1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giải quyết đơn khiếu nại về dạy thêm học thêm trái quy định tại trường tiểu học a, thành phố bảo lộc tỉnh lâm đồng

16 22 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 24,2 KB

Nội dung

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤ THÀNH PHÓ HÔ CHÍ MINH ...eoQcs Y TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA “GIẢI QUYẾT ĐƠN KHIẾU NẠI VỀ DẠY THÊM HỌC THÊM TRÁI QUY ĐỊNH TẠI TRƯỜNG BẢO LỘC,

Trang 1

Bộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤ

THÀNH PHÓ HÔ CHÍ MINH .eoQcs Y

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA

“GIẢI QUYẾT ĐƠN KHIẾU NẠI

VỀ DẠY THÊM HỌC THÊM TRÁI QUY ĐỊNH TẠI TRƯỜNG

BẢO LỘC, TỈNH LÂM ĐồNG”

Người thực hiện: Phạm Thị Thanh Hương

Chức vụ: Trưởng phòng

Đơn vị công tác: Phòng GD&ĐT Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đầ

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 2

Dạy thêm, học thêm là một hiện tượng xã hội đã có từ lâu, được xã hội quan tâm nhiều và cũng đã trở thành đề tài bàn luận của nhiều diễn đàn Xuất phát từ nhu cầu thực tể của rất nhiều phụ huynh học sinh, của người học khiến cho nó trở nên phổ biến hơn bao giờ hết Mặt tích cực của dạy thêm, học thêm ít được nói tới, mà chủ yếu nói về mặt trái, mặt biến tướng của việc dạy thêm, học thêm Từ chuyện dạy thêm, học thêm

mà nảy sinh rất nhiều những bất đồng, mâu thuẫn giữa phụ huynh và học sinh, giữa giáo viên với giáo viên, giữa giáo viên với cán bộ quản lý, giữa học sinh và giáo viên , Những mâu thuẫn ấy dẫn đến những khiếu nại, tố cáo trong tập thể sư phạm của một đơn vị trường học, hay thậm chí xa hơn tới thanh tra nhà nước hay thanh tra ngành Giáo dục; gây chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ, mất uy tín của nhà giáo và công chức nhà nước

Là một cán bộ công chức, công tác trong ngành giáo dục và cũng là phụ huynh học sinh có con đang đi học Vì vậy tôi được nhìn nhận vấn đề dạy thêm, học thêm rất rõ ràng từ hai góc độ Vậy vấn đề dạy thêm, học thêm đang diễn biến như thế nào? Nhà trường, xã hội phụ huynh học sinh cần phải làm gì và làm như thế nào để được xã hội chấp nhận Tôi không phủ nhận những mặt tích cực của việc dạy thêm, học thêm đã đem lại cho con tôi và các học sinh khác Nhưng tôi cũng luôn phản đối, đấu tranh với những hình thức dạy thêm, học thêm mang tính bắt buộc và không có hiệu quả

Trang 3

NỘI DUNG CHÍNH.

I MÔ TẢ TÌNH HUỐNG.

Tháng 10 năm 2017, tôi nhận được tin nhắn từ một số điện thoại lạ với nội dung thông tin cho tôi được biết về tình trạng dạy thêm trái phép của một cô giáo tại một trường tiểu học trên địa bàn thành phố Tin nhắn cho biết rõ địa chỉ nơi cô giáo đang dạy thêm trái phép dưới hình thức trông trẻ vào buổi trưa của các ngày trong tuần Đồng thời người nhắn tin cũng cho hay địa chỉ này gần với nhà của Cô hiệu trưởng của nhà trường nhưng cô này cứ làm ngơ để cho giáo viên nọ dạy thêm trái phép và rằng mong muốn phòng giáo dục kiểm tra để bắt tận tay việc dạy thêm của cô giáo nọ

Tôi liền yêu cầu chuyên viên phụ trách bậc học tiểu học và chuyên viên phụ trách dạy thêm của phòng xuống cơ sở để xác minh thông tin Sau khi làm việc với hiệu trưởng nhà trường về địa chỉ theo trong tin nhắn thì hiệu trưởng nhà trường xác nhận có

