1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại huyện bác ái

99 174 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 99
Dung lượng 4,49 MB

Nội dung

xii TRÍCH YẾU LUẬN VĂN Đề tài “Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại huyện Bác Ái” được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng sản phẩm du lịch sinh thái trong thời gian qua tại huyện

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN NGỌC TÚ

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI

TẠI HUYỆN BÁC ÁI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

NGUYỄN NGỌC TÚ

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI

TẠI HUYỆN BÁC ÁI

Người hướng dẫn khoa học:

Trang 3

iii

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn: “Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại huyện

Bác Ái" này là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận

văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Khánh Hòa, ngày 11 tháng 07 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Tú

Trang 4

iv

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt hơn hai năm học tập và nghiên cứu đến nay, tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp Đây là công trình nghiên cứu của tôi Để có được kết quả như hôm nay, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ quý thầy

cô, các bạn học viên, các đồng nghiệp, người thân cũng như các tổ chức, cá nhân Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Quý thầy cô Trường Đại học Nha Trang đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực Kinh

tế phát triển trong quá trình theo học tại trường

Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến TS Lê Chí Công đã tận tình hướng dẫn và hỗ trợ tôi rất nhiều trong thời gian thực hiện đề tài với tất cả sự nhiệt tình và đầy trách nhiệm

Và cuối cùng xin được gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô trong Hội đồng bảo vệ luận văn thạc sỹ đã góp thêm ý kiến để tôi hoàn thành tốt hơn luận văn này

Xin chân thành cảm ơn

Trân trọng!

Khánh Hòa, ngày 11 tháng 07 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Ngọc Tú

Trang 5

v

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ix

DANH MỤC BẢNG x

DANH MỤC HÌNH xi

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xii

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

3 Câu hỏi nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu 4

CHƯƠNG 1: 5CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI 5

1.1 Một số vấn đề liên quan đến du lịch 5

1.1.1 Du lịch 5

1.1.2 Khách du lịch 5

1.1.3 Khái niệm sản phẩm du lịch 6

1.1.4 Phát triển du lịch 10

1.1.5 Phát triển du lịch hướng tới tính bền vững 10

1.2 Một số vấn đề liên quan đến du lịch sinh thái 10

1.2.1 Khái niệm du lịch sinh thái 10

1.2.2 Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái 12

1.2.3 Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái theo hướng bền vững 12

1.2.4 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái 14

1.2.5 Các tiêu chí đánh giá để phát triển sản phẩm du lịch sinh thái 15

Trang 6

vi 1.2.6 Các yêu cầu, nguyên tắc và lý thuyết marketing về phát triển sản phẩm du lịch

sinh thái 15

1.3 Tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến phát triển sản phẩm phục vụ du lịch 16

1.3.1 Các nghiên cứu trong nước 16

1.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài 17

1.4 Khung phân tích phát triển sản phẩm du lịch sinh thái 19

1.5 Phương pháp nghiên cứu 21

1.5.1 Cách tiếp cận nghiên cứu 21

1.5.2 Phương pháp chọn mẫu du khách 22

1.5.3 Loại dữ liệu cần thu thập 22

1.5.4 Công cụ phân tích dữ liệu 22

CHƯƠNG 2: 24TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI TẠI HUYỆN BÁC ÁI TRONG GIAI ĐOẠN 2012-2017 24 2.1 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của huyện Bác Ái 24

2.1.1 Vị trí của huyện Bác Ái trong phát triển du lịch sinh thái 24

2.1.1.1 Vị trí địa lý 24

2.1.1.2 Đặc điểm xã hội 25

2.1.1 Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của huyện Bác Ái 26

2.2 Thực trạng phát triển du lịch của huyện Bác Ái giai đoạn 2012 - 2017 33

2.2.1 Những kết quả đã đạt được 33

2.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân: 36

2.3 Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái của huyện Bác Ái giai đoạn

2012-2017 37

2.3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái huyện Bác Ái 37 2.3.1.1 Hệ thống phụ trợ 37

2.3.1.2 Năng lực của các doanh nghiệp và môi trường 38

2.3.1.3 Môi trường tự nhiên và đảm bảo ANQP 39

2.3.1.4 Nhận thức của xã hội và sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch 39

2.3.1.5 Tác động của biến đổi khí hậu 40

Trang 7

vii

2.3.1.6 Công tác QLNN và cơ chế chính sách 41

2.3.1.7 Công tác quy hoạch và phát triển du lịch 42

2.3.1.8 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 43

2.3.1.9 Tình hình phát triển KT-XH của địa phương 43

2.3.1.10 Tính thời vụ của du lịch 47

2.3.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá phát triển sản phẩm du lịch sinh thái huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận 47

2.3.2.1 Mô tả phương pháp thu thập và phân tích 47

2.3.2.2 Kết quả phân tích các chỉ tiêu 49

2.3.3 Đánh giá chung 56

2.3.2.1 Những kết quả đạt được 56

2.3.2.2 Những hạn chế và nguyên nhân 57

Tóm tắt chương 2 58

CHƯƠNG 3: 59MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI CỦA HUYỆN BÁC ÁI 59

3.1 Quan điểm, định hướng, mục tiêu, cơ hội và thách thức trong phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại huyện Bác Ái: 59

3.1.1 Quan điểm phát triển sản phẩm du lịch sinh thái huyện Bác Ái 59

3.1.2 Định hướng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái huyện Bác Ái 59

3.1.3 Mục tiêu phát triển sản phẩm du lịch sinh thái huyện Bác Ái 59

3.1.3.1 Mục tiêu tổng quát 59

3.1.3.2 Mục tiêu cụ thể 59

3.1.4 Cơ hội và thách thức 60

3.1.4.1 Cơ hội 60

3.1.4.2 Thách thức 60

3.2 Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản phẩm du lịch sinh thái huyện Bác Ái trong thời gian tới 61

3.2.1 Tăng cường việc đổi mới nhận thức, tư duy về sản phẩm du lịch sinh thái 61

3.2.2 Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch 61

3.2.3 Nâng cao chất lượng sản phảm du lịch sinh thái 64

3.2.4 Tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch sinh thái 65

Trang 8

viii

3.2.5 Tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch 66

3.2.6 Phát triển nguồn nhân lực du lịch : 66

3.3 Một số kiến nghị chính sách nhằm phát triển sản phẩm du lịch sinh thái huyện Bác Ái trong thời gian tới 67

3.3.1 Kiến nghị đến Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch 67

3.3.2 Kiến nghị đối với Ủy ban nhân dân Huyện Bác Ái 67

Tóm tắt chương 3 69

KẾT LUẬN CHUNG 70

TÀI LIỆU THAM KHẢO 72 PHỤ LỤC 74

Trang 10

x

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Danh sách các chuyên gia tham gia đánh giá phát triển sản phẩm du lịch sinh thái huyện Bác Ái 48 Bảng 2.2 Đánh giá vai trò của việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái huyện Bác

Ái, tỉnh Ninh Thuận thời gian qua 49 Bảng 2.3 Đánh giá về số lượng và chất lượng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận thời gian qua 50 Bảng 2.4 Thống kê đặc điểm nhân khẩu học trong mẫu nghiên cứu 51 Bảng 2.5 Thống kê các điểm tham quan du lịch sinh thái huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận 52 Bảng 2.6 Đánh giá cảm nhận của du khách về các yếu tố cấu thành chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận 53

Trang 11

xi

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Mô hình phát triến bền vững của ngân hàng Thế giới World Bank 13

Hình 1.2 Mô hình phát triến bền vững của Villen (1990) 13

Hình 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch 14

Hình 1.4 Khung phân tích phát triển du lịch sinh thái 18

Hình 1.5 Khung phân tích phát triển sản phẩm du lịch sinh thái 20

Hình 1.6 Quy trình nghiên cứu 21

Hình 2.1 Bản đồ huyện Bác Ái 25

Hình 2.2 So sánh đánh giá cảm nhận về các yếu tố cấu thành chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận 56

