MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1. Văn hóa là nền tảng, mục tiêu, động lực đảm bảo sự ổn định, đoàn kết xã hội và thúc đẩy phát triển đất nước, là sợi dây kết nối tinh thần quan trọng. Trong văn kiện Đại hội XVII năm 2007, Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh “Trong thời đại hiện nay, vai trò của văn hóa trong cạnh tranh sức mạnh tổng hợp của đất nước ngày càng gia tăng. Ai chiếm cứ được đỉnh cao của phát triển văn hóa người đó có thể nắm quyền chủ động trong cuộc cạnh tranh quốc tế khốc liệt này”, muốn nâng cao sức mạnh và tầm ảnh hưởng văn hóa “phải vực dậy sức sống, sức sáng tạo văn hóa toàn dân tộc, nâng cao sức mạnh mềm văn hóa quốc gia”55. Trung Quốc ngày càng chú trọng đến việc gia tăng sức mạnh mềm văn hóa, tạo dựng hình ảnh quốc gia thân thiện, nỗ lực biến sức mạnh mềm văn hóa thành một dạng quyền lực giúp họ tiến nhanh hơn trên con đường xây dựng Trung Quốc thành “cường quốc văn hóa xã hội chủ nghĩa” và hiện thực hóa “giấc mộng Trung Hoa”. 2. Trong thập niên đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc đã lựa chọn ngoại giao văn hóa, truyền thông và tài trợ, hợp tác thương mại văn hóa làm ba phương thức tác động chính để gia tăng sức hấp dẫn văn hóa Trung Quốc, lôi cuốn, ràng buộc với những quốc gia khác. Tuy nhiên, bước sang thập niên thứ hai, sự trỗi dậy về sức mạnh cứng và đặc biệt cách ứng xử của Trung Quốc trong những vấn đề liên quan đến xung đột Biển Đông đã tác động tiêu cực và làm suy giảm vị thế, khả năng cạnh tranh, ảnh hưởng sức mạnh mềm văn hóa của quốc gia này trong quan hệ quốc tế. Vì vậy, để xoa dịu phản ứng dư luận, cải thiện hình ảnh, gia tăng khả năng lan tỏa của sức mạnh mềm văn hóa, Trung Quốc đã và đang đầu tư vào việc nâng cao sức mạnh mềm văn hóa trong sự kết hợp với các khoản hợp tác, tài trợ kinh tế bằng việc dồn dập tung ra các sáng kiến: “Vành đai, Con đường”, “Quan hệ nước lớn kiểu mới”,… 3. Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng có quan hệ từ lâu đời. Hơn nữa, Việt Nam lại là quốc gia chịu khá nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc. Trong những năm gần đây, Trung Quốc tiếp tục phát huy một cách có hiệu quả việc kết hợp những lợi thế trong quan hệ hai nước với các phương thức gia tăng sức mạnh cứng, sức mạnh mềm văn hóa để tăng cường ảnh hưởng, vị thế và vai trò nước lớn tại Việt Nam. Đặc biệt, dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chính sách đối ngoại Trung Quốc chuyển từ “giấu mình chờ thời” sang “hành động thể hiện” với những định hướng chiến lược nhằm bắt kịp thời đại và các biện pháp mạnh mẽ để giải quyết thách thức cũng như thúc đẩy sự thay đổi mang lại những thuận lợi cho sự phát triển không ngừng của quốc gia này. Nghiên cứu sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc, cũng như sự thay đổi trong triển khai sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc thời gian gần đây sẽ giúp đưa ra những gợi mở về đối sách của Việt Nam đối với sự tác động của sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc trong thời gian tới. Những trình bày nói trên cho thấy, đề tài “Sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc từ năm 2012 đến năm 2018” không chỉ có tính cấp thiết về mặt lý luận và khoa học mà còn có giá trị thực tiễn đối với Việt Nam. Kết quả của đề tài sẽ cung cấp một cách đầy đủ về mục tiêu, phương thức triển khai sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc từ năm 2012 đến năm 2018. Đồng thời, góp phần định hướng chính sách đối với Việt Nam nhằm chủ động tiếp nhận, hấp thu, tiếp biến có chọn lọc những tác động tích cực; đồng thời chống đỡ, hóa giải những tác động tiêu cực từ chiều hướng gia tăng sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc trong những năm gần đây. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Bước sang thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của quá trình toàn cầu hóa, các mối quan hệ quốc tế cũng không ngừng diễn ra phức tạp xuất phát từ sự bất đồng về quan điểm và mâu thuẫn về lợi ích giữa các quốc gia. Trước tình hình đó, việc tìm ra một phương thức mới trong quan hệ quốc tế trong đó chú trọng đến vai trò của các giá trị văn hóa đã và đang thu hút sự quan tâm của các học giả. Trên thực tế, những vấn đề cơ bản về sức mạnh mềm đã được hình thành từ những năm 90 của thế kỷ XX, trở thành cở sở lý luận cho những nghiên cứu tiếp theo về chiến lược gia tăng sức mạnh mềm của các nước trên thế giới, trong đó có Trung Quốc. Với Trung Quốc, cùng với việc gia tăng sức mạnh cứng về kinh tế, quân sự, Trung Quốc cũng dành mối quan tâm nhiều hơn cho sức mạnh mềm văn hóa. Dựa trên những lợi thế sẵn có của một nền văn minh lâu đời và chính sách ngoại giao linh hoạt, Trung Quốc gia tăng sức mạnh mềm tạo thành “lá chắn mềm” cho sức mạnh cứng 11, tr.9 và cũng để tăng cường niềm tin về mặt chính trị với người dân các quốc gia khác. Việc Trung Quốc gia tăng tác động của sức mạnh mềm văn hóa thông qua các phương thức ngoại giao văn hóa, truyền thông, tài trợ kinh tế đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của các học giả trong và ngoài Trung Quốc. Trên cơ sở tham khảo 70 tài liệu, bao gồm tài liệu tiếng Việt, tiếng Trung, tiếng Anh từ các sách chuyên khảo, sách tham khảo, giáo trình, các bài nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí khoa học, các luận án, luận văn cùng hệ thống tài liệu trên mạng, tôi xin được tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề như sau: 2.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 2.1.1. Tình hình nghiên cứu tại Mỹ và các nước phương Tây Nhóm các công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận sức mạnh mềm Những nghiên cứu về sức mạnh mềm đã xuất hiện tương đối sớm ở các nước phương Tây. Sau đó, Joseph S. Nye Giáo sư danh tiếng Đại học Havard đã định nghĩa và phát triển thành học thuyết sức mạnh mềm. Trong các nghiên cứu của mình, S. Nye rất nhiều lần đề cập đến yếu tố cấu thành của sức mạnh mềm. Tác phẩm Sức mạnh mềm (Soft Power, 1990) chỉ ra rằng, sức mạnh mềm có quan hệ với sức mạnh vô hình khác như văn hóa, hình thái ý thức, chế độ. Năm 2004, trong cuốn sách Sức mạnh mềm: Con đường thành công của những nhà chính trị thế giới (Soft Power: The Means to Success in World Politics, 2004) nhấn mạnh rằng, chế độ, giá trị quan, văn hóa và chính sách là những yếu tố chủ yếu tạo nên sức mạnh mềm. Năm 2011, S. Nye tiếp tục chỉ ra, văn hóa (có sức hấp dẫn đối với quốc gia khác), tư tưởng chính trị và chính sách đối nội, chính sách ngoại giao có uy tín và đạo đức là ba yếu tố cấu thành nên sức mạnh mềm. Ông cũng cho rằng, “có thể thông qua việc đánh giá các nguồn lực văn hóa, truyền thông, chính sách ngoại giao và các cuộc thăm dò ý kiến người dân để có thể đưa ra những nhận xét sự hấp dẫn quốc gia đó lớn hay nhỏ”66. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của S. Nye đều nói đến vai trò quan trọng của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của một quốc gia. “Cơ hội thành công của một quốc gia sẽ được tăng cường nếu như những giá trị phổ quát, những chính sách văn hóa của họ được phổ biến tới quốc gia khác, từ đó tạo nên sự hấp dẫn và mối liên hệ có liên quan đến trách nhiệm”32, tr.11. Bên cạnh đó, không ít những nhà nghiên cứu phương Tây cũng đưa ra những phân tích, luận giải về sức mạnh văn hóa trong tiến trình phát triển của xã hội. Trong tác phẩm Nước cờ lớn Vị thế dẫn đầu và chiến lược địa chính trị của nước Mỹ (The Grand Chessboard: American Primacy and Its Geostrategic Imperatives, 1997) của Zbigniew Kazimierz Brzezinski học giả người Mỹ gốc Ba Lan nổi tiếng về quan hệ quốc tế đã chỉ ra một cách cụ thể: Sức mạnh quân sự, sự phát triển về kinh tế, những thành tựu về khoa học kỹ thuật và sự phong phú của văn hóa có sức hấp dẫn là một trong bốn yếu tố có vai trò quyết định sức mạnh toàn cầu. Hoa Kỳ là quốc gia dẫn đầu thế giới về bốn phương diện này, mới có thể trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới. Ngoài ra, trong tác phẩm Phá hủy tính sáng tạo: Toàn cầu hóa đang thay đổi các nền văn hóa thế giới như thế nào (Creative Destruction: How Globlization Is Changing the World’s Cutures, 2004) của tác giả người Mỹ Tyler Cowen, Toàn cầu hóa và văn hóa (Globlization and Cuture, 1999) của tác giả người Anh John Tomlison, Sức mạnh mềm: Sự thống trị toàn cầu của điện ảnh Mỹ, nhạc Pop, phim truyền hình và đồ ăn nhanh (Weapons of Mass Distraction: Soft Power and American Empire, 2005) của Matthew Fraser đều tiến hành phân tích, nghiên cứu dưới nhiều góc độ về vấn đề phát triển văn hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa. Jonathan Mc Clory, Olivia Harvey đã tiến hành đánh giá sức mạnh mềm của 60 quốc gia trên cơ sở kết hợp những yếu tố khách quan và chủ quan. Trong đó, những yếu tố khách quan bao gồm bộ máy nhà nước, trình độ số hóa, sức hấp dẫn của văn hóa, phương thức kinh tế, mức độ toàn cầu hóa và sức hấp dẫn của giáo dục; những yếu tố chủ quan bao gồm ẩm thực, văn hóa, sản phẩm khoa học kỹ thuật, những sản phẩm cao cấp, chính sách ngoại giao, mức độ cư trú, dựa theo phương pháp nghiên cứu đánh giá này, xếp hạng 10 quốc gia hàng đầu trong bảng xếp hạng sức mạnh mềm năm 