Trong bài viết này, tác giải trình bày về việc nghiên cứu để hiểu rõ về chương trình giáo dục phổ thông mới; trên cơ sở đó chỉ ra việc điều chỉnh xây dựng lại chương trình đào tạo và xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên của nhà trường trong những năm học qua, nhằm đào tạo và bồi dưỡng được một đội ngũ giáo viên TH và THCS của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai.
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM BÀ RỊA - VŨNG TÀU VỚI VIỆC ĐIỀU CHỈNH, XÂY DỰNG LẠI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO VÀ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN ĐÁP ỨNG CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MỚI
TS Nguyễn Chí Tăng, TS Hồ Cảnh Hạnh
Trường CĐSP Bà Rịa-Vũng Tàu
Tóm tắt
Trong bài viết này, tác giải trình bày về việc nghiên cứu để hiểu rõ về chương trình giáo dục phổ thông mới; trên cơ sở đó chỉ ra việc điều chỉnh xây dựng lại chương trình đào tạo và xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên của nhà trường trong những năm học qua, nhằm đào tạo và bồi dưỡng được một đội ngũ giáo viên TH và THCS của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới được triển khai Tác giả minh họa điều chỉnh xây dựng lại chương trình đào tạo bằng ngành sư phạm Vật lý (dạy môn Khoa học tự nhiên) có khung chương trình ở bảng 1; xây dựng chương trình bồi dưỡng ở bảng 2 và 3
Từ khóa: Chương trình đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng chương trình đào tạo đáp
ứng chương trình phổ thông mới
1 Đặt vấn đề
Triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ của các ngành, các cấp trong đó nhiệm
vụ của ngành Giáo dục và Đào tạo nói chung của các trường sư phạm nói riêng là rất lớn Nghị quyết đã chỉ ra một trong 9 nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo mà chúng tôi cho rằng có liên quan trực tiếp đến trách nhiệm và nhiệm vụ của trường sư phạm đó là “Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo” [1]
Trường Cao đẳng Sư phạm có chức năng và trách nhiệm xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ngành học Mầm non (MN), cấp Tiểu học (TH) và Trung học cơ sở (THCS) của địa phương (tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) Nhận thức được trách nhiệm của mình, trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) trong nhiều năm qua đã thực sự góp phần xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Để thực hiện sứ mạng của mình nhà trường đã phải thực hiện nhiều công việc Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi chỉ đề cập đến một việc, cho đó là việc cần làm trước tiên và cũng rất quan trọng, đó là điều chỉnh, xây dựng lại chương trình đào tạo và xây dựng chương trình bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới
2 Nội dung
2.1 Nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông mới làm căn cứ để điều chỉnh, xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên tiểu học và trung học cơ sở
Trang 2Theo Bộ GD&ĐT, Chương trình các môn học ở chương trình phổ thông mới sẽ
có nhiều thay đổi so với chương trình hiện hành Trong đó, hoạt động trải nghiệm là chương trình bắt buộc xuyên suốt tất cả các cấp học Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới giảm số môn học, giảm số giờ học, chọn lọc nội dung giáo dục thiết thực, đổi mới phương pháp giáo dục, tạo điều kiện để học sinh được lựa chọn môn học, chủ đề học tập và tăng cường các hoạt động thực hành Thời gian thực học trong một năm học tương đương 35 tuần Các cơ sở giáo dục có thể tổ chức dạy học 1 buổi/ ngày hoặc 2 buổi/ngày Cơ sở giáo dục tổ chức dạy học 1 buổi/ngày và 2 buổi/ngày đều phải thực hiện nội dung giáo dục bắt buộc chung thống nhất đối với tất cả cơ sở giáo dục trong cả nước