Trang 12

xii

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Đề tài “Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại huyện Bác Ái” được thực hiện

nhằm đánh giá thực trạng sản phẩm du lịch sinh thái trong thời gian qua tại huyện Bác

Ái, tỉnh Ninh Thuận, khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái đối với viêc phát triển bền vững du lịch sinh thái Đồng thời, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách nhằm nâng cao Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận

Dựa vào các lý thuyết về phát sản phẩm du lịch sinh thái; các mô hình nghiên cứu trên thế giới và nghiên cứu trong nước về các vấn đề có liên quan phát triển sản phẩm du lịch sinh thái Tác giả đã đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu phát triển sản phẩm du lịch sinh thái cho huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận Mô hình lý thuyết cho thấy có 10 nhân tố tác động đến phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận Cụ thể như sau: (1) Hệ thống du lịch phụ trợ, (2) Năng lực các doanh nghiệp và môi trường , (3) Môi trường tự nhiên và đảm bảo an ninh quốc; (4) Nhận thức xã hội và sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt động du lịch, (5) Tác động của biến đối khí hậu, (6) Công tác QLNN và cơ chế chính sách phát triển DL, (7) Công tác quy hoạch và phát triển DL, (8) Cơ sở hạ tầng phục vụ DL, (9) Tình hình phát triển KT – XH của địa phương, (10) Tính thời vụ của du lịch

Dữ liệu thu thập từ việc nghiên cứu số liệu thứ cấp từ các cơ quan quản lý địa phương về du lịch (Phòng VH&TT huyện, Sở VHTTDL, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch, Vườn quốc gia Phước Bình….) Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp từ điều tra xã hội học đối với chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, và khách du lịch bằng cách phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi soạn sẳn

Sau khi thu thập được dữ liệu tiến hành phân tích bằng phần mềm thống kê để đánh giá độ tin cậy thang đo, sau đó tiến hành đánh giá giá trị trung bình, so sánh kết quả đã tiến hành đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại huyện Bác Ái, chỉ ra được kết quả đạt được, hạn chế, nguyên nhân trong phát triển sản phẩm

du lịch sinh thái tại huyện Bác Ái Bằng những bằng chứng khoa học đề xuất những giải pháp cơ bản, có khả năng áp dụng trong thực tiễn, góp phần phát triển sản phẩm

du lịch sinh thái của huyện Bác Ái trong thời gian tới, góp phần phát triển kinh tế xã hội của huyện

Từ khóa: Phát triển sản phẩm, du lịch sinh thái, Bác Ái

Trang 13

1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Theo hiểu biết của Tác giả du lịch sinh thái là loại hình du lịch được nhiều du khách lựa chọn trong những năm gần đây Trong những năm qua, du lịch sinh thái đã và đang phát triển nhanh chống ở nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh Tỷ trọng đóng góp của du lịch sinh thái vào hoạt động chung của du lịch ngày càng tăng Để du lịch sinh thái ngày càng phát triển việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái là vấn đề rất quan trọng và cần thiết

Bác Ái là huyện miền núi có tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng với nhiều điểm du lich sinh thái tuyệt đẹp và thơ mộng, có thế mạnh để phát triển sản phẩm du lịch sinh thái Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái của địa phương hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của huyện Nhiều điểm du lịch khai thác

ở dạng tự nhiên, chưa được đầu tư khai thác hết tiềm năng, thế mạnh vốn có của huyện Chương trình du lịch còn đơn điệu, chưa đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách Việc bảo tồn, nâng cấp các di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật phục vụ cho hoạt động du lịch còn nhiều hạn chế chưa phát huy hết tiềm năng, thế mạnh nét đặc trưng riêng của vùng miền

Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch hiện nay tuy có thực hiện nhưng còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thông tin của khách du lịch và các nhà đầu tư

Qua nghiên cứu, tham khảo, tác giả được biết có rất nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến chủ đề phát triển du lịch nói chung và phát triển sản phẩm du lịch sinh thái nói riêng Nhìn chung các nghiên cứu đã làm rõ khái niệm, quan điểm, các chỉ tiêu và yếu

tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch sinh thái Cụ thể như các nghiên cứu“Cơ sở

khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” và “Nghiên cứu và đề xuất tiêu chí khu DLST Việt Nam” do Viện Nghiên cứu và PT Du lịch soạn thảo; “Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” do Phạm Trung Lương chủ biên;

“Du lịch sinh thái – Ecotourism” do Lê Huy Bá biên soạn; “Du lịch bền vững” do Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu đồng biên soạn;

Tại Ninh Thuận, theo hiểu biết của tác giả đã có một số công trình nghiên cứu về

phát triển sản phẩm du lịch như: “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù, nâng cao tính cạnh

Trang 14

2

tranh của du lịch Ninh Thuận trong xu thế hội nhập” (2015) của Viện nghiên cứu và phát triển du lịch Việt Nam do Phạm Trung Lương biên soạn Trong đó có đề cập đế phát triển

du lịch theo hướng bền vững theo định hướng du lịch sinh thái và du lịch văn hóa - lịch

sử đảm bảo sự tăng trưởng liên tục, góp phần tích cực trong việc giữ gìn vào bảo bệ môi trường tự nhiên và xã hội, bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng sản phảm du lịch đặc thù

chất lượng cao có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới; Trong hội thảo khoa học

“Phát triển du lịch vùng duyên hải Miền trung gắn với đại ngàn Tây nguyên” ngày 18/7/2014 tác giả Đỗ Thị Thanh Hoa đã đề cập đến vấn đề phát triển du lịch đối với Ninh

Thuận là phát triển sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển gắng với du lịch nông thôn, sinh thái nông nghiệp vườn trái cây (nho, táo….) các trang trại chăn nuôi Cừu độc đáo trong khu vực

Trong khi đó, phát triển sản phẩm du lịch sinh thái là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong phát triển du lịch Ninh Thuận giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn 2030

Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại huyện Bác

Ái” làm đề tài tốt nghiệp Thạc sỹ Kinh tế phát triển với mong muốn đưa du lịch trở thành

ngành kinh tế mủi nhọn góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho huyện Bái Ái nói riêng

và tỉnh Ninh Thuận nói chung nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng bản địa Đáp ứng được nhu cầu cao độ của du khách, duy trì chất lượng môi trường

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Mục tiêu tổng quát

Phân tích các yếu tố về nguồn lực, đánh giá thực trạng và tiềm năng, thế mạnh trong phát triển sản phẩm du lịch sinh thái huyện Bác Ái Nhận định được thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức ảnh hưởng tới quá trình phát triển du lịch tại huyện Bác Ái Đề

ra những giải pháp, các kiến nghị chính sách để phát triển sản phẩm du lịch sinh thái của huyện theo hướng bền vững trong thời gian tới

Trang 15

3 + Xác định cơ hội và thách thức trong phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại huyện Bác Ái;

+ Đề xuất các giải pháp phát triển sản phẩm du lịch sinh thái huyện Bác Ái theo hướng bền vững trong thời gian tới

3 Câu hỏi nghiên cứu

+ Hiện trạng phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái tại huyện Bác Ái giai đoạn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu các sản phẩm du lịch lịch sinh thái;

Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại huyện Bác Ái trong thời gian qua

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: Các địa bàn có tiềm năng cho việc phát triển sản phẩm du lịch sinh

thái như: Phước Bình, Phước Tân

+ Thời gian: Đề tài tập trung phân tích thực trạng phát triển sản phẩm du lịch sinh

thái huyện Bác Ái giai đoạn 2012-2017 (số liệu được điều tra thứ cấp từ Sở VHTTDL, và phòng Văn hóa thông tin các huyện/thị/thành phố trong tỉnh; số liệu sơ cấp được điều tra phỏng vấn từ chuyên gia trong ngành du lịch)

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu số liệu thứ cấp:

Thu thập các số liệu thứ cấp từ các cơ quan quản lý địa phương về du lịch (Phòng VH&TT huyện, Sở VHTTDL, Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch, Hiệp hội du lịch Ninh Thuận); Số liệu cục thống kê Ninh Thuận và các báo cáo đã thực hiện giai đoạn 2012-2017 cũng như các công trình nghiên cứu đã công bố trong thời gian qua

- Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp từ điều tra chuyên gia:

Trang 16

4 Phương pháp này nhằm thu thập những ý kiến tham vấn của chuyên gia trong lĩnh vực du lịch (quản lý ngành du lịch, quản lý doanh nghiệp du lịch, nhà nghiên cứu và giảng dạy về du lịch) để đánh giá vai trò của việc phát triễn về số lượng, đảm bảo chất lượng, đảm bảo cơ cấu hợp lý, nâng cao năng lực cạnh tranh trong phát triển sản phẩm du lịch huyện Bác Ái trong thời gian tới

- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp từ điều tra du khách:

Trên cơ sở đánh giá tiềm năng phát triển sản phẩm du lịch sinh Tác giả nghiên cứu thiết kế phiếu câu hỏi để tiến hành điều tra đánh giá cảm nhận của du khách về mức độ quan trọng của các yếu tố cấu thành chất lượng của sản phẩm du lịch sinh thái Từ kết quả điều tra là bằng chứng khoa học quan trọng để đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại huyện Bác Ái trong thời gian tới

- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp và viết báo cáo

6 Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu

- Về mặt lý luận: Kế quả nghiên cứu làm sáng tỏ tính đúng đắn của một số các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

- Vể mặt thực tiễn: Kế quả nghiên cứu giúp cho các nhà lãnh đạo địa phương có những giải pháp khoa học nhằm khai thác có hiệu quả , nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái tại huyện Bác Ái trong thời gian tới theo hướng bền vững

Trang 17

“Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du

lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và các dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch Các hoạt động đó phải đêm lại lợi ích kinh tế, chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản than doanh nghiệp” (Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà, 2012)

Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO) đã đưa ra quan niệm: “Du lịch là những hoạt động mà mối quan hệ phát sinh do những tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình đón khách và phục vụ khách du lịch”

Nhà nghiên cứu Trần Nhạn đưa ra một khái niệm khá toàn diện về bản chất đích thực, cơ bản của du lịch: “Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lợi được tính

bằng đồng tiền”

Theo Điều 4 - Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

1.1.2 Khách du lịch

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), khách du lịch bao gồm:

- Khách du lịch quốc tế (International Tourist):

+ Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): là những người từ nước ngoài đến

du lịch một quốc gia

+ Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): là những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài

Trang 18

6

- Khách du lịch trong nước (Internal tourist): Gồm những người là công dân của

một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ quốc gia đó đi du lịch trong nước

- Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Bao gồm khách du lịch trong nước và

khách du lịch quốc tế đến Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thu hút khách trong một quốc gia

- Khách du lịch quốc gia (National tourist): Gồm khách du lịch trong nước và

khách du lịch quốc tế ra nước ngoài

Theo Luật Du lịch của Việt Nam:

- Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến

- Khách du lịch quốc tế (International tourist): là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch

- Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): là công dân Việt nam và người nước

ngoài cư trú tại Việt nam đi du lịch trong vi phạm lãnh thổ Việt Nam

1.1.3 Khái niệm sản phẩm du lịch

“Sản phẩm du lịch là tất cả những gì có thể cung cấp cho sự chiếm hữu, sự sử dụng hoặc tiêu thụ của một thị trường Sản phẩm có thể là những vật thể, những con người, những địa điểm, những tổ chức và những ý tưởng” (Kotler, 2003)

“Sản phẩm du lịch là các dịch vụ, hàng hoá cung cấp cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác và các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó” (Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hoà, 2012)

Theo điểm 5, điều 3, Luật Du lịch Việt Nam (năm 2017): “Sản phẩm du lịch là tập

hợp các dịch vụ trên cơ sở khai thác giá trị tài nguyên du lịch để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch” Các dịch vụ đó bao gồm: dịch vụ lữ hành, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu

trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ thông tin hướng dẫn và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

Chúng ta biết rằng, quan điểm khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau tới việc phát triển sản phẩm du lịch Nếu theo quan điểm trên của Luật Du lịch thì sản phẩm du lịch vẫn chỉ

Trang 19

7 đơn thuần là hoạt động của các ngành dịch vụ Tuy nhiên, trên thực tế nội dung của hoạt động du lịch phong phú hơn nhiều

Các khái niệm về sản phẩm du lịch rất đa dạng do nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng hầu hết đều có chung những đặc điểm của sản phẩm du lịch

Mill (1990) trong tác phẩm: “Du lịch - ngành kinh doanh quốc tế” (Tourism the International Business) cho rằng du lịch có 4 chiều định vị, hay 4 không gian du lịch (tourism dimensions):

(1) Điểm hấp dẫn du lịch: Điểm hấp dẫn có ý nghĩa thu hút khách đến du lịch, là động cơ khởi sự du lịch Điểm hấp dẫn có thể là tự nhiên, cũng có thể là các điểm văn hóa, các nhóm dân tộc thiểu số hoặc các khu vui chơi giải trí

(2) Các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Cơ sở vật chất kỹ thuật thường hỗ trợ cho sự phát triển của điểm đến du lịch, chúng thường là các cơ sở lưu trú, nhà hàng, các dịch vụ

bổ trợ và kết cấu hạ tầng

(3) Vận chuyển du lịch: Vận chuyển khách là chiều không gian thứ 3 của du lịch

Nó có vai trò quan trọng là đưa khách tới điểm hấp dẫn du lịch Vận chuyển khách là một yếu tố quyết định đến việc phát triển mở rộng của du lịch Nếu phương tiện và giá cả vận chuyển đắt đỏ thì ít hấp dẫn được du khách

(4) Lòng hiếu khách: Lòng hiếu khách của điểm đến là không gian thứ 4, đây cũng

là một chiều không gian quan trọng của du lịch Nó có ý nghĩa quảng bá hình ảnh cho điểm đến rất lớn

Như vậy là theo thời gian, khái niệm về sản phẩm du lịch đã có góc nhìn ngày càng

mở rộng hơn Từ chỗ chỉ coi sản phẩm du lịch là một số loại hình kinh doanh dịch vụ, đến nay sản phẩm du lịch đã trở thành một khái niệm rất rộng, được cấu thành bởi nhiều yếu tố vật chất và phi vật chất có khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng của con người đương đại

Trên cơ sở đi sâu phân tích khái niệm về nhu cầu du lịch, các dạng thì thể hiện của nhu cầu và tổng hợp các khái niệm đã có về sản phẩm du lịch, trong khuôn khổ điều kiện đặc thù của du lịch Việt Nam, để tài đề xuất một cách tiếp cận mới với khái niệm về sản phẩm du lịch dựa trên việc phân tích bản chất của hoạt động du lịch: Sản phẩm du lịch tổng thể của một điểm đến là sự hòa trộn mang tính qui luật của các giá trị tự nhiên và nhân văn, các giá trị vật thể và phi vật thể chứa đựng trong không gian của một điểm đến

Trang 20

8 Sản phẩm du lịch có thể sẽ đem lại cho du khách những ấn tượng và cảm xúc đặc trưng nhất về điểm đến

Đặc điểm của sản phẩm du lịch:

Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt, không phải là một sản phẩm lao động cụ thể biểu hiện dưới hình thái vật chất mà là sản phẩm vô hình biểu hiện bằng nhiều loại dịch vụ Nói một cách tổng quát, sản phẩm du lịch chủ yếu có đặc điểm dưới đây:

- Tính tổng hợp:

Sản phẩm du lịch là kết hợp các loại dịch vụ mà cơ sở du lịch liên quan cung cấp nhằm thoả mãn các nhu cầu của du khách Nó vừa bao gồm sản phẩm lao động vật chất, tinh thần, vừa bao gồm sản phẩm phi lao động và vật tự nhiên Sản xuất và kinh doanh sản phẩm du lịch liên quan tới rất nhiều ngành nghề khác ngoài bộ phận du lich: bộ phận sản xuất tư liệu vật chất như kiến trúc, Công nghiệp nhẹ, sản xuất nông sản phẩm, vừa bao gồm một số bộ phận phi sản xuất vật chất như văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế

Do tính tổng hợp của sản phẩm du lịch, nơi du khách tới du lịch, tiến hành quy hoạch toàn diện, săp xếp điều chỉnh nhịp nhàng việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm du lịch là cần thiết

- Tính không thể dự trữ:

Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm dịch vụ là chủ yếu, nên có tím hết không thể

dự trữ như sản phẩm vật chất nói chung Sản phẩm du lịch không tồn tại quá trình “sản xuất” độc lập, kết quả “sản xuất” lại không biểu hiện bằng hiện vật cụ thể, giá trị của nó được chuyển dịch từng bước trong quá trình mỗi lần tiêu thụ sản phẩm Sau khi du khách mua sản phẩm du lịch, cơ sở du lịch liền trao quyền sử dụng sản phẩm liên quan trong thời gian quy định Nếu sản phẩm du lịch chưa thể bán ra kịp thời thì không thể thực hiện giá trị của nó, xem như mất điều này; và tổn thất không thể bù đắp được Đặc trưng tính không thể dự trữ của sản phẩm du lịch cho thấy trong việc sản xuất sản phẩm du lịch và thực hiện giá trị phải lấy việc mua thực tế của du khách làm tiền để: “Khách hàng là Thượng để”…

- Tính không thể chuyển dịch:

Do nội dung hoạt động du lịch được thể hiện tại nơi du khách đến, nên du khách chỉ

có thể tiến hành tiêu thụ ở nơi sản xuất sản phẩm du lịch chứ không thể như sản phẩm vật chất nói chung có thể chuyển khỏi nơi sản xuất đi tiêu thụ ở nơi khác Trong quá trình trao

Trang 21

9 đổi sản phẩm du lịch không xảy ra việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm, du khách chỉ

có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch trong thơi gian và địa điểm nhất định chứ không có quyền sở hữu sản phẩm Do tính không thể chuyển dịch của sản phẩm du lịch, việc lưu thông sản phẩm du lịch chỉ có thể biểu hiện ra qua việc thông tin về sản phẩm du lịch và trực tiếp ảnh hướng tới lượng nhu cầu du lịch lớn hay nhỏ Vì thế công tác tuyên truyền và giới thiệu du lịch có ý nghĩa rất lớn

- Tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ:

Khác với sản phẩm nói chung, việc sản xuất sản phẩm du lịch là lấy du khách tới đích du lịch làm tiền để Chỉ khi du khách tới nơi sản xuất thì việc xây dụng sản phẩm du lịch mới xảy ra, cũng chỉ khi du khách tiếp nhận dịch vụ du lịch thì chi phí du lịch của anh

ta mới bắt đầu, hoạt động dịch vụ du lịch yêu cầu cả hai bên người sản xuất và người tiêu thụ cùng tham gia để hoàn thành Trong ý nghĩa này, việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

du lịch là xảy ra cùng lúc và cùng chỗ Tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch khiển cơ sở du lịch không thể kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm du lịch trước khi du khách ra yêu cầu cao hơn đối với sản phẩm du lịch, điều đó đề ra yêu cầu cao hơn đối với người sản xuất sản phẩm du lịch

- Tính dễ lao động:

Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm mang tính tổng hợp, giữa các bộ phận kết hợp thành sản phẩm du lịch có mối quan hệ tỷ lệ nhất định, sự tăng giảm của bất kỳ bộ phận nào cũng đều ảnh hưởng tới sự vận hành thuận lợi của hoạt động kinh tế du lịch, việc sản xuất sản phẩm du lịch có quan hệ mật thiết với các ngành nghề liên quan Hơn nữa việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch tất yếu liên quan tới các nhân tố nhiều mặt về chính trị, kinh tế, xã hội, thiên nhiên của nơi đích tới du lịch và nơi nguồn khách Do tính

dễ lao động của sản phẩm du lịch về sản xuất và tiêu thụ, đích tới du lịch phải tuân thủ quy luật phát triển theo tỷ lệ, làm tốt quy hoach du lịch, xử lý đúng đến quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận, giữa các yếu tố

Trang 22

10

1.1.4 Phát triển du lịch

Du lịch là ngành dịch vụ hoạt động trong nền kinh tế nhằm thỏa mãn những nhu cầu vui chơi giải trí, tìm hiểu thiên nhiên, các nét đẹp văn hóa… của dân cư các miền khác nhau trên thế giới để thu được lợi nhuận

Vì vậy, việc đẩy mạnh PTDL thường được các quốc gia trên thế giới quan tâm đề cao vì tính hiệu quả của nó, đôi khi nó còn được gọi là “nền công nghiệp không khói” Trên cơ sở khái niệm phát triển đã được giới thiệu ở trên, ta có thể đi đến việc xác lập nội hàm của PTDL như sau: Đó là sự gia tăng sản lượng và doanh thu cùng mức độ đóng góp của ngành du lịch cho nền kinh tế, đồng thời có sự hoàn thiện về mặt cơ cấu kinh doanh, thể chế và chất lượng kinh doanh của ngành du lịch

1.1.5 Phát triển du lịch hướng tới tính bền vững

Theo Drumm, năm 2002 được trích trong Cẩm nang quản lý và phát triển DLST cục kiểm lâm năm 2004 Quan điểm chung về phát triển DLST bền vững là:

- Ít gây ảnh hưởng tới tài nguyên thiên nhiên của KBTTN và VQG

- Thu hút sự tham gia của các cá nhân, cộng đồng, khách DLST, các nhà điều hành tour và các cơ quan tổ chức phi chính phủ

- Tôn trọng văn hóa truyền thống địa phương

- Tạo thu nhập lâu dài và bình đẳng cho cộng đồng địa phương và cho các bên tham gia khác, bao gồm cả những nhà điều hành tour tư nhân

- Tạo nguồn tài chính cho công tác bảo tồn của KBTTN

- Giáo dục những người tham gia về vai trò của họ trong công tác bảo tồn

1.2 Một số vấn đề liên quan đến du lịch sinh thái

1.2.1 Khái niệm du lịch sinh thái

Có thể nói du lịch sinh thái là một khái niệm tương đối rộng lớn, được hiểu theo nhiều cách nhìn khác nhau từ các cá nhân và tổ chức nghiên cứu

Ban đầu, dưới nhận thức của một số người, du lịch sinh thái được hiểu dưới dạng

như một loại hình du lịch được hình thành từ việc kết hợp ý nghĩa của hai từ ghép là “du

lịch” và “sinh thái” trước đó vốn đã quen thuộc với nhiều người Nhưng cũng có nhiều

người lại cho rằng du lịch sinh thái là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái hay khu vực diễn ra các hoạt

