1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dạy - học ca dao trong ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực

101 2,5K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 1,26 MB

Nội dung

Dạy - học ca dao trong ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực

Trang 1

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

-    -

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHI

DẠY - HỌC CA DAO TRONG NGỮ VĂN 10 THEO HƯỚNG TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC

VIỆT

Mã số: 60.14.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN – 2007

Trang 2

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

-    -

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHI

DẠY - HỌC CA DAO TRONG NGỮ VĂN 10 THEO HƯỚNG TÍCH HỢP VÀ TÍCH CỰC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

THÁI NGUYÊN – 2007

Trang 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

QUY ƯỚC VIẾT TẮT

NXB : Nhà xuất bản SGK : Sách giáo khoa

PPGD : Phương pháp giảng dạy THPT : Trung học phổ thông THCS : Trung học cơ sở

VHDG : Văn học dân gian VHV : Văn học viết

Trang 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4 Đối tượng nghiên cứu 11

5 Nhiệm vụ nghiên cứu 11

6 Phương pháp nghiên cứu 12

7 Giả thuyết của luận văn 12

8 Bố cục của luận văn 12

Nội dung 13

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc dạy - học ca dao theo hướng tích hợp, tích cực 13

1.1 Dạy học ca dao theo cách tiếp cận từ đặc trưng của thể loại ca dao 13

1.1.1 Vận dụng thi pháp ca dao vào dạy học ca dao 13

1.1.2 Đổi mới phương pháp dạy - học ca dao 26

1.1.3 Những ưu điểm của dạy học ca dao theo hướng thi pháp 34

1.1.4 Những hạn chế của dạy học ca dao theo hướng thi pháp 36

1.2 Quan điểm tích hợp và dạy - học ca dao theo hướng tích hợp 37

1.2.1 Quan điểm tích hợp trong dạy - học Ngữ văn 37

1.2.2 Nội dung tích hợp trong dạy - học Ngữ văn ở THPT 39

1.2.3 Vận dụng nội dung tích hợp trong dạy - học ca dao ở lớp 10 43

1.3 Quan điểm tích cực và nội dung dạy-học ca dao theo hướng tích cực 45

1.3.1 Quan điểm tích cực trong dạy - học Ngữ văn 45

1.3.2 Nội dung tích cực trong dạy - học Ngữ văn ở THPT 45

1.3.3 Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy - học ca dao ở lớp 10 48

Trang 5

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Chương 2: Tổ chức dạy - học ca dao ở lớp 10 theo hướng tích hợp,

tích cực 50

2.1 Việc thực thi chương trình và SGK Ngữ văn 10 ở phần ca dao 50

2.1.1 Nhận thức của giáo viên về dạy học theo hướng tích hợp tích cực 50

2.1.2 Việc thực thi của giáo viên ở giờ dạy ca dao 53

2.2 Chương trình và SGK Ngữ văn 10 56

2.2.1 Một số vấn đề chung về chương trình và SGK mới 56

2.2.2 Chương trình và SGK Ngữ văn 10 58

2.3 Tổ chức dạy - học ca dao ở Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp, tích cực 59

2.3.1 Dạy ca dao theo hướng tích hợp 59

2.3.1.1 Tích hợp và Tập làm văn 59

2.3.1.2 Tích hợp với tiếng Việt 60

2.3.2 Dạy học ca dao theo hướng tích cực 60

Chương 3: Thiết kế thể nghiệm 68

3.1 Mục đích thể nghiệm 68

3.2 Nội dung thể nghiệm 68

3.3 Đối tượng thể nghiệm 70

Trang 6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tác giả luận văn

Trang 8

2

1.2 Đề tài này còn được lựa chọn từ thực tiễn dạy học ca dao trong sách Ngữ văn 10 hiện nay ở trường THPT theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học

Hiện nay nền giáo dục nước ta đang thực thi việc đổi mới chương trình, SGK các cấp học Năm học 2006 - 2007, SGK Ngữ văn 10 mới chính thức đưa vào dạy học đại trà trên toàn quốc Trong cuốn SGK “Văn học 10, tập 1”

(Sách chỉnh lý hợp nhất) NXB Giáo dục, 2000 có hai chùm bài ca dao: Những

câu hát thân thân; Những câu hát tình nghĩa Cho đến năm 2006 SGK “Ngữ

văn 10” (sách cơ bản) lại gộp hai chùm bài ca dao Những câu hát thân thân;

Những câu hát tình nghĩa thành chùm Ca dao than thân yêu thương, tình nghĩa và có thêm một chùm Ca dao hài hước Trong quá trình thực hiện

chương trình SGK mới, giáo viên và học sinh không phải không gặp những khó khăn nhất định

Trong đợt thực tế sư phạm vừa qua, chúng tôi đã chú ý tìm hiểu việc dạy học ca dao trong sách Ngữ văn 10 ở một số trường phổ thông Chúng tôi nhận thấy, trên thực tế việc dạy ca dao trường THPT đã có nhiều thuận lợi (đa số học sinh yêu thích ca dao vì thể loại này có đặc điểm giản dị, dễ hiểu) song điều đó không có nghĩa là việc dạy học ca dao đã đạt được hiệu quả như mong muốn Trong những giờ học đó vẫn có những bài học được khai thác giống như bài học ở các thể văn học thành văn Giáo viên chỉ phân tích một cách cô lập trên văn bản ngôn từ mà không đặt tác phẩm vào môi trường văn học dân gian, thời điểm phát sinh… để khai thác Hoặc có bài lại dạy theo cách “diễn nôm ca dao”, làm phức tạp hoá sự giản dị dễ hiểu của ca dao Vấn đề dạy học ca dao theo hướng tích hợp và tích cực là vấn đề mới mẻ Nhiều giáo viên lúng túng khi thực thi điều này Dạy học ca dao như thế nào để thực hiện được nguyên tắc tích hợp và lôi cuốn được học sinh vào hoạt động liên tưởng, tưởng tượng, sáng tạo? Xuất phát từ lý do trên, chúng tôi chọn đề tài:

“Dạy - học ca dao trong Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp và tích cực”,

nhằm góp một tiếng nói giải quyết khó khăn cho người đứng lớp trong đó có chúng tôi

Trang 9

3

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Nâng cao hiệu quả dạy học văn nói chung, dạy học ca dao nói riêng là công việc đầy khó khăn thử thách đối với không chỉ độ ngũ giáo viên đứng lớp mà còn đối với các nhà chuyên môn, các nhà nghiên cứu

Trong số những tài liệu chúng tôi có được, vấn đề phân tích, bình giảng ca dao và dạy học ca dao đã được đặt ra và giải quyết ở những công trình sau:

* Cuốn sách “Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian” của GS Đỗ Bình Trị, NXB Giáo dục, 1999 đề cập tới mục đích, ý nghĩa

của việc nghiên cứu thi pháp thể loại: “Thể loại được gọi là đơn vị cơ sở của văn học dân gian và là điểm xuất phát tất yếu của công việc nghiên cứu văn học dân gian Và mỗi thể loại văn học dân gian có cách nói riêng của nó Thi pháp thể loại chính là cách nói riêng ấy Có nắm được thi pháp thể loại mới có

kh¶ “giải mã” các tác phẩm thuộc thể loại” Tác giả cũng chỉ rõ, trong nhà

trường “việc nghiên cứu thi pháp thể loại giúp người giáo viên không những có khả năng tự mình hiểu đúng, hiểu sâu hơn các tác phẩm văn học dân gian trong chương trình, mà có khả năng hoàn thiện hệ thống thao tác phân tích tác phẩm nhằm luyện tập cho học sinh cách đọc - hiểu tác phẩm ngay chính trong quá trình các em được hướng dẫn tìm hiểu tác phẩm”

Như vậy ở đây một lần nữa tác giả lại nhấn mạnh tới vai trò của thi pháp thể loại, coi nó là chìa khoá giúp cho người giáo viên mở cánh cửa văn học dân gian trong nhà trường Cũng xuất phát từ đó khi đề cập đến những đÆc điểm thi pháp của ca dao tác giả cho rằng: sự tổng hoà của những đặc điểm thi pháp những nhân vật trữ tình, những hoàn cảnh điển hình trong ca dao, kết cấu ca dao, hệ thống hình ảnh và ngôn ngữ, thể thơ và sự vận dụng các thể thơ trong ca dao đã tạo nên một phong cách chung bền vững của ca dao truyền thống