Chương trình GDPT mới phân biệt rõ hai giai đoạn: giai đoạn giáo dục cơ bản (từ lớp 1 - lớp 9) và giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (từ lớp 10 - lớp 12) Giai đoạn giáo dục cơ bản thực hiện phương châm giáo dục toàn diện và tích hợp, bảo đảm trang bị cho học sinh tri thức phổ thông nền tảng, đáp ứng yêu cầu phân luồng mạnh sau trung học cơ sở; chương trình thực hiện lồng ghép những nội dung liên quan với nhau của một số môn học trong chương trình hiện hành để tạo thành môn học tích hợp, thực hiện tinh giản, tránh chồng chéo nội dung giáo dục, giảm hợp lý số môn học; đồng thời thiết kế một số môn học (Tin học và Công nghệ, Tin học, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Hướng nghiệp) theo các chủ đề, tạo điều kiện cho học sinh lựa chọn những chủ đề phù hợp với sở thích và năng lực của bản thân Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp thực hiện phương châm giáo dục phân hoá, bên cạnh một số môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc, học sinh được lựa chọn những môn học và chuyên đề học tập phù hợp với sở thích, năng lực và định hướng nghề nghiệp của mình giúp các em được tiếp cận nghề nghiệp, chuẩn bị cho giai đoạn học sau phổ thông có chất lượng
Chương trình GDPT mới cũng chú ý hơn đến tính kết nối giữa chương trình của các lớp học, cấp học trong từng môn học và giữa chương trình của các môn học trong từng lớp học, cấp học; xây dựng theo mô hình phát triển năng lực, thông qua những kiến thức cơ bản, thiết thực, hiện đại và các phương pháp tích cực hóa hoạt động của người học, giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực mà nhà trường và xã hội kỳ vọng; bảo đảm định hướng thống nhất và những nội dung giáo dục cốt lõi, bắt buộc đối với học sinh toàn quốc, đồng thời trao quyền chủ động
và trách nhiệm cho địa phương và nhà trường trong việc lựa chọn, bổ sung một số nội dung giáo dục và triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp với đối tượng giáo dục và điều kiện của địa phương, của cơ sở giáo dục, góp phần bảo đảm kết nối hoạt động của nhà trường với gia đình, chính quyền và xã hội
Nội dung giáo dục của chương trình mới có cập nhật để phù hợp với những thành tựu mới của khoa học - công nghệ và định hướng mới của chương trình, kiến thức nền tảng của các môn học trong Chương trình GDPT mới chủ yếu là những kiến thức cốt lõi, tương đối ổn định trong các lĩnh vực tri thức của nhân loại, được kế thừa từ chương trình GDPT hiện hành, nhưng được tổ chức lại để giúp học sinh phát triển phẩm chất
Trang 3và năng lực một cách hiệu quả hơn.
Về hệ thống môn học, trong chương trình mới, chỉ có một số môn học và hoạt động giáo dục mới hoặc mang tên mới là: Tin học và công nghệ, Ngoại ngữ, Hoạt động trải nghiệm ở cấp tiểu học, Lịch sử và Địa lý, Khoa học tự nhiên ở cấp THCS;
Âm nhạc, Mỹ thuật, Giáo dục kinh tế và pháp luật ở cấp THPT; Hoạt động trải ng-hiệm, Hướng nghiệp ở các cấp THCS, THPT Ở cấp THCS, môn Khoa học tự nhiên được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành vật lý, hóa học, sinh học
và khoa học trái đất; môn Lịch sử và Địa lý được xây dựng trên cơ sở tích hợp kiến thức của các ngành lịch sử, địa lý
Về thời lượng dạy học, tuy chương trình mới có thực hiện giảm tải so với chương trình hiện hành nhưng những tương quan về thời lượng dạy học giữa các môn học không có sự xáo trộn
Về phương pháp giáo dục, phương pháp giáo dục mới phát huy tính tích cực của học sinh, khắc phục nhược điểm của phương pháp truyền thụ một chiều
Hệ thống môn học của chương trình mới:
Cấp Tiểu học:
- Các môn học bắt buộc: Tiếng Việt, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục lối sống, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội, Lịch sử và Địa lý, Khoa học, Tin học và Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật
- Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số và Ngoại ngữ 1 (đối với lớp 1 và 2)
- Môn học mới: Tin học và Công nghệ
Cấp THCS:
- Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục công dân, Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý, Công nghệ, Giáo dục thể chất, Nghệ thuật, Tin học (trở thành bắt buộc, khác với trước đây là tự chọn)
- Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, ngoại ngữ 2
Cấp THPT:
- Các môn học bắt buộc: Ngữ văn, Toán, ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng và an ninh
- Các môn học lựa chọn: theo nhóm Khoa học xã hội (gồm các môn: Giáo dục kinh tế và pháp luật, Lịch sử, Địa lý), nhóm Khoa học tự nhiên (gồm các môn: Vật lý, Hóa học, Sinh học), nhóm Công nghệ và nghệ thuật (gồm các môn: Công nghệ, Tin học, Nghệ thuật)
- Các môn học tự chọn: Tiếng dân tộc thiểu số, Ngoại ngữ 2
Ngoài 5 môn bắt buộc, học sinh THPT phải chọn tối thiểu 5 môn khác của nhóm môn được lựa chọn
Từ những phân tích đó, có thể thấy Chương trình giáo dục phổ thông mới có những ưu điểm cụ thể:
Khắc phục sự chồng lấn giữa các môn: Chương trình tổng thể sẽ gợi ý cho các
chương trình bộ môn, bảo đảm sự hài hòa, thống nhất trong từng môn học, giữa các môn học, trong từng lớp, từng cấp và giữa các lớp, các cấp học Từ đó, khắc phục tình
Trang 4trạng chương trình cắt khúc, chồng lấn nhau giữa môn học này với môn học khác
Chuyển sang phát triển phẩm chất năng lực: Chương trình mới, mục tiêu của từng
cấp học được viết cụ thể hơn Theo đó, chương trình cấp tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho việc phát triển hài hòa về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực được nêu trong mục tiêu Chương trình giáo dục phổ thông; định hướng chính vào giá trị gia đình, dòng tộc, quê hương, những thói quen cần thiết trong học tập và sinh hoạt; có được những kiến thức và kỹ năng cơ bản nhất để tiếp tục học THCS Chương trình giáo dục cấp THCS nhằm giúp học sinh duy trì và nâng cao các yêu cầu về phẩm chất, năng lực đã hình thành ở cấp tiểu học; tự điều chỉnh bản thân theo các chuẩn mực chung của xã hội; hình thành năng lực tự học, hoàn chỉnh tri thức phổ thông nền tảng để tiếp tục học lên THPT, học nghề hoặc bước vào cuộc sống lao động Chương trình giáo dục cấp THPT nhằm giúp học sinh hình thành phẩm chất
và năng lực của người lao động, nhân cách công dân, ý thức quyền và nghĩa vụ đối với Tổ quốc trên cơ sở duy trì, nâng cao và định hình các phẩm chất, năng lực đã hình thành ở cấp THCS; có khả năng tự học và ý thức học tập suốt đời, có những hiểu biết
và khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân để tiếp tục học lên học nghề hoặc bước vào cuộc sống lao động
Coi trọng trải nghiệm sáng tạo: Chương trình mới sẽ chú trọng hơn việc rèn luyện
cho học sinh năng động, có tư duy độc lập, có khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề, hợp tác làm việc theo nhóm Về mặt thiết kế chương trình, ngoài những môn học tiếp tục được phát huy, còn có yêu cầu tăng cường hoạt động xã hội của học sinh Đó là hoạt động trải nghiệm sáng tạo, được thiết kế một cách khoa học, phong phú hơn về nội dung và hình thức tổ chức hoạt động, phù hợp với mục tiêu và điều kiện thực hiện Ngoài những hoạt động được thiết kế riêng thì trong từng môn học cũng coi trọng việc
tổ chức, hướng dẫn các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, phù hợp với đặc trưng nội dung môn học và điều kiện dạy học Ví dụ môn Ngữ văn coi trọng khả năng sử dụng Tiếng Việt tốt, giáo dục công dân thông qua tình huống
Giúp học sinh hứng thú hơn với học tập: Với chương trình mới, hình thức, phương
pháp dạy học, kiểm tra đánh giá phong phú hơn, theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học Học sinh không chỉ ngồi suy nghĩ trong lớp học mà còn ở ngoài lớp, ở gia đình, tại các di tích, danh lam thắng cảnh, Đánh giá học sinh không chỉ dựa trên kiến thức các em học được bao nhiêu mà là việc vận dụng kiến thức đó như thế nào Từ đó thay đổi cách thức ra đề thi, giúp học sinh thích học,
có hứng thú hơn với học tập
Phân hóa dần ở cấp trên: Nếu như trước đây, chương trình có một mạch, từ lớp 1 -
12, do đó việc phân luồng khó khăn Đến nay, Chương trình phổ thông 12 năm được chia làm hai giai đoạn: Giai đoạn giáo dục cơ bản (gồm cấp tiểu học 5 năm và cấp THCS 4 năm); Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp (cấp THPT 3 năm) Liên quan đến nội dung này có dạy học tích hợp và phân hóa Dạy học tích hợp là định hướng dạy học giúp học sinh phát triển khả năng huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau để giải quyết có hiệu quả các vấn đề trong học
Trang 5tập và cuộc sống Dạy học phân hóa là dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh,
để phát huy cao nhất khả năng của từng học sinh Hai yếu tố then chốt để thực hiện dạy học tích hợp và phân hóa là nội dung dạy học và phương pháp dạy học Về nội dung, muốn tích hợp phải dạy phối hợp nhiều kiến thức liên quan đến nhau Nếu trước đây là 2 - 3 môn, nay có thể thành 1 môn học; hay các phân môn khác nhau trong một môn học; muốn phân hóa thì cần có những nội dung học khác nhau cho các đối tượng học sinh khác nhau Về phương pháp, để tích hợp được phải rèn luyện cho học sinh biết huy động, vận dụng tổng hợp kiến thức, kỹ năng; ra câu hỏi thế nào, dạy thế nào, đặt tình huống ra sao để học sinh vận dụng tổng hợp được kiến thức, kỹ năng; muốn phân hóa thì cần có những cách thức hướng dẫn, yêu cầu khác nhau, phù hợp với sở thích, năng lực từng học sinh
2.2 Đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên của trường Cao đẳng
Sư phạm Bà Rịa - Vũng Tàu
a Điều chỉnh và xây dựng lại chương trình đào tạo
Nhằm đào tạo giáo viên đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, nhà trường đã thực hiện điều chỉnh và xây dựng lại một số chương trình đào tạo như Giáo dục Tiểu học, Sư phạm Vật lý (xây dựng theo hướng đào tạo giáo viên dạy môn Khoa học tự nhiên ở trường THCS), Sư phạm Lịch sử (xây dựng theo hướng đào tạo giáo viên dạy môn Lịch sử - Địa lý ở trường THCS),…Chương trình sẽ được điều chỉnh thường xuyên và định kỳ theo từng khóa đào tạo hướng tới phát triển năng lực người học đáp ứng nhu cầu xã hội Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi lấy chương trình ngành Sư phạm Vật lý đã điều chỉnh và xây dựng lại để minh họa:
NGÀNH SƯ PHẠM VẬT LÝ - MÃ NGÀNH: 51140211
1 Kiến thức
- Có hiểu biết về các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Có đủ kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ dạy học môn Khoa học tự nhiên đáp ứng được những yêu cầu đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học và giáo dục ở truờng THCS;
- Có khả năng xây dựng kế hoạch dạy học theo hương tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; có khả năng phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh;
- Có những hiểu biết cơ bản về các phương pháp dạy học; biết vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh, giúp học sinh biết cách tự học;
- Biết được yêu cầu, nguyên tắc để khai thác, sử dụng và tự làm đồ dùng dạy học môn học;
- Có những hiểu biết cơ bản về khoa học giáo dục, các quy luật và bản chất của hiện tượng tâm lý, những vấn đề cơ bản của quá trình dạy học và giáo dục để có thể vận dụng vào hoạt động dạy học và giáo dục
Trang 62 Kỹ năng
- Có khả năng quản lý thời gian, kỹ năng học và tự học, kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề, đưa ra giải pháp, kiến nghị, kỹ năng phân tích, tổng hợp;
- Khai thác, sử dụng, và tự làm một số phương tiện dạy học để hỗ trợ hoạt động dạy học môn khoa học tự nhiên;
