1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biên soạn tài liệu hướng dẫn cho các bộ thí nghiệm vật lý đại cương mới theo định hướng phát triển năng lực

103 24 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 3,23 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA VẬT LÝ HOÀNG THỊ PHƯƠNG BIÊN SOẠN TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CHO CÁC BỘ THÍ NGHIỆM VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG MỚI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC KHÓA LU

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA VẬT LÝ

HOÀNG THỊ PHƯƠNG

BIÊN SOẠN TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CHO CÁC BỘ THÍ NGHIỆM VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG MỚI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng, 2017

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

KHOA VẬT LÝ

HOÀNG THỊ PHƯƠNG

BIÊN SOẠN TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CHO CÁC BỘ THÍ NGHIỆM VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG MỚI THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Sư phạm Vật lý

Khóa học : 2013 - 2017

Người hướng dẫn: TS NGUYỄN QUÝ TUẤN

Đà Nẵng, 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được bài khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự hỗ trợ, hướng dẫn về mặt chuyên môn, sự góp ý chân thành và những lời động viên quý báu từ quý thầy cô trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, bạn bè và người

thân

Trước hết, em xin cảm ơn quý thầy cô trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng, nhất là quý thầy cô trong khoa Vật lý đã dìu dắt chỉ dạy cho em rất nhiều về

kiến thức, kĩ năng quý báu

Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Quý Tuấn Trong quá trình làm khóa luận, em đã được thầy hướng dẫn tận tình, cung cấp nhiều kiến thức bổ ích, giúp em nhận ra nhiều vấn đề để hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp

cô, bạn bè để bài khóa luận của em được hoàn chỉnh hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2017

Sinh viên thực hiện

Hoàng Thị Phương

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT v

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC HÌNH ẢNH viii

PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 3

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC 4

1.1 Lý luận về dạy học theo định hướng phát triển năng lực người họ 4

1.2 Xây dựng các năng lực theo định hướng phát triên năng lực cho người học 7

1.2.1 Xây dựng các năng lực chung 7

1.2.2 Năng lực chuyên biệt môn Vật lý 11

1.2.3 Cấu trúc các năng lực thực nghiệm trong dạy học Vật lý 13

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH GIẢNG DẠY CÁC BÀI THÍ NGHIỆM VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG MỚI 15

2.1 Bài thí nghiệm: “Xác định momen quán tính của các vật rắn đối xứng” 15

2.1.1 Chuẩn đầu ra của bài thí nghiệm 15

2.1.2 Dụng cụ thí nghiệm 15

2.1.3 Cơ sở lý thuyết 16

Trang 5

2.1.4 Tiến trình thực hành 17

2.1.5 Kết quả thí nghiệm và xử lý số liệu 18

2.2 Bài thí nghiệm: “Xác định sức căng bề mặt chất lỏng” 21

2.2.1 Chuẩn đầu ra của bài thí nghiệm 21

2.2.3 Cơ sở lý thuyết 22

2.2.4 Tiến trình thực hành 23

2.2.5 Kết quả thí nghiệm và sử lý số liệu 24

2.3 Bài thí nghiệm: “Đo vận tốc âm thanh trong không khí bằng ống Kundt và máy phát chức năng” 26

2.3.1 Chuẩn đầu ra của bài thí nghiệm 26

2.3.2 Dụng cụ thí nghiệm 26

2.3.4 Cơ sở lý thuyết 29

2.3.5 Tiến trình thực hành 30

2.3.6 Kết quả thí nghiệm và xử lý số liệu 31

2.4 Bài thí nghiệm: “Xác định điện tích riêng e/m của electron” 33

2.4.1 Chuẩn đầu ra của bài thí nghiệm 33

2.4.2 Dụng cụ thí nghiệm 33

2.4.3 Cơ sở lý thuyết 36

2.4.4 Tiến trình thực hành 37

2.4.5 Kết quả thí nghiệm và xử lý số liệu 38

CHƯƠNG 3: TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH VÀ SỐ LIỆU KẾT QUẢ MẪU 41

3.1 Bài thí nghiệm: “Xác định momen quán tính của các vật rắn đối xứng” 41

3.1.1 Chuẩn đầu ra của bài thực hành 41

3.1.2 Dụng cụ thí nghiệm 41

3.1.3 Cơ sở lý thuyết 44

3.1.4 Lắp đặt và tiến trình thí nghiệm 48

Trang 6

3.1.5 Kết quả thí nghiệm và xử lý số liệu 49

3.2 Bài thí nghiệm: “Xác định sức căng bề mặt chất lỏng” 56

3.2.1 Chuẩn đầu ra của bài thí nghiệm 56

3.2.2 Dụng cụ thí nghiệm 56

3.2.3 Cơ sở lý thuyết 58

3.2.4 Lắp đặt và tiến hành thí nghiệm 60

3.2.5 Kết quả thí nghiệm và xử lý số liệu 62

3.3 Bài thí nghiệm: “Đo vận tốc âm thanh trong không khí bằng ống Kundt và máy phát chức năng” 66

3.3.1 Chuẩn đầu ra của bài thí nghiệm 66

3.3.2 Dụng cụ thí nghiệm 66

3.3.3 Cơ sở lý thuyết 71

3.3.4 Lắp đặt và tiến hành thí nghiệm 71

3.3.5 Kết quả thí nghiệm và xử lý số liệu 73

3.4 Bài thí nghiệm: “Xác định điện tích riêng e/m của electron” 77

3.4.1 Chuẩn đầu ra của bài thí nghiệm 77

3.4.2 Dụng cụ thí nghiệm 77

3.4.3 Cơ sở lý thuyết 81

3.4.4 Lắp đặt và tiến hành thí nghiệm 83

3.4.5 Kết quả thí nghiệm và xử lý số liệu 86

KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

Ý KIẾN CỦA NGƯỜI HƯỚNG DẪN 93

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1.1: Các đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội dung và chương