Cô giáo tên là Nguyễn Thị X hiện đang ngụ tại địa chỉ này Hiệu trưởng cũng trình cho hai chuyên viên bản cam kết không dạy thêm của cô giáo Nguyễn Thị X Cùng thời điểm này, cô giáo X đang tham gia chăm sóc bán trú đối với học sinh lớp chủ nhiệm trong bếp ăn bán trú của nhà trường Hai chuyên viên cũng nhắc nhở hiệu trưởng nhà trường về công tác quản lý dạy thêm học thêm của trường do mình trực tiếp quản lý Sau đó hai hôm, tôi nhận được đơn khiếu nại về việc dạy thêm của cô giáo Nguyễn Thị X từ một phụ huynh của nhà trường Đơn nêu lên việc cô giáo o ép học sinh là con của bà phải đi học thêm nhưng cháu không đi và thường xuyên bị Cô giá X la mắng, trấn áp về mặt tinh thần khiến cháu rất lo sợ khi đến trường và muốn nghỉ học

Tôi liền yêu cầu triệu tập phó trưởng phòng, chuyên viên bậc học, chuyên viên phụ trách thanh kiểm tra họp.Tôi thông báo lý do triệu tập họp đột xuất vì tôi nhận được đơn của phụ huynh học sinh khiếu kiện về việc dạy thêm sai quy định của cô giáo X

Tôi thông qua Quyết định số 07/ QĐNT ngày 14 tháng 10 năm 2017 của Phòng Giáo dục đào tạo Thành phố về việc thành lập đoàn kiểm tra theo đơn khiếu nại của phụ huynh học sinh Sau khi đọc quyết định xong tôi đề nghị các đồng chí có tên trong quyết

Trang 4

định làm việc trên tinh thần khẩn trương Đảm bảo điều tra công bằng thu thập thông tin chính xác và hoàn toàn chịu trách nhiệm với phẩn việc của mình

Trong quá trình làm việc, tổ điều tra đã thu thập đầy đủ chứng cứ và có xác nhận của hàng xóm, phụ huynh học sinh và học sinh đang theo học Như vậy, việc tổ chức dạy thêm của cô giáo X ở ngoài trường học, như đơn tố cáo của phụ huynh là hoàn toàn

có thật Nó đã và đang diễn ra

Sau khi tổng hợp các ý kiến của phụ huynh và học sinh Tổ điều tra kết luận'.

- Cô X là một người đảng viên, một người giáo viên, nhưng không gương mẫu,

đã tổ chức dạy thêm sai quy định của ngành giáo dục

- Tổ chức dạy thêm ở ngoài nhà trường

- Tổ chức dạy thêm không có hiệu quả, để lại dư luận rất xấu về hình ảnh người thày nói riêng và sự nghiệp giáo dục nói chung Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sư phạm trong Nhà trường

- Để lấy lại uy tín, danh dự của nhà trường, đoàn kiểm tra đề nghị Nhà Trường

xử lý nghiêm khắc cô giáo X

II XẢC ĐỊNH MỤC TIÊU xử LỶ TÌNH HUÔNG

- Giải quyết vụ việc ép học sinh học thêm trái với quy định của Luật Giáo dục, Điều lệ trường Tiểu học của cô giáo X một cách nhanh chóng, công minh, dứt điểm, đúng quy định của pháp luật trong công tác quản lý nhà trường;

- Giải quyết các đơn tố cáo của cha mẹ học sinh một cách thoả đáng, kịp thời, không để gây dư luận xã hội xấu đối với đội ngũ nhà giáo xung quanh vấn đề ép học sinh học thêm trái với quy định pháp luật nhằm tăng cường đoàn két, tạo niềm tin của nhân dân vào nhà trường, vào ngành giáo dục ;

- Xử lý nghiêm minh, đúng Luật Giáo dục đối với trường hợp vi phạm những quy định pháp luật về dạy thêm, học thêm trong các trường phổ thông;

- Bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của học sinh, cha mẹ học sinh; đặc

