1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG

31 204 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Cương Lịch Sử Tư Tưởng Phương Đông
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Lịch Sử Tư Tưởng Phương Đông
Thể loại đề cương
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 657,77 KB

Nội dung

LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG Câu 1: Phân tích đặc điểm cơ bản của triết học Ấn Độ cổtrung đại? Câu 2: Nội dung thế giới quan Phật giáo? Nhận xét mặt tích cực và hạn chế? Câu 3: Nội dung nhân sinh quan Phật giáo? Câu 4: Đặc điểm cơ bản của triết học Trung quốc cổ trung đại? Câu 5: Trình bày đường lối trị nước của Nho giáo? Những mặt tích cực và hạn chế? Câu 6: Quan điểm của Nho giáo về vấn đề bản chất con người và mối quan hệ cơ bản của con người? Câu 7: Trình bày quan điểm “dân là gốc” của nho giáo? Giá trị quan điểm này? Câu 8: Trình bày đường lối trị nước của phái Pháp gia? Giá trị và hạn chế? Câu 9: Trình bày thế giới quan của Lão Tử? Giá trị và hạn chế Câu 10: Nội dung cơ bản của học thuyết âm dương ngũ hành? Giá trị và hạn chế? Câu 11: Nội dung tư tưởng của Mặc gia? Giá trị và hạn chế? Câu 12: Quá trình du nhập của Phật giáo vào Việt Nam? Những ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa người Việt? Câu 13 : Vai trò của Phật giáo ở xã hội Việt nam thời Lý – Trần ? Những nguyên nhân cơ bản tạo nên sự phát triển cực thịnh của Phật giáo trong giai đoạn này ? Câu 14: Nho giáo được du nhập vào Việt Nam như thế nào? Những khó khăn của Nho giáo trong thời kì mới du nhập? Câu 15: Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam thế kỉ 15? Câu 16: Nội dung tư tưởng Nguyễn Trãi? Giá trị về mặt lý luận Câu 17: Nội dung tư tưởng Lê Thánh Tông? Giá trị và hạn chế? Câu 18 : Đặc điểm nho giáo Việt Nam thế kỉ 19 ? Nhận xét về Nho giáo ở giai đoạn này ? Câu 19 : Nguồn gốc, nội dung cơ bản của Đạo giáo ? Sự ảnh hưởng của đạo giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam ? Câu : 20 : Nguồn gốc, nội dung giáo lý, quá trình hình thành và phát triển của thiên chúa giáo ? Câu 21 : Thiên chúa giáo ở Việt Nam ? Những khó khăn mà thiên chúa giáo gặp phải trong quá trình truyền bá vào Việt Nam Câu 22 : Nguồn gốc, bản chất của đạo Cao đài ? Câu 23: Tư tưởng dân chủ tư sản của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh? Câu 24 : Nội dung tư tưởng cơ bản về Cách mạng Vô sản trong tác phẩm « Đường cách mệnh » của Nguyễn Ái Quốc ?

Trang 1

LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG PHƯƠNG ĐÔNG

Câu 1: Phân tích đặc điểm cơ bản của triết học Ấn Độ cổ-trung đại?

Câu 2: Nội dung thế giới quan Phật giáo? Nhận xét mặt tích cực và hạn chế?

Câu 3: Nội dung nhân sinh quan Phật giáo?

Câu 4: Đặc điểm cơ bản của triết học Trung quốc cổ - trung đại?

Câu 5: Trình bày đường lối trị nước của Nho giáo? Những mặt tích cực và hạn chế?

Câu 6: Quan điểm của Nho giáo về vấn đề bản chất con người và mối quan hệ cơ bản của con người? Câu 7: Trình bày quan điểm “dân là gốc” của nho giáo? Giá trị quan điểm này?

Câu 8: Trình bày đường lối trị nước của phái Pháp gia? Giá trị và hạn chế?

Câu 9: Trình bày thế giới quan của Lão Tử? Giá trị và hạn chế

Câu 10: Nội dung cơ bản của học thuyết âm dương ngũ hành? Giá trị và hạn chế?

Câu 11: Nội dung tư tưởng của Mặc gia? Giá trị và hạn chế?

Câu 12: Quá trình du nhập của Phật giáo vào Việt Nam? Những ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa người Việt?

Câu 13 : Vai trò của Phật giáo ở xã hội Việt nam thời Lý – Trần ? Những nguyên nhân cơ bản tạo nên sự phát triển cực thịnh của Phật giáo trong giai đoạn này ?

Câu 14: Nho giáo được du nhập vào Việt Nam như thế nào? Những khó khăn của Nho giáo trong thời kì mới du nhập?

Câu 15: Ảnh hưởng của Nho giáo đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội Việt Nam thế kỉ 15?

Câu 16: Nội dung tư tưởng Nguyễn Trãi? Giá trị về mặt lý luận

Câu 17: Nội dung tư tưởng Lê Thánh Tông? Giá trị và hạn chế?

Câu 18 : Đặc điểm nho giáo Việt Nam thế kỉ 19 ? Nhận xét về Nho giáo ở giai đoạn này ?

Câu 19 : Nguồn gốc, nội dung cơ bản của Đạo giáo ? Sự ảnh hưởng của đạo giáo trong xã hội phong kiến Việt Nam ?

Câu : 20 : Nguồn gốc, nội dung giáo lý, quá trình hình thành và phát triển của thiên chúa giáo ?

Câu 21 : Thiên chúa giáo ở Việt Nam ? Những khó khăn mà thiên chúa giáo gặp phải trong quá trình truyền bá vào Việt Nam

Câu 22 : Nguồn gốc, bản chất của đạo Cao đài ?

Câu 23: Tư tưởng dân chủ tư sản của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh?

Câu 24 : Nội dung tư tưởng cơ bản về Cách mạng Vô sản trong tác phẩm « Đường cách mệnh » của Nguyễn Ái Quốc ?

Trang 2

Câu 1: Phân tích đặc điểm cơ bản của triết học Ấn Độ cổ-trung đại?

- Triết học Ấn Độ cổ đại là một nền triết học xuất hiện từ rất sớm – khoảng 2500 năm TCN Kinh Veda được coi là tác phẩm triết học đầu tiên của triết học Ấn Độ cổ đại Thực chất đây là một tác phẩm văn học đồ sộ, được sáng tác vào khoảng trên dưới 2000 năm TCN, gồm 4 tập:

+ Rigveda: Là tập cổ xưa nhất (gồm 1028 khúc hát ca ngợi công lao của các vị thần đối với thế giới và con người)

+ Samaveda: Là tập nói về các tư thế trong khi tiến hành các nghi lễ

+ Atharvaveda: Là tập nói về ma thuật, y thuật, phù trú cho các sự khẩn cầu khác nhau

+ Yajurveda: Là tập nói về sự tế lễ, khẩn cầu phải như thế nào

 Nhìn chung chưa có những khái quát triết học mà chỉ phản ánh những ước vọng của người dân

bình thường Nó phản ánh một tín ngưỡng ma thuật và đa thần giáo, tuy nhiên cũng hé lên tư tưởng có ý nghĩa triết học của con người là đi tìm bản nguyên của thế giới

Ngay từ thế kỉ VI – IV TCN ở Ấn Độ cổ đại đã hình thành một cách rõ nét nhiều trường phái triết học khác nhau mà tiêu biểu là 9 trường phái chia thành 2 dòng phái chính

+ Chính thống: Mimansa, Vedanta, Samkhya, Yoga, Nyaya, Vaiseisika

+ Không chính thống: Jaina, Lokayata, Phật giáo

- Triết học cổ đại Ấn Độ gắn liền với tôn giáo, người ta viết triết học – tôn giáo  Khó tránh khỏi những yếu tố duy tâm, hữu thần

- Trong triết học Ấn Độ cổ đại những yếu tố duy vật, duy tâm, vô thần và hữu thần thường tồn tại đan xen vào nhau, khó nhận thấy Ranh giới giữa chủ nghĩa duy vật và duy tâm còn mờ nhạt, không rạch ròi

VD: Thế giới vật chất theo phái Lokayata là do tứ đại (đất, nước, lửa, không khí) tạo nên, hoặc do nguyên tử tạo nên (phái Nyaya, Vaisesika), do Prakriti tạo nên (phái Samkhya) hoặc không có nguyên nhân đầu tiên (Phật giáo – mối liên hệ nhân quả)

- Triết học Ấn Độ cổ đại ít bàn đến những vấn đề thuộc về bản thể luận, nhận thức luận và logic học mà chủ yếu bàn đến những vấn đề thuộc về con người, về thế giới tâm linh của con người

- Trong triết học Ấn Độ cổ đại chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng sơ khai có giá trị như cho rằng thế giới vật chất là vĩnh hằng, nhưng không đứng yên mà biến chuyển không ngừng từ dạng này sang dạng khác (Samkhya) Hoặc theo phái Jaina mọi thứ đều có thể là cái này, là cái kia chứ không có cái gì bất biến, vĩnh hằng cả Phật giáo đưa ra tư tưởng vô thường, vô ngã

Câu 2: Thế giới quan Phật giáo? Nhận xét mặt tích cực và hạn chế?

+ Phật giáo ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 6 TCN ở miền Bắc Ấn Độ trong phong trào chống lại sự phân biệt đẳng cấp của Bà La Môn

+ Người sáng lập là Sidharata Gautama (Tất Đạt Đa) (8/4/563 TCN hoặc4/8/483 TCN)

+ Thế giới quan Phật giáo được thể hiện ở 5 luận điểm:

● Tư tưởng vô tạo giả

● Thuyết nhân quả

● Tư tưởng vô thường

● Thuyết vô ngã

● Quan niệm về vô số thế giới

Trang 3

* Tư tưởng vô tạo giả: không có ai sáng tạo ra thế giới

+ Phật giáo cho rằng: thế giới tồn tại như nó vốn có Bởi vì mỗi một vật tồn tại cũng có nguyên nhân và bản thân nó lại là nguyên nhân của cái khác Do đó, không có cái nguyên nhân đầu tiên, không

có thần linh, thượng đế hay con người đầu tiên sáng tạo ra thế giới

=> Phủ nhận vai trò của thần thánh

* Thuyết nhân quả

+ Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều chịu sự chi phối của quy luật nhân quả Sự tồn tại của

sự vật, hiện tượng nó có nguyên nhân của nó Nguyên nhân sự tồn tại của sự vật này là nguyên nhân tồn tại của sự vật khác

+ Tư tưởng này thể hiện ở 4 câu kệ (là những câu thơ ngắn gọn tóm tắt ý nghĩa của bài thơ):

Cái này có thì cái kia có Sắc – Sắc

Cái này không thì cái kia không Không - Không

Cái này sinh thì cái kia sinh Sinh – Sinh

Cái này diệt thì cái kia diệt Diệt – Diệt

+ Thế giới vật lý mà Phật giáo gọi bằng khái niệm cảnh (thế giới ngoài ta) với thế giới tâm lý mà

PG gọi bằng khái niệm căn (thế giới trong ta) nó vốn sinh diệt theo quy luật nhân quả

+ PG khẳng định rằng: có nhân có duyên thì mới có kết quả

VD: Luân hồi: sự chết đi ở nơi này nhưng lại sinh ở nơi khác

Một người ăn quả gieo hạt => Cây mọc lên => cho quả mới

+ PG cho rằng nghiệp gồm có 2 loại: Nghiệp thiện và nghiệp ác

● Nghiệp thiện: suy nghĩ và hành động thiện => con người sẽ không rơi vào vòng luân hồi khổ

● Nghiệp ác: suy nghĩ và hành động ác => con người sẽ rơi vào vòng luân hồi đau khổ

Trong thực tế con người có 3 đức tính: Tham, Sân, Si (Tham: tham lam, Sân: Giận dữ, giận hờn, Si: si mê)

=> PG khuyên con người nên tạo ra nghiệp thiện với 3 đức: Từ bi, hỷ xả, nhẫn nhịn

Mỗi một kiếp người chịu sự chi phối của nghiệp do kiến trước để lại (nhân quá khứ), nghiệp hiện tại (nhân hiện tại), nghiệp tương lai (nhân tương lai, kiếp sau gánh chịu)

+ PG giải thích rằng mọi sự biến đổi của vũ trụ đều do nhân duyên tạo thành

● Nếu nhân và duyên hợp thì sẽ có quá trình sinh trụ hoặc thành trụ

● Nếu nhân và duyên tan thì sẽ có quá trình dị (biến đổi), diệt (mất đi) hay quá trình hoại (hủy hoại), không (không tồn tại)

=> Như vậy, theo PG thì nhân quả là quy luật phổ biến của thế giới không trừ bất kỳ một đối tượng nào

*Tư tưởng vô thường (không có cái gì cố định, mọi cái luôn luôn thay đổi)

+ PG cho rằng: một sự vật trong mỗi lúc vừa là nó vừa không phải là nó Bởi vì sự vật luôn luôn biến đổi, đều trôi đi, biến đi Sự biến đổi này diễn ra nhanh chóng trong chốc lát thì sự vật không còn là

nó nữa Do đó, cái mà chúng ta nhìn thấy tưởng là thật hóa ra là giả.Từ đó, PG khẳng định rằng: Thế giới chỉ là giả, là tạm thời => PG quá nhấn mạnh sự vận động (tuyệt đối hóa vai trò của vận động) mà phủ nhận sự đứng im (tương đối)

Trang 4

*Tư tưởng vô ngã: không có bản thân con người tồn tại vĩnh viễn, không có bản chất trường tồn vĩnh viễn PG cho rằng con người là do ngũ uẩn tạo thành:

+ PG cho rằng con người do lục đại tạo thành

● Địa: chất khoáng trong cơ thể

● Thủy: chất nước trong cơ thể

● Hỏa: nhiệt độ của cơ thể

● Phong: hơi thở của cơ thể

● Không: khoảng trống trong cơ thể

● Thức: ý thức (yếu tố tinh thần: danh)

=> PG cho rằng con người luôn luôn biến đổi => cuộc đời con người chỉ là giả, là tạm thời

* Quan niệm về vô số thế giới

+ PG khẳng định có rất nhiều thế giới tồn tại ngoài trái đất được thể hiện trong câu sau đây: “Thế giới nhiều như cát sông Hằng”

=> Lập trường duy vật

** Nhận xét:

+ Ưu điểm:

● Tư tưởng PG nguyên thủy thể hiện tư tưởng vô thần

● Tư tưởng biện chứng sơ khai (thánh nhân gia, tư tưởng vô thần, tư tưởng vô ngã)

● Thể hiện quan điểm duy vật, trực quan cảm tính về thế giới

Câu 3: Nội dung nhân sinh quan Phật giáo?

Nhân sinh quan PG thể hiện ở Tứ diệu đế (bốn chân lý kỳ diệu của PG: khổ đế, nhân đế, diệt đế

và đạo đế)

* Khổ đế

PG cho rằng cuộc đời con người là khổ được thể hiện trong câu: “Đời là bể khổ”, “Nước mắt chúng sinh nhiều hơn nước biển”

Đức Phật chia nỗi khổ của con người ra làm 8 loại:

● Sinh khổ: sinh ra là khổ thể hiện ở tiếng khóc chào đời khi sinh ra

● Lão khổ: già là khổ

● Bệnh khổ: ốm đau, bệnh tật là khổ

Trang 5

● Tử khổ: chết là khổ

● Ái biệt li khổ: yêu thương nhau mà phải xa cách

● Oán tăng hội khổ: ghét nhau mà phải ở gần nhau

● Sở cầu bất đắc khổ: mong muốn mà không đạt được

● Ngũ thụ uẩn khổ: 5 yếu tố cấu tạo con người cũng là nguyên nhân của sự khổ

* Nhân đế (tập đế): nguyên nhân của nỗi khổ PG cho rằng do 2 nguyên nhân chính:

+ Ái dục: ham muốn dục vọng, muốn thỏa mãn những nhu cầu sinh học bình thường, phá hoại những điều mình không thích, muốn chiếm đoạt của người khác là của mình

+ Vô minh: không sáng suốt, ít trí tuệ, ngu dốt

+ Ngoài ra, PG còn nêu lên thuyết “Thập nhị nhân duyên” (12 nguyên nhân và điều kiện gây nên nỗi khổ của con người)

1, Vô minh: không sáng suốt, ít trí tuệ

2, Hành: do không sáng suốt dẫn đến các hành động sai

3, Thức: ý thức được nảy sinh để hành động sai

4, Danh sắc: sự kết hợp giữa yếu tố tinh thần và yếu tố vật chất => con người

5, Lục nhập: sự tác động qua lại giữa lục cảnh và lục căn

+ Lục cảnh: 6 yếu tố của thế giới bên ngoài: sắc (màu sắc), thanh (âm thanh), hương (mùi), vị (chua, ngọt), xúc (sự tiếp xúc), pháp (sự vật)

+ Lục căn: 6 yếu tố của thế giới trong ta bao gồm: mắt (nơi chịu tác động của bên ngoài), tai, mũi, lưỡi, da, ý (ý thức)

6, Xúc: sự tiếp xúc giữa cảnh và căn

7, Thụ: do sự tiếp xúc cho nên sinh ra cảm giác

Có 3 loại cảm xúc:

● Khổ thụ (đau khổ)

● Lạc thụ (sung sướng)

● Xá thụ (không còn cảm giác)

8, Ái: do sự tiếp xúc dẫn đến sự ham muốn dục vọng

9, Thủ: do sự tiếp xúc nên sinh ra sự ham muốn chiếm lấy, giành lấy

10, Hữu: muốn sở hữu ái và thủ thì phải có hữu (có tồn tại)

11, Sinh: muốn tồn tại phải có sự ra đời

12, Lão, tử: Ra đời => già và chết

1 đến 2: nhân quá khứ

3 đến 7: quả hiện tại (nhân – quả)

8 đến 10: nhân hiện tại (nguyên nhân hiện tại)

11, 12: quả tương lai (kết quả của tương lai)

Đây là một chuỗi những nguyên nhân và điều kiện sinh ra sự đau khổ của con người

* Diệt đế: là mục tiêu diệt khổ để đạt đến Niết Bàn => muốn vậy cần phải diệt ái dục, vô minh và diệt Thập nhị nhân duyên

+ PG cho rằng có 2 loại Niết Bàn:

● Niết Bàn từng phần

Trang 6

● Niết Bàn toàn phần: trạng thái hoàn toàn tĩnh lặng, hư vô Chỉ khi nào đạt tới trạng thái hoàn toàn tĩnh lặng thì con người mới siêu thoát được

* Đạo đế: con đường diệt khổ để đạt được Niết Bàn

Bao gồm 3 nguyên tắc và 8 phương pháp

Không uống rượu

● Định: tập trung tinh thần, tư tưởng để không bị tác động bởi hoàn cảnh

● Tuệ: thực hiện sự khai sáng trí tuệ, nhận thức được chân lý, đạt đến sự giác ngộ

- Chính tinh tiến: siêng năng học tập

- Chính niệm: có niềm tin đúng đắn

- Chính định: tập trung tư tưởng

=> PG quan niệm rằng tu luyện là một quá trình từng bước giải thoát, giác ngộ

Qua triết lý nhân sinh quan và con đường giải thoát của PG ta thấy rằng đây là một triết lý vô thần:

● Khuyên con người sống thiện, chú ý đến yếu tố tâm linh của con người

Còn về mặt hạn chế đây là triết lý thể hiện lập trường duy tâm chủ quan về xã hội:

Tìm nguyên nhân của nỗi khổ trong tư tưởng của con người

Con đường giải thoát cũng chỉ quẩn quanh trong ý thức chỉ nhằm tiêu diệt những nhu cầu của con người

Nhận xét:

- Nhân sinh quan PG thể hiện tư tưởng vô thần

- Khuyên con người sống thiện, chú ý rèn luyện đạo đức

=> Qua triết lý nhân sinh và con đường giải thoát có thể thấy đây là triết lý thể hiện lập trường duy tâm chủ quan về xã hội và cuộc đời con người

- Đi tìm nguyên nhân của nỗi khổ trong tư tưởng của con người

- Con đường giải thoát cũng chỉ quẩn quanh trong ý thức chỉ nhằm tiêu diệt những nhu cầu của con người

Trang 7

Câu 4: Đặc điểm cơ bản của triết học Trung quốc cổ - trung đại?

Triết học Trung Quốc cổ đại là 1 nền triết học xuất hiện sớm (khoảng 2000 năm TCN) đồng thời là

1 nền triết học đồ sộ, gồm nhiều trường phái khác nhau: Âm dương gia, nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Pháp gia, Danh gia, Tạp gia, Nông gia tung hoành gia

Triết học Trung Quốc cổ đại phát triển mạnh vào thời kỳ tan giã của chế độ chiếm hữu nô lệ và bắt đầu hình thành chế độ phong kiến

Triết học Trung Quốc cổ đại đề cập nhiều đến vấn đề chính trị, xã hội, đạo đức của con người mà

ít chú ý nghiên cứu các vấn đề về bản thể luận, nhận thức luận, logic học

Triết học Trung Quốc cổ đại nhấn mạnh sự hài hòa thống nhất giữa tự nhiên và xã hội hầu hết các trường phái đều phản đối các thái quá, các bất cập, mà thường xuyên xuất hiện các phạm trù “thiên nhân hợp nhất” “ đại hành hợp nhất” “thể dụng như nhatas”, “ tâm vật dung hợp”

Trong triết học Trung Quốc cổ đại nổi lên lối tư duy trực giác là thông qua cảm nhận và thể nghiệm lâu dài, bỗng chốc giác ngộ Chính vì vậy các nhà triế học thường coi trọng cái tâm, coi tâm là gốc rễ của nhận thức, lấy “tâm để bao quát vật”

Trong trueets học Trung Quốc cổ đại các yếu tố duy vật và duy tâm vô thần và hữu thần thường tồn tại đan xen vào nhau, nhiều khi rất khó nhận thấy

Câu 5: Trình bày đường lối trị nước của Nho giáo? Những mặt tích cực và hạn chế?

a, Tư tưởng Đức trị của Khổng Tử (551 – 479 TCN)

+ Theo Khổng Tử nếu nhà cầm quyền lấy Đức trị nước cũng giống như sao Bắc Đẩu đứng yên một chỗ mà các sao khác chầu về

+ Nếu dùng hình pháp trị nước có thể dân sợ mà không vi phạm nhưng nếu dùng đạo đức mà cảm hóa con người thfi dân tự khắc biết xấu hổ mà không vi phạm => Qua đó, Khổng Tử không hoàn toàn phủ nhận vai trò của pháp luật mà đề cao vai trò của đạo đức

=> Nội dung đạo đức thể hiện qua 3 phạm trì cơ bản:

* Nhân

+ Là đức nhân, là phẩm chất đạo đức cap quý, là nội dung tư tưởng trọng tâm mà Khổng Tử bàn đến Nhân bao gồm nhiều nghĩa khác nhau nhưng tóm lại có nội dung cơ bản sau:

- Nhân giả ái nhân: người nhân là người biết yêu thương con người

- Trung thứ: là sự cụ thể hóa của yêu người, giúp người

Trung là đối với mình, trong lòng mình, phải làm tròn bổn phận mình, hết lòng vì người khác Cái gì mình muốn đạt được thì làm cho người khác đạt được

Điều gì mình muốn thành đạt, lập thân thì làm cho người khác cũng như thế, mìh không muốn thì đừng làm cho người khác

- Người có đức nhân phải thực hành đúng “lễ”, tự ước chế, kiềm chế bản thân

=> Điều kiện để thực hiện nhân là “hiếu đễ” Hiếu đễ là gốc của nhân

- Hiếu của Khổng Tử luôn được đề cao VD: khi cha mẹ còn sống phải chăm sóc chu đáo không được đi xa…

- Đễ: trên kính dưới nhường

* Lễ

Trang 8

- Lễ là những nghi lễ (lễ cưới hỏi, lễ tang, thiết triều…) mang tính chất linh thiêng

- Lễ cũng có nghĩa là quan hệ về mặt đạo đức

VD: Con cái phải có hiếu với cha mẹ

Vợ chồng phải chung thủy

Bạn bè phải giữ được chữ tín

Bề tôi phải trung thành với Vua

- Lễ chính là những quy định bắt buộc mọi người phải tuân theo Đó là những quy định, kỷ cương, phép nước => thuộc phạm trù pháp luật

- KT cho rằng nếu xã hội giữ được lễ thì sẽ có ổn định, trật tự còn nếu không giữ được lễ thì sẽ có loạn => do đó mọi hành vi phải thực hiện theo lễ

* Chính danh

+ Làm đúng danh phận, địa vị

- KT cho rằng mỗi người trong xã hội có một vị trí, vai trò nhất định ứng với vị trí, vai trò đó là nghĩa vụ, bổn phận phải thực hiện

- Danh ở đây nghĩa là tên gọi, nếu mọi người thực hiện đúng danh thì xã hội sẽ có ổn định trật tự

do đó KT yêu cầu ai ở vị trí nào chỉ được bàn tính việc ở vị trí đó Bởi vì theo ông: “Nếu danh bất chính thì ngôn bất thuận, ngôn bất thuận tắc sự bất thành”

=> Học thuyết chính danh là học thuyết đề cao sự ổn định xã hội, bảo vệ quyền lợi cho thiên tử, duy trì sự phân biệt đẳng cấp Là một học thuyết bảo t hủ, nó gò ép con người đi theo một khuôn mẫu Nho giáo, bảo vệ trật tự quý tộc nhà Chu KT khi đưa ra học thuyết chính danh của mình đã không nhìn thấy lộn xộn trong xã hội lúc bấy giờ là do cái thực đã thay đổi (nội dung đã mới) thì cái danh (tức hình thức cũ) phải thay đổi cho phù hợp nhưng ông lại cho rằng cái thực phải thay đổi cho phù hợp với danh; song “chính danh” có ý nghĩa tích cực của nó làm cho con người ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong quan hệ xã hội

=> Kết luận:

+ Nhân – Lễ - Chính danh có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau

+ Nó là nội dung cơ bản trong đạo làm người của Nho giáo và cũng là nội dung cơ bản trong học thuyết chính trị của Nho giáo

+ Trong đó: nhân chính là nội dung, lễ là hình thức còn chính danh là cách thức để thực hiện nhân

=> suy cho cùng mục đích của đường lối này là nhằm cho xã hội ổn định trật tự => bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị

b,Tư tưởng Nhân chính của Mạnh Tử (372 – 289 TCN)

Tiếp tục kế thừa đường lối Đức trị của Kt và trên cơ sở đó đưa ra tư tưởng Nhân chính Thực chất của nhân chính là dùng đạo đức – vương đạo để trị nước, lấy đạo đức của nhà vua để quản lý xã hội, phản đối bá đạo (sức mạnh)

+ Mạnh Tử cho rằng: làm chính sự nếu dùng sức mạnh thì mau thắng nhưng không bền, nếu dùng đạo đức thì dân mới có lòng tâm phục Đó mới là thắng lợi bền lâu

+ Nhà vua muốn thống trị được dài lâu, muốn giữ được ngôi vua của mình thì cần phải tạo cho dân một hằng sản (của ăn của để, phòng khi mất mùa, được mùa vui vẻ) Có hằng sản thì mới có hằng tâm (dân yên tâm phục vụ Vua)

Trang 9

+ Ông phân biệt lao động trí óc với lao động chân tay, tỏ ý coi khinh lao động chân tay Ông nói

“vạn nghề đều thấp kém, chỉ có nghề đọc sách là cao quý” => Đề cao giai cấp thống trị

+ Ông đề cao quan niệm về dân: ông cho rằng nhà vua muốn thống trị được dài lâu, muốn giữ được ngôi vị của mình thì phải biết: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (dân là thứ nhất, đất nước là thứ 2 sau cùng mới đến nhà vua)

+ Ông đề cao quan điểm thân dân, gần dân, có trách nhiệm với dân

c,Tư tưởng lễ pháp kiêm trị của Tuân Tử (289 – 238 TCN)

Tuân Tử là người phát triển học thuyết của Nho gia theo khuynh hướng duy vật

+ Ông cũng chủ trương trị nước bằng Đức trị, nhưng theo ông con người vốn có lòng tham, bản tính ác Do vậy, để con người có lòng nhân phải kết hợp “Đức trị” và “lễ trị, pháp trị” (dùng pháp luật để cai trị xã hội)

+ Trong đường lối trị nước, ông đề cao lễ nghĩa, đó là đường lối của các bậc thánh hiền đời trước đặt ra

=> Lễ đóng vai trò ổn định xã hội

+ Mặt khác, trị nước phải có luật lệ (luật pháp) để giúp con người hiểu được vị trí của mình trong

xã hộ, hiểu được sự bất bình đẳng trong xã hội để từ đó chấp nhận nó

+ Ông yêu cầu thưởng phạt phải công bằng: thưởng không quá đức, phạt không quá tội Đồng thời ông cho rằng: hình luật là tự nhiên nó không chỉ có mục đích xử tội kẻ phạm tội mà nó còn có ý nghĩa ngăn cấm cái ác

+ Ông có tư tưởng đề cao dân, sức mạnh của dân

+ Trong quan hệ giữa vua và dân, ông cho rằng vua là thuyền, dân là nước, nước có thể chở thuyền

cũng có thể lật xô thuyền

d Tư tưởng thần quyền của Đổng Trọng Thư (174 – 104 TCN)

+ Ông đưa ra đường lối trị nước mang tính thần quyền(đưa một số yếu tố tôn giáo thần bí vào học thuyết của Nho giáo) Đó là nhân cách hóa ông trời => Ông trời sinh ra mọi thứ, quyết định mọi thứ: trời không những sinh ra con người, sinh ra muôn loài để đáp ứng nhu cầu cuộc sống của con người mà còn

cử thiên tử - con trời xuống để cai trị dân

=> Tư tưởng đạo trời, ý trời

+ Nếu tuân theo ý trời – mệnh trời để cai trị muôn dân thì trời sẽ thưởng (sự thái bình thịnh trị) Nếu trái mệnh trời sẽ bị phạt

Câu 6: Quan điểm của Nho giáo về vấn đề bản chất con người và mối quan hệ cơ bản của con người?

Con người và mối quan hệ con người được Nho giáo rất chú trọng và đề cao

* Vấn đề nguồn gốc con người

+ Khổng Tử và Mạnh Tử không nói đến nguồn gốc con người từ đâu ra

+ Tuân Tử cho rằng con người là do khí âm dương tạo thành

+ Đổng Trọng Thư cho rằng con người do trời sinh ra

* Về bản tính con người

Trang 10

+ Khổng Tử cho rằng tính của con người là do trời ban cho, trời phú tính cho con người và tính của con người vốn là đồng đều nhau – đều hướng thiện Do trong cuộc sống với những hoàn cảnh, môi trường khác nhau, phong tục tập quán, thói quen khác nhau… làm cho tính người này khác người kia Ông viết “tính tương cận dã , tập tương viễn dã” (tính người là gần nhau nhưng do tập nhiễm xã hội mà tính người ta thay đổi)

+ Mạnh Tử (372 – 289 TCN) khẳng định bản tính con người là thiện “nhân chi sơ tính bản thiện”

Tính Thiện được bắt nguồn từ 4 đức lớn: Nhân, nghĩa, lễ, trí

Bốn đức này lại được bắt nguồn từ “tứ đoan”

+ Lòng trắc ẩn – đầu mối của nhân

+ Lòng thẹn ghét là đầu mối của nghĩa

+ Lòng thị phi là đầu mối của trí

+ Lòng từ nhượng là đầu mối của lễ

Ông cho rằng loài người và cầm thú khác nhau ở tính thiện Nếu chúng ta không biết nuôi dưỡng, phát huy thiện đoan thì con người sẽ trở nên nhỏ nhen, ti tiện, ích kỷ không khác gì cầm thú và tính thiện của con người tìm thì thấy bỏ thì mất

+ Tuân Tử (289 – 238 TCN)

+ Ông cho rằng bản tính con người ta là ác, con người sinh ra đã có “nhân chi sơ tính bản ác” Nguyên nhân của tính ác là do sự ham lợi, đố kỵ của con người (do dục và tính)

+ Tính là cái snh ra đã có không thể học và cũng không thể làm ra được Còn nhân, lễ, nghĩa, trí là

do con người ta học mà biết, làm mà thành Song con người có thể trở nên thiện thông qua biện pháp giáo dục luật pháp Dùng pháp trị để cải biến bản tính của con người trở nên thiện

+ Đổng Trọng Thư (174 – 104 TCN)

+ Ông cho rằng bản tính con người có 3 loại:

- Loại chí thiện chỉ có ở thánh nhân, quân tử, không cần học cũng biết

- Loại chí ác: kẻ tiểu nhân, có học cũng không biết, ông gọi là quần chúng nhân dân lao động

- Loại trung nhân: vừa thiện vừa ác (có học có biết) và phải dùng luân thường đạo lý để giáo hoá tính thiện

Về mối quan hệ người

+ Khổng Tử đưa ra tư tưởng nhân luân

- Các mối quan hệ giữa con người với nhau theo các thứ bậc Ông đề cao 4 mối quan hệ trong gia đình vì theo ông gia đình là một xã hội thu nhỏ, nhà nước là một xã hội lớn

Mqh cao nhất là vua tôi: nhân trung (vua phải có nhân, bề tôi phải trung thành với vua)

Cha con – từ hiếu

Vợ chồng – nghĩa tùng

Anh em – nhượng đễ

Bạn bè – tín

+ Mạnh Tử đưa ra tư tưởng ngũ luân

- Vua tôi phải hữu nghĩa

- Cha con phải hữu thân: có tình thân ruột thịt

- Chồng vợ phải hiếu biệt: có tình yêu thương đặc biệt

Trang 11

- Anh em phải hữa tự: có thứ tự với nhau

- Bạn bè phải hữu tín

+ Đổng Trọng Thư: trên cơ sở kế thừa ngũ luân của Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư đã đưa ra tư

tưởng tam cương ngũ thường

- Tam cương; phản ánh 3 mối quan hệ cơ bản trong xã hội: vua tôi, cha con, chồng vợ

=> Mối quan hệ mang tính một chiều, áp đặt Cấp dưới phục tùng cấp trên Âm phục tùng dương

- Từ Tam cương Đổng Trọng Thư đưa ra ngũ thường (5 đức tính thường hằng của con người và

đã trở thành chuẩn mực đạo đức bất di bất dịch): nhân, nghĩa, lễ, trí, tín

- Tam cương kết hợp với ngũ thường góp phần điều chỉnh hành vi của con người,làm cho xã hội

có ổn định, trật tự Song mặt hạn chế của nó là gò ép, trói buộc con người phải tuân theo, làm cho xã hội trì trệ, kém phát triển

Câu 7: Trình bày quan điểm “dân là gốc” của nho giáo? Giá trị quan điểm này?

Có thể nói tư tưởng về hình pháp có từ rất sớm trong xã hội Trung Quốc cổ đại Ngay từ buổi đầu của nhà Chu đã có quan niệm về “lễ” và “hình” để quy định cách ứng xử với 2 giai tầng trong xã hội là người quân tử và kẻ tiểu nhân: “Lễ không xuống thứ dân, hình không lên đại phu”

Quản Trọng (TK VI TCN) được coi là người đầu tiên bàn đến dùng pháp luật để trị nước Ông

có tư tưởng về “luật, lệnh, hình và chính”

+ Luật là để định phận cho mỗi người mà dân không tranh giành

+ Lệnh là ban bố công khai luật để dân biết mà thi hành

+ Hình là để trừng phạt người làm trái luật và lệnh đã ban hành

+ Chính là làm cho ngay thẳng, là hướng dẫn cho dân thuận theo lẽ phải

Sau đó là Lý Khôi – nguyên là tể tướng nước Nguỵ, sau sang phục vụ cho nước Tần, đã xây dựng Bố “pháp kinh” gồm 6 cuốn:

+ Đạo pháp - ghi chép những quy định về việc trừng trị kẻ vô đạo

+ Tặc pháp - ghi chép những quy định về việc trừng trị kẻ chống đối

+ Tù pháp - ghi chép những quy định về việc ứng xử với tù nhân

+ Bổ pháp - ghi chép những quy định về bắt người và giam giữ

+ Cụ pháp - ghi chép về những chính sách cụ thể

+ Tạp pháp - bổ sung những điều chưa được nói đến trong luật pháp

Người có công xây dựng và phát triển tư tưởng của Pháp gia lên trình độ mới phải kể đến Thận Đáo (370 – 290 TCN) người nước Triệu, Thân Bất Hại (401 – 337 TCN) người nước Trịnh và Thương Ưởng (390 – 338 TCN) người nước Vệ với các chủ trương về thế, thuật, pháp trong phép trị nước Hàn Phi Tử đưa ra lý thuyết “Chứng nghiệm”

Ông chủ trương quản lý xã hội bằng pháp trị, cho rằng nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, trung, hiếu đều là viển vông, vô bổ Muốn có sức mạnh quyền lực phải tập trung vào tay một ông vua chuyên chế, nhà vua phải dùng pháp luật để trị nước Nội dung pháp trị bao gồm 3 yếu tố: Pháp, thế, thuật

Câu 8: Trình bày đường lối trị nước của phái Pháp gia? Giá trị và hạn chế?

Có thể nói tư tưởng về hình pháp có từ rất sớm trong xã hội Trung Quốc cổ đại Ngay từ buổi đầu của nhà Chu đã có quan niệm về “lễ” và “hình” để quy định cách ứng xử với 2 giai tầng trong xã hội là người quân tử và kẻ tiểu nhân: “Lễ không xuống thứ dân, hình không lên đại phu”

Trang 12

Quản Trọng (TK VI TCN) được coi là người đầu tiên bàn đến dùng pháp luật để trị nước Ông

có tư tưởng về “luật, lệnh, hình và chính”

+ Luật là để định phận cho mỗi người mà dân không tranh giành

+ Lệnh là ban bố công khai luật để dân biết mà thi hành

+ Hình là để trừng phạt người làm trái luật và lệnh đã ban hành

+ Chính là làm cho ngay thẳng, là hướng dẫn cho dân thuận theo lẽ phải

Sau đó là Lý Khôi – nguyên là tể tướng nước Nguỵ, sau sang phục vụ cho nước Tần, đã xây dựng Bố “pháp kinh” gồm 6 cuốn

Hàn Phi Tử đưa ra lý thuyết “Chứng nghiệm” (chứng minh và kiểm nghiệm trong thực tế) Theo ông phải căn cứ vào thời thế, không nên bắt chước cổ xưa Theo ông nếu không căn cứ vào chứng nghiệm mà cứ khẳng định quan niệm của các tiên vương đúng là ngu, không chắc đúng mà cứ làm theo là giả dối Ông có quan điểm thực tế: Muốn cho nước mạnh thì phải chú ý vào người làm ruộng

và người đánh giặc vì vậy ông khuyến khích phát triển nông nghiệp và lập quân công (chủ trương

“canh chiến”)

Bản tính con người là ác, là tự tư, tự lợi vì vậy theo ông mọi mối quan hệ trong gia đình và ngoài

xã hội cũng như nhân, lễ, nghĩa, trung, hiếu… đều được xây dựng trên cơ sở tính toán lợi hại cá nhân Người cầm quyền phải nắm được tâm lý “tránh hại hám lợi” này của con người mà định ra chế độ thưởng phạt để duy trì trật tự xã hội

Trong xã hội có sự phân biệt giàu nghèo, người bóc lột và kẻ bị bóc lột theo ông cũng là lẽ thường tình

Tóm lại, tư tưởng chính trị – xã hội, đạo đức của Pháp gia mà tiêu biểu là Hàn Phi Tử về cơ bản

có nhiều yếu tố tích cực, tiến bộ, phù hợp với yêu cầu của lịch sử lúc bấy giờ nên đã được nhà Tần trọng dụng để thống nhất đất nước, lập nên nhà Tần – là Nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc Nhưng cũng chính do nhà Tần thực hiện đường lối pháp trị một cách hà khắc, tàn bạo nên đã nhanh chóng bị lật đổ, chỉ tồn tại được 15 – 16 năm (221 TCN – 206 TCN)

Câu 9: Trình bày thế giới quan của Lão Tử? Giá trị và hạn chế

Người sáng lập ra Đạo gia là Lão Tử (không rõ năm sinh, năm mất) nhưng chắc chắn cùng thời với Khổng Tử Theo sử ký Tư Mã Thiên, Lão Tử họ Lý, tên Nhĩ (còn là Lão Đam), hiệu là Bá Dương, người nước Sở Tài liệu dùng nghiên cứu tư tưởng của ông là sách “Đạo đức kinh”

Về thế giới quan: Chứa đựng nhiều yếu tố duy vật và có những tư tưởng biện chứng sơ khai

Phạm trù trung tâm, quan trọng nhất trong triết học của Lão Tử là Đạo Theo ông Đạo là bản nguyên của thế giới, là nguồn gốc sinh thành và biến hoá của vạn vật Đạo sinh ra vạn vật theo trình tự: Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật (nhất là khí thống nhất chưa bị phân chia, khí thống nhất sinh ra âm – dương (mặt đối lập), âm dương đối lập sinh ra tam (trời, đất, con người) Và 3 lực lượng sinh ra vạn vật

Vậy Đạo là gì? Theo Lão Tử, Đạo là cái vô cùng, vô tận, vô thuỷ, vô chung, là cái vô cùng bé, nhưng cũng vô cùng lớn, bao trùm tất cả, không nghe thấy, không gọi được tên, không nhìn thấy, nhưng lại là cơ sở căn nguyên sinh ra và biến hoá của vạn vật (Ông viết: “có một vật hỗn độn mà nên, sinh ra trước trời đất, vừa yên lặng (vô thanh) trống không (vô hình), đứng một mình mà không thay

Trang 13

đổi, lưu hành khắp nơi nơi mà không mỏi, là mẹ của vạn vật trong thiên hạ, không biết gọi là gì, tạm gọi là Đạo”.)

Như vậy, Lão Tử coi Đạo là trật tự, là quy luật của giới tự nhiên, khi ông khẳng định: “người theo quy luật của đất, đất theo quy luật của trời, trời theo quy luật của đạo, đạo theo quy luật của tự nhiên”

Trên cơ sở coi Đạo là tính quy luật của tự nhiên Lão Tử đã gián tiếp phủ nhận sự tồn tại của thần thánh, cho rằng “tính tự nhiên của vạn vật có thể làm cho quỷ thần không thể tác quái và sự tác quái của quỷ thần không thể hại người”

Câu 10: Nội dung cơ bản của học thuyết âm dương ngũ hành? Giá trị và hạn chế?

- Các nhà tư tưởng Trung Quốc cho rằng mọi vật trong thế giới được cấu tạo từ 5 yếu tố vật chất đầu tiên: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ

- Các yếu tố của Ngũ Hành phản ánh những đặc điểm, tính chất của các sự vật trong thế giới + Kim (kim loại): màu trắng, cứng rắn

+ Mộc (cây gỗ): màu xanh, mềm dẻo

+ Thủy (nước): đen, dễ thay đổi hình dạng, hiểm hóc

+ Hỏa (lửa): màu đỏ, nóng bốc lên

+ Thổ (đất): vàng (nâu), ít thay đổi, hiền lành

- Các yếu tố của Ngũ hành không tồn tại cô lập nhau mà luôn tác động lẫn nhau theo luật: tương sinh, tương khắc

+ Tương sinh: Quan hệ sinh hóa, biến chuyển để hành nọ sinh ra hành kia

+ Tương khắc: Quan hệ chế ước, cản trở, hạn chế, tiêu diệt lẫn nhau của ngũ hành

- Thứ tự ban đầu của Ngũ hành là: Thủy, Hỏa, Mộc, Kim, Thổ Đến thời hán, Đổng Trọng Thư thay đổi trật tự ngũ hành: Mộc, Hỏa, Thổ, Kim, Thủy Ông cho rằng đó là thứ tự “tiên thiên” và nêu lên luật tương sinh, tương khắc của ngũ hành và cách nhau thì tương khắc

+ Tương sinh:

● Thổ sinh Kim: kim loại nằm trong lòng đất

● Kim sinh Thủy: kim loại bị nung chảy thành nước

● Thủy sinh Mộc: nước nuôi cây

● Mộc sinh Hỏa: cây dễ cháy thành lửa

● Hỏa sinh Thổ: mọi vật cháy thành than => đất

+ Tương khắc:

- Thổ khắc Thủy: Đất chặn nước, nước mạnh cuốn trôi đất

- Thủy khắc Hỏa: nước dập tắt lửa, lửa cháy lâu làm cạn nước

- Hỏa khắc Kim: lửa nung chảy kim loại, kim loại chặn lửa không bốc lên được

- Kim khắc Mộc: kim loại chặt đứt cây, cây cứng => kim loại mẻ

- Mộc khắc Thổ: Rế cây hút dinh dưỡng trong đất => đất cằn, đất cằn => cây chết

Học thuyết Ngũ hành còn được vận dụng để giải thích sự vận động lịch sử xã hội, sự xuất hiện của mỗi triều vua trong lịch sử đều thể hiện một hành nào đó Sự phát triển của lịch sử dựa theo trình tự của Ngũ hành tương khắc

Trang 14

VD: Triều đại nhà chu lật đổ để triều đại Ân Thương là do nhà Chu thuộc hành Hỏa, Ân thương thuộc hành Kim

- Khi thuyết này ra đời, mọi thứ đều được ghép cho ngũ hành

1, 6

Nam

Hạ

Đỏ Đắng Tâm Lưỡi

2, 7

Đông Xuân Xanh Chua Can Mắt

3, 8

Tây Thu Trắng Cay Phế Mũi

4, 9

Chính giữa Bốn mùa Vàng Ngọt

Tỳ vị Miệng

0, 5

Như vậy, thuyết ngũ hành luôn giải thích nguồn gốc ra đời thế giới là từ 5 yếu tố vật chất

* Nhận xét:

● Thuyết ngũ hành thể hiện tư duy trình độ khái quát cao của người Trung Quốc cổ đại

● Thuyết này thể hiện quan điểm duy vật trực quan cảm tính về thế giới cảm tính

● Thuyết có những giá trị ứng dụng trong kiến trúc, văn học, y học…

Câu 11: Nội dung tư tưởng của Mặc gia? Giá trị và hạn chế?

Người sáng lập phái Mặc gia là Mặc Tử (479 – 381 TCN) Tư tưởng của ông tập trung trong tác phẩm Mặc

Tử, có những tư tưởng cơ bản như:

Phê bình Nho gia: Theo Mặc Tử, đạo Nho có 4 điều đủ làm mất thiên hạ gồm: Nho gia cho Trời không minh, quỷ không thiêng khiến cho Trời quỷ không bằng lòng; Nho gia chú trọng chôn cất hậu, để tang lâu khiến cho tiền tài sức lực của dân kiệt quệ; Nho gia chú trọng đàn ca múa hát cũng đủ làm mất thiên hạ; Nho gia tin có

mệnh khiến cho dân nghe theo mệnh mà không thiết làm gì (Mặc Tử, thiên 48) Trong thiên khác Mặc Tử nói

“Sống lâu cũng không thể đọc hết sách, trẻ mạnh cũng không thể làm hết lễ, của kho cũng không thể tiêu đủ cho nhạc Họ tô vẽ những món xa hoa khiến cho vua chúa đi sai đường Đạo họ không thể dùng cho đời, cái học họ không thể dạy dân” Sự khác nhau giữa Nho và Mặc chính là do sự khác nhau ở cơ sở xã hội

Học thuyết “kiêm ái”: Mặc Tử trích dẫn tư tưởng Nhân nghĩa của Nho gia, tuy nhiên cách hiểu về Nhân nghĩa có phần khác Nho Theo ông, Nhân nghĩa là Kiêm ái, tức là mọi người trong thiên hạ ai cũng phải yêu mến

kẻ khác bằng nhau, không phân biệt Ông dùng 3 chương để bàn về Kiêm ái Đầu tiên ông đưa ra sự khác nhau giữa “Biệt” và “Kiêm” Theo đó, người chủ trương Biệt sẽ cho rằng: lo cho bạn cũng như lo cho chính mình, chăm sóc cha mẹ bạn cũng như chăm sóc cha mẹ mình là điều vô lý, và những người chủ trương này sẽ không làm được việc gì lớn lao cho bạn bè Người chủ Kiêm cho rằng: Phải lo cho bạn cũng như lo cho mình, chăm sóc cha mẹ bạn cũng như chăm sóc cha mẹ mình Từ đó ông đặt câu hỏi: Nguyên tắc Biệt và Kiêm, cái nào đúng, cái nào sai?

Ông dùng nguyên tắc “tam biểu” để xem nguyên tắc nào đúng sai

Câu 12: Quá trình du nhập của Phật giáo vào Việt Nam? Những ảnh hưởng của nó đến đời sống văn hóa người Việt?

- 179 TCN, Triệu Đà nhà Hán sang xâm lược nước ta biến nước ta từ 1 nước độc lập tự chủ thành nước phụ thuộc

Trang 15

- Nhà Hán thực hiện chính sách Hán hóa trên tất cả các lĩnh vực

+Kinh tế: bắt nhân dân ta sx theo cách thức của ng Hán

+Chính trị: đặt chính sách cai trị và chia nước ta thành châu, quận Đứng đầu các châu là các quan thái thú, thứ sử Không công nhận nước ta có vua

+Văn hóa tư tưởng:

● Truyền bá tư tưởng, tôn giáo nhằm đồng hóa nhân dân ta

● Bắt nd ta phải theo phog tục tập quán của ng Hán

PG được du nhập vào nước ta trong suốt thời kỳ Bắc thuộc (179 TCN - 938 SCN) được chia làm 2 thời kỳ:

* Thời kỳ 1: từ thế kỷ 1 đến thế kỷ 3

- PG ở Ấn Độ được truyền vào VN, sau đó ngc sang TQ PG thời kỳ này là PGTT

- Giai đoạn này nước ta đã hình thành 1 trung tâm PG lớn là Luy Lâu cùng với 2 trung tâm PG của

- Sử sách ghi tên 1 số người có công trong việc truyền bán PG vào nước ta: Mahakyvuc, Khâu Đà

La, Khương Tăng Hội, Mâu Bác

+ Mahakyvuc và Khâu Đà La cùng đến nước ta vào thế kỷ 2 Sau đó Khâu Đà ở lại còn Maha

=> TN này là sự kết hợp tư tưởng PG trong buổi đầu du nhập với TNDG bản địa (TN cầu mưa)

+ Mâu Bác (Mâu Tử) là người Hán theo học Đạo Lão Trang

- Sau đó sang VN, do hâm mộ Đạo Phật ở đây nên ô trở thành Phật tử

- Đến cuối đời ô trở về TQ và viết sách về PG: Lý hoặc Luận (Ô là ng đầu tiên có sách viết về PG) Luận về những vấn đề còn nghi hoặc Bao gồm những câu hỏi của những nhà học Nho chấp vấn Mâu Tử về Đạo Phật như: Đạo Phật là ai? Kinh Phật có bao nhiêu cuốn?

+ Khương Tăng Hội:

- Cha mẹ gốc Ấn Độ sang buôn bán lập nghiệp ở nước ta Ông được sinh ra ở VN

- Khi được 10 tuổi cha mẹ mất, ô đi tu theo PG

- Đến cuối đời sang TQ

- Ông giỏi cả tiếng Phạn và tiếng Hán Trong time hành đạo ở 2 nơi ô đã biên dịch, chú giải nhiều kinh sách của PG Những tp đó rất có ý nghĩa với PG nước ta sau này

* Thời kỳ 2: từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 9: kết thúc thời Bắc thuộc

Ngày đăng: 05/05/2021, 12:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w