Trang 23

11 động du lịch sinh thái Những quan niệm ban đầu này đã dần hình thành nên định nghĩa về

du lịch sinh thái về sau

Định nghĩa đầu tiên về du lịch sinh thái là của Hector Ceballos - Lascurain, ông được xem là nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái năm 1987: “Du lịch sinh thái

là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động, thực vật cũng như những biểu thị văn hóa (cả quá khứ và hiện tại)được khảm phá trong

khu vực này” Định nghĩa này đã tổng hợp khá đầy đủ về du lịch sinh thái, nhưng chỉ dừng lại ở sự “trân trọng tự nhiên” mà còn thiếu các yếu tố khác như phát triển cộng

đồng hay phát triển bền vững

Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế định nghĩa:“Du lịch sinh thái là việc đi lại có

trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân địa phương”

Ở Việt Nam, định nghĩa về du lịch sinh thái đã được đưa vào trong Luật Du lịch có

nội dung như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản

sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng hướng tới phát triến bền vững”

Định nghĩa trên đã nêu một cách khái quát khá đầy đủ đặc tính của loại hình du lịch sinh thái

Ngoài ra, còn có rất nhiều tên gọi và khái niệm về các loại hình du lịch khác có liên quan và gần gũi về ý nghĩa với du lịch sinh thái như loại hình du lịch dựa vào tự nhiên, du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm, du lịch thân thiện với môi trường, du lịch xanh, Như vậy, từ những quan niệm ban đầu tới những định nghĩa đầu tiên cho tới hiện tại, có thể thấy nội dung về du lịch sinh thái đã có nhiều thay đổi theo hướng nhìn nhận

đầy đủ và sâu sắc hơn Từ chỗ đơn thuần chỉ được hiểu là kết hợp của hai yếu tố “du lịch”

và “sinh thái”, cho tới nay nội dung về du lịch sinh thái đã có cách nhìn tích cực hơn và

trở thành loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường, thể hiện ở tính giáo dục và diễn giải về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn sinh thái và đem lại lợi ích chung cho cộng đồng địa phương Điều này đã khiến cho du lịch sinh thái trở thành một loại hình du lịch riêng, hoàn toàn không đồng nghĩa với du lịch thiên nhiên hay du lịch môi trường mặc

dù cũng lấy các hệ sinh thái làm đối tượng

Trang 24

12

1.2.2 Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

Xây dựng sản phẩm DLST là phần quan trọng nhất trong các kế hoạch quy hoạch

phát triển DLST Khi xây dựng một sản phẩm DLST cần phải chú ý đến các tiêu chí sau giúp cho việc xác định một khu vực có thể quy hoạch thành một điểm DLST:

- Khu vực định hướng phát triển DLST phải có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và có sức cuốn hút đối với khách du lịch;

- Khu vực phải có những đặc trưng tự nhiên độc đáo mà du khách quan tâm và có ý nghĩa giáo dục đối với du khách;

- Khu vực phải đa dạng về các loài động thực vật, đặc biệt là các loài quý hiếm, đặc hữu đang bị đe dọa;

- Khu vực đang bị đe dọa bởi các hoạt động như khai thác rừng lấy gỗ, săn bắt bừa bãi các loài động vật hoang dã Những hoạt động này có thể phá hủy các tài nguyên thiên nhiên Việc thành lập khu du lịch có thể ngăn chặn những hành động trên, giúp duy trì những nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng thời còn tạo ra nguồn doanh thu cho người dân địa phương và cho việc bảo tồn tài nguyên;

- Tài nguyên văn hóa và lịch sử của vùng phải nổi bật và đóng vai trò quan trọng trong nền lịch sử và văn hóa quốc gia

- Các hoạt động DLST và sự có mặt của du khách sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến các giá trị văn hóa bản địa của khu vực

1.2.3 Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái theo hướng bền vững

Hiện nay có khá nhiều quan điểm khác nhau về phát triển bền vững, song tựu trung, tất cả đều thống nhất ở các nội dung sau: “Phát triển bền vững là sự phát triển hài hòa cả về

3 mặt: Kinh tế, xã hội và môi trường để đáp ứng những nhu cầu về đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của thế hệ hiện tại nhưng không làm tồn hại, gây trở ngại đến khả năng cung

cấp tài nguyên để phát triển kinh tế - xã hội mai sau, không làm giảm chất lượng cuộc sống của các thế hệ trong tương lai”

Trang 25

13

Hình 1.1 Mô hình phát triến bền vững của ngân hàng Thế giới World Bank

Hình 1.2 Mô hình phát triến bền vững của Villen (1990)

Như vậy, muốn phát triển bền vững thì phải cùng đồng thời thực hiện ba mục tiêu: (1) Phát triển có hiệu quả về kinh tế; (2) Phát triển hài hòa các mặt xã hội; nâng cao mức sống, trình độ sống của các tầng lớp dân cư; (3) Cải thiện môi trường môi sinh, bảo đảm phát triển lâu dài vững chắc cho thế hệ hôm nay và mai sau (Hình 1.1 và Hình 1.2)

Đối với phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững: Là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo các khả năng đáp ứng nhu cầu cho thế hệ tương lai PTDL luôn gắn với môi trường trong mối liên hệ qua lại lẫn nhau Như vậy, phát triển sản phẩm du lịch sinh thái theo hướng bền vững là giúp cho ngành du lịch có cơ hội phát triển lâu dài và trở thành ngành kinh tế trọng điểm của nhiều địa phương, thậm chí của cả ngành kinh tế; góp phần tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển những vùng đồng bào dân tộc, miền núi, thay đổi tư duy tập quán của

Trang 26

14 dân cư, khôi phục, tôn tạo, bảo tồn văn hóa bản địa Nhờ phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững sẽ nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, giảm phá rừng và tài nguyên khác, khôi phục, tôn tạo, gìn giữ danh lam thắng cảnh, tài nguyên thiên nhiên

1.2.4 Mô hình các nhân tố ảnh hưởng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

Có 10 nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch sinh thái:

Hình 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch

Nguồn: Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình kinh tế du lịch (2013)

Hệ thống

du lịch phụ

trợ

Năng lực các doanh nghiệp và môi trường kinh doanh

DL

Môi trường

tự nhiên và đảm bảo an ninh quốc phòng

Nhận thức xã hội và

sự tham gia của cộng đồng địa phương vào hoạt đông DL

Tác động của biến đối khí hậu

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

và phát triển DL sinh thái

Cơ sở hạ tầng phục

vụ DL

Tình hình phát triển KT – XH của địa phương

Tính thời

vụ của du lịch

Cung du

lịch

Cầu du lịch

Phát triển SPDL sinh thái

Trang 27

15

1.2.5 Các tiêu chí đánh giá để phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành liền vùng và xã hội hóa

cao với sự tham gia của nhiều thành phần xã hội Sự phát triển của du lịch sinh thái và sản phẩm du lịch sinh thái phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng của quốc gia nói chung và của địa phương nói riêng Chính vì vậy, để có thể đánh giá sự phát triển của sản phẩm du lịch một cách chính xác cần phải dựa vào các tiêu chí cơ bản sau:

- Yêu cầu chủ đạo và xuyên suốt quá trình xã hội và phát triển sản phẩm du lịch, đó

là phát triển bền vững: Thỏa mãn các nhu cầu du lịch của thị trường, đem lại hiệu quả kinh

tế - xã hội lớn cho điểm đến mà không làm suy giảm quá nhiều chất lượng của tài nguyên

và môi trường trong tương lai

- Để bảo đảm được yêu cầu này, phát triển sản phẩm phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Nguyên tắc phát triển hệ thống

+ Nguyên tắc kinh tế thị trường

+ Nguyên tắc bền vững môi trường (gồm cả môi trường tự nhiên và xã hội)

- Sản phẩm du lịch chủ yếu mang tính tổng hợp cao dựa trên cơ sở của nhiều ngành nghề khác nhau, hơn nữa do đặc tính của nó là sản phẩm du lịch khó xác định được chu kì sống nên việc đầu tư tạo ra sản phẩm mới là rất khó khăn Chính vì những đặc điểm ấy trong chiến lược marketing phát triển sản phẩm du lịch là nhằm đa dạng hóa sản phẩm, thông qua việc tổ hợp các yếu tố cấu thành, nâng cao sự thích ứng của hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng Bao gồm:

