẽ của em: Lê Bá Gia Hưng- Lớp 9B Hình 10: Bài vẽ của em: Lê Phú Thành – Lớp 9B 4 Chủ đề: Tranh chủ đề về hình tượng Bác Hồ 28 Hình 11: Bài vẽ của em: Hoàng Yến Nhi – Lớp 7A Hình 12: Tranh về hình tượng Bác Hồ qua bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” (Bài vẽ của em: Trần Phương Thảo– Lớp 6B) 5 Chủ đề: Học sinh vào vai 29 Hình 13: Bạn Thế Hùng và Đức Trí vào vai phóng viên để giới thiệu về tết cổ truyền của dân tộc Hình 14: Tiểu phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” 30 6 Chủ đề: Tổ chức trải nghiệm ngoài lớp học Hình 15: Các em tham gia gói bánh chưng ngày Tết Hình 16: Các em tham gia diễn đàn trẻ em huyện Bá Thước 31 Hình 17: Các em tham gia hoạt động múa hát sân trường Hình 18: Các em giao lưu bóng đá ngày 26/3 32 Hình 19: Các em tham gia kéo co ngày 26/3 Hình 20: Các em tham gia thi đấu cờ vua chào mừng 26/3 33 Hình 21: Các em tham gia hội thi “Rung chuông vàng” Hình 22: Ngoại khóa về ngày thơ Việt Nam 34 Hình 23: Ngoại khóa về múa hát dân gian 35 ... qua đề tài: ? ?Một số giải pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo dạy học môn Ngữ Văn nhằm phát huy phẩm chất, lực cho học sinh trường THCS thị trấn Cành Nàng, huy? ??n Bá Thước? ?? Với đề tài này,... thức hoạt động mang ý nghĩa giáo dục định Vì tơi chọn đề tài ? ?Một số giải pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo dạy học môn Ngữ Văn nhằm phát huy phẩm chất, lực cho học sinh trường THCS thị. .. tiếp văn học, giao tiếp đời sống cách có hiệu Bên cạnh tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo cịn phát huy trải nghiệm sáng tạo giới nghệ thuật tác phẩm văn học thân học sinh Qua hoạt động trải nghiệm,

Ngày đăng: 22/05/2021, 20:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w