Trang 5

biệt là bảo vệ những quyền học tập, vui chơi, giải trí theo đúng những qui định của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, những quy định về quyền trẻ em trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em mà nhà nước Việt Nam đã gia nhập

- Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo của chính quyền địa phương nhằm nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý giáo dục, tăng cường pháp chế XHCN trong lĩnh vực giáo dục, thắt chặt kỷ luật, kỷ cương trong xã hội

ĨIL PHÂN TÍCH NGUYÊN NHẨN VÀ HIỆU QUẢ

A Cơ sở pháp lý

Hiến pháp năm ỉ992, Điều 65

Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục

- Luật Giáo dục năm 2005, Quốc hội thông qua năm 2005:

- Luật Giáo dục, Điều 3 Tính chất, nguyên lý GD

Hoạt động GD phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, GD kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, GD nhà trường kết hợp với

GD gia đình và GD xã hội

Luật Giáo dục, Điều 15 Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo Nhà giáo giữ vai

trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng GD

Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người học Luật Giáo dục, Điều 20 cấm lợi dụng các hoạt động GD

cấm lợi dụng các hoạt động GD vì mục đích vụ lợi

Luật Giáo dục, Điều 27 Mục tiêu của GD phổ thông

1 Mục tiêu của GD phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng

tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Luật Giáo dục, Điều 70, Nhà giáo

Trang 6

2 Nhà giáo phải có những tiêu chuẩn sau đây:

a) Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt;

b) Đạt trình độ chuẩn được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ;

Luật Giáo dục, Điều 72 Nhiệm vụ của nhà giáo:

1 GD, giảng dạy theo mục tiêu, nguyên lý GD, thực hiện đầy đủ và có chất lượng chương trình GD;

2 Gương mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và điều

lệ nhà trường;

3 Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng nhân cách của ngời học, đối xử công bằng với người học, bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của người học;

4 Không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nêu gương tốt cho người học;

3 Xuyên tạc nội duns GD;

4 Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền

Luật Giáo dục, Điều 99 Nội dung quản lý nhà nước về GD

12 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về GD; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về GD

Luật Giáo dục, Điều 118 Xử lý vi phạm

h) Làm thất thoát kinh phí GD; lợi dụng hoạt động GD để thu tiền sai quy định; b- Điều lệ Trường tiểu học, Ban hành kèm theo Quyết định số: 51/2007/QĐ- BGDĐT ngày 31/8/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Điều 31 Nhiệm vụ của giáo viên trường tiểu học

Điều 35 Các hành vi giáo viên không được làm

Giáo viên không được có các hành vi sau đây:

- Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, xâm phạm thân thể của học sinh, đồng nghiệp,

Trang 7

người khác.

- Xuyên tạc nội dung giáo dục; dạy sai nội dung, kiến thức, không đúng với quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước Việt Nam

- Cố ý đánh giá sai kết quả học tập, rèn luyện của học sinh

- Ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

c- Chỉ thị số 15 của Bộ GD&ĐT

Bộ GD&ĐT đã có Chỉ thị số 15/2000/CT-BGD-ĐT ngày 17 tháng 5 năm 2000 nhằm chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm một cách ồ ạt Trong đó Chỉ thị nêu rõ:

* Mục đích, yêu cầu của việc tăng cường quản lý việc dạy thêm, học thêm:

- “Phải tập trung chỉ đạo trong thời gian ngắn nhất khắc phục biểu hiện tiêu cực trong

viêc dạy thêm của giáo viên các trường phổ thông công lập theo quy định của Quyết

định 242/TTg Xử lý kịp thời mọi sai phạm, nhất là việc bẳt ép học sinh học thêm để thu

tiền, người cổ tình táỉ phạm phải được xử lỷ nghiêm khắc, kế cả buộc thôi viêc;

* Các biên pháp tăng cường quản ỉỷ việc dạy thêm, học thêm:

- Tổ chức tốt để thu hút tối đa học sinh vào các lớp học 2buổi/ngày theo nguyện vọng của gia đình học sinh, đảm bảo cho học sinh được nghỉ 2 ngày mỗi tuần Không tổ chức dạy thêm trong kỳ nghỉ hè

d- Bộ GD&ĐT Ban hành Quy định dạy thêm học thêm, ban hành kèm theo Quyết định

số 03/2007/QĐ-BGDDT của Bộ GD&ĐT ban hành ngày 31 tháng 01 năm 2007

Ba nguyên tắc thực hiện dạy thêm hoặc thêm được quy định tại Điều 2 của Quy định dạy thêm học thêm như sau:

1 Nội dung và phương pháp dạy thêm học thêm phải góp phần củng cổ, nâng cao kiến thức kỹ năng, giáo dục nhân cách cho học sinh; phải phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông và đặc điểm tâm lý của người học; không gây tình trạng học quá nhiều và vượt quá sức tiếp thu của người học

2 Hoạt động dạy thêm có thu tiền chỉ được thực hiện sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, trừ trường họp khi được Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) quy định miễn giấy phép

Trang 8

3 Không ép buộc học sinh học thêm để thu tiền.

Quy định dạy thêm học thêm, Điều 12 Xử lý vi phạm:

“1 Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định và dạy thêm học thêm, tuỳ theo tính chất và mức độ vị phạm sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định số 49/2005/NĐ- CP ngày 11 tháng 4 năm 2005 của Chính phủ quy định xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục

2 Cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quản lý vi phạm quy định về dạy thêm học thêm thì bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định 35/2005/NĐ- CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về việc xử lý cán bộ, công chức

B Phân tích nguyên nhân

Nghiên cứu toàn bộ quá trình và diễn biến của vụ việc chúng ta nhận thấy vụ việc trên xảy ra từ rất nhiều nguyên nhân:

1 Những nguyên nhân khách quan

- Tác động của cơ chế thị trường đến các nhà trường phổ thông

Trước hết phải nói đến sự phát triển quá nóng của nền kinh tế thị trường, nó tác động mạnh mẽ đến từng gia đình; nó đòi hỏi sự thoả mãn đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần cả về các mối quan hệ xã hội Các bậc phụ huynh không những có điều kiện cho con mình ãn ngon, mặc đẹp mà còn luôn luôn mong muốn cho con mình học giỏi Những gia đình có điều kiện về kinh tế, luôn luôn tìm mọi cách, chạy ngược, chạy xuôi mọi nơi để tìm thầy dạy giỏi dạy cho con mình

- Nội dung chương trình sách giáo khoa các cấp phổ thông cũng là vấn đề nổi cộm Mặc dù Bộ GD&ĐT đã thường xuyên chỉnh lý đổi mới,giảm tải nhưng vẫn còn nhiều bất cập, còn nặng nề, còn nhiều phần chưa phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi, để học và hiểu hết được hết nội dung mà sách giáo khoa đề ra thì học sinh phải nhớ, phải học thuộc quá nhiều vì vậy giờ dạy chính khoá thầy rất khó truyền tải hết chương trình sách giáo khoa; Thực tiễn ấy cũng thúc đẩy việc dạy thêm phát triến

Trang 9

- Chế độ tiền lương của giáo viên trong những năm qua còn thấp, chưa đủ đảm bảo cho cuộc sống của cá nhân và gia đình, cho nên ngoài giờ dạy chính khoá, con đường tốt nhất, nhẹ nhàng nhất để tăng thu nhập là tổ chức dạy thêm

- Và tất nhiên không thể không nói đến căn bệnh thành tích của xã hội hiện nay Một căn bệnh quá nguy hại đến thế hệ trẻ của chúng ta Nó đã tồn tại một thời gian khá dài mà bây giờ mới có một vài người mạnh dạn nói ra

- Do nhu cầu muốn cho con được học thêm của các bậc cha mẹ học sinh

- Một số vị thấy việc cho con được học thêm là cần thiết, là cấp thiết Nhưng khi họ chưa tìm được thày dạy như họ mong muốn thì đưong nhiên cô giáo dạy chính khoá ở trường có nhiều cơ hội để dạy thêm Chính vì vậy mà những giáo viên này phải lo lắng tìm biện pháp để giữ học sinh cho mình