2015 và năm 2016, trong đó 10 cường quốc về sức mạnh mềm năm 2015 là Anh, Đức, Mỹ, Pháp, Canada, Australia, Thụy Điển, Nhật Bản, Hà Lan; Bảng xếp hạng năm 2016 là Mỹ, Anh, Đức, Canada, Pháp, Australia, Nhật bản, Thụy Điển, Hà Lan 30, tr.309. Trong bảng xếp hạng năm 2015, sức mạnh mềm Trung Quốc xếp thứ 30, và vươn lên vị trí 28 trong năm 2016. Có thể thấy, các nghiên cứu trên đã đi đến xác định các nguồn lực chính tạo nên sức mạnh mềm đó là sức hấp dẫn về văn hóa, tư tưởng chính trị và chính sách ngoại giao. Nhóm những công trình nghiên cứu về sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc Nhóm nghiên cứu này đi sâu nghiên cứu về bản chất sức mạnh mềm Trung Quốc và điểm chung của những tác phẩm đều cho rằng cốt lõi của sức mạnh mềm Trung Quốc là văn hóa. Trong công trình Sự trỗi dậy của sức mạnh mềm Trung Quốc (The Rise of China’s Soft Power, 2005), S. Nye đã dành sự quan tâm của mình với bản chất sức mạnh mềm Trung Quốc, ông cho rằng “Trung Quốc đang điều chỉnh chính sách đối ngoại”. Chính sách ngoại giao mới này cùng với những tuyên truyền về sáng kiến ngoại giao như “cường quốc có trách nhiệm”, “sự trỗi dậy và phát triển hòa bình”, “thế giới hòa hợp”, đã giảm đi các mối lo ngại của các quốc gia đối với Trung Quốc và góp phần đảm bảo cho sự trỗi dậy thành cường quốc trên thế giới của Trung Quốc. Nối tiếp công trình nghiên cứu S. Nye về bản chất sức mạnh mềm của Trung Quốc là hàng loạt những tác phẩm như: Sự quyến rũ của Trung Quốc: Những ảnh hưởng sức mạnh mềm Trung Quốc với thế giới như thế nào? (China’s Charm: Implications of Chinese Soft Power, Carnegie Endowment for International Peace, 2006) của tác giả Joshua Kurlantzick đã hệ thống một cách đầy đủ những ảnh hưởng của sự phát triển sức mạnh mềm Trung Quốc đối với châu Á và thế giới. Joshua Kurlantzick cũng chỉ ra sức mạnh mềm của Trung Quốc là sự phát triển từng bước trên cơ sở sự thất bại của sức mạnh cứng, một thập kỷ trở lại đây, cùng với việc tăng cường hoạt động gia tăng sức mạnh mềm như viện trợ, thương mại, đầu tư đã phá tan đi sự hoài nghi của những quốc gia phát triển về sức mạnh vượt trội của nền kinh tế Trung Quốc và những quốc gia này bắt đầu thiết lập quan hệ hữu hảo với Trung Quốc. Trung Quốc đã thông qua những chính sách ngoại giao sức mạnh mềm để cải thiện hình ảnh Trung Quốc trong con mắt của bạn bè quốc tế. Sự giúp đỡ của Rồng: phân tích sức mạnh mềm của Trung Quốc (The Dragons Underbelly: An Analysis of Chinas Soft Power, 2014) của học giả người Mỹ Huang Yan Zhong, Ding Sheng; Tài nguyên và những hạn chế của sức mạnh mềm của Trung Quốc (Sources and Limits of Chinese’ Soft Power, 2006) của học giả người Mỹ Bates Gill; Sức mạnh mềm: Trung Quốc trên vũ đài toàn cầu (Soft Power: China on the Global Stage, 2009) của Alan Hunter; Sự thúc đẩy học tiếng Trung và sức mạnh mềm của Trung Quốc (The Promotion of Chinese Language Learning and China’s Soft Power, 2008) của Jeffrey Gil… Các tác giả đều có chung quan điểm rằng, lịch sử lâu đời và nền văn hóa truyền thống Trung Hoa có khả năng thu hút các quốc gia trên thế giới thông qua những giá trị văn hóa như ngôn ngữ, phim ảnh, những lễ hội mang đậm bản sắc Trung Quốc… đang được chào đón nồng nhiệt trên thế giới. Nhóm những công trình nghiên cứu về sự gia tăng sức mạnh mềm Trung Quốc trên thế giới và các nghiên cứu đối với một số trường hợp cụ thể tại châu Phi, châu Á Năm 2008, tổ chức Thư viện dịch vụ nghiên cứu thuộc Quốc hội Mỹ đã công bố công trình nghiên cứu mang tên Chính sách ngoại giao của Trung Quốc và “sức mạnh mềm” tại Nam Mỹ, châu Á và châu Phi (China’s Foreign Policy and “Soft Power” in South America, Asia and Africa, 2008). Trong đó, các tác giả đã phân tích tương đối chi tiết về tình hình gia tăng sức mạnh mềm văn hóa của Trung Quốc tại các khu vực này và tập trung ở một số quốc gia. Ngoài ra, còn một số nghiên cứu khác cho thấy được sự gia tăng sức mạnh mềm của Trung Quốc ở khu vực Đông Nam Á, châu Á có thể kể đến như Báo cáo về “sức mạnh mềm” của Trung Quốc tại Đông Nam Á (China’s “Soft Power” in Southest Asia, 2008) của nhóm tác giả Thomas Lum, Wayne M. Morrison và Bruce Vaughn. Đây là bản báo cáo chi tiết các con số viện trợ của Trung Quốc đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Điều đáng nói là các khoản viện trợ của Trung Quốc được đặc biệt hoan nghênh do Trung Quốc không đặt các điều kiện đi kèm như phải cải cách dân chủ, mở cửa thị trường hay bảo vệ môi trường. Thay vào đó là các chính sách “không can thiệp vào công việc nội bộ” khiến các nước hài lòng vì cảm thấy chủ quyền của họ được tôn trọng. Tiếp đến là tác phẩm như: Sự tái xuất hiện của “sức mạnh mềm” Trung Quốc tại Đông Nam Á (China’s “Soft Power” Re emergence in Southest Asia, 2006) của tác giả Johannes Dragsbaek Schmidt; Sức mạnh mềm tại châu Á: Kết quả điều tra dư luận đa quốc gia năm 2008 (Soft Power in Asia: Results of a 2008 Multinational Survery of Public Opinion, 2008) của nhóm tác giả Christopher B. Whitney, David Shambaugh) thực hiện. Nhóm tác giả đã đưa ra những con số tương đối về sự ảnh hưởng của sức mạnh mềm Trung Quốc và Hoa Kỳ tại châu Á thông qua các mặt ảnh hưởng về kinh tế, chính trị, văn hóa,…từ đó cho thấy Trung Quốc được các nước láng giềng công nhận như một cường quốc có vị thế ngày càng quan trọng ở châu Á. Tuy nhiên, bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, khi mà Trung Quốc gia tăng căng thẳng trên biển Đông với các quốc gia láng giềng các nghiên cứu về sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc gắn liền với việc xem xét thái độ của cộng đồng quốc tế về hình ảnh Trung Quốc. Trong đó nổi bật với những công trình như: Trung Quốc nhận sự công kích khi mà phần lớn các quốc gia xem nó như một ảnh hưởng tiêu cực (China’s Image Takes a Battering as Majority of Nations Brand It a negative Influence, 2013), của tác giả Laura Zhou; Sự gia tăng những ảnh hưởng của Trung Quốc ở châu Á đang phát triển (Rising China’s Influence In Developing Asia, 2016) Evelyn Goh đã cho thấy hình ảnh quốc tế Trung Quốc đang giảm xuống mức thấp nhất. Đây là những nghiên cứu mang tính thực tiễn cao, đã đánh giá tác động của sức mạnh mềm văn hóa thông qua nghiên cứu các trường hợp cụ thể ở một số châu lục như châu Á, châu Phi, nhưng chưa đi sâu nghiên cứu sự gia tăng tác động của sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc ở một số nước láng giềng với Trung Quốc, chính vì vậy, chúng tôi xem đây là một “khoảng trống” trong khoa học mà luận văn có thể bước đầu tìm hiểu, đánh giá thông qua những gợi mở với việc gia tăng sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc tại Việt Nam trong chương cuối của luận văn. 2.1.2. Tình hình nghiên cứu tại châu Á Nhóm những công trình nghiên cứu về cơ sở lý luận sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc Nếu như các học giả phương Tây nhấn mạnh yếu tố văn hóa trong cấu trúc sức mạnh mềm, thì các học giả Trung Quốc lại là những người xác lập tên gọi sức mạnh mềm văn hóa mang đậm dấu ấn Trung Quốc. Năm 1993, trong bài phát biểu của Vương Hộ Ninh Chủ nhiệm khoa Chính trị quốc tế của Đại học Fudan đăng trên Tạp chí Fudan Ấn phẩm khoa học xã hội: “Văn hóa đóng vai trò là sức mạnh quốc gia: sức mạnh mềm” 39, tr.23. Trong bài phát biểu này, tác giả xem văn hóa như một dạng quyền lực mềm. Trong văn kiện Đại hội XVII, Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào cũng chỉ ra rằng “Trong thời đại hiện nay, vai trò của văn hóa trong cạnh tranh sức mạnh tổng hợp của đất nước ngày càng gia tăng. Ai chiếm cứ được đỉnh cao của phát triển văn hóa người đó có thể nắm quyền chủ động trong cuộc cạnh tranh quốc tế khốc liệt này”55, đồng thời nhấn mạnh, muốn nâng cao sức mạnh và tầm ảnh hưởng của văn hóa “phải vực dậy sức sống, sức sáng tạo văn hóa toàn dân tộc, nâng cao sức mạnh mềm văn hóa quốc gia”. Việc đưa ra khái niệm “sức mạnh mềm văn hóa quốc gia” cũng là thúc đẩy việc nghiên cứu sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc. Nối tiếp đó là những công trình nghiên cứu về sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc tiêu biểu như: Sức mạnh mềm văn hóa (文化软实力, 2008) của Đồng Thế Tuấn; Báo cáo nghiên cứu về sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc (中国文化软实力研究报, 2010) do Trương Quốc Tộ chủ biên; Chủ quyền văn hóa và sức mạnh mềm văn hóa quốc gia (文化主权与国家文化软实力, 2009), tác giả Nghệ Hằng; Chú trọng đề cao sức mạnh mềm văn hóa đất nước (大力提高我国文化软实力, 2009), tác giả Vương Xuân Phong; Toàn cầu hóa và hội nhập văn hóa (全球化和文化整合2003) do Lý Hiểu Đông chủ biên; Toàn cầu hóa và văn hóa: Phương Tây và Trung Quốc (全球化与文化:西方与中国, 2002) của Vương Ninh; Nghiên cứu chiến lược sức mạnh mềm văn hóa (文化软实力战略研究, 2009), tác giả Đường Đại Hưng; Nghiên cứu công nghiệp văn hóa Sức mạnh mềm văn hóa và cạnh tranh công nghiệp văn hóa (文化产业研究文化软实力与产业竞争力, 2009), tác giả Cố Giang; Bàn về sức mạnh mềm văn hóa (试论文化软实力), Ngụy Lỗi; Sức mạnh mềm văn hóa và con đường phát triển (文化软实力及提升途径) của Ngụy Bá Phong và Bàn về sức mạnh mềm văn hóa chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc (论中国特色社会注意文化软实力, 2009) của tác giả Lưu Hồng Thuận v.v. Nhìn chung các công trình này đã xây dựng khung lý luận về sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc, chỉ ra những giá trị văn hóa truyền thống, những sản phẩm văn hóa xuất khẩu là sức hấp dẫn và thế mạnh nổi bật trong sức mạnh mềm văn hóa của nước này. Nhóm những công trình nghiên cứu về vai trò, mục đích của việc nâng cao sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc Các nhà nghiên cứu phân tích dưới nhiều góc độ khác nhau về tầm quan trọng của việc nâng cao sức mạnh mềm văn hóa. Hai nhóm ý kiến với hai luồng quan điểm khác nhau. Nhóm thứ nhất cho rằng, phát triển sức mạnh mềm văn hóa là thúc đẩy sự phát triển quốc gia. Trong tác phẩm Nội hàm và ngoại diên của sức mạnh mềm (软实力的内涵与外延) tác giả Chương Nhất Bình cho rằng, “sự phát triển của sức mạnh mềm trở thành tài nguyên quan trọng ảnh hưởng tới sự phát sinh, biến đổi các yếu tố bên ngoài thế giới, nhưng sức mạnh mềm cũng tác động rất lớn đến sự biến đổi các yếu tố bên trong của lợi ích quốc gia. Vì vậy, sức mạnh mềm văn hóa là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển quốc gia” 75, tr.54. Trong tác phẩm Bàn về việc tối ưu hóa tổng thể sức mạnh mềm (论我国软实力的整体优化), tác giả Lạc Vũ Diên cho thấy, “hơn 30 năm trở lại đây, sức mạnh tổng hợp Trung Quốc có xu hướng tăng lên, nhưng chỉ số về sức mạnh cứng như tài nguyên, kinh tế lại có xu hướng giảm. Vì vậy, phải hết sức coi trọng, tìm kiếm và xây dựng sức mạnh mềm văn hóa như sức mạnh quốc gia” 58, tr.158. Đồng Thế Tuấn cho rằng “văn hóa có vai trò quan trọng như quyền lực mềm, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự sáng tạo, sự đoàn kết dân tộc, văn hóa còn cấu thành nên những nội dung cốt lõi trong giá trị chính trị và chính sách ngoại giao của sức mạnh mềm”. Học giả Diệp Tiểu Thanh cho rằng, “nâng cao sức mạnh mềm văn hóa là yêu cầu tất yếu của con đường phát triển hòa bình mà Trung Quốc đang theo đuổi, nâng cao sức mạnh mềm văn hóa còn tạo hình ảnh một Trung Quốc thân thiện hơn trong con mắt của bạn bè quốc tế, từ sự phát triển hòa bình của Trung Quốc”. Nhóm thứ hai cho rằng, phát triển sức mạnh mềm văn hóa giúp Trung Quốc giành chiến thắng trong cuộc cạnh tranh văn hóa mang tầm quốc tế. Từ trước tới nay, cạnh tranh văn hóa là quan điểm chủ yếu của các học giả phương Tây, trong hai tác phẩm nổi tiếng của S. Nye đều đề cập đến tư tưởng cạnh tranh văn hóa. Ông cho rằng “mục đích cuối cùng của sức mạnh mềm chính là mục tiêu thu hút và thuyết phục các quốc gia khác phục tùng theo bạn, có như vậy mới đạt được mọi thứ bạn muốn” 32. Sau này, các học giả Mỹ khi nghiên cứu về sức mạnh mềm cũng đồng tình với quan điểm này, ví dụ Natan và Ron khi nghiên cứu chủ nghĩa chuyên chế và chủ nghĩa khủng bố cho rằng “sức mạnh mềm là vũ khí chiến đấu của hình thái ý thức” 34, tr.103. Brent M. Eastwood cũng xem sức mạnh mềm là phương thức tinh tế làm “tan chảy” Trung Đông 22, tr.443. Những người có quan điểm cạnh tranh văn hóa lại phê phán sự xâm lược văn hóa Mỹ, họ cho rằng nước Mỹ đang phát động cuộc chiến tranh trên lĩnh vực văn hóa, vì vậy Trung Quốc phải làm tốt công tác phòng ngừa. Hơn nữa, Trung Quốc tìm kiếm con đường “phản khách làm chủ” trong cuộc chiến văn hóa, giúp Trung Quốc giành thằng lợi trong cuộc cạnh tranh văn hóa thế giới, đạt được khả năng “không đánh mà khuất phục lòng người”. Rất nhiều học giả cho rằng, cuộc chiến này vô cùng khốc liệt, trong tác phẩm Nâng cao sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc phải có cái nhìn mang tính toàn cầu (提高我国文化软实力需要金球性视野), tác giả Phương Thế Nam chỉ ra “dưới áp lực và sức ảnh hưởng của sức mạnh mềm văn hóa Mỹ, tất cả quốc gia phải tăng cường xây dựng văn hóa của chính mình, làm cho cuộc cạnh tranh văn hóa ngày càng trở nên khốc liệt hơn” 53, tr.10. Nhóm nghiên cứu về phương thức nâng cao sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc Làm thế nào nâng cao sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc cũng tồn tại hai quan điểm, một là từ góc độ bên trong nước, hai là yếu tố bên ngoài. Những nghiên cứu từ góc độ bên trong nước chủ yếu quan tâm tới sự phát triển văn hóa trong nước với mong muốn nâng cao bản thân để thúc đẩy sự phát triển tổng thể sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc. Trong luận văn Nghiên cứu chiến lược sức mạnh mềm văn hóa (文化软实力战略研究) của tác giả Đường Đại Hưng chỉ ra 06 lĩnh vực: khoa học, kinh tế, chính trị, công dân, đạo đức, giáo dục là những chiến lược cơ bản của sức mạnh mềm văn hóa. Trong tác phẩm Sức mạnh mềm văn hóa và xây dựng nó từ quan điểm xã hội hài hòa (和谐社会视角下文化软实力及其构建) của nhóm tác giả Lưu Khiết, Dương Liên Sinh, Dương Kiến Hoa cũng chỉ ra rằng, phải quảng bá những giá trị quan của văn hóa Trung Hoa, đồng thời phải làm rõ mối quan hệ giữa tính thừa kế, tính ưu việt, tính dân tộc và tính thế giới của văn hóa. Trong tác phẩm Con đường nâng cao sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc (中国文化软实力提升之路) của Thẩm Tráng Hải chỉ ra, muốn nâng cao sức mạnh mềm văn hóa, Trung Quốc phải đưa ra chính sách có hiệu quả, nỗ lực thúc đẩy sự sáng tạo văn hóa. Dương Sinh Bình cho rằng, xây dựng sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc có ba cấp độ đó đó là ngôn ngữ, giá trị quan và hành động. Học giả Phương Thế Nam cho rằng, “Trung Quốc muốn dựa trên văn hóa dân tộc phải ra sức xây dựng hệ thống giá trị quan cốt lõi chủ nghĩa xã hội, phải tập trung vào biên giới sự phát triển văn hóa của thế giới, trong quá trình giao lưu văn hóa luôn có ý thức học hỏi kinh nghiệm từ những quốc gia khác và luôn sáng tạo văn hóa khi có cơ hội, giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa nâng cao sức mạnh mềm văn hóa với tăng cường khả năng học tập văn hóa, có như vậy mới nâng cao một cách toàn diện sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc 53, tr.10. Những học giả có quan điểm muốn nâng cao sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc phải chú ý đến những yếu tố bên ngoài, họ hi vọng thông qua những kênh mở rộng văn hóa, truyền bá ngôn ngữ để nâng cao sức ảnh hưởng và sự nổi tiếng của văn hóa Trung Quốc. Ở góc độ nghiên cứu này, tập trung vào những công trình nghiên cứu về Học viện Khổng Tử, về vai trò của ngành công nghiệp văn hóa trong chiến lược gia tăng sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc. Có thể kể đến một số nghiên cứu như: Luận văn Thạc sĩ Con đường hữu hiệu để xây dựng hình tượng quốc gia Trung Quốc Trường hợp Học viện Khổng Tử; tác giả Y Phàm; Luận án Tiến sỹ Quảng bá tiếng Trung Những phân tích và kiến nghị dưới góc độ kinh tế học về Học viện Khổng Tử, tác giả Ninh Kế Minh; Nghiên cứu so sánh Học viện Khổng Tử với bốn tổ chức xúc tiến văn hóa ngôn ngữ lớn, tác giả Ngô Kiến Nghĩa… Ngoài ra, tác phẩm Công nghiệp văn hóa Trung Quốc 2009: Bản lĩnh cứng của sức mạnh mềm tác giả Chu Vĩ nhấn mạnh, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế diễn ra trên toàn thế giới, nhưng những sản phẩm văn hóa Trung Quốc như xuất bản, điện ảnh, phim truyền hình vẫn tăng trưởng mạnh, điều đó chứng tỏ vai trò ngày càng quan trọng ngành công nghiệp văn hóa trong cơ cấu kinh tế quốc gia. Tăng cường công nghiệp văn hóa, xây dựng sức mạnh mềm của các tác giả Chương Đồng, Liêu Hiểu Xuyến lại một lần nữa nhấn mạnh vai trò của công nghiệp văn hóa đối với sự phát triển của xã hội hiện đại và là một tiêu chí đánh giá sức cạnh tranh của một quốc gia. Một số học giả khác cho rằng, Trung Quốc nên học hỏi kinh nghiệm nước ngoài để nâng cao năng lực bản thân, ví dụ trong tác phẩm Nghiên cứu sức mạnh mềm văn hóa: Kinh nghiệm và sự học hỏi quốc gia (文化软实力研究:国家经验及借鉴) của đồng tác giả Lưu Chí Hoa và Lưu Tuệ cho rằng, Trung Quốc nên học tập mô hình phát triển của các cường quốc văn hóa như Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Pháp để phát triển sức mạnh mềm văn hóa của mình. Ngoài ra, trong tác phẩm Xây dựng sức mạnh mềm và chiến lược đối ngoại của Trung Quốc (软实力建设与中国对外战略) của tác giả Dư Tân Thiên nhấn mạnh vai trò việc truyền bá văn hóa và cho rằng tăng cường phương thức truyền bá sức mạnh mềm phải hết sức coi trọng việc cải thiện truyền thông đại chúng và thúc đẩy việc giao lưu của các tổ chức phi chính phủ, có như vậy chiến lược đối ngoại của Trung Quốc mới phát triển mạnh mẽ. Tại Đông Bắc Á, tuy không dành sự quan tâm nghiên cứu nhiều như những học giả phương Tây và Trung Quốc, nhưng các nhà nghiên cứu ở khu vực này đã tiến hành nghiên cứu vấn đề sức mạnh mềm Trung Quốc trong mối tương quan với sự trỗi dậy của quốc gia này trong những năm gần đây. Với những công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Sức mạnh mềm của Trung Quốc: Thảo luận, nguồn và triển vọng (China’s Soff Power: Discussions, Resources and Prospects, 2008) của hai tác giả người Hàn Quốc là Young Nam Cho và Jong Ho Jeong cho rằng sức mạnh mềm của Trung Quốc chủ yếu dựa trên 03 yếu tố: Mô hình phát triển của Trung Quốc có thể cung cấp tài liệu tham khảo cho các nước đang phát triển trên thế giới học tập; Chính sách ngoại giao phát triển hòa bình. Lý luận trỗi dậy hòa bình và phát triển hòa bình là chiến lược ngoại giao có tầm ảnh hưởng toàn cầu mà Trung Quốc đề ra, chính sách ngoại giao đối với khu vực châu Á là cội nguồn cơ bản của sức mạnh mềm; Văn hóa Trung Hoa. Lịch sử đất nước Trung