1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NCKH Thực nghiệm một số biện pháp sửa lỗi trong việc sử dụng câu phủ định của sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất

58 582 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 264,5 KB

Nội dung

bài nghiên cứu khoa học cho sinh viên đại học thuộc khoa ngoại ngữ về thực nghiệm một số biện pháp sửa lỗi trong việc sử dụng câu phủ định của sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất. thông qua nghiên cứu này chung ta biết thêm về các hình thức phủ định trong ngữ pháp tiếng Anh

Đề tài “Thực nghiệm một số biện pháp sửa lỗi trong việc sử dụng câu phủ định của sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất MỤC LỤC PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ …………………….……………………………….…. 3 1. Lí do chọn đề tài: …………………………………………………… ……. 3 2. Mục đích nghiên cứu: ………………………………………………….… 3 3. Khách thế, đối tượng nghiên cứu: ………………………………… . 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: ………………………………………………….… 4 5. Các phương pháp nghiên cứu: ………………………………………….… 5 6. Nội dung nghiên cứu: ………………………………………………… … . 5 7. Hiệu quả, phạm vi sử dụng: …………………………………………… … 5 8. Dự kiến kết quả: ………………………………………………………… 6 9. Giới hạn đề tài: …………………………………………………………… 6 PHẦN B: NỘI DUNG Chương I. Một số vấn đề chung trong việc sử dụng câu phủ định. 1. Định nghĩa ……………………………………………………………… . 7 2. Đặc điểm, hình thức. a. Đặc điểm ……………………………………………………………… 8 b. Hình thức …………………………………………………………… . 9 3. Chức năng ………………………………………………………………… 10 Chương II. Các hình thức phủ định trong ngữ pháp tiếng Anh 1. Phủ định với “not” ……………………………………………………… . 11 2. Câu phủ định với “some/any” ………………………………………… 13 3. Câu phủ định với “no” ………………………………………………… 13 4. Phủ định không dùng thể phủ định của động từ ……………………… . 14 5. Thể phủ định của một số động từ đặc biệt ……………………………… 15 6. Phủ định kết hợp với so sánh ………………………………………… 15 7. Cấu trúc phủ định song song …………………………………………… . 15 8. Phụ họa câu phủ định ………………………………………………… 16 1 9. Phủ định với tiền tố, hậu tố …………………………………………… . 17 10.Phủ định của các đại từ bất định ……………………………………… . 19 Chương III. Thực trạng việc sử dụng các hình thức phủ định trong tiếng Anh 1. Lỗi về dùng either/neither …………………………………………… 22 2. Lỗi về tiền tố, hậu tố mang nghĩa phủ định ………………………… . 22 3. Lỗi về cách dùng đại từ bất định …………………………………… 24 4. Nhầm lẫn giữa các từ mang nghĩa phủ định ……………………… …. 24 Chương IV. Lựa chọn, đề xuất giải pháp và bổ sung một số dạng bài tập. 1. Đề xuất giải pháp 1.1. Phân tích, so sánh ………… ……………………………………… 25 1.2. Giải nghĩa từ ……………………………………………………… 27 2. Bài tập bổ sung về phủ định trong tiếng Anh. 2.1. Dạng bài tập viết lại câu …… .……………………………………. 28 2.2. Dạng bài tập chọn lựa ………… .………………………………… 29 2.3. Dạng bài tập điền khuyết ……… .…………………………….… 34 Chương V. Thực nghiệm, đánh giá và nhận xét 1. Thực nghiệm …………………………… .………………………………. 42 2. Đánh giá, nhận xét ………………………… .…………………………… 43 PHẦN C: KẾT LUẬN: 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO: …………………………… .