trình định hướng phát triển năng lực 6

Bảng 1.2.1: Bảng năng lực chung 7

Bảng 1.2.2: Năng lực chuyên biệt môn Vật lý 11

Bảng 2.1.1: Đường kính của ròng rọc 18

Bảng 2.1.2: Thời gian chuyển động đĩa quay ở góc 𝜃 = ⋯ 19

Bảng 2.1.3: Thời gian chuyển động của đĩa quay gắn thêm hình trụ ở góc 𝜃 = ⋯ 19 Bảng 2.1.4: Thời gian chuyển động của đĩa quay gắn thêm khối cầu đặc ở góc 𝜃 = ⋯ 19

Bảng 2.1.5: Thời gian chuyển động của đĩa quay gắn thêm khối nón đặc ở góc 𝜃 = ⋯ 19

Bảng 2.1.6: Momen quán tính các vật rắn đối xứng (lý thuyết) 20

Bảng 2.2.1: Đường kính ngoài và trong của vòng nhôm 24

Bảng 2.2.2: Lực căng bề mặt chất lỏng đối với nước ở nhiệt độ phòng 24

Bảng 2.3.1: Sóng dừng xảy ra trong ống trụ với chiều dài l1 31

Bảng 2.3.2: Sóng dừng xảy ra trong ống trụ với chiều dài l2 31

Bảng 2.3.3: Sóng dừng xảy ra trong ống trụ với chiều dài l3 31

Bảng 2.4.1: Đường kính của vòng dây Helmoltz 38

Bảng 2.4.2: Hiệu điện thế gia tốc của electron U1 = (V) 38

Bảng 2.4.3: Hiệu điện thế gia tốc của electron U2 = (V) 38

Bảng 2.4.4: Hiệu điện thế gia tốc của electron U3 = (V) 38

Bảng 3.1.1: Bán kính của ròng rọc 49

Bảng 3.1.2: Thời gian chuyển động của đĩa quay và ròng rọc ở góc 𝜃 = 180° 50

Bảng 3.1.3: Thời hian chuyển động của đĩa quay gắn thêm khối trụ đặc ở góc 𝜃 = 180° 51

Bảng 3.1.4: Thời gian chuyển động của đĩa quay gắn thêm khối cầu đặc ở góc 𝜃 = 180° 52

Bảng 3.1.5: Thời gian chuyển động của đĩa quay gắn thêm khối nón đặc ở góc 𝜃 = 180° 53

Bảng 3.1.6: Momen quán tính các vật rắn đối xứng 54

Trang 9

Bảng 3.2.1: Đường kính ngoài và trong của vòng nhôm 62

Bảng 3.2.2: Lực căng bề mặt chất lỏng đối với nước cất ở nhiệt độ phòng 62

Bảng 3.2.3: Lực căng bề mặt chất lỏng đối với nước phụ thuộc vào nhiệt độ 63

Bảng 3.3.1: Sóng dừng xảy ra trong ống trụ với chiều dài l1=550mm 73

Bảng 3.3.2: Sóng dừng xảy ra trong ống trụ với chiều dài l2=500mm 73

Bảng 3.3.3: Sóng dừng xảy ra trong ống trụ với chiều dài l3=450mm 73

Bảng 3.4.1: Đo đường kính của vòng dây Helmholtz 86

Bảng 3.4.2: Hiệu điện thế gia tốc của electron U = 150V 86

Bảng 3.4.3: Hiệu điện thế gia tốc của electron U = 175V 86

Bảng 3.4.4: Hiệu điện thế gia tốc của electron U = 200V 87

Đồ thị 3.1.1: Mối quan hệ giữa t2 và 1/m của đĩa quay và ròng rọc 50

Đồ thị 3.1.2: Mối quan hệ giữa t2 và 1/m của khối trụ đặc 51

Đồ thị 3.1.3: Mối quan hệ giữa t2 và 1/m của khối cầu đặc 52

Đồ thị 3.1.4: Mối quan hệ giữa t2 và của khối nón đặc 53

Đồ thị 3.2.1: Sự phụ thuộc sức căng mặt ngoài của nước vào nhiệt độ 63

Đồ thị 3.3.1: Sự phụ thuộc của bước sóng λ vào 1/f 74

Đồ thị 3.4.1: Đồ thị sự phụ thuộc của I vào 1/r 88

Trang 10

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2.1.1: Mô tả cổng quang điện với đồng hồ đo thời gian hiện số 15

Hình 2.2.1: Mô tả các nút chức năng của máy khuấy từ 21

Hình 2.3.1: Mô tả cấu tạo của máy phát chức năng 27

Hình 2.3.2: Mô tả cách điều chỉnh tần số 27

Hình 2.3.3: Mô tả các nút của máy khuếch đại tần số 28

Hình 2.4.1: Mô tả các nút chức năng của nguồn công suất “Netigerat universal” 34

Hình 2.4.2: Mô tả các nút chức năng của nguồn công suất “DC – Constanter Geregeltes Netzgerat 0 600V ” 35

Hình 2.4.3: Từ trường tạo bởi vòng dây mang dòng điện 36

Hình 3.1.1: Mô tả các nút chức năng của cổng quang điện với đồng hồ đo thời gian hiện số 44