Quốc và tài nguyên văn hóa chính là tài nguyên quan trọng của sức mạnh mềm, điều đó giúp Trung Quốc duy trì được vị thế lãnh đạo trong định hình giá trị ở châu Á. Bên cạnh đó có một số tác phẩm khác như: Xây dựng sức mạnh mềm của Trung Quốc vì sự trỗi dậy hòa bình (Building China’s Soft Power for Peaceful Rise, 2009) của Xin Li, Verner Worm; Sức mạnh mềm của Trung Quốc ở Đông Á: Đánh giá dựa trên sự khảo sát của 6 quốc gia (China’s Soft Power in East Asia: Anestimation Based on the Outcome of Surveys of Six Country, 2009) tác giả JungNam Lee; Đầu tư sức mạnh mềm của Trung Quốc ở các quốc gia châu Phi (China’s Soft Power Investment in African Nations, 2016) của tác giả Huraka Nagao. Nhìn chung đây là những công trình nghiên cứu mang tính lý luận, dựa trên phân tích các chính sách, nội dung và hành động mà Trung Quốc đã tiến hành trong những năm gần đây để đánh giá sức mạnh mềm Trung Quốc trong đó có sức mạnh mềm văn hóa. 2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Nhóm các công trình nghiên cứu về sức mạnh mềm Trung Quốc Giới học giả Việt Nam đã có một số nghiên cứu bước đầu về sức mạnh mềm, sức mạnh mềm Trung Quốc. Trong tác phẩm Sức mạnh cứng, sức mạnh mềm và cán cân quyền lực mới (2008), tác giả Đặng Xuân Thanh cho rằng: “việc sử dụng sức mạnh cứng và mềm có thể tạo thành một tổ hợp đối xứng trong nỗ lực xác lập một cán cân quyền lực thế giới mới”. Trung Quốc và Nhật Bản: Chiến lược sức mạnh mềm (tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, 2010) của tác giả Nguyễn Thị Thu Phương và Phạm Hồng Thái đã tìm hiểu mục tiêu mở rộng quyền lực của Trung Quốc đặc biệt là sức mạnh mềm văn hóa đối với sự ra đời của cộng đồng Đông Á trong tương lai, cũng như đối với sự phát triển chung của khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam. Cùng với đó là một số bài viết đăng trên tạp chí như: Bàn về sức mạnh của Trung Quốc (2008), tác giả Ngô Xuân Bình; Về sức mạnh mềm của Trung Quốc ở Châu Á (2008), tác giả Nguyễn Đức Tuyến đăng trên Tạp chí nghiên cứu quốc tế, số 72; Nguồn sức mạnh mềm của Trung Quốc (2008) Phạm Hồng Yến, tạp chí Những vấn đề kinh tế, chính trị thế giới, số 3, 2008. Một số bài viết đăng tải trên các báo điện tử như: Những ngộ nhận về sức mạnh mềm (2009), tác giả Huy Khánh; Trung Quốc “tút” lại hình ảnh bằng truyền thông (2009), tác giả Tuấn Thanh; Trung Quốc hỗ trợ 10 tỷ USD cho châu Phi (2009) tác giả Mai Phương,… cũng đã cho thấy diện mạo sức mạnh mềm Trung Quốc ở một số phương thức gia tăng sức hấp dẫn trên quy mô toàn cầu, khu vực và quốc gia. Nhóm các công trình nghiên cứu về những tác động, ảnh hưởng khác nhau của sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc Đại diện cho nhóm nghiên cứu này là một số công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Phương: Giá trị Đông Á và ý tưởng xây dựng cộng đồng Đông Á (2010) công bố trên tạp chí Đông Nam Á Tung Hoành (Trung Quốc); Trung Quốc gia tăng sức mạnh mềm văn hóa ở khu vực Đông Nam Á (tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, 2010); Công trình Sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc tác động tới Việt Nam và một số nước Đông Á do Nguyễn Thị Thu Phương chủ biên đã cho chúng ta một cái nhìn mới hơn về sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc từ góc nhìn Việt Nam, trên cở sở đó, nhận diện mức độ tác động của sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc; thận trọng trong việc tiếp thu những tác động tích cực từ sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc, đồng thời tăng cường nội lực văn hóa nhằm chống đỡ những tác động, ảnh hưởng làm mất đi bản sắc văn hóa, chủ quyền văn hóa quốc gia. Bên cạnh đó, có thể tìm thấy nội dung về Học viện Khổng Tử trong nhiều nghiên cứu về sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc như: Học viện Khổng Tử Biểu tượng của sức mạnh mềm văn hóa Trung Hoa (2010); Trung Quốc gia tăng sức mạnh mềm văn hóa ở khu vực Đông Nam Á; Học viện Khổng Tử Thế công mê hoặc của sức mạnh mềm Trung Hoa (2010) của tác giả Nguyễn Thị Thu Phương đã lý giải lý do vì sao Học viện Khổng Tử lại trở thành hạt nhân của chiến lược sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc. Với lựa chọn này, Trung Quốc có thể gia tăng sức hấp dẫn văn hóa thông qua Học viện Khổng Tử, từng bước tạo dựng tiền đề cơ bản nhằm nâng cao các chính sách ngoại giao, chính trị quốc gia. Đồng thời, cũng chỉ ra những quan ngại của các nước sở tại trước sự gia tăng quá nhanh và một số bất cập trong quá trình triển khai Học viện Khổng Tử trên thế giới. Qua tổng quan lịch sử vấn đề có thể thấy, những công trình nghiên cứu ở phương Tây đã xây dựng được hệ thống cơ sở lý luận khá đầy đủ, thuyết phục về nội hàm khái niệm sức mạnh mềm; chỉ ra bản chất sức mạnh mềm Trung Quốc là văn hóa; các phương thức Trung Quốc sử dụng gia tăng sức mạnh mềm văn hóa ra thế giới. Đây chính là cơ sở lý luận để chúng tôi kế thừa trong quá trình triển khai luận văn. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu phương Tây tập trung khảo sát gia tăng sức mạnh mềm Trung Quốc ở châu Phi, châu Á chưa đề cập đến những quốc gia láng giềng với Trung Quốc. Các học giả Trung Quốc đã rất chủ động trong việc xây dựng khung lý luận sức mạnh mềm văn hóa mang dấu ấn Trung Quốc và tập trung vào những đóng góp tích cực của sức mạnh mềm văn hóa trong việc quảng bá hình ảnh quốc gia, mở rộng tầm ảnh hưởng ra thế giới. Những công trình nghiên cứu về sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc ở Việt Nam diễn ra tương đối muộn, song cũng đưa ra được những quan điểm về sức mạnh mềm và sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc; những tác động và ảnh hưởng khác nhau của sức mạnh mềm văn hóa đối với các nước Đông Á trong đó có Việt Nam. Những công trình nghiên cứu mà chúng tôi thu thập được chính là cơ sở lý luận, khung kiến thức để luận văn tiếp tục nghiên cứu, làm rõ vị trí, vai trò, mục tiêu, phương thức gia tăng sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc. Mặt khác, cũng thông qua lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhận thấy các công trình nghiên cứu chỉ đề cập sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc, những tác động của nó ở thập niên đầu thế kỷ XXI và tập trung chủ yếu ở một số khu vực như châu Phi, châu Mỹ. Các công trình nghiên cứu sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc trong thập niên thứ hai, đặc biệt từ sau khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên nắm quyền có nhiều thay đổi trong chính sách đối ngoại vẫn chưa đề cập đến nhiều. Đây chính là “khoảng trống” khoa học mà luận văn bắt đầu tìm hiểu, đánh giá. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc từ năm 2012 đến năm 2018. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu mục tiêu, phương thức triển khai sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu, đặc biệt chú trọng đến khu vực Đông Nam Á. Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc từ năm 2012 đến năm 2018. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài tập trung nhận diện bản chất sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc từ đó chỉ ra một số tác động của sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc đối với Việt Nam. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung thực hiện những nhiệm vụ sau: Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về sức mạnh mềm, sức mạnh mềm văn hóa, sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc. Phân tích, làm rõ mục tiêu, phương thức triển khai sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc từ năm 2012 đến năm 2018. Đánh giá hiệu quả triển khai sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc từ năm 2012 đến năm 2018. Đề xuất một số gợi mở đối với Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, liên ngành cụ thể sau: Phương pháp nghiên cứu hệ thống: hệ thống lại cơ sở lý luận và thực tiễn về sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc. Phương pháp phân tích tổng hợp: làm rõ mục tiêu, phương thức triển khai sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc từ năm 2012 đến năm 2018 trên phạm vi toàn cầu và khu vực Đông Nam Á. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Sức mạnh mềm văn hóa là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Vì vậy, đề tài vận dụng các phương pháp nghiên cứu liên ngành của văn hóa học, xã hội học, quan hệ quốc tế, chính trị học quốc tế… trong các phân tích về vấn đề tương tác quyền lực, tương tác văn hóa của sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc trong quan hệ quốc tế. Phương pháp dự báo: căn cứ vào những phân tích, đánh giá về phương thức triển khai sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc. Đưa ra một số dự báo về phạm vi tác động và chỉ ra một số gợi mở với Việt Nam. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn có kết cấu 03 Chương: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc từ năm 2012 đến năm 2018 Chương 2: Thực trạng triển khai sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc từ năm 2012 đến năm 2018 Chương 3: Một số đánh giá và gợi mở cho Việt Nam
