1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại thành phố buôn ma thuột, tỉnh đắk lắk

98 22 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 2,95 MB

Nội dung

iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” là một đề tài nghiên cứu độc lập dưới sự hướng dẫn của PGS.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

Trang 3

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” là một đề tài nghiên cứu độc lập dưới sự hướng

dẫn của PGS.TS Lê Chí Công Các số liệu và kết quả trong nghiên cứu là hoàn toàn trung thực, khách quan, có nguồn gốc rõ ràng và chưa được sử dụng để công bố dưới bất kỳ hình thức nào

Khánh Hòa, ngày tháng năm 2020

Tác giả luận văn

Trần Hữu Hưng

Trang 4

iv

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứu, ngoài những nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được sự quan tâm, động viên và giúp đỡ nhiệt tình từ Quý thầy

cô, bạn bè, gia đình và các đồng nghiệp để giúp tôi hoàn thành luận văn này

Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Quý thầy cô trường Đại học Nha Trang đã nhiệt tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành Quản lý kinh tế trong suốt hai năm qua

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới PGS.TS Lê Chí Công đã giành nhiều thời gian, công sức hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thành đề tài khoa học này

Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các chuyên gia của Sở Văn hóa, Thể thao

và Du lịch tỉnh Đắk Lắk đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin và cung cấp những đánh giá khảo sát

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn đã đóng góp các ý kiến giúp tôi hoàn thiện luận văn này

Cuối cùng, tuy có nhiều cố gắng nhưng trong đề tài khoa học này cũng không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong các Quý thầy cô, các chuyên gia và những người quan tâm đến đề tài tiếp tục đóng góp các ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn

Xin trân trọng chân thành cảm ơn!

Khánh Hòa, ngày tháng năm 2020

Tác giả luận văn

Trần Hữu Hưng

Trang 5

v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix

DANH MỤC BẢNG x

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ xi

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xii

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI 5

1.1 Một số khái niệm liên quan 5

1.1.1 Khái niệm du lịch 5

1.1.2 Khái niệm khách du lịch 5

1.1.3 Khái niệm sản phẩm du lịch 6

1.1.4 Phát triển du lịch 10

1.1.5 Du lịch sinh thái 10

1.1.6 Khái niệm sản phẩm du lịch sinh thái 11

1.1.7 Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái theo hướng bền vững 12

1.2 Lý thuyết liên quan phát triển sản phẩm phục vụ du lịch sinh thái 14

1.2.1 Các yêu cầu, nguyên tắc và lý thuyết marketing về phát triển sản phẩm du lịch 14 1.2.2 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái 15

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá để pháttriển sản phẩm du lịch sinh thái 15

1.3 Các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến phát triển sản phẩm phục vụ du lịch 16

1.3.1 Các nghiên cứu trong nước 16

1.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài 18

Trang 6

vi

1.4 Khung phân tích 19

1.5 Phương pháp nghiên cứu 20

1.5.1 Cách tiếp cận nghiên cứu 20

1.5.2 Phương pháp chọn mẫu du khách 22

1.5.3 Loại dữ liệu cần thu thập 22

1.5.4 Công cụ phân tích dữ liệu 23

CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TRONG GIAI ĐOẠN 2015-2019 24

2.1.Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của thành phố Buôn Ma Thuột 24

2.1.1.Vị trí của thành phố Buôn Ma Thuột trong phát triển du lịch sinh thái 24

2.1.1.1.Vị trí địa lý 24

2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 25

2.1.2 Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của thành phố Buôn Ma Thuột 25

2.2 Thực trạng phát triển du lịch thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2015 - 2019 33

2.2.1 Những kết quả đã đạt được 33

2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân 35

2.3 Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái của thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2015-2019 37

2.3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái thành phố Buôn Ma Thuột 37

2.3.1.1 Hệ thống phụ trợ 37

2.3.1.2 Năng lực của các doanh nghiệp và môi trường 38

2.3.1.3 Môi trường tự nhiên và đảm bảo An ninh quốc phòng 38

2.3.1.4 Nhận thức của xã hội và sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch 39

2.3.1.5 Tác động của biến đổi khí hậu 40

2.3.1.6 Công tác Quản lý nhà nước và cơ chế chính sách 40

Trang 7

vii

2.3.1.7 Công tác quy hoạch và phát triển du lịch 41

2.3.1.8 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 42

2.3.1.9 Tình hình phát triển KT-XH của địa phương 42

2.3.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá phát triển sản phẩm du lịch sinh thái thành phố Buôn Ma Thuột 44

2.3.2.1 Mô tả phương pháp thu thập và phân tích 44

2.3.2.2 Kết quả phân tích các chỉ tiêu 46

2.3.3 Đánh giá chung 52

2.3.3.1 Những kết quả đạt được 52

2.3.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 53

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI CỦA THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK 55

3.1 Định hướng, mục tiêu của phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 55

3.1.1 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 55

3.1.2 Mục tiêu phát triển của du lịch sinh thái tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 55

3.2.2.1 Mục tiêu tổng quát 55

3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể 55

3.2 Một số giải pháp nhằm phát triển du lịch sinh thái tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 57

3.2.1 Giải pháp về nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm du lịch sinh thái tại thành phố Buôn Ma Thuột 57

3.2.2 Giải pháp về phát triển vai trò trung tâm, gắn kết giữa các điểm du lịch trong thành phố và giữa các địa phương trong tỉnh 58

3.2.2 Giải pháp về tăng cường xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch sinh thái 59

3.2.3 Giải pháp về nâng cao nhận thức về vị trí và vai trò của du lịch sinh thái 61

3.2.5 Giải pháp về phát triển cơ sở hạ tầng 62

Trang 8

viii

3.2.6 Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 64

3.2.7 Giải pháp về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường đảm bảo phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững 65

3.2.8 Giải pháp về hoàn thiện chính sách quản lý phát triển du lịch thái 66

3.3 Một số kiến nghị nhằm phát triển du lịch sinh thái tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong thời gian tới 67

3.3.1 Kiến nghị với các Bộ ngành và Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk 67

3.3.2 Kiến nghị với Ủy Ban Nhân Dân thành phố Buôn Ma Thuột 68

KẾT LUẬN CHUNG 69

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 71 PHỤ LỤC

Trang 10

Bảng 2.6 Thống kê các điểm tham quan du lịch sinh thái tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 49 Bảng 2.7 Đánh giá cảm nhận của du khách về các yếu tố cấu thành chất lƣợng sản phẩm du lịch sinh thái tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk 50

Trang 11

xi

DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Hình 1.1 Mô hình phát triến bền vững của ngân hàng Thế giới World Bank 12

Hình 1.2 Mô hình phát triến bền vững của Villen (1990) 13

Hình 1.3 Khung phân tích phát triển du lịch sinh thái 18

Hình 1.4 Khung phân tích phát triển sản phẩm du lịch sinh thái 20

Hình 1.5 Quy trình nghiên cứu 21

Sơ đồ 1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch 15

Trang 12

xii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Mục tiêu của đề tài “Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” là đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng

và thực trạng của sản phẩm du lịch sinh thái tại thành phố Buôn Ma Thuột, xác định các cơ hội và thách thức trong phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại thành phố Buôn

Ma Thuột, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại thành phố Buôn Ma Thuột theo hướng bền vững

Dựa trên các lý thuyết về phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, các nghiên cứu trong và ngoài nước Tác giả đã xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, gồm 10 nhân tố: (1) Hệ thống du lịch phụ trợ, (2) Năng lực các doanh nghiệp và môi trường, (3) Môi trường tự nhiên và đảm bảo an ninh, quốc phòng, (4) Nhận thức xã hội và sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch, (5) Tác động của biến đổi khí hậu, (6) Công tác quản lý nhà nước và

cơ chế chính sách phát triển du lịch, (7) Công tác quy hoạch phát triển du lịch, (8) Cơ

sở hạ tầng phục vụ du lịch, (9) Tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương, (10) Tính thời vụ của du lịch

Dữ liệu thu thập theo 2 nguồn: Dữ liệu thứ cấp từ các cơ quan quản lý địa phương về du lịch, số liệu từ cục thống kê Đắk Lắk và các báo cáo đã thực hiện giai đoạn 2014-2019 cũng như các đề tài nghiên cứu đã công bố trong thời gian qua; Dữ liệu sơ cấp từ việc thu thập các ý kiến tham vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực du lịch và các ý kiến đánh của của khách du lịch thông qua các bảng câu hỏi Sau khi thu thập sử dụng phần mềm thống kê để đánh giá giá trị trung bình từ đó có những so sánh, phân tích các kết quả đạt được, nguyên nhân, hạn chế trong phát triển sản phẩm

du lịch sinh thái tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk Qua những kết quả đó, tác giả đề xuất một số giải pháp và có những kiến nghị để phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại thành phố Buôn Ma Thuột, đóng góp vào sự phát triển của tỉnh và nâng cao cuộc sống của người dân, đồng thời cũng định hướng phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững

Từ khóa: Sản phẩm du lịch, du lịch sinh thái, thành phố Buôn Ma Thuột

Trang 13

1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong “Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm

2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Tây Nguyên là một trong 7 vùng du lịch trong cả nước, bao gồm 5 tỉnh: Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.Vùng này có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển và hình thành những sản phẩm du lịch độc đáo với “Con đường xanh Tây Nguyên” là trọng tâm phát triển Trong đó tỉnh Đắk Lắk từ lâu đã được biết tới như là vùng đất với văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, kho tàng sử thi, kiến trúc nhà dài, những ca khúc đầy chất lửa mang âm hưởng đại ngàn…Bên cạnh đó, Đăk Lăk còn sở hữu một hệ thống khung cảnh thiên nhiên hùng

vĩ và thơ mộng Tiêu biểu là những ngọn thác như: thác Gia Long, Dray Sáp, thác Thủy Tiên, thác Suối Mơ, nhiều hồ lớn thơ mộng như: hồ Lăk, hồ Ea Kao, hồ Ea Đờn, hồ Đăk Minh, các khu rừng nguyên sinh như: vườn quốc gia Yok Đôn, Chư Yang Sin, khu lâm viên Ea Kao

Thành phố Buôn Ma Thuột có vai trò là trung tâm của vùng Tây Nguyên và tỉnh Đắk Lắk, có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch Thành phố có hệ thống đường bộ liên vùng, có cảng hàng không là cơ sở quan trọng để thành phố kết nối với các vùng và địa phương khác Thành phố hướng đến là trung tâm trung chuyển, du lịch và dịch vụ của tỉnh, có sản phẩm du lịch độc đáo, đa dạng, hấp dẫn, có

hạ tầng hiện đại, đồng bộ, có khả năng cạnh tranh với các vùng du lịch khác Mục tiêu đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần phát triển kinh tế- xã hội, tạo công ăn việc làm, nâng cao mức sống cho người dân Thiên nhiên kỳ thú đã tạo cho Buôn Ma Thuột có một tiềm năng du lịch sinh thái hấp dẫn, độc đáo với những ngọn thác hùng vĩ, nhiều sông hồ lớn thơ mộng các khu rừng nguyên sinh Từ đó hình thành các sản phẩm về du lịch đa dạng như du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch mạo hiểm, du lịch nông nghiệp, đồn điền, du lịch khám phá, Với các địa danh tham quan nổi tiếng như Hồ Ea Kao, Thác Thủy Tiên, Khu du lịch Ko Tam, Khu du lịch sinh thái Đồi Thông, Khu du lịch Suối Ong, Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái của địa phương hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của thành phố Nhiều khu du lịch, điểm du lịch khai thác ở dạng tự nhiên, chưa được đầu

Trang 14

2

tư tôn tạo đúng mức Chương trình du lịch còn đơn điệu, trùng lắp, chưa đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách, của mỗi thị trường Việc bảo tồn, nâng cấp các di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật phục vụ cho hoạt động du lịch còn nhiều bất cập Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, nhất là với khách nước ngoài, tuy đã có những tiến bộ nhiều so với các năm trước, nhưng còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thông tin

của khách du lịch và các nhà đầu tư Vì vậy tôi lựa chọn đề tài“Phát triển sản phẩm

du lịch sinh thái tại thành phố Buôn Ma Thuột” làm đề tài tốt nghiệp Thạc sĩ ngành

Quản lý Kinh tế với mong muốn đưa ra các giải pháp để du lịch sinh thái trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh và vùng Tây Nguyên, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đồng thời cũng định hướng phát triển du lịch sinh thái một cách bền vững, ngoài ra còn gợi ý cho các nhà lãnh đạo một số giải pháp giúp các nhà quản lý du lịch và chính quyền địa phương tham khảo, điều chỉnh hoặc xây dựng các chính sách phát triển du lịch tại tỉnh

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Mục tiêu tổng quát:

Trên cơ sở đánh giá được thực trạng và tiềm năng về phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại TP Buôn Ma Thuột, nhận định những thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức ảnh hưởng tới quá trình phát triển du lịch sinh thái tại thành phố Buôn Ma Thuột, đề tài đưa ra những giải pháp nhằm góp phần phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh nhà theo hướng bền vững trong những năm tới

Trang 15

3

3 Câu hỏi nghiên cứu

+ Đâu là những điểm mạnh, điểm yếu, tiềm năng và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm du lịch sinh thái tại thành phố Buôn Ma Thuột ?

+ Đâu là các cơ hội và thách thức trong phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới?

+ Làm thể nào để phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại thành phố Buôn Ma Thuột theo hướng bền vững trong thời gian tới?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng khảo sát: Tập trung khảo sát ý kiến chuyên gia và du khách khi sử

dụng dịch vụ du lịch sinh thái tại thành phố Buôn Ma Thuột

- Đối tượng nghiên cứu: Khung lý thuyết về phát triển sản phẩm du lịch sinh

thái; Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh sản phẩm; Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2014 - 2019 và những giải pháp phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: Các điểm du lịch sinh thái ở thành phố Buôn Ma Thuột có tiềm

năng cho phát triển sản phẩm du lịch sinh thái như: Hồ Ea Kao, Thác Thủy Tiên, Khu

du lịch Ko Tam, Khu bảo tồn lan rừng vườn Troh Bư, …

+ Thời gian: Đề tài tập trung phân tích thực trạng phát triển sản phẩm du lịch

sinh thái tại thành phố Buôn Ma Thuột giai đoạn 2014-2019 (số liệu được điều tra thứ cấp từ Sở VHTTDL, và phòng Văn hóa thông tin các huyện/thị/thành phố trong tỉnh;

số liệu sơ cấp được điều tra phỏng vấn từ chuyên gia trong ngành du lịch)

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu số liệu thứ cấp:

Thu thập các số liệu thứ cấp từ các cơ quan quản lý địa phương về du lịch (Phòng VH&TT thành phố, Sở VHTTDL, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch, Hiệp hội du lịch Đắk Lắk); số liệu cục thống kê Đắk Lắk và các báo cáo đã thực hiện giai đoạn 2014-2019 cũng như các công trình nghiên cứu đã công bố trong thời gian qua

Trang 16

4

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp từ điều tra chuyên gia:

Phương pháp này nhằm thu thập những ý kiến tham vấn của chuyên gia trong lĩnh vực du lịch (quản lý ngành du lịch, quản lý doanh nghiệp du lịch, nhà nghiên cứu

và giảng dạy về du lịch) để đánh giá tiềm năng và thế mạnh cũng như các cơ hội và thách thức cho phát triển sản phẩm du lịch tạithành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới

- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp từ điều tra du khách:

Nhằm đánh giá hiện trạng sản phẩm du lịch hiện tại của thành phố Buôn Ma Thuột và tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của du khách khi đến du lịch tại thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới, nghiên cứu sẽ thiết kế phiếu câu hỏi để tiến hành điều tra đánh giá của du khách (cả quốc tế và nội địa) Các kết quả điều tra là bằng chứng khoa học quan trọng giúp đề tài đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản phẩm

du lịch sinh thái tại thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới

- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp và viết báo cáo

6 Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu

Nhằm đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái trên địa bàn

thành phố Buôn Ma Thuột Qua đó, chỉ ra những điểm mạnh, yếu và nguyên nhân từ

đó đề xuất những giải pháp cơ bản, có khả năng áp dụng trong thực tiễn, góp phần phát triển sản phẩm du lịch sinh thái trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột trong thời gian tới Ngoài ra, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan và

cá nhân trong việc nghiên cứu quản lý phát triển sản phẩm du lịch sinh thái theo hướng bền vững

Trang 17

5

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH

SINH THÁI 1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm du lịch

Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và các dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp (Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà, 2012)

Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) đã đưa ra quan niệm:

“Du lịch là những hoạt động mà mối quan hệ phát sinh do những tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình đón khách và phục vụ khách du lịch”

Nhà nghiên cứu Trần Nhạn đưa ra một khái niệm khá toàn diện về bản chất đích thực, cơ bản của du lịch: “Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích

sinh lợi được tính bằng đồng tiền” [3, tr.30]

Theo Điều 4 - Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.”[7, tr.9]

1.1.2 Khái niệm khách du lịch

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), khách du lịch bao gồm:

- Khách du lịch quốc tế (International Tourist):

+ Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): là những người từ nước ngoài đến du lịch một quốc gia

Trang 18

6

+ Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): là những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài

- Khách du lịch trong nước (Internal tourist): Gồm những người là công dân

của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ quốc gia đó đi

du lịch trong nước

- Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Bao gồm khách du lịch trong nước

và khách du lịch quốc tế đến Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thu hút khách trong một quốc gia

- Khách du lịch quốc gia (National tourist): Gồm khách du lịch trong nước và

khách du lịch quốc tế ra nước ngoài

Theo Luật Du lịch của Việt Nam:

- Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến

- Khách du lịch quốc tế (International tourist): là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch

- Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): là công dân Việt nam và người nước

ngoài cư trú tại Việt nam đi du lịch trong vi phạm lãnh thổ Việt Nam

1.1.3 Khái niệm sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là tất cả những gì có thể cung cấp cho sự chiếm hữu, sự sử dụng hoặc tiêu thụ của một thị trường Sản phẩm có thể là những vật thể, những con người, những địa điểm, những tổ chức và những ý tưởng (Kotler, 2003)

Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác và các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó (Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà, 2012)

Theo điểm 10, điều 4, Luật Du lịch Việt Nam (năm 2005) : “Sản phẩm du lịch

là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến

đi du lịch” Các dịch vụ đó bao gồm: dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu

Trang 19

7

trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ thông tin hướng dẫn và các dịch

vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

Chúng ta biết rằng, quan điểm khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau tới việc phát triển sản phẩm du lịch Nếu theo quan điểm trên của Luật Du lịch thì sản phẩm du lịch vẫn chỉ đơn thuần là hoạt động của các ngành dịch vụ Tuy nhiên, trên thực tế nội dung của hoạt động du lịch phong phú hơn nhiều

Các khái niệm về sản phẩm du lịch rất đa dạng do nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng hầu hết đều có chung những đặc điểm của sản phẩm du lịch

Mill (1990) trong tác phẩm: “Du lịch - ngành kinh doanh quốc tế” (Tourism the International Business) cho rằng du lịch có 4 chiều định vị, hay 4 không gian du lịch (tourism dimensions):

(1) Điểm hấp dẫn du lịch: Điểm hấp dẫn có ý nghĩa thu hút khách đến du lịch,

là động cơ khởi sự du lịch Điểm hấp dẫn có thể là tự nhiên, cũng có thể là các điểm văn hóa, các nhóm dân tộc thiểu số hoặc các khu vui chơi giải trí

(2) Các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Cơ sở vật chất kỹ thuật thường hỗ trợ cho sự phát triển của điểm đến du lịch, chúng thường là các cơ sở lưu trú, nhà hàng, các dịch vụ bổ trợ và kết cấu hạ tầng

(3) Vận chuyển du lịch: Vận chuyển khách là chiều không gian thứ 3 của du lịch Nó có vai trò quan trọng là đưa khách tới điểm hấp dẫn du lịch Vận chuyển khách là một yếu tố quyết định đến việc phát triển mở rộng của du lịch Nếu phương tiện và giá cả vận chuyển đắt đỏ thì ít hấp dẫn được du khách

(4) Lòng hiếu khách: Lòng hiếu khách của điểm đến là không gian thứ 4, đây cũng là một chiều không gian quan trọng của du lịch Nó có ý nghĩa quảng bá hình ảnh cho điểm đến rất lớn

Như vậy là theo thời gian, khái niệm về sản phẩm du lịch đã có góc nhìn ngày càng mở rộng hơn Từ chỗ chỉ coi sản phẩm du lịch là một số loại hình kinh doanh dịch vụ, đến nay sản phẩm du lịch đã trở thành một khái niệm rất rộng, được cấu thành bởi nhiều yếu tố vật chất và phi vật chất có khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng của con người đương đại

Trang 20

8

Trên cơ sở đi sâu phân tích khái niệm về nhu cầu du lịch, các dạng thì thể hiện của nhu cầu và tổng hợp các khái niệm đã có về sản phẩm du lịch, trong khuôn khổ điều kiện đặc thù của du lịch Việt Nam, để tài đề xuất một cách tiếp cận mới với khái niệm về sản phẩm du lịch dựa trên việc phân tích bản chất của hoạt động du lịch: Sản phẩm du lịch tổng thể của một điểm đến là sự hòa trộn mang tính qui luật của các giá trị tự nhiên và nhân văn, các giá trị vật thể và phi vật thể chứa đựng trong không gian của một điểm đến Sản phẩm du lịch có thể sẽ đem lại cho du khách những ấn tượng

và cảm xúc đặc trưng nhất về điểm đến

Đặc điểm của sản phẩm du lịch:

Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt, không phải là một sản phẩm lao động cụ thể biểu hiện dưới hình thái vật chất mà là sản phẩm vô hình biểu hiện bằng nhiều loại dịch vụ Nói một cách tổng quát, sản phẩm du lịch chủ yếu có đặc điểm dưới đây:

- Tính tổng hợp:

Sản phẩm du lịch là kết hợp các loại dịch vụ mà cơ sở du lịch liên quan cung cấp nhằm thoả mãn các nhu cầu của du khách Nó vừa bao gồm sản phẩm lao động vật chất, tinh thần, vừa bao gồm sản phẩm phi lao động và vật tự nhiên Sản xuất và kinh doanh sản phẩm du lịch liên quan tới rất nhiều ngành nghề khác ngoài bộ phận du lich:

bộ phận sản xuất tư liệu vật chất như kiến trúc, Công nghiệp nhẹ, sản xuất nông sản phẩm, vừa bao gồm một số bộ phận phi sản xuất vật chất như văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế Do tính tổng hợp của sản phẩm du lịch, nơi du khách tới du lịch, tiến hành quy hoạch toàn diện, sắp xếp điều chỉnh nhịp nhàng việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm du lịch là cần thiết

- Tính không thể dự trữ:

Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm dịch vụ là chủ yếu, nên có tính hết không thể dự trữ như sản phẩm vật chất nói chung Sản phẩm du lịch không tồn tại quá trình “sản xuất” độc lập, kết quả “sản xuất” lại không biểu hiện bằng hiện vật cụ thể, giá trị của nó được chuyển dịch từng bước trong quá trình mỗi lần tiêu thụ sản phẩm Sau khi du khách mua sản phẩm du lịch, cơ sở du lịch liền trao quyền sử dụng sản phẩm liên quan trong thời gian quy định Nếu sản phẩm du lịch chưa thể bán ra kịp

Trang 21

9

thời thì không thể thực hiện giá trị của nó, xem như mất điều này; và tổn thất không thể bù đắp được Đặc trưng tính không thể dự trữ của sản phẩm du lịch cho thấy trong việc sản xuất sản phẩm du lịch và thực hiện giá trị phải lấy việc mua thực tế của du khách làm tiền để: “Khách hàng là Thượng đế”…

- Tính không thể chuyển dịch:

Do nội dung hoạt động du lịch được thể hiện tại nơi du khách đến, nên du khách chỉ có thể tiến hành tiêu thụ ở nơi sản xuất sản phẩm du lịch chứ không thể như sản phẩm vật chất nói chung có thể chuyển khỏi nơi sản xuất đi tiêu thụ ở nơi khác Trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch không xảy ra việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm, du khách chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch trong thời gian và địa điểm nhất định chứ không có quyền sở hữu sản phẩm Do tính không thể chuyển dịch của sản phẩm du lịch, việc lưu thông sản phẩm du lịch chỉ có thể biểu hiện ra qua việc thông tin về sản phẩm du lịch và trực tiếp ảnh hướng tới lượng nhu cầu du lịch lớn hay nhỏ Vì thế công tác tuyên truyền và giới thiệu du lịch có ý nghĩa rất lớn

- Tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ:

Khác với sản phẩm nói chung, việc sản xuất sản phẩm du lịch là lấy du khách tới đích du lịch làm tiền để Chỉ khi du khách tới nơi sản xuất thì việc xây dựng sản phẩm du lịch mới xảy ra, cũng chỉ khi du khách tiếp nhận dịch vụ du lịch thì chi phí du lịch của anh ta mới bắt đầu, hoạt động dịch vụ du lịch yêu cầu cả hai bên người sản xuất và người tiêu thụ cùng tham gia để hoàn thành Trong ý nghĩa này, việc sản xuất

và tiêu thụ sản phẩm du lịch là xảy ra cùng lúc và cùng chỗ Tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch khiển cơ sở du lịch không thể kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm du lịch trước khi du khách ra yêu cầu cao hơn đối với sản phẩm du lịch, điều đó đề ra yêu cầu cao hơn đối với người sản xuất sản phẩm du lịch

Trang 22

10

Hơn nữa việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch tất yếu liên quan tới các nhân tố nhiều mặt về chính trị, kinh tế, xã hội, thiên nhiên của nơi đích tới du lịch và nơi nguồn khách Do tính dễ lao động của sản phẩm du lịch về sản xuất và tiêu thụ, đích tới du lịch phải tuân thủ quy luật phát triển theo tỷ lệ, làm tốt quy hoach du lịch, xử lý đúng đến quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận, giữa các yếu tố

1.1.4 Phát triển du lịch

Du lịch là ngành dịch vụ hoạt động trong nền kinh tế nhằm thỏa mãn những nhu cầu vui chơi giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, các nét đẹp văn hóa… của dân cư các miền khác nhau trên thế giới để thu được lợi nhuận

Vì vậy, việc đẩy mạnh PTDL thường được các quốc gia trên thế giới quan tâm

đề cao vì tính hiệu quả của nó, đôi khi nó còn được gọi là “nền công nghiệp không khói” Trên cơ sở khái niệm phát triển đã được giới thiệu ở trên, ta có thể đi đến việc xác lập nội hàm của PTDL như sau: Đó là sự gia tăng sản lượng và doanh thu cùng mức độ đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế, đồng thời có sự hoàn thiện về mặt

cơ cấu kinh doanh, thể chế và chất lượng kinh doanh của ngành du lịch

ghép là “du lịch” và “sinh thái” trước đó vốn đã quen thuộc với nhiều người Nhưng

cũng có nhiều người lại cho rằng du lịch sinh thái là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái hay khu vực diễn ra các hoạt động du lịch sinh thái Những quan niệm ban đầu này đã dần hình thành nên định nghĩa về du lịch sinh thái về sau

Định nghĩa đầu tiên về du lịch sinh thái là của Hector Ceballos - Lascurain, ông được xem là nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái năm 1987: “Du lịch

sinh thái là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: Nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động, thực vật cũng như những biểu thị văn hóa (cả quá khứ và hiện tại) được

Trang 23

11

khám phá trong khu vực này” Định nghĩa này đã tổng hợp khá đầy đủ về du lịch sinh thái, nhưng chỉ dừng lại ở sự “trân trọng tự nhiên” mà còn thiếu các yếu tố khác như

phát triển cộng đồng hay phát triển bền vững

Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế định nghĩa:“Du lịch sinh thái là việc đi lại có

trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”

Ở Việt Nam, định nghĩa về du lịch sinh thái đã được đưa vào trong Luật Du lịch

có nội dung như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn

với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng hướng tới phát triển bền vững” Định nghĩa trên đã nêu một cách khái quát khá đầy đủ đặc tính của loại

hình du lịch sinh thái

Ngoài ra, còn có rất nhiều tên gọi và khái niệm về các loại hình du lịch khác có liên quan và gần gũi về ý nghĩa với du lịch sinh thái như loại hình du lịch dựa vào tự nhiên, du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm, du lịch thân thiện với môi trường, du lịch xanh,

Như vậy, từ những quan niệm ban đầu tới những định nghĩa đầu tiên cho tới hiện tại, có thể thấy nội dung về du lịch sinh thái đã có nhiều thay đổi theo hướng nhìn nhận đầy đủ và sâu sắc hơn Từ chỗ đơn thuần chỉ được hiểu là kết hợp của hai yếu tố

“du lịch” và “sinh thái”,cho tới nay nội dung về du lịch sinh thái đã có cách nhìn tích

cực hơn và trở thành loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường, thể hiện ở tính giáo dục và diễn giải về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn sinh thái và đem lại lợi ích chung cho cộng đồng địa phương Điều này đã khiến cho du lịch sinh thái trở thành một loại hình du lịch riêng, hoàn toàn không đồng nghĩa với du lịch thiên nhiên hay du lịch môi trường mặc dù cũng lấy các hệ sinh thái làm đối tượng

1.1.6 Khái niệm sản phẩm du lịch sinh thái

Xây dựng sản phẩm DLST là phần quan trọng nhất trong các kế hoạch quy hoạch phát triển DLST Khi xây dựng một sản phẩm DLST cần phải chú ý đến các tiêu chí sau giúp cho việc xác định một khu vực có thể quy hoạch thành một điểm DLST:

- Khu vực định hướng phát triển DLST phải có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và có sức cuốn hút đối với khách du lịch;

Trang 24

12

- Khu vực phải có những đặc trưng tự nhiên độc đáo mà du khách quan tâm và

có ý nghĩa giáo dục đối với du khách;

- Khu vực phải đa dạng về các loài động thực vật, đặc biệt là các loài quý hiếm, đặc hữu đang bị đe dọa;

- Khu vực đang bị đe dọa bởi các hoạt động như khai thác rừng lấy gỗ, săn bắt bừa bãi các loài động vật hoang dã Những hoạt động này có thể phá hủy các tài nguyên thiên nhiên Việc thành lập khu du lịch có thể ngăn chặn những hành động trên, giúp duy trì những nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng thời còn tạo ra nguồn doanh thu cho người dân địa phương và cho việc bảo tồn tài nguyên;

- Tài nguyên văn hóa và lịch sử của vùng phải nổi bật và đóng vai trò quan trọng trong nền lịch sử và văn hóa quốc gia

- Các hoạt động DLST và sự có mặt của du khách sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến các giá trị văn hóa bản địa của khu vực

1.1.7 Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái theo hướng bền vững

Hiện nay có khá nhiều quan điểm khác nhau về phát triển bền vững, song tựu trung, tất cả đều thống nhất ở các nội dung sau: “Phát triển bền vững là sự phát triểnhài hòa cả về 3 mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường để đáp ứng những nhu cầu về đời sống

vật chất, văn hóa, tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng không làm tồn hại, gây trở ngại

đến khả năng cung cấp tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội mai sau, không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ trong tương lai”

Hình 1.1 Mô hình phát triến bền vững của ngân hàng Thế giới World Bank

Trang 25

13

Hình 1.1 Mô hình phát triến bền vững của Villen (1990)

Như vậy, muốn phát triển bền vững thì phải cùng đồng thời thực hiện ba mục tiêu: (1) Phát triển có hiệu quả về kinh tế; (2) Phát triển hài hòa các mặt xã hội; nâng cao mức sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cư; (3) Cải thiện môi trường môi sinh, bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau (Hình 2.1 và Hình 2.2)

Đối với phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững: Là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo các khả năng đáp ứng nhu cầu cho thế hệ tương lai PTDL luôn gắn với môi trường trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau

Như vậy, phát triển sản phẩm du lịch sinh thái theo hướng bền vững là giúp cho ngành du lịch có cơ hội phát triển lâu dài và trở thành ngành kinh tế trọng điểm của nhiều địa phương, thậm chí của cả ngành kinh tế; góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển những vùng đồng bào dân tộc, miền núi, thay đổi tư duy tập quán của dân cư, khôi phục, tôn tạo, bảo tồn văn hóa bản đ ịa Nhờ phát triển d u l ị c h s in h thái theo hướng bền vững sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm phá rừng và tài nguyên khác, khôi phục, tôn tạo, gìn giữ danh lam thắng cảnh, tài nguyên thiên nhiên

Trang 26

14

1.2 Lý thuyết liên quan phát triển sản phẩm phục vụ du lịch sinh thái

1.2.1 Các yêu cầu, nguyên tắc và lý thuyết marketing về phát triển sản phẩm du lịch

- Yêu cầu chủ đạo và xuyên suốt quá trình xã hội và phát triển sản phẩm du lịch,

đó là phát triển bền vững: Thỏa mãn các nhu cầu du lịch của thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn cho điểm đến mà không làm suy giảm quá nhiều chất lượng của tài nguyên và môi trường trong tương lai

- Để bảo đảm được yêu cầu này, phát triển sản phẩm phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Sự thỏa mãn về sinh lý: những bữa ăn ngon, giường ngủ đạt chuẩn, môi trường du lịch thoải mái…

+ Sự thỏa mãn về kinh tế: mức gia tương ứng với giá trị và chất lượng, phục vụ nhanh chóng, thuận tiện…

+ Sự thỏa mãn về xã hội: khi tham gia vào một chương trình du lịch, du khách được giao lưu, học hỏi, tiếp cận với nhiều điều mới mẻ đầy bổ ích

+ Sự thỏa mãn về tâm lý: khi tham gia du lịch, du khách được đảm bảo an toàn tuyệt đối, được tôn trọng, họ được thể hiện đẳng cấp của bản thân

Trang 27

15

1.2.2 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

Có 10 nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch sinh thái:

Sơ đồ 1.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch

Nguồn: Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình kinh tế du lịch (2013)

1.2.3 Các tiêu chí đánh giá để pháttriển sản phẩm du lịch sinh thái

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành liền vùng và xã hội

hóa cao với sự tham gia của nhiều thành phần xã hội Sự phát triển của du lịch sinh thái và sản phẩm du lịch sinh thái phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng của quốc gia nói chung và của địa phương nói

Hệ thống

du lịch phụ

trợ

Năng lực các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh

Môi trường

tự nhiên và đảm bảo an ninh quốc phòng

Nhận thức xã hội và

sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt đông DL

Tác động của biến đối khí hậu

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

và phát triển DL sinh thái

Cơ sở hạ tầng phục

vụ DL

Tình hình phát triển KT – XH của địa phương

Tính thời

vụ của du lịch

Cung du

lịch

Cầu du lịch

Phát triển SPDLsinh thái

Trang 28

1.3.1 Các nghiên cứu trong nước

[1] Nghiên cứu của tác giả Đinh Kiệm về “Phát triển DLST ở các tỉnh vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020”(2013) đã nghiên cứu những nội dung

cụ thể như về phát triển DLST văn hóa-làng nghề, DLST văn hóa cộng homestay, bài học về khai thác biển đảo gắn với việc bảo tồn tại các khu bảo tồn thiên nhiên biển,…Kết quả được đúc rút qua những kinh nghiệm cốt lõi về điều kiện môi trường KT-XH tương đồng với vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ

đồng-[2] Phạm Văn Bảy (2015) với đề tài nghiên cứu khoa học“Cơ sở lý luận và thực

tiễn phát triển sản phẩm du lịch biển khu vực Vịnh Xuân Đài và vùng phụ cận” Đề

xuất các giải pháp xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch biển phù hợp với đặc trưng về tiềm năng du lịch của Vịnh Xuân Đài và vùng phụ cận (Gành Đá Đĩa, đầm Cù Mông, đầm Ô Loan ) nhằm khai thác có hiệu quả sản phẩm du lịch biển của tỉnh Phú Yên

[3] Các nghiên cứu khoa học: “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” và “Nghiên cứu và đề xuất tiêu chí khu DLST Việt Nam” do Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch soạn thảo; “Du lịch sinh thái những vấn đề về

lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” do Phạm Trung Lương chủ biên; “Du lịch sinh thái - Ecotourism” do Lê Huy Bá biên soạn đều có chung nhận định Du lịch sinh thái là loại hình du lịch tạo ra mối quan hệ hữu cơ, hòa đồng giữa con người với thiên nhiên, thúc đẩy ý thức trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ môi trường Phát triển

du lịch sinh thái đang trở thành xu hướng phát triển du lịch bền vững hiện nay ở nước

ta nói riêng và cả thế giới nói chung

[4] Nghiên cứu của Phan Đông Nhựt (2015) với đề tài“Nghiên cứu sản phẩm

du lịch biển đảo tỉnh Quảng Nam” Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu, thu thập

và tổng quan tài liệu về các vấn đề liên quan như tài liệu, công trình nghiên cứu về du

Trang 29

17

lịch biển đảo, các thông tin về tài nguyên du lịch biển đảo, về hệt hống dịch vụ du lịch,

về khách du lịch thu thập các dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát thực địa, phỏng vấn khách du lịch và cung cấp sản phẩm du lịch điều tra xã hội học để bổ sung thông tin; đánh giá thực trạng về sự hài lòng của khách du lịch, nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào việc tạo ra các sản phẩm du lịch biển đảo, qua đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa ấn phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam

[5] Nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Thảo (2012) với đề tài“Phát triển sản phẩm

du lịch tại thành phố Đà nẵng” Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm hệ thống hóa

những vấn đề lý luận liên quan đến các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch; đánh giá thực trạng việc phát triển các sản phẩm du lịch của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến Từ đó đưa ra lập luận cho định hướng phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn thì việc phát triển sản phẩm du lịch là con đường ngắn nhất để Đà Nẵng tạo nên thương hiệu

và tự khẳng định mình Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn tác giả cho thấy, yêu cầu thiết yếu nhất đối với bất kỳ sản phẩm du lịch phải là: Có nét đặc trưng độc đáo và đáp ứng được nhu cầu đa dạng thị trường; Bảo tồn và tôn vinh được các giá trị tài nguyên

và môi trường khu vực; Đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao

[6] Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Chi (2013) với Đề tài “Phát triển du lịch

sinh thái tỉnh Phú Yên thực trạng và giải pháp” nghiên cứu cơ bản toàn diện du lịch

sinh thái tỉnh Phú Yên trên bình diện tổng thể, trong mối quan hệ với các địa phương trong khu vực, kể cả trong nước và với các nước bạn đã cho thấy du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên, đang trong quá trình định hình và phát triển đã đem lại những hiệu quả kinh

tế - xã hội nhất định Từ đó, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản để các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Phú Yên tham khảo, nghiên cứu làm tiền đề xây các quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư phát triển du lịch với quan điểm khai thác hợp lý và có hiệu quả có tiềm năng du lịch sinh thái trên địa bàn và phù hợp đưa du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng, làm động lực thúc đẩy sự phát triển các thành phần kinh tế khác; từng bước đưa Phú Yên thành một trong những địa bàn quan trọng, thu hút du lịch của khu vực Miền Trung nói riêng và là điểm dừng quan trọng trong hành trình du lịch Bắc - Nam và Đông - Tây

Trang 30

18

1.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài

[1] Nghiên cứu của Thong Kon (2011) về “The development of tourism anh ecotourism in Combodia” được đăng trên Tạp chí Journal of Economics and Development, số 42 Theo đó, mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá hiện trạng phát triển du lịch sinh thái “du lịch dựa vào cộng đồng” trong thời gian qua thông qua các chiến lược phát triển, bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống Nghiên cứu tiếp cận theo hướng: cộng đồng địa phương, du lịch, tài nguyên thiên nhiên và khu vực bảo vệ từ đó xác định hai khu vực Peam Krasop và Chi Phat cho việc hình thành các nguyên tắc và chiến lược phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững Dựa trên phương pháp chuyên gia, nghiên cứu đã tiến hành phân tích SWOT nhằm xác định các cơ hội, thách thức, tiềm năng, lợi thế và điểm hạn chế cho phát triển du lịch sinh thái ở hai khu vực trên làm cơ sở cho việc đề xuất định hướng, quan điểm, mục tiêu và các chiến lược phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững

[2] Nghiên cứu của Ross & Wall (1999) với chủ đề “Ecotourism: towards congruence between theory and practice” được đăng trên Tạp chí Tourism Management, 20, 123-132 Nghiên cứu đã làm rõ khái niệm, quan điểm tiếp cận du lịch sinh thái từ lý thuyết đến thực tiễn Dựa trên những luân giải về du lịch sinh thái, việc phát triển loại hình du lịch này được đề cập đầy đủ trong ba đối tượng chính: (1) Cộng đồng địa phương; (2) Khách du lịch và (3) Khu du lịch (công viên) nơi bảo tồn các giá trị tài nguyên thiên nhiên Mô hình được các tác giả phát triển đề đề cập trong hình 1.3 với sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành phần này

Hình 1.3 Khung phân tích phát triển du lịch sinh thái

Nguồn: Khung phân tích phát triển du lịch sinh thái (Ross & Wall, 1999)

Cộng đồng địa phương

Khu du lịch/Công viên

Du khách Quản lý/Chính sách

Trang 31

19

[3] Nghiên cứu của Kreng Lindberg và DoLnal E – Hawkins về “Du lịch sinh thái: hướng dẫn lập quy hoạch và bảo tồn môi trường thiên nhiên” (1999) Budowsk (1976), Buckley và Pannel (1990), các tác giả này, với các nghiên cứu của mình đều đi đến thống nhất là cần cò một loại hình du lịch nhạy cảm và có trách nhiệm với môi trường đó là du lịch sinh thái

[4] Nghiên cứu của Cater (1994), Chalker (1994), Honey (1990), “Du lịch sinh thái là du lịch hướng tới những khu vực nhạy cảm và nguyên sinh thường được bảo vệ với mục đích nhằm gây ra ít tác hại với quy mô nhỏ nhất”, khái niệm bản chất của du lịch sinh thái, các lợi ích và những vấn đề nảy sinh trong phát triển du lịch do không được quả lý thận trọng như trong các khu tự nhiên, trong khu cộng đồng văn hóa dân tộc là những vấn đề được quan tâm nhiều

1.4 Khung phân tích

Nghiên cứu này tiếp cận dựa trên nền tảng lý thuyết marketing về phát triển sản phẩm du lịch của Nguyễn Văn Mạnh và Trần Đình Hòa (2012), và nghiên cứu về

“Marketing the Competitive Destination of the Future” của Buhalis (2000) được đăng

trên Tạp chí Tourism Management; nghiên cứu về “Destination Competitiveness:

Determinants and Indicators” của Dwyer & Kim (2003) và lý thuyết về phát triển sản phẩm du lịch trong kinh tế du lịch của Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2013) Dựa trên điều kiện đặc thù của sản phẩm du lịch sinh thái, tác giả đề xuất khung phân tích cho đề tài như sau:

Trang 32

20

Hình 1.4 Khung phân tích phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

Nguồn: Xây dựng của tác giả từ quá trình lược khảo tài liệu (2019)

1.5 Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Cách tiếp cận nghiên cứu

Với những mục tiêu được đặt ra, Đề tài tiếp cận các vấn đề nghiên cứu theo các góc độ sau:

 Đề tài tiếp cận từ cơ sở lý luận, những khái niệm, lý thuyết có liên quan đến

phát triển sản phẩm du lịch, phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

- Nhận thức xã hội và sự tham gia

của cộng đồng địa phương vào

- Phát triển về số lượng;

- Phát triển về chất lượng;

- Đóng góp của sản phẩm du lịch sinh thái vào phát triển

du lịch địa phương

Các chỉ tiêu đánh giá phát triển sản phẩm

du lịch sinh thái:

- Các chỉ tiêu đánh giá về số lượng (số địa phương có thể phát triển DLST)

- Các chỉ tiêu chất lượng (đánh giá thông qua sự hài lòng của du khách)

- Chỉ tiêu về mức độ đóng góp từng sản phẩm DLST (lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí và tham quan)

Trang 33

 Với cách tiếp cận trên, tác giả đề xuất quy trình nghiên cứu như sau:

Hình 1.5 Quy trình nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ

Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước

Điều tra sơ bộ

Kiểm định phép đo, Cronbach‟s Alpha

Phân tích kết quả đánh giá của du

khách về phát triển sản phẩm du lịch

sinh thái

Dựa trên kết quả đề đề xuất giải pháp

Bảng hỏi khảo sát sơ bộ

Trang 34

22

Nguồn: Xây dựng của tác giả từ quá trình lược khảo tài liệu

1.5.2 Phương pháp chọn mẫu du khách

Kích thước mẫu: Có nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định cỡ mẫu,

nhưng trong giới hạn của bài nghiên cứu này, tác giả xin được sử dụng phương pháp xác định cỡ mẫu của Hair và các cộng sự (1998), theo đó trong phân tích EFA, cần 5 quan sát cho 1 biến đo lường và cỡ mẫu không nên ít hơn 100 Như vậy: Số lượng mẫu cần thiết = 5* Số lượng biến/mục hỏi

Cách lấy mẫu: Nghiên cứu được thực hiện bằng cách phát bảng câu hỏi trực tiếp

cho khách du lịch khi đến tham quan một số điểm du lịch sinh thái thành phố Buôn Ma Thuột như: Hồ Ea Kao, Thác Thủy Tiên, Khu du lịch Ko Tam, Khu bảo tồn lan rừng vườn Troh Bư,…

1.5.3 Loại dữ liệu cần thu thập

Để thực hiện đề tài, nghiên cứu cần tiến hành thu thập 2 loại dữ liệu chính là dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Loại dữ liệu được sử dụng là dữ liệu thứ cấp về cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm du lịch, phát triển sản phẩm du lich sinh thái

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn:

- Sách, giáo trình

- Báo, tạp chí chuyên ngành và các báo, tạp chí có nội dung liên quan

- Các công trình khoa học như báo cáo, luận văn,

- Các thông tin, bài báo từ các nguồn trên Internet

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Ngoài việc sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, sẽ kết hợp sử dụng với dữ liệu sơ cấp khi tiến hành điều tra, phỏng vấn về tiêu chí và hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái đối với chuyên gia (quản lý doanh nghiệp du lịch, quản lý ngành du lịch Đăk Lăk, quản lý văn hóa Đắk Lắk); và khách du lịch nội địa

Trang 35

23

1.5.4 Công cụ phân tích dữ liệu

Kết quả khảo sát đƣợc phân tích bằng phần mềm thống kê để đánh giá độ tin cậy thang đo, sau đó tiến hành đánh giá giá trị trung bình, so sánh kết quả và kết luận

sở để phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk trong chương 2

Trang 36

24

CHƯƠNG 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI TẠI THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT TRONG GIAI

ĐOẠN 2015-2019 2.1 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của thành phố Buôn Ma Thuột

2.1.1 Vị trí của thành phố Buôn Ma Thuột trong phát triển du lịch sinh thái

ở Đắk lắk

 Phía Đông của tỉnh Đắk Lắk giáp tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa

 Phía Nam tiếp giáp với tỉnh Lâm Đồng, Đắk Nông

 Phía Tây giáp Campuchia với đường biên giới dài 193 km

 Phía Bắc giáp với tỉnh Gia Lai

 Về vị trí địa lý của thành phố Buôn Ma Thuột

Buôn Ma Thuột là thành phố trực thuộc tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là thành phố lớn nhất, nằm ở trung tâm vùng Tây Nguyên và là một đô thị miền núi có dân số lớn nhất Việt Nam Buôn Ma Thuột là thành phố đô thị loại 1; được chia thành 13 phường là: Ea Tam, Khánh Xuân, Tân An, Tân Hoà, Tân Lập, Tân Lợi, Tân Thành, Tân Tiến, Thắng Lợi, Thành Công, Thành Nhất, Thống Nhất, Tự An và 8 xã: Cư ÊBua, Ea Kao,

Ea Tu, Hoà Khánh, Hoà Phú, Hoà Thắng, Hoà Thuận, Hoà Xuân Đặc biệt có 7 buôn (làng) nội thành với gần chục nghìn người Êđê, họ vẫn giữ kiến trúc nhà ở và lối sản xuất riêng ngay trong lòng thành phố

Buôn Ma Thuột có diện tích là 37,718 ha Thành phố có địa giới hành chính như sau: Phía Đông tiếp giáp với huyện Krông Pắk; phía Bắc tiếp giáp với huyện Cư

Trang 37

25

M‟Gar; phía Nam tiếp giáp với huyện Cư Kuin, Krông Ana; phía Tây tiếp giáp với huyện Buôn Đôn và tỉnh Đắk Nông

2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội

Buôn Ma Thuột được là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh vào năm 2010, là thành phố năng động và phát triển nhanh nhất Tây Nguyên Cùng với thành phố Bắc Ninh, Đà Lạt, Hòa Bình, Huế, Thái Nguyên, Sơn La, Vinh, Việt Trì, Hà Nội, Buôn Ma Thuột đã được chọn là 10 đô thị sạch trên cả nước và được tuyên dương trong lễ kỷ niệm Ngày

đô thị Việt Nam (08/11/2009) Thành phố được quy hoạch để trở thành trung tâm thương mại, dịch vụ logistics cho cả vùng; là trung tâm chế biến các loại nông sản thế mạnh của Đắk Lắk và Tây nguyên; thu hút các nhà đầu tư chiến lược; ưu tiên đầu tư

cơ sở hạ tầng ngang tầm thủ phủ vùng; có nguồn lao động chất lượng cao; có cơ chế đặc thù Thành phố được định hướng phát triển theo hướng “xanh - thân thiện - bền vững - bảo tồn giá trị văn hóa đặc trưng - gắn kết cộng đồng - bảo đảm an ninh, quốc phòng” Thành phố có 40 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó chiếm tỉ lệ nhiều nhất với 85% là dân tộc kinh, còn lại là các dân tộc khác, trong đó dân tộc Ê Đê là dân tộc bản địa tại địa phương

Về cơ cấu lao động trong các năm gần đây đang có sự chuyển dịch tích cực tăng

tỉ lệ lao động trong các ngành như công nghệ, xây dựng và dịch vụ, giảm về tỉ lệ lao động các ngành nông, lâm nghiệp tuy nhiên chưa có sự chuyển biến mạnh Tuy nhiên nguồn lực lượnglao động còn hạn chế về cả 2 mặt là số lượng và chất lượng, đặc biệt

là lực lượng lao động là người dân tộc thiểu số

Về tài nguyên thiên nhiên: Buôn Ma Thuột có hệ thống hộ tự nhiên, các khu rừng, nhiều sản phẩm nông nghiệp đa dạng như: cà phê, cao su, hồ tiêu, sầu riêng…

Về tài nguyên nhân văn: Buôn Ma Thuột hiện có 5 di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Không gian Văn hóa Cồng chiêng được công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại

2.1.2 Đánh giá tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại thành phố Buôn

Ma Thuột

Thành phố có rất nhiều tiềm năng về tài nguyên tự nhiên, cảnh quan, văn hóa, lịch sử cùng hệ thốn hạ tầng kỹ thuật cho phép kết nối thuận lợi với các vùng lận cận

Trang 38

26

Đó chính là những tiền đề thuận lợi để thành phố Buôn Ma thuột phát triển ngành du lịch Các sản phẩm du lịch đang phát triển tại thành phố Buôn Ma Thuột như: du lịch sinh thái, du lịch trải nhiệm, khám phá, du lịch nghỉ dưỡng, mạo hiểm, du lịch cộng đồng Có nhiều điều kiện thuận lợi để liên kết với các tỉnh Nam Trung Bộ phát triển chuỗi du lịch biển - rừng, rộng hơn là trung tâm tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia

Trong thời gian gần đây một số địa điểm du lịch sinh thái tại thành phố có những kết quả tích cực, thu hút được nhiều du khách tới tham quan như:

Cụm 3 thác: Dray Sap, Dray Nur, Gia Long

Hệ thống 3 thác: Gia Long - Dray Nur - Dray Sap thuộc sông Serepôk, xã Dray sáp Trên diện tích khoảng 1.655 hecta, cụm thác Dray Sáp - Dray nur - Gia Long hiện

ra như một bức tranh thuỷ mặc, huyền bí và vô cùng hoang sơ Tuy là một cụm thác nhưng mỗi thác có được những dấu ấn riêng và vẻ đẹp của nó

- Thác Dray Sap: Với độ cao khoảng 50m thác Dray Sap trải dài 100m, có thể nói

đây là ngọn thác đẹp và hùng vỹ nhất khi đến với Tây Nguyên Thác Dray Sáp ầm ầm tuôn trào suốt ngày đêm bên những vách đá sừng sững tạo nên sự hùng vĩ hiếm có của ngọn thác này Xung quanh là khu rừng đặc dụng có giá trị sinh học cao với đầy đủ hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới Thác này còn được gọi là thác vợ Năm 1993, dòng thác này đã được công nhận là thắng cảnh cấp quốc gia Nằm giữa không gian thiên nhiên xanh rì rộng lớn chính là con thác quanh năm nước đổ trắng xóa, ngay dưới chân là những mỏm đá với những hình thù khá kì lạ Thiên nhiên vừa có chút hoang dã lại vẫn rất thư thái và đem đến cảm giác yên bình

- Thác Dray Nur: Thác Dray Nur nằm bên cạnh thác Dray Sáp và chỉ cách một

qua một cái cầu treo bắt ngang qua sông Serepok Cũng như thác Dray Sap, thác Dray Nur cũng là một thác nước hung vĩ, nhìn từ xa như một “bức tường nước” khổng lồ, tạo ra một cảnh đẹp lung linh, thơ mộng Tiếng nước va vào vách đá tạo nên những âm thanh trầm bổng và dạt dào

- Thác Gia Long: Nằm ở thượng nguồn của sông Sêrêpôk, ngọn tháp này thu

hút du khách bởi vẻ đẹp thuần khiết và hoang sơ của nó Trong sự mát lạnh của những dòng nước bạn thoải mái hòa mình tắm tiên trong hồ tắm tiên rộng khoảng 80m2 và

Trang 39

27

khám phá một hang động tự nhiên tuyệt đẹp Với những cánh rừng rậm và con sông lớn, thác Gia Long còn sở hữu nguồn tài nguyên tự nhiên vô cùng đa dạng và phong phú với nhiều loài cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi cùng các loài chim và thú rừng sinh sống Nếu bạn là người yêu du lịch mạo hiểm, hãy leo ngược những vách đá về đầu nguồn sông Sêrêpôk để được ngắm nhìn toàn cảnh thác nước Gia Long bên những chiếc cầu tre vắt ngang đã cũ

 Ngoài việc đi thưởng ngoạn cảnh đẹp, sự hung vĩ của cảnh vật thiên nhiên nơi đây còn có nhiều dịch vụ khác mà du khách có thể khám phá như:

Cưỡi voi: Khu du lịch cụm thác Draysap - Gia Long cung cấp dịch vụ cỡi voi tham quan hệ thống cụm thác nước hùng vỹ của Tây Nguyên, cùng trải nghiệm những khoảng khắc trên lưng voi băng qua các sườn đồi chập chùng hết sức thú vị

Moto địa hình: Dray Sap - Gia Long là một trong những vùng rừng nguyên sinh, đất đá lỗi lõm, đôi khi việc di chuyển sẽ gặp một số khó khăn Tuy nhiên, với những chiếc moto địa hình sẽ giúp cho quý khách được trải nghiệm và chinh phục những con đường gồ gề tốt hơn, cảm giác thật phong cách và mạnh mẽ như những dân Phượt chuyên nghiệp

Dịch vụ chèo thuyền Kayak trên sông Serepôk ngắm những dốc đá hùng vĩ, những con thác hiểm trở Bắt nguồn từ thác Lụa thuyền được chèo xuôi dòng về đến suối nước trong, trên những quảng đường đi qua có nhưng khúc thác đổ tầm cao dưới

1 mét nhưng cũng mang lại những cảm giác hết sức mạo hiểm Trên đường về đến điểm cuối du khách còn được dừng lại ở điểm có thác nước chảy để du khách có thể tắm thác với dòng chảy nhẹ nhàng từ trong lòng đất

Lửa trại: Đến với D‟ray Sáp, du khách sẽ được trải nghiệm trong các lễ hội, cảm nhận về văn hóa tâm linh của đồng bào dân tộc Ê Đê, M‟nông bên bếp lửa nhà dài trong gian khách, khu bến nước, rừng đầu nguồn, trên nương rẫy sau “mùa ning nong”,

“mùa ăn nằm uống tháng”… ở vùng đất đầy nắng gió “xứ thượng” này

Lễ hội cồng chiêng: Là một kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại từ năm 2005 Đến với chúng tôi, du khách sẽ hòa vào những lễ hội văn hóa cồng chiêng, thả hồn theo từng hồi thúc giục của nhịp chiêng K‟nah sôi động;

Trang 40

để hòa mình vào đời sống sinh động của muôn thú

 Các dịch vụ lưu trú ngay tại các điểm tham quan cũng rất đa dạng và mang nét đặc sắc của vùng đất Tây nguyên như:

Nhà dài ê đê: Đêm lưu trú tại nhà dài Ê Đê, với bầu không khí luôn mát mẻ, trong lành, lắng nghe tiếng rì rầm của thác, tiếng hú của gió qua những ngọn cây cổ thụ, cảm nhận mùi cỏ tranh thoang thoảng dưới nếp mái nhà sàn dài như tiếng chiêng ngân

Khách sạn song lập: Với lối kiến trúc giao thoa hiện đại với truyền thống Tây nguyên độc đáo, nội thất tiện nghi với 2 giường riêng biệt, hài hòa với cảnh quan môi trường rừng, được bố trí riêng lẻ nằm ven bờ sông sêrêpôk, rất thích hợp cho du khách cùng gia đình trong chuyến khám phá núi rừng Tây nguyên

Nhà nấm: Nhà Nấm được thiết kế độc đáo từ ý tưởng nhà ở của bộ tộc Benin, một bộ tộc được gọi là Taberma, sinh sống trên các dãy núi Atakora vùng Tây Phi Nhà nấm được xây theo hình những cây nấm tròn và thấp, điều đặc biệt là luôn ổn định nhiệt độ trong phòng mặc cho bên ngoài nóng như lửa hoặc giá lạnh như băng Được trang bị nội thất đầy đủ tiện nghi chuẩn 3 sao, du khách sẽ có những trải nghiệm độc đáo dưới tán rừng đại ngàn Cao nguyên

 Ẩm thực cũng là nét đặc trưng của núi rừng Tây Nguyên mà khi đến Khu du lịch Dray Sap- Gia Long mà du khách có thể thưởng thức như:

Cơm Lam: được coi là món ăn của núi rừng bởi chắt lọc trong đó vị ngọt của dòng suối mát trong đầu rừng và hương thơm của rừng tre, nứa

Gà nướng: Theo nhiều người, món ăn này có xuất phát từ đồng bào dân tộc Êđê ở Buôn Đôn (Đăk Lăk), từ đây, món ăn này lan khắp Tây Nguyên với nhiều phiên bản

Ngày đăng: 17/05/2021, 14:35

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w