- Làm việc theo nhóm khi có yêu cầu về công việc để có thể phát huy hết khả năng của mọi thành viên đảm bảo công việc được hoàn thành;
- Biết cách sắp xếp công việc một cách hợp lý, khoa học
3 Thái độ
- Chấp hành tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, có đạo đức và lối sống văn minh;
- Giao tiếp hòa đồng với mọi người, sống có đạo đức, trách nhiệm và hoàn thành tốt mọi công việc được giao;
- Có lòng yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành luật giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỷ luật, trách nhiệm và tinh thần học hỏi,
tự bồi dưỡng để vươn lên trong sự nghiệp; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo, sống trung thực, lành mạnh, là tấm gưởng cho học sinh;
- Có tinh thần đoàn kết, hợp tác với đồng nghiệp, có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục;
- Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học
4 Vị trí và khả năng làm việc sau khi tốt nghiệp
- Giảng dạy môn Khoa học tự nhiên và làm công tác thiết bị dạy học trong các trường THCS
- Làm việc trong các tổ chức, chính trị - xã hội, tổ chức nghề nghiệp có liên quan đến thiết bị, khoa học tự nhiên
5 Khả năng học tập và nâng cao trình độ sau khi ra trường
- Người học có thể học liên thông lên trình độ cao hơn
- Có khả năng chuyển đổi việc làm phù hợp hoặc gần với ngành đào tạo theo nhu cầu của xã hội
Bảng 1 Khung chương trình đào tạo ngành Sư phạm Vật lý (chuyên ngành Khoa
học Tự nhiên)
STT Mã HP Tên môn học Bắt Số tín chỉ Học phần tiên quyết
buộc chọn Tự
1 TL32036 Giáo dục kỹ năng sống 3 Không
2 NK31002 Giáo dục thể chất 1 1 Không
3 CT31001 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin 5 Không
Trang 7STT Mã HP Tên môn học Bắt Số tín chỉ Học phần tiên quyết
buộc chọn Tự
6 LK32063 Vật lý đại cương 1 3 Toán cao cấp
10 CT31003 Giáo dục pháp luật 2 Không
11 NK31003 Giáo dục thể chất 2 1 Giáo dục thể chất 1
12 CT31008 Tư tưởng Hồ Chí Minh 2 Những NL cơ bản của CN Mác-Lênin
14 LK32064 Vật lý đại cương 2 3 Toán cao cấp, Vật lý đại cương 1
15 HS32116 Sinh học tổng quan về sự sống 2 Không
16 HS32117 Sinh học hình thái và giải phẫu cơ thể 3 Sinh học tổng quan về sự sống
17 CT31011 Đường lối cách mạng của ĐCSVN 3 Những nguyên lý cơ bản của CN Mác-Lênin,
TTH-CM
19 TL32044 Rèn luyện NVSP thường xuyên ở THCS 1 2 Tâm lý học, Giáo dục học
22 LK32065 Thực hành Vật lý đại cương 2 Vật lý đại cương 1, 2
23 LK32066 Điện tử học 2 Chọn môn Điện tử học hoặc Kỹ thuật điện
24 LK32067 Kỹ thuật điện 2 Chọn môn Điện tử học hoặc Kỹ thuật điện
25 HS32133 Phương pháp dạy học Sinh học ở trường THCS 2 Giáo dục học, Sinh học tổng quan về sự sống
26 DT31002 Giáo dục Quốc phòng-An ninh 11
27 TL32045 Rèn luyện NVSP thường xuyên ở THCS 2 2 Rèn luyện NVSP thường xuyên ở THCS 1
28 DT32002 Thực tập sư phạm 1 2 Các học phần về Phương pháp
Trang 8STT Mã HP Tên môn học Bắt Số tín chỉ Học phần tiên quyết
buộc chọn Tự
30 HS32118 Sinh học sinh lí và sinh hóa 3 PPDH Sinh học ở trường THCS, Sinh học tổng quan
về sự sống
31 HS32132 Phương pháp dạy học Hóa học tại trường THCS 2 Hóa đại cương, Hóa vô cơ, Hóa hữu cơ
32 LK32070 Thực hành Vật lý THCS 2 PPGD Vật lý ở trường THCS
33 LK32071 Phương pháp dạy học Vật lý ở trường THCS 2 Vật lý đại cương 1, 2
34 TL32046 Phương pháp nghiên cứu KHSP ứng dụng 1 Tâm lí học, Giáo dục học
35 TL32047 Kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục 2 Tâm lí học, Giáo dục học, Giáo dục pháp luật
36 HS32119 Sinh học di truyền và sinh sản 3 PPDH Sinh học ở trường THCS
37 HS32134 Phương pháp dạy học KHTN tại trường THCS 2 Không
38 HS32131 Khoa học trái đất 3 Hóa đại cương 1,2; Sinh học tổng quan về sự sống
39 HS32137 Hóa công nghệ môi trường 2 Chọn môn học Hóa công
nghệ môi trường hoặc môn Phương pháp tách trong hóa học
40 HS32008 Phương pháp tách trong hóa học 2
41 LK32068 Dao động và sóng 2 Chọn môn Dao động và
sóng hoặc môn Vật lý hạt nhân
43 HS32128 Hóa phân tích 2 Chọn môn Hóa phân tích
hoặc môn Tin học ứng dụng trong hóa học
44 HS32129 Tin học ứng dụng trong hóa học 2
45 HS32121 Sinh học phát triển và tiến hóa 2 Chọn môn Sinh học phát
triển và tiến hóa hoặc môn Sinh học ứng dụng
46 HS32122 Sinh học ứng dụng 2
47 HS32123 Sinh học những điều kỳ thú 2 Chọn môn Sinh học những
điều kỳ thú hoặc môn Sinh
học thực tập thiên nhiên
48 HS32124 Sinh học thực tập thiên nhiên 2
49 TL31013 Quản lý HCNN và quản lý ngành GDĐT 1 Không
50 DT32004 Thực tập sư phạm 2 4 Thực tập sư phạm 1
Trang 9b Xây dựng chuyên đề bồi dưỡng thường xuyên theo yêu cầu của giáo viên
Ngoài thực hiện chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên TH, THCS do Bộ Giáo dục và Đào tạo qui định, nhà trường đã biên soạn một số chuyên đề bồi dưỡng để giới thiệu đến các phòng GD&ĐT; các trường TH, THCS Căn cứ vào tình hình thực tiễn, nhu cầu của giáo viên các phòng phòng GD&ĐT; các trường TH, THCS sẽ làm việc với khoa Bồi dưỡng của trường CĐSP BR-VT để mời giảng viên báo cáo chuyên
đề cụ thể Nhà trường đã xây dựng một số chuyên đề sau (xem bảng 2 và 3):
Bảng 2 Các chuyên đề bồi dưỡng chung
STT Mã HP Tên môn học Bắt Số tín chỉ Học phần tiên quyết
buộc chọn Tự
51 HS32125 Phương pháp thiết kế mô hình thí nghiệm sinh học 2
Phần tự chọn của khóa luận
TN là 5TC
52 HS32126 Phương pháp nghiên cứu khoa học trong sinh học 3
53 HS32127 Phương pháp giải bài tập hóa học ở trường THCS 2
54 HS32128 Hóa học trong đời sống 3
55 LK32070 Phương pháp giải bài tập vật lý ở trường THCS 3
56 LK32071 Giải thích một số hiện tượng vật lý trong chương trình THCS 2
57 DT32009 Khóa luận tốt nghiệp 5
Tổng số đơn vị tín chỉ toàn khóa (chưa kể các học
phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng-An
TT Tên chuyên đề lượng Thời
(tiết)
Đối tượng bồi dưỡng
1 Cập nhật kiến thức pháp luật cho giáo viên dạy môn GDCD 15
GV MN, TH, THCS
2 Xây dựng môi trường văn hóa trường học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục 15
3 Ứng dụng đồng hồ vạn năng (VOM) để phát hiện hư hỏng của một số thiết bị điện. 15
Trang 10Bảng 3 Các chương trình bồi dưỡng giáo giáo viên dạy chương trình phổ thông
mới ở trường THCS
4 Phương pháp dạy học dự án nâng cao năng lực tự nghiên cứu của học sinh 15
GV Tiểu học và THCS
5 Kiểm tra đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực người học 15
6 Phương pháp bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh TH và THCS 15
7 Vận dụng kiến thức Toán học vào cuộc sống 15
8 Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học 15
9 Kĩ thuật xây dựng kịch bản thiết kế bài giảng elearning 15
10 Phương pháp kỷ luật HS theo hướng tích cực 15
11 Vận dụng Quizlet để kiểm tra, đánh giá việc học từ vựng tiếng Anh 15
12 Dạy và học kĩ năng nói tiếng Anh thông qua trò chơi 15
13 Phương pháp bàn tay nặn bột trong dạy học môn Khoa học tự nhiên 15
14 Thiết kế bài dạy học Toán THCS theo hướng dạy học tích cực 15
GV THCS
15 Hướng dẫn soạn bài giảng tích hợp dựa trên mô hình học tập trải nghiệm 15
16 Dạy học tích hợp –liên môn môn Khoa học tự nhiên ở trường phổ thông 15
17 Dạy học tích hợp –liên môn Khoa học xã hội ở trường phổ thông 15
19 Phương pháp bồi dưỡng học sinh giải toán bằng tiếng anh 15 GV Tiểu học
TT Tên chuyên đề lượng Thời
(tiết) Đối tượng BD
I Chương trình bồi dưỡng giáo viên dạy các môn Khoa học tự nhiên Giáo viên dạy các môn Lý, Hóa, Sinh
1 Modul 1 Sinh học tổng quan về sự sống 30
Giáo viên dạy Lý, Hóa
ở THCS
2 Modul 2 Thực hành, thí nghiệm trong giảng dạy Sinh học. 30
Giáo viên dạy Lý, Sinh
ở THCS
5 Modul 5 Thực hành hoá học ở trường THCS 30
Giáo viên dạy Hóa, Sinh ở THCS
8 Modul 8 Thực hành, thí nghiệm vật lý ở THCS 30