1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SVNCKH2014 PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TÂM LINH TẠI QUẦN THỂ CHÙA BÁI ĐÍNH, NINH BÌNH

105 195 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,15 MB

Nội dung

Tại Hội nghị Quốc tế về “Du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững” do Tổ chức du lịch thế giới tổ chức diễn ra tại quần thể chùa Bái Đính vào tháng 11 năm 2013 cũng đưa ra “Tuyên bố Ni

Trang 1

-o0o -Công trình tham dự cuộc thi

Sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Ngoại Thương 2014

Tên công trình:

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TÂM LINH

TẠI QUẦN THỂ CHÙA BÁI ĐÍNH, NINH BÌNH

Nhóm ngành: Kinh tế và kinh doanh 2 (KD2)

Hà Nội, tháng 05 năm 2014

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

DANH MỤC BẢNG

Trang 4

DANH MỤC HÌNH

Trang 5

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngành du lịch được coi là một ngành công nghiệp không khói, đóng góp vaitrò quan trọng trong phát triển nền kinh tế đất nước Trong những năm vừa qua, dulịch Việt Nam chứng kiến một giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ với tỷ lệ tăng trưởng

trung bình lên tới 12%/năm Trong “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, Đảng và nhà nước ta đã xác định Du lịch là

một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, hướng tới phát triển theo chiều sâu, cóchất lượng, hiệu quả, phát triển theo hướng bền vững và tăng khả năng cạnh tranh,

để đến năm 2020, du lịch về cơ bản sẽ trở thành một ngành kinh tế có tính chuyênnghiệp, hiện đại; các sản phẩm du lịch có chất lượng cao, đa dạng, có thương hiệu

và mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc

Trong những năm vừa qua, du lịch tâm linh trên thế giới nói chung và ở ViệtNam nói riêng đã trở thành một xu hướng phổ biến, mang lại giá trị to lớn khôngchỉ về kinh tế mà còn về đời sống tinh thần xã hội Chỉ riêng năm 2013, trong số 35triệu khách du lịch nội địa thì đã có khoảng 14,8 triệu lượt khách đến tham quan các

địa điểm tâm linh, chiếm 42,3% Tại Hội nghị Quốc tế về “Du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững” do Tổ chức du lịch thế giới tổ chức diễn ra tại quần thể chùa Bái Đính vào tháng 11 năm 2013 cũng đưa ra “Tuyên bố Ninh Bình”, khẳng định vai

trò của du lịch tâm linh trong phát triển kinh tế xã hội, đồng thời nhấn mạnh quầnthể chùa Bái Đính - ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á là một trong những điểm dulịch tâm linh trọng điểm ở Việt Nam và thế giới, thu hút lượng lớn khách du lịchđến tham quan

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để phát triển sản phẩm dulịch tâm linh ở quần thể chùa Bái Đính, không những thu hút nhiều khách du lịch

mà còn bảo tồn và phát huy được những nét văn hóa, tâm linh của dân tộc từ baođời nay

Chính bởi những lý do trên, nhóm tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển sản

phẩm du lịch tâm linh tại quần thể chùa Bái Đính, Ninh Bình” cho công trình

nghiên cứu khoa học

Trang 6

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Vấn đề về du lịch tâm linh nói chung và phát triển sản phẩm du lịch tâm linhnói riêng là một vấn đề tương đối mới và đang được quan tâm tại Việt Nam Tuynhiên, tới thời điểm hiện tại, chưa có một công trình nghiên cứu nào thực sự chuyên

sâu và đưa ra cái nhìn thực sự rõ nét về vấn đề này Trong bài tham luận “Du lịch tâm linh tại Việt Nam: Hiện trạng và định hướng phát triển” của ông Nguyễn Văn

Tuấn (2013), Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch Việt Nam, tác giả đã chỉ ra nhữngnét cơ bản nhất về những vấn đề cũng như đặc trưng của loại hình du lịch tâm linhtại Việt Nam Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu lại tương đối rộng và mang tầm vĩ mô,phạm vi bao trùm lên du lịch cả nước, chưa đi vào nghiên cứu một khu vực hay địađiểm cụ thể nào

Tại nước ngoài cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về du lịch tâm

linh Có thể kể đến tác phẩm “Definitions, Motivations, and Sustanability: The Case

of Spiritual Tourism” của tiến sĩ Daniel H Olsen (2013), đã đưa ra được những khái

niệm cụ thể và chi tiết về du lịch tâm linh Trong công trình nghiên cứu

“Dimensions of spiritual tourism in Tuiticorin Distric of Tamil Nadu in India – A critical Analysis” của tác giả S Vargheese Antony Jesurajan và S Varghees Prabhu

(2012), người viết đã thể hiện một hướng nghiên cứu khá mới dựa trên phân tíchlượng hóa độ thỏa mãn của khách du lịch tâm linh để đưa ra các định hướng pháttriển cho một địa điểm cụ thể tại Ấn Độ

Đi cùng xu hướng của thế giới, Việt Nam nói chung và quần thể chùa BáiĐính, Ninh Bình nói riêng đang có những bước tiến nhất định nhằm mục tiêu pháttriển du lịch tâm linh Phát triển sản phẩm du lịch tâm linh tại quần thể chùa BáiĐính nhằm đáp ứng nhu cầu khách du lịch đồng thời bảo tồn bền vững những giá trịvăn hóa truyền thống, là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có những nghiên cứu cụthể, cả về cơ sở lý luận cũng như khả năng áp dụng thực tế Tuy vậy, cho đến nayvẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu cụ thể về vấn đề này tại quầnthể chùa Bái Đính, Ninh Bình

Trang 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

a) Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là: “Vấn đề phát triển sản phẩm du lịchtâm linh tại quần thể chùa Bái Đính, Ninh Bình”

b) Phạm vi nghiên cứu

Về thời gian: Tình hình du khách đến tham quan quần thể chùa Bái Đính từ

năm 2008 đến năm 2013

Về không gian: Các sản phẩm du lịch tâm linh được cung cấp tại quần thể

chùa Bái Đính, Ninh Bình

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận về du lịch tâm linh, sản phẩm dulịch tâm linh và phát triển sản phẩm du lịch tâm linh, phân tích và đánh giá thựctrạng hoạt động phát triển sản phẩm du lịch tâm linh ở quần thể chùa Bái Đính, đềtài đề xuất một số giải pháp phát triển sản phẩm du lịch tâm linh theo hướng toàndiện, trên 7 yếu tố chính (đổi mới sáng tạo sản phẩm, chuỗi chi phí - giá bán, phânphối và bán sản phẩm, quảng bá và truyền thông, nguồn nhân lực, sản xuất và cungứng sản phẩm và triết lý kinh doanh sản phẩm đó), xây dựng quần thể chùa BáiĐính trở thành một địa điểm du lịch tâm linh phát triển nhất nước ta

Từ mục đích đó, nhóm tác giả đề ra ba nhiệm vụ cụ thể cần giải quyết là:

- Xây dựng cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm du lịch tâm linh trong chương 1, làmtiền đề để nghiên cứu thực trạng phát triển sản phẩm và đề ra phương hướng giảiquyết trong các chương còn lại

- Từ những luận giải mang tính lý thuyết ở trên, nhóm tác giả sẽ tìm hiểu và đánh giáthực trạng phát triển sản phẩm du lịch tâm linh tại quần thể chùa Bái Đính trongchương 2, thông qua mức độ hài lòng của khách hàng và hiện trạng cung cấp sảnphẩm, dịch vụ so với tiềm năng phát triển của quần thể chùa Bái Đính

- Với những thực trạng nêu trên, nhóm tác giả đề ra bảy giải pháp ở chương 3 nhằmphát triển sản phẩm du lịch tâm linh, không những thu hút nhiều khách du lịch nộiđịa và quốc tế, mà còn bảo đảm tính bền vững cho phát triển du lịch, bảo tồn vàphát huy những giá trị tinh thần, tâm linh lâu đời của dân tộc

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 8

- Phương pháp điều tra xã hội học với du khách có nhu cầu du lịch tâm linh, chủ yếu

là các du khách đã và đang đến tham quan tại khu quần thể chùa Bái Đính Ngoài

ra, nhóm tác giả còn tiến hành khảo sát các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữhành có tour đến quần thể chùa Bái Đính

Cụ thể, nhóm tác giả đã phát ra 350 phiếu khảo sát “Thăm dò ý kiến du khách tới tham quan quần thể chùa Bái Đính” cho các du khách tới tham quan chùa

trong giai đoạn từ tháng 1/2014 đến hết tháng 3/2014, trong đó thu về được 318phiếu hợp lệ, đạt chất lượng tốt, 32 phiếu không hợp lệ, và không đáng tin cậy.Nhóm tác giả cũng tiến hành khảo sát 30 doanh nghiệp lữ hành cung ứng dịch vụtour du lịch đến quần thể chùa Bái Đính, thu về được 25 phiếu điều tra đúng tiêuchuẩn 318 phiếu thăm dò ý kiến du khách và 25 phiếu khảo sát doanh nghiệp hợp

lệ này sẽ là nguồn số liệu và thông tin quan trọng trong phạm vi nghiên cứu, được

nhóm tác giả sử dụng và phân tích cụ thể trong chương 2 của đề tài.

- Phương pháp phỏng vấn: trao đổi, thảo luận và lấy ý kiến từ các chuyên gia am hiểu

về du lịch nói chung và du lịch tâm linh nói riêng, các cán bộ của các công ty lữhành, các công ty kinh doanh dịch vụ lưu trú tại quần thể chùa Bái Đính và Banquản lý quần thể chùa Bái Đính, Ninh Bình

- Phương pháp thu thập, tổng hợp phân tích tài liệu cả về định tính và định lượng củacác công trình, bài báo có liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các công trìnhtrong nước và ngoài nước

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài mục lục, lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, danhmục bảng biểu, đề tài gồm 3 chương chính:

Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển sản phẩm du lịch tâm linh

Chương 2: Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch tâm linh tại quần thể chùa Bái Đính

Chương 3: Một số khuyến nghị nhằm phát triển sản phẩm du lịch tâm linh tại quần thể chùa Bái Đính

Trang 9

dù hoạt động du lịch đã xuất hiện từ lâu nhưng hiện nay vẫn chưa có một khái niệm

hay cách hiểu thống nhất về du lịch Van Harssel (1993) đã chỉ ra rằng “thật khó và

có thể gây nhầm lẫn khi khái quát về du lịch và khách du lịch” Lý do của việc khó

khăn trong khái quát các định nghĩa này là bởi tính phức tạp, đa dạng và phong phúcủa hoạt động du lịch, cụ thể hơn là bởi những lợi ích khác nhau mà hoạt động dulịch mang lại cho con người và xã hội

Tùy theo quan điểm và mục đích nghiên cứu mà người ta đưa ra những kháiniệm khác nhau về du lịch Tuy nhiên, hiện tại có một số khái niệm về du lịch đangđược chấp nhận một cách rộng rãi Năm 1963, với mục đích quốc tế hóa, Hội nghị

Liên hợp quốc về du lịch đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình” Các thành viên của Liên hợp

quốc cũng nhất trí rằng, nơi đến của địa điểm du lịch phải khác nơi con người lưu

trú Sau này, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) khẳng định du lịch là “bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú với mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa” Như vậy, định nghĩa này chỉ ra rõ

ràng hơn các mục đích của du lịch với con người, nhưng đồng thời, khẳng định một

điểm mới, đó là các hoạt động du lịch phải diễn ra “trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm”.

Theo Luật du lịch Việt Nam (2005) thì “du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp

Trang 10

ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định” Đây là khái niệm mang tính chất pháp lý và được chấp nhận tại Việt

Nam Quan điểm của Luật du lịch Việt Nam và Tổ chức Du Lịch thế giới có sựtương đồng khi cho rằng hoạt động du lịch diễn ra khi con người di chuyển khỏi nơi

ở của mình nhằm thỏa mãn những nhu cầu và lợi ích cá nhân nhưng không vì mụcđích kiếm tiền

Từ những định nghĩa trên, xét trong tương quan phạm vi của bài nghiên cứu,

nhóm tác giả cho rằng: Du lịch là tất cả những hành động của con người ngoài nơi

cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích để tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá, tìm hiểu văn hóa, và không vì mục đích kinh tế.

1.1.2 Khách du lịch

Năm 1993, Tổ chức Du lịch thế giới đã đưa ra khái niệm về khách du lịch

(hay còn gọi là du khách) mà hiện nay đang được chấp nhận rộng rãi: “Khách du lịch là những hành khách tạm thời lưu trú tại một địa điểm ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong một khoảng thời gian ít nhất 24 giờ và không quá 1 năm nhằm thực hiện bất kỳ mục đích nào ngoài việc kiếm thêm thu nhập tại nơi đến” Cần lưu

ý rằng, Tổ chức Du lịch thế giới có sự phân biệt giữa hai khái niệm khách du lịch(tourist) và hành khách (visitor) Khách du lịch được gọi là hành khách khi chuyến

đi của họ ít hơn 24 giờ (nói cách khác là hành khách không lưu trú qua đêm tại điểmđến)

Luật Du lịch Việt Nam (2005) định nghĩa: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.” So với khái niệm về khách du lịch của Tổ chức Du lịch thế

giới, khái niệm trong Luật Du lịch Việt Nam không quy định về không gian cũngnhư thời gian mà chỉ quan tâm đến mục đích của chuyến đi Dựa vào các khái niệm

nêu trên, bài nghiên cứu đưa ra khái niệmvề khách du lịch như sau: Khách du lịch

là những người hành trình và lưu trú tại địa điểm ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong khoảng thời gian không quá 12 tháng nhằm mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, khám phá, tìm hiểu,… nhưng không vì mục đích kiếm thêm thu nhập và kiếm sống tại nơi đến.

Trang 11

Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế Khách

du lịch nội địa là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam dulịch trong lãnh thổ Việt Nam, còn khách du lịch quốc tế là người nước ngoài hoặc

người Việt Nam định cư tại nước ngoài vào Việt Nam du lịch (khách du lịch quốc tế đến) hay công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch (khách du lịch quốc tế đi).

1.1.3 Các loại hình du lịch

Tùy theo từng tiêu chí phân loại mà người ta phân ra các loại hình du lịchkhác nhau:

− Căn cứ vào mục đích đi du lịch của du khách

 Du lịch chữa bệnh: là loại hình du lịch phục vụ nhu cầu chữa bệnh của

du khách

 Du lịch giải trí: là loại hình du lịch phục vụ nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí,thư giãn

 Du lịch thể thao: là loại hình du lịch mà mục đích chính của chuyến đi

là tham gia vào các hoạt động thể dục, thể thao

 Du lịch tâm linh: là loại hình du lịch mà du khách tìm đến đức tin củamình nhằm đáp ứng các nhu cầu về tâm linh

 Du lịch khám phá: là loại hình du lịch mà du khách sẽ được khám phá,trải nghiệm địa điểm đến

 Du lịch văn hóa: là loại hình du lịch nâng cao kiến thức văn hóa của

Trang 12

Theo Kotler và Turner: “Một sản phẩm là tất cả những gì có thể cung cấp

cho sự chiếm hữu, sự sử dụng hoặc sự tiêu thụ của thị trường, bao gồm những vật thể, những khoa học, những nhân vật, những nơi chốn, những tổ chức và những ý tưởng.”

Du lịch được hiểu là một ngành dịch vụ, do vậy ngành này cũng có sản phẩmcủa riêng mình Trong suốt quá trình phát triển du lịch, các khái niệm về sản phẩm

du lịch đã được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu về du lịch bằng nhiềucách tiếp cận khác nhau, với nhiều khía cạnh khác nhau Điều 4 chương I Luật Dulịch được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm

2005 quy định: “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch.” Các dịch vụ bao gồm dịch vụ lữ

hành, dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin hướngdẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Tuy nhiên,

Trang 13

theo quan điểm trên của Luật Du lịch thì sản phẩm du lịch chỉ đơn thuần là “hoạt động của các ngành dịch vụ” Trên thực tế, nội dung của hoạt động du lịch phong

phú hơn nhiều Theo Michael M.Coltman: Sản phẩm du lịch là một tổng thể baogồm các thành phần không đồng nhất hữu hình và vô hình Sản phẩm du lịch có thể

là một món hàng cụ thể như thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể như chấtlượng phục vụ, bầu không khí tại nơi nghỉ mát Sản phẩm du lịch còn là trải nghiệm

du lịch và nó là tổng thể nên Kraf nói “một khách sạn không làm nên du lịch” Robert Christie Mill trong tác phẩm “Tourism - the International Business”(1990)

cho rằng du lịch có 4 chiều định vị hay 4 không gian du lịch: (1) điểm hấp dẫn dulịch, (2) các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, (3) vận chuyển du lịch và (4) lòng hiếu

khách Nếu tiếp cận ở khía cạnh của du khách thì “Sản phẩm du lịch bao hàm tất cả những giá trị vật chất và tinh thần chứa đựng trong không gian của điểm đến mà có thể thoả mãn nhu cầu của du khách về tham quan, thưởng ngoạn, vui chơi, giải trí, ” Hay nói cách khác, “Sản phẩm du lịch dưới khía cạnh của du khách là tất cả những cảm xúc mà du khách trải nghiệm và cảm nhận được trong một chuyến đi du lịch.”

Tóm lại, sản phẩm du lịch của một điểm đến là sự hoà trộn mang tính quy

luật của các giá trị tự nhiên và nhân văn, các giá trị vật thể và phi vật thể chứa đựng trong không gian của một điểm đến Sản phẩm du lịch sẽ đem lại cho du khách những ấn tượng và cảm xúc đặc trưng nhất về một điểm đến.

1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DU LỊCH TÂM LINH VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TÂM LINH

1.2.1 Khái quát về du lịch tâm linh

1.2.1.1 Khái niệm du lịch tâm linh

Hiện tại ở Việt Nam chưa có khái niệm cụ thể về du lịch tâm linh Trong Luật

du lịch Việt Nam 2005 cũng chưa đề cập đến loại hình du lịch này Để hiểu rõ kháiniệm về du lịch tâm linh, chúng ta phải hiểu được tâm linh là gì

Van Kamm (1986) khẳng định rằng “tâm linh”là những trải nghiệm của con người trong “sự hòa hợp về ý thức với thế lực siêu nhiên” cùng với “tình cảm thiêng liêng” mang lại cho con người những giá trị về mặt tinh thần như sự tự tin, mang lại

Trang 14

cách nhìn nhận mới về cuộc sống, sự hài hòa và bình an trong tâm hồn Ngoài ra,

Van Kamm cũng cho rằng “tâm linh” cũng đề cập đến những câu hỏi về ý nghĩa của

cuộc sống và cho phép con người có cái nhìn toàn diện hơn về cuộc sống

Trong khi đó, trong khái niệm “tâm linh”của Hawks (1994), ông đề cập đến niềm tin, “đức tin” cao cả của cá nhân vào các “giá trị sống” nhằm hướng đến “sự hoàn thiện” Cá nhân không tách biệt khỏi thế giới mà “kết nối đồng nhất” với tự nhiên, với những người xung quanh.

“Tâm linh là những trải nghiệm cá nhân siêu việt như là những trải nghiệm trực giác, tâm hồn, một sự mở rộng về ý thức vượt xa hơn ranh giới của cái tôi và vượt ra cả giới hạn về thời gian và không gian”, theo ý kiến của Grof (1976).

Từ các định nghĩa trên, tâm linh có thể được hiểu là những giá trị, trải nghiệmthuộc về ý thức của con người, nơi con người tìm thấy những giá trị thiêng liêngnhất, vượt qua những cái tôi cá nhân và giới hạn vật lý thông thường về không gianthời gian, qua đó tìm đến cảm giác trọn vẹn, thanh tịnh, bình an trong tâm hồn

Từ khái niệm về du lịch và tâm linh, có thể rút ra khái niệm về du lịch tâm

linh như sau: Du lịch tâm linh là tất cả những hành động của con người ngoài nơi

cư trú thường xuyên nhằm thỏa mãn nhu cầu về tinh thần và tâm lý, thể hiện niềm tin vào tôn giáo, tín ngưỡng thờ cúng và những sức mạnh siêu nhiên vượt ra khỏi khuôn khổ của cuộc sống đời thường, đồng thời phản ánh khát vọng của con người

về một cuộc sống tốt đẹp hơn, bình yên hơn Trong phạm vị nghiên cứu của nhóm,

các vấn đề sẽ được phát triển và đào sâu trên nền tảng khái niệm về du lịch tâm linhnày

- Khách du lịch tâm linh thường đi theo một nhóm lớn, số lượng khách tăngcao vào các mùa lễ hội, các sự kiện văn hóa tôn giáo tại địa điểm tâm linh

- Khách du lịch tâm linh thuộc mọi tầng lớp, lứa tuổi khác nhau, bao gồm cả

du khách trong nước và khách quốc tế

Trang 15

1.2.1.3 Đặc trưng của du lịch tâm linh

Du lịch tâm linh là một khái niệm mới ở Việt Nam nhưng thực chất hoạt động

du lịch tâm linh đã diễn ra từ rất lâu đời trên thế giới Du lịch tâm linh trên thế giớinhìn chung có một số đặc trưng sau:

- Du lịch tâm linh gắn với tôn giáo và tín ngưỡng Các địa điểm du lịch tâmlinh là những nơi linh thiêng gắn với sự hình thành và phát triển của các tôn giáotrên thế giới như Phật giáo, Thiên chúa giáo, đạo Hindu, đạo Hồi,… Bên cạnh việcthưởng ngoạn cảnh đẹp, du khách đến các địa điểm du lịch tâm linh còn nhằm mụcđích thực hiện các nghi lễ tôn giáo, tín ngưỡng nhằm thể hiện đức tin

- Du lịch tâm linh thường gắn với những hoạt động thể thao tinh thần nhưthiền, yoga hướng tới sự cân bằng, thanh tao, siêu thoát trong đời sống tinh thần,hay tham gia vào các lễ hội, các phong tục tập quán tín ngưỡng để hòa mình vàokhông khí linh thiêng, vứt bỏ những u phiền của cuộc sống thường ngày

- Du lịch tâm linh đặc biệt phát triển ở các quốc gia có lịch sử lâu đời như cácquốc gia châu Âu, các quốc gia thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương Các địađiểm du lịch tâm linh nổi tiếng thường có lịch sử vài trăm năm đến hàng nghìn năm,thường gắn với các truyền thuyết, các sự tích về sự ra đời và phát triển của các tôngiáo, tín ngưỡng

Tại Việt Nam, du lịch tâm linh còn là một khái niệm khá mới mẻ Du lịch tâmlinh tại Việt Nam thường gắn với các công trình Phật giáo (chùa, tháp, ) Ngoài ra,

du lịch tâm linh ở Việt Nam gắn với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, dòng tộc, tri ânnhững vị anh hùng dân tộc, những vị tiền bối có công với nước, dân tộc (ThànhHoàng) trở thành du lịch về cội nguồn dân tộc với đạo lý uống nước nhớ nguồn.Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, 81,96% dân số Việt Namkhông theo một tôn giáo nào nhưng truyền thống uống nước nhớ nguồn, tín ngưỡngthờ cúng vẫn được duy trì từ đời này sang đời khác Do đó, những địa điểm du lịchtâm linh không chỉ gắn với tôn giáo như chùa, nhà thờ, mà còn là những di tíchlịch sử, những danh thắng nơi du khách tìm đến thể hiện niềm biết ơn với các vị anhhùng dân tộc, với tổ tiên nguồn cội

Trang 16

Trong phạm vi bài nghiên cứu, nhóm tác giả sẽ xem xét du lịch tâm linh làmột loại hình du lịch dựa trên nhu cầu của con người, nhu cầu đó bao gồm tôn giáo,tín ngưỡng và các nhu cầu tinh thần khác.

1.2.2 Một số vấn đề về sản phẩm du lịch tâm linh và phát triển sản phẩm du lịch tâm

linh

1.2.2.1 Khái niệm về sản phẩm du lịch tâm linh

“Sản phẩm du lịch tâm linh” mà đề tài nghiên cứu là một khái niệm mới, và

vẫn đang được tranh biện, thảo luận với nhiều ý kiến khác nhau từ nhiều chuyêngia Từ khái niệm chung về sản phẩm du lịch, đề tài đưa ra khái niệm sản phẩm dulịch tâm linh như sau:

Sản phẩm du lịch tâm linh là sản phẩm du lịch gắn với không gian tâm linh bao hàm tất cả những giá trị tự nhiên và nhân văn, các giá trị hữu hình và vô hình chứa đựng trong không gian đó nhằm tìm hiểu những giá trị văn hóa, thăm viếng bằng tâm tư, tình cảm; khám phá, tìm hiểu, hướng về cái thiện, hòa hợp với thiên nhiên, đồng loại để từ đó đem lại sự bình an, tĩnh lặng trong tâm hồn du khách.

Như vậy, sản phẩm du lịch tâm linh là sự kết hợp hài hòa giữa những yếu tố

vô hình và hữu hình Yếu tố hữu hình thể hiện ở cảnh quan thiên nhiên, các côngtrình kiến trúc,….Yếu tố vô hình cốt lõi làm nên sự khác biệt giữa sản phẩm du lịchtâm linh với các sản phẩm khác chính là yếu tố tâm linh, yếu tố thuộc về mặt tinhthần Đây là yếu tố chính thu hút khách du lịch đến với các điểm du lịch tâm linh

Khái niệm trên không mâu thuẫn với sự phát triển của khái niệm sản phẩm

du lịch tổng thể Ngoài ra gắn chặt khái niệm sản phẩm du lịch với không gian củasản phẩm du lịch được khai thác để dễ phân tích các điều kiện phát triển và đa dạnghóa sản phẩm Khái niệm cũng tiếp cận ở khía cạnh của du khách đó là nhắc đến giátrị mà sản phẩm du lịch mang lại đối với du khách, từ đó giúp phân tích mức độ hàilòng mà du khách cảm nhận được để làm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.1.2.2.2 Một số dịch vụ cấu thành sản phẩm du lịch tâm linh

Dịch vụ chính đóng vai trò là động cơ thu hút khách đó là chuỗi hoạt độngdịch vụ phục vụ khách du lịch tâm linh Trong phạm vi bài nghiên cứu, nhóm tácgiả đề cập đến du lịch tâm linh gắn với Phật giáo, vì vậy mà sản phẩm du lịch tâm

Trang 17

linh bao gồm một số dịch vụ đặc thù như tổ chức hướng dẫn tham quan danh thắng,chiêm ngưỡng cảnh quan trong không gian văn hóa khu vực chùa và phụ cận; cácdịch vụ phục vụ cúng bái, tế lễ; phục vụ bán, cho thuê hoặc mượn vật dụng, phươngtiện tế lễ; các dịch vụ phục vụ lễ hội và hướng dẫn khách tham gia lễ hội; phục vụthưởng thức nghệ thuật âm nhạc, múa, diễn xướng; các dịch vụ hướng dẫn, cungcấp thông tin, tra cứu, hội thảo phục vụ nghiên cứu, tìm hiểu văn hóa, nghệ thuậtPhật giáo và các dịch vụ phục vụ hoạt động thiền, yoga, tụng kinh niệm phật vàphục vụ các bữa ăn chay Tất cả những dịch vụ phục vụ phật tử và du khách tạothuận lợi và thoải mái nhất để mục đích đến với cửa Phật của họ được toại nguyện.Hơn thế nữa, những dịch vụ đó có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp cho hoạt độngcúng tế, cầu nguyện được diễn ra thuận tiện, may mắn, mát mẻ và làm cho bất cứ aiđến với cửa Phật, vãng cảnh chùa sẽ có được tinh thần thoải mái, mãn nguyện Cácdịch vụ chính bao gồm:

- Dịch vụ phục vụ các nhu cầu cơ bản cần thiết phải có để đảm bảo cho kháchthực hiện tốt các hoạt động chính và các nhu cầu bổ sung giúp cho chuyến đi củakhách đạt được nhiều mục tiêu như: đón tiếp, nghỉ ngơi, lưu trú, ăn uống, thông tinliên lạc, mua sắm Tất cả những nhu cầu này được đáp ứng tại chỗ thông qua cácnhà cung cấp dịch vụ am hiểu mục đích của khách

- Dịch vụ lữ hành thiết kế đưa ra chương trình du lịch, thông tin, quảng bá,gom khách, đặt giữ chỗ, kết nối các dịch vụ cung ứng theo tuyến hành trình Trongbài nghiên cứu, nhóm tác giả đặc biệt nghiên cứu và phân biệt nhu cầu, mục đích dulịch văn hóa tâm linh gắn với Phật giáo Các chương trình du lịch được xây dựnggắn chặt với điểm đến là không gian văn hóa Phật giáo (ngôi chùa) đáp ứng đúngnhu cầu đặc trưng của loại khách này

- Dịch vụ vận chuyển đưa, đón khách theo tuyến hành trình trong đó điểm đến

là các ngôi chùa đã xác định; dịch vụ bến đỗ và đi lại tại các điểm tham quan trongkhu, các dịch vụ hỗ trợ di chuyển bằng phương tiện nội bộ, phương tiện chuyêndùng như xe điện, cáp treo, máng trượt, thuyền, đò, xuồng,

Các điều kiện trên thông thường vừa tác động riêng lẻ, vừa tác động đồngthời, trong thực tế để tạo ra sự phát triển, phân phối và tiêu dùng sản phẩm dịch vụ

Trang 18

du lịch tâm linh Ngoài ra, tác động của từng nhân tố có thể giảm đi khi có điều kiệnkhác tác động theo hướng ngược lại Ví dụ tác động của yếu tố tự nhiên sẽ giảm nếutạo ra cơ cấu của cơ sở vật chất kỹ thuật thích hợp với nhu cầu của du khách Vìvậy, cần phải hiểu rõ các mối liên hệ và ràng buộc qua lại giữa các yếu tố ảnhhưởng đến độ dài mùa du lịch tâm linh, từ đó để tìm ra được những khả năng để kéodài mùa kinh doanh du lịch hoạt động trong cả năm, nâng cao chất lượng phục vụ

và tăng nguồn thu thông qua hoạt động du lịch tiềm năng này

1.2.2.3 Vấn đề phát triển sản phẩm du lịch tâm linh

Đối với các loại hình sản phẩm nói chung, việc đổi mới và sáng tạo sản phẩm

du lịch là một vấn đề cấp thiết để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch Vấn đề pháttriển sản phẩm du lịch tâm linh đòi hỏi sự phát triển toàn diện về nhiều mặt, khôngchỉ phát triển bản thân nội hàm sản phẩm mà còn phát triển cả những yếu tố bổ sungcấu thành nên sản phẩm du lịch tâm linh Vì vậy, chiến lược phát triển sản phẩm dulịch tâm linh phải được thể hiện toàn diện trên 7 yếu tố sau:

Cải tiến sản phẩm: đây là điểm cốt lõi trong đáp ứng nhu cầu của khách du

lịch Cải tiến sản phẩm nhằm thay đổi sản phẩm tốt hơn trên cả 2 phương diện: cải tiến số lượng và cải tiến chất lượng.