Trang 28

16 + Sự thỏa mãn về sinh lý: những bữa ăn ngon, giường ngủ đạt chuẩn, môi trường

1.3.1 Các nghiên cứu trong nước

- Nghiên cứu của tác giả Đinh Kiệm về “Phát triển DLST ở các tỉnh vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020”(2013) đã nghiên cứu những nội dung cụ thể như về phát triển DLST văn hóa-làng nghề, DLST văn hóa cộng đồng-homestay, bài học về khai thác biển đảo gắn với việc bảo tồn tại các khu bảo tồn thiên nhiên biển,…Kết quả được đúc rút qua những kinh nghiệm cốt lõi về điều kiện môi trường KT-XH tương đồng với vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ

- Phạm Văn Bảy (2015) với đề tài nghiên cứu khoa học“Cơ sở lý luận và thực tiễn

phát triển sản phẩm du lịch biển khu vực Vịnh Xuân Đài và vùng phụ cận” Đề xuất các

giải pháp xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch biển phù hợp với đặc trưng về tiềm năng du lịch của Vịnh Xuân Đài và vùng phụ cận (Gành Đá Đĩa, đầm Cù Mông, đầm Ô Loan ) nhằm khai thác có hiệu quả sản phẩm du lịch biển của tỉnh Phú Yên

- Nghiên cứu của Phan Đông Nhựt (2015) với đề tài“Nghiên cứu sản phẩm du lịch

biển đảo tỉnh Quảng Nam” Mục tiêu của nghiên cứu này là tìm hiểu, thu thập và tổng

quan tài liệu về các vấn đề liên quan như tài liệu, công trình nghiên cứu về du lịch biển đảo, các thông tin về tài nguyên du lịch biển đảo, về hệ thống dịch vụ du lịch, về khách du lịch thu thập các dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát thực địa, phỏng vấn khách du lịch và cung cấp sản phẩm du lịch điều tra xã hội học để bổ sung thông tin; đánh giá thực trạng

về sự hài lòng của khách du lịch, nhận thức và sự tham gia của cộng đồng vào việc tạo ra

Trang 29

17 các sản phẩm du lịch biển đảo, qua đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và đa dạng hóa ấn phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam

- Nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Thảo (2012) với đề tài“Phát triển sản phẩm du

lịch tại thành phố Đà nẵng” Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm hệ thống hóa những vấn

đề lý luận liên quan đến các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản phẩm

du lịch; đánh giá thực trạng việc phát triển các sản phẩm du lịch của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến Từ đó đưa ra lập luận cho định hướng phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn thì việc phát triển sản phẩm du lịch là con đường ngắn nhất để Đà Nẵng tạo nên thương hiệu và tự khẳng định mình Qua nghiên cứu

lý luận và thực tiễn tác giả cho thấy, yêu cầu thiết yếu nhất đối với bất kỳ sản phẩm du lịch phải là: Có nét đặc trưng độc đáo và đáp ứng được nhu cầu đa dạng thị trường; Bảo tồn và tôn vinh được các giá trị tài nguyên và môi trường khu vực; Đem lại hiệu quả kinh

tế, xã hội cao

- Nghiên cứu của Nguyễn thị Lệ Chi (2013) với Đề tài “Phát triển du lịch sinh thái

tỉnh Phú Yên thực trạng và giải pháp” nghiên cứu cơ bản toàn diện du lịch sinh thái tỉnh

Phú Yên trên bình diện tổng thể, trong mối quan hệ với các địa phương trong khu vực, kể

cả trong nước và với các nước bạn đã cho thấy du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên, đang trong quá trình định hình và phát triển đã đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội nhất định Từ

đó, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản để các cơ quan quản lý nhà nước tỉnh Phú Yên tham khảo, nghiên cứu làm tiền đề xây các quy hoạch chi tiết, các dự án đầu tư phát triển

du lịch với quan điểm khai thác hợp lý và có hiệu quả có tiềm năng du lịch sinh thái trên địa bàn và phù hợp đưa du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên thực sự trở thành ngành kinh tế quan trọng, làm động lực thúc đẩy sự phát triển các thành phần kinh tế khác; từng bước đưa Phú Yên thành một trong những địa bàn quan trọng, thu hút du lịch của khu vực Miền Trung nói riêng và là điểm dừng quan trọng trong hành trình du lịch Bắc - Nam và Đông - Tây

1.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài

- Nghiên cứu của Thong Kon (2011) về “The development of tourism anh ecotourism in Combodia” được đăng trên Tạp chí Journal of Economics and

Trang 30

18 Development, số 42 Theo đó, mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá hiện trạng phát triển du lịch sinh thái “du lịch dựa vào cộng đồng” trong thời gian qua thông qua các chiến lược phát triển, bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống Nghiên cứu tiếp cận theo hướng: cộng đồng địa phương, du lịch, tài nguyên thiên nhiên và khu vực bảo vệ từ

đó xác định hai khu vực Peam Krasop và Chi Phat cho việc hình thành các nguyên tắc và chiến lược phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững Dựa trên phướng pháp chuyên gia, nghiên cứu đã tiến hành phân tích SWOT nhằm xác định các cơ hội, thách thức, tiềm năng, lợi thế và điểm hạn chế cho phát triển du lịch sinh thái ở hai khu vực trên làm cơ sở cho việc đề xuất định hướng, quan điểm, mục tiêu và các chiến lược phát triển

du lịch sinh thái theo hướng bền vững

- Nghiên cứu của Ross & Wall (1999) với chủ đề “Ecotourism: towards congruence between theory and practice” được đăng trên Tạp chí Tourism Management, 20, 123-132 Nghiên cứu đã làm rõ khái niệm, quan điểm tiếp cận du lịch sinh thái từ lý thuyết đến thực tiễn Dựa trên những luân giải về du lịch sinh thái, việc phát triển loại hình du lịch này được đề cập đầy đủ trong ba đối tượng chính: (1) Cộng đồng địa phương; (2) Khách du lịch và (3) Khu du lịch (công viên) nơi bảo tồn các giá trị tài nguyên thiên nhiên Mô hình được các tác giả phát triển đề đề cập trong hình 1.3 với sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành phần này

Hình 1.4 Khung phân tích phát triển du lịch sinh thái

Nguồn: Ross & Wall (1999)

Cộng đồng địa phương

Khu du lịch/Công viên

Du khách Quản lý/Chính sách

Trang 31

19

1.4 Khung phân tích phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

Nghiên cứu này tiếp cận dựa trên nền tảng lý thuyết marketing về phát triển sản phẩm du lịch của Nguyễn Văn Mạnh và Trần Đình Hòa (2012), và nghiên cứu về

“Marketing the Competitive Destination of the Future” của Buhalis (2000) được đăng trên

Tạp chí Tourism Management; nghiên cứu về “Destination Competitiveness: Determinants

and Indicators” của Dwyer & Kim (2003) và lý thuyết về phát triển sản phẩm du lịch trong kinh tế du lịch của Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2013) Dựa trên điều kiện đặc thù của sản phẩm du lịch sinh thái, tác giả đề xuất khung phân tích cho đề tài như sau:

- Gắn với thiên nhiên và

văn hóa của dân tộc

nghiệp và môi trường

- Môi trường tự nhiên và

đảm bảo an ninh quốc

phòng

- Nhận thức xã hội và sự

tham gia của cộng đồng

địa phương vào hoạt

XH của địa phương

- Tác động của biến đổi

khí hậu

- Tính thời vụ

Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái:

- Phát triển về số lượng;

- Phát triển về chất lượng;