Hình 3.1.2 47

Hình 3.1.3: Bố trí thí nghiệm để xác định momen quán tính 48

Hình 3.2.1: Mô tả cấu tạo của máy khuấy từ gia nhiệt 58

Hình 3.2.2: Bố trí thí nghiệm khảo sát sức căng mặt ngoài của nước 60

Hình 3.2.2: Mô tả cách đặt đầu đo nhiệt 60

Hình 3.3.1: Mô tả các nút chức năng của máy phát chức năng 68

Hình 3.3.2: Mô tả cách điều chỉnh tần số 69

Hình 3.3.3: Mô tả các nút chức năng của máy khuếch đại tần số 70

Hình 3.3.4: Lắp đặt thí nghiệm để xác định vận tốc truyền âm trong không khí 71

Hình 3.3.6: Mô tả cách nối loa với máy khuếch đại tần số 72

Hình 3.4.1: Mô tả các nút chức năng của nguồn công suất “Netigerat universal” 79

Hình 3.4.2 Mô tả các nút chức năng của nguồn công suất “DC – Constanter Geregeltes Netzgerat 0 600V ” 80

Hình 3.4.3: Từ trường tạo bởi vòng dây mang dòng điện 81

Hình 3.4.4: Từ trường tạo bởi hai cuộn Helmholtz 82

Hình 3.4.5: Bố trí thí nghiệm để xác định điện tích riêng e/m 83

Hình 3.4.6: Sơ đồ đấu dây cuộn Helmholtz 84

Hình 3.4.7: Sơ đồ đấu dây ống chùm tia hẹp 84

Trang 11

PHẦN THỨ NHẤT: MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

UNESCO đã xác định mục tiêu học tập: Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình Tuy nhiên, lâu nay giáo dục nước ta chỉ dạy để biết, chưa chú trọng dạy để người học có thể làm được những gì Muốn cho người học ra trường có thể đi làm được thì phải chú trọng giờ học thực hành Đặc biệt Vật lý học

là một môn khoa học thực nghiệm Thực hành Vật lý là một khâu quan trọng trong việc rèn luyện cho sinh viên có khả năng vận dụng các kiến thức vào thực tiễn, trang bị cho sinh viên các phương pháp và kĩ năng thực hành Vật lý, đây cũng là khâu giúp cho sinh viên có khả năng xây dựng thí nghiệm để kiểm chứng lý thuyết Ngoài ra rèn luyện cho sinh viên những đức tính cẩn thận, khéo léo cần thiết cho nghề nghiệp tương lai sau này

Hiện nay có rất nhiều tài liệu, sách, giáo trình, bài viết, liên quan đến việc xây dựng một số bài thực hành vật lý đại cương dành cho các sinh viên chuyên và không chuyên như: Giáo trình thí nghiệm Vật lý đại cương của tác giả Tạ Thị Huỳnh Như (chủ biên) giành cho sinh viên ngành kĩ thuật; Thí nghiệm Vật lý đại cương NXB Đại học Quốc gia TP.HCM - 2008 dành cho sinh viên Bách khoa; Giáo trình thực hành Vật lý đại cương của tác giả Bùi Văn Thiên – Nguyễn Quang Đông dành cho sinh viên ngành y dược Tuy nhiên, phòng thí nghiệm Vật lý đại cương khoa Vật lý trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đang đầu tư thêm một số

bộ thí nghiệm mới, hiện đại Các bộ tài liệu thí nghiệm này chỉ có tài liệu bằng tiếng anh và được viết rất ngắn gọn Điều đó, gây khó khăn cho người học trong việc tiếp cận các bộ thí nghiệm mới này Hơn nữa, tài liệu hướng dẫn này chỉ chú trọng đến quy trình thực hiện mà chưa chú trọng đến hướng dẫn theo hướng phát triển năng lực người học

Từ những lí do trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Biên soạn tài liệu hướng dẫn cho các bộ thí nghiệm vật lý đại cương mới theo định hướng phát triển năng lực”

Trang 12

2 Mục đích nghiên cứu

Xây dựng được tiến trình và tài liệu hướng dẫn cho 4 bài thí nghiệm Vật lí đại

cương mới tại Khoa Vật lý theo hướng hình thành năng lực người học:

+ Xác định momen quán tính của các vật rắn đối xứng

+ Xác định sức căng bề mặt chất lỏng

+ Đo vận tốc âm thanh trong không khí bằng ống Kundt và máy phát chức năng

+ Xác định điện tích riêng 𝑒/𝑚 của electron

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Xác định mục đích thí nghiệm của những bài thí nghiệm có trong đề tài

- Nghiên cứu các cơ sở lý thuyết của những bài thí nghiệm có trong đề tài

- Biên soạn hướng dẫn sử dụng các thiết bị thí nghiệm mới có trong đề tài

- Xây dựng các bước tiến hành thí nghiệm của từng bài thí nghiệm có trong đề tài:

+ Xác định momen quán tính của các vật rắn đối xứng

+ Xác định sức căng bề mặt chất lỏng

+ Đo vận tốc âm thanh trong không khí bằng ống kundt và máy phát chức năng

+ Xác định điện tích riêng 𝑒/𝑚 của electron

- Thực hiện thí nghiệm trên các bước tiến trình đã đề xuất và xử lý số liệu kết quả thu được

- Đưa ra các nhận xét về sai số của bài thí nghiệm và một số lưu ý, kinh nghiệm rút ra được trong quá trình làm thí nghiệm

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu:

- Các tài liệu liên quan đến cơ sở lý thuyết của các bài thí nghiệm: Từ trường, Chất lỏng, Cân bằng và chuyển động của vật rắn, Sóng âm

- Các tài liệu liên quan đên phương pháp dạy học theo hướng hình thành năng lực người học đối với chuyên ngành Vật lý

- Các dụng cụ thí nghiệm mới có trong đề tài

* Phạm vi nghiên cứu:

