Phân tích kết quả về mặt định tính

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật (Trang 79 - 83)

- Chọn biến cố sau hiệu ứng:

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.3.2. Phân tích kết quả về mặt định tính

Bên cạnh việc xử lý kết quả về mặt định lượng, chúng tôi cũng tiến hành phân tích chất lượng bài làm của HS đối với từng câu hỏi trong các đề kiểm tra để có thể đánh giá được về mức độ hiểu sâu sắc và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào những tình huống khác nhau, đồng thời đánh giá được mức độ thành thạo các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, so sánh… của HS. Kết quả cho thấy rằng, đối với những câu hỏi chỉ đòi hỏi mức độ tư duy thấp (nhớ, hiểu) thì tỷ lệ điểm của 2 nhóm TN và ĐC không chênh lệch nhau đáng kể, nhưng đặc biệt với những câu hỏi đòi hỏi HS phải vận dụng thao tác tư duy bậc cao hơn (vận dụng, phân tích, tổng hợp) thì tỷ lệ trả lời đúng của HS ở nhóm TN cao hơn nhiều so với HS ở nhóm ĐC.

Ví dụ: Câu hỏi số 02 của đề kiểm tra số 03 có nội dung như sau: Điền các ý ở cột 1 sao cho phù hợp với cột 2 và ghi kết quả vào cột 3.

STT 1 2 3 1 2 Hình thành hạt phấn Hình thành túi phôi

A. Mỗi tế bào 2n của noãn giảm phân hình thành 4 tế bào n xếp chồng lên nhau (đại bào tử đơn bội)

B. Mỗi tế bào 2n trong bao phấn giảm phân hình thành 4 tế bào n.

C. Mỗi tế bào n có một lần nguyên phân không cân đối hình thành cấu tạo đa bào đơn bội

D. Trong 4 đại bào tử đơn bội thì 3 tế bào xếp phía dưới tiêu biến (1 tế bào sống sót)

E. Tế bào sống sót dài ra và nguyên phân 3 lần tạo ra 7 tế bào và 8 nhân.

1…

2…

Kết quả thu được như sau:

Đối tượng Số HS Phương án trả lời

Đúng (%) Sai (%)

ĐC 83 21.69 78.31

TN 84 83.33 16.67

Như vậy, ở nhóm TN có tới 83,33% HS trả lời đúng, còn ở nhóm ĐC chỉ có 21.69% HS, thấp hơn rất nhiều so với nhóm TN. Các HS ở nhóm ĐC trả lời sai là do các em chưa nắm được bản chất thực sự của quá trình hình thành hạt phấn vá quá trình hình thành túi phôi do đó chưa có khả năng vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết các tình huống mới. Mặt khác, hình vẽ

trong SGK không mô tả rõ hai quá trình này, nếu GV không lưu ý cho HS hoặc chỉ sử dụng các tình huống trong SGK để dạy thì HS rất có thể mắc sai lầm và đi đến kết luận không chính xác khi trả lời câu hỏi này.

Đối với các câu hỏi khác, chúng tôi cũng thu được kết quả tương tự. Ngoài ra, khi quan sát, theo dõi tinh thần, thái độ học tập của HS ngay trong quá trình dạy TN, chúng tôi cũng nhận thấy nhóm TN hơn hẳn nhóm ĐC về lòng say mê, sự nhiệt tình, tích cực trong học tập, khả năng khai thác, tích lũy kiến thức cũng như năng lực tư duy, vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các tình huống mới…

* Về hứng thú và mức độ tích cực học tập:

Các chương trình mô phỏng được chúng tôi thiết kế và sưu tầm đã tỏ ra có hiệu quả trong việc hấp dẫn, lôi cuốn HS vào các hoạt động học tập làm cho kết quả và năng lực học tập của các em được nâng cao. Ở lớp TN không khí học tập luôn sôi nổi, hào hứng do các em thích được phát biểu ý kiến, được tranh luận, trả lời câu hỏi khi được khai thác những kiến thức trên chương trình mô phỏng. Điều này được biểu hiện rõ hầu hết ở những bài TN. Những bài này ở lớp ĐC thường khó tạo được sự hào hứng của HS khi các em khai thác những hình ảnh tĩnh trong SGK.

* Về kỹ năng khai thác, lĩnh hội kiến thức:

Kết quả các bài kiểm tra cho thấy kỹ năng khai thác, lĩnh hội kiến thức của HS ở lớp TN nổi trội hơn so với lớp ĐC. Để lĩnh hội được kiến thức, HS lớp TN không chỉ biết khai thác những kiến thức trong SGK mà còn biết vận dụng những kiến thức đã học, từ đó phân tích, so sánh, tổng hợp những dữ kiện thể hiện trên chương trình mô phỏng, dưới sự định hướng của GV từ đó tự rút ra kiến thức cần lĩnh hội. Vì thế HS có sự chủ động hơn trong việc nắm bắt kiến thức bài học.

* Về mức độ hiểu, ghi nhớ và độ bền kiến thức:

Khi thiết kế và sưu tầm các m« h×nh ¶o, chúng tôi đã cố gắng xây dựng và tìm những hình ảnh động, phim sắp xếp sao cho HS biết khai thác và xử lý thông tin để tự tìm ra kiến thức bài học dưới sự hướng dẫn của GV. Vì vậy so với lớp ĐC, các bài kiểm tra của HS lớp TN đã chứng tỏ hơn về mức độ hiểu bài và khả năng ghi nhớ kiến thức cơ bản của bài học ngay trên lớp; điều đó cũng chứng tỏ rằng độ bền kiến thức ở lớp TN cũng cao hơn so với lớp ĐC. Cụ thể sau 5 tuần TN chúng tôi cho làm bài kiểm tra lại để đánh giá mức độ hiểu và nhớ kiến thức của HS (kết quả đã được phân tích và kiểm định ở phần phân tích kết quả về mặt định lượng). Vậy ta có thể khẳng định ở nhóm TN các em HS đã hiểu rõ bản chất của các cơ chế và quá trình đã được mô phỏng nên kiến thức được các em ghi nhớ lâu bền hơn so với nhóm ĐC.

Tóm lại, qua phân tích về mặt định lượng cũng như định tính các kết quả thu được trong và sau TN, kết hợp với theo dõi quá trình học tập của HS trong suốt thời gian nghiên cứu và TN đề tài, chúng tôi đã khẳng định được tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài đã đặt ra: “Nếu xác định được các nguyên tắc, quy trình thiết kế mô h×nh ¶o các cơ chế và quá trình sinh lý thực vật thì sẽ tích cực hóa hoạt động nhận thức của HS trong dạy - học”.

Do vậy, việc xây dựng các chương trình mô h×nh ¶o để vận dụng vào dạy - học phần sinh lý thực vật - sinh học 11 theo hướng nghiên cứu của đề tài là hoàn toàn có tính khả thi. Tuy nhiên, trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài cũng như quá trình TN của đề tài mới chỉ được tiến hành trên một phạm vi tương đối hẹp. Chúng tôi hy vọng rằng đề tài này có thể tiếp tục được nghiên cứu và tiến hành TN trên diện rộng với nhiều đối tượng HS hơn nữa để có thể thu được kết quả cao hơn.

Một phần của tài liệu Thiết kế và sử dụng mô hình động dạy học sinh lý học thực vật (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)