…………………… 45 PHẦN A: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đế tài 1.1. Về mặt lí luận 2 Phủ định bài tập về phủ định trong tiếng Anh có vai trò quan trọng trong quá trình dạy và học tiếng Anh, đặc biệt là đối với sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất. Nó không chỉ góp phần củng cố lại kiến thức đã học mà còn giúp cho sinh viên phát huy khả năng tư duy sáng tạo. Các hình thức phủ địnhmột phần quan trọng trong ngữ pháp tiếng Anh. Khi người học không nắm vững được phần này thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giải quyết các bài tập, từ đó hiệu quả học tập không cao. Câu phủ địnhmột trong ba loại câu cơ bản trong tiếng Anh nên việc sử dụng cách phủ định đúng là vấn đề quan trọng không chỉ với người học mà còn cả với người dạy, mặc dù cũng đã có nhiều chuyên luận, tài liệu tham khảo, sách dạy kèm với sách bài tập chuyên về sự phủ định. 1.2. Về mặt thực tiễn Qua khảo sát bộ về việc sử dụng câu phủ định của 100 sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất trường đại học Hồng Đức, kết quả: 21 sinh viên (21%) khá, giỏi; 62 sinh viên (62%) trung bình; 17 sinh viên (17%) yếu, kém. Kết quả này cho thấy khả năng giải quyết các bài tập về phủ định của sinh viên chuyên ngữ năm nhất còn thấp. Nguyên nhân chính là do sinh viên khi còn học ở phổ thông chưa nắm vững ngữ pháp về các hình thức phủ định. Hơn nữa, ngữ pháp tiếng Anh rất phong phú và đa dạng, mà trong quá trình học tập học sinh còn dàn trải ở nhiều phần ngữ pháp, chưa chuyên sâu vào một phần cụ thể. Vì những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Thực nghiệm một số biện pháp sửa lỗi trong việc sử dụng câu phủ định của sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất trường Đại học Hồng Đức” 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm: 3 - Khảo sát thực trạng sử dụng cách phủ định qua các dạng bài tập của sinh viên khối chuyên ngữ năm thứ nhất trường Đại học Hồng Đức. - Đề xuất một số dạng bài tập để giúp cho người học nhận biết được cách làm bài tốt hơn khi gặp các câu phủ định và đúc rút được kinh nghiệm làm bài cho cá nhân. 3. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng: - Các loại câu phủ định trong tiếng Anh và tiếng Việt. - Cấu trúc và phương thức cấu tạo câu phủ định tiếng Anh và tiếng Việt. - Một số vấn đề liên quan đến câu phủ định. 3.2. Khách thể nghiên cứu: 30 sinh viên lớp chuyên ngữ năm thứ nhất trường ĐH Hồng Đức. 3.3 Phạm vi nghiên cứu: Ngữ pháp và các dạng bài tập về cách phủ định của tiếng Anh. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Một số lý luận về sự phủ định trong tiếng Anh. 4.2. Thực trạng sử dụng các hình thức phủ định của sinh viên chuyên ngữ năm nhất trường đại học Hồng Đức. 4.3. Lựa chọn, đề xuất giải pháp, bổ sung các dạng bài tập về sự phủ định trong tiếng Anh. 4.4. Thực nghiệm, đánh giá, tổng kết kinh nghiệm và kết luận. 5. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện nhiệm vụ của đề tài chúng tôi sử dụng 3 nhóm phương pháp nghiên cứu sau: 4 5.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Phương pháp đọc sách, phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa . 5.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: - Phương pháp điều tra: Dùng phiếu thăm dò với hệ thống bài tập về sự phủ định trong tiếng Anh đã được soạn sẵn để thu thập tư liệu cần thiết từ khách thể. - Phương pháp đàm thoại: Trò chuyện với các khách thể trực tiếp hoặc gián tiếp, trò chuyện một cách vui vẻ, thân thiện tránh sự tranh cãi. Từ đó thu thập thêm những thông tin mà mình cần biết. - Phương pháp quan sát: Chú ý tới thái độ, ý thức học tập của sinh viên trong các giờ dạy thực nghiệm (chú ý hay không chú ý, có hiểu bài hay không…) để đưa ra những nhận xét và biện pháp thích hợp, đúng đắn. 5.3. Nhóm phương pháp toán học: Sử dụng các công thức thống kê toán học như số trung bình cộng, tính tỉ lệ, tính % . để thống kê các số liệu thu được từ phiếu điều tra để đưa ra những nhận xét cần thiết. 6. Nội dung nghiên cứu: Gồm 5 chương: - Chương I: Một số vấn đề chung trong việc sử dụng câu phủ định. - Chương II: Các hình thức phủ định trong ngữ pháp tiếng Anh - Chương III: Thực trạng việc sử dụng các hình thức phủ định trong tiếng Anh - Chương IV: Lựa chọn, đề xuất giải pháp và bổ sung một số dạng bài tập. - Chương V: Thực nghiệm, đánh giá và nhận xét. 7. Hiệu quả, phạm vi sử dụng: Đây là đề tài có ý nghĩa thực tiễn hết sức to lớn. Nghiên cứu thành công đề tài sẽ đóng góp trong việc làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu khoa học chuyên ngành tiếng Anh của các sinh viên khác, tài liệu tham khảo cho học sinhsinh viên trong quá trình học tập bộ môn tiếng Anh, tài liệu tham khảo giúp giáo viên áp dụng hiệu quả vào công tác giảng dạy, đặc biệt là việc rèn kỹ năng sử dụng các cách phủ định cho học sinh, sinh viên. 5 8. Dự kiến kết quả cần đạt: - Tìm hiểu, nắm được thực trạng sử dụng sự phủ định trong tiếng Anh của sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất trường Đại học Hồng Đức - Giúp cho học sinhsinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất tránh được sự nhầm lẫn trong việc sử dụng các cách phủ định trong tiếng Anh, nâng cao hiệu quả học tập cho học sinh, sinh viên cũng như chất lượng giảng dạy của giáo viên. Sau khi áp dụng những dạng bài tập bổ sung: có 70/100 sinh viên (70%) với kĩ năng xử lý các dạng bài tập về các hình thức phủ định được hoàn thiện hơn như hiểu, suy luận và xử lý bài tập, sinh viên có hứng thú học tập và đạt kết quả học tập môn tiếng Anh cao hơn. 9. Giới hạn đề tài: Trong thời gian 7 tháng nghiên cứu và 1 tháng thực nghiệm, chúng tôi đã thực hiện nghiên cứu đề tài này. Nhưng do giới hạn về thời gian nên chúng tôi chỉ nghiên cứu và thực nghiệm trên đối tượng là sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất của trường. PHẦN B: NỘI DUNG Chương I. Một số vấn đề chung trong việc sử dụng câu phủ định. Con người sử dụng lời nói, chữ viết là cách thức chính để diễn tả tâm tư, nguyện vọng, tình cảm của mình. Tùy theo trong từng tình huống mà người nói, người viết 6 gặp, hay ý nghĩa của câu nói mà chúng ta sử dụng các loại câu khác nhau. Có ba dạng câu được sử dụng trong lối nói và lối viết. Đó là các dạng câu: khẳng định, phủ định, và nghi vấn. Hiện nay đã có một số nhà khoa học với các công trình nghiên cứu về câu phủ định Anh. Và những công trình đó đã đóng góp những kết quả ban đầu rất có ý nghĩa cho những công trình nghiên cứu tiếp theo. Để khảo sát cũng như đóng góp thêm tư liệu cho câu phủ định. Chúng tôi đã tiến hành việc nghiên cứu câu phủ định trong tiếng Anh. 1. Định nghĩa. Câu phủ địnhmột trong ba loại câu cơ bản trong tiếng Anh nên việc sử dụng cách phủ định đúng là vấn đề quan trọng không chỉ với người học mà còn cả với người dạy, mặc dù cũng đã có nhiều chuyên luận, tài liệu tham khảo, sách dạy kèm với sách bài tập chuyên về sự phủ định. Câu phủ địnhmột trong số các loại câu phân chia theo mục đích giao tiếp. Trong tiếng Anh câu phủ định rất phổ biến phong phú và đa dạng. Câu phủ địnhcâu dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc… hoặc phản bác một ý kiến, một nhận định nào đó. Ví dụ: Mark has seen Bill => Mark has not seen Bill. Mark đã nhìn thấy Bill => Mark không thấy Bill đâu cả. 2. Đặc điểm, hình thức. 7 Các hình thức phủ địnhmột phần quan trọng trong ngữ pháp tiếng Anh. Các hình thức phủ định trong tiếng anh cũng rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Khi sử dụng cần phải cân nhắc. a. Đặc điểm. Trong tiếng Việt, người sử dụng sử dụng các từ những phủ định như: không, chẳng, chưa,…trong câu phủ định. Ví dụ: Lan chưa làm bài tập về nhà. Tôi không đồng ý với quan điểm đó. Tiếng Anh cũng vậy, để cấu tạo câu phủ định người ta thêm trợ động từ “not” mang nghĩa là “không”. Ví dụ: John is not rich. Ngoài ra, trong tiếng Anh để cấu tạo câu phủ định ta có thể dùng các trạng từ: hardly, barely, scarcely, almost nothing, almost not at all (hầu như không), hardly ever, seldom, rarely, almost never (hầu như không bao giờ) Ví dụ: John rarely comes to class on time. (John chẳng mấy khi đến lớp đúng giờ) Bên cạnh đó còn có nhiều cách để cấu tạo câu phủ định trong tiếng anh. b. Hình thức. Có rất nhiều hình thức để cấu tạo nên câu phủ định trong tiếng anh. i. Phủ định với “not” 8 Để tạo câu phủ định đặt not sau trợ động từ hoặc động từ be . Nếu không có trợ động từ hoặc động từ be thì dùng dạng thức thích hợp của do, does hoặc did để thay thế. Mary can swim => Mary cannot swim. ii. Some/any: Đặt any đằng trước danh từ làm vị ngữ sẽ nhấn mạnh câu phủ định. Cũng có thể nhấn mạnh một câu phủ định bằng cách dùng no + danh từ hoặc a single + danh từ số ít. Ví dụ: He sold some magazines yesterday. => He didn't sell a single magazine yesterday. = He sold no magazine yesterday. iii. Phủ định không dùng thể phủ định của động từ Một số các phó từ trong tiếng Anh mang nghĩa phủ định (negative adverb), khi đã dùng nó thì trong câu không dùng cấu tạo phủ định của động từ nữa: Hardly, barely, scarcely = almost nothing/ almost not at all = hầu như không. Hardly ever, seldom, rarely = almost never = hầu như không bao giờ. Ví dụ: John rarely comes to class on time. (John chẳng mấy khi đến lớp đúng giờ) Tom hardly studied lastnight. (Tôm chẳng học gì tối qua) iv. Cách dùng Not . at all; at all Not . at all: Chẳng chút nào. Chúng thường đứng cuối câu phủ định Ví dụ: 9 I didn’t understand anything at all. She was hardly frightened at all Ngoài ra còn một số hình thức khác, chúng ta sẽ nghiên cứu kỹ hơn trong “Chương II: các hình thức phủ định trong ngữ pháp tiếng Anh” của bài nghiên cứu này. 3. Chức năng. Câu phủ định có chức năng là: Chức năng đầu tiên, câu phủ định dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chất, quan hệ nào đó. Đây là loại câu phủ định miêu tả. Ví dụ: John doesn't have any money. John rarely comes to class on time. Chức năng thứ hai của câu phủ định là phản bác một ý kiến, một nhận định nào đó. Đây là loại câu phủ định bác bỏ. Ví dụ: I don’t agree with you. She is not beautiful. Trong giao tiếp người ta sử dụng câu phủ định dùng để thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc… hoặc phản bác một ý kiến, một nhận định nào đó. Tiếng anh cũng vậy, câu phủ định được sử dụng rất phổ biến. Tuy nhiên khi sử dụng câu phủ định trong tiếng anh người dùng gặp 1 số lỗi sẽ được nghiên cứu kỹ trong chương 10 . trong tiếng Anh. 2.1. Dạng bài tập viết lại câu …… .……………………………………. 28 2.2. Dạng bài tập chọn lựa ………… .………………………………… 29 2.3. Dạng bài tập điền khuyết ……… .…………………………….… . một số dạng bài tập. 1. Đề xuất giải pháp 1.1. Phân tích, so sánh ………… ……………………………………… 25 1.2. Giải nghĩa từ ……………………………………………………… 27 2. Bài tập bổ sung

Ngày đăng: 08/12/2013, 18:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Downing, Angela Locke, & Phillip (2006), English Grammar- a University course, Cambridge University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: English Grammar- a University course
Tác giả: Downing, Angela Locke, & Phillip
Năm: 2006
2. Elaine Walker, & Steve Elsworth (2005), New Grammar Practice for Pre- Intermediate students with key, Malaysia, LSP, Longman Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: New Grammar Practice for Pre-Intermediate students with key
Tác giả: Elaine Walker, & Steve Elsworth
Năm: 2005
3. Helen Naylor, & Raymond Murphy (2001), Essential Grammar in Use Supplemetary Exercises with answer, United Kingdom, Cambridge University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Essential Grammar in Use Supplemetary Exercises with answer
Tác giả: Helen Naylor, & Raymond Murphy
Năm: 2001
5. Martin Hewings (2005), Advanced Grammar in Use, Cambridge University Press Sách, tạp chí
Tiêu đề: Advanced Grammar in Use
Tác giả: Martin Hewings
Năm: 2005
7. Rozakis, & Laurie (2003), English Grammar for the Utterly Confused, Mc Graw Hill Sách, tạp chí
Tiêu đề: English Grammar for the Utterly Confused
Tác giả: Rozakis, & Laurie
Năm: 2003
4. John Eastwood (2002), The Oxford Practice Grammar with answers, China, Oxford University Press Khác
6. Richard Walton, & Sue O’ Connell (2000), Advanced English C.A.E, Spain, Longman Press Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2: Phân phối chương trình giảng dạy - NCKH Thực nghiệm một số biện pháp sửa lỗi trong việc sử dụng câu phủ định của sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất
Bảng 2 Phân phối chương trình giảng dạy (Trang 43)
Bảng 2: Phân phối chương trình giảng dạy - NCKH Thực nghiệm một số biện pháp sửa lỗi trong việc sử dụng câu phủ định của sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất
Bảng 2 Phân phối chương trình giảng dạy (Trang 43)
Bảng 3: Cấu trúc bài kiểm tra tổng hợp cuối cùng - NCKH Thực nghiệm một số biện pháp sửa lỗi trong việc sử dụng câu phủ định của sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất
Bảng 3 Cấu trúc bài kiểm tra tổng hợp cuối cùng (Trang 44)
c, Kết quả quá trình thực nghiệm - NCKH Thực nghiệm một số biện pháp sửa lỗi trong việc sử dụng câu phủ định của sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất
c Kết quả quá trình thực nghiệm (Trang 44)
Bảng 3: Cấu trúc bài kiểm tra tổng hợp cuối cùng - NCKH Thực nghiệm một số biện pháp sửa lỗi trong việc sử dụng câu phủ định của sinh viên chuyên ngữ năm thứ nhất
Bảng 3 Cấu trúc bài kiểm tra tổng hợp cuối cùng (Trang 44)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w