- Xây dựng 4 bài thí nghiệm mới tại phòng Vật lý đại cương khoa Vật lý:

Trang 13

+ Xác định momen quán tính của các vật rắn đối xứng

+ Xác định sức căng bề mặt chất lỏng

+ Đo vận tốc âm thanh trong không khí bằng ống Kundt và máy phát chức năng + Xác định điện tích riêng 𝑒/𝑚 của electron

5 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, tôi sử dụng các phương

pháp sau đây:

- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu những tài liệu hướng dẫn sử dụng các bộ thí nghiệm; Nghiên cứu những tài liệu về phương pháp dạy học thí nghiệm Vật lý; Nghiên cứu những tài liệu liên quan đến cơ sở lý thuyết của các bài thí nghiệm có trong đề tài

- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Tiến hành các bài thí nghiệm trên các bước thực hành đã biên soạn, từ kết quả thí nghiệm kết hợp với quá trình quan sát rút ra những kết luận và những hướng dẫn sư phạm cần thiết

- Xử lý số liệu bằng phương pháp đồ thị

Trang 14

PHẦN THỨ HAI: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN DẠY HỌC THEO ĐỊNH HƯỚNG

PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC

1.1 Lý luận về dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học [6]

Nghị quyết TW8 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo xác định:

“Đổi mới hình thức, phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả GD-ĐT; Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, ” Trong đó, việc đổi mới dạy - học theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực người học được chú trọng để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Cốt lõi của đổi mới dạy - học là chuyển quá trình dạy của thầy sang quá trình dạy - học của cả thầy và trò, tức là thầy chuyển từ vai trò thuyết trình, giảng giải sang vai trò gợi mở, định hướng và chỉ đạo quá trình tự học, tự nghiên cứu của người học

Giáo dục định hướng phát triển năng lực được bàn đến nhiều từ những năm 90 của thế kỷ XX và ngày nay đã trở thành xu hướng giáo dục quốc tế Giáo dục định hướng phát triển năng lực nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học, đảm bảo chất lượng đầu ra của việc dạy - học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho người học năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp sau này Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thể của quá trình nhận thức Dạy học định hướng phát triển năng lực được sử dụng như sau:

- Năng lực liên quan đến bình diện mục tiêu của dạy học:

+ Mục tiêu dạy học được mô tả thông qua các năng lực cần hình thành

+ Trong các môn học, những nội dung và hoạt động cơ bản được liên kết với nhau nhằm hình thành các năng lực

+ Năng lực là sự kết nối tri thức, hiểu biết, khả năng, mong muốn

+ Mục tiêu hình thành năng lực định hướng cho việc lựa chọn, đánh giá mức độ quan trọng và cấu trúc hóa các nội dung và hoạt động và hành động dạy học về mặt phương pháp

+ Năng lực mô tả việc giải quyết những đòi hỏi về nội dung trong các tình huống cụ thể

Trang 15

- Các năng lực chung cùng với các năng lực chuyên môn tạo thành nền tảng chung cho công việc giáo dục và dạy học

+ Mức độ đối với sự phát triển năng lực có thể được xác định trong các chuẩn

Để hình thành và phát triển năng lực cần xác định các thành phần và cấu trúc của chúng

+ Có nhiều loại năng lực khác nhau nên việc mô tả cấu trúc và các thành phần năng lực cũng khác nhau Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của 4 năng lực thành phần: Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá nhân

Mô hình bốn thành phần năng lực trên phù hợp với bốn trụ cốt giáo dục theo UNESCO:

Các thành phần năng lực Các trụ cột giáo dục của UNESO

Trang 16

Bảng 1.1.1: Các đặc trưng cơ bản của chương trình định hướng nội dung và

chương trình định hướng phát triển năng lực Chương trình định hướng

nội dung

Chương trình định hướng phát

triển năng lực Mục tiêu

giáo dục

Mục tiêu dạy học được mô tả

không chi tiết và không nhất

thiết phải quan sát, đánh giá

được

Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của HS một cách liên tục

Nội dung

giáo dục

Việc lựa chọn nội dung dựa

vào các khoa học chuyên

môn, không gắn với các tình

huống thực tiễn Nội dung

được quy định chi tiết trong

chương trình

Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết

Phương

pháp dạy

học

GV là người truyền thụ tri

thức, là trung tâm của quá

trình dạy học HS tiếp thu thụ

động những tri thức được quy

định sẵn

- GV chủ yếu là người tổ chức, hỗ trợ HS tự lực và tích cực lĩnh hội tri thức Chú trọng sự phát triển khả năng giải quyết vấn đề, khả năng giao tiếp

- Chú trọng sử dụng các quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực, các phương pháp dạy học thí nghiệm, thực hành

Trang 17

Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn

Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực là tạo điều kiện quản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vận dụng của HS Tuy nhiên nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ý đầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản và tính hệ thống của tri thức Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở kết quả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện

1.2 Xây dựng các năng lực theo định hướng phát triên năng lực cho người học

1.2.1 Xây dựng các năng lực chung [6]

Bảng 1.2.1: Bảng năng lực chung Các năng lực

1 Năng lực tự

học

a) Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện

b) Lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nề nếp; thực hiện các cách học: Hình thành cách ghi nhớ của bản thân; phân tích nhiệm vụ học tập để lựa chọn được các nguồn tài liệu đọc phù hợp: các đề mục, các đoạn bài ở sách giáo khoa, sách tham khảo, internet; lưu giữ thông tin có chọn lọc bằng ghi tóm tắt với đề cương chi tiết, bằng bản đồ khái niệm, bảng, các từ khóa; ghi chú bài giảng của GV theo các ý chính; tra cứu tài liệu ở thư viện nhà trường theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập

c) Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua lời góp ý của

GV, bạn bè; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập

Trang 18

a) Đặt câu hỏi khác nhau về một sự vật, hiện tượng; xác định

và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau

b) Hình thành ý tưởng dựa trên các nguồn thông tin đã cho; đề xuất giải pháp cải tiến hay thay thế các giải pháp không còn phù hợp; so sánh và bình luận được về các giải pháp đề xuất c) Suy nghĩ và khái quát hoá thành tiến trình khi thực hiện một công việc nào đó; tôn trọng các quan điểm trái chiều; áp dụng điều