- Đóng góp của sản phẩm du lịch sinh thái vào phát triển du lịch địa phương

Các chỉ tiêu đánh giá phát triển sản phẩm du lịch sinh thái:

- Các chỉ tiêu đánh giá về

số lượng (số địa phương

có thể phát triển DLST)

- Các chỉ tiêu chất lượng (đánh giá thông qua sự hài lòng của du khách)

- Chỉ tiêu về mức độ đóng góp từng sản phẩm DLST (lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí và tham quan)

Trang 32

20

Hình 1.5 Khung phân tích phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

Nguồn: Xây dựng của tác giả từ quá trình lược khảo tài liệu (2018)

Trang 33

21

1.5 Phương pháp nghiên cứu

1.5.1 Cách tiếp cận nghiên cứu

Với những mục tiêu được đặt ra, Đề tài tiếp cận các vấn đề nghiên cứu theo các góc

độ sau:

 Đề tài tiếp cận từ cơ sở lý luận, những khái niệm, lý thuyết có liên quan đến phát

triển sản phẩm du lịch, phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

 Đề tài tiếp cận từ thực tiễn, khảo sát đánh giá của chuyên gia trong ngành về tiêu chí

và đánh giá hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái trong thời gian qua

 Đề tài tiếp cận từ thực tiễn, khảo sát bằng bảng câu hỏi với khách du lịch nhằm xem xét đánh giá của họ về chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái

 Với cách tiếp cận trên, tác giả đề xuất quy trình nghiên cứu như sau:

Hình 1.6 Quy trình nghiên cứu

Nguồn: Xây dựng của tác giả từ quá trình lược khảo tài liệu (2018)

Vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu sơ bộ

Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước

Điều tra sơ bộ Điều chỉnh bảng câu hỏi sơ bộ Khảo sát điều tra

Phân tích kết quả đánh giá của chuyên

Khảo sát điều tra

Trang 34

22

1.5.2 Phương pháp chọn mẫu du khách

Kích thước mẫu: Có nhiều quan điểm khác nhau trong việc xác định cỡ mẫu,

nhưng trong giới hạn của bài nghiên cứu này, tác giả xin được sử dụng phương pháp xác định cỡ mẫu của Hair và các cộng sự (1998), theo đó trong phân tích EFA, cần 5 quan sát cho 1 biến đo lường và cỡ mẫu không nên ít hơn 100 Như vậy: Số lượng mẫu cần thiết = 5* Số lượng biến/mục hỏi

Cách lấy mẫu: Nghiên cứu được thực hiện bằng cách phát bảng câu hỏi trực tiếp cho

khách du lịch khi đến tham quan một số điểm du lịch sinh thái huyện Bác Ái

1.5.3 Loại dữ liệu cần thu thập

Để thực hiện đề tài, nghiên cứu cần tiến hành thu thập 2 loại dữ liệu chính là dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Loại dữ liệu được sử dụng là dữ liệu thứ cấp về cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm

du lịch, phát triển sản phẩm du lich sinh thái

Dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn:

- Sách, giáo trình

- Báo, tạp chí chuyên ngành và các báo, tạp chí có nội dung liên quan

- Các công trình khoa học như báo cáo, luận văn,

- Các thông tin, bài báo từ các nguồn trên Internet

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Ngoài việc sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, sẽ kết hợp sử dụng với dữ liệu sơ cấp khi tiến hành điều tra, phỏng vấn về tiêu chí và hiện trạng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái đối với chuyên gia (quản lý doanh nghiệp du lịch, quản lý ngành du lịch Ninh Thuận, quản lý văn hóa Ninh Thuận); và khách du lịch nội địa

1.5.4 Công cụ phân tích dữ liệu

Kết quả khảo sát được phân tích bằng phần mềm thống kê để đánh giá độ tin cậy thang đo, sau đó tiến hành đánh giá giá trị trung bình, so sánh kết quả và kết luận

Trang 35

23

Tóm tắt chương 1

Chương 1 trình bày cơ sở lý thuyết các khái niệm về du lịch, khách du, du lịch sinh thái và sản phẩm du lịch sinh thái, các đặc điểm của sản phẩm du lịch và phát triển du lịch hướng tới bền vững Đồng thời, chương cũng tổng quan các nghiên cứu trước trong nước và ngoài nước liên quan đến đề tài Hơn nữa, dựa trên việc lựa khảo các nghiên cứu trong và ngoài nước tác giả đã xây dựng khung phân tích và lựa chọn một số phương pháp nghiên cứu phù hợp làm nền tảng cho việc phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại huyện Bác Ái, tỉnh Ninh trong chương 2

Trang 36

24

CHƯƠNG 2:

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH SINH

THÁI TẠI HUYỆN BÁC ÁI TRONG GIAI ĐOẠN 2012-2017

2.1 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của huyện Bác Ái

2.1.1 Vị trí của huyện Bác Ái trong phát triển du lịch sinh thái

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Bác Ái là huyện miền núi phía Tây Bắc tỉnh Ninh Thuận Vị trí địa lý, Vĩ độ Bắc từ 11039’11’’ (cực Nam) đến 12010'05'' (cực Bắc); Kinh độ Đông: từ 108039’54’’ (cực Tây) đến 10903’46’’(cực Đông) Tổng diện tích tự nhiên 102.722,04 ha, chiếm 30,59% diện tích toàn tỉnh; Toàn huyện có 09 đơn vị hành chính cấp xã với 29/38 thôn thuộc diện đặc biệt khó khăn Huyện Bác Ái được tái lập theo Nghị định số 65/2000/NĐ-

CP, ngày 06/11/2000 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2001 trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính huyện Ninh Sơn Huyện có tuyến đường QL 27B

từ Khánh Hoà đi Lâm Đồng chạy qua, tiếp giáp với thành phố Cam Ranh, cách thành phố Nha Trang 90 km và thành phố Đà Lạt 100 km Nằm trong tam giác kinh tế phát triển Đà Lạt - Phan Rang - Nha Trang, Cam Ranh, khá thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá và ứng dụng khoa học Huyện có vị trí quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và quốc phòng - an ninh của tỉnh Ninh Thuận;

+ Phía Bắc giáp huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hoà;

+ Phía Nam giáp huyện Ninh Sơn và Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm;

+ Phía Đông giáp huyện Thuận Bắc và thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hoà; + Phía Tây giáp huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng

Trang 37

25

Hình 2.1 Bản đồ huyện Bác Ái

Nguồn : Phòng Tài nguyên - Môi trường huyện Bác Ái

2.1.1.2 Đặc điểm xã hội

Dân số: Toàn huyện Bác Ái có 26.865 người, với 6.726 hộ, mật độ trung bình

26 người/km2, cộng đồng dân cư gồm chủ yếu là dân tộc Raglai, chiếm trên 95%, phần còn lại là người Kinh, người Chăm (khoảng 10 hộ làm nghề buôn bán ở Phước Đại và Phước Thắng) và người Nùng (khoảng 7 hộ định cư ở giáp huyện Ninh Sơn) Hiện nay, huyện chưa có thị trấn Các khu dân cư nông thôn hiện nay phần lớn phát triển theo hướng tập trung tạo thành các điểm dân cư lớn tại khu trung tâm các xã hoặc dọc theo các trục đường giao thông liên xã, liên thôn Năm 2015, tổng dân số trong độ tuổi lao động có 15.007 người, chiếm 55,8% dân số toàn huyện Lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng nguồn lao động và chủ yếu làm việc trong các cơ

Trang 38

26 quan Nhà nước Toàn huyện có 6.132 lao động đã qua đào tạo, chiếm 40,8% lao động đang làm việc Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động nông thôn đạt trên 85%

Nhìn chung công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao chất lượng lao động, bổ sung nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; đội ngũ công nhân được đào tạo đã góp phần vào phát triển kinh tế của huyện, giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo

2.1.1 Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của huyện Bác Ái

Với lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, Bác Ái - Ninh Thuận

có thể phát triển được nhiều loại hình du lịch đặc thù như: sinh thái, tham quan, dã ngoại, nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa bản địa Nơi đây có tiềm năng và khả năng mở rộng liên kết vùng để hình thành các tour du lịch biển, đồng bằng kết hợp miền núi cao và nằm trong hành lang các tuyến, điểm du lịch quan trọng của tỉnh cũng như quốc gia, trong những năm gần đây một số điểm du lịch sinh thái tại huyện Bác Ái có những bước chuyển biến tích cực cụ thể như:

*Du lịch sinh thái thác Chapơ gắn với du lịch văn hóa cộng đồng tại thôn Ma Lâm, xã Phước Tân, huyện Bác Ái

Ma Lâm là thôn đặc biệt khó khăn của xã Phước Tân, với diện tích 14,91 ha, dân số

là 183 hộ với 758 nhân khẩu, 99% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số Raglai

Là vùng đất có rất nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch: Cảnh quan thiên nhiên đẹp, hệ thống thác Chaper gắn với rừng nguyên sinh còn giữ gần như nguyên sơ

Không gian văn hoá của người Raglai ở Ma Lâm còn giữ được nét nguyên sơ, ít bị tác động bởi sự phát triển Kết cấu hạ tầng (đường giao thông, trường học, trụ sở thôn, kênh mương nội đồng khá đồng bộ); đặc biệt là tuyến đường tỉnh lộ nối liền Phước Tân với Phước Hoà đi lên khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia Phước Bình, tạo nên sự liên kết đặc biệt trong Tua lữ hành

Những năm gần đây, Ninh Thuận là điểm đến hấp dẫn của Du khách trong nước và quốc tế, đặc biệt là điểm đến quen thuộc của du khách Nga Việc đến Ninh Thuận tắm nắng-biển, thăm các đồi cát, làng gốm, tháp chăm…chưa phản ánh hết nét văn hoá độc đáo của người dân Ninh Thuận, mặt khác đứng ở góc độ là du khách, sau khi trải nghiệm văn hoá Biển, tất yếu dẫn đến một nhu cầu tìm hiểu, khám phá nhu cầu văn hoá miền núi,

Trang 39

27 nơi có các thác nước Hùng vĩ, có các thung lũng, triền núi thơ mộng, muốn hoà mình vào các bản làng còn nguyên nét văn hoá cổ xưa

Đối với khách nội tỉnh, vào các dịp hè, lễ, tết, hàng năm có hàng ngàn lượt người đến tham quan, chủ yếu là để thưởng ngoạn thác Chaper

Thôn Ma Lâm trở thành điểm đến thân thiện, tiếp cận dễ dàng đối với khách du lịch Nếu hạ tầng kỹ thuật như: Đường sá, nhà cộng đồng, công trình vệ sinh, nước sạch, điện lưới, viễn thông và hệ thống dịch vụ tốt Thôn Ma Lâm có đủ năng lực đón khoảng 1.000 đến 2.000 lượt du khách mỗi năm

Các dịch vụ người dân thôn Ma Lâm có thể phục vụ cho du khách gồm:

- Tua Homestay (nghỉ tại nhà dân và tham gia các hoạt động trồng trọt, sản xuất, chăn nuôi với bà con);

- Đi bộ khám phá hệ thống suối và thưởng ngoạn thác Chaper;

- Tham quan và giao lưu văn hoá cộng đồng (lễ ăn đầu lúa mới; lễ đền ơn đáp nghĩa, hát sử thi, đốt lửa trại, đi cà kheo, bắn ná…)

- Tua tham quan khu chế tác, đan lát truyền thống (chủ yếu là gùi, ná, đàn Chapi, làm rượu cần)

- Các sản vật địa phương có thể cung ứng cho du khách: quà lưu niệm (sáo trúc, khèn bầu, đàn Chapi, gùi, ná…); các sản vật địa phương (măng tre, chuối mồ côi, các dược thảo quí hiếm khai thác từ rừng)

Ngoài ra, người dân có thể tự tổ chức một số dịch vụ, trò chơi ngay tại khu vực thôn hoặc trên thác để thu phí như: Bắn ná; săn gà rừng (mô hình khoanh vườn, thả gà để

du khách trải nghiệm thú săn bắn); bán bắp luộc, mì nướng, gà-heo nướng; bán nước…

- Qua hoạt động du lịch cộng đồng, sẽ góp phần tăng thu nhập trực tiếp cho ít nhất cho 30% số dân (tương đương khoảng 250 người), và gián tiếp là khoảng 150 người dân trong thôn và xã Góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc; giữ gìn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái

Trong một tương lai gần, khi vận hành Dự án du lịch cộng đồng ở Ma Lâm-Phước Tân, sẽ tạo điều kiện để kết nối với hoạt động Du lịch sinh thái, về nguồn ở Vườn Quốc gia Phước Bình, Quần thể Di tích núi Tà năng ở Phước Đại, tạo nguồn thu nhập ổn định, trực tiêp cho nhân dân 03 xã và gián tiếp các xã còn lại qua các hoạt động dịch vụ

Trang 40

Địa hình khu vực phía Tây và Tây Bắc là những dãy núi cao và núi trung bình chính là ranh giới chung của 2 tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thịnh (đỉnh Hòn Chan cao 1.978m, đỉnh Gia Rích cao 1.926m) Bề mặt địa hình bị chia cắt mạnh, độ dốc trung bình trên 300, nhiều sườn dốc độ dốc đạt gần 450 Độ chênh cao trong nội bộ VQG từ sông Đa Mây lên đỉnh núi ranh giới với tỉnh Lâm Đồng lên tới trên 1.000m

Dạng địa hình khu vực phía Đông và Đông Nam là núi trung bình và núi thấp, độ cao và độ dốc nhìn chung thấp hơn khu vực phía Tây và phía Bắc của VQG Với đặc điểm địa hình như vậy nên trong khu vực VQG hình thành nhiều địa điểm có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái trong vùng Qua quá trình điều tra và khảo sát thực tế tại VQG Phước Bình, chúng tôi nhận thấy có một số khu vực có đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên có tiềm năng trong phát triển du lịch sinh thái trong phạm vi VQG Phước Bình

Trong qui hoạch của tỉnh, thời gian tới sẽ xây dựng hồ Đa Mây trên sông Đa Mây với dung tích chứa khoảng 1 triệu m3 nước khi hồ được hình thành Việc hình thành hồ chứa nước vùng tiếp giáp với VQG Phước Bình sẽ tạo nên một khung cảnh đẹp với một

hồ nước lớn được bao bọc bởi những cánh rừng xanh của vùng lõi VQG và vùng đệm VQG Cùng với đó là việc hình thành và phát triển hạ tầng phát triển du lịch và dịch vụ du lịch sẽ hình thành xung quanh hồ Và gắn kết với các tour du lịch trong Vườn

Tuyến 1 Thác Đá Bàn

+ Đặc điểm: thác Đá Bàn có những thác nước nhỏ từ 2- 5m với dòng nước trong

mát lạnh từ thượng nguồn đổ về Phía dưới chân thác là hồ nước khá lớn, nước trong xanh, sát mép nước chung quanh hồ là những phiến đá khá bằng phẳng tạo nên một không gian đẹp, thơ mộng được bao bọc bởi màu xanh của cây rừng, đi dọc suối

Để đến được thác, từ Hạt kiểm lâm (hiện nay, đề xuất sau này là trung tâm du lịch), theo đường mới mở đến đập tràn (điểm này được qui hoạch trở thành điểm tập kết xe) Từ đây đi bộ xuyên rừng và tiếp cận thác Đá Bàn

Ngày đăng: 11/02/2019, 22:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w