sáng kiến kinh nghiệmMột số biện pháp nâng cao chất lượng các giờ dạy môn hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi”

12 600 0
sáng kiến kinh nghiệmMột số biện pháp nâng cao chất lượng các giờ dạy môn hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên

PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Như chúng ta đã biết, hoạt động tạo hình là một trong các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Một xã hội hiện đại, văn minh sẽ có nhiều các công trình xây dựng với nhữnh kiểu kiến trúc đẹp. Đó là có phần đóng góp không nhỏ của hoạt động tạo hình. Từ xa xưa con người đã biết vẽ hình trên vách đá, hang động những hình ảnh mô tả cuộc sống của con người, hoặc con vật, cây cối… Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật, nó góp phần mang đến cái đẹp làm phong phú cuộc sống con người. Con người luôn yêu quý và hướng tới cái đẹp. Chính vì vậy, hoạt động tạo hình là một trong các hoạt động rất quan trọng trong đời sống của con người nói chung và trong giáo dục trẻ Mẫu giáo nói riêng. Nó có tác dung to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Thực hiện tốt việc giáo dục tạo hình cho trẻ có tác dụng phát triển cho trẻ cả 5 mặt giáo dục: Đức, Trí, Thể, Mỹ, Lao động. Chức năng cơ bản của hoạt động tạo hình là phản ánh hiện thực băng hình tượng nhằm phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ và cảm xúc cái đẹp, hình thành ở trẻ tình yêu cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống và nghệ thuật. Trẻ biết yêu quý cái đẹp sẽ biết học tập và làm theo cái đẹp, từ đó còn có sáng tạo ra cái đẹp. Như vậy sẽ hình thành ở trẻ kỹ năng, kỹ xảo, khả năng quan sát, tri giác, chú ý ở trẻ. Phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng về hình dáng, màu sắc, cấu trúc của đồ vật, của hình ảnh bằng mắt một cách có mục đích. Thông qua các hoạt động tạo hình, ngôn ngữ của trẻ cũng được phát triển. Trẻ học được cách nhận xét, đánh giá cụ thể, sâu sắc. 1 Khi trẻ được tham gia hoạt động tạo hình sẽ hình thành ở trẻ nhưng thao tác tư duy, phân tích,tổng hợp, so sánh, khái quát hoá, phát huy tính tích cực, tư duy trực quan hình tượng. Hoàn thiện đần cảm xúc thẩm mĩ, tính kiên trì bền bỉ, sự khéo léo. Đồng thời còn giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết, ý thức tập thể tương trợ lẫn nhau, cởi mở, hoà đồng cùng bạn bè. Để hình thành và giúp trẻ phát triển tốt về mọi mặt qua hoạt động tạo hình thì vai trò hướng dẫn của ngêi giáo viên lúc này là vô cùng quan trọng. Bởi tình yêu đối với cái đẹp không phải bẩm sinh, không có sẵn trong mỗi con người từ khi loạt lòng mẹ. Nếu chúng ta không tạo điều kiện để trẻ tiếp xúc với nhiều cái đẹp xung quanh, những đặc điểm sinh động phong phú của các sự vật hiện tượng lọt vào giác quan của trẻ, không biết khêu gợi những cảm xúc tốt lành, những ấn tượng, hình ảnh đẹp đẽ thì trẻ không có tình yêu cái đẹp. Trong hoạt động giáo dục ở các trường mầm non thì hoạt động tạo hình là một trong những môn học chính, nó bao gồm những hoạt động như vẽ, nặn, cắt, xé dán.Vì thế ở trường mầm non Quảng Trường đã rất quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên …đẻ hoạt động tốt môn tạo hình. Song kết quả đạt được vẫn còn ở nhiều mức độ khác nhau, có giờ tốt, giờ khá và có cả giờ trung bình. Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên bản thân tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng các giờ dạy môn hoạt động tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi”. 2. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI: Mục đích nghiên cứu đề tài này là nhằm trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp về một số kinh nghiệm và tìm ra những biện pháp hay, biện pháp dạy tích cực, linh hoạt, nhằm nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình đối với trẻ 4- 5 tuổi. 2 PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN * Vài nét về nghệ thuật tạo hình Nghệ thuật tạo hình là một môn gọi chung cho các nhóm loại hình sáng tác nghệ thuật, nhằm tái hiện thực cuộc sống, con người, thiên nhiên. Được cảm thụ bằng các giác quan và sự cảm nhận tinh tế băng màu sắc. Nghệ thuật tạo hình là một trong những con làm phong phú sự tiếp xúc của con người với hiện thực, định hướng cho sự hoạt động của họ nhằm tìm hiểu, nhận thức thế giới khách quan. Hoạt động tạo hình là một loại hình nghệ thuật hấp dẫn đối với trẻ. Góp phần phát triển toàn diện về: Đức, Trí, Thể, Mĩ, Lao động. Chính vì vậy, hoạt động tạo hình được xếp vào chương trình học tập thể của trẻ ở trường mầm non. Bao gồm các hoạt động vẽ, nặn, cắt, xé dán và gấp. Nó là phương tiện quan trọng trong giáo dục thẩm mĩ và có tác dụng to lớn trong việc hình thành nhân cách trẻ ở lứa tuổi mầm non. Phát triển ở trẻ khả năng cảm thụ và cảm xúc thẩm mĩ, bồi dưỡng thị hiếu thẩm mĩ, hình thành tình yêu với cái đẹp trong thiên nhiên, trong cuộc sống con ngưòi và nghệ thuật, phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng, sáng tạo ở trẻ. Với trẻ, được tham gia vào hoạt động tạo hình thì có thể nói không có trẻ nào lại không thích. Trẻ rất thích được ngắm nhìn những bức tranh, những đồ chơi đẹp. Đặc biệt là trẻ thích tự mình vẽ, nặn, xé dán hay gấp… tạo ra những con người, đồ vật hay con vật mà trẻ yêu thích. Và những sản phẩm ấy thể hiện tư duy một cách đơn giản, các đường nét còn méo mó, nghệch ngoạc cho ta thấy nhận thức, tư duy của trẻ còn hạn chế. Đặc biệt thể hiện rõ trong tranh vẽ của trẻ. Tranh vẽ của trẻ còn sai lệch, nghệch ngoạc, màu sắc loè loẹt, nhưng thường đem đến cho ta sự bất ngờ thú vị bởi cái ngộ nghĩnh, ngây thơ đáng yêu trong đó và chính nó lại là bức khởi đầu của cái đẹp. 3 Vẻ đẹp thiên nhiên, xã hội và tình yêu cuộc sống đã giúp cho trẻ có được những cảm xúc, tình cảm tốt, từ đó để bộc lộ những tư tưởng tình cảm, trí nhớ, tưởng tượng, sáng tạo bằng những đường nét hình khối đơn giản, có tính khái quát hoá cao. Hoạt động tạo hình là một hoạt động kích thích được tính sáng tạo cao của trẻ. Trẻ luôn say mê hứng thú khi tham gia vào hoạt động tạo hình nhưng chưa phải đã có ý thức đầy đủ trong sản phẩm tạo hình một cách đầy đủ. Ta có thể nói: Hoạt động tạo hình trong trường mầm non có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc giáo dục thẩm mĩ cho trẻ. Do đó trẻ em cần được hướng dẫn hoạt động tạo hình ngay từ khi còn nhỏ. Mà việc đầu tiên là tạo điều kiện đẻ trẻ được xem những bức tranh vẽ, những bức tượng, những sản phẩm tạo hình. Sẽ giúp cho việc hình thành trong tâm hồn những tình cảm tha thiết, tình yêu thiên nhiên với con người. 2. Thực trạng cho trẻ làm quen với hoạt động tạo hình độ tuổi 4-5 tuổi. Để nhận định rõ vấn đề này, tôi đã tiến hành điều tra khảo sát chất lượng trẻ trong các giờ làm quen với hoạt động tạo hình độ tuổi 4-5 tuổi như sau: Tổng số trẻ được khảo sát: 26 trẻ. Mức độ đạt được: Tốt, khá : 5 trẻ TB : 13 Yếu: 8 Nhìn vào kết quả khảo sát trên, ta thấy được chất lượng đạt được trên trẻ về các mức độ trung bình và yếu còn ở mức độ rất cao. * Thuận lợi: Một số phụ huynh đặc biệt quan tâm đến con em mình, luôn phối kết hợp với cô trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Ban giám hiệu có kế hoạch chỉ đạo chuyên môn sát sao về hoạt động tạo hình trong trường học để đưa ra tiết dạy ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. 