đã biết vào tình huống tương tự với những điều chỉnh hợp lý d) Hứng thú, tự do trong suy nghĩ; chủ động nêu ý kiến; không quá lo lắng về tính đúng sai của ý kiến đề xuất; phát hiện yếu

tố mới, tích cực trong những ý kiến khác

4 Năng lực tự

quản lý

a) Nhận ra được các yếu tố tác động đến hành động của bản thân trong học tập và trong giao tiếp hàng ngày; kiềm chế được cảm xúc của bản thân trong các tình huống ngoài ý muốn

b) Ý thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình; xây dựng và thực hiện được kế hoạch nhằm đạt được mục đích; nhận ra và

có ứng xử phù hợp với những tình huống không an toàn

c) Tự đánh giá, tự điều chỉnh những hành động chưa hợp lý

của bản thân trong học tập và trong cuộc sống hàng ngày

d) Đánh giá được hình thể của bản thân so với chuẩn về chiều cao, cân nặng; nhận ra được những dấu hiệu thay đổi của bản thân trong giai đoạn dậy thì; có ý thức ăn uống, rèn luyện và nghỉ ngơi phù hợp để nâng cao sức khoẻ; nhận ra và kiểm soát

Trang 19

được những yếu tố ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và tinh thần trong môi trường sống và học tập

6 Năng lực

hợp tác

a) Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp

b) Biết trách nhiệm, vai trò của mình trong nhóm ứng với công việc cụ thể; phân tích nhiệm vụ của cả nhóm để nêu được các hoạt động phải thực hiện, trong đó tự đánh giá được hoạt động mình có thể đảm nhiệm tốt nhất để tự đề xuất cho nhóm phân công

c) Nhận biết được đặc điểm, khả năng của từng thành viên cũng như kết quả làm việc nhóm; dự kiến phân công từng thành viên trong nhóm các công việc phù hợp

d) Chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung; chia sẻ, khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm

e) Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt động chung của nhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm

a) Sử dụng đúng cách các thiết bị ICT để thực hiện các nhiệm

vụ cụ thể; nhận biết các thành phần của hệ thống ICT cơ bản;

sử dụng được các phần mềm hỗ trợ học tập thuộc các lĩnh vực khác nhau; tổ chức và lưu trữ dữ liệu vào các bộ nhớ khác nhau, tại thiết bị và trên mạng

b) Xác định được thông tin cần thiết để thực hiện nhiệm vụ học tập; tìm kiếm được thông tin với các chức năng tìm kiếm đơn giản và tổ chức thông tin phù hợp; đánh giá sự phù hợp

Trang 20

của thông tin, dữ liệu đã tìm thấy với nhiệm vụ đặt ra; xác lập mối liên hệ giữa kiến thức đã biết với thông tin mới thu thập được và dùng thông tin đó để giải quyết các nhiệm vụ học tập

b) Phát âm đúng nhịp điệu và ngữ điệu; hiểu từ vựng thông dụng được thể hiện trong hai lĩnh vực khẩu ngữ và bút ngữ, thông qua các ngữ cảnh có nghĩa; phân tích được cấu trúc và

ý nghĩa giao tiếp của các loại câu trần thuật, câu hỏi, câu mệnh lệnh, câu cảm thán, câu khẳng định, câu phủ định, câu đơn, câu ghép, câu phức, câu điều kiện

b) Sử dụng được các thuật ngữ, kí hiệu toán học, tính chất các

số và của các hình hình học; sử dụng được thống kê toán học trong học tập và trong một số tình huống đơn giản hàng ngày; hình dung và có thể vẽ phác hình dạng các đối tượng, trong môi trường xung quanh, nêu được tính chất cơ bản của chúng c) Hiểu và biểu diễn được mối quan hệ toán học giữa các yếu

tố trong các tình huống học tập và trong đời sống; bước đầu vận dụng được các bài toán tối ưu trong học tập và trong cuộc sống; biết sử dụng m

ột số yếu tố của lôgic hình thức để lập luận và diễn đạt ý

Trang 21

tưởng

d) Sử dụng được các dụng cụ đo, vẽ, tính; sử dụng được máy tính cầm tay trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày; bước đầu sử dụng máy vi tính để tính toán trong học tập

1.2.2 Năng lực chuyên biệt môn Vật lý [6] [1]

Dựa trên cơ sở những năng lực chung, người ta sẽ phát triển thành những năng lực chuyên biệt phù hợp với yêu cầu mục tiêu, nội dung kiến thức của từng môn học khác nhau Với đặc điểm là môn khoa học thực nghiệm, môn Vật lý có những năng lực như sau:

Bảng 1.2.2: Năng lực chuyên biệt môn Vật lý Nhóm năng

- K2: Trình bày được mối quan hệ giữa các kiến thức vật lý

- K3: Sử dụng được kiến thức vật lý để thực hiện các nhiệm

vụ học tập

- K4: Vận dụng (giải thích, dự đoán, tính toán, đề ra giải pháp, đánh giá giải pháp… ) kiến thức vật lý vào các tình huống thực tiễn

- P1: Đặt ra những câu hỏi về một sự kiện vật lý

- P2: Mô tả được các hiện tượng tự nhiên bằng ngôn ngữ vật

lí và chỉ ra các quy luật vật lý trong hiện tượng đó

- P3: Thu thập, đánh giá, lựa chọn và xử lí thông tin từ các nguồn khác nhau để giải quyết vấn đề trong học tập vật lý

- P4: Vận dụng sự tương tự và các mô hình để xây dựng kiến thức vật lý

- P5: Lựa chọn và sử dụng các công cụ toán học phù hợp

Trang 22

trong học tập vật lý

- P6: Chỉ ra được điều kiện lí tưởng của hiện tượng vật lý

- P7: Đề xuất được giả thuyết; suy ra các hệ quả có thể kiểm tra được

- P8: Xác định mục đích, đề xuất phương án, lắp ráp, tiến hành xử lí kết quả thí nghiệm và rút ra nhận xét

- P9: Biện luận tính đúng đắn của kết quả thí nghiệm và tính đúng đắn các kết luận được khái quát hóa từ kết quả thí nghiệm này

- X6: trình bày các kết quả từ các hoạt động học tập vật lý của mình (nghe giảng, tìm kiếm thông tin, thí nghiệm, làm việc nhóm… ) một cách phù hợp

- X7: Thảo luận được kết quả công việc của mình và những vấn đề liên quan dưới góc nhìn vật lý

- X8: Tham gia hoạt động nhóm trong học tập vật lý

Trang 23

- C3: Chỉ ra được vai trò (cơ hội) và hạn chế của các quan điểm vật lí đối trong các trường hợp cụ thể trong môn Vật lý và ngoài môn Vật lý

- C4: So sánh và đánh giá được - dưới khía cạnh vật lý- các giải pháp kĩ thuật khác nhau về mặt kinh tế, xã hội và môi trường

- C5: Sử dụng được kiến thức vật lý để đánh giá và cảnh báo mức độ an toàn của thí nghiệm, của các vấn đề trong cuộc sống

và của các công nghệ hiện đại

- C6: Nhận ra được ảnh hưởng vật lý lên các mối quan hệ xã hội và lịch sử

1.2.3 Cấu trúc các năng lực thực nghiệm trong dạy học Vật lý [6]

* Kiến thức

+ Kiến thức vật lí liên quan đến quá trình cần khảo sát

+ Kiến thức về thiết bị, về an toàn

+ Kiến thức về xử lí số liệu, kiến thức về sai số

+ Kiến thức về biểu diễn số liệu dưới dạng bảng biểu, đồ thị

Kỹ năng

Trang 24

+ Thay đổi các đại lượng

+ Sử dụng dụng cụ đo: hiệu chỉnh dụng cụ đo, đọc số liệu + Sửa chửa các sai hỏng thông thường

+ Quan sát diễn biến hiện tượng

+ Ghi lại kết quả

+ Biểu diễn kết quả bằng bảng biểu, đồ thị

+ Tính toán sai số

+ Biện luận, trình bày kết quả

+ Tự đánh giá cải tiến phép đo

Trang 25

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH GIẢNG DẠY CÁC BÀI THÍ NGHIỆM VẬT LÝ

ĐẠI CƯƠNG MỚI 2.1 Bài thí nghiệm: “Xác định momen quán tính của các vật rắn đối xứng” 2.1.1 Chuẩn đầu ra của bài thí nghiệm

Sau khi tiến hành thí nghiệm, người học phải:

- Đề xuất được phương án đo momen quán tính của vật rắn

- Xác định được momen quán tính của một số vật rắn đối xứng: Khối trụ đặc, khối nón đặc, khối cầu đặc

- Sử dụng thành thạo, an toàn các dụng cụ đo như thước kẹp, cân đo, đồng hồ

đo thời gian hiện số

2.1.2 Dụng cụ thí nghiệm

2.1.2.1 Dụng cụ thí nghiệm

- 1 Đế 3 chân

- 1 Máy đo thời gian hiện số

- 1 Nguồn điện 5V DC/2,2A

2.1.2.2 Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm mới

Hình 2.1.1: Mô tả cổng quang điện với đồng hồ đo thời gian hiện số

(1) Màn hình điện tử 4 chữ số

(2) Nút SET: Đưa về trạng thái chuẩn bị đo

(3) Công tắc chuyển đổi chế độ

Count: Đếm xung

Trang 26

: Đo khoảng thời gian từ khi bắt đầu đến khi vật chắn cổng quang điện : Đo khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vật chắn cổng quang điện

: Đo khoảng thời gian giữa lần đầu tiên và lần thứ ba vật chắn cổng quang điện

(4) Lỗ cắm đầu vào (BNC) cho việc bắt đầu và kết thúc chế độ đo thời gian2,3

và 4

(5) Cổng ra (lỗ cắm 4mm) dùng để điều khiển thiết bị bên ngoài

(6) Cổng nối đất (lỗ cắm 4mm)

(7) Cổng kết nối nguồn điện (lỗ 9mm)

Yêu cầu giá trị hiệu điện thế là +5V ± 5% và nối đồng thời với cổng nối đất

b Thiết lập momen quán tính của hình trụ có bán kính R và khối lượng M:

c Thiết lập momen quán tính của khối cầu đặc có bán kính R và khối lượng M:

d Thiết lập momen quán tính của khối nón đặc có bán kính R và khối lượng M:

Trang 27

Phiếu học tập 2.1.2

a Một hệ gồm một đĩa tròn bán kính 𝑅

được gắn đồng trục với một ròng rọc

có bán kính 𝑟 như hình bên Trên ròng

rọc có quấn một sợi dây nhẹ không

dãn, đầu kia của sợi dây gắn với một

vật có khối lượng m Bỏ quá ma sát

Thả vật rơi không vận tốc đầu Ròng

rọc quay được một góc 𝜃 trong

khoảng thời gian là t0

- Tính gia tốc góc α của ròng rọc:

- Tính momen quán tính 𝐼0của ròng rọc và đĩa tròn trong trường hợp trên:

b Gắn thêm vào hệ trong câu (a) một hình trụ (khối nón, khối cầu đặc) sao cho sao cho trục của hình trụ (khối nón, khối cầu đặc) trùng với trục quay Lúc này ròng rọc quay được một góc 𝜃 trong thời gian 𝑡𝑡𝑟ụ (𝑡𝑛ó𝑛, 𝑡𝑐ầ𝑢) Tính momen quán tính quả đĩa đặc (khối nón, khối cầu đặc):

Hình 2.1.2

Trang 28

2.1.4 Tiến trình thực hành

Trước khi tiến hành thí nghiệm, sinh viên cần phải nghiên cứu và hoàn thành các phiếu học tập sau:

Phiếu học tập 2.1.3

a Với các dụng cụ đã cho, để đo momen quán tính của một vật thì cần đo

những đại lượng nào?

b Từ những dụng cụ thí nghiệm giới thiệu trên và cở sở lý thuyết đã học hãy

thiết kế phương án để đo thí nghiệm

c Lắp đặt các thiết bị thí nghiệm đã cho để đo các đại lượng trên

d Từ phương án đo thí nghiệm đã biết trong phần (b) hãy trình bày các bước

để tiến hành thí nghiệm

2.1.5 Kết quả thí nghiệm và xử lý số liệu

Phiếu học tập số 2.1.4

* Ghi kết quả thu được vào các bảng sau:

a Hãy sử dụng thước kẹp để đo đường kính của ròng rọc và ghi kết quả thu được vào bảng 2.1.1

Trang 30

c Tiến hành đo bán kính và khối lượng của các vật rắn đối xứng có trong bài Ghi kết quả thu được vào bảng sau?

Bảng 2.1.6: Momen quán tính các vật rắn đối xứng (lý thuyết)

b Dựa vào đồ thị, hãy tính momen quán tính của đĩa đặc, khối cầu đặc, khối nón đặc

c So sánh momen quán tính thu được từ thí nghiệm so với giá trị lý thuyết?

* Nhận xét về dụng cụ thí nghiệm:

b Kết luận chung:

Trang 31

2.2 Bài thí nghiệm: “Xác định sức căng bề mặt chất lỏng”

2.2.1 Chuẩn đầu ra của bài thí nghiệm

Sau khi tiến hành thí nghiệm, người học phải:

- Xác định được sức căng mặt ngoài chất lỏng ở nhiệt độ phòng

- Phân tích được sự phụ thuộc của sức căng mặt ngoài chất lỏng theo nhiệt độ

- Xác định được hệ số phụ thuộc nhiệt độ và nhiệt độ tới hạn

- Sử dụng thành thạo, an toàn các dụng cụ đo như thước kẹp, máy khuấy từ, máy đo lực xoắn

2.2.2 Dụng cụ thí nghiệm

2.2.2.1 Dụng cụ thí nghiệm

- 1 Máy khuấy từ

- 1 Máy đo lực xoắn

- 1 Vòng đo sức căng mặt ngoài

- 1 Van thủy tinh một chiều

- 2 Cốc thủy tinh 140ml

- 1 Xilanh 100ml

- Sợi chỉ

- 1 Thước kẹp

2.2.2.1 Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm mới

Hình 2.2.1: Mô tả các nút chức năng của máy khuấy từ

Trang 32

(1) Màn hiện số tốc độ quay và nhiệt độ

(2) Nút bật (tắt) chế độ khuấy từ

Tốc độ quay: 30 - 1400 rpm, độ chính xác tốc độ: ±1%

(3) Nút bật (tắt) chế độ gia nhiệt đối với nhiệt độ cài đặt

(4) Núm xoay điều chỉnh nhiệt độ và tốc độ quay

Để chọn nhiệt độ, nhấn nút (3) → dùng núm xoay (4) tăng giảm nhiệt độ cần

đo → Nhấn nút (4) để cố định nhiệt độ cần đo Tương tự với điều chỉnh tốc độ quay

(5) Đĩa gia nhiệt

Nhiệt tối đa: 300°C

Độ chính xác nhiệt độ của đĩa gia nhiệt: ±5°C

b Phương và chiều của lực căng mặt ngoài được xác định như thế nào?

c Độ lớn của lực căng mặt ngoài phụ thuộc vào những yếu tố nào? Viết công thức xác định độ lớn của lực căng mặt ngoài

d Ý nghĩa của hệ số sức căng bề mặt chất lỏng

e Sức căng bề mặt phụ thuộc vào nhiệt độ như thế nào?

Trang 33

b Từ những dụng cụ thí nghiệm giới thiệu trên và cở sở lý thuyết đã học hãy thiết kế phương án để đo thí nghiệm sức căng bề mặt của nước ở nhiệt độ

phòng?

c Lắp đặt các thiết bị thí nghiệm đã cho để đo các đại lượng trên?

d Qua tìm hiểu tài liệu hướng dẫn, làm thí nghiệm hãy trình bày các bước để tiến hành thí nghiệm?

b Lắp đặt các thiết bị thí nghiệm đã cho để đo các đại lượng trên?

c Từ phương án đo thí nghiệm thiết kế trong phần (a) hãy trình bày các bước

để tiến hành thí nghiệm?