Cải tiến số lượng sản phẩm là phát triển theo hướng đa dạng hóa, tăng thêm

số lượng các sản phẩm, dịch vụ được cung cấp, đáp ứng nhu cầu du lịch tâm linhphong phú, từ đó mở rộng phạm vi và quy mô khách hàng mục tiêu Tại các điểmđến du lịch, cải tiến số lượng sản phẩm du lịch (hay còn gọi là phát triển sản phẩmtheo chiều rộng) là sự đa dạng hóa những sản phẩm có chung một đặc điểm nhằmthỏa mãn một loại nhu cầu, động cơ hay một loại khách với một mức chi trả nào đó.Đối với loại hình du lịch tâm linh, các điểm du lịch phần lớn đều là di tích văn hóalịch sử hình thành từ lâu đời, do đó, các loại hình sản phẩm du lịch vẫn còn khá đơnđiệu và nghèo nàn Cải tiến số lượng sản phẩm với mục đích cuối cùng là mang lạicho du khách những giá trị tâm linh mà du khách kỳ vọng trong chuyến đi củamình

Trang 19

Cải tiến chất lượng sản phẩm là phát triển theo hướng nâng cao chất lượng

các loại hình sản phẩm du lịch được cung cấp Nâng cao chất lượng một sản phẩm

du lịch (hay còn gọi là phát triển sản phẩm theo chiều sâu) nhằm làm tăng uy tíncũng như độ tin cậy của sản phẩm được cung cấp đến du khách Đối với sản phẩm

du lịch tâm linh, cải tiến chất lượng là nâng cao hiệu quả phục vụ của đội ngũ nhânviên, gia tăng thêm các lợi ích mà khách du lịch có được trong chuyến đi của mìnhbằng cách đào sâu những giá trị tâm linh trong từng loại hình sản phẩm được cungcấp Việc cải tiến chất lượng phải được phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận trongsuốt quá trình du khách tiêu dùng sản phẩm du lịch tâm linh bởi chỉ cần một yếu tốnhỏ trong chuỗi dịch vụ gây ấn tượng xấu trong lòng du khách có thể làm du kháchmất lòng tin về sản phẩm du lịch đó, từ đó giảm độ tin cậy và độ bền của sản phẩm

du lịch

Chuỗi chi phí – giá bán sản phẩm: cách định giá của dịch vụ sẽ ảnh hưởng

rất nhiều đến mức độ hài lòng của khách du lịch Mỗi đối tượng khách hàng khácnhau sẽ có mức độ sẵn sàng trả giá khác nhau Mức giá thấp sẽ kích thích đối tượng

có thu nhập trung bình tiêu dùng sản phẩm Mức giá cao thông thường sẽ tạo tâm lý

kỳ vọng cao ở khách du lịch Trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch tâm linh,cần căn cứ điều kiện và mục tiêu, chiến lược chung của phát triển sản phẩm để xâydựng các chiến lược giá phù hợp với các đối tượng khách khác nhau Đây là mộtyếu tố quan trọng tác động mạnh mẽ đến quyết định đi du lịch của du khách

Phân phối sản phẩm: là một yếu tố khác tạo ra giá trị cho sản phẩm nói

chung và sản phẩm du lịch tâm linh nói riêng Hệ thống phân phối càng phát triểnthì cơ hội tiếp cận với sản phẩm du lịch tâm linh của du khách càng cao Trong quátrình phát triển sản phẩm, cần mở rộng mạng lưới phân phối các dịch vụ bao gồm cảdịch vụ cơ bản, dịch vụ đặc trưng và các dịch vụ bổ sung khác, đồng thời, phát triểnđồng bộ các kênh phân phối bên ngoài và tại địa phương để tận dụng tối đa cácnguồn lực

Truyền thông và quảng bá sản phẩm: nhằm tạo sự nhận biết cũng như cảm

nhận ban đầu của khách hàng về các dịch vụ được cung cấp Để đảm bảo tính hiệuquả và nhất quán của truyền thông thì mọi thông điệp truyền tải cần phải bám sát

Trang 20

với định vị thương hiệu và tận dụng hiệu quả các kênh truyền thông như truyềnhình, sách báo và đặc biệt là internet

Nguồn nhân lực phát triển sản phẩm: là thành phần mấu chốt tham gia vào

tất cả các khâu trong quá trình phát triển sản phẩm Người lao động là những ngườitrực tiếp tham gia vào dịch vụ du lịch tâm linh từ lữ hành đến các dịch vụ tâm linh.Ngoài ra đối với du lịch tâm linh, người lao động cũng là yếu tố truyền tải giá trịvăn hóa, góp phần để lại dấu ấn cho du khách về địa điểm du lịch Số lượng và chấtlượng nguồn nhân lực là hai yếu tố cần xem xét trong quá trình nghiên cứu nguồnnhân lực

Quy trình sản xuất và cung ứng sản phẩm: là quy trình cung cấp các dịch

vụ du lịch tâm linh cho du khách từ khi bắt đầu đến khi kết thúc hành trình Vì đặctính trừu tượng của các dịch vụ trong sản phẩm du lịch tâm linh, quy trình sản xuất

và cung ứng sẽ là yếu tố giúp đảm bảo chất lượng và sự kết nối giữa các công đoạntrong quy trình cung ứng sản phẩm

Triết lý kinh doanh sản phẩm: là cấp độ quan trọng trong phát triển du lịch

tâm linh, thể hiện giá trị cốt lõi của sản phẩm Triết lý kinh doanh được mở rộng rakhông chỉ đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch mà còn đối với các tổchức, cá nhân, đặc biệt là các tổ chức, cá nhân tham gia vào chuỗi cung ứng sảnphẩm du lịch tâm linh

1.2.2.4 Một số điều kiện đặc thù trong phát triển sản phẩm du lịch tâm linh

Sản phẩm du lịch tâm linh là một sản phẩm đặc biệt đem lại giá trị lớn cácquốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển như Việt Nam Các điều kiện cơbản để phát triển sản phẩm du lịch tâm linh bao gồm:

- Tài nguyên du lịch

 Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên thiên nhiên là những cảnh quan do tự nhiên tạo ra như sông suối,

ao hồ, núi non,… Các ngọn núi nằm cách biệt với các khu đô thị là nơi thích hợpcho các địa điểm tôn giáo linh thiêng Đặc biệt, các công trình Phật giáo được xâydựng dưới thời phong kiến tại các quốc gia thường tuân theo quy luật phong thủyvới sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố của trời đất (sông – núi – rừng), là những nơi

Trang 21

sơn thủy hữu tình Đây cũng chính là một đặc điểm hấp dẫn khách du lịch đến vớicác địa điểm du lịch tâm linh.

 Tài nguyên nhân văn

Đây là yếu tố cốt lõi tạo nên sản phẩm du lịch tâm linh Các công trình kiếntrúc gắn với tôn giáo tín ngưỡng như chùa, đình, đền, nhà thờ, tượng thần thánh, các

di tích tôn giáo, các di tích lịch sử,… là các công trình kiến trúc hữu hình thể hiệnđức tin cao quý, sự linh thiêng của tôn giáo, tín ngưỡng, các truyền thống văn hóacủa dân tộc được lưu truyền qua thế hệ này sang thế hệ khác Không chỉ là các côngtrình hữu hình, giá trị nhân văn đem đến cho du khách còn nằm ờ các yếu tố vôhình Đó là những nét đẹp trong văn hóa đạo giáo, truyền thống, tín ngưỡng, tập tụclinh thiêng và các lễ hội liên quan đến văn hóa đó Lễ hội là một loại hình sinh hoạttập thể phong phú, mang đậm tính văn hóa và tính đặc trưng vùng miền, đáp ứngnhu cầu giải trí của con người cũng như hướng con người về các sự kiện, mục tiêucao cả như nhớ về tổ tiên, ôn lại truyền thống, thể hiện ước muốn cho tương lai,…

- Cơ sở vật chất: Ngoài những nét đặc thù khác biệt, để hình thành nên một sản phẩm

du lịch tâm linh cũng cần có cơ sở vật chất làm nền tảng Các điều kiện vật chấtthiết yếu bao gồm nền tảng kinh tế, chính sách phát triển du lịch của nhà nước, cơ

sở hạ tầng, trong đó đặc biệt quan trọng là hệ thống đường giao thông, hệ thốngthông tin liên lạc, mạng lưới điện nước và các hệ thống ngân hàng… Ngoài ra, đócòn là những cơ sở vật chất đặc thù của ngành du lịch như nhà hàng, khách sạn, khuvui chơi giải trí, khu mua sắm,… Cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng quyết định sự

ra đời, tồn tại và phát triển của một sản phẩm du lịch tâm linh

- Đặc điểm dân cư và nguồn nhân lực: Trong quá trình hình thành và phát triền sản

phẩm du lịch tâm linh, con người luôn giữ vai trò chủ đạo, xuyên suốt Con ngườikhông chỉ hình thành nên các giá trị tâm linh mà còn lưu truyền, phát triển nhữnggiá trị đó Con người trong quá trình thương mại hóa sản phẩm du lịch tâm linh baogồm người cung cấp sản phẩm, người sử dụng sản phẩm và người quảng bá sảnphẩm Cũng giống như những loại hình sản phẩm du lịch khác, người cung cấp sảnphẩm du lịch tâm linh là các hướng dẫn viên du lịch, nhân viên nhà hàng khách sạn,

… Ngoài ra, con người đặc biệt trong chuỗi cung ứng các sản phẩm du lịch tâm linhchính là người dân địa phương - những người trực tiếp mang lại giá trị tâm linh,

Trang 22

quảng bá cho hình ảnh của sản phẩm du lịch tâm linh của địa phương mình Do vậy,xây dựng nguồn nhân lực cho sản phẩm du lịch tâm linh, không những là một vấn

đề quan trọng, cần chú ý1 mà còn là một điều kiện đặc thù, là tiền đề cho sản phẩm

du lịch tâm linh phát triển

- Điều kiện chính trị và chính sách phát triển: Chính sách giá của các cơ quan du

lịch ở từng nước, từng vùng, các tổ chức kinh doanh du lịch – khách sạn thườnggiảm giá các dịch vụ và hàng hóa trước và sau mùa chính hoặc dùng các hình thứckhuyến mãi để kéo dài thời vụ du lịch Các hoạt động tuyên truyền, quảng cáo ảnhhưởng không nhỏ đến sự phân bố của luồng khách du lịch giúp cho khách du lịchnắm được các thông tin về điểm du lịch để họ có kế hoạch đi nghỉ sớm hoặc saumùa chính một khi họ thấy có lợi

1.3 MỘT SỐ KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TÂM LINH TRÊN THẾ GIỚI

Du lịch đang dần trở thành nền kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia trên thếgiới Theo báo cáo của World Travel &Tourism Council 2013, du lịch đóng góp 2,2nghìn tỷ USD vào tổng thu nhập (GDP) của nền kinh tế thế giới và cung cấp 101triệu việc làm cho người lao động Trong những năm gần đây, bên cạnh du lịch vuichơi giải trí, du lịch tâm linh cũng trở thành tâm điểm được đề cập đến trong nhiềuhội nghị cấp cao, nhiều sách báo và các phương tiện thông tin giải trí Tiêu biểu, vào

ngày 21/11/2013 vừa qua, lần đầu tiên Hội nghị thế giới về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững đã được tổ chức tại Ninh Bình với sự tham dự của nhiều thành

viên của tổ chức du lịch thế giới

Tại các diễn đàn, hội nghị, các quốc gia châu Á và các quốc gia tại khu vựcThái Bình Dương luôn được đánh giá là có tiềm năng lớn nhất trong phát triển dulịch tâm linh Trong phạm vi bài nghiên cứu, nhóm tác giả nêu ra một số kinh

1 Vấn đề phát triển nguồn nhân lực cho sản phẩm du lịch tâm linh được phân tích cụ thể trong mục 1.2.2.3 của đề tài nghiên cứu.

Trang 23

nghiệm phát triển du lịch tâm linh tại một số quốc gia thuộc khu vực châu Á cóđiểm tương đồng với Việt Nam như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan trong phát triểnsản phẩm du lịch tâm linh theo 7 nội dung sau đây:

1.3.1 Cải tiến sản phẩm du lịch tâm linh

Tại Ấn Độ, Chính phủ đã nhận thức được tầm quan trọng của du lịch tôngiáo không chỉ là tiềm năng phát triển kinh tế mà còn là một công cụ để đảm bảo sựhài hòa trong xã hội Chính phủ Ấn Độ đã có một số sáng kiến đáng chú ý gần đâynhư sau:

- IRCTC (Indian Railway Catering and Tourism Corporation – Tổng công ty Du lịch

và cung cấp thực phẩm đường sắt Ấn Độ) đã chú ý nhiều hơn vào các hoạt động dulịch Phật giáo, cung cấp những sản phẩm toàn diện để giải quyết yêu cầu của dukhách về di chuyển, tham quan và chỗ ở Ngoài ra, các sân bay cũng đã được đưavào hoạt động tại Bodh Gaya2, qua đó tạo điều kiện cho việc di chuyển trực tiếp củakhách du lịch từ các nước ở Đông Nam Á, thành phần du lịch chiếm tỷ trọng lớntrong cơ cấu khách du lịch Phật giáo ngoại quốc

- Bảy mạng lưới du lịch mới cũng sẽ được phát triển trên cả nước để tạo thuận lợi cho

du lịch đến và ở lại tại các địa điểm tôn giáo Bộ Du lịch Ấn Độ đã xác định 35điểm đến để phát triển trọng điểm cho giai đoạn I và 89 điểm đến trong giai đoạn II.Những nhà tư vấn do Bộ chỉ định sẽ giúp xác định những thiếu sót trong cơ sở hạtầng, đánh giá nhu cầu về đầu tư cũng như phát triển mô hình kinh doanh để đầu tư

và hoạt động Ấn Độ cũng thông qua đề án cải cách nhằm đơn giản hóa thủ tục cấpthị thực cho du khách nước ngoài Thay vì phải xếp hàng và làm những thủ tục phứctạp, Ấn Độ đã cho phép khách du lịch nộp đơn trực tuyến để xin cấp thị thực và sau

đó chỉ phải đợi 3 ngày để nhận được giấy tờ khi đáp xuống tại bất cứ sân bay nào

Trung Quốc là một trong số các nước có nhiều di sản vật thể và phi vật thểđược Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc UNESCO công nhận

Vì vậy, các sản phẩm du lịch tâm linh của Trung Quốc thường gắn với các di sảnnày Các di sản vật thể thường gây ấn tượng với du khách về lịch sử lâu đời, về quy

mô rộng lớn và độ tráng lệ như Vạn Lý Trường Thành, Tử Cấm Thành, núi Taishan,

2 Bodh Gaya, tiếng Việt gọi là Bồ Đề Đạo Tràng, thuộc bang Bihar, Ấn Độ Nơi đây còn được gọi là đất Phật, nơi tập trung hàng loạt các công trình Phật giáo.

Trang 24

… Các di sản văn hóa phi vật thể thường là các lễ hội, các phong tục tập quán, cácloại hình diễn xướng như kinh kịch, múa rối,… Chính phủ Trung Quốc đã đẩymạnh công tác bảo tồn và phát triển các di sản văn hóa này từ những năm đầu củathế kỷ 21 Đối với các di sản phi vật thể, Chính phủ Trung Quốc, đặc biệt là các tổchức văn hóa như Ủy ban quốc gia về Hội đồng bảo tàng ICOM đã tích cực đưa racác chương trình để gìn giữ và phát triển các di sản văn hóa phi vật thể của nướcnày.

1.3.2 Chuỗi chi phí – giá bán sản phẩm du lịch tâm linh

Thái Lan là quốc gia đã đạt được những thành công đáng kể trong xây dựngchuỗi chi phí – giá cả cho sản phẩm du lịch tâm linh

Thái Lan không chỉ được biết đến là đất nước của chùa tháp, mà còn là điểmđến yêu thích bởi chi phí du lịch rẻ Ở Thái Lan, khách du lịch có thể tìm thấy rấtnhiều loại hình dịch vụ khác nhau, từ cao cấp đến bình dân, phù hợp với túi tiền củatừng đối tượng khách

Về dịch vụ lữ hành, tính đến năm 2013, Thái Lan có đến 7 hãng hàng khôngnội địa có các đường bay kết nối với nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, trong

đó có nhiều hãng hàng không giá rẻ như Nork Air, Thai Airway, Bangkok Airway…Chính phủ Thái Lan cũng thường xuyên kết hợp với các công ty lữ hành, công ty dulịch quốc tế để đưa ra các chương trình khuyến mãi, giảm giá, nhằm kích thích nhucầu du lịch của du khách trên khắp thế giới, đặc biệt là khách du lịch đến từ cácnước châu Á

Giá của các dịch vụ du lịch tại Thái Lan luôn được công khai, không xảy ratình trạng nâng giá quá cao vào mùa cao điểm Chính quyền và người dân địaphương đặt ra mục tiêu để Thái Lan trở thành điểm đến không chỉ một mà nhiều lầncủa du khách Thái Lan được mệnh danh là thiên đường mua sắm với sự phong phú

về mặt hàng và sự hợp lý về giá cả Bên cạnh lợi thế về giá cả, chất lượng các dịch

vụ vẫn luôn được bảo đảm nhằm tạo ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách, giữ chân

du khách và kích thích du khách quay trở lại

1.3.3 Phân phối sản phẩm du lịch tâm linh

Trang 25

Mạng lưới phân phối sản phẩm là một trong những yếu tố quan trọng trongphát triển sản phẩm Du lịch tâm linh tại Trung Quốc, Ấn Độ hay Thái Lan đượcbiết đến rộng rãi một phần là do có mạng lưới phân phối các dịch vụ du lịch pháttriển

Tại Thái Lan, 90% dân số theo đạo Phật, không gian tâm linh, tôn giáo hiệndiện ở khắp mọi nơi trên đất nước, từ đường phố đến cung điện Các lễ hội Phậtgiáo diễn ra thường xuyên tạo điều kiện cho du khách được trải nghiệm thực tế,được sống trong không gian tôn giáo, tín ngưỡng Tại các địa điểm du lịch, ngườidân địa phương đã trở thành những người làm du lịch chuyên nghiệp Các cá nhân,

tổ chức, doanh nghiệp tại địa phương đã tiến hành cung cấp các dịch vụ từ dịch vụ

cơ bản đến dịch vụ đặc biệt cho du khách Bên cạnh kênh phân phối địa phương,kênh phân phối bên ngoài cũng được chú trọng phát triển

Tại Việt Nam, các gói du lịch tại các địa điểm nổi tiếng của Thái Lan, TrungQuốc đã trở thành những gói tour không thể thiếu trong danh mục của các công ty

du lịch outbound

1.3.4 Truyền thông và quảng bá sản phẩm du lịch tâm linh

Để phát triển du lịch tâm linh, bên cạnh các cách thức quảng bá hình ảnh dulịch thông thường như video, quảng cáo trên website, báo và tạp chí,…việc đưahình ảnh của du lịch tâm linh vào trong phim ảnh là một cách thức sáng tạo và hiệuquả mà Ấn Độ, Trung Quốc và một số quốc gia khác đã áp dụng để truyền thông,quảng bá cho sản phẩm du lịch tâm linh Trung Quốc đã và đang trở thành mộttrong những bối cảnh quay phim lý tưởng của nhiều bộ phim Holywood Hình ảnhcủa các công trình kiến trúc, đặc biệt là các công trình tâm linh tại Trung Quốc(chùa chiền, thiền viện, …), võ thuật Trung Hoa, các lễ hội, phong tục tập quán,…thường xuyên xuất hiện trên các cảnh phim, để lại ấn tượng sâu sắc cho nhữngngười xem phim Ấn Độ cũng là một quốc gia nổi tiếng về điện ảnh Trong các bộphim của Bollywood (điện ảnh Ấn Độ), những hình ảnh đẹp về cảnh quan, đất nướccon người được tái hiện đầy hấp dẫn, đặc biệt là những điệu nhạc, điệu nhảy mêđắm Thông qua âm nhạc và hình ảnh, các địa điểm du lịch đã để lại ấn tượng chonhiều người xem, kích thích hành động đi du lịch để có trải nghiệm thực tế

Trang 26

Tại Thái Lan, hoạt động xúc tiến du lịch không ngừng được đẩy mạnh, đặcbiệt là kênh thông tin về du lịch nói chung và du lịch tâm linh nói riêng rất phongphú Du khách có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin cần thiết về điểm du lịch tạiwebsite http://www.tourismthailand.org/ Điểm đặc biệt ở website này là có các mục

về Lễ hội, mục về các sự kiện tôn giáo – điểm mạnh của du lịch tâm linh tại TháiLan Các hãng hàng không, các công ty du lịch, các công ty dịch vụ ở Thái Lan rấtchú trọng đầu tư cho hoạt động quảng cáo Hãng hàng không tư nhân Bangkok

Airways là một ví dụ Năm 2014, hãng này đã tung ra quảng cáo “Nothing gonna change my love for you” ấn tượng trên nhiều kênh truyền hình quốc tế như HBO,

AXN, Discovery, và các phương tiện internet khác như facebook, youtube

1.3.5 Nguồn nhân lực phát triển sản phẩm du lịch tâm linh

Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan đều là các quốc gia đông dân, vì vậy, nguồnnhân lực trong nước rất dồi dào Vấn đề đặt ra đối với các quốc gia này cũng nhưnhiều quốc gia châu Á khác đó chính là chất lượng của nguồn nhân lực Tỉ lệ nguồnnhân lực qua đào tạo, đặc biệt là đào tạo chuyên ngành ở các quốc gia này vẫn cònchưa cao Sản phẩm du lịch tâm linh là một sản phẩm du lịch đặc biệt đòi hỏi ngườilàm dịch vụ không chỉ có kiến thức mà còn có vốn văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng,tâm linh Tại Thái Lan, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em đã được giảng dạy về Phật giáotrong nhà trường, gia đình và xã hội Với một nền tảng về văn hóa, tôn giáo vữngchắc, cùng với các kỹ năng đã được rèn luyện tại các chương trình học, nguồn nhânlực địa phương có thể mang lại những dịch vụ tốt nhất cho du khách

Ngoài ra, vấn đề quản lý nguồn nhân lực cũng là một trong những vấn đề màcác quốc gia đang quan tâm Các dịch vụ tự phát, sự biến tướng lai căng của vănhóa, tôn giáo tín ngưỡng, các tệ nạn xã hội,… là các hiện tượng có thể thấy ở một sốđịa điểm du lịch tâm linh ở các quốc gia này

1.3.6 Quy trình sản xuất và cung ứng sản phẩm du lịch tâm linh

Quy trình cung ứng dịch vụ là một yếu tố không thể bỏ qua khi phát triển sảnphẩm du lịch tâm linh Các chuỗi dịch vụ được đồng bộ hóa, tiêu chuẩn hóa để đảmbảo cung cấp sản phẩm tốt nhất cho khách du lịch Ngày nay, với sự phát triển của

Trang 27

công nghệ thông tin, khách du lịch có thể dễ dàng tìm kiếm các thông tin và đặttrước các dịch vụ thông qua các website du lịch.