4 * Khó khăn : Bên cạnh những thuận lợi nêu trên cũng còn một số khó khăn làm ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ: - Cơ sở vật chất, phương tiện nghe nhìn còn thiếu. - Nhận thức của một số phụ huynh về bậc học còn hạn chế. - Chất lượng trên trẻ về hoạt động cho trẻ làm quen với tạo hình đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động còn nghèo nàn. 2. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ THỦ PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TẠO HÌNH CHO TRẺ 4-5 TUỔI. Trước tình hình trên, tôi đã trăn trở suy nghĩ và tìm ra một số phương pháp sau: 2.1. Phương pháp điều tra khảo sát: Hình thức thông qua học tập là hình thức cơ bản và chủ yếu vì nó thực hiện một mục đích yêu cầu của tiết học, của môn học, kiến thức mà trẻ thu nhận được có hệ thống cụ thể. 2.2. Phương pháp trực quan: Là phương pháp cho trẻ quan sát trực tiếp đối tượng bằng các giác quan như: thị giác (nhìn thấy) hoặc xúc giác (sờ thấy) giúp cho trẻ tri giác đầy đủ, hoàn thiện biểu tượng, khắc sâu trí nhớ về sự vật hiện tượng khách quan. * Sử dụng tranh mẫu: Tranh mẫu được sử dụng nhiều trong dạy vẽ, cắt, xé, dán, dùng tranh cho trẻ quan sát. Tranh mẫu phải có kích thước phù hợp, đẹp và nội dung phù hợp với nhu cầu từng bài và với trẻ. Khi sử dụng tranh mẫu, t«i treo vừa tầm quan sát của trẻ, cô phân tích nội dung tranh, hình thức thể hiện, hình ảnh biểu tượng, bố cục màu sắc…Cô có thể cùng trẻ đàm thoại để tìm hiểu, khai thác cảm xúc của trẻ về bức tranh. 5 *Sử dụng mô hình mẫu: Sử dụng nhiều nhất trong các tiết học nặn, vì những mẫu nặn cho trẻ quan sát chính là mô hình. Mô hình mẫu cũng có thể sử dụng cho các loại tạo hình khác nhau như: Xâu hạt, Xếp hình, Gấp, Đan giấy, có thể dùng giới thiệu trong bài vẽ. Mô hình mẫu là sự mô phỏng lại hình khối, màu sắc của vật thể bằng nhiều chất liệu khác nhau. Ví dụ: đất nặn, nhựa, gỗ, vải… Mô hình mẫu tuỳ theo yêu cầu của từng bài và trong lứa tuổi mà chúng ta đơn giản, cách điệu từ những hình khối cơ bản nghép lại hay giống nhau như vật thật. Không nên sử dụng mô hình quá nhỏ. Khi sử dụng đặt mẫu phải đặt nơi có đủ ánh sáng và vừa tầm quan sát của trẻ. * Sử dụng vật mẫu. Trong các tiết học, Cô có thể sử dụng vật thật cho trẻ quan sát, giúp trẻ tri giác một cách cụ thể cấu trúc của vật thể đó và có biểu tượng thực của nó. Thường cô chỉ sử dụng trong phần giới thiệu bài cho trẻ để gây cảm xúc thực, ở trẻ mẫu giáo nhỡ cô có thể sử dụng mẫu thật để cho trẻ thể hiện. Ở ngoài tiết học cô có thể cho trẻ quan sát vật thật cô chuẩn bị sẵn ở trong lớp hoặc cô đưa cho trẻ ra ngoài thực tế để trẻ quan sát. * Thao tác mẫu của cô: Chủ yếu sử dụng trong thể loại hoạt động tạo hình theo mẫu, hoặc có thể sử dụng trong thể loại hoạt động tạo hình theo đề tài. Mục đích nhăm giúp trẻ nắm được cqác kỹ năng để thể hiện đề tài. Cô thao tác phải chính xác, rõ ràng, thuần thục. Trong thể loại mẫu khi trình bày kỹ năng mới cô phải làm chậm, dứt khoát và phải dùng lời phân tích, dẫn giải. Những kỹ năngtrẻ đã biết cô có thể gọi trẻ nói lại thao tác hoặc cô làm thao tác nhanh hơn. Đối với đề tài cô có thể làm thao tác lại một số kỹ năng khó với trẻ nếu thây cần