Trang 34

2.2.5 Kết quả thí nghiệm và sử lý số liệu

Phiếu học tập số 2.2.4

* Ghi kết quả thu được vào các bảng sau:

Bảng2.2.1: Đường kính ngoài và trong của vòng nhôm

Độ chia nhỏ nhất của thước kẹp : (mm)

Bảng 2.2.3: Lực căng bề mặt của nước phụ thuộc vào nhiệt độ

F (mN)

𝜎 (N/m)

Trang 35

Phiếu học tập 2.2.5

a Vẽ đồ thị

- Vẽ đồ thị sự phụ thuộc của sức căng mặt ngoài theo nhiệt độ?

- Nhận xét gì về hình dạng đồ thị?

- Nhận xét mối quan hệ giữa sức căng mặt ngoài và nhiệt độ?

b Dựa vào đồ thị hãy tính nhiệt độ tới hạn và hệ số phụ thuộc vào nhiệt độ của nước?

* Nhận xét về dụng cụ thí nghiệm:

b Kết luận chung:

Trang 36

2.3 Bài thí nghiệm: “Đo vận tốc âm thanh trong không khí bằng ống Kundt và máy phát chức năng”

2.3.1 Chuẩn đầu ra của bài thí nghiệm

Sau khi tiến hành thí nghiệm, người học phải:

- Xác định được vận tốc của âm thanh trong không khí dựa vào hiện tượng sóng dừng

- Khảo sát được sự phụ thuộc của bước sóng theo tần số âm thanh và chiều dài ống

- Sử dụng thành thạo và an toàn các dụng cụ thí nghiệm như máy phát chức năng, máy khuếch đại tần số thấp

Trang 37

2.3.3.2 Giới thiệu dụng cụ mới

a Hướng dẫn sử dụng máy phát chức năng

Hình 2.3.1: Mô tả cấu tạo của máy phát chức năng

(1) Ngõ ra đồng bộ (ngõ xuất) với bộ khuếch đại tần số thấp bằng cáp BNC (2) Nút về màn hình chính

(3) Điều chỉnh quay trở về màn hình trước

(4) Điều chỉnh tần số tùy ý

Chọn nút số (4) → Xuất hiện màn hình điều chỉnh tấn số gồm 4 chữ số Sau đó,

sử dụng nút số (11) để bắt đầu điểu chỉnh Sử dụng nút (9) để dịch sang chữ số bên trái,(10) để dịch sang chữ số bên phải Sử dụng núm xoay (12) để tăng (giảm) tần

số Điều chỉnh xong, nhấn nút Ok hoặc muốn quay trở lại nhấn nút Back tương ứng

Hình 2.3.2: Mô tả cách điều chỉnh tần số

Trang 38

(5) Thay đổi dạng tín hiệu: Sin, tam giác, hình vuông, dải tần số, đường nối điện áp Đối với bài này, chọn dạng tín hiệu Sin

(6) Điều chỉnh biên độ: Đối với bài này, điều chỉnh ở biên độ U=3000V

Nhấn nút (6) điều chỉnh biên độ Sau đó, điều chỉnh tương tự như tần số (7) Ngõ ra tai nghe qua ổ cắm 3,5 mm: Chuyển sang lựa chọn tai nghe hoặc loa chuẩn

(8) Cổng USB 2.0: Cài đặt qua các nút và núm hoặc phần mềm hỗ trợ thông qua USB

(9) Nút điều chỉnh sang chữ số bên trái màn hình

(10) Nút điều chỉnh sang chữ sô bên phải màn hình

(11) Nút màn hình chính lúc ban đầu

(12) Núm điều chỉnh tấn số tăng lên (hoặc hạ xuống)

b Hướng dẫn sử dụng máy khuếch đại tần số

Hình 2.3.3: Mô tả các nút của máy khuếch đại tần số

(1) Núm điều chỉnh hệ số khuếch đại tần số

Để chọn các bước khuếch đại 100, 101, 102 và 103 Các giá trị được áp dụng khi đặt núm (7) ở vị trí "CAL"

Trang 39

Đầu BNC cho đầu vào của điện áp xoay chiều để được khuếch đại đến ≥ 10 V; Đầu vào chỉ được kích hoạt khi nút (8) không bị hư

(4) Nối đất

(5) Đầu ra EF./RMS

(6) Đầu ra điều chỉnh tần số

Một cặp ổ cắm gồm: 1 ổ cắm an toàn 4 mm và ổ cắm BNC Dùng điện áp xoay chiều hay điện áp trực tiếp khuếch đại Điện áp đầu ra tối đa là10 V

(7) Núm cài đặt khuếch đại

Để thiết lập liên tục của các yếu tố khuếch đại điện áp Nút điều chỉnh này cho phép giảm điện áp đầu ra khoảng xấp xỉ 10 lần

b Cho một ống không khí có chiều dài 𝑙, 𝑙 đầu bịt kín, đầu kia nối với loa phát một tần số ra là 𝑓 Thiết lập biểu thức sóng dừng trong ống:

c Một ống thủy tinh hình trụ dài 450mm, một đầu được bịt kín, một đầu hở Sóng âm dao động với tần số f = 850Hz thì trong ống quan sát được 2 bó sóng?

1 Tính vận tốc truyền âm trong không khí:

2 Muốn trên dây tạo được 3 bó sóng thì nguồn dao động với tần số bao nhiêu?

Trang 40

b Từ những dụng cụ thí nghiệm giới thiệu trên và cở sở lý thuyết đã học hãy

thiết kế phương án để đo vận tốc âm thanh trong không khí:

c Lắp đặt các thiết bị thí nghiệm đã cho để đo các đại lượng trên:

d Từ phương án thí nghiệm đã thiết kế trong phần (b) hãy trình bày các bước

để tiến hành thí nghiệm:

Ngày đăng: 12/05/2021, 21:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w