1.3.7 Triết lý kinh doanh sản phẩm du lịch tâm linh

Năm 2013, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành chính sách du lịch mới, xácđịnh du lịch là ngành kinh tế trọng điểm của Trung Quốc trong giai đoạn 2013 -

2020, gắn liền phát triển du lịch với phát triển văn hóa xã hội, nâng cao nhận thứcdân trí của người dân Trong đó, chính phủ nước này đã đặt ra những nhiệm vụ cụthể như tạo môi trường tốt cho du lịch trong nước, các bảo tàng, các chương trìnhgiáo dục lịch sử, văn hóa, tinh thần yêu nước được mở cửa miễn phí cho mọi ngườidân tham gia,…

Trang 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH TÂM LINH

TẠI QUẦN THỂ CHÙA BÁI ĐÍNH

THỂ CHÙA BÁI ĐÍNH

1 Lịch sử hình thành của quần thể chùa Bái Đính

Quần thể chùa Bái Đính bao gồm một khu chùa cổ được xây dựng vào thế kỷXII và một khu chùa mới được khởi công vào năm 2003 Khu chùa mới là sự môphỏng lại kiến trúc của ngôi chùa cổ, nhưng với quy mô lớn hơn và được xem nhưmột ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á

Chùa Bái Đính cổ được xây dựng vào thời nhà Lý (năm 1136) Vào thờiđiểm này tại Ninh Bình, có ba triều đại nối tiếp nhau ra đời là nhà Đinh, nhà Tiền

Lê, nhà Lý Ba triều đại phong kiến này đều rất quan tâm đến Phật giáo và đều coiđây là Quốc giáo Chính vì thế, vùng đất Ninh Bình có rất nhiều ngôi chùa cổ, mộttrong số đó phải kể đến là chùa Bái Đính Với lịch sử hình thành từ lâu đời, chùaBái Đính cổ có nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật mang dấu ấn đậm nét của thời Lý

Sự ra đời của chùa Bái Đính cũng mang những nét huyền thoại khi gắn liềnvới sự tích về thiền sư Nguyễn Minh Không Ông là một nhà sư tài năng lẫy lừng,sau khi chữa khỏi bệnh “hóa hổ” cho vua Lý Thần Tông (1128 – 1138), ông đượccoi là thần y và được phong làm Quốc sư, được ban bổng lộc của triều đình Trongquá trình đi tìm thuốc chữa bệnh cho nhà vua, ông đã tình cờ phát hiện ra hai hangđộng bí ẩn Bằng con mắt tinh tường của mình, ông đã nhận ra đây là đất Phật Ôngxin từ chối những bổng lộc của nhà vua để về đây tu hành Ông cho xây dựng chùathỉnh Phật để tạ ơn trời Phật, chùa Bái Đính ra đời từ đó Theo lý giải, Bái ở đây cónghĩa là lễ bái, cúng bái trời đất tiên Phật, Đính có nghĩ là Đỉnh, do đó Bái Đính cóthể hiểu là cúng bái trời đất Tiên, Phật ở trên cao Sau này khi ông mất, để tưởngnhớ tới ông, người dân đã cho lập ban thờ trên núi Bái Đính, lập nên ngôi chùa CổThạch Am trên động núi Bái Đính

2 Điều kiện phát triển sản phẩm du lịch tâm linh tại quần thể chùa Bái Đính

Trang 29

1 Tài nguyên du lịch

a) Tài nguyên du lịch tự nhiên

− Vị trí địa lý

Trang 30

Quần thể chùa Bái Đính (xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) nằmtrong khu danh thắng Tràng An, thuộc tỉnh Ninh Bình Ninh Bình là tỉnh ở cực namcủa đồng bằng Bắc bộ, có 3 đường quốc lộ chính (1A, 10, 12A) và đường sắt Bắc -Nam chạy qua, tạo cho Ninh Bình vị trí là cầu nối giữa hai miền Nam - Bắc, giữacác tỉnh miền núi Tây Bắc với miền xuôi, giữa các tỉnh duyên hải Bắc bộ với HảiPhòng Trên bình diện tổng thể về kinh tế, Ninh Bình nằm gần địa bàn kinh tế trọngđiểm phía Bắc với tuyến hành lang Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Về lĩnh vực

du lịch, tỉnh Ninh Bình cũng ở liền kề tam giác tăng trưởng du lịch Hà Nội - HảiPhòng - Quảng Ninh, sự phát triển du lịch Ninh Bình nằm trong tổng thể phát triển

du lịch của cả nước sẽ tạo đà hình thành một tứ giác tăng trưởng du lịch mới: HàNội - Hải Phòng - Quảng Ninh - Ninh Bình qua quốc lộ 1A, quốc lộ 10 và các sân

chuyển khách đến Ninh Bình Từ trung tâm thành phố Ninh Bình, du khách có thể

dễ dàng đến với khu danh thắng Tràng An – Bái Đính bằng phương tiện giao thông

bộ và đường sông

Quần thể chùa Bái Đính được biết đến với khu chùa cổ lâu đời và khu chùamới được xây dựng năm 2003, tọa lạc trên vùng núi cao Bái Đính, cao gần 200m so

Nguồn: dulichninhbinh.com.vn Hình 2.1: Bản đồ du lịch Ninh Bình

Trang 31

với mực nước biển, bốn bề là sông nước hữu tình Núi Bái Đính là ngọn núi cóchiều cao 185m, diện tích hơn 15.000m2 Đây là vùng đất nổi danh, gắn liền vớihuyền thoại về thiền sư Nguyễn Minh Không Theo tương truyền, ông là người đãxây dựng nên ngôi chùa Bái Đính cổ Với đặc điểm nằm trên vùng núi cao, nhìn rasông nước, du khách đến với quần thể chùa Bái Đính để được hòa mình vào mênhmông trời đất, tìm về cõi niết bàn, hướng về Đức Phật.

− Địa hình

Quần thể chùa Bái Đính nằm trong quần thể danh thắng Tràng An - khu danhthắng được mệnh danh là “Hạ Long trên cạn” với sự kết hợp hài hòa giữa nhữnghang động huyền bí và sông nước hữu tình

Địa hình phổ biến nơi đây là điển hình cát-tơ đá vôi nổi lên giữa vùng đồngbằng ven biển tương đối bằng phẳng của miền Bắc Việt Nam Vùng đá vôi nổi lênnày nằm xen kẽ với hàng loạt các khe suối có nước thường xuyên và các thung lũngngập nước theo mùa Trên núi đá vôi có rất nhiều hang động đẹp trở thành nhữngđiểm dừng dân của du khách trong chuyến hành trình du lịch Bái Đính Bao quanhnhững ngọn núi là dòng sông như sông Sao Khê giúp du khách có thể dễ dàng đi lạibằng thuyền, một nét đặc trưng của du lịch nơi đây

b) Tài nguyên du lịch nhân văn

− Các công trình kiến trúc

Quẩn thể chùa Bái Đính hiện nay gồm một ngôi chùa cổ được xây dựng vàonăm 1136 cùng các hang động, đình đền cổ và một khu chùa mới được khởi côngxây dựng vào năm 2003 và sẽ hoàn thành vào năm 2018 Tính đến khi quần thểchùa Bái Đính được hoàn thành, chùa Bái Đính sẽ là ngôi chùa có quy mô lớn nhấtkhu vực Đông Nam Á Theo quy hoạch, quần thể chùa Bái Đính rộng 390 ha; phíaBắc của khu giáp sông Hoàng Long và ruộng lúa xã Gia Sinh; phía Nam giáp đườngtuyến 9 và khu tái định cư số 2; phía Đông giáp Khu du lịch Tràng An; phía Tâygiáp đường tuyến 8 và khu đất canh tác xã Gia Sinh Khu núi chùa bao gồm: Khuchùa Bái Đính mới với diện tích 80 ha; khu chùa Bái Đính cũ 27 ha; khu công viênvăn hoá và học viện Phật giáo 30,28 ha; khu đón tiếp và công viên cảnh quan 15 ha;

Trang 32

khu hồ Đàm Thị 84,6 ha; khu cây xanh cách ly và bảo tồn 73,97 ha; còn lại là khuđất dành cho giao thông, bãi đỗ xe và khu dân cư hiện trạng.

Chùa Bái Đính cổ (Bái Đính cổ tự) có nhiều chi tiết kiến trúc và cổ vật mangđậm dấu ấn của thời kỳ nhà Lý Khu chùa này được xây dựng gần trên đỉnh của mộtvùng rừng núi yên tĩnh, gồm có một nhà tiền đường ở giữa, hang Sáng thờ Phật ởbên phải, rồi đến đền thờ thần Cao Sơn (vị thần trấn giữ cửa ngõ phía Tây của cố đôHoa Lư xưa) ở sát cuối cửa sau của hang Sáng; bên trái là đền thờ thánh Nguyễn(Lý Quốc Sư Nguyễn Minh Không - người sáng lập chùa Bái Đính cổ) rồi đến độngTối thờ Mẫu và Tiên Nơi đây nằm ở vùng đất hội tụ đầy đủ yếu tố nhân kiệt theoquan niệm dân gian Việt Nam, đó là đất sinh Vua, sinh Thánh, sinh Thần Năm

1997, chùa được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa - cách mạng cấp quốc gia

Chùa Bái Đính mới (Bái Đính tân tự) xây dựng được công nhận là công trìnhPhật giáo cấp quốc gia, là trung tâm văn hóa Phật giáo lớn nhất Việt Nam Tính đếnnăm 2012, chùa Bái Đính đã xác lập các kỷ lục Việt Nam và khu vực về:

 Tượng phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á Tượng Phật Tổ Như Lai nặng 100tấn, ba pho Tam Thế mỗi pho nặng 50 tấn

 Chuông đồng lớn nhất Việt Nam: Đại hồng chung nặng 36 tấn ở Tháp Chuông

 Khu chùa rộng nhất Việt Nam: 107 ha Điện thờ Tam Thế và Pháp Chủ có diện tíchlên tới 1.000m2

Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á: dài gần 3 km

 Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: 500 vị bằng đá xanh cao khoảng2m

 Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam

 Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam: 100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ

đề Ấn Độ

Với vị thế về quy mô, cơ sở hạ tầng, quẩn thể chùa Bái Đính thích hợp trởthành trung tâm Phật Giáo của Việt Nam và khu vực, đồng thời thích hợp là nơi tổchức các lễ hội truyền thống, các sự kiện văn hóa tâm linh Đặc biệt, tài nguyên dulịch nhân văn tại quần thể chùa Bái Đính còn được biết đến với lễ hội chùa BáiĐính

Trang 33

Lễ hội chùa Bái Đính là một lễ hội xuân, diễn ra từ chiều ngày mùng 1 tết,khai mạc ngày mùng 6 tết và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch, khởi đầu cho những lễhội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư tỉnh Ninh Bình Phần lễ gồm các nghithức thắp hương thờ Phật, tưởng nhớ công đức Thánh Nguyễn Minh Không, lễ tếthần Cao Sơn và chầu thánh Mẫu Thượng Ngàn Lễ hội chùa Bái Đính bắt đầu bằngnghi thức rước kiệu mang bài vị thờ Thần Cao Sơn, Đức Thánh Nguyễn và Bà chúaThượng Ngàn từ khu chùa cổ ra khu chùa mới để tiến hành phần hội Phần hội chùaBái Đính gồm có các trò chơi dân gian, thăm thú hang động, vãn cảnh chùa, thưởngthức nghệ thuật hát Chèo, Xẩm, Ca trù đất Cố đô Phần sân khấu hóa thường doNhà hát Chèo Ninh Bình đảm nhiệm có tái hiện lễ đăng đàn xã tắc của Đinh TiênHoàng Đế và lễ tế cờ của Vua Quang Trung trên núi Đính trước giờ xung trận Với

ưu thế của một quần thể chùa rộng, lễ hội chùa Bái Đính hằng năm đều thu hút đông

du khách tham gia

− Các yếu tố về lịch sử, văn hóa

Ninh Bình là vùng đất cố đô, từng là kinh đô dưới thời các vị vua nhà Đinh,nhà Tiền Lê và nhà Lý Khu vực núi chùa Bái Đính nằm gần cố đô Hoa Lư, đượccoi là nơi linh thiêng gắn với công cuộc khai thiên lập địa của các vị vua nổi tiếngdưới các triều đại phong kiến Việt Nam như Vua Đinh Tiên Hoàng, Vua Lê ĐạiHành, Vua Lý Thái Tổ… Dưới thời các vị vua này, Phật giáo là tôn giáo chiếm vị tríđộc tôn và có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dânViệt Nam Xung quanh Kinh đô, các vị vua cho xây dựng rất nhiều chùa chiền, đặtnhiều tượng Phật trong các hang động Có những ngôi chùa cổ đến hàng nghìn nămtuổi như chùa Bái Đính được xây dựng vào thế kỷ XII Nhiều ngôi đình, miếu cũngđược nhân dân dựng lên để tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc và các thần linh nhưĐộng Sơn Thần, Hang thờ Bà chúa Thượng ngàn,…

Hệ thống giao thông ở khu danh thắng Bái Đính – Tràng An thuận lợi với hai

hệ thống đường bộ và đường thủy Hệ thống đường bộ thuận tiện với đường quốc lộ

1 và các tuyến đường nhánh giúp cho du khách dễ dàng di chuyển đến Bái Đính.Ngoài ra, với hệ thống sông ngòi chằng chịt bao quanh các ngọn núi Cat-tơ cũng

Trang 34

giúp cho việc di chuyển bằng thuyền, xuồng trên các dòng sông, giữa các hang động

và núi đá trở thành nét đặc trưng của khu danh thắng này Bên trong khu vực chùaBái Đính có hệ thống xe điện (mật độ 200-300 xe vào mùa lễ hội) giúp du khách dễdàng di chuyển trong không gian rộng lớn của chùa

Những năm trở lại đây, sự phát triển ngành du lịch ở Ninh Bình đã thu hút rấtnhiều nhân lực từ các vùng khác trong cả nước cũng như nước ngoài đổ về đây Đó

là những người lao động đã qua trường lớp, được đào tạo bài bản để tham gia vàocác hoạt động dịch vụ gắn với sản phẩm du lịch Ngoài ra, một nguồn lực rất quantrọng đó là nguồn lực địa phương, những người dân bản địa Theo số liệu của Tổngcục thống kê, dân số của Ninh Bình là 915.900 người (năm 2012), trong đó 580.000người tham gia lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 30% Trong quá khứ,người dân Ninh Bình sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nhưng trong giai đoạn hiệnnay, lao động đang chuyển dần từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ.Người dân địa phương với sự thông thạo địa hình, dồi dào kinh nghiệm đã trực tiếptham gia vào việc cung ứng các dịch vụ du lịch như dịch vụ đi đò, dịch vụ ăn uống,dịch vụ nhà nghỉ, khách sạn và dịch vụ hướng dẫn khách du lịch,…Ngoài ra, NinhBình còn có nguồn lực dồi dào hoạt động trong các làng nghề truyền thống như làngnghề trạm khắc đá Ninh Vân, thêu ren Ninh Hải, mỹ nghệ cói Kim Sơn, đồ gỗ PhúcLộc, làng đá cảnh Bình Khang…

2.1.1.4 Điều kiện chính trị và chính sách phát triển

Phát triển du lịch sinh thái và du lịch tâm linh là mục tiêu mũi nhọn cùa tỉnhNinh Bình Ninh Bình là tỉnh sớm xây dựng quy hoạch tổng thể về phát triển du lịchtrong cả nước Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình được xây dựng năm

1995, và được điều chỉnh bổ sung năm 2007 Trên cơ sở đó, tỉnh tiến hành quyhoạch chi tiết các khu du lịch, tích cực đầu tư phát triển hạ tầng du lịch và xây dựngsản phẩm du lịch Theo quy hoạch, Ninh Bình có 7 không gian du lịch, các tour,tuyến được bố trí khá hợp lý, phát huy được các loại hình du lịch thế mạnh của tỉnh

Du lịch sinh thái tập trung vào các khu hang động xuyên thủy Tràng An, Tam Cốc Bích Động, khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, vườn quốc gia Cúc

Trang 35

-Phương; du lịch văn hóa - tâm linh tập trung vào khu di tích lịch sử văn hóa Cố đôHoa Lư, khu tâm linh chùa Bái Đính, quần thể nhà thờ đá Phát Diệm… Trung Tâmxúc tiến du lịch Ninh Bình được thành lập năm 2002 có nhiệm vụ xúc tiến, quảng

bá hình ảnh du lịch Ninh Bình qua các tạp chí, ấn phẩm; thông qua website:

http://www.ninhbinhtourism.com.vn với ba ngôn ngữ chính là Việt, Anh, Pháp;truyền thông qua báo chí và truyền hình, qua các hội trợ, triển lãm trong và ngoàinước,…

Không chỉ là điểm đến hấp dẫn du khách và khu chùa Bái Đính còn là nơiđăng cai tổ chức nhiều sự kiện văn hóa lớn trong nước cũng như quốc tế, tiêu biểunhư Đại lễ cung nghinh xá lợi, Đại hội Liên hiệp UNESCO thế giới 2011, Hội nghị

du lịch tâm linh và phát triển thế giới của UNWTO (2013) Năm 2014, Đại lễ Phậtđản Liên hợp quốc Vesak - Phật lịch 2552 sẽ do Việt Nam lần thứ hai đăng cai vàlần đầu tiên được tổ chức tại Bái Đính

2.1.3 Các dịch vụ cấu thành sản phẩm du lịch tâm linh tại quần thể chùa

Du lịch Ninh Bình nói chung và du lịch tại quần thể chùa Bái Đính nói riêngđang có những bước tiến mạnh mẽ trong những năm gần đây Điều này được thểhiện thông qua lượng khách du lịch quốc tế cũng như khách du lịch trong nước đếnchùa Bái Đính ngày càng gia tăng Những sản phẩm du lịch tâm linh tại chùa BáiĐính chủ yếu là dâng hương cầu may, kết hợp với tham quan di tích lịch sử và tìmhiểu văn hóa Các sản phẩm này mang đầy đủ các đặc trưng của sản phẩm du lịchtâm linh nói chung thể hiện ở tính đặc trưng tâm linh, tính đa dạng của các loại hìnhdịch vụ cấu thành, tính vô hình và hữu hình.Khách du lịch tới quần thể chùa BáiĐính cũng thường xuyên kết hợp chuyến du lịch của mình đến các địa điểm du lịchkhác trong tỉnh Ninh Bình như Tràng An, cố đô Hoa Lư, Tam Cốc – Bích Động,…

2.1.3.1Các dịch vụ cơ bản

Dịch vụ lưu trú

Khách đến du lịch quần thể chùa Bái Đính chủ yếu theo hình thức tự đi hoặcnhững tour ngắn từ 1 đến 2 ngày Tuy nhiên, nhu cầu lưu trú lại của khách du lịchqua đêm cũng như trong ngày cũng đang tăng dần

Trang 36

Năm 2009, Ninh Bình có 103 cơ sở lưu trú với tổng số 1.507 phòng, nhưngchỉ sau 4 năm, vào năm 2013, tổng số cơ sở lưu trú đã tăng lên 279 cơ sở, với 4.285phòng nghỉ Sự phát triển các cơ sở lưu trú tại Ninh Bình tương đối ổn định, pháttriển không những về lượng mà cả về chất Năm 2009, Ninh Bình vẫn chưa cókhách sạn nào đạt tiêu chuẩn 3 sao thì tính đến năm 2013, đã đưa vào khai thác một

số khách sạn 4 sao như khách sạn Huyền thoại Ninh Bình (cách quần thể chùa 32phút đi xe), khách sạn Hoàng Sơn (cách quần thể chùa 30 phút đi xe), EmeraldaResort (cách quần thể chùa 28 phút đi xe)

Sự phát triển của các cơ sở lưu trú theo hướng chuyên nghiệp hóa cũng gópphần tạo cơ hội lớn cho Ninh Bình quảng bá hình ảnh với du khách nước ngoàithông qua các sự kiện quốc tế, tới đây là Đại lễ Phật Đản năm 2014 diễn ra từ ngày

7 – 11/05/2014 tại quần thể chùa Bái Đính, với sự tham gia của các Phật tử đến từhơn 100 quốc gia Theo thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình,

40 cơ sở lưu trú đã chuẩn bị sẵn sàng với 1.667 phòng đủ khả năng đón tiếp hơn3.000 đại biểu trên khắp thế giới đến dự đại lễ

Theo khảo sát của nhóm tác giả, khu vực xung quanh quần thể chùa tại xãGia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình có khoảng 10 nhà nghỉ, thuận tiện chokhách muốn lưu trú gần địa điểm chùa Các nhà nghỉ này có quy mô từ 5 đến 20phòng, chất lượng từ trung bình trở lên, có nhà hàng ăn, một số nhà nghỉ còn cungcấp các dịch vụ bổ sung như phòng tập thể dục, hát karaoke,…

Dịch vụ ăn uống

Toàn tỉnh Ninh Bình có hàng trăm nhà hàng phục vụ ăn uống phục vụ đadạng nhu cầu về ẩm thực của khách du lịch, từ các món Âu, Á đến các món ănmang đặc trưng của vùng đất Ninh Bình như thịt dê núi, cơm cháy, rượu Kim Sơn,

… Các nhà hàng có chất lượng tốt tập trung chủ yếu tại thành phố Ninh Bình và khuvực lân cận các địa điểm tham quan nổi tiếng như cố đô Hoa Lư, Tràng An, quầnthể chùa,…

Với đặc thù của du lịch tâm linh, các nhà hàng tại khu quần thể chùa BáiĐính đều đưa thêm các món ăn chay vào thực đơn để đáp ứng nhu cầu đặc biệt của

du khách Đặc biệt ngay trong khuôn viên chùa, trong hầm của Điện Tam Thế có hệ

Trang 37

thống nhà hàng ăn chay Bồ Đề Tâm, với diện tích trên 3.000m2, có thể phục vụcùng lúc 1.500 khách Nhà hàng Bồ Đề Tâm cung cấp thực đơn đa dạng với nhiềumức giá khác nhau Đặc biệt nhà hàng còn phục vụ buffet chay với thực đơn 35món.

Dịch vụ nhà hàng tại quần thể Chùa Bái Đính hiện nay đang phát triển cả vềchất và lượng để đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách Tuy thực đơnvẫn còn hạn chế, các món ăn chay chưa thực sự đa dạng nhưng các doanh nghiệpkinh doanh nhà hàng đã có những sự đầu tư nhất định về cơ sở vật chất và nguồnnhân lực nhằm đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng

Dịch vụ vận chuyển

Đến với Bái Đính dù đi bằng con đường nào, du khách cũng được chiêmngưỡng cảnh sắc núi non sông nước của vùng đất nơi đây Hiện nay, cơ sở giaothông hạ tầng cũng đã được đầu tư nâng cấp phát triển, cùng với việc đưa vào sửdụng khai thác tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, thời gian di chuyển cũng giảm điđáng kể Thời gian đi ô tô từ Hà Nội về Bái Đính cũng chỉ còn khoảng hơn 2 tiếngđồng hồ, rút ngắn so với thời gian khoảng gần 3 tiếng trước đây

Đến quần thể chùa, khách du lịch còn được sử dụng dịch vụ xe điện để thuậntiện hơn trong việc di chuyển vãn cảnh chùa Ban quản lý quần thể chùa đã đưa 200

xe điện vào vận hành phục vụ du khách (mùa cao điểm là 300 xe điện, trong đó thuêngoài là 100 xe) Đường xe điện được xây dựng bao quanh chùa, với chiều dàikhoảng 3km Mức giá vé hiện tại là 30.000 VND/ người / 1 lượt và miễn phí cho trẻ

em có chiều cao dưới 1m Du khách có thể lựa chọn một trong hai điểm dừng Một

là, tại cổng chính của khu chùa mới, từ đây du khách có thể bắt đầu chuyến hànhtrình, tham quan chùa của mình, đi qua các điện, các toà tháp và hành lang La Hántrong chùa, sau đó đi tiếp đến là khu chùa cổ hay còn gọi là chùa Thượng, nằm ởtrên núi Tại khu vực này, có bến đỗ của xe điện, du khách có thể từ đây để trở vềđiểm xuất phát, kết thúc chuyến tham quan Hai là, du khách có thể đi thẳng lên khuchùa cổ và đi tham quan vãn cảnh chùa từ trên xuống dưới Ưu điểm của hệ thống

xe điện là bến xe điện được tổ chức quy củ, các xe được xếp lượt trình tự Người đicũng không sợ bị nâng giá quá cao, ghép khách, bắt khách dọc đường đã được niêm

Trang 38

yết và do người của Ban quản lý bán ngay từ bến xe Các biển chỉ dẫn, hướng dẫnkhách ra điểm xe điện cũng được dán ở khắp nơi.

Dịch vụ lữ hành

Hoạt động chính của các công ty lữ hành tại Ninh Bình là thiết kế cácchương trình du lịch và thực hiện theo yêu cầu của du khách cũng như hợp tác tổchức tour cùng các công ty lữ hành trong nước và quốc tế Trên toàn tỉnh Ninh Bình

có khoảng 15 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, một con số tương đốikhiêm tốn so với số lượng du khách tới Ninh Bình Bởi vì thực tế các du khách tớiđây phần lớn là từ các tỉnh thành khác nên họ thường lựa chọn các dịch vụ lữ hànhcủa các doanh nghiệp địa phương

Các tour du lịch trong địa bàn tỉnh Ninh Bình phần lớn được thiết kế từ 1 đến

3 ngày, chủ yếu là du lịch sinh thái và tìm hiểu văn hóa, lịch sử, kết hợp du lịch tâmlinh Có thể kể đến một số tour du lịch tiêu biểu:

Tour Ninh Bình - Cúc Phương – Tràng An – Bái Đính - Vân Long – Nước nóng Kênh Gà (3 ngày – 2 đêm):

Ngày thứ nhất: tham quan rừng Cúc Phương: tham quan khu cứu hộ LinhTrưởng, Rừng Người Xưa, thăm cây trò ngàn năm, nghỉ đêm tại Cúc Phương Ngàythứ hai: tham quan khu quần thể Tràng An: đi đò trên sông ngắm núi non sông nướchuyền ảo kỳ bí, đi qua các hang động với nhũ đá đủ hình thù màu sắc lung linh.Buổi chiều du khách lên thăm và dâng hương tại chùa Bái Đính Ngày thứ ba: dukhách đi tham quan khu du lịch sinh thái Vân Long – khu bảo tồn sinh thái đất ngậpnước lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ Buổi chiều du khách sẽ ghé thăm suối nước nóngKênh Gà

Tour Phát Diệm – Động Thiên Hà – Tràng An – Bái Đính – Cố đô Hoa Lư (2 ngày 1 đêm)

Ngày thứ nhất: du khách tham quan quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm Đây làmột quần thể nhà thờ công giáo diện tích 22 ha bao gồm 1 nhà thờ lớn, 5 nhà thờnhỏ, 1 phương đình Đây là công trình kiến trúc độc đáo và đặc sắc, được xây dựngchủ yếu bằng đá và gỗ trong một thời gian dài, từ năm 1875 đến 1899 Buổi chiều

du khách lên đường tham quan động Thiên Hà Động Thiên Hà nằm trong dải núi

Trang 39

Tướng với độ cao gần 200m, là một phần của bức tường thành thiên nhiên vữngchắc bao bọc, bảo vệ phía tây nam kinh đô Hoa Lư vào thế kỷ thứ X, gắn liền vớinhững địa danh lịch sử, văn hoá như Bến thuyền Nhà Lê, Núi Phật Đầu Sơn, ThửaRuộng Đấu Lính Ngày thứ hai du khách xuống thuyền tham quan quần thể khu dulịch Tràng An Sau đó khách tham quan và dâng hương tại Cố Đô Hoa Lư – kinh đôcủa nước Đại Cồ Việt cách đây hơn 10 thế kỷ, thăm đền vua Đinh, vua Lê được xâydựng trên nền Cố cung xưa Buổi chiều, khách tham quan sẽ đến thăm quần thểchùa

Tour Ninh Bình – Tràng An – Bái Đính – Cố đô Hoa Lư (1 ngày).

Đây là tour rút gọn của tour Phát Diệm – Động Thiên Hà – Tràng An – BáiĐính – Cố đô Hoa Lư Các hoạt động du lịch của tour này được thiết kế giống nhưngày thứ hai của tour trên: khách du lịch sẽ thăm Tràng An và cố đô Hoa Lư vàobuổi sáng, sau đó tham quan quần thể chùa vào buổi chiều

2.1.3.2Dịch vụ đặc thù

Dịch vụ tâm linh

Loại hình du lịch tâm linh luôn có những hoạt động đặc thù liên quan đếnyếu tố tâm linh như dâng hương, cầu may, vãn cảnh chùa, Hàng năm, chùa BáiĐính thu hút hàng triệu lượt khách ghé thăm, không chỉ những tăng ni Phật tử màcòn thu hút rất đông khách du lịch không theo tôn giáo nào hoặc các tôn giáo khác.Cũng giống như các địa điểm chùa khác, du khách đến với Bái Đính để tìm đến sựbình an, cầu may mắn, sức khỏe cho bản thân, gia đình,…

Dâng hương, thờ cúng, cầu may

Hoạt động tâm linh tại chùa Bái Đính diễn ra sôi nổi nhất vào dịp đầu nămmới âm lịch Các ban thờ Phật, thờ Mẫu của chùa Bái Đính, đặc biệt là khu chùa cổđều đặt trong các hang động, càng làm tăng thêm không khí linh thiêng và huyền bí.Đây là một nét độc đáo của chùa cổ Bái Đính khi chùa không được xây theo kiểukiến trúc nguy nga lộng lẫy, mà xây theo lối kiến trúc chùa động – các mái chùachính là vòm các hang động, giúp che chắn cho chốn linh thiêng hàng thế kỷ nay.Ngoài ra khách du lịch cũng đến viếng thăm và dâng hương Đức Thánh Nguyễn

Trang 40

Minh Không, Đức Thánh Cao Sơn với các ban thờ, đền thờ cũng đặt trong khuônviên khu chùa cổ.

Khu chùa Bái Đính mới là nơi thờ cúng Quan Thế Âm, ba vị Tam Thế Phật.Điều độc đáo là chùa có hành lang dài dẫn lên chùa với tượng của khoảng 500 vị LaHán, tạo cho du khách cảm giác an tâm khi bước chân vào cõi niết bàn nơi cửa Phật

Ở trước khu chùa cổ cũng có những bàn phục vụ nhu cầu viết sớ cầu maycho du khách Sớ cầu may ở chùa Bái Đính có thể được viết bằng cả chữ Hán hoặcchữ quốc ngữ với nhiều loại rất đa dạng, phục vụ nhu cầu tâm linh khác nhau của dukhách như cầu may, cầu tài lộc, cầu công danh,…

Lễ hội

Du khách đến với Bái Đính vào dịp đầu năm sẽ được tham gia vào các hoạtđộng tâm linh của lễ hội chùa Bái Đính Lễ hội tại chùa Bái Đính diễn ra trong suốtmùa xuân, bắt đầu từ ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch Tất cả các động, chùa trênnúi đều được khói hương nghi ngút trước ngày mở hội Phần lễ tại lễ hội chùa BáiĐính diễn ra tương đối trang trọng vì đây không những thờ Phật, thờ thần mà còngắn liền với nhiều sự kiện lịch sử của dân tộc gắn liền với tên tuổi của các danhnhân như thiền sư Nguyễn Minh Không, Đinh Bộ Lĩnh,… Còn các hoạt động hộicũng diễn ra rất sôi nổi với các trò chơi dân gian mang đậm nét văn hóa Việt Namnhư ném còn, đấu vật, kéo co, các trò chơi mang đậm nét ngày đầu xuân năm mới,

… Lễ hội ở chùa Bái Đính được đánh giá là tổng hòa của các hệ thống tôn giáo vàtín ngưỡng của Việt Nam: có sự tôn sùng, tín ngưỡng tự nhiên, có Đạo và có cảPhật

Tham quan, vãn cảnh chùa.

Cảnh sắc tại khu quần thể chùa Bái Đính đem lại cho du khách cảm giác thưthái và yên tĩnh Du khách đến đây sẽ được leo núi, chơi hang hay đơn giản chỉ là đidạo quanh và ngắm không gian xanh ngát của chùa Bái Đính Với những du kháchchọn đi bộ từ chân núi lên chùa, cuộc hành hương tuy không dài nhưng sẽ tạo ratrong lòng du khách tâm lý kỳ vọng, muốn vươn lên hướng đến cái đẹp, cái thiện.Khu chùa cổ với những hang động hùng vĩ, khu chùa mới với những vườn cây trĩu

Ngày đăng: 12/09/2019, 10:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w