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÙI THỊ NHÀN SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2018 LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BÙI THỊ NHÀN SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2018 Chuyên ngành: Châu Á học Mã số: 60 31 06 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ Chủ tịch Hội đồng Người hướng dẫn khoa học PGS.TS Phùng Thị Huệ PGS.TS Nguyễn Thị Thu Phương HÀ NỘI - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tơi xin cam đoan tồn Luận văn thạc sĩ tốt nghiệp chuyên ngành Châu Á học với đề tài “Sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc từ năm 2012 đến năm 2018” cơng trình nghiên cứu riêng tôi, thực hướng dẫn PGS TS Nguyễn Thị Thu Phương Mọi trích dẫn Luận văn ghi nguồn đầy đủ, cụ thể Luận văn không trùng lặp với nội dung luận văn công bố Tôi xin chịu hồn tồn trách nhiệm có khơng trung thực thơng tin sử dụng cơng trình nghiên cứu TÁC GIẢ Bùi Thị Nhàn LỜI CẢM ƠN Luận văn hoàn thành với giúp đỡ nhiệt tình PGS TS Nguyễn Thị Thu Phương - Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam, người tận tình dạy tơi từ q trình chọn đề tài, xây dựng đề cương luận văn hồn thành Dưới bảo cơ, luận văn tơi hồn thiện nhiều Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới thầy giảng dạy mơn khóa học trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Nhờ có bảo thầy cơ, tơi tích lũy thêm nhiều kiến thức có nhìn tồn diện lĩnh vực nghiên cứu Tơi xin gửi lời cảm ơn thầy cô, cán Khoa Đông Phương học tham gia góp ý, hướng dẫn động viên tơi q trình thực luận văn Bên cạnh đó, tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, quan, bạn bè ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ suốt trình đào tạo Thạc sĩ Đại học Khoa học Xã hội Nhân văn Mặc dù cố gắng tập hợp tư liệu nghiên cứu cách nghiêm túc, cầu thị luận văn chắn không tránh khỏi thiếu sót Rất mong nhận góp ý thầy bạn đọc để tơi hồn thiện luận văn Xin chân thành cảm ơn! HỌC VIÊN Bùi Thị Nhàn MỤC LỤC MỞ ĐẦU Lý lựa chọn đề tài Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 17 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .18 Phương pháp nghiên cứu 18 Cấu trúc luận văn .19 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2018 20 1.1 Cơ sở lý luận sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc 20 1.1.1 Khái niệm văn hóa, sức mạnh mềm, sức mạnh mềm văn hóa .20 1.1.2 Quan niệm Trung Quốc sức mạnh mềm, sức mạnh mềm văn hóa 24 1.1.3 Mối quan hệ sức mạnh mềm văn hóa với khái niệm có liên quan 29 1.2 Cơ sở thực tiễn sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc .32 1.2.1 Bối cảnh hình thành sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc 32 1.2.2 Mục tiêu gia tăng sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc 37 TIỂU KẾT 43 Chương 2: THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI SỨC MẠNH MỀM VĂN HÓA TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2018 44 2.1 Triển khai hoạt động ngoại giao văn hóa 44 2.1.1 Xây dựng hình ảnh quốc gia thơng qua hoạt động “Năm văn hóa Trung Quốc” nước sở 44 2.1.2 Xây dựng Trung tâm văn hóa Trung Quốc nước ngồi .46 2.2 Tăng cường hoạt động truyền thông 48 2.2.1 Thực chiến lược truyền thơng “đi bên ngồi” 48 2.2.2 Tăng cường bảo vệ chủ quyền văn hóa .51 2.3 Đẩy mạnh hoạt động tài trợ kinh tế số quốc gia phát triển tăng cường hợp tác thương mại văn hóa 54 2.3.1 Hoạt động tài trợ kinh tế .54 2.3.2 Tăng cường hợp tác thương mại văn hóa 57 2.4 Mở rộng mạng lưới Học viện Khổng Tử, lớp học Khổng Tử nước 65 2.4.1 Đẩy mạnh việc truyền bá ngơn ngữ Trung Quốc tồn cầu .66 2.4.2 Cung cấp chương trình hỗ trợ đào tạo, thúc đẩy nghiên cứu khoa học trao đổi giáo dục 68 2.4.3 Tổ chức hoạt động văn hóa quảng bá hình ảnh Trung Quốc qua hệ thống Học viện Khổng Tử, lớp học Khổng Tử 70 TIỂU KẾT 73 Chương 3: MỘT SỐ ĐÁNH GIÁ VÀ GỢI MỞ CHO VIỆT NAM 74 3.1 Một số đánh giá thực trạng triển khai sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc từ năm 2012 đến năm 2018 74 3.1.1 Một số thành công .74 3.1.2 Một số hạn chế .79 3.2 Một số gợi mở cho Việt Nam .84 3.2.1 Nhận diện sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc Việt Nam .84 3.2.2 Một số gợi mở sách 92 TIỂU KẾT 97 KẾT LUẬN 98 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Diễn tiến chiến lược sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc 26 Bảng 1.2: Chiến lược phát triển sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc 38 Bảng 2.1: Thị phần dịch vụ Internet thịnh thành Trung Quốc so với dịch vụ giới năm 2016, 2017 53 Bảng 2.2: Số liệu mức độ gia tăng số lượng Học viện Khổng Tử, lớp học Khổng Tử từ năm 2012 đến năm 2018 66 Bảng 3.1: Xếp hạng số sức mạnh mềm theo điều tra toàn cầu Portland, từ năm 2015 đến năm 2019 77 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Doanh thu xuất Game nước Trung Quốc từ năm 2012 đến năm 2019 (triệu USD) 63 Biểu đồ 2.2: Phân phối theo khu vực doanh thu bán hàng thực tế trò chơi Trung Quốc tự phát triển thị trường nước năm 2019 63 Biểu đồ 2.3: Hoạt động văn hóa tổ chức nước Học viện Khổng Tử, từ năm 2012 đến năm 2017 .71 Biểu đồ 2.4: Số lượng người tham gia vào hoạt động văn hóa tổ chức nước Học viện Khổng Tử, từ năm 2012 đến năm 2017 72 Biểu đồ 3.1: Thái độ người dân nước láng giềng Trung Quốc, năm 2014.83 MỞ ĐẦU Lý lựa chọn đề tài Văn hóa tảng, mục tiêu, động lực đảm bảo ổn định, đoàn kết xã hội thúc đẩy phát triển đất nước, sợi dây kết nối tinh thần quan trọng Trong văn kiện Đại hội XVII năm 2007, Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh “Trong thời đại nay, vai trị văn hóa cạnh tranh sức mạnh tổng hợp đất nước ngày gia tăng Ai chiếm đỉnh cao phát triển văn hóa người nắm quyền chủ động cạnh tranh quốc tế khốc liệt này”, muốn nâng cao sức mạnh tầm ảnh hưởng văn hóa “phải vực dậy sức sống, sức sáng tạo văn hóa tồn dân tộc, nâng cao sức mạnh mềm văn hóa quốc gia”[55] Trung Quốc ngày trọng đến việc gia tăng sức mạnh mềm văn hóa, tạo dựng hình ảnh quốc gia thân thiện, nỗ lực biến sức mạnh mềm văn hóa thành dạng quyền lực giúp họ tiến nhanh đường xây dựng Trung Quốc thành “cường quốc văn hóa xã hội chủ nghĩa” thực hóa “giấc mộng Trung Hoa” Trong thập niên đầu kỷ XXI, Trung Quốc lựa chọn ngoại giao văn hóa, truyền thơng tài trợ, hợp tác thương mại văn hóa làm ba phương thức tác động để gia tăng sức hấp dẫn văn hóa Trung Quốc, lôi cuốn, ràng buộc với quốc gia khác Tuy nhiên, bước sang thập niên thứ hai, trỗi dậy sức mạnh cứng đặc biệt cách ứng xử Trung Quốc vấn đề liên quan đến xung đột Biển Đông tác động tiêu cực làm suy giảm vị thế, khả cạnh tranh, ảnh hưởng sức mạnh mềm văn hóa quốc gia quan hệ quốc tế Vì vậy, để xoa dịu phản ứng dư luận, cải thiện hình ảnh, gia tăng khả lan tỏa sức mạnh mềm văn hóa, Trung Quốc đầu tư vào việc nâng cao sức mạnh mềm văn hóa kết hợp với khoản hợp tác, tài trợ kinh tế việc dồn dập tung sáng kiến: “Vành đai, Con đường”, “Quan hệ nước lớn kiểu mới”,… Việt Nam Trung Quốc hai nước láng giềng có quan hệ từ lâu đời Hơn nữa, Việt Nam lại quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc Trong năm gần đây, Trung Quốc tiếp tục phát huy cách có hiệu việc kết hợp lợi quan hệ hai nước với phương thức gia tăng sức mạnh cứng, sức mạnh mềm văn hóa để tăng cường ảnh hưởng, vị vai trò nước lớn Việt Nam Đặc biệt, lãnh đạo Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sách đối ngoại Trung Quốc chuyển từ “giấu chờ thời” sang “hành động thể hiện” với định hướng chiến lược nhằm bắt kịp thời đại biện pháp mạnh mẽ để giải thách thức thúc đẩy thay đổi mang lại thuận lợi cho phát triển không ngừng quốc gia Nghiên cứu sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc, thay đổi triển khai sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc thời gian gần giúp đưa gợi mở đối sách Việt Nam tác động sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc thời gian tới Những trình bày nói cho thấy, đề tài “Sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc từ năm 2012 đến năm 2018” khơng có tính cấp thiết mặt lý luận khoa học mà có giá trị thực tiễn Việt Nam Kết đề tài cung cấp cách đầy đủ mục tiêu, phương thức triển khai sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc từ năm 2012 đến năm 2018 Đồng thời, góp phần định hướng sách Việt Nam nhằm chủ động tiếp nhận, hấp thu, tiếp biến có chọn lọc tác động tích cực; đồng thời chống đỡ, hóa giải tác động tiêu cực từ chiều hướng gia tăng sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc năm gần Lịch sử nghiên cứu vấn đề Bước sang kỷ XXI, với phát triển mạnh mẽ trình tồn cầu hóa, mối quan hệ quốc tế không ngừng diễn phức tạp xuất phát từ bất đồng quan điểm mâu thuẫn lợi ích quốc gia Trước tình hình đó, việc tìm phương thức quan hệ quốc tế trọng đến vai trị giá trị văn hóa thu hút quan tâm học giả Trên thực tế, vấn đề sức mạnh mềm hình thành từ năm 90 kỷ XX, trở thành cở sở lý luận cho nghiên cứu chiến lược gia tăng sức mạnh mềm nước giới, có Trung Quốc Với Trung Quốc, với việc gia tăng sức mạnh cứng kinh tế, quân sự, Trung Quốc dành mối quan tâm nhiều cho sức mạnh mềm văn hóa Dựa lợi sẵn có văn minh lâu đời sách ngoại giao linh hoạt, Trung Quốc gia tăng sức mạnh mềm tạo thành “lá chắn mềm” cho sức mạnh cứng [11, tr.9] để tăng cường niềm tin mặt trị với người dân quốc gia khác Việc Trung Quốc gia tăng tác động sức mạnh mềm văn hóa thơng qua phương thức ngoại giao văn hóa, truyền thơng, tài trợ kinh tế thu hút quan tâm nghiên cứu học giả Trung Quốc Trên sở tham khảo 70 tài liệu, bao gồm tài liệu Hoàng Sa, Trường Sa Đồng thời, Việt Nam thể thái độ quán giải tranh chấp chủ quyền lãnh thổ bất đồng khác liên quan đến Biển Đơng thơng qua biện pháp hịa bình, tơn trọng luật pháp quốc tế, Công ước viên Liên hiệp quốc Luật biển (UNCLOS), Tuyên bố Ứng xử bên Biển Đông (DOC), Diễn đàn biển ASEAN (AMF) Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng (EAMF), Quy tắc ứng xử trường hợp đối đầu bất ngờ biển (CUES)… Bên cạnh đó, Việt Nam cần tăng cường hoạt động ngoại giao văn hóa, hoạt động truyền thông để chứng minh nguồn gốc lịch sử hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, kêu gọi ủng hộ nước khu vực, giới Đặc biệt, Việt Nam cần chủ động thể đóng góp tích cực vào việc phát huy vai trò trung tâm ASEAN chế diễn đàn hợp tác khu vực nhằm thúc đẩy đồn kết nội khối, khắc phục tình trạng bị phân tán, chia rẽ nội ASEAN Trung Quốc Thứ ba, Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ mặt chế - sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị, công ty sản xuất văn hóa nước phát triển Xây dựng đơn vị sản xuất văn hóa vững mạnh cách để chủ động việc tiếp biến sản phẩm văn hóa bên ngồi, đặc biệt sản phẩm văn hóa Trung Quốc Bên cạnh đó, người dân nên có nhìn rộng lượng sản phẩm văn hóa nội địa góp phần thúc đẩy ngành cơng nghiệp văn hóa Việt Nam phát triển Hơn nữa, nước ta cần siết chặt chế nhập sản phẩm văn hóa bên ngồi Cuộc cách mạnh cơng nghiệp lần thứ xóa bỏ biên giới quốc gia đưa giá trị, sức hấp dẫn văn hóa vào ngõ ngách đời sống xã hội nước Sự đời phát triển Internet dẫn đến trào lưu “số hóa” nội dung sản phẩm văn hóa Internet rút ngắn khoảng cách khơng gian thời gian việc đưa sản phẩm văn hóa đến người tiêu dùng Vì vậy, hoạt động phổ biến văn hóa Trung Quốc nước khác giới lan truyền nhanh chóng, khó kiểm sốt Trước tình hình đó, đặt cho Việt Nam yêu cầu phải đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm duyệt, để đảm bảo phát triển lành mạnh thị trường tiêu dùng văn hóa nước Đồng thời, đẩy mạnh ý thức giáo dục, ý thức tiêu dùng văn hóa người dân để người có lực tự bảo vệ trước du nhập tràn lan sản phẩm văn hóa độc hại, đặc biệt tầng lớp niên trẻ 94 Thứ tư, Với vai trò tổ chức có nhiệm vụ cụ thể hóa sách truyền bá sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc Việt Nam - Học viện Khổng Tử Đại học Hà Nội tiếp tục triển khai chương trình, hoạt động đạo Tổng Học viện Khổng Tử Để đảm bảo Học viện hoạt động chức năng, nhiệm vụ ký kết hai nước phải: Tăng cường công tác quản lý nhà nước hoạt động Học viện Khổng Tử, có biện pháp xử lý kịp thời theo quy định pháp luật Việt Nam phát vi phạm Học viện Khổng Tử Ví dụ, Trung Quốc cơng bố đồ “đường chín đoạn” xác định quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa Trung Quốc giáo trình, sách tham khảo tồn đồ in hình “đường chín đoạn” bao trùm lên hai quần đảo Việt Nam Trên thực tế, việc thẩm định giáo trình, tài liệu tham khảo Trung Quốc Trung tâm Hán ngữ Lào Cai xảy tượng cách xử lý hủy bỏ giáo trình, tài liệu khơng phù hợp với chủ trương, đường lối, pháp luật Việt Nam Chủ động ngăn chặn, không Học viện Khổng Tử có hành vi lơi kéo, kích động sinh viên tham gia vào họat động gây tác động xấu đến an ninh trị, xã hội văn hóa Việt Nam Thứ năm, xây dựng văn hóa Việt Nam tiến tiến đậm đà sắc dân tộc, nâng cao lòng tự hào dân tộc Nhà nước đạo Bộ, ban ngành liên quan làm tốt cơng tác bảo tồn, phát huy văn hóa Việt Nam giàu truyền thống, đậm đà sắc dân tộc Với vị trí địa lý mối quan hệ láng giềng đặc biệt, văn hóa Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều từ văn hóa Trung Quốc Trong suốt chiều dài xây dựng phát triển đất nước, ông cha ta “gạn đục, khơi trong” tinh hoa văn hóa ngoại lai, kết hợp với đặc trưng dân tộc để hình thành văn hóa Việt Nam đa đạng, phong phú, giàu truyền thống Trong bối cảnh tồn cầu hóa nay, việc giữ gìn văn hóa truyền thống trở thành nhiệm vụ quan trọng Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), gọi tắt Cương lĩnh 2011 tiếp tục khẳng định: “Xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ thấm sâu vào toàn đời sống xã hội, trở thành tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng phát triển Kế thừa phát huy truyền thống văn hóa tốt đẹp cộng đồng dân tộc Việt Nam, tiếp thu 95 tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng xã hội dân chủ, cơng bằng, văn minh, lợi ích chân phẩm giá người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể lực thẩm mỹ ngày cao” Một văn hóa lành mạnh, tiên tiến yếu tố tiên chống lại xâm nhập yếu tố văn hóa khơng tích cực từ bên ngồi Đối với sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc dù triển khai hình thức văn hóa đủ mạnh, dân ta có lịng tự tơn văn hóa, tự tơn dân tộc mục tiêu gia tăng sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc khó thực Thứ sáu, cần phải thúc đẩy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam phát triển Hiện nay, việc phát huy ảnh hưởng văn hóa Việt Nam giới hạn chế Các Bộ, ngành, doanh nghiệp nước chưa khai thác triệt để cách yếu tố hấp dẫn giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Vì vậy, sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam chưa vươn thị trường khu vực giới Để phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam phải kết hợp khéo léo vận dụng linh hoạt kênh truyền dẫn như: ngoại giao văn hóa, truyền thơng cơng nghiệp văn hóa Hiện nay, ngoại giao văn hóa xem trụ cột công tác đối ngoại nước ta Việt Nam cần mở rộng giao lưu, trao đổi văn hóa với nước khu vực giới Tơn trọng văn hóa nước khác làm cho họ hiểu văn hóa Trong q trình giao lưu, hợp tác cần học hỏi cách làm để biến tài nguyên văn hóa tiềm thành sức mạnh mềm văn hóa (như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ) Tiếp đó, phải tăng cường hoạt động truyền thông việc thúc đẩy, phát huy giá trị văn hóa để cộng đồng quốc tế hiểu đất nước, người nét đẹp văn hóa Việt Nam Cùng với phương thức truyền thơng trực tiếp phương tiện truyền thông truyền thống báo in, báo hình, sách, tạp chí truyền thông số, truyền thông xã hội ưu bật thời đại công nghệ Với tảng truyền thông xã hội Facebook, Youtube, Twitter, Instagram… môi trường để chia sẻ thông tin đất nước, người Việt Nam 96 TIỂU KẾT Trên sở phân tích mục tiêu, phương thức gia tăng sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc Chương 2, Chương luận văn rút số đánh giá thành công hạn chế thực trạng triển khai sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc từ năm 2012 đến năm 2018 Việc triển khai tích cực kênh tác động sức mạnh mềm văn hóa giúp Trung Quốc tạo nên ấn tượng văn hóa tốt đẹp, góp phần đưa văn hóa Trung Quốc “đi bên ngồi”, bước cải thiện hình ảnh, nâng cao vị thế, ảnh hưởng Trung Quốc giới Tuy nhiên, bên cạnh đó, việc đặt “lợi ích cốt lõi” quốc gia mơi trường hịa bình, ổn định khu vực đã, đẩy sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc vào tình trạng suy giảm Việc Trung Quốc mở rộng mạng lưới Học viện Khổng Tử, tăng cường hoạt động trao đổi, giao lưu văn hóa với quốc gia giới khiến nhiều quốc gia lo ngại xâm lăng văn hóa Thời gian gần đây, Trung Quốc đẩy mạnh triển khai sáng kiến “Vành đai, Con đường” với khoản đầu tư vào quốc gia phát triển lộ rõ hạn chế cách hành xử thiếu quán lời nói hành động khiến cho sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc khơng đủ sức thuyết phục, lôi kéo để tạo nên chuyển đổi nhận thức, thay đổi hành vi quốc gia khác Bên cạnh đó, Luận văn tập trung đánh giá triển vọng phát triển sức mạnh mềm văn hoa Trung Quốc thời gian tới rút số gợi mở sách cho Việt Nam nhằm chủ động tiếp nhận có chọn lọc tác động tích cực, đồng thời loại bỏ tác động tiêu cực từ việc gia tăng sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc 97 KẾT LUẬN Bước sang kỷ XXI, sức mạnh mềm văn hóa đảm nhiệm vai trò quan trọng quan hệ quốc tế Cùng với sức mạnh cứng, sức mạnh mềm văn hóa trở thành phận cấu thành quan trọng sức mạnh tổng hợp quốc gia Với tính chất mềm dẻo, linh hoạt, dễ lan tỏa, thẩm thấu; sử dụng đa dạng, linh hoạt nguồn tài nguyên văn hóa, việc Trung Quốc áp dụng sức mạnh mềm văn hóa hoạt động: ngoại giao văn hóa, truyền thơng, hợp tác thương mại văn hóa, Học viện Khổng Tử chiến lược khơn khéo nhằm giành trọn tình cảm người dân nước; hình thành tảng vững để mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, trị mục tiêu cao bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc Đi sau nhiều cường quốc đua quyền lực văn hóa với khoảng cách chênh lệch tham vọng Trung Quốc lớn Hiện nay, Trung Quốc tiếp tục hoàn thiện khung lý luận sức mạnh mềm văn hóa mang đặc sắc riêng Tuy nhiên, Trung Quốc chưa hình thành giá trị đủ sức lôi giới nên việc vận dụng sức mạnh mềm văn hóa phủ nước tiến hành theo bước: (1) Để tranh thủ ủng hộ đối tượng tiếp nhận, Trung Quốc sử dụng hoạt động ngoại giao văn hóa, truyền thông, đẩy mạnh hợp tác, tài trợ kinh tế… nhằm tạo mặt thân thiện, đồng thời mang tính xây dựng đem lại lợi ích cho đối tác từ tranh thủ thiện cảm, lịng tin người dân nước; (2) Trong mục tiêu ngăn cản xâm nhập văn hóa phương Tây, sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc cịn sức mạnh giúp người dân Trung Quốc nâng cao tự tin, tự giác văn hóa, vũ khí chống lại xói mịn, hủy hoại giá trị văn hóa Trung Quốc; (3) Trong trường hợp xảy xung đột Trung Quốc với nước đối tác, để bảo vệ “lợi ích quốc gia cốt lõi”, Trung Quốc chuyển hóa sức mạnh mềm văn hóa thành sức mạnh cứng đảm bảo nhiệm vụ ngụy tạo thật khách quan, kích động dư luận tạo nên áp lực bất lợi quốc gia khác; (4) Để biến “giấc mộng Trung Hoa” thành thực, Trung Quốc áp dụng sức mạnh mềm văn hóa quốc gia láng giềng, đặc biệt quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng văn hóa, ngơn ngữ, hệ tư tưởng Trung Quốc sau mở rộng phạm vi toàn cầu với mức độ khác nhau, tùy thuộc vào khả tiếp nhận nước 98 Việc phân tích mục tiêu lợi ích chiến lược Trung Quốc cho nhìn rõ mối quan hệ sức mạnh mềm văn hóa với tham vọng muốn chi phối trật tự giới hệ lãnh đạo Trung Quốc Đặt mối quan hệ với sách đối ngoại, sức mạnh mềm văn hóa xem phương thức nhằm quảng bá hình ảnh Trung Quốc, tạo nhìn có thiện cảm quốc gia khác Đặt mối quan hệ với lợi ích quốc gia cốt lõi Trung Quốc, sức mạnh mềm văn hóa sử dụng phương thức để mua chuộc nhằm đổi lấy im lặng quốc gia có liên quan thơng qua gói tài trợ kinh tế Ở tầm nhìn xa hơn, người Trung Quốc hiểu rõ sức mạnh mềm văn hóa họ thiếu giá trị cốt lõi, thuyết phục Do đó, giới lãnh đạo Trung Quốc tiếp tục tìm kiếm giải pháp xây dựng hệ giá trị để nâng cao số cạnh tranh tiến tới ngăn cản, đẩy lùi ảnh hưởng văn hóa nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc khu vực Trong trình triển khai mục tiêu chiến lược việc gia tăng sức mạnh mềm văn hóa, Trung Quốc sử dụng ngoại giao văn hóa, truyền thơng, tài trợ kinh tế hợp tác thương mại văn hóa mở rộng mạng lưới Học viện Khổng Tử phạm vi toàn cầu làm phương thức tác động chiến lược Các phương thức triển khai linh hoạt theo hướng khai thác đặc điểm văn hóa dân tộc, bối cảnh phát triển, ý thức hệ quốc gia từ hướng tới việc tạo tình cảm thiện chí, tin cậy hay tâm lý muốn tìm hiểu văn hóa Trung Quốc người dân nước Đối với quốc gia có số cạnh tranh sức mạnh mềm văn hóa cao hơn, họ tận dụng triệt để hoạt động giao lưu văn hóa, giáo dục, vận hành hệ thống Học viện Khổng Tử khả truyền bá kênh truyền thơng để xây dựng hình ảnh Trung Quốc có trách nhiệm thân thiện, hợp tác Đối với quốc gia phát triển Đông Nam Á, châu Phi, cách vận dụng sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc linh hoạt thơng qua gói hỗ trợ phát triển, tài trợ kinh tế, cho vay tài với lãi suất thấp, ký kết hiệp định thương mại, hoạt động tuyên truyền văn hóa, đào tạo ngơn ngữ nguồn nhân lực… Từ đó, đẩy nhanh tiến trình thẩm thấu sức mạnh mềm văn hóa vào đời sống quốc gia Trong giai đoạn này, Trung Quốc đạt thành công định việc sử dụng sức mạnh mềm văn hóa như: Gia tăng sức hấp dẫn ngơn ngữ văn hóa Trung Quốc; Nâng cao vị thế, ảnh hưởng Trung Quốc giới; Những giá trị văn hóa Trung Quốc từ từ xâm nhập, lan tỏa tạo ảnh 99 hưởng toàn cầu phục vụ đắc lực cho mục tiêu tiến giới mà Trung Quốc theo đuổi Những nỗ lực Trung Quốc việc gia tăng sức mạnh mềm văn hóa giúp họ cải thiện đáng kể vị trí cạnh tranh bảng xếp hạng sức mạnh mềm The Softpower 30 Tuy nhiên, sức mạnh mềm văn hóa họ dần hiệu vấp phải hồi nghi, chí phản ứng từ cộng đồng quốc tế Những số ấn tượng sức hấp dẫn văn hóa, tăng cường hoạt động giao lưu văn hóa, số lượng Học viện Khổng Tử gia tăng nhanh chóng, hay tăng trưởng kinh tế với kỳ tích chưa đủ sức thuyết phục để chuyển đổi nhận thức, thay đổi hành vi cách tự nguyện quốc gia tiếp nhận Lý khiến người dân khu vực giới mật thiện cảm, chí dè chừng với sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc cách Trung Quốc sử dụng phương thức tác động mang tính trị với kiểm soát can thiệp sâu phủ Đặc biệt thái độ cứng rắn, xem thường luật pháp quốc tế tranh chấp kéo dài chủ quyền lãnh thổ với nước láng giềng… Những nhân tố tạo tác động tiêu cực đến hình ảnh Trung Quốc nói chung sức mạnh mềm văn hóa nói riêng Khơng thế, cịn gây phản ứng lòng tin, phẫn nộ dẫn đến tâm lý “bài Trung” nhận thức người dân giới Những điều này, khiến cho sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc có xu hướng chững lại, thâm chí giảm Trung Quốc khơng có điều chỉnh phù hợp Việt Nam, Trung Quốc hai nước láng giềng có nhiều nét tương đồng văn hóa Đây kết q trình giao lưu, tiếp biến văn hóa hàng nghìn năm Việt Nam ln đối tượng chiến lược gia tăng sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc Chính phủ Trung Quốc áp dụng phương thức tăng cường ngoại giao văn hóa, truyền thông, hợp tác, tài trợ kinh tế, thành lập Học viện Khổng Tử để gây ảnh hưởng, kiềm chế, lơi Việt Nam vào vịng ảnh hưởng Trung Quốc Trong bối cảnh đó, Việt Nam phải thể chủ động, thận trọng tỉnh táo, linh hoạt việc định hướng sách ứng phó với Trung Quốc Cụ thể, (1) Chủ động tiếp nhận tác động tích cực từ sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc, phát huy truyền thống tốt đẹp dân tộc nhằm loại bỏ nguy tác động nhằm làm xói mịn giá trị tảng; (2) Phải giữ vững lập trường, phát huy sức mạnh cộng đồng giới giải vấn đề phức 100 tạp, liên quan đến chủ quyền lãnh thổ; (3) Phải siết chặt chế kiểm tra, giám sát việc nhập sản phẩm văn hóa bên ngồi; (4) Xây dựng văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà sắc dân tộc, nâng cao lòng tự hào dân tộc; (5) Phải thúc đẩy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam phát triển 101 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO I TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT Bình An (2018), Trung Quốc rải tiền thu hút sinh viên Đông Nam Á, https://tuoitre.vn/trung-quoc-rai-tien-hut-sinh-vien-dong-nam-a20180318161304709.htm, truy cập 01/12/2018 Yến Chi (2014), Trung Quốc - Trùm “bóng ma” chủ nghĩa thực dân kiểu lên lục địa đen, https://anninhthudo.vn/the-gioi/trung-quoc-trum-bong-machu-nghia-thuc-dan-kieu-moi-len-luc-dia-den/552638.antd, truy cập 20/7/2020 Nguyễn Quang Chiến (2020), Chính sách, pháp luật an ninh thơng tin nước giới, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Việt Hà (2019), Viện Khổng Tử góp phần thúc đẩy giao lưu văn hóa Việt - Trung, https://www.vietnamplus.vn/vien-khong-tu-gop-phan-thuc-day-giaoluu-van-hoa-viettrung/613303.vnp, truy cập ngày 20/8/2020 Nguyên Hải (2015), Mười năm Học viện Khổng https://nghiencuuquocte.org/2015/01/04/muoi-nam-hoc-vien-khong-tu/, truy Tử, cập 10/7/2020 Dương Văn Huy (2016), Chính sách nước Đơng Nam Á người Hoa, Hoa kiều di dân Trung Quốc trước trỗi dậy Trung Quốc, Seminar nghiên cứu kinh tế chiến lược Trung Quốc số 14, Viện Nghiên cứu Kinh tế Chính sách phối hợp Viện Kinh tế Chính trị giới tổ chức tháng 3/2016 Lê Ngọc Liên (2017), Học viện Khổng Tử sách ngoại giao văn hóa Trung Quốc, Luận văn Thạc sĩ, Hà Nội Hồ Chí Minh, Tồn tập (1995), in lần 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tập 3, tr.431 Tơ Minh (2019), Ngành cơng nghiệp văn hóa Trung Quốc bước vào mùa vàng, https://www.nhandan.com.vn/thegioi/item/40682902-nganh-cong- nghiep-van-hoa-trung-quoc-buoc-vao-mua-vang.html, truy cập 16/7/2020 10 Nguyễn Thảo Ngọc, Vũ Hồng Trang (biên dịch) (2016), Ngoại giao đưòng sắt cao tốc Trung Quốc, http://nghiencuuquocte.org/2017/01/13/ngoaigiao-duong-sat-cao-toc-cua-trung-quoc/, truy cập 20/7/2020 102 11 Nguyễn Thị Thu Phương (2013), Sự trỗi dậy sức mạnh mềm Trung Quốc vấn đề đặt cho Việt Nam, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội, tr.9 12 Nguyễn Thị Thu Phương, Nguyễn Thu Hiền (2014), Học viện Khổng Tử số kiến nghị Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 7, tr 32-40 13 Nguyễn Thị Thu Phương (2016), Cơng nghiệp văn hóa Trung Quốc: Tìm bước đột phá, https://baoquocte.vn/cong-nghiep-van-hoa-cua-trungquoc-tim-buoc-dot-pha-29748.html, truy cập ngày 25/7/2020 14 Nguyễn Thị Thu Phương (cb) (2016), Sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc tác động tới Việt Nam số nước Đơng Á, Nxb Chính trị quốc gia - thật, Hà Nội tr 169 15 Samuel Huntington (2013), Sự va chạm văn minh, Nxb Lao động, Hà Nội 16 sao?, Hà Thu (2016), Game chất lượng thấp ạt tràn Việt Nam, http://infogame.vn/thi-truong/game-chat-luong-thap-van-o-at-tran-ve-viet- nam-vi-sao-30108.html, truy cập 15/7/2020 17 Nguyễn Thị Ngọc Thủy (2013), Ngoại giao văn hóa Trung Quốc từ 2007-2012, Luận văn thạc sĩ Quan hệ quốc tế, Hà Nội 18 Trần Thị Thủy (2018), Sự phát triển ngành cơng nghiệp văn hóa Trung Quốc bối cảnh gia tăng sức mạnh mềm, Luận án Tiến sỹ, Hà Nội 19 Tồn văn Báo cáo trị Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc, truy cập 18/10/2019 20 Nghinh Xuân (2016), Trung Quốc hạn chế show truyền hình quyền nước ngồi, https://vnexpress.net/trung-quoc-han-che-show-truyen-hinh-banquyen-nuoc-ngoai-3423022.html, truy cập 15/7/2020 II TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG ANH 21 Becard, D.S.R & Filho, P.M (2019), Chinese cultural Diplomacy: instrument in China’s strategy for international insertion in the 21 st century, Revista Brasileira de Politica Internacional; Zhang, G Research outline for China’s cultural soft power Singapura: Springer, 2017 103 22 Brent M Eastwood (2007), “A Note on the New Face of Citizen Diplomacy: Education City American Universities in the Middle East”, American Foreign Policy Interest, pg.443 23 China makes remarkable achievements in cultural exchanges over 40 years of reform and opening up, http://en.people.cn/n3/2018/1031/c900009513522.html, truy cập 04/7/2020 24 Cultural centers: Bringing real China to global audience, http://www.scio.gov.cn/32618/Document/1563748/1563748.htm, truy cập ngày 12/7/2020 25 Da Kong (2015), Imaging China: China’s Cultural Diplomacy Through Loan Exhibition to Bristish Museums, School of Museum Studies University of Leicester 26 Edward Burnett Tylor (1958), The Origins of Culture, Harper and Row, 1958, pg.1 27 Hu, Z., D Ji, and Y Gong (2018), “From the outside in: CCTV going global in a new world communication order.” In China’s media go global , edited by D K Thussu, H Burgh, and A Shi London: Routledge 28 J.M Mittchell (1986), International Cultural Ralation, London Allen & Unwin, pg.4-8 29 Jonathan Mc Clory, Olivia Harvey (2016), The Soft Power 30: Getting to Grips with the Measurement Challenge, Global Affairs, pg 309-319 30 Jonathan Mc Clory (2017), The soft Power 30 - A global ranking of soft power, Portland 31 Joseph S Nye, Jr (1990), Bound to Lead: The Changing Nature of American Power, New York: Basic Books Inc Pulisher 32 Joseph S Nye, Jr (2004), Soft Power: The Means to Success in World Politics, New York: Public Affairs, pg 11 33 Joshua Philipp (2016), China Could Control the Global Internet After Oct 1, https://www.theepochtimes.com/china-is-gaining-control-of-the-global- internet_2155380.html, truy cập ngày 03/9/2020 34 Natan Sharansky, Ron Dermer (2006), The Case Democracy: The power off Freedom to overcome Tyranny and Terror, New York: Pubblic Affairs, pg.103-105 104 35 Paul Kennedy (1989), The Rise and Fall of the Great Powers: Economic Change and Military Conflict from 1500 to 2000 36 Promotions of Chinese culture chinadaily.com.cn/culture/2017-09/21/content_32290228.htm, 15/7/2020 37 truy abroad, cập ngày Si Si (2014), Expansion of International Broadcasting: The Growing Global Reach of China Central Television, Reuters Institute for the Study of Jounalism, pg.10 38 Suruchi Mazumdar (2011), News Media and Global Influence: The story of China and India, Asia Research Institute (ARI), ARI Working Paper, No.165 39 Wang, Huning (1993), Zuowei Guojia Shili de Wenhua: Ruan Quanli [Culture as National Power: Soft Power], - Fudan Daxue Xuebao [Journal of Fudan University], No.3, pg.23-28 40 Wang, Huning (2011), China’s Image Projection and Its Impact In: Wang J (eds) Soft Power in China Palgrave Macmillan Series Global Public Diplomacy Palgrave Macmillan, New York 41 Yang, S X (2018), Soft power and the strategic context for China’s ‘media going global’ policy In China’s media go global, edited by Daya Kishan Thussu, Hugo De Burgh and Anbin Shi London: Routledge 42 Zhang, Xiaoling (2010), China’s international broadcasting: A case study of CCTV international In J.Wang (Ed), Soft power in China: Public diplomacy through communication New York: Palgrave Macmillan pg.57 III 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG TRUNG Alexander Winters (2000), Lý luận xã hội trị quốc tế, Nxb Nhân 44 dân Báo cáo phát triển cơng nghiệp văn hóa Trung Quốc (2012-2013), Nxb Văn hiến Khoa học xã hội Bắc Kinh, tr.95 45 Bành Tân Lương (2008), Ngoại giao văn hóa sức mạnh mềm Trung Quốc: góc nhìn tồn cầu hóa, Nxb Dạy học nghiên cứu ngôn ngữ, Bắc Kinh 46 文文文文文文文文文文文文(2014),软软软软软软软软软软软软软软软软软软 47 文文文文文(2011),软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软, 文文文文, 文文:文文文文文 48 文文文 (2013), 软软软软软软软软软软软软软, 文文文文文文 105 49 David Popenoe (2007), Xã hội học, Lý Cường dịch, Nhà xuất Đại học Nhân dân Trung Quốc, tr.63 50 软 软 软 软 软 软 软 软 软 2015 软 软 软 软 软 软 软 软 软 , https://news.artron.net/20141127/n681582.html, truy cập 10/7/2020 51 Diêm Học Thông (2008), Đánh giá trạng nghiên cứu sức mạnh mềm Trung Quốc giới nghiên cứu nước, báo Học viện Quan hệ quốc tế, tháng 3/2008, tr.18-23 52 Duyệt Lưu Khánh, Vương Lợi Thao (2007), Tổng thuật nghiên cứu lý luận sức mạnh mềm năm gần đây, tạp chí Diễn đàn quốc tế, số Quyển số - tháng 5/2007, tr.38-43 53 文文文(2009),软软软软软软软软软软软软软软软,文文文文文文文文文2009 文 文 文, 文 10 文 54 软 软 " 软 软 软 " 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 ( 软 软 ), http://www.gov.cn/jrzg/200609/13/content_388046.htm, truy cập 16/8/2020 55 文文文 (2007), 软软软软软软软软软软, 文文文文 56 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 , http://news.lzu.edu.cn/c/201811/52674.html, truy cập 14/7/2020 57 文文文 (2013), 文文文文文文文文,文文文文文文文文文文文, 文文 58 文文文 (2012), 软软软软软软软软软软软, 文文文文, 2012 文 文 文, 文 158-163 文 59 Lý Linh, Trần Sĩ Bình (2007), Sự biến thiên trị quốc tế lý luận sức mạnh mềm, tạp chí Lý luận ngoại giao, số 6/2007, tr.97-104 60 Nghị Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc Khóa XVIII, http://news.xinhuanet.com/18cpcnc/2012-11/14/c_113690939.htm, truy cập 15/3/2020 61 Nghị Hội nghị lần thứ Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Khóa XVIII, http://news.xinhuanet.com/politics/2011- 10/18/c_111105580.htm, truy cập ngày 15/3/2020 62 文文文 (2009), 软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软, 文文文文文文文 63 文文文,文文 (2014), 软软软软软软软软软软软, 文文, 文文文文文文文 64 文文(2014),"软软软软"软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软,文文文文文文文文 65 文文文(2005),软软软软软软软软软软软软软软软,文文文文文文文2005 文文 文,文 19-22 文 66 文文文文文文(2015),软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软.软软软软软软软, 文文文文 文文 67 68 Tảo báo Liên hợp, ngày 05/2/2011 ngày 17/2/2011 Taylor Cowan (2007), Phá hủy tính sáng tạo: tồn cầu hóa đa dạng hóa văn hóa, Nxb Nhân dân Thượng Hải 69 Trung Quốc khơng hi sinh lợi ích quốc gia cốt lõi bất chấp hoàn cảnh nào, http://www.chinadaily.com.cn/china/2013- 01/30/content_16185761.htm, truy cập 28/7/2020 106 70 71 72 文文文(2013),软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软软, 文文文文 文文文(2014),软软软软软软软软软软,软软软软软软软软软软软,文文文文, 软 软 软 软 “ 软 软 软 ” , http://guoqing.china.com.cn/201207/18/content_25943964.htm, truy cập 20/7/2020 73 文文文(2013)文软软软软软软软软软软软软软软软, 文文文文文, 文文 74 文文文(2015)文软软软软软软软软软软软软 2015文文文文文文文文文 文文 75 文文文 (2006), 软软软软软软软软软, 文文文文文文, 文 54-59 文 76 软软软软软软软软软软软软软 “软软软 ” , http://www.rmzxb.com.cn/c/2017-0104/1262855.shtml, truy cập 16/7/2020 77 文文文文文文,软软软软软软软软软软软软软软软软(2015)文文文文文 文文文文文文文文文文文文文文 文文文文文文文文 78 软 软 软 软 软 — 软 — 软 软 软 软 软 软 http://finance.sina.com.cn/roll/20120128/070411263035.shtml?from=wap, 16/7/2020 79 软 truy 软 , cập 2016“软软软软”软软软软软软软软软软, DOI:10.13854/j.cnki.cni.2016.15.011, truy cập 12/7/2020 80 2017 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 , http://data.chinabaogao.com/wenhua/2018/091362Y12018.html, truy cập 15/7/2020 81 2019 文文文文文文文文文文文文文文文文文 82 36kr 文 文 文 软 软 软 软 软 软 2016 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 软 , https://36kr.com/p/5068311.html 107 IV TRANG WEB BỔ TRỢ 83 Chiến lược nước lớn Đông Nam Á đấu kỷ XXI tác động tới Việt Nam, http://redsvn.net/chien-luoc-cua-cac-nuoc-lon-tai-dong-nam-adau-the-ky-21-va-tac-dong-toi-viet-nam/, truy cập 13/6/2020 84 Cuộc chiến phòng vé nửa cuối năm 2018: Trung Quốc sẵn sàng vượt Bắc Mỹ, https://dep.com.vn/cuoc-chien-phong-ve-nua-cuoi-nam-2018-trung-quocse-soan-ngoi-bac-my/, truy cập lần cuối ngày 10/7/2020 85 Đằng sau việc Trung Quốc hào phòng hỗ trợ châu Phi, https://bnews.vn/dang-sau-viec-trung-quoc-hao-phong-ho-tro-chau-phi/96320.amp, truy cập 20/7/2020 86 Học viện Khổng tử âm mưu quảng bá sức mạnh mềm Trung Quốc, https://www.biendong.net/bien-dong/29029-hoc-vien-khong-tu-va-am-muuquang-ba-suc-manh-mem-cua-tq.html, truy cập ngày 15/7/2020 87 Lào, Campuchia phụ thuộc tránh khỏi vào Trung Quốc, http://redsvn.net/lao-campuchia-va-su-phu-thuoc-khong-tranh-khoi-vaotrung-quoc/, truy cập 15/6/2020 88 Tập Cận Bình nói quản trị đất nước, https://www.vietnamplus.vn/xuat-ban-sach-tap-can-binh-ve-quan-ly-dat-nuoctrung-quoc/353433.vnp, truy cập 13/6/2020 89 Trung Quốc tiếp tục rót thêm tiền vào Campuchia, https://baodatviet.vn/the-gioi/tin-tuc-24h/trung-quoc-tiep-tuc-rot-them-tien-vaocampuchia-3038715/, truy cập 20/7/2020 90 Viện Khổng Tử Trung Quốc nguy tiềm tàng hoạt động gián điệp nước giới, https://www.biendong.net/biendong/32146-vien-khong-tu-tq-va-nhung-nguy-co-tiem-tang-ve-hoat-dong-giandiep-doi-voi-cac-nuoc-tren-the-gioi.html, truy cập ngày 15/7/2020 91 www.hanban.org 92 www.pewresearch.org 93 www.xinhuanet.com 108 ... thực tiễn sức mạnh mềm, sức mạnh mềm văn hóa, sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc - Phân tích, làm rõ mục tiêu, phương thức triển khai sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc từ năm 2012 đến năm 2018 - Đánh... QUỐC TỪ NĂM 2012 ĐẾN NĂM 2018 1.1 Cơ sở lý luận sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc 1.1.1 Khái niệm văn hóa, sức mạnh mềm, sức mạnh mềm văn hóa 1.1.1.1 Khái niệm văn hóa ? ?Văn hóa? ?? cụm từ khơng cịn xa... 20 1.1.1 Khái niệm văn hóa, sức mạnh mềm, sức mạnh mềm văn hóa .20 1.1.2 Quan niệm Trung Quốc sức mạnh mềm, sức mạnh mềm văn hóa 24 1.1.3 Mối quan hệ sức mạnh mềm văn hóa với khái niệm có liên