1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật

87 1,2K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 1,31 MB

Nội dung

Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

CHUYÊN NGÀNH : LL&PPDH SINH HỌC

MÃ SỐ : 60.15.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TIẾN SĨ NGUYỄN VĂN HỒNG

THÁI NGUYÊN - NĂM 2009

Trang 2

MỞ ĐẦU 1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Xuất phát từ những lý do cơ bản dưới đây:

1.1 Tăng cường ứng dụng các thành tựu của khoa học công nghệ thông tin trong dạy học đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt chú ý trong những năm gần đây đã được ghi rõ và nhấn mạnh trong nhiều văn bản có tính pháp lí cao

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá V đã chỉ rõ: "Tập trung đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy, sáng tạo của người học Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến vào quá trình dạy học " [1]

Báo cáo của Bộ Chính trị tại Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã đề ra những nhiệm vụ đổi mới từ năm 2001 đến 2010 trong đó có nhiệm vụ nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo "Tập trung chỉ đạo đổi mới nội dung chương trình phương pháp giáo dục theo hướng dẫn chuẩn hoá, hiện đại hoá, sử dụng công nghệ thông tin tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và quốc tế" [1]

Việc ứng dụng các công nghệ tiên tiến vào dạy học đang trở thành xu thế tất yếu Trong đó tin học thực sự trở thành một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho dạy học Tin học có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy sự ra đời và phát triển của nhiều lý thuyết mới, của nhiều ngành khoa học mới Do vậy, việc dạy học muốn đạt được chất lượng cao cần phải thích ứng được với những điều kiện công nghệ mới và tận dụng những thành tựu của tin học Đặc biệt đối với những nước chậm phát triển đây là con đường đi tắt và nhanh nhất để loại bỏ sự cách biệt về giáo dục với những nước phát triển

Trang 3

1.2 Xuất phát từ ưu thế của phương tiện trực quan nói chung và phần mềm dạy học nói riêng trong quá trình dạy học

Quá trình day học thực chất là một hệ thống thông báo giữa thầy và trò, Trong đó điều quan trọng là sự truyền thông tin, lĩnh hội và xử lý thông tin Sự truyền thông tin được diễn ra trên các kênh: kênh thị giác, kênh thính giác và kênh khứu giác, trong đó kênh thị giác có khả năng truyền thông tin lớn nhất, điều đó cho thấy việc sử dụng các phương pháp trực quan trong dạy học sẽ tạo điều kiện cho học sinh hình thành khái niệm nhanh hơn, ghi nhớ tốt hơn, học tập chất lượng và hiệu quả hơn Phương pháp trực quan luôn gắn liền với việc sử dụng các phương tiện trực quan như: máy chiếu, mô hình, tranh vẽ ngoài các phương tiện vật chất hoá thì phần mềm dạy học đã và đang thể hiện ưu thế của mình Phần mềm dạy học là một phương tiện trực quan hữu hiệu có tác dụng kích thích tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học, giúp người dạy học thực hiên tốt việc phân hoá , cá thể hoá trong dạy học Đây cũng là một trong những lí do mà Bộ Giáo dục và Đào tạo nước ta đã đề ra kế hoạch thực hiện:"Năm học 2008 - 2009 là năm

học của tin học" [17]

1.3 Xuất phát từ những ưu điểm của phần mềm MS Power Point

MS Power Point có nhiều tính năng ưu việt như: Tạo một trình diễn bằng mẫu thiết kế, khả năng định dạng văn bản, các chức năng lập dàn bài và tổ chức trình diễn Khả năng trình diễn của MS Power Point rất linh hoạt Với số lượng lớn các hiệu ứng Power Point cho phép trình bày bài giảng một cách khoa học, rõ ràng, hình ảnh sinh động có sự kết hợp hài hoà và sắp xếp các đề mục logic Nhờ sử dụng MS Power Point mà việc dạy và học trở nên hấp dẫn hơn, học sinh dễ tiếp thu bài giảng hơn

Phần mềm MS Power Point rất hữu ích trong thiết kế các trình diễn phục vụ dạy học nhưng hiệu quả sử dụng nó thực sự vẫn chưa cao Các hiệu ứng sẵn

Trang 4

có của phần mềm MS.Power Point vẫn chưa được khai thác triệt để và có hiệu quả trong thiết kế các trình diễn

1 4 Xuất phát từ vai trò thí nghiệm trong dạy học các kiến thức sinh học

Sinh học là khoa học thực nghiệm, cho nên việc sử dụng các thí nghiệm trong dạy học là vấn đề rất được quan tâm Tuy nhiên, thực tiễn dạy học sinh học đã chỉ ra rằng không phải lúc nào chúng ta cũng có thể tiến hành dạy các kiến thức sinh học bằng các thí nghiệm thật Chính vì thế, việc thiết kế và sử dụng các mô hình ảo bằng phương tiện máy tính đã trở nên hết sức cần thiết Điều này nó sẽ khắc phục được hiện tượng dạy chay trong các bài giảng Sinh học ở nhà trường, hơn thế nữa nó còn thực hiện tốt mối quan hệ của khoa học Sinh học với

các môn khoa học khác

Xuất phát từ những lý do cơ bản trên đây, tôi đã lựa chọn đề tài:

”Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật (Sinh học 11) bằng phần mềm MS.Power point”.

Dựa trên sự ứng dụng của CNTT để tổ chức hoạt động nhận thức chủ động của học sinh trong dạy - học các kiến thức về cơ chế và quá trình sinh lí thực vật.

II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Xác định cơ sở lý luận của phương pháp thiết kế và sử dụng mô hình

ảo - động vận dụng vào việc mô phỏng các cơ chế và quá trình sinh lí thực vật, góp phần nâng cao chất lượng dạy học sinh học 11 THPT

III NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

1 Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn sử dụng MS Power Point trong dạy học

2 Nghiên cứu những tính năng cơ bản phần mềm MS.Power Point

3 Thống kê các kiến thức trong SGK Sinh học 11 THPT(Ban cơ bản)

4 Xây dựng quy trình thiết kế mô hình ảo 5 Nghiên cứu thực nghiệm sư phạm

Trang 5

6 Đề xuất các biện pháp sử dụng mô hình ảo - động trong dạy học Sinh học 11

V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu: Các tài liệu của Đảng, Chính phủ, Nhà nước và của Ngành Giáo dục và Đào tạo về việc đổi mới phương pháp dạy học, về việc tăng cường ứng dụng tin học trong dạy học; sách giáo khoa Sinh học phổ thông; phần mềm MS.Power Point; một số công trình nghiên cứu và giáo án Sinh học sử dụng phần mềm MS.Power

Point trong thiết kế bài giảng Sách giáo khoa Sinh học 11 THPT(Ban cơ

bản), sách giáo viên và một số trang Web về giáo án điện tử

2 Phương pháp điều tra (pp anket)

- Đối với cán bộ quản lí giáo dục: Điều tra về chỉ đạo thực hiện ứng dụng CNTT trong dạy học

- Đối với đội ngũ giáo viên phổ thông: Điều tra hiện trạng ứng dụng MS.Power Point trong dạy học các môn học nói chung và môn học Sinh học nói riêng

- Đối với học sinh: Thăm dò thái độ của học sinh về việc sử dụng các mô hình ảo - động trong dạy học

3 Trưng cầu ý kiến của các chuyên gia chuyên ngành phương pháp dạy học

Sinh học, chuyên ngành Tin học, một số nhà quản lý giáo dục và giáo viên dạy học bộ môn Sinh học ở trường phổ thông về hiệu quả sử dụng các mô hình động trong bài giảng

4 Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm sư phạm

Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPTBC Việt Bắc và Trường THPT Phú Lương Tỉnh Thái Nguyên nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng mô hình động trong dạy học

Trang 6

5 Phương pháp phân tích số liệu bằng toán học thống kê V ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Thiết kế và sử dụng mô hình động trong dạy học Sinh học 11

- Quá trình dạy học các kiến thức về cơ chế và quá trình sinh lí thực vật ở trường THPT

VI KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

- GV và HS lớp 11 ở trường THPT

- Các cơ chế và quá trình sinh lí thực vật trong chương trình sinh học 11

VII Giả thuyết nghiên cứu

- Nếu xác định được các quy trình thiết kế vµ sö dông các cơ chế và quá trình sinh lí thực vật thì sẽ tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy - học

VIII GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

- Đề tài nghiên cứu của chúng tôi chỉ đề cập đến việc sử dụng hiệu ứng của MS Power Point để thiết kế và sử dụng mô hình ảo phục vụ dạy học một số kiến thức phần sinh lí thực vật thuộc Sinh học 11 THPT (Ban cơ bản)

- Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT BC Việt Bắc và Trường THPT Phú Lương Tỉnh Thái Nguyên

IX CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 3 chương: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn có 3 chương:

Chương 1: Cở sở lý luận và thực tiễn của đề tài

Chương 2: Sử dụng hiệu ứng của MS Power Point thiết kế và sử dụng

các mô hình ảo phục vụ dạy học một số kiến thức phần sinh học sinh lớ th?c v?t thuộc Sinh học 11 THPT

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 7

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU DẠY HỌC BẰNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

1.1.1.Tổng quan tình hình nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục ở một số nước trên thế giới

Cùng với sự phát triển của máy tính điện tử là sự phát triển của các phần mềm hệ thống và ứng dụng Hầu hết người sử dụng máy tính trên thế giới đã quen với các phần mềm nổi tiếng như Windows, Visual Basic Từ nửa sau thế kỉ 20 sự phát triển của CNTT đã tiến những bước nhảy vọt Các phần mềm ứng dụng ngày càng được sử dụng nhiều hơn và được phát huy thế mạnh của chúng trong lĩnh vực kinh tế, kĩ thuật, khoa học và giáo dục Nhiều phần mềm ứng dụng dạy học đã lần lượt ra đời Phần mềm tin học là một trương trình cho máy tính để xử lí thông tin Các phần mềm tin học được ứng dụng ngay từ khi có hệ thống phần cứng ra đời

Monet định nghĩa: “phần mềm tin học là nội dung “thông minh” trong máy tính, bao gồm toàn bộ những chỉ dẫn nhằm hướng dẫn hoạt động chung (hệ thống khai thác) và riêng(ứng dụng) cho một cách sử dụng chính xác hay đặc thù” [6]

Phần mềm tin học được coi là chỗ dựa cho dạy học được coi là phần mềm dạy học Phần mềm tự học là dạng phần mềm giáo dục, cho phép cá nhân tự học theo một nội dung nào đó, nhờ sự trợ giúp của máy tính, phần mềm tự đặt ra các lỗi, các tình huống xử lí trong quá trình học (học viên tự kiểm tra và hiệu chỉnh kiến thức qua các lỗi mắc phải) Phần mềm hỗ trợ dạy và học đã sớm ra đời, ngày càng phong phú đa dạng, dễ sử dụng, thuận tiện, thường xuyên cập nhật các phiên bản mới Các phần mềm dạy học ngày càng chuyên biệt và được xây dựng theo từng nội dung kiến thức cụ thể của chuyên ngành

Trang 8

Sự ra đời Internet đã kết nối toàn cầu thành một hệ thống thông tin khổng lồ Việc trao đổi thông tin không chỉ là đơn lẻ một khu vực hay quốc gia mà rộng khắp thế giới Thông tin trao đổi có thể trực tiếp, các thông tin thời sự và các kết quả nghiên cứu khoa học được cập nhật nhanh nhất Các ngôn ngữ lập trình cũng được phát triển và hoàn thiện gần gũi với ngôn ngữ tự nhiên hơn tạo điều kiện cho việc phát triển các ứng dụng trên nền tảng phần nhanh nhất và thuận tiện nhất Các phần mềm có tính chất mở (người sử dụng có thể phát triển) nhiều hơn thuận tiện cho người sử dụng phát triển vào mục ứng dụng của mình

Trong dạy học, các phần mềm ứng dụng để tham khảo và phổ biến kiến thức được xây dựng khá công phu và có ứng dụng rộng rãi thông qua mạng Internet, ví dụ các trang Web:

http://www.encarta.com http://www.mcb.harvard.edu http://www.crlt.Umich

Một số nước tiên tiến như Mĩ, Anh, Pháp, Đức, Australia, ấn Độ .đã nghiên cứu xây dựng và đưa vào sử dụng nhiều phần mềm dạy học về mô phỏng, thí nghiệm ảo trong dạy học và nhiều môn học ở trường phổ thông và cho kết quả tốt Ví dụ, một số chương trình nghiên cứu CNTT vào dạy học như:

- Đề án: “Tin học cho mọi người” năm 1970 do Pháp xây dựng

- Chương trình Mep (Microelectonnics Education Programe) năm 1980 do Anh xây dựng

- Đề án : CLASS (Computer Literacy And Studies in School) của ấn Độ năm 1980

- Chương trình phần mềm các môn học ở trung học của Australia do tổ chức NSCU (Nationnal Software - Cadination Unit) thành lập năm 1985[20]

Trang 9

- Hộ thảo xây dựng các PMDH của các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên, Thái Lan, Malaysia, Xerilanca) năm 1985 ở Malaysia

Việc đào tạo từ xa của các trường Đại học cũng như các Trung tâm dạy nghiên cứu đã được thực hiện trên cơ sở xây dựng hệ thống thư viện, điện tử và tra cứu thông tin qua mạng Internet

Hiện nay, đã có phần mềm hỗ trợ dạy và học các môn học ở mọi cấp học, trong đó có các phần mềm về lĩnh vực dạy Sinh học:

- Phần mềm Biology trong Encarta (từ điển bách khoa toàn thư) gồm các kiến thức về phân loại thực vật, phân loại động vật, giải phẫu sinh lí, quá trình phát triển phôi sớm

- Phần mềm trong www.dnaftb.org xây dựng một số cấu trúc cơ chế của sự di truyền như phiên mã, dịch mã; cấu trúc nhiễm sắc thể

Nhìn chung, phần mềm nước ngoài có giao diện sinh động, có âm thanh, màu sắc trung thực, nhưng bằng tiếng nước ngoài nên khả năng sử dụng cho GV và HS rất hạn chế Một điều đáng nói là nội dung các phần mềm đó có ở khắp các cấp học, chỉ phù hợp cho việc tham khảo, minh họa của GV khi cần thiết, không phù hợp với các trương trình SGK mới ở cấp tiểu học, THCS, THPT hiện hành[27]; [28]; [29]

1.1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu ứng dụng CNTT trong dạy học ở Việt Nam

Từ những năm 60, nước ta bắt đầu sử dụng máy tính điện tử Hội đồng chính phủ đã ra nghị quyết số 173- CP (1975) và 245- CP (1976) về tăng cường ứng dụng toán học và máy tính điện tử trong cả nước Viện Công nghệ thông tin được thành lập và có những đề án nghiên cứu ứng dụng CNTT, Đưa tin học vào nhà trường

Trang 10

Đã có nhiều tác giả nghiên cứu về việc ứng dụng tin học trong dạy học các môn học ở trường phổ thông

Năm 2002, Phạm Xuân Quế, Phạm Kim Chung đã thử nghiệm xây dựng trang web dạy học chương “dao động cơ học” ở chương trình Vật lí lớp 12 theo hướng phát triển hứng thú, tích cực, tự lực tham gia giải quyết vấn đề trong học tập của HS

Năm 2004, Nguyễn Thị Côi và cộng sự đã khai thác và ứng dụng tiện ích của phần mềm Microsoft powerpoint để thiết kế các dạng sơ đồ, biểu đồ, tạo các hiệu ứng hoạt hình sinh động trong dạy học Lịch Sử ở trường phổ thông [5]

Hoàng Quỳnh Anh đã sử dụng các phần mềm Maple, Cabri Geometry nhằm khắc sâu và mở rộng kiến thức đại số tuyến tính cho sinh viên

Nguyễn Thiện Phúc và các cộng sự đã xây dựng các “thiết bị ảo” các mô hình 2D, 3D, sử dụng các công cụ đã xây dựng các phương pháp hiện đại về đồ họa và làm hoạt hình trên máy tính để giảng dạy kĩ thuật

Năm 2005, Hoàng Trọng Phú đã ứng dụng phần mềm Working model để thiết kế các thí nghiệm mô phỏng trong dạy Vật lí [6] Theo tác giả thì những hiện tượng vật lí như được thu nhỏ lại trước màn hình giúp HS có thể theo dõi, quan sát hiện tượng ở nhiều góc độ khác nhau

Lê Công Triêm đã giới thiệu một số website điển hình dùng cho việc khai thác tư liệu hố trợ cho việc thiết kế bài giảng điện tử trong dạy học Vật lí

Trịnh Thanh Hải đã khai thác phần mềm Cabri geometry để tạo các hình vẽ trực quan, hình động nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh trong dạy học hình học

Năm 2006, Tần Thị Trung Ninh và các cộng sự đã sử dụng phần mềm Macromedia Flash MX để minh họa một số cơ chế phản ứng hữu cơ trong dạy học hóa học Tác giả cho rằng : Chỉ cần những minh họa đơn giản, có thể hiểu

Trang 11

được cơ chế của một số phản ứng hữu cơ sảy ra như thế nào, điều mà rất khó có thể chứng minh được bằng thí nghiệm hóa học thông thường Bùi Thị Hạnh đã nghiên cứu sử dụng phần mềm Microsft Power point dạy học một số nội dung trong bài “Ancol, giúp giáo viên tiết kiệm được thời gian , nhấn mạnh được trọng tâm vấn đề”

Năm 2007, Nguyễn Mạnh Hưởng đã nghiên cứu thiết kế bài giảng “ Cách mạng tháng Tám” với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft power point [12] Theo tác giả, phần mềm này có vai trò, ý nghĩa to lớn trong việc giúp học sinh đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, hiểu đúng bản chất sự kiện, hiện tượng lịch sử

Vấn đề ứng dụng CNTT trong GD - ĐT được Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng, coi yêu cầu đổi mới PPDH có sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật hiện đại là điều hết sức cần thiết Các văn kiện, nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, Chính phủ, Bộ GD - ĐT đã thể hiện rõ điều này( Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII, Chỉ thị số 29 của Bộ GD - ĐT(30/7/2001/CT)) Đặc biệt, chiến lược phát triển GD - ĐT 2001 - 2010 của Bộ GD - ĐT đã yêu cầu ngành GD phải từng bước phát triển dựa trên CNTT, vì:“ CNTT và đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong quản lí hệ thống GD, trong chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy cuộc cách mạng về phương pháp dạy và học” [17]; [19]

1.1.3 Một số nghiên cứu về ứng dụng tin học trong dạy học Sinh học

Hiện nay việc áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học Sinh học đã giúp học sinh hiểu bài một cách dễ ràng, sâu sắc và chính xác Đã có một số tác giả nghiên cứu về sử dụng tin học trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông

Năm 2002, Dương Tiến Sỹ đã sử dụng phần mềm Microsoft powerpoint thiết kế các trình phim dạy khái niệm môi trường và các nhân tố sinh thái

Trang 12

[21] Tác giả thiết kế được một sơ đồ hoàn chỉnh bao gồm nhân tố sinh thái tác động vào đời sống cây xanh, các nhân tố đó được xếp vào nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, nhân tố con người Các câu hỏi được khắc họa bằng sơ đồ, hình ảnh, giúp học sinh tích cực suy nghĩ để giải quyết vấn đề mà giáo viên đặt ra cho học sinh say mê, tích cực tìm tòi chiếm lĩnh những kiến thức mới và phương pháp chiếm lĩnh kiến thức đó[9]; [25]

Năm 2005, Nguyễn Như Quỳnh đã giới thiệu được quy trình thiết kế bài soạn bằng phần mềm Microsoft power point

Năm 2006, Nguyễn Thị Phương đã nghiên cứu ứng dụng phần mềm FrontPge thiết kế giáo án điện tử trong giảng dạy phân loại động vật (khóa phân loại họ rắn, Hổ, họ rắn Giun, họ rắn Rầm ri, họ rắn Lục ở Việt Nam

Cũng năm 2006, Đồng thị Bích Nga đã nghiên cứu ứng dụng phần mềm Flash trong giảng dạy Sinh học ở trường phổ thông Tác giả đã thiết kế mô hình động để giảng dạy bài “Kỹ thuật di truyền” (Sinh học 12 - SGK hiện hành) và tổ hợp về kiến thức quang hợp về cây xanh (Sinh học 11- SGK mới) TS Nguyễn Văn Hồng, Sử dụng phần mềm ppt thiết kế giáo án hướng

dẫn tự học trong dạy học Sinh học, Tạp chí Giáo dục, số 176.2007

Mặc dù, đã có nhiều nghiên cứu về ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học Sinh học Tuy nhiên, có rất ít các nghiên cứu về quy trình thiết kế các mô hình động - ảo mô phỏng các quá trình dạy học sinh học Đây là điều mà chúng tôi sẽ đề cập đề tài này

Trang 13

Chương 2

SỬ DỤNG HIỆU ỨNG CỦA MS POWER POINT

THIẾT KẾ CÁC MÔ HÌNH ẢO PHỤC VỤ DẠY HỌC MỘT SỐ KIẾN THỨC PHẦN SINH HỌC SINH LÍ THỰC VẬT

THUỘC SINH HỌC 11 THPT (BAN CƠ BẢN)

2.1 THỰC TRẠNG HIỂU BIẾT VÀ VẬN DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP TÍCH CỰC CỦA GV HIỆN NAY

Microsoft PowerPoint là chương trình ứng dụng trong bộ sản phẩm nổi tiếng của Microsoft mang tên Microsoft Office Cùng với Microsoft Word và Microsoft Excel, PowerPoint thực sự cần thiết cho tất cả các cơ quan, công sở, trường học, văn phòng Hiện nay, phần mềm PowerPoint là công cụ được sử dụng với nhiều mục đích và ngày càng được khẳng định tầm quan trọng trong nhiều lĩnh vực Nó cũng được nghiên cứu sâu những chức năng vốn có để phục vụ nhu cầu ngày càng lớn về giảng dạy và học tập trong các nhà trường

Khác với hai sản phẩm của Microsoft, PowerPoint với các công cụ tinh xảo, các biểu mẫu, biểu đồ có sẵn và tự thiết kế cũng như một loạt các chức năng tự động hoá các quá trình này dùng để tạo ra các áp phích, tờ rơi, quảng cáo, các biểu mẫu đồ hoạ trang trí đẹp mắt và các phim dương bản được kết nối tạo nên các trình phim biểu diễn các cơ thể, các quá trình được ứng dụng rất nhiều trong việc thiết kế các bài giảng, các thuyết minh khoa học, các báo cáo, hết sức sinh động Nhờ đó, PowerPoint thực sự mang lại hiệu quả cho những ứng dụng nhằm tổ chức hoạt động dạy học theo hướng tích cực

Hiện nay, một số giáo viên chưa nhận thức được đầy đủ về đổi mới phương pháp giảng dạy Khi sử dụng Power Point, nhiều giáo viên quên việc sử dụng bảng và coi màn hình là công cụ duy nhất Kết quả là trong giờ học,

Trang 14

học sinh chỉ làm nhiệm vụ chép lại những chữ phóng to trên màn, không còn thời gian để nghe hoặc trao đổi về bài học Vì vậy mçi gi¸o viªn cÇn phân tích những ưu nhược điểm của việc áp dụng công nghệ thông tin, phân tích sự khác nhau về mức độ áp dụng cho từng bài, từng bộ môn

Nghiên cứu bước đầu của chúng tôi thấy phần mềm PowerPoint có thể thực hiện được các công việc phục vụ giảng dạy, học tập sau:

1 Tạo giáo trình, sách giáo khoa, sách tham khảo, sách hướng dẫn phục vụ giảng dạy, học tập trong nhà trường

2 Tạo các trình phim biểu diễn đồ hoạ mang tính trực quan, phù hợp với tiến trình dạy học cho các môn, phục vụ hội thảo, triển lãm

Phần mềm PowerPoint có những tính năng sau:

* PowerPoint là một phần mềm cho phép chúng ta thiết kế ở diện rộng phù hợp với tất cả các môn học, nó có tác dụng giúp giáo viên trình bày nội dung kiến thức một cách lôgic, dẫn dắt học sinh đi sâu vào từng vấn đề cụ thể, đặt các em trước những tình huống có vấn đề cần phải giải quyết

* Giáo viên có thể dùng hình ảnh, âm thanh, cùng với chữ viết dưới dạng câu hỏi, bài tập Các vấn đề cụ thể được trình bày lần lượt trên một phông nền có màu sắc hài hoà, không gian ba chiều kèm theo hình ảnh, âm thanh sinh động gây ấn tượng mạnh tới người học

* Giáo viên có thể hiển thị nội dung theo những biểu mẫu có sẵn hay tự thiết kế nội dung bằng các sơ đồ, biểu bảng, chữ viết kết hợp với việc dùng đồ học; có thể cho các hình ảnh, sơ đồ, nội dung của các câu hỏi, bài tập lần lượt xuất hiện trên màn hình theo tiến trình dạy học; cũng có thể sử dụng âm thanh, lời nói, nhạc nền phụ học cho bài giảng tạo cảm giác hưng phấn giúp cho học sinh tiếp thu kiến thức tốt hơn

* Giáo viên có thể kết nối các slide (phim dương bản) trong từng phần của nội dung dạy học để tạo thành một chương trình lôgic theo hình thức tự

Trang 15

động hoá hoàn toàn, hoặc theo hình thức tự điều khiển thông qua bàn phím hay con chuột cho phép giáo viên hoàn toàn chủ động điều khiển hoạt động dạy học trong một tiết dạy để đạt hiệu quả cao nhất

* Phần mềm PowerPoint dễ thiết kế, dễ sử dụng và sử dụng linh hoạt trong các điều kiện dạy học khác nhau: có thể sử dụng trực tiếp bằng máy tính kết hợp với máy chiếu đa năng, cũng có thể ghi toàn bộ phần mềm dạy học đó ra đĩa CD để sử dụng với đầu VCD phát ra màn hình vô tuyến mà hiện nay rất phổ biến ở các trường học

So với sử dụng đèn chiếu, dùng PowerPoint có nhiều ưu điểm: giáo viên hoàn toàn chủ động không mất nhiều thời giờ vào các động tác như phải thay hoặc lật các bản trong trên đèn chiếu; hình ảnh chữ biết thể hiện các màu sắc sinh động, giáo viên có thể tổ chức hoạt động nhận thức cho học sinh theo chương trình tự động trong thời gian một tiết học, hay tự điều khiển bằng bàn phím hoặc con chuột cho linh hoạt phù hợp với tiến trình bài giảng và đối tượng học sinh, cho phép cụ thể hoá từng phần kiến thức hay sơ đồ hoá một cách hệ thống chứ không đơn điệu như khi đưa bản trong lên đèn chiếu

Việc thiết kế và sử dụng phần mềm PowerPoint giảng dạy bằng máy vi tính thực sự đơn giản và tiện ích, không tốn kém nhưng khả năng phát huy tính tích cực của học sinh trong giờ học lại đạt hiệu quả cao Các hình thức sử dụng hình ảnh, bảng biểu, sơ đồ trong giảng dạy linh hoạt, phong phú cho phép giáo viên dẫn dắt học sinh đi từ các chi tiết cụ thể đến khái quát hoặc ngược lại Hơn thế nữa, những kiến thức quan trọng cần phải nhấn mạnh và phải dành nhiều thời gian hơn thì khi thiết kế, chúng ta có thể hoàn toàn chủ động điều chỉnh bằng cách đặt chế độ tự động về thời gian, hay điều khiển các slide bằng bàn phím hoặc con chuột; hoặc ghi toàn bộ phần mềm dạy học đó ra đĩa CD để sử dụng

Trang 16

2.2 NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ

* Đảm bảo tính khoa học của nội dung

Theo lý luận dạy học sinh học, tính khoa học của nội dung đòi hỏi phải phản ánh các thành tựu mới nhất của sinh học hiện đại, lựa chọn những kiến thức cơ bản "chìa khoá" nhất phù hợp với trình độ lĩnh hội của học sinh Tài liệu vừa sức sẽ gây được hứng thú học tập, kích thích tư duy tích cực, lôgic sáng tạo Vì vậy, khi thiết kế bài soạn phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Phải phù hợp với chương trình và sách giáo khoa

- Đáp ứng yêu cầu của quá trình dạy học như: hình thành kiến thức mới, ôn luyện, rèn luyện kỹ năng bộ môn

- Khắc phục được những hạn chế của sách giáo khoa và các thiết bị dạy học "tĩnh" như đưa âm thanh, hình ảnh "động" bằng video để minh hoạ

* Đảm bảo tính sƣ phạm

- Phần mềm dạy học cần được tích hợp kiến thức đầy đủ của lĩnh vực dạy và phương pháp sư phạm thuyết phục, tạo một môi trường giao tiếp tích cực, có khả năng dạy học trong thế giới thực

- Phần mềm dạy học phải thiết kế, xây dựng đảm bảo phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT, giao diện thuận lợi, âm thanh và hình ảnh sinh động, gây hứng thú học tập cho học sinh

- Phần mềm dạy học phải giúp học sinh yếu nắm được kiến thức cơ bản, học sinh giỏi có thể hiểu sâu, mở rộng hơn trên cơ sở các nền kiến thức cơ bản

- Tạo được môi trường hoạt động học tập hứng thú cho học sinh

Trang 17

- Lập trình tối ưu, mô phỏng chân thực các nội dung kiến thức

- Thiết kế, lập trình phải thuận lợi cho việc nâng cấp phần mềm sau này

*Nguyên tắc quán triệt mục tiêu dạy học

Thực chất của việc xác định mục tiêu bài học là xác định yêu cầu cần đạt được của người học sau khi học xong bài học đó chứ không phải là việc mô tả những yêu cầu của nội dung chương trình qui định; nó không phải là chủ đề của bài học mà là cái đích HS phải đạt tới; là nhiệm vụ học tập mà HS phải hoàn thành

Mục tiêu dạy - học đặt ra cho HS thực hiện, nó được diễn đạt ngắn gọn, cụ thể bằng những cụm từ hành động cho phép ta dễ dàng đo được kết quả của các hành động học tập của HS Căn cứ vào mục tiêu đó, khi thiết kế bài giảng mỗi mục tiêu phải được cụ thể hóa bằng các câu hỏi, các phiếu học tập cùng với việc quan sát các hình ảnh… để định hướng các hoạt động học và tự học của HS Tiến trình tổ chức cho HS từng bước giải quyết được các câu hỏi, phiếu học tập đó cũng đồng thời là quá trình thực hiện các mục tiêu dạy - học đã đề ra

GV lưu ý khi thiết kế câu hỏi, phiếu học tập theo từng nội dung dạy - học, phải gắn liền với việc thiết kế, sưu tầm và sử dụng các hình ảnh, phim video… tương ứng phù hợp với nội dung và ý đồ về PPDH Một kịch bản tốt là phải bám sát vào mục tiêu dạy - học, nghĩa là từ các hình ảnh trực quan cùng với những câu hỏi dẫn dắt cho phép định hướng sự suy nghĩ, tìm tòi phát hiện ra tri thức mới trong bài học Qua đó, rèn luyện kỹ năng tư duy và hành động - một yếu tố quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách của HS

Sau đây là một ví dụ về cách xác định mục tiêu bài 03 “Trao đổi khoáng ở thực vật” - Sinh học 11 THPT

Trang 18

1 Về kiến thức:

- Phân biệt được 2 cách hấp thụ các chất khoáng ở rễ: chủ động và bị động

- Trình bày được vai trò của các nguyên tố đại lượng, vi lượng

- Giải thích bằng hình vẽ hai con đường dẫn truyền nước, các chất khoáng và chất hữu cơ trong cây

- Chứng minh được tính thống nhất và mối liên quan chặt chẽ giữa các quá trình trao đổi chất trong các cơ quan khác nhau của cây

2 Về kỹ năng:

Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích, so sánh các nội dung của bài học Để thực hiện mục tiêu kiến thức thứ nhất của bài đòi hỏi phải có những hình ảnh động để minh họa hai cơ chế hấp thụ chủ động và hấp thụ bị động các chất khoáng để HS quan sát rồi trả lời theo câu hỏi định hướng hoạt động học tập tìm ra kiến thức mới

Câu hỏi để định hướng HS quan sát, tìm tòi thực hiện mục tiêu học tập là:

(?) Quan sát 2 hình sau và cho biết điểm khác nhau về bản chất của 2 cách hấp thụ chất khoáng ở thực vật? Với các nội dung cần phân biệt:

- Nồng độ các chất giữa hai môi trường? Chiều di chuyển của các chất qua màng?

Trang 19

- Nguồn năng lượng cung cấp cho quá trình hấp thụ các chất?

Trang 20

*Nguyên tắc phù hợp với nội dung dạy học

Các m« h×nh ¶o được nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, sử dụng phải phù hợp với nội dung, nghĩa là các m« h×nh ¶o đó phải phục vụ cho nội dung truyền tải đến người học Người học thông qua việc tổ chức sử dụng m« h×nh ¶o mô phỏng của GV hoặc chính mình trực tiếp sử dụng chương trình mô phỏng đó, có khả năng lĩnh hội được tri thức mà chương trình mô phỏng muốn truyền tải

Thiết kế một bài giảng thực chất là ta đi mã hóa các nội dung dạy - học thành các dạng câu hỏi, các hình ảnh, các đoạn phim video Tuy nhiên khi mã hóa nội dung dạy - học cần phải thực hiện nguyên tắc đảm bảo tính chính xác, khoa học và phù hợp Các hình ảnh động, các đoạn phim video và hệ thống câu hỏi định hướng hoạt động của HS cần phải hợp lý - nghĩa là phải đảm bảo tính chính xác, phù hợp trong cấu trúc logic của nội dung thì hoạt động tìm tòi kiến thức của HS mới đạt yêu cầu mục tiêu dạy - học đặt ra

Chất lượng của kịch bản quyết định chất lượng của chương trình mô phỏng m« h×nh ¶o Do vậy việc gia công sư phạm nội dung kịch bản đảm bảo tính chính xác, khoa học là yêu cầu rất quan trọng trong qui trình thiết kế bài giảng

Ví dụ bài 03 “Trao đổi khoáng ở thực vật” mô tả các con đường vận chuyển nước, chất khoáng, chất hữu cơ trong cây GV có thể gia công hình vẽ thành các hình ảnh chuyển động và các câu hỏi định hướng như sau:

(?) Quan sát hình sau và hãy miêu tả con đường vận chuyển nước, chất khoáng, chất hữu cơ trong cây?

Trang 21

Sơ đồ con đường vận chuyển nước, chất khoáng, chất hữu cơ trong cây (?) Điền các cụm từ cho trước vào chỗ trống cho phù hợp:

A Các chất khoáng hòa tan trong nước C Các chất hữu cơ

Hai con đường dẫn truyền nước, các nguyên tố khoáng và các chất hữu cơ: … qua mạch rây đi từ trên xuống; … theo mạch gỗ …

Sau khi xem xong hình ảnh động HS dễ dàng trả lời được câu hỏi và điền được từ đúng vào chỗ trống phù hợp Như vậy, cùng với các câu hỏi định hướng và câu hỏi trắc nghiệm qua quan sát hình ảnh như trư trên, HS đã tự tìm tòi được kiến thức mới một cách chính xác

* Nguyên t¾c đảm bảo tính sƣ phạm

Nội dung bài học phải được bố cục rõ ràng, phù hợp với nội dung trong SGK, sự phân chia thời gian cho mỗi dơn vị kiến thức và nội dung kiến thức phải phù hợp với trình độ nhận thức của HS và thuận lợi cho GV trong quá trình tổ chức các hoạt động trên lớp Bố cục các hình ảnh kết hợp với các câu hỏi mà GV đưa ra phải hợp lý để khi HS xem xong có thể rút ra được các kiến thức cần học Có như vậy mới kích thích được sự hứng thú trong tìm tòi, khám phá của HS

Trang 22

Ví dụ khi dạy phần II - Cơ chế hô hấp bài 11 “Hô hấp ở thực vật” GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và kết hợp kiến thức đã học ở lớp 10 hãy hoàn thành sơ đồ câm sau:

H2.4: Sơ đồ mô phỏng các giai đoạn trong cơ chế hô hấp ở thực vật Sau khi tự hoàn thành được sơ đồ HS sẽ nắm được bản chất logic của cơ chế hô hấp

- Các hình ảnh phải sáng sủa, rõ nét, màu sắc hài hòa

- Cụ thể hóa được những kiến thức lí thuyết cơ bản, đơn giản hóa các kiến thức phức tạp để HS có thể tiếp thu một cách nhanh chóng và sâu sắc

- Tạo được sự chú ý, kích thích được sự tìm tòi, sáng tạo, phát hiện những tri thức mới của HS

a- Phát huy được tính tích cực hoạt động học tập của HS, làm nảy sinh nhu cầu nhận thức… từ đó có ý thức và lòng say mê học tập

Ví dụ: Bài 06 “Khái niệm về quang hợp” khi dạy mục bản chất hai pha của quang hợp, trong SGK không có hình ảnh cụ thể minh họa mà chỉ có hình

Ty thể Tế bào chất

Điện tử mang NADH

Glucôzơ

Trang 23

vẽ chung về quá trình ôxi hóa H2O, quá trình khử CO2, GV có thể mô phỏng lại hai pha của quá trình quang hợp thành hình ảnh động đơn giản cho HS dễ quan sát và tưởng tượng Nhờ đó mà HS dễ dàng tự mình tiếp thu được những tri thức mới

H2.5: Hai pha của quá trình quang hợp

Để đảm bảo nguyên tắc này, khi thiết kế chương trình mô phỏng cần phải chú ý sao cho các tranh, ảnh, phim… được lựa chọn là những tư liệu có khả năng truyền tải thông tin, nội dung bài học hiệu quả nhất Các tư liệu đó phải được sắp xếp một cách khoa học để GV có thể sử dụng chúng dễ dàng khi tổ chức hoạt động nhận thức cho HS

Việc sử dụng các phương tiện và thiết bị dạy học cần đảm bảo tính hiệu quả , hữu dụng Có thế mới rèn được khả năng tư duy, năng lực tự nhận thức của học sinh đồng thời giúp cho giáo viên có cơ hội thuận lợi để tổ chức bài lên lớp

Trang 24

Ví dụ khi dạy phần III - Quá trình vận chuyển nước ở thân bài 01 “Trao đổi nước ở thực vật”, GV có thể mô phỏng kênh chữ trong SGK thành hình ảnh động Chỉ cần một thao tác đơn giản (kích chuột vào màn hình) HS sẽ quan sát được con đường vận chuyển nước từ đất vào rễ vào thân lên lá và tỏa ra môi trường

H2.6: Quá trình vận chuyển nước từ Đất - Rễ - Thân - Lá - Môi trường Khi sử dụng chương trình mô phỏng này giúp GV dễ dàng trong quá trình tổ chức hoạt động nhận thức của HS và HS sẽ tăng thêm khả năng tư duy trừu tượng về nội dung kiến thức cần học

Tóm lại, tất cả các nguyên tắc đã trình bày ở trên là một hệ thống nguyên tắc có quan hệ chặt chẽ với nhau, có ý nghĩa to lớn về mặt lí luận dạy - học Đó chính là nguyên tắc chỉ đạo trong suốt quá trình xây dựng các PTDH nói chung và các chương trình mô phỏng phần cơ chế và quá trình sinh lý thực vật nói riêng

2.3 QUY TRÌNH THIẾT KẾ VÀ SƯU TẦM CÁC m« h×nh

2.3.1 Cơ sở cho việc xây dựng qui trình thiết kế và sưu tầm các m« h×nh

Từ cấu trúc tổng quát của PPMHA với tư cách là phương pháp nghiên

H2O

H2O

Trang 25

cứu, phương pháp nhận thức khoa học và từ đặc điểm của môn sinh học đã nêu ở trên, khi vận dụng MHA vào dạy - học Sinh học, các bước và các yếu tố tiến hành mô phỏng cũng tương tự như các bước của các nhà khoa học, nhưng khác ở mức độ và đòi hỏi phải có sự tác động sư phạm của người thầy giáo Nhà khoa học thường tiến hành tất cả các bước của quá trình mô phỏng Trong quá trình dạy - học, vì HS chưa đủ khả năng xây dựng mô hình, nên GV hoặc chuyên gia thực hiện bước mô hình hóa và sau đó sử dụng mô hình với mục đích sư phạm như một phương tiện nhận thức giúp HS hiểu rõ một khái niệm nào đó

Xét về khía cạnh sö dông m« h×nh ¶o trong dạy - học sinh học, những mô hình cần thiết tối thiểu đã được các chuyên gia viết SGK lựa chọn để trình bày trong sách dưới dạng tranh vẽ, sơ đồ Nhưng khả năng tư duy của người viết sách và HS khác nhau nên HS thường học một cách máy móc Nhiệm vụ của người GV muốn truyền tải kiến thức cho HS phải hoàn cảnh hóa lại, cụ thể hóa lại, tìm cách biến đổi những mô hình trong sách sao cho dễ hiểu hơn, sinh động hơn, tìm ra những mối liên hệ hiện thực đang ẩn dấu trong các hình vẽ, sơ đồ đó Hơn thế nữa, bằng quan sát những hình ảnh động, bài học sẽ trở nên hấp dẫn, khơi dậy hứng thú của HS nếu được thiết kế sao cho làm sống lại quá trình suy nghĩ và hành động của các nhà khoa học

Trong dạy - học môn sinh học ở trường THPT, chưa đủ điều kiện để d¹y HS bằng PPMH tự lực khám phá lại các khái niệm mà cần phải có sự hỗ trợ, giúp đỡ của GV Với khung thời gian qui định trên lớp, GV không thể giới thiệu đầy đủ các bước của PPMP Khi vận dụng PPMP trong dạy - học môn sinh học, bước nghiên cứu trên mô hình giữ vai trò rất quan trọng Ở giai đoạn này HS cùng với GV thực nghiệm kết hợp thao tác trí óc để nhận thức và củng cố lý thuyết

Trang 26

2.3.2 Quy trình thiết kế

B1: Xác định mục tiêu của việc dạy - học các cơ chế, quá trình sinh học Việc thiết kế các cơ chế, quá trình sinh lí thực vật giúp HS hiểu rõ bản chất của từng cơ chế, quá trình sinh lí ở thực vật tránh hiện tượng “học vẹt” mà không hiểu bản chất của vấn đề Xác định mục tiêu của việc dạy - học là hết sức quan trọng đối với GV khi thiết kế các chương trình mô phỏng Theo quan điểm “công nghệ” mục tiêu vừa là cái đích, vừa là sản phẩm đầu ra của quá trình dạy - học Như vậy có xác định đúng, đầy đủ thì mới có căn cứ để biết mình dạy nội dung gì, tổ chức hoạt động cho HS như thế nào để đạt được kết quả như đã đề ra Hay nói cách khác mục tiêu sẽ quyết định nội dung, nội dung mô phỏng cần phải tương ứng, phù hợp với mục tiêu đề ra

B2: Chọn nội dung để thiết kế mô hình ảo

Từ chương trình nội dung sinh lí thực vật - sinh học 11, chỉ chọn một số bài để thiết kế mô hình ảo mô phỏng trên máy tính Việc xác định các nội dung môn học để mô phỏng cần được xem xét kỹ cả về yêu cầu cũng như mức độ triển khai để có hiệu quả thiết thực Ngay cả trong một bài giảng cũng không nên và không thể áp dụng MHA cho toàn bộ bài giảng Ở đây chỉ quan tâm đến việc mô phỏng những cơ chế, quá trình động xảy ra bên trong mà không thể quan sát trực tiếp được hoặc những quá trình phức tạp khó hình dung

B3: Xác định các hiệu ứng phần mềm tương ứng với các nội dung cần thiết kế Xác định các hiệu ứng phần mềm tương ứng để thiết kế mô hình theo nội dung kênh chữ hay kênh hình tĩnh trong SGK để trỡnh bày n?i dung chuong trỡnh cần mô phỏng

B4: Chạy thử chương trình mô phỏng

Sau khi thiết kế xong chương trình mô phỏng từng cơ chế, quá trình sinh lí thực vật người thiết kế phải chạy thử chương trình để quan sát một cách

Trang 27

tổng thể hiệu quả của chương trình (có phản ánh đúng nội dung, có đảm bảo tính sư phạm, tính khoa học) không? Đây là bước quan trọng không thể bỏ qua bởi nó là giai đoạn thẩm định kết quả của quá trình thiết kế

B5: Chỉnh sửa (nếu cần)

Sau khi chạy thử chương trình, tác giả rút ra nhận xét về kết quả của chương trình mô phỏng Nếu trong chương trình còn có những phần nào chưa hợp lí sẽ phải yêu cầu chỉnh sửa lại mô hình để đem lại hiệu quả cao nhất của chương trình mô phỏng đã thiết kế

Xây dựng mô phỏng đơn giản bằng MS.Powerpoint XP

Mô phỏng các chuyển động thẳng Khởi động MS.Powerpoint\ new

Vẽ vật chuyển động ở một phía của slide Chọn hiệu ứng bằng cách nhấp slide show\ custom animation\ add effect

Vẽ đường chuyển động của vật bằng cách nhấp chuột vào Add Efect\ Motion

paths sau đó chọn đường chuyển động từ trái hay từ phải sang cho thích hợp

Vật chuyển động thẳng

Trang 28

Mô phỏng chuyển động tròn, ném ngang, ném xiên hay dao động điều hòa Cách làm tương tự, chỉ thay thế các kiểu hoạt hình

Ví dụ thiết kế mô hình ảo dựa trên hình vẽ 1.3B SGK – Ban cơ bản (trang 8) Hai con đường x©m nhËp cña nước vµ ion khoáng vào rÔ

Trang 29

- Chọn AutoShapes (ảnh bên) - Lines/ ? vẽ theo mô hình tĩnh hoặc theo ý muốn

-

-Nếu nhiều chi tiết nhỏ trong hình cùng chuyển động thì đánh dấu tất cả các chi tiết bằng cách nhấn Shift sau đó chọn Draw/ Group (ảnh dưới)

Trang 30

- Hiệu ứng động - ảo: Chọn Slide Show/ custom Animation/ Add Effect/

Entrance/ More Effect/

Ra bảng Add Entrance Effect sau đó chọn các hiệu ứng theo mô hình động phù hợp/0k.(ảnh dưới)

- Chọn biến cố sau hiệu ứng:

Trong khung after Animation (cách hiển thị sau hiệu ứng) có các lựa chọn sau:

Dont Dim: Không thực hiện gì

Hide after Animation: ẩn sau hiệu ứng

Hide on next mouse click: ẩn sau khi nhắp chuột

Sau khi đã lựa chọn hiệu ứng cho các đối tượng, có thể sử dụng nút để xem trước các hiệu ứng trước khi nhắp nút để lưu lại

Trang 31

- Để mô hình chuyển động liên tục trong quá trình trình chiếu ta chọn hiệu ứng như con trỏ trong ảnh dưới đây Sau đó chọn Timming/ Ra bảng ta chọn Until End Of Slide/ 0k

Sau khi thiết kế xong chương trình mô phỏng phải chạy thử chương trình để quan sát một cách tổng thể hiệu quả của chương trình (có phản ánh đúng nội dung, có đảm bảo tính sư phạm, tính khoa học)không? Đây là bước quan trọng không thể bỏ qua bởi nó là giai đoạn thẩm định kết quả của quá trình thiết kế

-Trình diễn:

- Chọn Slide Show/View Show hoặc ấn phím F5 hoặc chọn biểu tượng

ở góc trái màn hình để bắt đầu trình diễn

- Đạt yêu cầu ghi lại : chọn Save as đặt tên file/ save

* Một số chú ý khi xây dựng tập tin trình diễn

1 Luôn nhớ nguyên tắc đơn giản và rõ ràng 2 Tinh giản và biểu tượng hoá nội dung 3 Nhất quán trong thiết kế

4 Chỉ nên nêu ra một ý tưởng lớn trong một Slide

5 Chọn đồ hoạ cẩn thận trong trình diễn, để tránh gây phân tán sự chú ý

2.3.3 Quy trình sưu tầm

Sưu tầm tư liệu trong dạy - học thực chất là một quá trình thu và phát

Trang 32

thông tin, nó bao gồm các bước sau: B1: Chọn tư liệu cần tìm

Việc xác định tư liệu chính xác, đầy đủ cho một bài dạy là rất quan trọng, vì vậy cần phải theo một quy trình chặt chẽ, logic như sau:

Qua việc phân tích mục tiêu, nội dung, phương pháp của một bài học cụ thể ta dễ dàng tìm ra các tư liệu cần thiết kế các hoạt động học tập cho HS dựa trên nội dung bài học ở SGK

B2: Thu thập tư liệu

a Thu thập tư liệu từ CD, VCD, CD - ROM

Có rất nhiều đĩa tư liệu được xử lí sẵn, xây dựng thành một mảng tư liệu nào đó như di truyền, sinh thái chúng ta chỉ cần lấy ra để dùng cho phù hợp với mục đích của mình

Đó là các đĩa CD, được các nhà chuyên môn sưu tầm và bán trên thị trường, như bộ đĩa Encarta, A - Level Biology, phần mềm sinh học, Biology II Ebook, các đĩa phim về các hiện tượng tự nhiên,

Các đĩa CD, từ các GV sưu tầm trong quá trình giảng dạy, các học viên xây dựng trong quá trình làm luận văn, luận án, được truyền tay

Các đĩa CD rất tiện lợi, dung lượng lớn, là công cụ lưu trữ được nhiều loại thông tin như các bài viết, sách điện tử, các tranh, hình ảnh, mô hình tĩnh, động, các đoạn phim,

b Khai thác tư liệu từ Internet

Nghiên cứu bài học ở SGK

Xác định mục tiêu Phân tích nội dung Lựa chọn phương pháp

Chọn ra các tư liệu cần tìm

Trang 33

Để tìm kiếm một nội dung từ Internet, ta tiến hành theo các bước: - Xác định nội dung tìm kiếm

- Chọn trang Web hay công cụ tìm kiếm phù hợp - Tìm kiếm

- Phân loại, chọn lọc thông tin, lưu trữ

Trước khi tìm kiếm chúng ta phải xác định được nội dung tìm kiếm là gì, tìm hình ảnh hay mô hình, phim từ đó mới chọn trang Web hay công cụ tìm kiếm cho phù hợp Song song với quá trình tìm kiếm là việc lưu trữ thông tin ở dạng thô, nhưng phải chú ý ghi nguồn khai thác tư liệu

Có 2 mảng thông tin từ Internet mà chúng ta thường tìm kiếm đó là tìm kiếm thông tin chung (bao gồm thông tin dạng văn bản, tranh ảnh, sơ đồ ) và tìm kiếm hình ảnh; ở đây tác giả đề cập đến tìm kiếm tư liệu thuộc kênh hình và phim

b1 Tìm kiếm tư liệu thuộc kênh hình

Sử dụng các công cụ tìm tin như Google, Altavista, Alltheweb để tìm kiếm các cơ sở dữ liệu có chứa hình ảnh Các công cụ tìm tin có thể cung cấp hàng triệu các hình ảnh được sắp xếp theo mục lục hoặc những chủ đề khác nhau

* Công cụ tìm tin được sử dụng khi : - Không biết địa chỉ trang Web

- Khi cần tìm kiếm các trang Web mới

- Khi cần tìm kiếm các đề tài chuyên sâu hoặc phức tạp * Một số công cụ thông dụng để tìm hình ảnh:

- http://www.Google.com - http://www.AltaVista.com - http://www.Alltheweb.com - http://www.Mamma.com

Trang 34

* Cách sử dụng công cụ tìm tin: Mở công cụ tìm: Vào Internet Explorer, nhập địa chỉ công cụ tìm kiếm vào, ví dụ: http://www.Google.com, bấm phím Enter, kết quả như sau:

Ở đây có thể tìm thông tin trên Web nói chung hoặc tìm hình ảnh, nhóm, thư mục Chẳng hạn ta chọn Web ta đánh vào ô tìm kiếm từ cần tìm, nhấn Enter

* Lưu ý khi tìm thông tin:

- Từ khóa phải ngắn gọn, súc tích, phải khái quát được nội dung cần tìm - Nếu tìm chưa phù hợp thì nên thu hẹp chủ đề, chọn những từ quan trọng, những mục quan trọng

- Xem xét kết quả mà chức năng tìm kiếm đưa ra Nếu có quá nhiều kết quả, quay lại và thêm từ cho ô tìm kiếm Nếu có quá ít kết quả, thu hẹp xóa bớt một số từ trong ô tìm kiếm hoặc tìm từ khác thay thế

- Thử xem qua những kết quả đầu tiên, nếu những trang đó chưa hữu ích lắm, thử quay lại và dùng từ tìm kiếm khác

* Các bước sử dụng công cụ tìm tin để tìm kiếm các hình ảnh - Truy cập vào địa chỉ của công cụ tìm tin

Trang 35

- Kích chuột vào ô “Image” trên thanh công cụ tìm kiếm - Nhập vào ô tìm kiếm từ hoặc cụm từ mô tả hình ảnh cần tìm

- Kích chuột vào nút “Search” hoặc nhấn phím “Enter” trên bàn phím (đối với một số trang Web hoặc công cụ dò tìm khác, từ “Search” được thay bằng “Go” hoặc “Find”) Khi đã có các hình ảnh, muốn xem chúng ở kích cỡ lớn hơn, đưa trỏ chuột đến hình ảnh đó, kích chuột vào hình bàn tay Bên dưới hình ảnh phóng lớn có thể sẽ xuất hiện kèm theo trang Web chứa các hình ảnh đó

Có thể tìm kiếm các hình ảnh theo kích cỡ hoặc thể loại mong muốn nhờ chức năng tìm kiếm nâng cao Ví dụ: Đối với Google Com, dùng advanced image search để giới hạn các yếu tố của hình ảnh cần tìm Các lựa chọn bao gồm các thông tin về kích cỡ, màu sắc, thể loại và nhiều yếu tố khác

Để tìm được hình ảnh phong phú và đa dạng chúng ta nên sử dụng từ khóa bằng tiếng Anh, sẽ lấy được rất nhiều hình ảnh từ các trang web nước ngoài, ví dụ khi tìm hình ảnh về thực vật, ta đánh từ khóa “Plant” vào ô tìm kiếm

Trang 36

Chọn hình ảnh phù hợp\Click chuột phải\Open in new Window\Hình ảnh cùng với trang Web chứa nó sẽ được mở, ngoài ra còn có thể có một số hình ảnh cùng loại với nó trong trang Web\Chọn hình ảnh\Lưu trữ (chú thích tên hình, ngày truy cập, địa chỉ Web )

* Lưu hình ảnh Web

- Lưu riêng từng hình ảnh: Sau khi tìm được hình ảnh cần lấy, ta Click chọn hình ảnh muốn lưu, Click chuột phải, xuất hiện một Menu đơn, chọn Save Picture As, xuất hiện cửa sổ Save Piture

Trang 37

Bước tiếp theo chọn đường dẫn (vị trí lưu), có thể đổi tên tập tin (File name) và cuối cùng chọn nút Save (lưu ý: các hình ảnh thường có đuôi mặc định là Jpg hoặc gif)

- Lưu nhiều hình ảnh vào một thư mục (Folder): Để thuận tiện cho việc tìm kiếm và sử dụng, ta có thể lưu nhiều hình ảnh có cùng nội dung liên quan với nhau vào một thư mục bằng cách vào My Computer, chọn ổ đĩa cần tạo thư mục, tạo thư mục (Folder) và lưu tên cho dễ nhớ, logic, sau đó thực hiện thao tác lưu các hình ảnh giống như lưu từng hình ảnh riêng rẽ Có thể Save các hình ảnh của cùng một bài dạy cụ thể, sau đó gom thành chương rồi thành từng phần theo một hệ thống logic

Ví dụ: Tổng hợp hình ảnh của chương trình sinh học 11

b2: Tìm kiếm phim (Video Clip, Flash, )

- Cách tìm kiếm dữ liệu: Nếu biết cách tìm kiếm thông tin trên mạng Internet (phim, hình ảnh động, ) thì có thể nói đó cũng là một kho báu quý giá về tư liệu phục vụ công tác giảng dạy cho giáo viên, đáp ứng mục tiêu nâng cao chất lượng dạy học, thay vì trước đây ta chỉ biết sử dụng tranh hoặc mô hình Cách tìm kiếm các đoạn phim (Video clip, Flash, ) rất thông dụng và đơn giản Chúng ta cũng có thể sử dụng trực tiếp qua Yahoo.com

Trang 38

Ta điền tên của loại phim (Video) cần tìm vào mục “Search” (nên sử dụng các từ khoá bằng tiếng anh để tìm được nhiều tư liệu), chọn tiếp mục “Video” và cuối cùng chọn mục “Web Saerch”, lúc đó sẽ xuất hiện các trang Web chứa các đoạn phim cần tìm Ví dụ: tìm đoạn phim về hiện tượng bắt mồi của cây nắp ấm, ta gõ vào từ “Sarracenia”

- Lưu trữ phim (Video Clip, Flash, )

Đối với các dạng phim thông thường có các đuôi như: aiv, divx, div, mov, mp4, thì việc lưu trữ (tải từ mạng) hoặc chép từ đĩa VCD vào máy tính cũng thực hiện tương tự các thao tác như lưu hình ảnh, chỉ khác là sau khi click chuột phải vào đối tượng thì ta chọn mục “Save Target As”, thay vì chọn “Save Picture As” như ở phần lưu hình ảnh

Trang 39

Đối với các phim hoạt hình Flash thì không thể tải trực tiếp như cách trên mà phải dùng đến một phần mềm thông dụng để tải chúng (phần mềm Save FlashPlayer), sau khi cài đặt phần mềm này, ta bắt đầu thao tác tìm tư liệu (vào các trang Web có chứa các phim hoạt hình Flash), ta chạy các đoạn phim này trực tiếp trên trang web, sau đó ta kích hoạt chương trình SaveFlashPlayer, xuất hiện hộp thoại, chọn ., sẽ có một list danh sách các đoạn phim hoạt hình Flash mà ta đã xem qua trước đó, lúc này ta chỉ việc copy chúng vào kho dữ liệu của mình và sử dụng (lưu ý: để chạy được các đoạn phim hoạt hình Flash, ta cần có thêm phần mềm SAFlashPlayer hoặc các phần mềm hỗ trợ khác)

Trang 40

Đối với các hình ảnh chú thích bằng tiếng nước ngoài thì ta cần phải dịch chính xác, chú thích lại bằng tiếng Việt, cắt những phần không cần thiết có thể sử dụng phần mềm ScreenHunter 4.0 Free để chụp hình; phần mềm Paint, ACD Photo Editor, Adobe Photoshop để chỉnh sửa hoặc vẽ texbox đánh ghi chú vào và chèn lên phần ghi chú tiếng nước ngoài

* Xử lí phim:

Đối với các đoạn phim, dùng phần mềm HeroSoft 3000 để cắt xén, phần mềm Easy Video Joiner hoặc Proshow Gold 3.0 1942 hoặc Rejump để nối phim, tải Flash dùng phần mềm SaveFlashPlayer, chuyển Flash thành phim

Ngày đăng: 09/11/2012, 16:10

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 - 2010, NXB Giáo dục 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển Giáo dục 2001 - 2010
Nhà XB: NXB Giáo dục 2000
3. Đảng Cộng Sản Việt Nam , Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội.2006
4. Phạm Giang, Nguyên Sang, Tự học Microsoft Power Point 2003, NXB Giao thông Vận tải. 2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự học Microsoft Power Point 2003
Nhà XB: NXB Giao thông Vận tải. 2007
5. TS. Nguyễn Văn Hồng, Sử dụng phần mềm ppt thiết kế giáo án hướng dẫn tự học trong dạy học Sinh học, Tạp chí Giáo dục, số 176.2007 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Giáo dục
6. Phạm Xuân Quế, Nguyễn Thị Thu Hà. Xây dựng thí nghiệm ảo dạy học nội dung “Nghiên cứu chuyển động rơi tự do, xác định gia tốc rơi tự do” thuộc chương trình đào tạo giáo viên vật lí, Tạp chí Giáo dục, số 184. 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu chuyển động rơi tự do, xác định gia tốc rơi tự do” thuộc chương trình đào tạo giáo viên vật lí, "Tạp chí Giáo dục
7. TS. Dương Tiến Sỹ, Quy trình thiết kế bài giảng bằng phần mềm Power Point trên máy tính, Tạp chí Giáo dục, số 52. 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quy trình thiết kế bài giảng bằng phần mềm Power Point trên máy tính, Tạp chí Giáo dục
9. ThS. Nguyễn Văn Hiền,Thiết kế bài dạy Sinh học bằng phần mềm Power Point, Tạp chí Giáo dục, số 152( kì 2 – 12/ 2006) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Giáo dục
10. Nguyễn Thành Đạt(tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn(chủ biên) - Nguyễn Như Khanh, SGK và SGV Sinh học 11, NXB Giáo dục. 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: SGK và SGV Sinh học 11
Nhà XB: NXB Giáo dục. 2006
12. Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục, Hà Thế Ngữ- Nguyễn Đăng Tiến - Bùi Đức Thiệp sưu tầm (1990),Nxb Giáo dục, Hà nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục
Tác giả: Hồ Chí Minh về vấn đề giáo dục, Hà Thế Ngữ- Nguyễn Đăng Tiến - Bùi Đức Thiệp sưu tầm
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1990
13. Hoàng Chúng (1982), Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục
Tác giả: Hoàng Chúng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1982
14. Trung tâm tin học Đại học sư phạm (2005), Microsft PowerPoint, Trường Đại học sư phạm TP HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Microsft PowerPoint
Tác giả: Trung tâm tin học Đại học sư phạm
Năm: 2005
15. Lê Quang Long (1994), Cơ sở sinh học của cuộc cách mạng trong khoa học dạy học, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở sinh học của cuộc cách mạng trong khoa học dạy học
Tác giả: Lê Quang Long
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1994
16. Đỗ Ngọc Đạt (1997); Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học; Nhà xuất bản Đại học Quốc gia; Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếp cận hiện đại hoạt động dạy học
Nhà XB: Nhà xuất bản Đại học Quốc gia; Hà Nội
20. Vũ Ngọc Hải (2003); Đổi mới giáo dục nước ta trong những năm đầu thế kỷ XXI; Tạp chí phát triển giáo dục số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới giáo dục nước ta trong những năm đầu thế kỷ XXI
23. TS. Nguyễn Phúc Chỉnh “Phương pháp Grap trong dạy học Sinh học - NXB Giáo dục 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp Grap trong dạy học Sinh học
Nhà XB: NXB Giáo dục 2005
24. Nguyễn Phúc Chỉnh (chủ biên) (2006), Giáo trình ứng dụng tin học trong nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học sinh học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình ứng dụng tin học trong nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học sinh học
Tác giả: Nguyễn Phúc Chỉnh (chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
25. Dương Tiến Sỹ, Lê Thanh Oai, Nguyễn Văn Thắng (2002), “Sử dụng phần mềm Powerpoint thiết kế các trình phim dạy học Sinh học”, Tạp chí GD số 23 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sử dụng phần mềm Powerpoint thiết kế các trình phim dạy học Sinh học
Tác giả: Dương Tiến Sỹ, Lê Thanh Oai, Nguyễn Văn Thắng
Năm: 2002
28. Phillip Kerman, S  MS teach your self Macromedia Flash MX 2004 in 24 hours, 800 East 96 street, Indianapolish, Indiana 46240 USA Sách, tạp chí
Tiêu đề: S""MS teach your self Macromedia Flash MX 2004 in 24 hours
2. TS. Nguyễn Thế Hưng, Nâng cao chất lượng dạy học một số kiến thức khó thuộc môn Sinh học THPT, TCGD số 192(kì 2 - 6/2008) (trang 40) Khác
8. TS. Dương Tiến Sỹ. Sử dụng thí nghiệm ảo để tích hợp GDMT trong DHSH6. TCGD số 172. 2007 Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Giải thích bằng hình vẽ hai con đường dẫn truyền nước, các chất khoáng và chất hữu cơ trong cây - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
i ải thích bằng hình vẽ hai con đường dẫn truyền nước, các chất khoáng và chất hữu cơ trong cây (Trang 18)
(?)  Quan  sát 2  hình  sau  và  cho  biết điểm  khác  nhau  về  bản  chất của  2  cách hấp thụ chất khoáng ở thực vật? Với các nội dung cần phân biệt: - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
uan sát 2 hình sau và cho biết điểm khác nhau về bản chất của 2 cách hấp thụ chất khoáng ở thực vật? Với các nội dung cần phân biệt: (Trang 18)
Qua việc quan sát các hình ảnh và trả lời các câu hỏi định hướng như trên HS sẽ đạt được mục tiêu thứ nhất của bài học - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
ua việc quan sát các hình ảnh và trả lời các câu hỏi định hướng như trên HS sẽ đạt được mục tiêu thứ nhất của bài học (Trang 19)
- Các hình ảnh phải sáng sủa, rõ nét, màu sắc hài hòa. - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
c hình ảnh phải sáng sủa, rõ nét, màu sắc hài hòa (Trang 22)
H2.4: Sơ đồ mô phỏng các giai đoạn trong cơ chế hô hấp ở thực vật  Sau khi tự hoàn thành được sơ đồ HS sẽ nắm được bản chất logic của cơ  chế hô hấp - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
2.4 Sơ đồ mô phỏng các giai đoạn trong cơ chế hô hấp ở thực vật Sau khi tự hoàn thành được sơ đồ HS sẽ nắm được bản chất logic của cơ chế hô hấp (Trang 22)
Ví dụ thiết kế mô hình ảo dựa trên hình vẽ 1.3B SGK – Ban cơ bản - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
d ụ thiết kế mô hình ảo dựa trên hình vẽ 1.3B SGK – Ban cơ bản (Trang 28)
Ra bảng Add Entrance Effect sau đó chọn các hiệu ứng theo mô hình động phù hợp/0k.(ảnh dưới)  - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
a bảng Add Entrance Effect sau đó chọn các hiệu ứng theo mô hình động phù hợp/0k.(ảnh dưới) (Trang 30)
- Chọn biến cố sau hiệu ứng: - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
h ọn biến cố sau hiệu ứng: (Trang 30)
* Lưu hình ảnh Web - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
u hình ảnh Web (Trang 36)
Đối với các phim hoạt hình Flash thì không thể tải trực tiếp như cách trên  mà  phải  dùng  đến  một phần  mềm  thông  dụng  để  tải  chúng  (phần  mềm  Save  FlashPlayer),  sau  khi  cài  đặt  phần  mềm  này,  ta  bắt  đầu  thao  tác  tìm  tư  liệu (vào  - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
i với các phim hoạt hình Flash thì không thể tải trực tiếp như cách trên mà phải dùng đến một phần mềm thông dụng để tải chúng (phần mềm Save FlashPlayer), sau khi cài đặt phần mềm này, ta bắt đầu thao tác tìm tư liệu (vào (Trang 39)
Chỉnh sửa sơ đồ, hình ảnh, tổng hợp, chọn lọc và phân loại các loại tư liệu thuộc kênh hình - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
h ỉnh sửa sơ đồ, hình ảnh, tổng hợp, chọn lọc và phân loại các loại tư liệu thuộc kênh hình (Trang 40)
Bảng thống kê các cơ chế và quá trình sinh lý thực vật đã thiết kế và sưu tầm: - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
Bảng th ống kê các cơ chế và quá trình sinh lý thực vật đã thiết kế và sưu tầm: (Trang 41)
Bảng thống kê các cơ chế và quá trình sinh lý thực vật đã thiết kế và sưu tầm: - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
Bảng th ống kê các cơ chế và quá trình sinh lý thực vật đã thiết kế và sưu tầm: (Trang 41)
- GVchiếu lần lượt các đoạn phim 1, 2 ,3 và các hình 2 ,3 mô phỏng các loại hướng động - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
chi ếu lần lượt các đoạn phim 1, 2 ,3 và các hình 2 ,3 mô phỏng các loại hướng động (Trang 47)
Hình số 2: Hướng nước - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
Hình s ố 2: Hướng nước (Trang 48)
Hình số 3: Hướng hóa - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
Hình s ố 3: Hướng hóa (Trang 49)
các hình ảnh như sau: - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
c ác hình ảnh như sau: (Trang 50)
(?) Đây có phải là hình thức sinh sản vô tính không? Giải thích?  - HS: Không phải sinh sản vô tính  - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
y có phải là hình thức sinh sản vô tính không? Giải thích? - HS: Không phải sinh sản vô tính (Trang 55)
Border Khung viền của trang văn bản hoặc các đường trên một bảng (Table)   - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
order Khung viền của trang văn bản hoặc các đường trên một bảng (Table) (Trang 65)
Ruler Thước kẻ trên màn hình làm việc Word, giúp đơn giản và trực quan trong các thao tác định dạng tài liệu   - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
uler Thước kẻ trên màn hình làm việc Word, giúp đơn giản và trực quan trong các thao tác định dạng tài liệu (Trang 67)
Bảng 3.1. Tần suất điểm các bài kiểm tra trong thực nghiệm - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
Bảng 3.1. Tần suất điểm các bài kiểm tra trong thực nghiệm (Trang 72)
Bảng 3.1. Tần suất điểm các bài kiểm tra trong thực nghiệm  Phương - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
Bảng 3.1. Tần suất điểm các bài kiểm tra trong thực nghiệm Phương (Trang 72)
Bảng 3.2. Tần suất hội tụ tiến điểm của các bài kiểm tra trong TN - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
Bảng 3.2. Tần suất hội tụ tiến điểm của các bài kiểm tra trong TN (Trang 73)
Từ số liệu của bảng 3.1, lập bảng tần suất hội tụ tiến để so sánh tần suất bài đạt điểm từ giá trị Xi trở lên - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
s ố liệu của bảng 3.1, lập bảng tần suất hội tụ tiến để so sánh tần suất bài đạt điểm từ giá trị Xi trở lên (Trang 73)
Hình 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm các bài kiểm tra trong TN - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
Hình 3.2. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm các bài kiểm tra trong TN (Trang 73)
Bảng 3.2. Tần suất hội tụ tiến điểm của các bài kiểm tra trong TN  Phương - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
Bảng 3.2. Tần suất hội tụ tiến điểm của các bài kiểm tra trong TN Phương (Trang 73)
Bảng 3.3. Kiểm định X theo tiêu chuẩ nU - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
Bảng 3.3. Kiểm định X theo tiêu chuẩ nU (Trang 74)
Bảng 3.3. Kiểm định X  theo tiêu chuẩn U - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
Bảng 3.3. Kiểm định X theo tiêu chuẩn U (Trang 74)
Bảng 3.5. Tần suất điểm các bài kiểm tra sau khi TN. Phương  án     Xi  Ni  - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
Bảng 3.5. Tần suất điểm các bài kiểm tra sau khi TN. Phương án Xi Ni (Trang 76)
Bảng 3.5. Tần suất điểm các bài kiểm tra sau khi TN. - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
Bảng 3.5. Tần suất điểm các bài kiểm tra sau khi TN (Trang 76)
Hình 3.4. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm các bài kiểm tra sau TN. - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
Hình 3.4. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm các bài kiểm tra sau TN (Trang 77)
Bảng 3.6. Tần suất hội tụ tiến điểm của các bài kiểm tra sau TN. Phương  - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
Bảng 3.6. Tần suất hội tụ tiến điểm của các bài kiểm tra sau TN. Phương (Trang 77)
Hình 3.4. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm các bài kiểm tra sau TN. - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
Hình 3.4. Đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm các bài kiểm tra sau TN (Trang 77)
Bảng 3.6. Tần suất hội tụ tiến điểm của các bài kiểm tra sau TN. - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
Bảng 3.6. Tần suất hội tụ tiến điểm của các bài kiểm tra sau TN (Trang 77)
Bảng 3.7. Kiểm định X theo tiêu chuẩ nU kết quả kiểm tra sau TN. - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
Bảng 3.7. Kiểm định X theo tiêu chuẩ nU kết quả kiểm tra sau TN (Trang 78)
Bảng 3.7. Kiểm định X  theo tiêu chuẩn U kết quả kiểm tra sau TN. - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
Bảng 3.7. Kiểm định X theo tiêu chuẩn U kết quả kiểm tra sau TN (Trang 78)
Bảng 3.8. Phân tích phương sai kết quả các bài kiểm tra sau TN. - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
Bảng 3.8. Phân tích phương sai kết quả các bài kiểm tra sau TN (Trang 78)
Hình thành hạt phấn  Hình thành  túi phôi  - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
Hình th ành hạt phấn Hình thành túi phôi (Trang 80)
A. Mỗi tế bào 2n của noãn giảm phân hình thành 4 tế bào n xếp chồng lên nhau (đại bào  tử đơn bội)  - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
i tế bào 2n của noãn giảm phân hình thành 4 tế bào n xếp chồng lên nhau (đại bào tử đơn bội) (Trang 80)
Hình thành  hạt phấn  Hình thành  túi phôi - Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật
Hình th ành hạt phấn Hình thành túi phôi (Trang 80)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w