Trang 10

4

* Cuốn “Bình giảng ca dao” của nhà nghiên cứu VHDG Hoàng Tiến

Tựu (NXB Giáo dục 1992) có nói về “Công việc bình giảng ca dao” như sau: - Một bài ca dao được chọn để bình giảng phải có ít nhất ba điều kiện

sau đây: Thứ nhất, phải là một bài ca dao hay, có giá trị thực sự về nội dung

và nghệ thuật, đồng thời phải có vấn đề, có chỗ để bình giảng, đánh bình

giảng Thứ hai, phù hợp với khả năng và sở trường của người bình giảng Thứ

ba, phù hợp với nhu cầu thị hiếu người nghe, người đọc (tr.15)

- Mục đích của việc bình giảng ca dao nói riêng cũng như việc nghiên cứu văn học dân gian nói chung, không phải chủ yếu là chứng minh cho cái chung và sự giống nhau Càng không phải chỉ là như thế (mặc dù điều này cũng cần thiết), mà chủ yếu là tìm tòi, phát hiện và lý giải những cái riêng, những nét đặc thù, độc đáo, trong sáng tác dân gian của từng dân tộc, từng địa phương, từng thời kỳ lịch sử, cũng như cái riêng của từng tác phẩm cụ thể (tr.9)

- Người làm ca dao cũng như người làm thơ, biến ý thành tứ người bình giảng ca dao và thơ phải dựa vào tứ mà tìm ra ý, và khi đã hiểu rõ và nắm vững được chủ ý (hay chủ đề) của tác giả rồi, người bình giảng mới có điều kiện và cơ sở chắc chắn để tiến hành công việc bình giảng và bình luận, khen chê bài ca dao hay bài thơ một cách kỹ càng, chính xác và tinh tế (tr.28)

- Trong ca dao, ngoài mối quan hệ giữa ý và tứ, còn mối quan hệ giữa tình và tứ, sự và tình, đều là mối quan hệ quan trọng mà người bình giảng không thể quan tâm chú ý (tr.30)

- Muốn hiểu đúng, hiểu rõ, hiểu sâu sắc và thấu đáo một bài ca dao phải bám sát vào từ ngữ của nó, thông qua từ ngữ để tìm ra ý, tứ, sự, tình ở trong đó Và sau khi nắm được ý, tứ, sự, tình của toàn bài mới có điều kiện đầy đủ và chắc chắn để nhận rõ ý nghĩa đích thực (nghĩa trong bài) của các từ ngữ đã được tác giả sử dụng Hiện tượng “ý tại ngôn ngoại” ở trong ca dao không phải là hiếm (tr.34)

Trang 11

5

Tác giả đã vận dụng lý thuyết trên vào bình giảng một số bài ca dao hay trong kho tàng ca dao dân ca Việt Nam Trong tổng số 48 bài ca dao tuyển chọn, có 8 bài được dạy trong chương trình THCS, THPT

* Cuốn “Thi pháp ca dao” của nhà nghiên cứu văn học dân gian

Nguyễn Xuân Kính (NXB Giáo dục KHXH - Hà Nội 1992), là công trình nghiên cứu về đặc điểm thi pháp ca dao cổ truyền của người Việt

Tác giả đã khái quát đặc điểm thi pháp ca dao như sau: “Xét về mặt thi pháp, bên cạnh những điểm giống thơ của các tác giả thuộc dòng văn học viết, những nét giống vè (một thể loại văn học dân gian), ca dao có những đặc điểm riêng biệt: Ngôn ngữ ca dao là sự kết hợp giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ đời thường Đa số các lời ca dao trữ tình là những văn bản biểu hiện Cách sử dụng tên riêng chỉ địa điểm trong ca dao về cơ bản khác với cách dùng loại từ này trong thơ bác học Về thể thơ, 95% ca dao cổ truyền được sáng tác theo thể thơ lục bát Các tác giả văn học dân gian khác các tác giả văn học viết ở chỗ họ không chịu khuôn sáng tác vào những luật lệ có sẵn, do đó thơ ca dân gian có phần hồn nhiên mộc mạc hơn Mặt khác, hiện tượng đó lại chứng tỏ người bình dân ít có khả năng tung hoành sáng tạo trong khuôn khổ nghiêm ngặt của luật thơ Sự ngắn gọn của các tác phẩm ca dao, phản ánh đặc điểm, hoàn cảnh; điều kiện sáng tác và sinh hoạt văn hoá văn nghệ dân gian; mặt khác tính chất này cũng cho thấy tác giả dân gian chưa có khả năng xây dựng những tác phẩm thơ với quy mô đồ sộ Kết cấu một số vế có phần vần, kết cấu hai tương hợp, kết cấu hai vế đối lập và trong khi sáng tạo lời mới một dòng hoặc nhiều dòng ca dao có sẵn có thể được sử dụng… Là những dạng kết cấu độc đáo và là đặc điểm của ca dao Thời gian nghệ thuật trong ca dao là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng Không ít trường hợp trong đó thời gian miêu tả có tính chất công thức, ước lệ Không gian nghệ thuật trong ca dao chủ yếu là không gian trần thế, đời thường, bình dị, phiếm

Trang 12

6

chỉ với những nhân vật chưa được cá thể hoá, mang tâm trạng, tình cảm chung của nhiều người Tuy cùng xây dựng các biểu tượng trên cơ sở là hiện thực khách quan, nhưng nhiều ý nghĩa của các biểu tượng trong ca dao khác hẳn với thơ bác học… Các đặc điểm thi pháp vừa nêu tạo thành một thẻ loại riêng trong lịch sử văn học Việt Nam: “Thể ca dao” (tr 233 - 234)

* Cuốn “Mấy vấn đề phương pháp giảng dạy - nghiên cứu văn học dân gian” của GS Hoàng Tiến Tựu (NXB Giáo dục 1993) đã khẳng định sự

cần thiết xây dựng những quy phạm riêng cho việc dạy học văn học dân gian ở trường phổ thông Tác giả đã đề cập đến các phương pháp nghiên cứu văn học dân gian, làm sáng tỏ vấn đề giảng dạy văn học dân gian theo đặc trưng thể loại như: Dạy truyện dân gian, tục ngữ, ca dao…

Trong chương IV “Mấy vấn đề cụ thể nghiên cứu và giảng dạy ca dao” (35 trang), tác giả đã chỉ ra một số cách dạy ca dao phổ biến hiện nay và nêu lên những khó khăn đối với việc tìm hiểu một bài ca dao cổ Theo ông “Quá trình lĩnh hội và phân tích, lý giải một bài ca dao cổ gồm nhiều khâu, nhiều bước cụ thể khác nhau” Những khâu, những bước chủ yếu và quan trọng có thể được tóm tắt dưới dạng những câu hỏi sau:

1 Bài ca dao ra đời trong hoàn cảnh và trường hợp nào? (Vấn đề xác

định được hoàn cảnh lịch sử, cái “khung” thời gian của tác phẩm)

2 Bài ca dao được lưu hành sớm nhất và nhiều nhất ở vùng nào? (Vấn đề xác định quê hương gốc và địa bàn lưu hành chủ yếu của tác phẩm)

3 Bài ca dao thuộc thể loại nào? (Vấn đề xác định đặc trưng thể loại và tiểu thể loại của nó)

4 Chủ thể và nhân vật trữ tình của bài ca dao là gì? Hay là bài ca dao của ai? Người ấy như thế nào? (Vấn đề xác định chủ thể và nhân vật trữ tình trong phần lời và trong sự biểu diễn, sử dụng thực tế của bài ca dao)

Trang 13

7

5 Đối tượng trữ tình của bài ca dao là gì? Hay là bài ca dao là lời trao đổi bày tỏ với ai? Người ấy như thế nào? (Vấn đề xác định đối tượng trữ tình trực tiếp hay gián tiếp, chung hoặc riêng của mỗi bài ca dao)

6 Nội dung của bài ca dao là gì? (Hay là bài ca dao nói về những điều gì?) Vấn đề xác định nội dung truyền đạt, phô diễn của bài ca dao

7 Chủ thể bài ca dao là gì? (Hay vấn đề chủ yếu của bài ca dao muốn nói gì? Vấn đề phân tích chủ đề bài ca dao thường phải tìm hiểu đầy đủ các tác phẩm mới xác định đúng được)

8 Hình thức nghệ thuật bài ca dao như thế nào? Hay bài ca dao phô diễn tâm tư, tình cảm bằng những phương pháp, phương tiện và thủ thuật như thế nào? (Vấn đề phân tích lý giải hình thức nghệ thuật của tác phẩm thường chỉ có thể nhận thức được rõ khi đã nắm chắc nội dung và chủ thể của nó)

