1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại tỉnh phú yên

114 323 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 114
Dung lượng 2,92 MB

Nội dung

Ngoài ra hệ thống các di tích văn hóa lịch sử, các lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh cũng tạo nên một sức hấp dẫn mạnh đối với du khách trong và ngoà

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

HUỲNH THỊ KIM LÀI

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI

TẠI TỈNH PHÚ YÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ

KHÁNH HÒA – 2018

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

HUỲNH THỊ KIM LÀI

PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đề tài: “Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại tỉnh Phú

Yên’’ số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa được sử

dụng để bảo vệ cho một học vị nào

Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc

Nha Trang, ngày 26 tháng 03 năm 2018

Tác giả luận văn

Huỳnh Thị Kim Lài

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các quý thầy, cô giáo của trường Đại học Nha Trang đã tâm huyết, tận tình giảng dạy, truyền đạt truyền dạy cho tôi nhiều kiến thức

và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập và làm luận văn

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến hai Thầy giáo

TS Lê Chí Công và Th.S Lê Trần Phúc đã nhiệt tình, tận tâm, đầy trách nhiệm hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này

Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan tỉnh Phú Yên đã dành thời gian quý báu, giúp đỡ, hỗ trợ, đóng góp ý kiến và tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thu thập dữ liệu

Cuối cùng, tôi xin được cảm ơn gia đình và người thân đã luôn động viên, giúp

đỡ tôi an tâm công tác và hoàn thành luận văn này./

Nha Trang, ngày 26 tháng 03 năm 2018

Tác giả luận văn

Huỳnh Thị Kim Lài

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN iii

LỜI CẢM ƠN iv

MỤC LỤC v

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

DANH MỤC HÌNH x

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ xi

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN xii

PHẦN MỞ ĐẦU 14

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN 18

SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI 18

1.1 Du lịch và khách du lịch 18

1.1.1 Du lịch 18

1.1.2 Khách du lịch 18

1.2 Sản phẩm du lịch và đặc trưng của sản phẩm du lịch 19

1.2.1 Sản phẩm du lịch 19

1.2.2 Một số đặc điểm của sản phẩm du lịch 21

1.2.3 Yêu cầu, nguyên tắc về phát triển sản phẩm du lịch 23

1.3 Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái 23

1.3.1 Sản phẩm du lịch sinh thái 23

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển sản phẩm du lịch sinh thái 25

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái 26

1.4 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển sản phẩm du lịch sinh thái 27

1.4.1 Các nghiên cứu trong nước 27

1.4.2 Các nghiên cứu nước ngoài 28

Trang 6

1.5 Những đóng góp của đề tài 29

1.6 Khung phân tích 29

1.6 Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch sinh thái và bài học cho Phú Yên 31

1.6.1 Kinh nghiệm trên thế giới 31

1.6.2 Kinh nghiệm tại Việt Nam 32

1.6.3 Bài học cho Phú Yên 33

Tóm tắt chương 1 34

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM 35

DU LỊCH SINH THÁI TẠI TỈNH PHÚ YÊN 35

2.1 Thực trạng phát triển du lịch của Phú Yên giai đoạn 2011 - 2016 35

2.1.1 Những kết quả đã đạt được trong phát triển du lịch Phú Yên giai đoạn 2011-2016 35

2.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân 42

2.2 Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái của Phú Yên 43

2.2.1 Vị trí địa lý 43

2.2.2 Tài nguyên thiên nhiên 44

2.2.3 Tài nguyên nhân văn 45

2.3 Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái của Phú Yên giai đoạn 2011-2016 46

2.3.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái Phú Yên 46

2.3.2 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá phát triển sản phẩm du lịch sinh thái Phú Yên 72

2.3.3 Đánh giá chung 78

Tóm tắt chương 2 81

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI CỦA TỈNH PHÚ YÊN 82

3.1 Quan điểm, định hướng và mục tiêu phát triển sản phẩm du lịch sinh thái Phú Yên 82

3.1.1 Quan điểm 82

3.1.2 Định hướng phát triển du lịch sinh thái 84

Trang 7

3.1.3 Mục tiêu 84

3.2 Một số giải pháp chủ yếu để phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên 84

3.2.1 Cơ sở đề xuất giải pháp 84

3.2.2 Một số giải pháp cụ thể 85

Tóm tắt chương 3 98

3.3 Một số kiến nghị 99

3.3.1 Đối với Chính phủ và các cơ quan Trung ương 99

3.3.2 Đối với Chính quyền địa phương 100

KẾT LUẬN 103

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 105 PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ

of the United Nations

Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản về du lịch Phú Yên giai đoạn 2011-2016 40 Bảng 2.2: Thống kê đặc điểm nhân khẩu học trong mẫu nghiên cứu 73 Bảng 2.3: Đánh giá vai trò của việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái 74 tỉnh Phú Yên thời gian qua 74 Bảng 2.4: Đánh giá về số lượng và chất lượng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên thời gian qua 75 Bảng 2.5: Đánh giá cảm nhận của du khách về các yếu tố cấu thành chất lượng sản phẩm du lịch sinh thái tại Phú Yên 76 Bảng 2.6: Đánh giá cảm nhận của du khách về các hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch sinh thái tại Phú Yên trong thời gian qua 78

Trang 10

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Vịnh Xuân Đài – Top 10 thưởng lãm vùng vịnh đẹp của Việt Nam, được xếp

hạng di tích quốc gia năm 2011 47

Hình 2.2: Đèo Cù Mông – Top 5 ngọn đèo nổi tiếng nhất Việt Nam 48

Hình 2.3: Gành Đá Đĩa – Top 20 điểm đến được du khách yêu thích nhất 49

Hình 2.4: Đầm Ô Loan 50

Hình 2.5: Bãi Môn - Mũi Điện được công nhận cấp quốc gia năm 2008: 50

Hình 2.6: Hải đăng Đại Lãnh – Top 5 ngọn hải đăng trên 100 tuổi nổi tiếng nhất 51

Hình 2.7: Vịnh Vũng Rô – Top 10 thưởng lãm vùng vịnh đẹp của Việt Nam, 52

Hình 2.8: Bãi biển Tuy Hòa 53

Hình 2.9: Bãi biển Long Thủy 54

Hình 2.10: Bãi Nồm 55

Hình 2.11: Bãi Rạng 55

Hình 2.12: Bãi Bàu 56

Hình 2.13: Chùa Đá Trắng 57

Hình 2.14: Địa đạo gò Thì Thùng được công nhận là di tích lịch sử 58

Hình 2.15: Tháp Nhạn – Top 10 tháp và cụm tháp cổ được nhiều du khách tham quan nhất 59

Hình 2.16: Nhà thờ Mằng Lăng 60

Trang 11

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch 26

Sơ đồ 1.2: Sự gắn kết giữa các thành phần phát triển du lịch sinh thái 29

Sơ đồ 1.3: Khung phân tích phát triển sản phẩm du lịch sinh thái 30

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu GRDP theo ngành tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2016 36

Biểu đồ 2.2: Thống kê lượt khách du lịch đến Phú Yên giai đoạn 2011-2016 38

Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng Du lịch trong GRDP của tỉnh Phú Yên, giai đoạn 2011 - 2016 38 Biểu đồ 2.4: Hiện trạng về CSLT du lịch ở Phú Yên, giai đoạn 2011 – 2016 40

Biểu đồ 2.5: Hiện trạng lao động du lịch Phú Yên đã qua đào tạo 2011 – 2016 42

Trang 12

TRÍCH YẾU LUẬN VĂN

Phú Yên là một trong những tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, có vị trí địa

lý khá thuận lợi cho việc thông thương kinh tế, có thể kết nối dễ dàng với khu vực Tây Nguyên bằng đường bộ, đường hàng không và đường sắt trong tương lai, thúc đẩy khả năng giao lưu kinh tế - xã hội cho cả vùng Tây Nguyên và các khu vực khác của đất nước Bên cạnh đó, Phú Yên là một trong những tỉnh có thế mạnh để phát triển sản phẩm du lịch sinh thái với nhiều khu du lịch tuyệt đẹp và thơ mộng như: Bãi biển Đại Lãnh, Cảng Vũng Rô, Tháp Nhạn, Bãi biển Tuy Hòa, Khu sinh thái Thuận Thảo, Suối nước nóng, Suối nước lạnh, Thác Vực Phun, Thác Đá Bàn, Đập Đầm Cam, Đầm Ô Loan, Ghềnh Đá Dĩa, Vịnh Xuân Đài, Đầm Cù Mông và nhiều khu danh lam thắng cảnh khác Ngoài ra hệ thống các di tích văn hóa lịch sử, các lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh cũng tạo nên một sức hấp dẫn mạnh đối với

du khách trong và ngoài nước, như: địa đạo Gò Thì Thùng, Tháp Nhạn, đền thờ Lê Thành Phương, Lương Văn Chánh, chùa Đá Trắng, bến tàu không số Vũng Rô, các làng nghề, các sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người Ê Đê, Banar, Chăm, … Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái của địa phương hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Nhà Nhiều khu du lịch, điểm du lịch chỉ đang khai thác ở dạng tự nhiên, chưa được đầu tư tôn tạo đúng mức Chương trình

du lịch còn đơn điệu, trùng lắp, chưa đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách, của mỗi thị trường Việc bảo tồn, nâng cấp các di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật phục vụ cho hoạt động du lịch còn nhiều bất cập Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, nhất

là ở nước ngoài, tuy đã có những tiến bộ nhiều so với các năm trước, nhưng còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thông tin của khách du lịch và các nhà đầu tư

Nghiên cứu tìm hiểu những tiềm năng, hiện trạng và các định hướng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên Xác định rõ những tiềm năng cụ thể có giá trị cao để phát triển loại hình du lịch sinh thái tại đây Tìm ra những giải pháp hữu hiệu nhất góp phần đưa sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên lên một tầm cao mới và khai thác một cách triệt để những tiềm năng sẵn có; góp phần hiện thực hóa Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 đã được phê duyệt

Để đạt được mục tiêu trên, nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu điều tra: đề tài thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, dữ liệu sơ cấp được điều tra từ các

Trang 13

chuyên gia trong ngành du lịch để phân tích thực trạng, tiềm năng và lợi thế cho phát triển sản phẩm du lịch sinh thái địa phương; dữ liệu thứ cấp được điều tra từ các số liệu được điều tra thứ cấp từ Sở VHTTDL, và phòng Văn hóa thông tin các huyện/thị/thành phố trong tỉnh; số liệu sơ cấp được điều tra phỏng vấn từ chuyên gia trong ngành du lịch Phương pháp toán học: Thống kê, so sánh, tổng hợp và mô hình hóa sau khi thu thập thông tin về tiềm năng, hiện trạng du lịch sinh thái ở tỉnh Phú Yên Thống kê, sắp xếp số liệu một cách hợp lý, hệ thống, lôgic Phân tích, so sánh các tiềm năng và hiện trạng ấy với các địa phương khác nhau ở trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là các khu vực đang phát triển loại hình du lịch sinh thái Phương pháp trao đổi, điều tra xã hội học: Phỏng vấn bằng bảng hỏi cấu trúc soạn sẵn Phương pháp tổng hợp, phân tích: Nhằm đánh giá hiện trạng sản phẩm du lịch hiện tại của Phú Yên và tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của du khách khi đến du lịch Phú Yên trong thời gian tới, nghiên cứu sẽ thiết kế phiếu câu hỏi để tiến hành điều tra đánh giá của du khách (cả quốc tế và nội địa) Các kết quả điều tra là bằng chứng khoa học quan trọng giúp

đề tài đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch sinh thái Phú Yên trong thời gian tới

Nghiên cứu đã tiến hành đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái trên địa bàn Phú Yên Chỉ ra được năm điểm mạnh, sáu điểm yếu và nguyên nhân trong phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên từ đó đề xuất những giải pháp

cơ bản, có khả năng áp dụng trong thực tiễn, góp phần phát triển sản phẩm du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong thời gian tới Ngoài ra, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan và cá nhân trong việc nghiên cứu quản lý phát triển sản phẩm du lịch sinh thái theo hướng bền vững

Từ khóa: du lịch sinh thái, sản phẩm, Phú Yên

Trang 14

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Phú Yên là một trong những tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, có vị trí địa

lý khá thuận lợi cho việc thông thương kinh tế, có thể kết nối dễ dàng với khu vực Tây Nguyên bằng đường bộ, đường hàng không và đường sắt trong tương lai, thúc đẩy khả năng giao lưu kinh tế - xã hội cho cả vùng Tây Nguyên và các khu vực khác của đất nước Bên cạnh đó, Phú Yên là một trong những tỉnh có thế mạnh để phát triển sản phẩm du lịch sinh thái với nhiều khu du lịch tuyệt đẹp và thơ mộng như: Bãi biển Đại Lãnh, Cảng Vũng Rô, Tháp Nhạn, Bãi biển Tuy Hòa, Khu sinh thái Thuận Thảo, Suối nước nóng, Suối nước lạnh, Thác Vực Phun, Thác Đá Bàn, Đập Đầm Cam, Đầm Ô Loan, Ghềnh Đá Dĩa, Vịnh Xuân Đài, Đầm Cù Mông và nhiều khu danh lam thắng cảnh khác.Ngoài ra hệ thống các di tích văn hóa lịch sử, các lễ hội, phong tục tập quán của các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh cũng tạo nên một sức hấp dẫn mạnh đối với

du khách trong và ngoài nước, như: địa đạo Gò Thì Thùng, Tháp Nhạn, đền thờ Lê Thành Phương, Lương Văn Chánh, chùa Đá Trắng, bến tàu không số Vũng Rô, các làng nghề, các sinh hoạt văn hóa cổ truyền của người Ê Đê, Banar, Chăm, … Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm du lịch sinh thái của địa phương hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của tỉnh Nhà Nhiều khu du lịch, điểm du lịch chỉ đang khai thác ở dạng tự nhiên, chưa được đầu tư tôn tạo đúng mức Chương trình

du lịch còn đơn điệu, trùng lắp, chưa đáp ứng nhu cầu của từng đối tượng khách, của mỗi thị trường Việc bảo tồn, nâng cấp các di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật phục vụ cho hoạt động du lịch còn nhiều bất cập Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, nhất

là ở nước ngoài, tuy đã có những tiến bộ nhiều so với các năm trước, nhưng còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu thông tin của khách du lịch và các nhà đầu tư

Qua nghiên cứu, tham khảo, tác giả được biết có rất nhiều công trình nghiên cứu

có liên quan đến chủ đề phát triển du lịch nói chung và phát triển sản phẩm du lịch sinh thái nói riêng Nhìn chung các nghiên cứu đã làm rõ khái niệm, quan điểm, các chỉ tiêu và yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch sinh thái Cụ thể như các

nghiên cứu“Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” và

“Nghiên cứu và đề xuất tiêu chí khu DLST Việt Nam” do Viện Nghiên cứu và PT Du lịch soạn thảo; “Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” do Phạm Trung Lương chủ biên; “Du lịch sinh thái – Ecotourism” do Lê Huy Bá biên soạn; “Du lịch bền vững” do Nguyễn Đình Hòe và Vũ Văn Hiếu đồng biên soạn…

Trang 15

Tại Phú Yên, theo hiểu biết của tác giả, chưa có nhiều công trình nghiên cứu, luận bàn đến phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, trong khi đây là một trong những vấn đề rất được quan tâm trong phát triển du lịch Phú Yên giai đoạn 2011-2020 tầm

nhìn 2030 Vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên” làm đề tài tốt nghiệp Thạc sỹ Kinh tế phát triển với mong muốn đưa

du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, tạo động lực đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp Từng bước xây dựng thương hiệu du lịch: “Phú Yên – Điểm đến hấp dẫn và thân thiện”

2 Mục tiêu nghiên cứu

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Khung lý thuyết về phát triển sản phẩm du lịch sinh

thái; Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh sản phẩm; Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại Phú Yên giai đoạn 2011 – 2016 và những giải pháp phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên trong thời gian tới

- Đối tượng khảo sát: Tập trung khảo sát ý kiến chuyên gia và du khách khi sử

dụng dịch vụ du lịch sinh thái tại Phú Yên

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Không gian: các địa phương trong tỉnh có tiềm năng cho phát triển sản

phẩm du lịch sinh thái (Thị xã Sông Cầu và một số địa điểm như Vũng Rô, Tháp Nhạn, Đầm Ô Loan, Vịnh Xuân Đài, Mũi Điện - Bãi Môn, Biển Long Thủy, Biển Tuy

Trang 16

Hòa, Ghềnh Đá Dĩa, Núi Thơm, Núi Chóp Chài, Mộ và Đền thờ Lương Văn Chánh, Chùa Đá Trắng, );

+ Thời gian: đề tài tập trung phân tích thực trạng phát triển sản phẩm du lịch

sinh thái Phú Yên giai đoạn 2011-2016 (số liệu được điều tra thứ cấp từ Sở VHTTDL,

và phòng Văn hóa thông tin các huyện/thị/thành phố trong tỉnh; số liệu sơ cấp được điều tra phỏng vấn từ chuyên gia trong ngành du lịch)

+ Nội dung: Tập trung nghiên cứu các giải pháp cơ bản về phát triển SPDLST

tỉnh Phú Yên

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp thu thập dữ liệu điều tra: đề tài thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ

cấp, dữ liệu sơ cấp được điều tra từ các chuyên gia trong ngành du lịch để phân tích thực trạng, tiềm năng và lợi thế cho phát triển sản phẩm du lịch sinh thái địa phương;

dữ liệu thứ cấp được điều tra từ các số liệu được điều tra thứ cấp từ Sở VHTTDL, và phòng Văn hóa thông tin các huyện/thị/thành phố trong tỉnh; số liệu sơ cấp được điều tra phỏng vấn từ chuyên gia trong ngành du lịch

- Phương pháp toán học: Thống kê, so sánh, tổng hợp và mô hình hóa sau khi

thu thập thông tin về tiềm năng, hiện trạng du lịch sinh thái ở tỉnh Phú Yên Thống kê, sắp xếp số liệu một cách hợp lý, hệ thống, lôgic Phân tích, so sánh các tiềm năng và hiện trạng ấy với các địa phương khác nhau ở trong và ngoài tỉnh, đặc biệt là các khu vực đang phát triển loại hình du lịch sinh thái

- Phương pháp tổng hợp, phân tích: Nhằm đánh giá hiện trạng sản phẩm du

lịch hiện tại của Phú Yên và tìm hiểu nhu cầu, mong muốn của du khách khi đến du lịch Phú Yên trong thời gian tới, nghiên cứu sẽ thiết kế phiếu câu hỏi để tiến hành điều tra đánh giá của du khách (cả quốc tế và nội địa) Các kết quả điều tra là bằng chứng khoa học quan trọng giúp đề tài đề xuất các giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch sinh thái Phú Yên trong thời gian tới

6 Ý nghĩa của kết quả nghiên cứu

Nhằm đánh giá thực trạng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái trên địa bàn Phú Yên Qua đó, chỉ ra những điểm mạnh, yếu và nguyên nhân từ đó đề xuất những giải pháp cơ bản, có khả năng áp dụng trong thực tiễn, góp phần phát triển sản phẩm du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh Phú Yên trong thời gian tới Ngoài ra, luận văn có thể

Trang 17

được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan và cá nhân trong việc nghiên cứu quản lý phát triển sản phẩm du lịch sinh thái theo hướng bền vững

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận văn được kết cấu thành ba chương như sau:

Chương 1 Cơ sở lý thuyết về phát triển sản phẩm du lịch

Chương 2 Thực trạng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên

Chương 3 Một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tại tỉnh Phú Yên

Trang 18

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÁT TRIỂN

SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI

1.1 Du lịch và khách du lịch

1.1.1 Du lịch

Cho đến nay có nhiều khái niệm khách nhau liên quan đến du lịch, cụ thể:

Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên hợp quốc (UNWTO, 2002) đã đưa ra quan niệm: “Du lịch là những hoạt động mà mối quan hệ phát sinh do những tác động qua lại lẫn nhau giữa khách du lịch, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong quá trình đón khách và phục vụ khách du lịch”

Nhà nghiên cứu Trần Nhạn (1995) đưa ra một khái niệm khá toàn diện về bản chất đích thực, cơ bản của du lịch: “Du lịch là quá trình hoạt động của con người rời khỏi quê hương đến một nơi khác với mục đích chủ yếu là được thẩm nhận những giá trị vật chất và tinh thần đặc sắc, độc đáo khác lạ với quê hương, không nhằm mục đích sinh lợi được tính bằng đồng tiền”

Theo Điều 4 - Luật Du lịch Việt Nam (2005): “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thoả đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”

Theo Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2012) thì “Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hoá và các dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng các nhu cầu về đi lại, lưu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và các nhu cầu khác của khách du lịch Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị - xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp”

1.1.2 Khách du lịch

Theo Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO, 2002), khách du lịch bao gồm:

- Khách du lịch quốc tế (International Tourist):

+ Khách du lịch quốc tế đến (Inbound tourist): là những người từ nước ngoài đến du lịch một quốc gia

Trang 19

+ Khách du lịch quốc tế ra nước ngoài (Outbound tourist): là những người đang sống trong một quốc gia đi du lịch nước ngoài

- Khách du lịch trong nước (Internal tourist): Gồm những người là công dân của một quốc gia và những người nước ngoài đang sống trên lãnh thổ quốc gia đó đi du lịch trong nước

- Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): Bao gồm khách du lịch trong nước

và khách du lịch quốc tế đến Đây là thị trường cho các cơ sở lưu trú và các nguồn thu hút khách trong một quốc gia

- Khách du lịch quốc gia (National tourist): Gồm khách du lịch trong nước và khách du lịch quốc tế ra nước ngoài

Theo Luật Du lịch của Việt Nam (2005):

- Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến

- Khách du lịch quốc tế (International tourist): là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch

- Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): là công dân Việt nam và người nước

ngoài cư trú tại Việt nam đi du lịch trong vi phạm lãnh thổ Việt Nam

Trang 20

vùng hay một quốc gia nào đó” Trong khi đó, điểm 10, điều 4, Luật Du lịch Việt Nam

(2005): “Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của

khách du lịch trong chuyến đi du lịch” Các dịch vụ đó bao gồm: dịch vụ lữ hành, dịch

vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ thông tin hướng dẫn và các dịch vụ khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch

Chúng ta biết rằng, quan điểm khác nhau sẽ ảnh hưởng khác nhau tới việc phát triển sản phẩm du lịch Nếu theo quan điểm trên của Luật Du lịch thì sản phẩm du lịch vẫn chỉ đơn thuần là hoạt động của các ngành dịch vụ Tuy nhiên, trên thực tế nội dung của hoạt động du lịch phong phú hơn nhiều Các khái niệm về sản phẩm du lịch rất đa dạng do nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng hầu hết đều có chung những đặc điểm của sản phẩm du lịch

Mill (1990) trong tác phẩm “Du lịch - ngành kinh doanh quốc tế” (Tourism the International Business) cho rằng du lịch có 4 chiều định vị, hay 4 không gian du lịch (tourism dimensions): (1) Điểm hấp dẫn du lịch: Điểm hấp dẫn có ý nghĩa thu hút khách đến du lịch, là động cơ khởi sự du lịch Điểm hấp dẫn có thể là tự nhiên, cũng

có thể là các điểm văn hóa, các nhóm dân tộc thiểu số hoặc các khu vui chơi giải trí; (2) Các cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch: Cơ sở vật chất kỹ thuật thường hỗ trợ cho sự phát triển của điểm đến du lịch, chúng thường là các cơ sở lưu trú, nhà hàng, các dịch

vụ bổ trợ và kết cấu hạ tầng; (3) Vận chuyển du lịch: Vận chuyển khách là chiều không gian thứ 3 của du lịch Nó có vai trò quan trọng là đưa khách tới điểm hấp dẫn

du lịch Vận chuyển khách là một yếu tố quyết định đến việc phát triển mở rộng của du lịch Nếu phương tiện và giá cả vận chuyển đắt đỏ thì ít hấp dẫn được du khách; (4) Lòng hiếu khách: Lòng hiếu khách của điểm đến là không gian thứ 4, đây cũng là một chiều không gian quan trọng của du lịch Nó có ý nghĩa quảng bá hình ảnh cho điểm đến rất lớn

Như vậy là theo thời gian, khái niệm về sản phẩm du lịch đã có góc nhìn ngày càng mở rộng hơn Từ chỗ chỉ coi sản phẩm du lịch là một số loại hình kinh doanh dịch vụ, đến nay sản phẩm du lịch đã trở thành một khái niệm rất rộng, được cấu thành bởi nhiều yếu tố vật chất và phi vật chất có khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch ngày càng đa dạng của con người đương đại Theo tác giả, có thể hiểu: Sản phẩm du lịch là tổng thể của một điểm đến, là sự hòa trộn mang tính qui luật của các giá trị tự nhiên và nhân văn, các giá trị vật thể và phi vật thể chứa đựng trong không gian của một điểm

Trang 21

đến Sản phẩm du lịch có thể sẽ đem lại cho du khách những ấn tượng và cảm xúc đặc trưng nhất về điểm đến

1.2.2 Một số đặc điểm của sản phẩm du lịch

Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm đặc biệt, không phải là một sản phẩm lao động cụ thể biểu hiện dưới hình thái vật chất mà là sản phẩm vô hình biểu hiện bằng nhiều loại dịch vụ Nói một cách tổng quát, sản phẩm du lịch chủ yếu có đặc điểm dưới đây:

- Tính tổng hợp:

Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), thì "sản phẩm du lịch là tập các dịch vụ cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch", như vậy sản phẩm du lịch mà nhà cung cấp dịch vụ phải đáp ứng cho khách du lịch vừa bao gồm sản phẩm lao động vật chất, tinh thần, vừa bao gồm sản phẩm phi lao động và vật tự nhiên Sản xuất và kinh doanh sản phẩm du lịch liên quan tới rất nhiều ngành nghề khác ngoài bộ phận du lịch: bộ phận sản xuất tư liệu vật chất như kiến trúc, công nghiệp nhẹ, sản xuất nông sản phẩm, vừa bao gồm một số bộ phận phi sản xuất vật chất như văn hoá, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế Do tính tổng hợp của sản phẩm du lịch nơi du khách tới du lịch, tiến hành quy hoạch toàn diện, sắp xếp điều chỉnh nhịp nhàng việc sản xuất và kinh doanh sản phẩm du lịch là cần thiết

- Tính không thể dự trữ:

Sản phẩm du lịch là một loại sản phẩm dịch vụ là chủ yếu, nên có tính chất không thể dự trữ như sản phẩm vật chất nói chung Sản phẩm du lịch không tồn tại quá trình “sản xuất” độc lập, kết quả “sản xuất” lại không biểu hiện bằng hiện vật cụ thể, giá trị của nó được chuyển dịch từng bước trong quá trình mỗi lần tiêu thụ sản phẩm Sau khi du khách mua sản phẩm du lịch, cơ sở du lịch liền trao quyền sử dụng sản phẩm liên quan trong thời gian quy định Nếu sản phẩm du lịch chưa thể bán ra kịp thời thì không thể thực hiện giá trị của nó, xem như mất điều này; và tổn thất không thể bù đắp được Đặc trưng tính không thể dự trữ của sản phẩm du lịch cho thấy trong việc sản xuất sản phẩm du lịch và thực hiện giá trị phải lấy việc mua thực tế của du khách làm tiền để: “Khách hàng là Thượng đế”

Trang 22

- Tính không thể chuyển dịch:

Do nội dung hoạt động du lịch được thể hiện tại nơi du khách đến, nên du khách chỉ có thể tiến hành tiêu thụ ở nơi sản xuất sản phẩm du lịch chứ không thể như sản phẩm vật chất nói chung có thể chuyển khỏi nơi sản xuất đi tiêu thụ ở nơi khác Trong quá trình trao đổi sản phẩm du lịch không xảy ra việc chuyển dịch quyền sở hữu sản phẩm, du khách chỉ có quyền sử dụng tạm thời đối với sản phẩm du lịch trong thơi gian và địa điểm nhất định chứ không có quyền sở hữu sản phẩm Do tính không thể chuyển dịch của sản phẩm du lịch, việc lưu thông sản phẩm du lịch chỉ có thể biểu hiện ra qua việc thông tin về sản phẩm du lịch và trực tiếp ảnh hướng tới lượng nhu cầu du lịch lớn hay nhỏ Vì thế công tác tuyên truyền và giới thiệu du lịch có ý nghĩa rất lớn

- Tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ:

Khác với sản phẩm nói chung, việc sản xuất sản phẩm du lịch là lấy du khách tới đích du lịch làm tiền để Chỉ khi du khách tới nơi sản xuất thì việc xây dựng sản phẩm du lịch mới xảy ra, cũng chỉ khi du khách tiếp nhận dịch vụ du lịch thì chi phí du lịch của anh ta mới bắt đầu, hoạt động dịch vụ du lịch yêu cầu cả hai bên người sản xuất và người tiêu thụ cùng tham gia để hoàn thành Trong ý nghĩa này, việc sản xuất

và tiêu thụ sản phẩm du lịch là xảy ra cùng lúc và cùng chỗ Tính đồng thời của việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch khiến cơ sở du lịch không thể kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm du lịch trước khi du khách ra yêu cầu cao hơn đối với sản phẩm du lịch, điều đó đề ra yêu cầu cao hơn đối với người sản xuất sản phẩm du lịch

Trang 23

tới du lịch phải tuân thủ quy luật phát triển theo tỷ lệ, làm tốt quy họach du lịch, xử lý đúng đến quan hệ tỷ lệ giữa các bộ phận, giữa các yếu tố

1.2.3 Yêu cầu, nguyên tắc về phát triển sản phẩm du lịch

Yêu cầu chủ đạo và xuyên suốt quá trình xã hội và phát triển sản phẩm du lịch,

đó là phát triển bền vững: Thỏa mãn các nhu cầu du lịch của thị trường, đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội lớn cho điểm đến mà không làm suy giảm quá nhiều chất lượng của tài nguyên và môi trường trong tương lai Để bảo đảm được yêu cầu này, phát triển sản phẩm phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

+ Nguyên tắc phát triển hệ thống

+ Nguyên tắc kinh tế thị trường

+ Nguyên tắc bền vững môi trường (bao gồm cả môi trường tự nhiên và xã hội

- Sản phẩm du lịch chủ yếu mang tính tổng hợp cao dựa trên cơ sở của nhiều ngành nghề khác nhau, hơn nữa do đặc tính của nó là sản phẩm du lịch khó xác định được chu kì sống nên việc đầu tư tạo ra sản phẩm mới là rất khó khăn Chính vì những đặc điểm ấy trong chiến lược marketing phát triển sản phẩm du lịch là nhằm đa dạng hóa sản phẩm, thông qua việc tổ hợp các yếu tố cấu thành, nâng cao sự thích ứng của hàng hóa, dịch vụ nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng Bao gồm: (1) sự thỏa mãn về sinh lý: những bữa ăn ngon, giường ngủ đạt chuẩn, môi trường du lịch thoải mái; (2) sự thỏa mãn về kinh tế: mức giá tương ứng với giá trị và chất lượng, phục vụ nhanh chóng, thuận tiện; (3) sự thỏa mãn về xã hội: khi tham gia vào một chương trình

du lịch, du khách được giao lưu, học hỏi, tiếp cận với nhiều điều mới mẻ đầy bổ ích; (4) sự thỏa mãn về tâm lý: khi tham gia du lịch, du khách được đảm bảo an toàn tuyệt đối, được tôn trọng, họ được thể hiện đẳng cấp của bản thân

1.3 Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

Trang 24

cũng có nhiều người lại cho rằng du lịch sinh thái là loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác động tiêu cực đến sự tồn tại và phát triển của các hệ sinh thái hay khu vực diễn ra các hoạt động du lịch sinh thái Những quan niệm ban đầu này đã dần hình thành nên định nghĩa về du lịch sinh thái về sau

Định nghĩa đầu tiên về du lịch sinh thái là của Lascurain, ông được xem là nhà nghiên cứu tiên phong về du lịch sinh thái (1987): “Du lịch sinh thái là du lịch đến

những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi, với những mục đích đặc biệt: nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng và thưởng ngoạn phong cảnh và giới động, thực vật cũng như những biểu thị văn hóa (cả quá khứ và hiện tại)được khảm phá trong khu

vực này” Định nghĩa này đã tổng hợp khá đầy đủ về du lịch sinh thái, nhưng chỉ dừng lại ở sự “trân trọng tự nhiên” mà còn thiếu các yếu tố khác như phát triển cộng đồng

hay phát triển bền vững

Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế định nghĩa:“Du lịch sinh thái là việc đi lại có

trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc

lợi cho người dân địa phương”

Ở Việt Nam, định nghĩa về du lịch sinh thái đã được đưa vào trong Luật Du lịch

có nội dung như sau: “Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn

với bản sắc văn hóa địa phương với sự tham gia của cộng đồng hướng tới phát triến bền vững” Định nghĩa trên đã nêu một cách khái quát khá đầy đủ đặc tính của loại

hình du lịch sinh thái

Ngoài ra, còn có rất nhiều tên gọi và khái niệm về các loại hình du lịch khác có liên quan và gần gũi về ý nghĩa với du lịch sinh thái như loại hình du lịch dựa vào tự nhiên, du lịch bền vững, du lịch có trách nhiệm, du lịch thân thiện với môi trường, du lịch xanh,

Như vậy, từ những quan niệm ban đầu tới những định nghĩa đầu tiên cho tới hiện tại, có thể thấy nội dung về sản phẩm du lịch sinh thái đã có nhiều thay đổi theo hướng nhìn nhận đầy đủ và sâu sắc hơn Từ chỗ đơn thuần chỉ được hiểu là kết hợp

của hai yếu tố “du lịch” và “sinh thái”, cho tới nay nội dung về sản phẩm du lịch sinh

thái đã có cách nhìn tích cực hơn và trở thành loại hình du lịch có trách nhiệm với môi trường, thể hiện ở tính giáo dục và diễn giải về tự nhiên, có đóng góp cho hoạt động bảo tồn sinh thái và đem lại lợi ích chung cho cộng đồng địa phương Điều này đã khiến cho sản phẩm du lịch sinh thái trở thành một loại hình du lịch riêng, hoàn toàn

Trang 25

không đồng nghĩa với du lịch thiên nhiên hay du lịch môi trường mặc dù cũng lấy các

hệ sinh thái làm đối tượng

- Tài nguyên văn hóa và lịch sử của vùng phải nổi bật và đóng vai trò quan trọng trong nền lịch sử và văn hóa quốc gia

- Các hoạt động DLST và sự có mặt của du khách sẽ không làm ảnh hưởng nhiều đến các giá trị văn hóa bản địa của khu vực

1.3.2 Các tiêu chí đánh giá phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

Phát triển sản phẩm DLST là phần quan trọng nhất trong các kế hoạch quy hoạch phát triển DLST Khi xây dựng một sản phẩm DLST cần phải chú ý đến các tiêu chí sau giúp cho việc xác định một khu vực có thể quy hoạch thành một điểm DLST:

- Khu vực định hướng phát triển sản phẩm DLST phải có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và có sức cuốn hút đối với khách du lịch;

- Khu vực phải có những đặc trưng tự nhiên độc đáo mà du khách quan tâm và

có ý nghĩa giáo dục đối với du khách;

- Khu vực phải đa dạng về các loài động thực vật, đặc biệt là các loài quý hiếm, đặc hữu đang bị đe dọa;

- Khu vực đang bị đe dọa bởi các hoạt động như khai thác rừng lấy gỗ, săn bắt bừa bãi các loài động vật hoang dã Những hoạt động này có thể phá hủy các tài nguyên thiên nhiên Việc thành lập khu du lịch có thể ngăn chặn những hành động trên, giúp duy trì những nguồn tài nguyên thiên nhiên đồng thời còn tạo ra nguồn doanh thu cho người dân địa phương và cho việc bảo tồn tài nguyên;

Đồng thời, du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có tính liên ngành, liên vùng

và xã hội hóa cao với sự tham gia của nhiều thành phần xã hội Sự phát triển của du lịch sinh thái và sản phẩm du lịch sinh thái phụ thuộc nhiều vào các điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa – xã hội, an ninh quốc phòng của quốc gia nói chung và của địa phương nói riêng Chính vì vậy, để có thể đánh giá sự phát triển của sản phẩm du lịch sinh thái một cách chính xác cần phải dựa vào các tiêu chí cơ bản sau:

+ Nhóm các tiêu chí về số lượng sản phẩm;

Trang 26

Tài nguyên

DLST

Năng lực các doanh nghiệp kinh doanh

Hệ thống du lịch phụ trợ

Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào phát triển SPDLST

Tác động của biến đối khí hậu

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

và phát triển DL sinh thái

Cơ sở hạ tầng phục

vụ DL

Tính thời

vụ của du lịch

Cung du

lịch

Cầu du lịch

Phát triển SPDL sinh thái

+ Nhóm các tiêu chí về chất lượng sản phẩm (đánh giá thông qua cảm nhận từ

du khách);

+ Nhóm các tiêu chí về tỷ trọng đóng góp của từng sản phẩm chính trong phát triển

du lịch

1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2012) chỉ ra rằng có chín nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, các nhân tố được tổng hợp trong sơ đồ như sau:

Sơ đồ 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm du lịch

Nguồn: Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa, Giáo trình kinh tế du lịch (2012)

Trang 27

1.4 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến phát triển sản phẩm

du lịch sinh thái

1.4.1 Các nghiên cứu trong nước

[1] Nghiên cứu của tác giả Đinh Kiệm về “Phát triển DLST ở các tỉnh vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020” (2013) đã nghiên cứu những nội dung

cụ thể như về phát triển DLST văn hóa làng nghề, DLST văn hóa cộng đồng homestay, bài học về khai thác biển đảo gắn với việc bảo tồn tại các khu bảo tồn thiên nhiên biển,…Kết quả được đúc rút qua những kinh nghiệm cốt lõi về điều kiện

-tự nhiên và môi trường KT-XH tương đồng giữa Phú Yên với vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ

[2] Phạm Văn Bảy (2015) với đề tài nghiên cứu khoa học“Cơ sở lý luận và thực

tiễn phát triển sản phẩm du lịch biển khu vực Vịnh Xuân Đài và vùng phụ cận” Đã

giúp tác giả có những luận cứ khoa học về thực trạng và định hướng phát triển sản phẩm du lịch biển - sản phẩm du lịch cốt lõi để phát triển sản phẩm du lịch sinh thái của tỉnh Phú Yên

[3] Một số công trình nghiên cứu khoa học: “Cơ sở khoa học và giải pháp phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam” và “Nghiên cứu và đề xuất tiêu chí khu DLST Việt Nam” do Viện Nghiên cứu và Phát triển Du lịch soạn thảo; “Du lịch sinh thái những vấn đề về lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” do Phạm Trung Lương chủ biên;

“Du lịch sinh thái - Ecotourism” do Lê Huy Bá biên soạn đều có chung nhận định Du lịch sinh thái là loại hình du lịch tạo ra mối quan hệ hữu cơ, hòa đồng giữa con người với thiên nhiên, thúc đẩy ý thức trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ môi trường Phát triển du lịch sinh thái đang trở thành xu hướng phát triển du lịch bền vững hiện nay ở nước ta nói riêng và cả thế giới nói chung Đối chiếu với điều kiện thực tế, chỉ có đầu tư phát triển du lịch sinh thái thì Phú Yên mới không làm mất đi

vẻ đẹp hoang sơ và quyến rũ với du khách khi đến với mảnh đất nơi đây

[4] Nghiên cứu của Hoàng Thị Thu Thảo (2012) với đề tài“Phát triển sản phẩm

du lịch tại thành phố Đà nẵng” Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm hệ thống hóa

những vấn đề lý luận liên quan đến các sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển sản phẩm du lịch; đánh giá thực trạng việc phát triển các sản phẩm du lịch của thành phố Đà Nẵng trong thời gian qua Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến Từ đó đưa ra lập luận cho định hướng phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn thì việc

Trang 28

phát triển sản phẩm du lịch là con đường ngắn nhất để Đà Nẵng tạo nên thương hiệu

và tự khẳng định mình Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn tác giả cho thấy, yêu cầu thiết yếu nhất đối với bất kỳ sản phẩm du lịch phải là: Có nét đặc trưng độc đáo và đáp ứng được nhu cầu đa dạng thị trường; Bảo tồn và tôn vinh được các giá trị tài nguyên

và môi trường khu vực; Đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội cao

[5] Nghiên cứu của Nguyễn Thị Lệ Chi (2013) với Đề tài “Phát triển du lịch sinh

thái tỉnh Phú Yên thực trạng và giải pháp” đã giúp cho tác giả có cái nhìn cơ bản toàn

diện về du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên trên bình diện tổng thể, trong mối quan hệ với các địa phương trong khu vực, kể cả trong nước và với các nước bạn đã cho thấy du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên, đang trong quá trình định hình và phát triển đã đem lại những hiệu quả kinh tế - xã hội nhất định

1.4.2 Các nghiên cứu nước ngoài

[1] Nghiên cứu của Thong Kon (2011) về “The development of tourism anh ecotourism in Combodia” được đăng trên Tạp chí Journal of Economics and Development, số 42 Theo đó, mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá hiện trạng phát triển du lịch sinh thái “du lịch dựa vào cộng đồng” trong thời gian qua thông qua các chiến lược phát triển, bảo tồn và gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống Nghiên cứu tiếp cận theo hướng: cộng đồng địa phương, du lịch, tài nguyên thiên nhiên và khu vực bảo vệ từ đó xác định hai khu vực Peam Krasop và Chi Phat cho việc hình thành các nguyên tắc và chiến lược phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững Dựa trên phướng pháp chuyên gia, nghiên cứu đã tiến hành phân tích SWOT nhằm xác định các cơ hội, thách thức, tiềm năng, lợi thế và điểm hạn chế cho phát triển du lịch sinh thái ở hai khu vực trên làm cơ sở cho việc đề xuất định hướng, quan điểm, mục tiêu và các chiến lược phát triển du lịch sinh thái theo hướng bền vững

[2] Nghiên cứu của Ross & Wall (1999) với chủ đề “Ecotourism: towards congruence between theory and practice” được đăng trên Tạp chí Tourism Management, 20, 123-132 Nghiên cứu đã làm rõ khái niệm, quan điểm tiếp cận du lịch sinh thái từ lý thuyết đến thực tiễn Dựa trên những luân giải về du lịch sinh thái, việc phát triển loại hình du lịch này được đề cập đầy đủ trong ba đối tượng chính: (1) Cộng đồng địa phương; (2) Khách du lịch và (3) Khu du lịch (công viên) nơi bảo tồn các giá trị tài nguyên thiên nhiên Mô hình được các tác giả phát triển đề cập trong sơ

đồ 1.4 với sự gắn kết chặt chẽ giữa các thành phần này

Trang 29

Sơ đồ 1.2: Sự gắn kết giữa các thành phần phát triển du lịch sinh thái

Nguồn: Khung phân tích phát triển du lịch sinh thái (Ross & Wall, 1999)

1.5 Những đóng góp của đề tài

Về mặt khoa học: Đây là đề tài đã có một số tác giả quan tâm nhưng chưa đi sâu vào nghiên cứu tại tỉnh Phú Yên Vì vậy, đề tài ra đời sẽ góp thêm cho ngành du lịch Phú Yên một cái nhìn chung về sản phẩm du lịch sinh thái

Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên, đề tài đưa ra những giải pháp và kiến nghị về quá trình mở rộng, phát triển và đa dạng hóa sản phẩm du lịch sinh thái; những sản phẩm cần cải tiến, bổ sung, phát triển mới Kết quả nghiên cứu đề tài này có thể làm căn cứ khoa học cho việc khai thác có hiệu quả thế mạnh của tỉnh trong sự phát triển du lịch sinh thái

1.6 Khung phân tích

Nghiên cứu này tiếp cận dựa trên nền tảng lý thuyết marketing về phát triển sản phẩm du lịch của Nguyễn Văn Mạnh và Trần Đình Hòa (2012), và nghiên cứu về

“Marketing the Competitive Destination of the Future” của Buhalis (2000) được đăng

trên Tạp chí Tourism Management; nghiên cứu về “Destination Competitiveness:

Determinants and Indicators” của Dwyer & Kim (2003) và lý thuyết về phát triển sản phẩm du lịch trong kinh tế du lịch của Nguyễn Văn Đính và Trần Thị Minh Hòa (2012) Dựa trên điều kiện đặc thù của sản phẩm du lịch sinh thái, tác giả đề xuất khung phân tích cho đề tài như sau:

Cộng đồng địa

phương

Khu du lịch/Công viên

Du khách Quản lý/Chính sách

Trang 30

Sơ đồ 1.3: Khung phân tích phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

Nguồn: Xây dựng của tác giả từ quá trình lược khảo tài liệu (2017)

+ Gắn với thiên nhiên và văn

hóa của dân tộc

+ Sự tham gia của cộng đồng

địa phương vào hoạt động

DLST

+ Cơ sở hạ tầng phục vụ du

lịch

+ Tính thời vụ của du lịch

+ Tác động của biến đổi khí hậu

+ Công tác xúc tiến, quảng bá

+ Công tác quy hoạch và phát

+ Thị trường khách

du lịch quốc tế và trong nước

+ Phát huy lợi thế sản phẩm DLST trong tỉnh có sức hấp dẫn lớn từ cảnh quan, bản sắc văn hóa đậm nét

Phát triển sản phẩm du lịch sinh thái:

+ Phát triển về số lượng;

+ Phát triển về chất lượng;

+ Đóng góp của sản phẩm du lịch sinh thái vào phát triển du lịch địa phương

Các chỉ tiêu đánh giá phát triển sản phẩm du lịch sinh thái:

+ Các chỉ tiêu đánh giá về số lượng (số địa phương có thể phát triển DLST) + Các chỉ tiêu đánh giá về chất lượng (đánh giá của khách

du lịch) + Chỉ tiêu về mức độ đóng góp từng sản phẩm DLST (lưu trú,

ăn uống, vui chơi giải trí và tham quan)

Trang 31

1.6 Kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch sinh thái và bài học cho Phú Yên 1.6.1 Kinh nghiệm trên thế giới

Phát triển du lịch sinh thái đang là hướng ưu tiên chiến lược cho các quốc gia và vùng lãnh thổ có điều kiện tài nguyên du lịch ưu đãi và mong muốn khai thác đi liền với tôn tạo và bảo tồn các giá trị văn hóa bản địa cũng như tạo sinh kế bền vững cho cộng đồng dân cư Các kinh nghiệm thành công về phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở trên thế giới luôn là bài học quý không chỉ cho tỉnh Phú Yên mà cả Việt Nam trong việc nhìn nhận, hình thành giải pháp và chính sách hữu hiệu nhằm phát huy hiệu quả loại hình du lịch mang tính đặc trưng địa phương này trong thời gian tới Dưới đây luận văn xin trình bày một số kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới

Tại Nepal là quốc gia thuộc khu vực châu Á có chính sách phát triển du lịch sinh thái vững chắc nhất Theo đó, việc hình thành phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng được xem xét nghiên cứu và quy hoạch sớm tại những vùng có nhiều tài nguyên du lịch Mục tiêu của chiến lược này là để giải quyết công ăn việc làm và sinh kế cho hộ dân sống gần khu vực có tiềm năng về du lịch Các hoạt động phát triển sản phẩm du lịch sinh thái của Nepal không chỉ cung cấp sản phẩm có chất lượng mà còn góp phần xóa đói, giảm nghèo và hướng cộng đồng sở tại tham gia trực tiếp vào du lịch, hạn chế khai thác/tàn phá các tài nguyên du lịch tai địa phương (UNWTO, 2003)

Tại Indonesia, Chính phủ nước này rất quan tâm đến công tác quy hoạch để phát triển sản phẩm du lịch sinh thái bởi một lẽ chính phủ chú trọng đến việc bảo tồn thiên nhiên, bảo tồn nền văn hóa bản địa, hỗ trợ cộng đồng phát triển bền vững và tạo điều kiện tối đa cho cộng đồng tham gia cung cấp các dịch vụ, tham gia trực tiếp và hưởng lợi từ hoạt động du lịch Các sản phẩm du lịch biển đặc trưng của quốc gia vạn đảo luôn hấp dẫn du khách và tạo thành nét riêng trong phát triển sản phẩm du lịch sinh thái của người dân Indonesia (UNWTO, 2003)

Thái Lan là một trong những quốc gia đi đầu khu vực Đông Nam Á về phát triển sản phẩm du lịch sinh thái gắn với cộng đồng Chính phủ Thái Lan luôn chủ trương quy hoạch các khu du lịch sinh thái nhằm góp phần bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên

du lịch ở mỗi địa phương Hàng năm chính phù nước này chủ trình tổ chức các hội

Trang 32

thảo về phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, hội thảo được mở rông từ địa phương, trung ương đến hội thảo quốc tế Các phát biểu và kinh nghiệm thành công trong phát triển sản phẩm du lịch sinh thái ở mỗi địa phương, quốc gia luôn được chính phủ ghi nhận và xem xét đưa vào chương trình hành động về phát triển sản phẩm du lịch sinh thái gắn với cộng đồng, phát huy điều kiện sống của cộng đồng địa phương góp phần giúp cho du lịch phát triển bền vững (UNWTO, 2003)

1.6.2 Kinh nghiệm tại Việt Nam

Trong những năm qua một số khu du lịch, điểm du lịch ở miền biển, miền núi, vùng dân tộc là nơi có đa dạng về tài nguyên du lịch (bao gồm tài nguyên thiên nhiên

và tài nguyên nhân văn) đã và đang thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tham quan, khám phá Tuy nhiên, các yếu tố điều kiện đủ cho phát triển sản phẩm du lịch sinh thái của khu vực này vẫn còn nhiều hạn chế (bao gồm cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, thông tin liên lạc, y tế và trình độ dân trí) Đặc biệt công tác giáo dục cộng đồng địa phương để khai thái và bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch phong phú đang là thách thức cơ bản đặt ra Vì thế, nhiều địa phương đã có chiến lược rõ ràng trong phát triển sản phẩm du lịch sinh thái Cụ thể, năm 2001 tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) và

tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) đã triển khai dự án mang tên Hỗ trợ du lịch bền vững tại huyện Sa Pa Trong quá trình thực hiện dự án đã triển khai một số hoạt động cụ thể tại bản Sín Chải – Sa Pa với sự tham gia tích cực của cộng đồng Ngoài ra còn có một số mô hình trọng điểm khác như tại Bản Lác – Mai Châu – Hòa Bình; Khu du lịch Suối Tiên – thuộc Lộc Tiên - Phú Lộc - Thừa Thiên Huế; Vườn quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn; các mô hình này đã đem lại hiệu quả thiết thực Cụ thể:

- Trước hết, dưới góc độ kinh tế so với các loại hình sản phẩm du lịch khác, mặc

dù những lợi ích mang lại từ phát triển du lịch sinh thái còn thấp nhưng sự tác động của nó lại mang tính ổn định, lâu dài và tạo ra nguồn lợi cho nhiều đối tượng khác nhau

- Mặt khác, việc phát triển nghề hỗ trợ của cộng đồng sẽ làm cho cơ hội việc làm

và thu nhập của họ cao hơn, giải quyết vấn đề đói nghèo và nâng cao sinh kế của cộng đồng sở tại

Trang 33

- Khía cạnh xã hội được đề cập ở đây là người dân được giáo dục để có nhận thức cao hơn khi tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái, các tệ nạn xã hội từng bước được đẩy lùi cùng với đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng được tăng lên đáng kể Quá trình tham gia phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, người dân sẽ có ý thức cao hơn trong khai thác, tôn tạo, bảo vệ và bảo tồn nhiều tài nguyên du lịch quý hiếm Đây là một khía cạnh hết sức tích cực cho du lịch phát triển bền vững trong thời gian tới

1.6.3 Bài học cho Phú Yên

Qua nghiên cứu mô hình thành công trong phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, Phú Yên cần chú trọng vào những thành phần sau trong quá trình phát triển sản phẩm

du lịch sinh thái:

- Thành phần cốt lõi – là dựa trên sự hấp dẫn về tự nhiên với các đối tượng là những địa điểm du lịch, khu du lịch phong phú về tự nhiên, đa dạng về sinh học và những nét văn hóa bản địa đặc sắc gắn với sự tham gia tích cực và có hiệu quả của cộng đồng đại phương, bảo đảm cải thiện đời sống, tăng lợi ích cho cộng đồng địa phương và bảo vệ môi trường của khu vực du lịch sinh thái Vì vậy, xây dựng các giải pháp phù hợp nhằm phát huy tinh thần tham gia nhiệt tình, có trách nhiệm, có kiến thức của cộng đồng là yếu tố hết sức quan trọng

- Thành phần thứ hai – khách du lịch Mục đích, động cơ của du khách khi đến tham quan, chiêm ngưỡng, gần gũi, tiếp xúc với các sản phẩm du lịch sinh thái là rất rõ ràng Chính vì vậy, bên cạnh việc giáo dục bảo vệ môi trường, cảnh quang thiên nhiên nhằm mục đích nâng cao hiểu biết cho người dân thì nên có những hoạt động giáo dục cho du khách nhằm làm thay đổi thái độ của mọi người đối với giá trị bảo tồn, góp phần tạo nên sự phát triển bền vững

- Thành phần thứ ba – nhà cung ứng dịch vụ du lịch Phần lớn khi du khách tham gia các hoạt động sinh thái thường có mong muốn được hòa mình trong môi trường thiên nhiên; mức độ đáp ứng nhu cầu cho khách du lịch của nhà cung ứng dịch vụ thể hiện ở chất lượng hoạt động và việc cung cấp sản phẩm du lịch sinh thái theo hướng độc đáo, mới lạ, an toàn và tin cậy đối với du khách sẽ là chìa khóa giúp địa phương đi đến thành công

Trang 34

- Thành phần thứ tư – chính quyền sở tại cần thiết có một cơ chế chính sách hữu hiệu từ công tác nghiên cứu, khảo sát, quy hoạch, kế hoạch đến chủ động phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái đặc trưng vùng miền; trong đó cần có chiến lược chú ý cân bằng giữa phát triển du lịch với tôn trọng môi trường tự nhiên, không làm xói mòn nền văn hóa và xã hội của địa phương; thường xuyên cung cấp đầy đủ, chính xác các

thông tin về sản phẩm du lịch sinh thái, làm hài lòng du khách

Tóm tắt chương 1

Trong chương 1 Tác giả đã trình bày các khái niệm có liên quan đến du lịch, khách du lịch và sản phẩm du lịch Đặc biệt luận văn tập trung vào làm rõ lý luận của phát triển sản phẩm du lịch sinh thái như: quan điểm, chỉ tiêu và yếu tố ảnh hưởng Dựa trên sự lược khảo các nghiên cứu trước đó tác giả đã hình thành khu phân tích về sản phẩm du lịch sinh thái làm tiền đề cho việc phân tích đánh giá ở chương 3 Ngoài

ra, tác giả cũng đã chỉ ra các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan

và đặc biệt là kinh nghiệm phát triển sản phẩm du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng thành công làm căn cứ đề xuất kinh nghiệm cho tỉnh Phú Yên trong thời gian tới

Trang 35

CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM

DU LỊCH SINH THÁI TẠI TỈNH PHÚ YÊN

Giới thiệu

Trong chương 2 Luận văn tiến hành phân tích thực trạng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái Phú Yên trong giai đoạn 2011-2016 Phần đầu của chương giới thiệu về thực trạng phát triển du lịch Phú Yên, tiếp đến sẽ giới thiệu tiềm năng và lợi thế cho phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh nhà Luận văn phân tích các nhân tố ảnh hưởng phát triển sản phẩm du lịch sinh thái Phú Yên cũng như các chỉ tiêu đánh giá phát triển sản phẩm du lịch sinh thái Phú Yên giai đoạn 2011-2016 Kết hợp phương pháp đều tra chuyên gia và khách du lịch, luận văn chỉ ra những thành tựu đã đạt được và những hạn chế trong quá trình phát triển sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên làm

cơ sở đề xuất các giải pháp trong thời gian tới

2.1 Thực trạng phát triển du lịch của Phú Yên giai đoạn 2011 - 2016

2.1.1 Những kết quả đã đạt được trong phát triển du lịch Phú Yên giai đoạn 2011-2016

Thời gian qua, Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh Phú Yên đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo phát triển của ngành du lịch trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài Triển khai thực hiện Kết luận số 78-KL/TU, ngày 15/12/2011 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; Nghị quyết số 36/2011/NQ-HĐND, ngày 16/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020; UBND tỉnh đã phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025; ban hành Kế hoạch số 47/KH-UBND về phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2015; Quy chế phối hợp quản lý hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Phú Yên; Chỉ thị về tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, xây dựng môi trường du lịch an toàn, văn minh, thân thiện… làm phong phú các sản phẩm du lịch và xây dựng thương hiệu điểm đến về văn hóa, phát triển du lịch Phú Yên, với quyết tâm đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh giai đoạn 2016-2020

Trang 36

Trong những năm qua, tỉnh Phú Yên đã tập trung thực hiện đồng bộ các nhóm giải pháp ổn định kinh tế, góp phần kiềm chế lạm phát, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường Kinh tế tỉnh tiếp tục ổn định và có mặt phát triển, quy mô tăng gấp 2,2 lần so năm 2011; GRDP tăng bình quân hàng năm 11,5% Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch

vụ (năm 2011 tỷ trọng dịch vụ, du lịch chiếm 43,44% trong GRDP, năm 2016 tăng lên 46,20%; trong đó tỷ trọng du lịch chiếm lần lượt là 2,10% và 3,12%) (Biểu đồ 2.1) Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 33 triệu đồng (theo báo cáo tổng kết các năm

2011 đến 2016 của UBND tỉnh và Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên 2011 – 2016)

ĐVT: Tỷ đồng

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu GRDP theo ngành tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2016

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Phú Yên 2011 - 2016

Nhìn chung, cùng với tiến trình phát triển của đất nước mức sống dân cư ở Phú Yên đã được cải thiện đáng kể Nhờ đó, tỉnh đã huy động nhiều nguồn lực để đầu tư cơ

sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gắn với phát triển du lịch Trong đó ưu tiên phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, hàng không, như tuyến đường độc lập ven biển từ thành phố Tuy Hòa đến di tích thắng cảnh quốc gia gành Đá Đĩa; tuyến đường

từ thành phố Tuy Hòa đi Bãi Môn - Vũng Rô; tuyến đường từ quốc lộ 1 đến Khu di tích Nhà thờ Bác Hồ; nâng cấp quốc lộ 25 nối tỉnh Phú Yên với tỉnh Gia Lai và quốc

lộ 29 nối tỉnh Phú Yên với tỉnh Đắk Lắk… Nâng cấp, mở rộng sân bay Tuy Hòa, đưa vào khai thác các tuyến bay TP Hồ Chí Minh - Tuy Hòa, Hà Nội - Tuy Hòa và ngược lại… Công tác đầu tư, tôn tạo các di tích, danh thắng được chú trọng; đến nay, toàn

Trang 37

tỉnh có 19 di tích cấp quốc gia, 37 di tích cấp tỉnh Đã thu hút đầu tư và tạo điều kiện

để nhà đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ du lịch, như: khách sạn, nhà hàng, khu

du lịch, khu vui chơi giải trí và các dịch vụ liên quan Tỉnh Phú Yên hiện có 135 cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, với 2.770 buồng, trong đó có 500 buồng đạt tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao

Sản phẩm du lịch của tỉnh ngày càng phong phú với các loại hình như: tham quan di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, lễ hội truyền thống, du lịch cộng đồng, du lịch làng nghề; đã hình thành hai tuyến và bảy điểm du lịch địa phương; hình thành các điểm biểu diễn nghệ thuật phục vụ khách du lịch Hoạt động lữ hành đã có bước phát triển khá, một số đơn vị kinh doanh lữ hành bước đầu xây dựng được các chương trình du lịch khá phong phú; tổ chức đón nhiều đoàn lữ hành, báo chí trong và ngoài nước đến khảo sát sản phẩm du lịch Phú Yên và kết nối đưa khách về Phú Yên

Cùng với các nỗ lực trên, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch cũng được Phú Yên hết sức chú trọng Tháng 10 năm 2014, tỉnh Phú Yên đã công bố biểu trưng du lịch với tiêu đề: “Du lịch Phú Yên - Hấp dẫn và Thân thiện” và 6 điểm đến lọt vào Top Việt Nam, do Hội Kỷ lục gia và Tổ chức kỷ lục Việt Nam (Vietkings) bầu chọn Đó là: Hải đăng Mũi Điện (Top 5 ngọn hải đăng trên 100 tuổi nổi tiếng nhất); Gành Đá Đĩa (Top 20 điểm đến được yêu mến nhất); Vịnh Xuân Đài và Vịnh Vũng Rô (Top 10 vịnh đẹp); Tháp Nhạn (Top 10 tháp và cụm tháp cổ được nhiều du khách tham quan); Đèo

Cù Mông (Top 5 ngọn đèo nổi tiếng nhất; tổ chức và tham gia các hội nghị xúc tiến, hội chợ, triển lãm du lịch trong và ngoài nước; phát hành các ấn phẩm du lịch, quảng

bá trên website du lịch Phú Yên, mạng xã hội, các phương tiện thông tin, truyền thông Đến nay, đã có 28 dự án du lịch trong và ngoài nước sử dụng vốn ngoài ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh với tổng mức đầu tư đăng ký 45.935 tỷ đồng; trong đó

8 dự án đã đi vào hoạt động từng phần

Lượt khách du lịch đến Phú Yên giai đoạn 2011-2016 tăng bình quân 20%/năm, khách quốc tế tăng khoảng 18%/năm (Biểu đồ 2.2); doanh thu du lịch thuần túy tăng 20,5%/năm Đến năm 2016, tổng lượt khách du lịch đến Phú Yên khoảng 1.175.000 lượt, trong đó khách quốc tế hơn 45.000 lượt; doanh thu du lịch thuần túy đạt hơn 925,5 tỷ đồng (Biểu đồ 2.3)

Trang 38

Khách quốc tế Khách nội địa Tổng lượt khách

Biểu đồ 2.2: Thống kê lượt khách du lịch đến Phú Yên giai đoạn 2011-2016

Nguồn: Sở Văn hóa, thể thao và du lịch Phú Yên, 2016

Trang 39

Hòa (tổng cộng hơn 2.600 phòng) đều kín chỗ Tại các điểm du lịch nổi tiếng, như gành Đá Đĩa, bãi Môn - mũi Điện mỗi ngày đón từ 4.000 đến 6.000 lượt khách đến tham quan Lượng khách đến với Phú Yên tăng cao là kết quả từ quá trình tuyên truyền, quảng bá, liên kết của ngành du lịch Phú Yên với các tỉnh; trong đó có hiệu

ứng tích cực của bộ phim nổi tiếng "Tôi đã thấy hoa vàng trên cỏ xanh" của đạo diễn

Victor Vũ, có nhiều cảnh quay đẹp ở những địa điểm danh thắng nổi tiếng của Phú Yên, đã thu hút sự chú ý của khách thập phương đến để trải nghiệm

Cùng với xu hướng chung của cả nước hiện nay, do lượng khách quốc tế ngày càng tăng, khách nội địa có nhu cầu đi nghỉ nhiều hơn nên các khách sạn, nhà nghỉ được xây dựng thêm để đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách du lịch Trong giai đoạn 2011-2016, hệ thống CSLT tỉnh Phú Yên đã phát triển nhanh (Biểu đồ 2.3) Năm

2011, cả tỉnh chỉ có 108 CSLT đi vào hoạt động với 2.351 buồng thì đến năm 2016 ước số CSLT tăng lên 135 cơ sở với 2.770 buồng, 4.000 giường, trong đó có 600 buồng đạt tiêu chuẩn 1-2 sao và 500 buồng đạt tiêu chuẩn 3-5 sao; có 03 khách sạn 5 sao (khách sạn Cendeluxe, Bai Tram Hideaway Resort, VietStar Resort & Spa), 02 khách sạn 4 sao (khách sạn Kaya, Saigon Phú Yên Hotel), 04 khách sạn 3 sao (Long Beach Hotel Tuy Hòa, Hùng Vương Hotel, Scandia Resort, Yasaka Huong Sen Hotel)… 04 khách sạn 2 sao, 42 khách sạn 1 sao, 01 biệt thự đạt chuẩn và 58 nhà nghỉ đạt tiêu chuẩn kinh doanh du lịch; ngoài ra còn một số cơ sở lưu trú đang làm thủ tục đăng ký thẩm định công nhận loại hạng theo quy định Hầu hết các CSLT đều đã được quan tâm nâng cao chất lượng dịch vụ như tăng cường trang thiết bị, tiện nghi phục vụ; đào tạo lao động; đa dạng hóa sản phẩm hướng tới tạo nếp và tính chuyên nghiệp trong hoạt động kinh doanh, phục vụ để tăng thời gian lưu trú của du khách

Nhìn chung các CSLT ở thành phố Tuy Hòa và trung tâm huyện, thị xã đáp ứng nhu cầu cho khách có thu nhập cao; riêng các địa bàn nông thôn, miền núi các huyện Sông Hinh, Sơn Hòa, Đồng Xuân nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp gắn với các di tích lịch sử, văn hoá, các căn cứ cách mạng trong hai cuộc kháng chiến chống đế quốc xâm lược, nơi trở về nguồn thì cơ sở lưu trú đang được được người dân bước đầu quan tâm đầu tư xây dựng

Trang 40

- Công suất sử dụng buồng:

Theo kết quả báo cáo hàng năm của các đơn vị KDDL thì công suất sử dụng buồng trung bình năm của các CSLT ở Phú Yên đạt 55%

Tuy nhiên, việc báo cáo mới chỉ thực hiện ở một số CSLT, có khách lưu trú quanh năm lớn và đã thẩm định cấp phép còn số liệu thu thập được về hệ thống CSLT tại một số địa bàn có điều kiện hạ tầng khó khăn còn chưa đầy đủ…, nên chưa phản ánh đúng thực tế của toàn bộ hệ thống CSLT trên địa bàn

- Số ngày lưu trú trung bình:

Tại các điểm du lịch nổi tiếng, như gành Đá Đĩa, bãi Môn - mũi Điện mỗi ngày đón từ 4.000 đến 6.000 lượt khách đến tham quan Tuy nhiên, qua số liệu tại Biểu đồ 2.4 cho thấy, số ngày lưu trú bình quân khách du lịch đến Phú Yên trong giai đoạn 2011- 2016 vẫn mới chỉ đạt 1,55 ngày

Bảng 2.1: Thống kê một số chỉ tiêu cơ bản về du lịch Phú Yên giai đoạn 2011-2016

Tổng ngày khách lưu trú 318.127 348.325 366.163 418.275 634.718 804.316 Ngày khách lưu trú

Ngày đăng: 17/10/2018, 22:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2. Phạm Văn Bảy (2015) với đề tài nghiên cứu khoa học“Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển sản phẩm du lịch biển khu vực Vịnh Xuân Đài và vùng phụ cận” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở lý luận và thực tiễn phát triển sản phẩm du lịch biển khu vực Vịnh Xuân Đài và vùng phụ cận
15. Hoàng Thị Thu Thảo (2012), với đề tài “Phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển sản phẩm du lịch tại thành phố Đà Nẵng
Tác giả: Hoàng Thị Thu Thảo
Năm: 2012
16. Nguyễn Thị Lệ Chi (2013) với Đề tài “Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên thực trạng và giải pháp” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển du lịch sinh thái tỉnh Phú Yên thực trạng và giải pháp
17. Nghiên cứu của tác giả Đinh Kiệm về “Phát triển DLST ở các tỉnh vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020”(2013) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát triển DLST ở các tỉnh vùng Duyên hải cực Nam Trung Bộ đến năm 2020
1. Lê Chí Công (2016), Bài giảng Kinh tế du lịch, Chương trình dành cho Cao học Kinh tế phát triển, Trường Đại học Nha Trang Khác
3. Quyết định số 122/2008/QĐ-TTg, ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Yên đến năm 2020 4. Kết luận số 78-KL/TU, ngày 15/12/2011 của Tỉnh ủy về phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Khác
5. Chương trình hành động số 05/CTr-TU, ngày 26/4/2016 của Tỉnh ủy Phú Yên về đầu tư phát triển đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 Khác
6. Nghị quyết số 36/2011/NQ-HĐND, ngày 16/12/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020 Khác
7. Quyết định số 128/QĐ-UBND, ngày 19/01/2012 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 Khác
8. Ủy ban nhân dân tỉnh Phú Yên (2012), Quyết định số 28/2012/QĐ-UBND ban hành Quy định tạm thời về một số chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất các sản phẩm lưu niệm,đặc sản phục vụ du lịch trên địa bàn tỉnhPhú Yên Khác
9. Kế hoạch số 47/KH-UBND, ngày 29/6/2012 của UBND tỉnh về phát triển du lịch tỉnh Phú Yên giai đoạn từ nay đến năm 2015 Khác
10. Kế hoạch số 119/KH-UBND, ngày 12/8/2016 của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về đầu tư phát triển đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh giai đoạn 2016 – 2020 Khác
11. Nguyễn Văn Đính – Trần Thị Minh Hòa (2012), Giáo trình Kinh tế du lịch, NXB Lao động - Xã hội Khác
12. Nguyễn Văn Mạnh, Nguyễn Đình Hòa (2012), Giáo trình Marketing du lịch, NXB Kinh tế quốc dân Khác
14. Sở văn hóa Thể thao và du lịch Phú Yên (2015), Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Phú Yên đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025 Khác
19. Thong Khon, H. E. (2011). The development ot Ecotourism in Cambodia, Journal of Economics and Development, 42, 25-34 Khác
20. Gibson, A., Dodd, R., Joppe, M., Jamieson, B., (2003) Ecotourism in the city? Toronoto’s green tourism association, International Journal of Contemporary Hospitality Management, 15(6), 324-327 Khác
21. Pedersen, A., (1991) Issues, problems, and lessons learned from ecotourism planning projects, in Kusler, J.(editor), Ecotourism and resource conservation, p 61-74, Omnipress, Madison Khác
22. Ross, S., Wall, G., (1999) Ecotourism: towards congruence between theory and practice, Tourism Management, 20, 123-132 Khác
23. Wu, Y.Y., Wang, H.L., Ho, Y.F., (2010) Urban ecotourism: defining and assessing dimensions using fuzzy number construction, Tourism Management, 31, 739-743 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w