2 Những nguyên nhân chủ quan

- Phần lớn các giáo viên đều được phân công làm giáo viên chủ nhiệm, quản lý từ

35 - 40 em học sinh Những em học sinh này chịu sự ràng buộc nhất định của các thầy

cô chủ nhiệm Do đó chính các em đó sẽ là đối tượng trực tiếp để các thầy chủ nhiệm dạy thêm

- Số giáo viên còn lại cũng đang dạy chính khoá ở trường, số giáo viên đó cũng liên quan đến vấn đề chất lượng học tập của các em,vì vậy, mục tiêu được thầy cô chọn để dạy thêm là các em học sinh mà thầy đang dạy chính khoá ở trường

c Phân tích hậu quả

- Ngoài thời gian học ở trường là 2 buổi/ngày, các em còn phải chuẩn bị bài học tiếp theo ở nhà, lượng thời gian đó đã khá lớn Nếu phải học thêm nữa các em sẽ chịu một áp lực rất cao về thời gian học (trung bình là 10-12 giờ làm việc trong một ngày)

Do đó khi đến lớp các em đã quá mệt mỏi cho nên các em sẽ thụ động, mất dần tính sáng tạo, không phát huy được hết khả năng tự chiếm lĩnh kiến thức của mình

- Vì đã được học thêm trước (về kiến thức) nên khi lên lớp các em tỏ ra lơ làtương tác chưa tốt và hợp tác chưa hiệu quả, vì các em buộc phải nghe lại những kiến thức đó

Trang 10

ở lớp dạy thêm Lý do đó cũng làm cho giáo viên dửng lớp giảm hửng thú khi giảng bài.

Việc học thêm không tự nguyên sẽ làm cho học sinh bị ức chế, dẫn đến việc tiếp thu bài giảng trong giờ học chính khoá rất hạn chế Khi học sinh đấ không còn tôn trọng

cô nữa thì rất dễ sinh tâm lý chán nản không muốn học môn cô dạy nữa, như vậy thì hậu quả tâm lý đối với các em sẽ rất nặng nề

- Lớp học thêm của cô giáo X không đủ điều kiện về bàn ghế ( bàn ghế cao thấp không đồng bộ, phòng học thiếu ánh sáng, ẩm thấp, lại chật trội (18 học sinh /10 m2

phòng học) sẽ ảnh hưởng đếnsức khỏe của học sinh

Hơn nữa nhiều học sinh vừa phải học chính khoá, vừa phải học thêm không chính khoá, sẽ rất tốn kém về tiền học, rất nặng nề về tâm lý và mất rất nhiều thời gian ảnh hưởng đến sức khoẻ của học sinh

IV XÂY DỰNG, PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG ẢN VÀ LựA CHỌN Phương án

1.

Yêu cầu hiệu trưởng nhà trường thực hiện những việc sau:

- Kiểm tra, nộp kết luận, biên bản,

- Xem xét két quả điều tra, cụ thể là việc ép buộc học sinh học thêm của cô giáo X

- Tố chức họp liên tịch mời đại diện hội cha mẹ học sinh đe xem xét sự việc và đối chiếu với kết quả điều tra

-Yêu cầu cô giáo X làm bản kiểm điểm Nghiêm khắc kiểm điểm cô giáo trước toàn thể hội đồng

- Căn cứ vào biên bản của các cuộc họp trên, hiệu trưởng xin ý kiến hội đồng sư phạm nhà trường và ban liên tịch nhà trường (bằng hình thức bỏ phiếu) để ra quyết định kỷ luật cô giáo X (với mức khiển trách, cảnh cáo hay hạ bậc lương) Yêu cầu cô giáo phải chấm dứt việc dạy thêm tại địa điểm trên Không được tổ chức dạy thêm dưới bất kỳ hình thức nào

Phương án 2

Yêu cầu hiệu trưởng nhà trường thực hiện những việc sau:

- Tổ chức họp hội đồng rút kinh nghiệm đối với toàn thể cán bộ giáo viên trong Nhà

Ngày đăng: 16/05/2021, 23:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w