9 Bài ca dao còn có liên hệ gì với cuộc sống và tâm tư tình cảm của nhân dân hiện nay và mai sau không? Mối liên hệ ấy như thế nào? Vấn đề ý nghĩa và giá trị hiện đại của bài ca dao cổ về mặt nội dung cũng như mặt nghệ thuật (tr 134 - 135)

Bên cạnh các công trình chúng tôi nêu trên còn rất nhiều công trình quý

báu giúp chúng tôi hoàn thành luận văn như cuốn “Văn học Việt Nam - Văn

học dân gian, những công trình nghiên cứu” (của nhiều tác giả, do GS Bùi

Mạnh Nhị chủ biên, NXB Giáo dục, tái bản 2000); cuốn “Giảng văn văn học

dân gian Việt Nam” của hai tác giả Vũ Anh Tuấn và Nguyễn Xuân Lạc -

NXB Giáo dục 1993; Luận án tiến sỹ của Nguyễn Xuân Lạc “Quan điểm tiếp

cận và phương pháp dạy học ca dao ở THPT” (1996); cuốn “Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương” (theo thể loại) của Tiến sỹ Nguyễn Viết Chữ,

NXB ĐHSP, 2005

Gần đây khi SGK Ngữ văn 10 đã được thực thi trong nhà trường, có nhiều cuốn sách tham khảo đã được xuất bản Sách tham khảo dạy học Ngữ

Trang 14

8

văn 10 chia làm hai loại: loại sách phân tích, bình giảng các tác phẩm có trong Ngữ văn 10; loại sách gợi ý về phương pháp dạy học như cuốn Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10 của TS Hoàng Hữu Bội, Thiết kế bài học Ngữ văn 10 do GS Phan Trọng Luận chủ biên…

2.2 Ca dao là mảnh đất nuôi dưỡng và lưu giữ đời sống tinh thần của nhân dân lao động, vì thế, ca dao từ lâu không chỉ trở thành đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học cơ bản mà còn là đối tượng quan trọng của giới nghiên cứu phương pháp dạy học Là thể loại trữ tình dân gian ngoài đặc điểm của loại hình trữ tình nói chung, ca dao còn có những đặc điểm riêng Do đó, đứng trước những yêu cầu mới của chương trình và SGK nhiều giáo viên không tránh khỏi những khó khăn khi dạy - học ca dao Vấn đề đặt ra là dạy - học ca dao như thế nào để vừa bảo đảm yêu cầu tích hợp, vừa phù hợp với đặc trưng thể loại và phát huy được sự tích cực ở người học là vấn đề cần quan tâm của mỗi giáo viên Ngữ văn

* Quan tâm đến vấn đề tích hợp, TS Đỗ Ngọc Thống người tham gia biên soạn SGK Ngữ văn THCS cũng có nhiều đóng góp đáng ghi nhận Trong cuốn “Đổi mới việc dạy và học môn Ngữ văn ở THCS”, NXB Giáo dục 2002, tác giả có một hệ thống bài viết về quan điểm tích cực và việc dạy học văn theo hướng tích hợp, giúp người đọc hiểu rõ “việc lấy tên chung của cuốn sách là Ngữ văn không chỉ đơn thuần là dồn ba phân môn lại thành một cuốn sách theo kiểu gộp lại mà chúng được xây dựng theo tinh thần tích hợp”

Trong bài viết “Dạy học môn Ngữ văn theo nguyên tắc tích hợp”, tác giả chỉ ra ba biểu hiện của tích hợp là “trong cuốn sách cả ba môn Văn, Tiếng Việt, Làm văn cùng dựa trên một văn bản chung để khai thác, hình thành, rèn luyện các kiến thức và kỹ năng của mỗi phân môn” Trên cơ sở đó tác giả chỉ ra ưu điểm của nguyên tắc dạy học tích hợp, tích hợp thể hiện trong việc xây

Trang 15

Cũng bài viết này tác giả chỉ ra “Cái gốc của quan niệm tích hợp trong dạy học Ngữ văn” là “Hiểu một cách đơn giản là dạy học ba phân môn hợp nhất, hoà trộn vào nhau, học cái này thông qua cái kia và ngược lại” Tác giả nêu rõ: “Mục đích bao quát của nguyên tắc tích hợp trong chương trình và SGK Ngữ văn là điều kiện giáo dục phù hợp, khả thi, phương pháp dạy và học mới có hiệu quả và cơ sở lý luận tích hợp một cách khoa học cùng với cách thức và mô hình tích hợp đa dạng để hình thành và phát triển năng lực đọc hiểu tác phẩm văn chương kết hợp với việc nâng cao dần kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong văn hoá giao tiếp cho học sinh”

* Dạy học theo hướng tích cực đã được thử nghiệm từ năm 1993 và

được giới thiệu cụ thể qua các cuốn sách “Một số vấn đề về phương pháp

giáo dục” (Nguyễn Kỳ và Dương Xuân Nghiên, Vụ giáo viên, H 1993); “Phương pháp giáo dục tích cực” (Nguyễn Kỳ, NXB Giáo dục, H 1994);

Cuốn “Phương pháp giáo dục lấy học sinh làm trung tâm” (Nguyễn Kỳ chủ

biên - NXB Giáo dục, H 1995) có thể xem là công trình lý luận khá đầy đủ về

Trang 16

Toàn - Nghiên cứu giáo dục, 9/1996)…

Vấn đề mà các công trình về dạy - học tích cực luôn luôn quan tâm là dùng các phương pháp dạy học đa dạng, kiến thức phải được trình bày trong dạng động, nghĩa là giáo viên phải tổ chức cho học sinh hoạt động, dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh tri thức bằng chính hoạt động của chúng Bên cạnh đó, phải có hệ thống câu hỏi phong phú (hệ thống câu hỏi phát hiện, câu hỏi mở rộng, câu hỏi tổng hợp nhận xét đánh giá, câu hỏi nêu vấn đề, câu hỏi gợi mở, câu hỏi liên tưởng sáng tạo…) nhằm phát huy cao nhất khả năng tự chiếm lĩnh tri thức của học sinh

Cho đến nay, mặc dù vẫn còn những ý kiến khác biệt nhau, các nhà khoa học và quản lý giáo dục đều khá nhất trí là cần đổi mới mô hình dạy học thụ động đang chiếm ưu thế trong nhà trường hiện nay và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của chủ thể dạy và học

Các tài liệu trên đã đặt cơ sở lý luận cho việc dạy học theo hướng tích hợp, tích cực Đề tài của chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, tổng hợp những vấn đề lý thuyết thi pháp ca dao, về tích hợp, về tích cực làm cơ sở cho việc khảo sát thực tế, để tìm ra những thành công và hạn chế trong dạy - học ca dao theo hướng tích hợp, tích cực Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp phù hợp

với lý luận và thực tế, đồng thời thiết kế chùm “Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa”, “Ca dao hài hước” ở lớp 10 theo hướng tích hợp, tích

Trang 17

3 Mục đích nghiên cứu

Tìm một phương án tối ưu cho việc vận dụng quan điểm tích hợp và tích cực trong dạy học ca dao ở lớp 10

4 Đối tượng nghiên cứu

Cách dạy học ca dao trong SGK Ngữ văn 10 theo yêu cầu mới của chương trình vừa được thực hiện Cụ thể là hoạt động của giáo viên và học sinh trong giờ học các chùm ca dao ở lớp 10 THPT theo hướng tích hợp và tích cực

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

a Nghiên cứu trên bình diện lý thuyết

Tìm hiểu khái niệm ca dao, đặc điểm thi pháp ca dao, cách tiếp cận ca dao theo thi pháp thể loại Tìm hiểu lí thuyết về tích hợp, tích cực trong dạy học Ngữ văn

b Tìm hiểu thực tiễn dạy học ca dao trong SGK Ngữ văn 10 trong những năm đầu thực hiện chương trình và SGK mới

c Đề xuất một phương án có tính khả thi nhằm nâng cao hiệu quả giờ học theo hướng tích hợp, tích cực (thể hiện qua thiết kế dạy học và tổ chức thể nghiệm sư phạm)

Trang 18

12

6 Phương pháp nghiên cứu

a Phương pháp nghiên cứu tổng hợp lý luận

Tổng hợp các bài viết, các công trình nghiên cứu về ca dao, về phương pháp dạy học ca dao trong SGK Ngữ văn 10

b Phương pháp khảo sát

Khảo sát các giờ dạy - học ca dao ở 2 lớp 10 trường THPT Phú Bình, huyện Phú Bình; trường THPT Đồng Hỷ - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên để tìm ra những vấn đề cần giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy

c Thể nghiệm sư phạm

Thiết kế một số giáo án ca dao trong chương trình và dạy thể nghiệm

7 Giả thuyết của luận văn

Nếu đổi mới dạy học những chùm ca dao trong Ngữ văn 10 theo hướng tích hợp, tích cực có cơ sở lý luận và thực tiễn thì hiệu quả, chất lượng dạy học ca dao sẽ được nâng cao

8 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và thư mục tham khảo, luận văn

của chúng tôi gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận của việc dạy - học ca dao theo hướng tích

Trang 19

1.1 Dạy học ca dao theo cách tiếp cận từ đặc trưng của thể loại ca dao

1.1.1 Vận dụng thi pháp ca dao vào dạy học ca dao

Đề tài này phải làm sáng tỏ hai vấn đề:

- Dạy ca dao theo đặc trưng thể loại là dạy những gì?