thiết, nhưng cô phải thao tác nhanh và không cần phân tích kỹ. 6 Khi làm thao tác mãu, cô phải để cho trẻ nhìn rõ, muốn vậy cô phải sắp xếp chỗ ngồi sao cho hợp lý để mọi trẻ trong lớp đều được quan sát rõ. 2.3. Phương pháp sử dụng lời nói: * Phương pháp thuyết trình giảng giải: Là hình thức cô dùng lời gợi mở, dẫn dắc, phân tích, giải thích giúp cho trẻ nắm bắt được bài học, phương pháp này là thông tin một chiều từ Giáo viên đến học sinh. Trong tiết học ở trường mầm non, phương pháp này được sử dụng để giới thiệu bài, gợi cảm xúc , giải thích nhiệm vụ, phân tích mẫu hoặc phân tích thao tác mẫu, phân tích sản phẩm của trẻ. * Phương pháp đàm thoại : Cô cùng trẻ đàm thoại về nội dung bài, có thể dùng hệ thống câu hỏi có tính chất gợi ý cho trẻ, Giúp trẻ suy nghĩ và trình bày bày ý tưởng của mình và sự lựa chọn của mình. Phương pháp này sử dụng để tìm hiểu, khai thác hoặc kiểm tra như khai thác khả năng quan sát, tư duy của trẻ. Câu hói đàm thoại phải ngắn gọn, đễ hiểu, cụ thể, không nên đặt câu hỏi chung chung, quá trừu tượng. Trong quá trình đàm thoại, cô giáo luôn tôn trọng ý kiến riêng của trẻ. Khi trẻ chưa hiể hết vấn đề, cô gợi ý cho trẻ để giúp trẻ hiểu đúng hơn. * Phương pháp luyện tập Là phương pháp hướng dẫn trẻ rèn luyện những kỹ năng, thao tác, cảm xúc tư duy để trẻ có thể hoàn thành tốt sản phẩm tạo hình Trước hoặc trong giờ học cô giáo bao gờ cũng phải cho trẻ quan sát sự vật hiện tượng, thiên nhiên, vật mẫu hoặc tranh ảnh của bài dạy để giúp trẻ tri giác đối tượng, khắc sâu trí nhớ, giúp trẻ có ấn tượng cảm xúc tốt. Cô giáo cần hướng dẫn trẻ trong quá trình quan sát. + Quan sát từ tổng thể đến chi tiết. + Quan sát hình dáng, cấu trúc, tỉ lệ, màu sắc. 7 Cô giáo dùng câu hỏi gợi ý hoặc phân tích cho trẻ hiểu. Để có một sản phẩm tạo hình tốt đòi hỏi trẻ phải được cô hướng dẫn và tự rèn luyện cho những thao tác tạo hình, hình thành kỹ năng kỹ xảo khi thể hiện. Trước hết thao tác mẫu của cô phải chính xác, rõ ràng, dễ hiểu đặc biệt trong thể loại mẫu trẻ nắm được trình tự công việc và thao tác thể hiện. Trên cơ sở đó trẻ tự rèn luyện, tự tìm ra cách thể hiện một cách độc lập sáng tạo. Trong quá trình trẻ luyện tập cô phải luôn quan sát gợi ý, khuyến khích trẻ, tuyệt đối không làm tổn thương trẻ. Tạo điều kiện cho trẻ rèn luyện ở mọi lúc mọi nơi, trong tiết học, giờ vui chơi, góc tạo hình, ngoài thiên nhiên, ở gia đình. * Phương pháp đánh giá kết quả Thường ở cuối mỗi giờ học cô giáo bao giờ cũng phải tiến hành nhận xét, đánh giá giờ học và sản phẩm của trẻ. Đây là một bước rất quan trọng trong tíết học tạo hình, vì lết quả một tiết học tạo hình được thể hiện bằng những sản phẩn cụ thể. Ở lớp nhỡ, cô cho trẻ tự nhận xét bài của bạn qua sự gợi ý của cô, ở thể loại “Theo mẫu” không cần tự giới thiệu sản phẩm của mình. Nhưng ở thể loại “Đề tài” và đặc biệt là thể loại “Theo ý thích” cô nên khuyến khích gợi ý cho trẻ tự giới thiệu về nội dung, ý tưởng của trẻ trong sản phẩm. - Nội dung nhận xét đánh giá: + Nội dung chủ đề tư tưởng của sản phẩm + Hình ảnh thể hiện,bố cục sắp xếp, màu sắc, kỹ năng thể hiện, sự sáng tạo. + Sau khi nhận xét sản phẩm của trẻ xong cô giáo cần nhận xét một số mặt: Ý thức, tinh thần học tập, kết quả sản phẩm chung của cả lớp, cấ nhân, đồng thời động viên khích lệ trẻ. 4. NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯƠNG. Kết hợp các phương pháp trên, tôi đã sử dụng 6 giải pháp sau; 8 4.1. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ: Để nâng cao chất lượng tạo hình cho trẻ, tôi không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng cách thường xuyên tham gia lớp học chuyên đề do phòng giáo dục triển khai; Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để rút ra những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn; Tham dự các kỳ thi thao giảng… 4.2. Rèn luyện nề nếp học tập cho trẻ. Nề nếp học tập luôn được tôi quan tâm và chú ý trong quá trình dạy trẻ làm quen với hoạt động tạo hình bởi đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 4-5 tuổi, trẻ rất hiếu động, sự chú ý của trẻ còn chưa cao, nhiều trẻ còn thực hiện theo hứng thú cá nhân của trẻ. Chính vì vậy việc rèn luyện nề nếp sẽ giúp trẻ có sự tập trung chú ý vào bài dạy của cô, từ đó trẻ sẽ tiếp thu bài và tập trung thể hiện sản phẩm tạo hình của mình. 4.3. Tạo môi trường học tập Khác với các môn học khác, môn học tạo hình đặc biệt phát triển về mặt thẩm mỹ cho trẻ. Chính vì vậy cô cần phải tạo một môi trường thân thiện đối với trẻ. Từ đó trẻ phấn khởi, hướng thú, kích thích trẻ tham gia hoạt động hoạt động tạo hình. Ví dụ: Trong giờ “ vẽ hoa ngày tết”. Cô cho trẻ vẽ ngoài vườn hoa của nhà trường, trẻ được trực tiếp quan sát, vì vậy trẻ sẽ rất hứng thú vẽ và tô màu tạo bức tranh sinh động. 4.4. Sử dụng đồ dùng tạo hình Đồ dùng tạo hình rất quan trong trong quá trình tạo hình của trẻ. Để trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động tạo hình thì đồ dùng sử dụng trong quá trình dạy trẻ phải thực sự đẹp, hấp dẫn, lôi cuốn trẻ và phải đảm bảo độ an toàn cho trẻ. 4.5. Hình thức tổ chức: Tiết học tạo hình được tôi tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như: Tổ chức tích hợp với nhiều hoạt động ( hoạt động âm nhạc, hoạt động thơ, làm 9 quen vi mụi trng xung quanh); T chc di dng trũ chi; T chc di dng hi thi 4.6. Thng xuyờn kho sỏt tr: Trong quỏ trỡnh dy tr tụi phi cú k hoch kho sỏt ỏnh giỏ cht lng tr, qua ú ỏnh giỏ v rut ra kt lun ( Cỏi no lm c, cỏi no cha lm c) v tỡm ra bin phỏp tt nht trong quỏ trỡnh cho tr lm quen vi to hỡnh. 4.7. Cụng tỏc tuyờn truyn v phi kt hp vi ph huynh: Cụng tỏc tuyờn truyn v phi kt hp vi ph huynh c tụi c bit quan tõm bi vic tuyờn truyn s giỳp cho ton xó hi trong ú cú cỏc bc ph huynh hiu v to mi iu kin h tr cho cụ v tr hot ng to hỡnh c tt. ng thi vic kt hp vi ph huynh s gúp phn rt ln trong vic cung cp v khỏc sõu kin thc trng cho tr khi tr nh. Nh vy, hot ng to hỡnh i vo tõm hn tr mt cỏch sng ng. Khụng khụ khan cng nhc thỡ cụ giỏo phi thc s cú ti dn dc, hng dn tr. a tr n vi hot ng to hỡnh bng nhiu phng phỏp, bin phỏp khỏc nhau. Mi phng phỏp, bin phỏp u cú nhng u th v hn ch nht nh. Vỡ vy dy tr lm quen vi hot ng to hỡnh , cụ giỏo cn thit la chn cỏc phng phỏp, bin phỏp phự hp vi yờu cu trong tit hc truyn t ni dung, kin thc phự hp, thu hỳt s tp trung chỳ ý, to hng thỳ ca tr trong tit hc. T ú d dng tip nhn cỏi hay, cỏi p v mun lm theo. T ú nõng cao c hiu qu gi hc. Phần III: Kết luận 1. Kết quả đạt đợc của đề tài : Sau khi ỏp dng ti kt qu t c nh sau: + Tổng số trẻ : 26 trẻ. - Xếp loại khá, tốt :12 trẻ. - Xếp loại TB : 14 trẻ. 10 . gia góp ý kiến của đồng nghiệp. Tôi rất mong đợc sự góp ý của hội đồng xét duyết sáng kiến kinh nghiệm và của các đồng nghiệp để trẻ tiếp thu đợc kiến thức. đóng góp một số ý kiến nhỏ của bản thân xin nêu ra và đề cập đến và đồng nghiệp cùng tham khảo, góp ý kiến cho bản thân sáng kiến kinh nghiệm này được đầy

Ngày đăng: 09/12/2013, 12:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan