Quy trình thiết kế

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật (Trang 26 - 30)

B1: Xác định mục tiêu của việc dạy - học các cơ chế, quá trình sinh học. Việc thiết kế các cơ chế, quá trình sinh lí thực vật giúp HS hiểu rõ bản chất của từng cơ chế, quá trình sinh lí ở thực vật tránh hiện tượng “học vẹt” mà không hiểu bản chất của vấn đề. Xác định mục tiêu của việc dạy - học là hết sức quan trọng đối với GV khi thiết kế các chương trình mô phỏng. Theo quan điểm “công nghệ” mục tiêu vừa là cái đích, vừa là sản phẩm đầu ra của quá trình dạy - học. Như vậy có xác định đúng, đầy đủ thì mới có căn cứ để biết mình dạy nội dung gì, tổ chức hoạt động cho HS như thế nào để đạt được kết quả như đã đề ra. Hay nói cách khác mục tiêu sẽ quyết định nội dung, nội dung mô phỏng cần phải tương ứng, phù hợp với mục tiêu đề ra.

B2: Chọn nội dung để thiết kế mô hình ảo

Từ chương trình nội dung sinh lí thực vật - sinh học 11, chỉ chọn một số bài để thiết kế mô hình ảo mô phỏng trên máy tính. Việc xác định các nội dung môn học để mô phỏng cần được xem xét kỹ cả về yêu cầu cũng như mức độ triển khai để có hiệu quả thiết thực. Ngay cả trong một bài giảng cũng không nên và không thể áp dụng MHA cho toàn bộ bài giảng. Ở đây chỉ quan tâm đến việc mô phỏng những cơ chế, quá trình động xảy ra bên trong mà không thể quan sát trực tiếp được hoặc những quá trình phức tạp khó hình dung.

B3: Xác định các hiệu ứng phần mềm tương ứng với các nội dung cần thiết kế Xác định các hiệu ứng phần mềm tương ứng để thiết kế mô hình theo nội dung kênh chữ hay kênh hình tĩnh trong SGK để trỡnh bày n?i dung chuong trỡnh cần mô phỏng.

B4: Chạy thử chương trình mô phỏng.

Sau khi thiết kế xong chương trình mô phỏng từng cơ chế, quá trình sinh lí thực vật người thiết kế phải chạy thử chương trình để quan sát một cách

tổng thể hiệu quả của chương trình (có phản ánh đúng nội dung, có đảm bảo tính sư phạm, tính khoa học)... không? Đây là bước quan trọng không thể bỏ qua bởi nó là giai đoạn thẩm định kết quả của quá trình thiết kế.

B5: Chỉnh sửa (nếu cần).

Sau khi chạy thử chương trình, tác giả rút ra nhận xét về kết quả của chương trình mô phỏng. Nếu trong chương trình còn có những phần nào chưa hợp lí sẽ phải yêu cầu chỉnh sửa lại mô hình để đem lại hiệu quả cao nhất của chương trình mô phỏng đã thiết kế.

Xây dựng mô phỏng đơn giản bằng MS.Powerpoint XP

Mô phỏng các chuyển động thẳng Khởi động MS.Powerpoint\ new

Vẽ vật chuyển động ở một phía của slide. Chọn hiệu ứng bằng cách nhấp slide show\ custom animation\ add effect

Vẽ đường chuyển động của vật bằng cách nhấp chuột vào Add Efect\ Motion

paths sau đó chọn đường chuyển động từ trái hay từ phải sang cho thích hợp.

. Mô phỏng chuyển động tròn, ném ngang, ném xiên hay dao động điều hòa. Cách làm tương tự, chỉ thay thế các kiểu hoạt hình.

Ví dụ thiết kế mô hình ảo dựa trên hình vẽ 1.3B SGK – Ban cơ bản

- Chọn AutoShapes (ảnh bên) - Lines/ ? vẽ theo mô hình tĩnh hoặc theo ý muốn.

-

-Nếu nhiều chi tiết nhỏ trong hình cùng chuyển động thì đánh dấu tất cả các chi tiết bằng cách nhấn Shift sau đó chọn Draw/ Group. (ảnh dưới)

- Hiệu ứng động - ảo: Chọn Slide Show/ custom Animation/ Add Effect/ Entrance/ More Effect/

Ra bảng Add Entrance Effect sau đó chọn các hiệu ứng theo mô hình động phù hợp/0k.(ảnh dưới)

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)