- Dạy ca dao theo nguyên tắc tích hợp và tích cực như thế nào?

Để làm sáng tỏ được hai vấn đề trên, trước hết phải xác định rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của nó Về cơ sở lý luận, chúng tôi dựa vào những thành tựu nghiên cứu về thi pháp của các nhà nghiên cứu văn học dân gian (Hoàng Tiến Tựu, Nguyễn Xuân Kính…) và những tài liệu hướng dẫn thực thi chương trình và SGK Ngữ văn vừa được đổi mới Về cơ sở thực tiễn, chúng tôi tiến hành khảo sát thực tế dạy học ca dao theo SGK Ngữ văn 10 vừa mới được thực thi năm đầu

Những điều trình bày dưới đây về thi pháp ca dao lấy từ cuốn “Thi pháp ca dao” của GS - TS Nguyễn Xuân Kính và được lấy làm một trong những cơ sở lý thuyết cho luận văn này

* Về ngôn ngữ trong ca dao

Dạy học ca dao theo đặc trưng thể loại là bắt đầu từ việc giúp học sinh nhận biết và cảm thụ được vẻ đẹp của ngôn ngữ ca dao Từ đó mà biết vận dụng vào việc làm văn biểu cảm trong tạo lập văn bản hoặc dùng ca dao làm cứ liệu để soi tỏ cho đặc điểm của Tiếng Việt (tích hợp với hai phân môn Làm văn và Tiếng Việt)

Trang 20

14

Ca dao kết tinh từ lời ăn tiếng nói hàng ngày của quần chúng nhân dân

Ngôn ngữ ca dao là thứ ngôn ngữ nghệ thuật giản dị, đẹp đẽ trong sáng,

chính xác vì đã được chắt lọc qua bao thế hệ M.Gorki khẳng định vẻ đẹp của ngôn ngữ ca dao là “cái đẹp trong sự giản dị”

Tình yêu mộc mạc của người bình dân được diễn tả chân thành, đôi khi thẳng băng:

Tiện đây anh nắm cổ tay

Anh hỏi câu này có lấy anh không? Hoặc nỗi yêu thương kín đáo:

Thò tay mà bứt ngọn ngò Thương em đứt ruột giả đò ngó lơ

Ngôn ngữ ca dao mang vẻ đẹp giản dị nhưng cũng rất sinh động, giàu sức biểu cảm Điều đó được thể hiện trong việc dùng một số lượng

phong phú và chính xác những động, tính từ, đại từ, đặc biệt là các từ láy gợi hình, biểu cảm, các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ…

Đôi ta bắt gặp nhau đây Như con bò gầy gặp bãi cỏ non

Có những câu ca dao có thể trở thành mẫu mực trong việc dùng từ ngữ, và về mặt gợi cảm, gợi hình, nó không thua bất cứ một câu thơ nào Điều đó chứng tỏ các tác giả dân gian cùng rất chú ý việc trau chuốt lời thơ trong ca dao Câu ca dao này in dấu ấn của văn học bác học:

Đèn tà thấp thoáng bóng trăng Ai đem người ngọc thung thăng chốn này

Không phải câu ca dao này gợi cảm ở những từ như “đèn tà”, “bóng trăng”, “người ngọc”, mà chính từ láy “thung thăng” đã làm hiển hiện hình

Trang 21

15

bóng người con gái thanh thản bước đi trong đêm trăng dưới cái nhìn say đắm, ngưỡng mộ của chàng trai Có thể thấy nhận xét này về từ láy để phân tích ca dao: “Mỗi từ láy là một nốt nhạc về âm thanh chứa đựng trong mình một “bức tranh” cụ thể của các giác quan… kèm theo những ấn tượng chủ quan, những cách đánh giá, những thái độ của người nói với hiện tượng đủ sức thông qua các giác quan hướng nội và hướng ngoại của người nghe mà tác động mạnh mẽ đến họ Cho nên các từ láy là các công cụ tạo hình rất đắc lực của văn học, nhất là thơ ca”

Trong ca dao các đại từ nhân sinh và đại từ phiếm chỉ được sử dụng với mật độ cao, làm rõ thêm sắc thái dân gian riêng biệt của ca dao

Đại từ nhân xưng bộc lộ rõ ràng chủ thể trữ tình của bài ca dao Đó có thể là một chàng trai cô gái, hoặc có thể là lời ca chung của cả hai người: chàng - nàng, thiếp - chàng, cô mình, anh - em, đôi ta…

“Chàng đi thiếp cũng theo cùng Đói no thiếp chịu lạnh lùng thiếp mang”

“Đôi ta như lửa mới nhen

Như trăng mới mọc như đèn mới khêu”

“Đường xa thì thật là xa

Mượn mình làm mối cho ta một người Một người mười tám đôi mươi Một người vừa đẹp vừa tươi như mình”

Các đại từ phiếm chỉ được sử dụng đa dạng: ai, cô ấy… Một đại từ “ai” vừa xa xôi vừa tình tứ, được sử dụng nhiều lần Có khi là lời đong đưa:

Ai đi đâu đấy hỡi ai Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm

Trang 22

16 Có khi là một lời hờn trách kín đáo:

Khi đi bóng hãy còn đài Khi về bóng đã nghe ai bóng tròn Một từ “cô ấy” đầy ẩn ý:

Áo anh sứt chỉ đã lâu

Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng

Ngoài ra ca dao còn sử dụng một số yếu tố thuộc phương thức tự sự, miêu tả… trong tổ chức ngôn ngữ của mình Việc biểu lộ vẻ đẹp nhân cách của con người thông qua việc miêu tả đặc điểm bông sen trong đầm:

Trong đầm gì đẹp bằng sen

Là xanh bông trắng lại chen nhị vàng…

Hoặc sự kể lể, trần thuật chỉ là cái cớ để nhân vật trữ tình giãi bày tâm trạng khó nói nhất:

Ơi cô gánh nước quang mây Cho anh một gáo tưới cây ngô đồng Cây ngô đồng không trồng mà mọc

Ngọn ngô đồng cành dọc cành ngang Quả dưa gang ngoài xanh trong trắng Quả mướp đắng ngoài trắng trong vàng

Từ ngày anh gặp mặt nàng

Lòng càng ngao ngán dạ càng ngẩn ngơ

Như vậy ngôn ngữ rất quan trọng trong việc thể hiện nội dung văn bản, nó là yếu tố thứ nhất, là chất liệu đầu tiên của mọi tác phẩm nghệ thuật Ngôn ngữ ca dao không giống như ngôn ngữ trong văn học viết, nó vừa mang sắc thái dân gian gắn với cách cảm, cách nghĩ của cộng đồng, vừa gắn với những

Trang 23

17

cảm xúc cá nhân trong các tình huống cụ thể, cái tôi trữ tình dân gian là cái tôi phiếm chỉ, cái tôi phổ biến Cho nên, nói như Mai Ngọc Chừ “Ngôn ngữ ca dao Việt Nam đã trở nên những viên ngọc quý óng ánh trong kho tàng văn học dân gian của dân tộc Có thể nói ngôn ngữ ca dao đã kế tục phát huy những đặc điểm ngôn từ tuyệt vời của Tiếng Việt” [4; tr 24 - 28]

* Về kết cấu trong ca dao

Ca dao có kết cấu rất đặc trưng, vì vậy dạy học ca dao từ thi pháp là giúp học sinh nắm được những cách kết cấu của ca dao Từ đó vận dụng nó vào nói và viết những lúc cần thiết (tích hợp)

Kết cấu của văn bản ca dao rất đa dạng, dưới đây là những đặc điểm chính trong kết cấu của nó

1 Lối đối đáp là đặc điểm kết cấu in đậm dấu ấn trong ca dao

Thực tế không hẳn mọi bài ca dao đều chia ra rõ ràng lời của hai nhân vật trữ tình cùng tham gia đối đáp Có những bài ca dao chỉ kết cấu theo một vế Lối đối đáp trong ca dao thể hiện bản thân nhân vật trữ tình muốn được bộc lộ, giãi bày tâm trạng Đó là lời trực tiếp giãi bày của hai người:

Dầu mà không lấy được em Anh về đóng cửa cài rèm đi tu

Tu mô cho em tu cùng

May ra thành phật thờ chung một chùa

Có khi là lời tha thiết yêu thương tôi nghiệp vật trữ tình muốn bộc lộ: Chàng ơi phụ thiếp làm chi

Thiếp như cơm nguộn đỡ khi đói lòng

Cũng có khi đó là lời giãi bày với chính lòng mình, biểu hiện nỗi đau đớn xót xa không thể chia sẻ, thành một hành động đến ngây thơ, bế tắc:

Trèo lên cây khế nửa ngày Ai làm chua xót lòng này khế ơi

Trang 24

yêu nhau, trèo lên, thân em, ước gì, chiều chiều… tạo sự nảy sinh vô hạn các

dị bản, điều quan trọng hơn là chúng “thể hiện lối nói, lối nghĩ, lối cảm của quần chúng nhân dân” Có đặt văn bản ca dào vào hệ thống mô típ đó mới thấy được hết cái độc đáo, đặc sắc dân gian của ca dao

3 Nhìn khái quát, có thể thấy mấy dạng kết cấu cơ bản như sau: Thứ nhất: nhân vật trữ tình trực tiếp bộ lộ giãi bày tình cảm; thứ hai: nhân vật thường bóng gió xa xôi lấy thiên nhiên làm cớ để bộc lộ tâm trạng; thứ ba: sử dụng các ý, các hình ảnh lặp lại nhiều lần khắc sâu vào tâm trạng trữ tình,

đó là kết cấu trùng điệp rất quen thuộc phổ biến trong ca dao

Như vậy, dựa vào kết cấu ca dao ta có thể xác định được nhân vật trữ tình cùng với nghệ thuật tổ chức, trình bày hệ thống cảm xúc của nó và nét cảm hứng dân gian được thể hiện trong các bài ca dao ấy

Từ những kiến thức này, có thể giúp học sinh biết vận dụng vào việc tạo lập các văn bản biểu cảm (tích hợp với Làm văn)

* Về thể thơ trong ca dao

Dạy học ca dao từ thi pháp thể loại còn phải làm cho học sinh nắm được đặc điểm của thể thơ lục bát trong ca dao cùng với các thể thơ khác được các tác giả dân gian sử dụng để bộc lộ tình cảm trong ca dao

Văn biểu cảm luôn cần đến âm vang của nhạc điệu ngôn từ và dạng thức văn bản biểu cảm thường là lời nói được tổ chức trong một hệ thống âm thanh, vần luật mang tính cách điệu gọi là thể thơ

Trang 25

19

Đa số ca dao được sáng tác theo thÓ lục bát với đặc trưng là nhịp đôi

đều đặn, thuận tai, vần bằng (chủ yếu) êm dịu, linh hoạt về thanh điệu, biến hoá về âm điệu, có sức lôi cuốn tự nhiên lại có thể kéo dài thoải mái nên dược sử dụng rộng rãi Vì thế, thể lục bát phù hợp với việc phô diễn cảm xúc tình cảm của con người, nhất là đối với người bình dân xưa Chính do vần, thanh, nhịp ở thể thơ mà tạo thành nhạc tính Đó là nhạc ngân nga, hoà điệu vào nhau làm cho câu ca dao bay bổng, thanh thoát, gây ấn tượng Bởi thế, bài ca dao thường có thể hát lên theo cung bậc xúc cảm Khi hát người hát truyền tình cảm vào đó, nhờ vậy mà những câu ca dao trở lên du dương, có khả năng lây lan cảm xúc Trong thơ, thể lục bát cũng được sử dụng phổ biến và trở thành thể thơ độc đáo của dân tộc Việt Nam Tuy nhiên lục bát trong ca dao luôn có những nét riêng, vừa mang hồn thơ dân tộc, vừa mang sắc thái dân gian nhất

Theo thống kê của Nguyễn Xuân Kính, trong tổng số 973 lời ca dao sáng tác theo thể lục bát, số lời gồm một cặp lục bát là 620 (63%), số lời hai cặp là 242 (24%), số lời ba cặp là 70 (7%), bốn cặp là 21 (2%), số lời năm cặp là 12 (chiếm hơn 1%), gộp các lời từ sáu cặp trở lên là 8 (chiếm gần 1%) Lời ca dao có vẻ rời rạc, nhưng thực ra lại rất cô đúc Hơn nữa mỗi bài ca dao chỉ cần khắc sâu một nét tâm trạng của con người Một tâm trạng băn khoăn với tình cảm bất ngờ không rõ lý do:

Gió sao gió mát sau lưng Dạ sao dạ nhớ người dưng thế này Và đây là nỗi nhớ không thể nguôn ngoai:

Nhớ ai như nhớ thuốc lào Đã chôn điếu xuống lại đào điếu lên

Lục bát trong ca dao không cố định số chữ trong một câu, tức là có khả năng biến thể Khi thay đổi số chữ trong một dòng dẫn đến nhịp thơ thay

đổi, ảnh hưởng đến nhạc điệu, âm điệu chung của bài ca Vì thế, chỉ khi nào

Trang 26

20

cần thể hiện những tình ý sâu sắc, tác giả dân gian mới thể hiện biến thể lục bát, đây chính là nét đặc biệt rất dân gian của ca dao, khác biệt với lục bát của văn học viết

“Có yêu nhau thì yêu cho chắc Chi bằng trúc trắc thì trục trặc cho luôn”

“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo

Thất bát sông cũng lội tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua”

Ca dao có hiện tượng gieo vần ở tiếng thứ tư thay vì tiếng thứ sáu như thường lệ để nhấn mạnh nội dung cần nhận thức ngay và làm thay đổi thái độ, giọng điệu của chủ thể trữ tình:

“Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao”

“Ngắn tay với chẳng tới kèo

Cha mẹ anh nghèo chẳng cưới được em”

Cách gieo vần như thế tạo cho nhịp của câu tám là 4/4 tương xứng, diễn tả được nỗi khó khăn vất vả và dự cảm không lành về tương lai của những thân phận nhỏ bé trong xã hội

Ngoài ra, ca dao ít sử dụng hình thức đối Thông thường thơ lục bát thường sử dụng hình thức đối, nhưng ca dao thì không Nếu có dùng cũng chỉ dùng đối cân, kỹ thuật đối không đa dạng Chẳng hạn:

Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh Hoặc có thể là đối ngẫu tâm lý:

Bướm vàng đậu trái mù u

Lấy chồng càng sớm, lời ru càng buồn

Trang 27

21

Dùng thể lục bát là chính nhưng ca dao còn sử dụng rất nhiều thể thơ

khác nhau: song thất lục bát, thể tự do, thể vãn…Mỗi thể loại này đều có

những nét khác biệt nhất định, phù hợp với các tình huống, tâm trạng hoặc tuỳ theo các làn điệu Điều đó chứng tỏ các tác giả dân gian không chịu khuôn các sáng tác của mình vào các khuôn khổ có sẵn, do đó sáng tác dân gian có phần hồn nhiên mộc mạc hơn thơ Đây có thể xem như “một dấu hiệu của sự thống nhất về phong cách ca dao tạo nên sắc thái dân gian đậm dà của nó”

*Về không gian, thời gian nghệ thuật trong ca dao

Dạy học ca dao từ thi pháp thể loại là giúp học sinh hiểu được hai khái niệm: “không gian nghệ thuật”, “thời gian nghệ thuật” và các khái niệm khác có liên quan đến như “thời gian diễn xướng”, “thời gian mang tính ước lệ”, “không gian tâm lý”, “không gian tượng trưng ước lệ”…

Thời gian nghệ thuật và không gian nghệ thuật là sự thể hiện thực khách quan được phản ánh vào trong tác phẩm tạo nên thế giới nghệ thuật cho tác phẩm ấy

Thời gian trong ca dao là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng

Tính chất độc đáo trong cách thể hiện thời gian ở ca dao là: tác giả dân gian, nhân vật trữ tình và người diễn xướng cùng nhau nói lên một điều gì đó Vì thế, đó thường là thời gian tâm lý và luôn ở thì hiện tại Thời gian nghệ thuật trong ca dao được miêu tả bằng những công thức đối lập: quá khứ - hiện tại, hiện tại - quá khứ, hiện tại - tương lai… Những công thức đối lập này thường diễn tả những biến đổi, những nghịch cảnh, những điều vô lý…

“Ngày đi trúc chửa mọc măng Ngày về trúc đã cao bằng ngọn tre”

“Khi đi bóng hãy còn dài Khi về bóng đã nghe ai bóng tròn”

Trang 28

22

Ở đây, không còn thời gian hiện thực mà nó đã quyện chặt với tâm lý con người

Thời gian trong ca dao được miêu tả qua các công thức mang tính chất

ước lệ: chiều chiều, đêm qua, hôm qua…

“Chiều chiều ra đứng ngõ sau…” “Chiều chiều ra đứng bờ sông…” “Đêm qua ra đứng bờ ao…”

“Đêm qua em những lo phiền…” “Hôm qua tát nước đầu đình…”

Mỗi công thức gắn với một tâm trạng nhất định, chẳng hạn “chiều chiều” thường diễn rả nỗi nhớ thương, buồn da diết của người con xa quê khi nhớ về gia đình, quê hương; thời gian “đêm đêm” thường bộc lộ tâm trạng nhớ thương lo âu, bồn chồn… của nhân vật trữ tình khi nhớ người yêu…

Thời gian nghệ thuật có mối quan hệ chặt chẽ với không gian nghệ thuật Ít có trường hợp thời gian đi riêng một mình mà không kèm theo nó một địa điểm, một không gian nào đó

Không gian trong ca dao được miêu tả rất sinh động Đó có thể là không gian cụ thể, nơi coi người sinh sống, hò hẹn, gặp gỡ… thường là

những không gian bình dị, gắn với đời sống dân dã, với làng quê người Việt như: bờ ao, ngõ sau, sân đình…, những không gian cộng đồng, cũng có thể là không gian bao quát như trời, đất, non sông…

Trang 29

23

Không gian trong ca dao chủ yếu là không gian tâm lý: không gian

được biến đổi theo tâm trạng con người Nỗi vời trông xa cách làm cho cảnh vật thêm mênh mang, nước và bèo bỗng trở thành hình ảnh của phiêu dạt

“Người về em những trông theo Trông nước nước chảy trông bèo bèo trôi”

Nhiều khi, đó là những không gian có tính tượng trưng, ước lệ: như

không gian ghềnh thác biểu tượng cho những khó khăn, thách thức cần vượt qua, không gian với những hình ảnh bến - thuyền thường gắn với sự chờ đợi, thề hẹn…

“Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo

Thất bát sông cũng lội tứ cửu tam thập lục đèo cùng qua”

Có thể dẫn ra đây nhận xét của tác giả Trần Đức Ngôn: “Ca dao xưa có tình và có cảnh, cảnh tình gắn bó với nhau một cách mật thiết, cảnh sinh tình, tác giả mượn cảnh để nói lên nội tâm của mình, do đó, ca dao xưa có sức truyền cảm rất mạnh mẽ và có sức sống mãi trong lòng nhân dân”

(Văn hoá dân gian, những phương pháp nghiên cứu, TC VHDG số 3, 1986)

Như vậy, thời gian, không gian nghệ thuật trong ca dao có những đặc điểm khác nhau với thi pháp văn học viết, đồng thời cũng có những khác biệt với các văn bản tự sự dân gian như cổ tích, truyền thuyết… Vì thế, khi tìm hiểu ca dao the đặc trưng văn bản biểu cảm dân gian cần tìm hiểu, nắm vững những nét thi pháp rất độc đáo, thú vị và riêng biệt này

Trang 30

24

* Về biểu tượng trong ca dao

Dạy học ca dao từ thi pháp thể loại theo hướng tích hợp là phải làm cho học sinh hiểu được khái niệm “biểu tượng” và các biểu tượng có trong ca dao cùng với ý nghĩa của các biểu tượng đó

Biểu tượng là hình ảnh cảm tính về hiện tượng khách quan thể hiện quan niệm thẩm mỹ, tư tưởng của từng tác giả, từng thời đại, từng dân tộc, từng khu vực cư trú

Trong ca dao, ẩn dụ là thủ pháp nghệ thuật có khả năng tạo sinh các biểu tượng bởi các hình ảnh ẩn dụ lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ mang ý nghĩa

khái quát, ví dụ: trúc, mai, thuyền, bến, cò, vạc…

Tuỳ cùng sử dụng các biểu tượng trên cơ sở hiện thực khách quan nhưng ý nghĩa của nhiều biểu tượng trong ca dao không giống các biểu tượng trong thơ, đặc biệt là thơ trung đại, bởi sự chi phối của tư duy cộng đồng và

cảm hứng dân gian Chẳng hạn, với biểu tượng trúc, mai văn học trung đại thể

hiện tính chất, phẩm cách người quân tử còn trong ca dao, nó là biểu tượng của tuổi trẻ, của tình yêu lứa đôi…

“Hôm qua sum họp trúc mai

Tình chung một khắc nghĩa dài trăm năm”

Nếu rùa, hạc trong văn học trung đại thường để chỉ sự vững chãi,

trường tồn của vương triều và sự cao quý, thanh tạo của các bậc hiền nhân quân tử thì trong ca dao lại là biểu tượng cho thân phận nhỏ bé đáng thương của kiếp người:

“Thương thay thân phận con rùa Trên đình đội hạc dưới chùa đội bia”

“Thương thay hạc lánh đường mây Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi”

Trang 31

25

Ngoài ra, ca dao còn sử dụng cùng một biểu tượng nhưng mang nhiều ý

nghĩa khác nhau trong mỗi hoaà cảnh cụ thể Chẳng hạn như biểu tượng con

cò, khi thì nó biểu tượng cho nỗi vất vả và lận đận của người lao động,

thường gắn với cách nói như thân cò:

“Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”

“Con cò mà đi ăn đêm…

Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao…”

Có khi con cò lại gắn với những oan ức không giải toả được:

“Cái cò cái vạc cái nông Sao mày dẫm lúa nhà ông hỡi cò” Có khi lại gắn với những vẻ đẹp bay bổng:

“Con cò bay lả bay la…”

Như vậy, việc sử dụng biểu tượng giúp biểu đạt hàm súc nội dung ca dao, vừa mang tính ước lệ giống như đặc điểm thi pháp văn học trung đại vừa thân thuộc, gần gũi với tâm hồn nhân dân lao động Vì đã trở thành những mô típ quen thuộc, thành những ký ức tư tưởng thẩm mỹ dân gian, cho nên hễ nói lên một biểu tượng nào trong ca dao, ta có thể dễ dàng cảm nhận được

Tóm lại, hình thức biểu hiện trong văn bản ca dao trữ tình đã làm nổi bật nội dung biểu cảm của nó Thực tế khi nhận diện văn bản ca dao theo phương thức biểu cảm, ta phải đặt các yếu tố thuộc hình thức biểu hiện trên vào trong cấu trúc văn bản ca dao Giữa các bản ca dao có sự khác nhau về mức độ sử dụng các yếu tố đó, do đó cần có cách khai thác, phân tích phù hợp Do vậy, khi giảng dạy ca dao, người giáo viên phải nắm được các đặc điểm thi pháp riêng, từ đó tiếp cận văn bản ca dao, giúp học sinh chiếm lĩnh được những vẻ đẹp đặc thù - vẻ đẹp của văn bản biểu cảm dân gian

Trang 32

a Định hướng dạy học sinh tích hợp cả ba mặt nghệ thuật ngôn từ - bản sắc folklore - đặc trưng thi pháp trong quá trình chiếm lĩnh một tác phẩm ca dao:

+ Cơ sở lý luận:

Dạy học ca dao là dạy một loại hình nghệ thuật đặc thù: vừa là nghệ thuật ngôn từ như văn học viết, lại mang bản sắc chung của một sáng tác folklore với những nét riêng về thi pháp Bất cứ một bài ca dao nào - dù chỉ gồm một cặp lục bát cũng là sự tổng hoà của ba mặt nói trên Bởi vậy, trong quá trình hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh một tác phẩm ca dao, phải đảm bảo sự thống nhất hài hoà giữa ba mặt nghệ thuật đó, không bỏ sót một mặt nào

+ Cách thức tiến hành:

Lưu ý học sinh xác định mối quan hệ đúng đắn giữa ba mặt nghệ thuật của một tác phẩm ca dao khi tiếp cận Trong ba mặt này thì nghệ thuật ngôn từ là cái bao quát chung (vì ca dao là nghệ thuật ngữ văn dân gian); sắc thái là folklore điều quan trọng phải lưu ý (để phân biệt ca dao là sáng tác dân gian với những sáng tác của văn học viết); nhưng yếu tố quyết định nhất vẫn là thi pháp ca dao, vì đây mới là căn cứ để tìm ra những vẻ đẹp đích thực và riêng biệt của ca dao

- Hướng học sinh tìm ra những điểm hội tụ ba mặt nghệ thuật ấy để tìm hiểu, phân tích, nhằm nêu lên vẻ đẹp bài ca dao và bộc lộ chủ đề của tác phẩm Điểm hội tụ ấy thường nằm trong những chi tiết quan trọng của tác phẩm Giáo viên phải hướng dẫn học sinh lựa chọn đúng những chi tiết quan trọng để khai thác, phân tích, bằng cách gợi mở trí tưởng tượng, óc liên tưởng của học sinh để các em cảm nhận được các mặt nghệ thuật đó

Trang 33

27

Tóm lại ca dao có ba mặt nghệ thuật, thì khi tiếp cận phải chú ý cả ba mặt nghệ thuật đó dưới cái nhìn tích hợp, nhằm đảm bảo sự thống nhất hài hoà giữa ba mặt trong quá trình tiếp cận để chiếm lĩnh tốt bài ca dao

b Hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh từng bài ca dao trong hệ thống chuỗi của nó:

+ Cơ sở lý luận:

Về đặc trưng bản chất, ca dao cũng như các thể loại văn học dân gian khác, là loại tác phẩm chuỗi (vì văn học dân gian là sáng tác tập thể của người bình dân mang tư duy cộng đồng và cảm hứng dân gian) Vì vậy, khi dạy ca dao không thể chỉ dạy một cách cô lập trên văn bản ngôn từ, trên bản thân bài ca dao mà phải dạy ca dao trên quan điểm hệ thống, bằng phương pháp hệ thống

Thực ra không chỉ trong nghiên cứu và giảng dạy ca dao mới dùng phương pháp hệ thống mà phương pháp hệ thống còn được dùng phổ biến trong nhiều ngành khoa học - đặc biệt là trong lĩnh vực văn hóa dân gian Bất cứ một cá thể nào, khi được đặt vào hệ thống của nó thì sự hiện diện lại càng dễ hơn, rõ hơn, vì nó được cả hệ thống soi sáng, lý giải, và có thể điều chỉnh nhận thức của người đọc về chính cá thể đó Do đó, cảm nhận ca dao cũng như phải cảm nhận trong hệ thống chuỗi của nó thì mới thấy được lời hay, ý đẹp, mới nhận ra cái màu sắc long lanh của từng hạt ngọc trong chuỗi hạt ngọc ca dao đó Chính vì thế, phương pháp hệ thống trở thành phương pháp đặc trưng trong việc nghiên cứu giảng dạy văn học dân gian nói chung và giảng dạy ca dao nói riêng ở trường phổ thông

+ Cách thức tiến hành:

Khi dạy ca dao theo phương pháp hệ thống, có nghĩa là đặt bài ca dao đó vào những hệ thống sau đây để phân tích, đánh giá: hệ thống dị bản, hệ thống mô típ và hệ thống văn hoá dân gian

Trang 34

Cấp độ tác phẩm - Hệ thống mô típ

Tư duy nghệ thuật dân gian đã tạo ra một hệ thống mô típ trong ca dao, điều này trong thơ văn học viết không có Vì vậy phải đặt tác phẩm cần tiếp cận trong hệ thống mô típ thì mới thấy hết giá trị mỹ học và hàm lượng ngữ nghĩa của nó, từ đó hiểu đúng, hiểu sâu tác phẩm Nếu tách nó ra khỏi hệ thống thì sẽ hiểu phiến diện, thậm chí còn sai lệch

Trong ca dao có nhiều mô típ trở thành quen thuộc với chúng ta như: cây đa, bến nước, con thuyền, mái đình: mận, đào, trúc, mai, con cò, con bống… Có những mô típ xuất hiện với một số lượng lớn như mô típ “con thuyền”, mô típ “chiều chiều” Khi giảng dạy, định chọn một chi tiết, một hình ảnh nào đó trong bài ca dao để phân tích, giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm ra hình ảnh ấy trong bài ca dao, rồi đặt hình ảnh vào hệ thống mô típ đó mà khảo sát, tìm hiểu Bản thân hệ thống mô típ đó sẽ giúp các em hiểu được một cách dễ dàng hàm lượng ngữ nghĩa và ghía trị mỹ học của nó

- Cấp độ tác phẩm - Hệ thống văn hoá dân gian

Trang 35

29

Văn hoá dân gian là một hệ thống lớn bao gồm nhiều thành tố gắn bó một cách nguyên hợp và hữu cơ với nhau, trong đó nổi lên ba thành tố chủ yếu là: ngữ văn dân gian, biểu diễn dân gian và tạo hình dân gian Tiếp cận ca dao trong hệ thống văn hoá dân gian chính là đặt ca dao trong mối quan hệ với các thành tố đó để xem xét, bình giá Nói cách khác, phương pháp này đòi hỏi phải tiếp cận ca dao trong đời sống thực của nó là môi trường sinh hoạt văn hoá dân gian, đặc biệt là môi trường diễn xướng (chứ không phải chỉ tiếp cận trên văn bản), đây là những yếu tố nằm ngoài văn bản ca dao

Tóm lại, phương pháp hệ thống là phương pháp đặc trưng trong tiếp cận cũng như giảng dạy ca dao Giáo viên tổ chức, khơi gợi, hướng dẫn để học sinh tự tìm ra các hệ thống nói trên, rồi đặt bài ca dao vào các hệ thống đó mà tiếp cận và chiếm lĩnh nó

c Hướng dẫn hoạt động kết hợp khai thác cả hai mặt văn bản ngôn từ và các yếu tố ngoài văn bản bài ca dao, chú ý tái hiện không khí đồng quê, khơi gợi tâm thức tiếp nhận folklore để các em chiếm lĩnh tốt tác phẩm

- Cơ sở lý luận:

Ca dao là một tác phẩm folklore mang đặc trưng nguyên hợp và các thuộc tính đa chức năng, đa yếu tố Nó tồn tại trên đời sống thực của nó là môi trường văn hoá dân gian chứ không tồn tại trên trang sách như văn học viết Vì vậy không thể khai thác trên một mặt duy nhất là văn bản ngôn từ thực của văn học viết, mà phải khai thác cả những yếu tố nằm ngoài văn bản của bài ca dao Những yếu tố này sẽ giúp ta soi sáng thêm văn bản ngôn từ và khám phá ra vẻ đẹp độc đáp folklore nằm trong văn bản đó Có những bài ca dao có khi yếu tố ngoài văn bản lại là yếu tố quan trọng và quyết định để tìm ra vẻ đẹp đích thực của tác phẩm giúp ta hiểu đúng và hiểu sâu bài ca dao

Dạy ca dao là dạy một tác phẩm folklore, tức là phải dạy ca dao trong đời sống thực vốn có của nó trong đời sống dân gian chứ không phải dạy ca

Trang 36

30

dao trên “văn bản chết” trong sách giáo khoa Vì vậy cái thế giới nghệ thuật của ca dao cổ truyền chỉ có thể thể hiện lên trên văn bản ngôn từ (thường chỉ có vài câu) trong cái không khí của làng quê xưa Không khí làng quê xưa vừa rất dân dã quen thân lại nên thơ trữ tình đã cho bài ca dao máu thịt của cuộc sống và cái hồn quê dân tộc đậm đà thiêng liêng, khiến cho ngôn ngữ văn tự sống dậy và có hồn, chứa đựng nhiều thông tin thẩm mỹ, nhiều tư tưởng tình cảm sâu sắc

- Cách thức tiến hành:

- Hướng dẫn học sinh kết hợp khai thác cả hai mặt văn bản ngôn từ và các yếu tố ngoài văn bản để chiếm lĩnh một tác phẩm ca dao

Không phải tất cả những gì nằm ngoài văn bản bài ca dao đều là

“những yếu tố nằm ngoài văn bản” để chúng ta khai thác, mà chúng ta chỉ

khai thác những yếu tố nằm ngoaà văn bản có liên quan và phù hợp nhất với văn bản bài ca dao, tức là những yếu tố có quan hệ biện chứng tương hỗ thống nhất với văn bản ngôn từ của tác phẩm Để tìm ra được những yếu tố nằm ngoài văn bản đắt nhất, có giá trị trong việc định hướng thẩm mỹ và khai thác bài ca dao, có thể tiến hành theo các bước sau đây (ứng với các thao tác)

- Thao tác lựa chọn để tìm ra được những yếu tố nằm ngoài văn bản có liên quan và phù hợp nhất với văn bản bài ca dao:

+ Đọc kỹ văn bản bài ca dao, phát hiện ra những chỗ còn ẩn ý, khó hiểu, hoặc có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau Từ những chỗ này mà định hướng để tìm ra những yếu tố ngoài văn bản có thể góp phần lý giải được những chỗ ẩn ý khó hiểu đó

+ Tìm những yếu tố nằm ngoài văn bản bài ca dao và lựa chọn những yếu tố phù hợp nhất, có mối quan hệ biện chứng - tương hỗ - thống nhất với văn bản bài ca dao (có thể là hệ thống dị bản, hệ thống các mô típ, các làn điệu dân ca, môi trường, cách thức diễn xướng, người diễn xướng, phương thức tồn tại, sự vận động trong đời sống dân gian, các chức năng sinh hoạt thực hành xã hội)

Trang 37

31

+ Xác minh lại các yếu tố đó về mặt xuất xứ

- Thao tác kết hợp để định hướng thẩm mỹ và tiến hành khai thác, tìm hiểu bài ca dao theo định hướng đó:

+ Tìm hiểu sợi dây liên hệ bên trong giữa yếu tố nằm ngoài văn bản với văn bản ngôn từ bài ca dao

+ Đối chiếu các yếu tố nằm ngoài văn bản với các chi tiết nghệ thuật trong văn bản ngôn từ để định hướng thẩm mỹ đối với bài ca dao

+ Kết hợp một cách biện chứng, hài hoà giữa các yếu tố nằm ngoài văn bản với các yếu tố trong văn bản trong quá trình khai thác, tìm hiểu và chiếm lĩnh bài ca dao

- Tái hiện không khí đồng quê, khơi gợi tâm thức tiếp nhận folklore cho học sinh trong quá trình chiếm lĩnh một bài ca dao

Mỗi bài ca dao thường có một khung cảnh, một sắc thái riêng biệt Tái hiện không khí đồng quê tức là tái hiện không khí riêng biệt của bài ca dao ấy, cần được tiến hành như sau:

+ Giáo viên cung cấp cho học sinh những hiểu biết về thế giới làng quê xưa trong ca dao cổ truyền về các mặt: phong cảnh, cách cảm, cách nghĩ, tâm lý, ngôn ngữ, phong tục tập quán… của người bình dân

+ Để tái hiện không khí đồng quê, khơi gợi tâm thức folklore, giáo viên phải dùng ngôn ngữ miêu tả hết sức cô đọng, chọn lọc, có hình ảnh, mang màu sắc biểu cảm (có thể sử dụng các làn điệu dân ca, các phương thức diễn xướng…) để dựng lại không khí ấy yêu cầu học sinh liên tưởng, tưởng tượng và dựng lại một cách sinh động như thật không khí đồng quê ấy để lôi cuốn các em vào thế giới của bài ca dao (thao tác này phải tiến hành vào đầu giờ học để tạo không khí và duy trì không khí ấy trong suốt giờ học)

Trang 38

32

+ Ngoài giờ học giáo viên có thể tổ chức cho các em tham gia sinh hoạt hội hè dân gian, sinh hoạt văn hoá, văn nghệ dân gian như: nghe hát dân ca, dự các cuộc hát đối nam nữ, xem phim ảnh, băng hình về các làn điệu dân ca… để các em hiểu thêm về đời sống thực của ca dao

* Tiến trình giờ dạy ca dao

Để hướng dẫn học sinh cách tiếp cận một bài ca dao, các nhà nghiên cứu văn học dân gian đã đưa ra những mô hình hướng dẫn tiếp cận một bài ca dao như sau:

a PGS Hoàng Tiến Tựu (trong công trình Mấy vấn đề phương pháp

giảng dạy, nghiên cứu văn học dân gian, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1983), đưa

ra tiến trình giờ dạy một bài ca dao gồm 9 bước:

Bước 1: Bài ca dao ra đời trong hoàn cảnh và trường hợp nào?

Bước 2: Bài ca dao được lưu hành sớm nhất và nhiều nhất ở vùng nào? Bước 3: Bài ca dao thuộc thể loại nào?

Bước 4: Chủ thể và nhân vật trữ tình của bài ca dao là gì? Hay bài ca

dao là tiếng nói của ai? Người ấy như thế nào?

Bước 5: Đối tượng trữ tình của bài ca dao là gì? Hay bài ca dao là lời

trao đổi, bày tỏ với ai? Người ấy như thế nào?

Bước 6: Nội dung của bài ca dao là gì? Hay bài ca dao nói về những

điều gì?

Bước 7: Chủ đề của bài ca dao là gì? Hay vấn đề chủ yếu của tác giả

bài ca dao muốn nói gì?

Bước 8: Hình thức nghệ thuật của bài ca dao như thế nào? Hay bài ca

dao phô diễn tâm tư, tình cảm bằng những phương pháp, phương tiện và thủ thuật như thế nào?

Bước 9: Bài ca dao còn có mối liên hệ gì đối với cuộc sống và tâm tư,

tình cảm của nhân dân hiện nay và mai sau hay không? Mối liên hệ ấy như thế nào (nếu có)? [30; tr 134 - 135]

Trang 39

33

b PGS Đỗ Bình Trị (đã trình bày quá trình tiếp cận bài ca dao trong

công trình Phân tích tác phẩm văn học dân gian, NXB Giáo dục, Hà Nội,

1995) gồm 7 bước:

Bước 1: Lưu ý về tình hình tư liệu ca dao Bước 2: Định hướng phân tích nội dung Bước 3: Xác định chủ thể trữ tình

Bước 4: Đưa bài ca dao vào hệ thống của nó

Bước 5: Tập trung khai thác “trung tâm sáng tạo” của bài ca Bước 6: Kết hợp phân tích và khơi gợi

Bước 7: Tìm tòi nhiều hướng hiểu, xác định một hướng hiểu hợp tình

hợp lý của bài ca dao

c TS Nguyễn Xuân Lạc (trong công trình Văn học dân gian Việt Nam

trong nhà trường, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998) gồm 4 bước:

Bước 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu những yếu tố nằm ngoài văn bản

bài ca dao nhưng lại giúp ích cho việc tìm hiểu bài ca dao

Bước 2: Định hướng thẩm mỹ, hướng dẫn học sinh tìm ra “trung tâm

sáng tạo” hay là tứ của bài ca dao

Bước 3: Từ định hướng thẩm mỹ, hướng dẫn học sinh tiến hành phân

tích bài ca dao trong sự kết hợp giữa những yếu tố trong văn bản và những yếu tố ngoài văn bản

Bước 4: Tổng kết chung, đánh giá bài ca dao [16; tr.89 - 91]

d Đề xuất tiến trình giờ dạy ca dao của người làm luận văn

Bước 1: Tiếp xúc bước đầu với văn bản bài ca

- Đọc văn bản trong SGK và những dị bản nếu có Xác định những sự kiện nội dung và hình thức nghệ thuật cơ bản giống nhau giữa chúng

Trang 40

- Phát hiện những cái hay trong nghệ thuật phô diễn của người bình dân Đặc biệt cần lưu ý trước hết đến mạch cảm xúc trữ tình và các phương tiện tu từ ngôn ngữ như trùng lặp, so sánh, ví von, hoán dụ, ẩn dụ, biểu tượng…

Bước 3: Tìm hiểu ý nghĩa hiện đại của bài ca

- Lời ca và cách cảm nghĩ của người xưa với người ngày nay và mai sau giống nhau và khác nhau chỗ nào

- Cảm nghĩ riêng của từng học sinh khi tiếp thu những giá trị và bài học về nhân sinh toát lên từ bài ca dao

1.1.3 Những ưu điểm của dạy học ca dao theo hướng thi pháp

Ca dao là thơ trữ tình dân gian, là nơi gửi gắm đời sống tâm hồn của nhân dân, thể hiện cái tôi nội tâm, những rung động bên trong của người bình dân xưa trước những hiện thực và vấn đề của thực tại đời sống

Ca dao trước hết là tiếng hát trữ tình của con người, đó là tiếng hát yêu thương “chứa đựng nhiều nét tiêu biểu của tâm hồn và tính cách dân tộc ta” Ca dao không phải là sự phô diễn sáng tạo nghệ thuật mà chính là tiếng lòng xuất phát từ nhu cầu giao lưu tình cảm của con người trong xã hội Mỗi bài ca dao biểu hiện một tình cảm, cảm xúc nào đó của con người Ca dao về đề tài gia đình bộc lộ tình yêu thương gắn bó quý trọng của con cái đối với ông bà,

Ngày đăng: 09/11/2012, 15:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN