1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảo lý sơn quảng ngãi trong quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo việt nam (từ thế kỷ xvii đến thế kỷ xix)

134 34 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 134
Dung lượng 4,45 MB

Nội dung

Cũng chính giai đoạn này, đảo Lý Sơn được các chúa Nguyễn giao cho một sứ mệnh lịch sử quan trọng trong việc xây dựng lực lượng để xác lập và bảo vệ chủ quyền trên biển, thành lập đội Ho

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 60.22.54

Tp Hồ Chí Minh tháng 10 năm 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam

Mã số: 60.22.54

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS TRẦN NAM TIẾN

Tp Hồ Chí Minh tháng 10 năm 2014

Trang 3

Trang

DẪN LUẬN 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài 4

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

6 Giả thiết và câu hỏi nghiên cứu 7

7 Kết cấu của luận văn 7

8 Hướng tiếp cận tư liệu để thực hiện đề tài 8

CHƯƠNG 1: LÝ SƠN – ĐẤT VÀ NGƯỜI 10

1.1 Vị trí địa lý và dân cư 10

1.2 Quá trình thay đổi địa danh, địa giới của Lý Sơn trong lịch sử 25

1.3 Sự phát triển của Lý Sơn qua các thời kỳ lịch sử 28

CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA ĐẢO LÝ SƠN TRONG QUÁ TRÌNH XÁC LẬP VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN THẾ KỶ XIX 34

2.1 Vài nét về quá trình Nam tiến của dân tộc Việt Nam 34

2.2 Lý Sơn trong quá trình xác lập chủ quyền và hình thức khai thác các vùng biển, đảo dưới thời các chúa Nguyễn và triều Tây Sơn thế kỷ XVII-XVIII 41

Trang 4

các chúa Nguyễn và triều Tây Sơn vào thế kỷ XVII-XVIII 41

2.2.2 Lý Sơn trong quá trình khai thác các vùng biển, đảo dưới thời các chúa Nguyễn và triều Tây Sơn vào thế kỷ XVII-XVIII 45

2.3 Lý Sơn trong quá trình hoàn chỉnh việc xác lập và bảo vệ chủ quyền dưới thời nhà Nguyễn thế kỷ XIX 56

2.3.1 Lý Sơn với cách tổ chức phiên chế đội Hoàng Sa 56

2.3.2 Lý Sơn trong hoạt động thực thi chủ quyền biển đảo dưới thời nhà Nguyễn thế kỷ XIX 65

CHƯƠNG 3: NHẬN THỨC VÀ ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA LÝ SƠN TRONG QUÁ TRÌNH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM HIỆN NAY 75

3.1 Những giá trị pháp lý và lịch sử liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở vùng đảo Lý Sơn 75

3.2 Vai trò của đảo Lý Sơn trong quá trình nhận thức và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay 95

3.3 Định hướng cho sự phát triển những giá trị của đảo Lý Sơn trong quá trình khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam hiện nay 97

KẾT LUẬN 102

TÀI LIỆU THAM KHẢO 106

PHỤ LỤC 111

Trang 5

DẪN LUẬN

1 Lý do chọn đề tài

Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, ý thức xác lập và bảo vệ chủ quyền đã trở thành một xu hướng tất yếu nhằm mục đích phát triển đất nước và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia Đi cùng với quá trình xác lập

và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên đất liền trong lịch sử Việt Nam là quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền trên biển Có thể nói, ý thức về biển đã xuất hiện khá sớm trong những truyền thuyết cổ xưa, từ trước khi xuất hiện những nhà nước phong kiến đầu tiên ở Việt Nam Truyền thuyết về mệ Âu

Cơ cùng 50 người con lên núi trong khi cha Lạc Long Quân đưa 50 người con xuống biển để khai phá và mở mang những vùng đất mới đã cho thấy yếu tố biển sớm xuất hiện và tồn tại trong tâm thức người Việt xưa Đồng thời, yếu tố biển còn xuất hiện liên tục trong những giai đoạn sau qua

những truyền thuyết về An Dương Vương và Mỵ Châu – Trọng Thủy: “Tôi

kể ngày xưa chuyện Mị Châu Trái tim lầm chỗ để trên đầu Nỏ thần vô ý trao tay giặc Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu” Khi thua trận, vua An Dương

Vương đem Mỵ Châu lên ngựa chạy về phương Nam đến vùng biển ngày nay thuộc Nghệ An thì thấy rùa thần Kim Quy nổi lên và nói giặc ngồi sau lưng Ngoài ra, còn phải kể đến truyền thuyết về Mai An Tiêm khi bị đi đày

đã biết trồng dưa hấu ngoài hoang đảo hay về trận giao chiến giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh Truyền thuyết nhằm nói lên một thực tế mà dân tộc ta phải đối mặt ngay từ buổi đầu lịch sử, đó là nạn thiên tai lụt lội Bên cạnh ý nghĩa đó, yếu tố nước biển dâng trong câu chuyện truyền thuyết này đã cung cấp cho chúng ta biết thêm những hiểu biết về biển của nhân dân ta từ

xa xưa

Từ khi bước vào giai đoạn độc lập tự chủ, các chính quyền phong kiến Việt Nam đã xác lập chủ quyền trên biển, đồng thời thành lập những

Trang 6

đội thủy quân để ra sức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của quốc gia Minh chứng rõ ràng cho quá trình này được thể hiện đậm nét qua những trận thủy chiến chống giặc ngoại xâm trong những lần nước ta phải đương đầu với những kẻ thù hùng mạnh vào loại bậc nhất lúc bấy giờ Đó là trận Bạch Đằng chống quân Nam Hán của Ngô Quyền năm 938, chiến thắng Bạch Đằng của Lê Hoàn chống quân Tống năm 981 và sau đó là những trận Vạn Kiếp, Hàm Tử, Chương Dương, Vân Đồn và trận Bạch Đằng trong 3 lần kháng quân Mông Nguyên của vua tôi và quân dân nhà Trần

Từ thế kỷ XVII, cùng với quá trình Nam tiến, các chúa Nguyễn đã có công lao hết sức to lớn trong việc khai phá, phát triển vùng đất mới và mở rộng lãnh thổ quốc gia về phía Nam, bao gồm cả đảo ven bờ và 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa Có thể nói, trong thời kỳ này, ý thức xác lập chủ quyền trên vùng biển đảo được các chúa Nguyễn đặc biệt quan tâm Bên cạnh việc xác lập chủ quyền trên đất liền, các chúa Nguyễn đã tiến hành xác lập chủ quyền trên biển từ các đảo của vùng Thuận Quảng đến các đảo

ở vùng phía Nam thông qua việc thành lập đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải Trong đó, đội Hoàng Sa chịu trách nhiệm khai thác và bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và có một phần thuộc quần đảo Trường Sa, còn đội Bắc Hải cai quản các đảo còn lại ở phía Nam trở xuống Cũng chính giai đoạn này, đảo

Lý Sơn được các chúa Nguyễn giao cho một sứ mệnh lịch sử quan trọng trong việc xây dựng lực lượng để xác lập và bảo vệ chủ quyền trên biển, thành lập đội Hoàng Sa và lực lượng chủ yếu của đội Hoàng Sa là lấy dân của đảo này Đội Hoàng Sa không chỉ cai quản Hoàng Sa và Trường Sa mà còn kiêm quản cả đội Bắc Hải, tức cai quản cả vùng biển đảo rộng lớn của Việt Nam lúc bấy giờ

Sang giai đoạn sau, triều đình nhà Nguyễn kế thừa những thành quả trước đó của các chúa Nguyễn trong việc xác lập và bảo vệ chủ quyền trên biển, đồng thời đẩy mạnh, phát triển quá trình này thông qua việc xây dựng

Trang 7

và củng cố thủy quân thành một lực lượng hùng mạnh để bảo vệ vững chắc chủ quyền của một quốc gia độc lập, thống nhất Đội Hoàng Sa vẫn được tiếp tục duy trì hoạt động và triều đình có những quy định chặt chẽ về thưởng phạt đối với những hoạt động của đội này cũng như quy định hoạt động của đội này là thường xuyên hàng năm, nếu năm nào không hoạt động

sẽ có lệnh từ triều đình Năm 1816, vua Gia Long lệnh cho thủy quân phối hợp với đội Hoàng Sa để ra Hoàng Sa xem xét và đo thủy trình Đến thời Minh Mạng, việc đo đạc thủy trình chủ yếu giao cho thủy quân và thuê thuyền của dân để hướng dẫn hải trình Đặc biệt, hiện nay lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa vẫn còn được duy trì và bảo lưu tại đảo Lý Sơn, ghi nhận những giá trị lịch sử của quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam Có thể nói, từ rất sớm các chính quyền phong kiến VN đã sớm ý thức về việc xác lập chủ quyền biển đảo và điều này đã được ghi nhận trong nhiều tài liệu thư tịch Thế nhưng quá trình này được lưu giữ trong ký

ức dân gian còn rất hiếm hoi Chính vì vậy, sự tồn tại của lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa ở Lý Sơn đã trở thành một ký ức đặc biệt, độc đáo về quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc Việt Nam trong lịch sử

Trong một giai đoạn lịch sử, Lý Sơn đã trở thành nơi có vị trí quan trọng trong quá trình xác lập chủ quyền biển đảo Việt Nam Vậy tại sao Lý Sơn được các chúa Nguyễn lựa chọn và giao cho sứ mệnh lịch sử này? Để

có thể đánh giá và phục dựng lại quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trong lịch sử giai đoạn từ từ thế kỷ XVII đến thế kỷ

XIX, chúng tôi đã chọn đề tài “Đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi trong quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam (từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình

Mục đích nghiên cứu

- Giới thiệu vị trí, đặc biệt là vị trí địa quân sự của Lý Sơn trong quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam cũng như tiến trình

Trang 8

phát triển của đảo Lý Sơn trong sự phát triển chung của Quảng Ngãi

- Phục dựng lịch sử để xác định vai trò của Lý Sơn trong quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam Trong đó, chú trọng vào thời kỳ của các chúa Nguyễn và các vua triều Nguyễn

- Liên kết quá khứ với hiện tại, đưa ra những nhận xét, đánh giá những giá trị còn lưu giữ hiện nay trên đảo Lý Sơn dù nó không còn đảm nhiệm vai trò lịch sử như trong giai đoạn trước

2 Lịch sử nghiên cứu đề tài

Đây là một đề tài mới khi chúng tôi lựa chọn nghiên cứu về vai trò của một vùng đất đối với quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam trong lịch sử Do đó, chưa có một công trình nào nghiên cứu

về khía cạnh này

Tư liệu đầu tiên ghi chép về quá trình xác lập, bảo vệ và tiếp sau đó

là khẳng định chủ quyền biển đảo của quốc gia tại 2 quần đảo Hoàng Sa và trường Sa là những tài liệu thư tịch Từ đó, những tư liệu này cũng đã có những ghi nhận về sự tham gia của Lý Sơn trong quá trình xác lập và bảo

vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam như Lê Quý Đôn (2007), Phủ biên tạp lục, NXB Văn hóa – Thông tin; Quốc sử quán triều Nguyễn (2002), Đại Nam thực lục, NXB Giáo Dục, Hà Nội; Phan Huy Chú (1960), Lịch triều hiến chương loại chí tập 1, NXB Sử học, Hà Nội; Phan Huy Chú (1997), Hoàng Việt địa dư chí, NXB Thuận Hóa, Huế

Trong thời đại mới, những công trình nghiên cứu về Hoàng Sa và Trường Sa cũng như nghiên cứu về quá trình xác lập chủ quyền biển đảo Việt Nam tuy chưa có phần dành riêng cho vai trò của Lý Sơn nhưng cũng

đã có đề cập đến địa danh Lý Sơn – Quảng Ngãi khi nói đến hải đội Hoàng

Sa, khu mộ gió hay Âm Linh tự và Nhà trưng bày hải đội Hoàng Sa Bắc Hải cùng với các tài liệu thư tịch, văn bản Hán Nôm có liên quan được lưu

Trang 9

giữ tại tư gia của các dòng họ trên đảo Lý Sơn Có thể nói, thông qua những địa danh và những tài liệu trên đã gián tiếp cho thấy vai trò của Lý Sơn trong lịch sử xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc Những công trình nghiên cứu về 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được xuất bản thành sách trong thời gian gần đây khi vấn đề chủ quyền biển đảo quốc

gia trở thành tâm điểm chú ý như: Nguyễn Việt Long (2012), Lẽ phải luật quốc tế và chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, NXB Trẻ, Tp HCM; Monique Chemillier – Gendreau (2011), Chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, NXB Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội; Nhiều tác giả (2012), Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý, Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, NXB Trẻ, Tp HCM

Đáng chú ý có công trình của Nguyễn Nhã (2002), Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, Luận án

Tiến sĩ lịch sử tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp HCM Trong chương 2 của luận án này có phần viết về địa bàn ra đời của đội Hoàng Sa là Cù Lao Ré (Lý Sơn) và cửa biển Sa Kỳ:

“dân cửa biển Sa Kỳ và Cù Lao Ré (Quảng Ngãi) được chính quyền thời Chúa Nguyễn tín nhiệm giao trọng trách khai khẩn tới đâu, quản lý tới đó, còn được giao nhiệm vụ khác: kiêm quản”[14:72]

Gần đây, một số tác phẩm mới được xuất bản có liên quan về Lý Sơn – Quảng Ngãi Trong đó, nổi bật có tác phẩm của PGS TS Trần Nam Tiến

(2014), Đội Hoàng Sa trong lịch sử xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam, NXB Văn hóa – Văn nghệ, Tp.HCM Tác phẩm này có một

mục trong chương 1 nêu vài nét về huyện đảo Lý Sơn – nơi được xem là quê hương của hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải Phần này có nói đến việc các dòng họ tiền hiền trong vùng cửa biển Sa Kỳ di cư ra Cù Lao Ré cũng như việc tham gia hải đội Hoàng Sa của con em các dòng họ này

Tuy nhiên, những tác phẩm này đều chưa lấy Lý Sơn là đối tượng

Trang 10

nghiên cứu chính mà chỉ đề cập đến Lý Sơn với tư cách là quê hương của hải đội Hoàng Sa Từ đó, chưa nêu bật được vai trò của vùng đất Lý Sơn – một huyện đảo tiền tiêu đối với quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc Việt Nam trong lịch sử cũng như vai trò của huyện đảo này trong quá trình nhận thức và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là đảo Lý Sơn trong quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam và phạm vi nghiên cứu giới hạn trong khoảng thời gian từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX Đây là giai đoạn thể hiện rõ vai trò của Lý Sơn trong quá trình xác lập và bảo vệchủ quyền biển đảo trong giai đoạn đầu cũng như trong việc khẳng định chủ quyền biển đảovào giai đoạn tiếp sau đó trong lịch sử Việt Nam

4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Trong tình hình hiện nay, việc nghiên cứu về biển đảo Việt Nam mà đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đang dần chiếm một vị trí quan trọng, nó cung cấp những bằng chứng lịch sử về những hoạt động thực thi chủ quyền đã có từ trong quá khứ của các chính quyền phong kiến Việt Nam trên hai quần đảo này Việc nghiên cứu vai trò của một vùng đất như đảo Lý Sơn – một huyện đảo tiền tiêu - có vai trò quan trọng đối với quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo sẽ góp thêm tư liệu nhằm phục dựng về một quá trình lịch sử đáng tự hào của dân tộc

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử và phương pháp tư duy logic dựa trên nền tảng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin

và tư tưởng Hồ Chí Minh làm cơ sở nhận thức các vấn đề nghiên cứu Đồng thời sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê cùng với phương pháp điền dã để thu thập tài liệu

Trang 11

6 Giả thiết và câu hỏi nghiên cứu

Giả thiết của đề tài được đưa ra là Lý Sơn đã có một vai trò quan trọng trong quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trong lịch sử từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX

Từ đó, dẫn đến các câu hỏi nghiên cứu sau:

- Tại sao Lý Sơn được các chúa Nguyễn lựa chọn làm nơi xây dựng lực lượng để xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam?

- Các chúa Nguyễn có những chính sách gì để duy trì, phát triển lực lượng, xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam?

- Vai trò của Lý Sơn được thể hiện như thế nào trong quá trình xác lập và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam trong lịch sử cũng như hiện nay?

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần dẫn luận, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm 3 chương Trong đó:

CHƯƠNG 1 – LÝ SƠN – ĐẤT VÀ NGƯỜI

1.1 Vị trí địa lý và dân cư

1.2 Quá trình thay đổi địa danh, địa giới của Lý Sơn trong lịch sử 1.3 Sự phát triển của Lý Sơn qua các thời kỳ lịch sử

CHƯƠNG 2 – VAI TRÒ CỦA ĐẢO LÝ SƠN TRONG QUÁ TRÌNH XÁC LẬP VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ XVII ĐẾN THẾ KỶ XIX

2.1 Vài nét về quá trình Nam tiến của dân tộc Việt Nam

2.2 Lý Sơn trong quá trình xác lập chủ quyền và hình thức khai thác các vùng biển, đảo dưới thời các chúa Nguyễn và triều Tây Sơn thế kỷ XVII-XVIII

2.3 Lý Sơn trong quá trình hoàn chỉnh việc xác lập và bảo vệ chủ quyền dưới thời nhà Nguyễn thế kỷ XIX

Trang 12

CHƯƠNG 3 –NHẬN THỨC VÀ ĐÁNH GIÁ VAI TRÒ CỦA LÝ SƠN TRONG QUÁ TRÌNH BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM HIỆN NAY

3.1 Những giá trị pháp lý và lịch sử liên quan đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam ở vùng đảo Lý Sơn

3.2 Vai trò của đảo Lý Sơn trong quá trình nhận thức và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam hiện nay

3.3 Định hướng cho sự phát triển những giá trị của đảo Lý Sơn trong quá trình khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam hiện nay

8 Hướng tiếp cận tư liệu để thực hiện đề tài

- Nguồn tư liệu quan trọng nhất để nghiên cứu chính là các thư tịch

cổ

- Nguồn tài liệu thứ hai là từ các sách, báo, tạp chí, các bài viết được công bố gần đây khi vấn đề chủ quyền biển đảo của Việt Nam trở thành một đề tài được nhiều học giả quan tâm

- Nguồn tư liệu do công tác điền dã thu nhận được

Trang 13

CHƯƠNG 1

LÝ SƠN – ĐẤT VÀ NGƯỜI

1.1 Vị trí địa lý và dân cư

Khái quát chung về Quảng Ngãi

Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi Do đó, về mặt địa lý và dân cư, đảo Lý Sơn và tỉnh Quảng Ngãi nằm trong mối tương quan mật thiết với nhau Tuy nhiên, vì là đảo ven bờ nên bên cạnh những điểm giống nhau, Lý Sơn còn mang một sắc thái riêng về địa lý và dân cư

so với các huyện trong đất liền của tỉnh Quảng Ngãi

Quảng Ngãi là một tỉnh nằm ở vùng duyên hải ven biển Nam Trung

Bộ Việt Nam Tọa độ địa lí 14º32’40’’ – 15º25’ vĩ Bắc, 108º06’ – 109º04’35’’ kinh Đông

Phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Bình Định, phía tây nam giáp tỉnh Gia Lai, phía tây giáp tỉnh Kon Tum, phía đông giáp biển Đông

Về diện tích, tỉnh Quảng Ngãi rộng 5.152,67 km2; về dân số có 1.306.307 người, mật độ dân số 254 người/km2

(dựa theo niên giám thống

kê năm 2007) [59]

Theo đơn vị hành chính, hiện nay tỉnh Quảng Ngãi gồm có một thành phố tỉnh lị, 6 huyện đồng bằng, 6 huyện miền núi và một huyện đảo Tất cả gồm 8 phường, 10 thị trấn và 162 xã Thành phố mang tên Quảng Ngãi là một thành phố tỉnh lị (đô thị loại III) được thành lập theo Nghị định

số 112/2005/NĐ của chính phủ ngày 26/8/2005; 6 huyện đồng bằng gồm: Bình Sơn, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ; 6 huyện miền núi gồm: Ba Tơ, Minh Long, Sơn Hà, Sơn Tây, Trà Bồng, Tây Trà; 1 huyện đảo mang tên Lý Sơn bao gồm hai đảo: đảo lớn và đảo bé.Quảng Ngãi có 4 tộc người chính: Việt (Kinh), Hrê, Co, Cà Dong

Trang 14

Tỉnh Quảng Ngãi có đường quốc lộ 1A chạy ngang đại phận tỉnh dài 98km, đường quốc lộ 24A nối liền quốc lộ 1A (đoạn chạy qua Thạch Trụ, huyện Mộ Đức) với Kon Tum dài 69km, quốc lộ 24B dài 18km Tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy suốt chiều dài tỉnh Ngoài ra, tỉnh lộ bao gồm 18 tuyến với tổng chiều dài 520,5 km

Địa hình tỉnh Quảng Ngãi cũng giống như những tỉnh ven biển miền Trung khác của Việt Nam, có dạng đẳng thước, có bốn vùng rõ rệt: trung du, đồng bằng, bãi cát ven biển và hải đảo

Quảng Ngãi có nhiều đồi núi cao thấp; nhiều gò và thung lũng; nhiều cánh đồng lúa, mía và biển bao bọc ở phía Đông Theo hướng Bắc – Nam, chiều dài của tỉnh khoảng 100 km, theo hướng Đông – Tây, chiều rộng hơn 600 km Đồng bằng cao hơn mực nước biển 8m Xét về mặt địa hình, phía tây là vùng đồi núi thấp nối tiếp với dải Trường Sơn và tiếp cận với cao nguyên Trung bộ, phía bắc là núi Chúa – ranh giới tự nhiên với tỉnh Quảng Nam, phía nam có đèo Bình Đê – ranh giới phân chia tỉnh Quảng Ngãi với tỉnh Bình Định

Giữa vòng cung núi là những rẻo đất trung du và đồng bằng nhỏ hẹp; càng về phía Nam địa hình càng hẹp dần, núi và biển gần như kề nhau,

ở giữa là dải cát vàng của vùng Sa Huỳnh Địa hình tỉnh Quảng Ngãi nếu theo mô hình từ Đông lên Tây có bờ biển bao gồm những mũi đất nhô ra biển, cùng các dải cồn cát bao bọc, phía trong có các đầm nước ngọt hoặc đầm nước mặn Đồng bằng ven biển theo hướng tây đông và đông nam tây bắc – bồn địa thung lũng – đồi nằm rải rác ở rìa bình nguyên – núi thấp chạy theo hướng tây nam – đông bắc và tây đông, nam bắc [4:20]

Quảng Ngãi có đường bờ biển dài 144 km với nhiều cửa biển, cảng biển nhỏ như Sa Kỳ, Sa Cần, Bình Châu, Mỹ Á, đặc biệt là cảng nước sâu Dung Quất có tiềm năng về giao thông đường thủy, phát triển kinh tế - thương mại và du lịch

Trang 15

Về sông ngòi, trên bình diện địa hình, tỉnh Quảng Ngãi có bốn con

sông lớn: Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ và Trà Câu Các con sông này có một đặc trưng chung là đều có hướng chảy vĩ tuyến hoặc á vĩ tuyến, phân

bố khá đều trên vùng đồng bằng tỉnh Các con sông này đều bắt đầu và kết thúc trong địa bàn tỉnh Phần lớn, chúng đều bắt nguồn từ sườn đông Trường Sơn – phía tây tỉnh Quảng Ngãi, chảy ra biển Đông Dòng sông ngắn, độ dốc cao (từ 10,5 độ đến 33 độ), lòng sông cạn và hẹp nên vào mùa mưa (có lượng mưa rất nhiều) dòng chảy cường độ mạnh, thường gây ra lũ lụt lớn, gây tác hại cho sản xuất và đời sống, mặt khác cũng mang về cho đồng bằng một lượng phù sa đáng kể [59]

Phần thượng lưu và trung lưu của sông đi qua đồi núi, đá chủ yếu là các loại đá biến chất và đá sét, xen kẽ có đá granite và vùng Bình Sơn có thêm đá bazan Phần hạ lưu của sông chảy qua vùng đồng bằng và tiếp cận biển, chịu ảnh hưởng của thủy triều và nước mặn xâm nhập Cửa sông có

sự bồi lắng của phù sa, dọc cen sông lại có sự xói lở Ở hạ lưu, các con sông có sự phân dòng, chẳng hạn như sông Vệ và sông Trà Khúc

Sông Trà Bồng nằm ở phía Bắc tỉnh, bắt nguồn từ dãy núi phía Tây của huyện Trà Bồng, chảy qua huyện Bình Sơn ra biển tại của Sa Cần Sông dài khoảng 45km, hướng chảy cơ bản từ tây sang đông, đoạn cửa sông hướng rẽ hướng Nam- Bắc Phần lớn sông chảy qua vùng địa hình rừng núi có độ cao 200- 1.300m, phần còn lại chảy trong vùng đồng bằng xen đồi trọc và bãi cát Phía thượng nguồn của sông Trà Bồng có nhiều phụ lưu gồm nhiều sông suối, đáng kể như suối Nun, suối Cà Đú, sông Trà Bói

ở các xã Trà Thủy, Trà Giang Về tới hạ lưu Đông huyện Bình Sơn có thế đất khá cao, nên sông Trà Bồng không còn chảy xiết như đoạn trên Nước chảy không xiết, như vậy mà khác với sông Vệ và sông Trà Khúc, xưa kia người ta không thể đặt xe nước trên sông Trà Bồng Đoạn gần cửa sông có những vùng có độ cao 10- 40m Sông Trà Bồng có 5 nhánh cấp I Ở vùng

Trang 16

hạ lưu còn có các nhánh sông suối nhỏ chảy ngược, hợp nước vào sông chính trước khi đổ ra biển

Nhánh suối sâu (xã Bình Minh, huyện Bình Sơn) bắt nguồn từ núi

Đá Miếu (xã Bình An, huyện Bình Sơn) theo hướng Bắc- Nam, gặp sông chính tại An Phong (xã Bình Mỹ, huyện Bình Sơn), dài 19km

Nhánh sông Bí chảy từ Đông Phước (xã Bình Thanh, huyện Bình Sơn) theo hướng Nam- Bắc, gặp sông chính ở Thượng Hà (xã Bình Thới, huyện Bình Sơn) tiếp giáp với hạ lưu và cửa sông dài 12km

Lưu vực sông Trà Bồng bao gồm hầu hết huyện Trà Bồng và huyện Bình Sơn Diện tích lưu vực khoảng 697km2

Sông Trà Khúc nằm ở giữa tỉnh, sông Trà Khúc là sông lớn có lượng nước dồi dào nhất so với các sông khác trong toàn tỉnh Ở thượng nguồn sông có 3 nguồn chính:

Nguồn thứ nhất từ vùng Giá Vụt phía tây huyện Ba Tơ, chảy theo hướng Nam- Bắc, đến địa hạt huyện Sơn Hà gọi là sông Rhe

Nguồn thứ hai bắt nguồn từ vùng Đông Kon Tum và huyện Sơn Tây, với các suối lớn, nhỏ hợp nước với nhau chảy theo hướng Tây- Đông xuống Sơn Hà, gọi là sông Rinh (Đắk Rinh) Một nguồn nước rất quan trọng của sông Rinh là sông Tang Sông Tang bắt nguồn từ huyện Tây Trà, chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, hợp nước với sông Rinh ở đoạn làng Lô, làng Mùng xã Sơn Bao phía tây bắc huyện Sơn Hà Trên sông Tang đang xây dựng một hồ chứa nước lớn là hồ Nước Trong

Nguồn thứ ba bắt nguồn từ tây nam huyện Sơn Hà giáp với huyện Sơn Tây, chảy theo hướng Tây Nam- Đông Bắc, gọi là sông Xà Lò (Đắk Sêlô)

Ba sông chính từ các hướng khác nhau cùng hợp nước ở các xã Sơn Trung, Sơn Hải, phía Đông Nam huyện lỵ Sơn Hà và đoạn sông này người

ta thường gọi là sông Hải Giá Từ Hải Giá, sông chảy theo hướng Tây

Trang 17

Nam- Đông Bắc đến Thạch Nham (giáp với 3 huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa) thì thoát khỏi núi non, một đoạn nữa đến thôn Hưng Nhượng xã Tịnh Đông về sau thì hướng chảy cơ bản là Tây- Đông, tuy nhiên vẫn có nhiều đoạn sông quanh gấp khúc (do vậy được gọi là sông Trà Khúc) Ở Thạch Nham, người ta đã xây dựng đập chắn ngang sông, để nước dâng lên, theo hai kênh Chính Bắc - Chính Nam chảy tưới cho các đồng bằng Quảng Ngãi Công trình đại thủy nông Thạch Nham là một công trình thủy lợi có quy mô lớn Xưa kia trên sông Trà Khúc từ Đồng Nhơn (xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh) đến cuối nguồn người ta đặt rất nhiều guồng xe nước lớn để tưới cho đồng ruộng Sông Trà Khúc ở các hợp lưu thượng nguồn sông đào lòng nước dữ dội qua các thung lũng, đến hạ lưu nước vẫn chảy rất xiết cho đến khi đổ nước ra cửa Đại Cổ Lũy Sông Trà Khúc có độ dài khoảng 135km, trong đó có khoảng 1/3 chiều dài sông chảy qua vùng núi và rừng rậm, có độ cao 200- 1.000m, phần còn lại chảy qua vùng đồng bằng Vì hợp lưu từ nhiều hướng khác nhau, nên sông có dạng hình cành cây, có 09 phụ lưu cấp I, 05 phụ lưu cấp II, 06 phụ lưu cấp III và 02 phụ lưu cấp IV

Sông Trà Khúc có diện tích lưu vực khoảng 3.240km2, bao gồm phần đất của các huyện Sơn Hà, Tư Nghĩa, một phần huyện Ba Tơ, Minh Long, Sơn Tịnh, Trà Bồng và Tây Trà, có một phần nguồn nhỏ thuộc địa phận tỉnh Kon Tum

Trên bề mặt lưu vực sông có khoảng nửa diện tích kể từ nguồn là rừng già, còn lại là rừng thưa kiểu cao nguyên và cây bụi rậm; vùng hạ lưu

là đất canh tác và đồng bằng trồng lúa chiếm diện tích khá lớn

Sông Vệ bắt nguồn từ rừng núi phía Tây của huyện Ba Tơ Sông chảy theo hướng Tây Nam- Đông Bắc, giữa các huyện Nghĩa Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức đổ ra biển Đông tại cửa Cổ Lũy và cửa Đức Lợi Sông dài khoảng 90km, trong đó 2/3 chiều dài chảy trong vùng núi có độ cao 100-

Trang 18

1.000m Sông có 5 phụ lưu cấp I, 02 phụ lưu cấp II Các phụ lưu không lớn, đáng kể trong số các phụ lưu đó gồm:

Sông Liên bắt nguồn từ vùng núi Tây Nam huyện Ba Tơ Sông chảy theo hướng Tây Nam- Đông Bắc, hợp nước với sông Tô ở thị trấn Ba Tơ

Sông Tà Nô hay sông Tô chảy từ đồng Bia xã Ba Tô có độ cao trên 200m, theo hướng Tây - Đông, hợp với sông chính cách huyện lỵ Ba Tơ 18km về phía hạ lưu

Sông Mễ chảy từ vùng núi Mum, phần tiếp giáp giữa hai huyện Ba

Tơ và Minh Long theo hướng Tây Bắc- Đông Nam, hợp lưu tại khoảng làng Teng xã Ba Thành, dài khoảng 09km Dòng chính cơ bản chảy theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, dọc huyện Nghĩa Hành đến hết xã Hành Thiện thì sông thoát khỏi núi, chảy trên vùng đồng bằng Tại điểm này có trạm bơm nam sông Vệ Đến đoạn qua đường sắt, sông chảy giữa hai huyện

Tư Nghĩa- Mộ Đức Trên sông Vệ xưa kia cũng có rất nhiều guồng xe nước Cuối nguồn, sông Vệ đổ ra cửa Lở và cửa Đại - Cổ Lũy

Sông Vệ có một chi lưu đáng kể nhất là sông Thoa Sông Thoa bắt đầu từ thôn Mỹ Hưng (xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành) và thôn Phú An (xã Đức Hiệp, huyện Mộ Đức) theo hướng Tây Bắc- Đông Nam đến Sa Bình (xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ) thì nhập với sông Trà Câu rồi đổ ra biển qua cửa Mỹ Á

Ngoài ra, còn có các nhánh sông khác như sông Cây Bứa dài 15km, sông Phú Thọ dà 16km, hợp lưu với sông chính gần vùng cửa sông tạo thành hình nan quạt Sông Phú Thọ thực chất là đoạn sông Vệ ở cuối nguồn Nguồn của chúng chủ yếu là nước mưa của vùng tiếp giáp giữa rừng núi và đồng bằng

Sông Vệ có diện tích lưu vực 1.260km2, bao gồm địa hạt các huyện

Ba Tơ, Minh Long, Mộ Đức, Nghĩa Hành và một phần nhỏ diện tích của

Trang 19

huyện Tư Nghĩa Độ cao trung bình lưu vực khoảng 170m, mật độ lưới sông 0,79km/km2

Thực vật che phủ bề mặt lưu vực vùng thượng lưu phần lớn là rừng già, bụi rậm, vùng hạ lưu chủ yếu là vùng đất canh tác nông nghiệp

Sông Trà Câu bắt nguồn từ vùng núi Ba Trang (huyện Ba Tơ), với

độ cao 400m Dòng sông chính chủ yếu chảy theo hướng Tây- Đông, đoạn trên thường gọi là sông Vực Liêm Ở cuối nguồn, sông Trà Câu nhập lưu với sông Thoa tại Sa Bình, xã Phổ Minh, huyện Đức Phổ, rồi đổ ra cửa Mỹ

Á cách đó khoảng 2,5km

Sông Trà Câu có diện tích lưu vực 442km2, chiều dài sông khoảng 32km; chiều dài lưu vực 19km và chiều rộng bình quân lưu vực 14km Đây

là con sông nhỏ nhất trong các sông kể trên, nước thường cạn kiệt về mùa khô

Lưu vực sông Trà Câu bao gồm một phần phía Đông và phía Đông Nam huyện Ba Tơ, các xã Phổ Phong, Phổ Thuận, Phổ Nhơn huyện Đức Phổ Lớp phủ thực vật chủ yếu là rừng thưa và đồi trọc[59]

Các dòng sông cổ vốn trước kia là chi lưu của các sông Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ, sông Trà Câu nay chỉ còn lại các tên gọi như Bàu Cạn, Bàu Sấu, Bàu Sen, Bàu Tròn, Bàu Đen, Bàu Lác, Bàu Súng, Bàu Tre, Bàu Xoài, Bàu Khổng Phía đông và phía tây của các đầm và bàu nước ngọt là những dải cồn cát[4:20]

Ngoài bốn con sông chính trên, Quảng Ngãi còn có các sông nhỏ như Trà Ích (Trà bồng), sông Cái (Tư Nghĩa), sông Phước Giang (Nghĩa Hành), sông La Vân (Đức Phổ),…

Cùng với hệ thống sông ngòi tự nhiên, tỉnh Quảng Ngãi còn xây dựng nhiều hồ chứa nước phục vụ cho thủy điện và thủy lợi bên cạnh các

hồ tự nhiên như hồ An Phong, hồ Tôn Dung, hồ Núi Ngang…

Tỉnh Quảng Ngãi còn có những đầm tự nhiên như đầm Nước Mặn

Trang 20

thuộc địa phận xã Phổ Thạnh (huyện Đức Phổ), có tổng diện tích khoảng 150ha Đây là khu vực đầm phá kiểu vịnh kín, thông ra biển tại cửa Sa Huỳnh Là đầm nước luôn có độ mặn khá cao cả về mùa khô và mùa mưa,

vì vậy có tên là đầm Nước Mặn Đầm này chỉ có thể nuôi trồng thủy sản nước mặn và làm muối Vì thế, từ lâu nhân dân ở đây đã khai thác một phần diện tích của đầm để làm muối Đầm An Khê thuộc địa phận xã Phổ Khánh (huyện Đức Phổ) Theo báo cáo khoa học điều tra nhiễm mặn vùng ven biển tỉnh Quảng Ngãi, do đài Khí tượng Thủy văn Trung Trung bộ thực hiện năm 1998 cho thấy vào mùa mưa nước trong đầm có độ mặn không đáng kể, nhưng về mùa khô là một đầm nước lợ, độ mặn từ 0,3- 10‰ Đầm Lâm Bình thuộc địa phận xã Phổ Cường (huyện Đức Phổ), có độ mặn thấp, thường dao động từ 0,2- 0,3‰; về mùa khô, những tháng nắng hạn nhất đầm bị cạn nước hoàn toàn Theo tài liệu quy hoạch tổng thể nuôi trồng thủy sản năm 2002, đầm An Khê và đầm Lâm Bình có tổng diện tích 300ha, có thể sử dụng cho nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước mặn và cải thiện môi trường trên địa bàn [59]

Với mạng lưới sông suối dày đặc, các phụ lưu của hệ thống sông Trà Bồng, Trà Khúc, sông Vệ và Trà Câu đều bắt nguồn từ những vùng núi cao có độ dốc lớn với lượng nước nhiều là những nguồn thuỷ năng có giá trị Ở các huyện miền núi nhân dân đã đắp đập để làm thuỷ điện Tỉnh Quảng Ngãi có cả một hệ thống đập được xây dựng chủ yếu là để phục vụ cho việc tưới tiêu nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Có thể liệt kê tên các con đập chính như đập Đá Giăng, đập Xã Điệu, đập Xã Trạch, đập Thạch Nham…

Về địa hình núi, diện tích lên đến 391.192 ha chiếm gần 2/3 diện

tích đất đai trong tỉnh Quảng Ngãi có nhiều núi non hiểm trở, các núi có độ cao trên 1.000m chủ yếu phân bố ở phía tây, tây bắc và phía bắc tỉnh Quảng Ngãi

Trang 21

Các núi ở Quảng Ngãi có sự đa dạng về hình thái, song chủ yếu thường có dạng tuyến, nhiều đỉnh nhọn, sườn núi dốc Riêng dãy núi hình Răng cưa gồm nhiều đỉnh núi liên kết với nhau tạo thành dãy răng cưa Một

số núi cuả Quảng Ngãi được xếp vào hàng danh lam thắng cảnh với những tên gọi được người xưa đặt rất nên thơ và giàu hình tượng như “Thiên Ấn niêm hà”, “Thiên Bút phê vân”, “La Hà thạch trận”, “ Thạch Bích tà dương”, “Vân Phong túc vũ”…Các núi lớn có núi Cà Đam, núi Thạch Bích, núi Cao Muôn, Núi Lớn…

Về khí hậu, Quảng Ngãi là tỉnh có khí hậu nhiệt đới gió mùa Nhiệt

độ trung bình hàng năm từ 25,5º đến 26,3°C, nhiệt độ cao nhất lên đến 41°C, thấp nhất là 12°C Trong đó, thượng tuần tháng 7 và tháng 8 nóng không quá 34°C, thượng tuần tháng giêng lạnh nhất không dưới 8°C Thời tiết được chia ra làm hai mùa rõ rệt: mùa nắng và mùa mưa Mùa nắng bắt đầu từ hạ tuần tháng giêng âm lịch đến thượng tuần tháng 8 âm lịch Mùa mưa bắt đầu từ hạ tuần tháng 8 âm lịch đến thượng tuần tháng giêng âm lịch Từ hạ tuần tháng giêng âm lịch đến thượng tuần tháng 8 âm lịch có gió thổi từ đông nam qua tây bắc hết sức mát

Vị trí địa lý và dân cư đảo Lý Sơn

Huyện đảo Lý Sơn nằm phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ngãi, cách

bờ biển khoảng 18 hải lý và cách khu kinh tế Dung Quất khoảng 25 hải lý

Lý Sơn bao gồm 1 đảo lớn hay còn gọi là Cù Lao Ré, có tên gọi như thế bởi xưa kia trên đảo có nhiều cây ré dùng làm dây rất dai và bền [19:40]; 1 đảo bé hay còn gọi là Cù Lao Bờ Bãi và hòn Mù Cu – một bãi đá – nằm ở phía Đông của đảo lớn Đảo lớn và đảo bé nằm cách nhau hơn 1,5 hải lý Tọa độ địa lý của Lý Sơn ở khoảng 15032’14’’ đến 15038’14’’ và 109005’04’’đến Năm 2013, Hội sinh viên Việt Nam cùng với tỉnh Đoàn Quảng Ngãi

và một số đơn vị khác đã khởi công xây dựng Cột cờ Tổ quốc tại xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn vào tháng 5 và hoàn thành vào tháng 12 Trên Cột

Trang 22

cờ, mốc tọa độ địa lý của Lý Sơn là 15022’51’’vĩ độ Bắc và 1090

Xã An Bình của đảo bé có 1 thôn là thôn Bắc, thôn này tách ra từ xã An Vĩnh và được lập thành xã An Bình vào năm 2007, có dân số không nhiều như 2 xã An Vĩnh và An Hải của đảo lớn

Để có được Lý Sơn như hôm nay, những thế hệ cư dân đầu tiên và sau này là người Việt đến “khai chiếm” đã phải đối mặt với những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt về địa hình, địa lý nhằm cải tạo và khai thác những yếu tố tự nhiên thuận lợi phục vụ cho quá trình sinh sống trên đảo từ thế hệ này đến thế hệ khác

Về quá trình thành tạo địa chất, đảo Lý Sơn thuộc vào địa khối Indosinia, chịu sự chi phối về hoạt động địa chất của địa khối này Phần phía Nam của nó với khối nhỏ KonTum có các đá tuổi tiền Cambri (trên

520 triệu năm trước) phổ biến rộng rãi Ở phần này vào cuối Neogen đầu

kỷ Đệ Tứ đã có các hoạt động núi lửa phun trào rộng khắp đã hình thành nên các vùng đất đỏ phì nhiêu

Về địa hình, Lý Sơn có dạng khối với các đỉnh nhô cao tạo thành núi, có sườn dốc và ở chân sườn đổ xuống biển có một sườn đá vụn với bề mặt ngang hoặc rất thoải bao bọc Cấu tạo đất đá trên đảo Lý Sơn cùng loại

Trang 23

với các đồi núi ven biển của vùng Lý do vì Lý Sơn thực chất là một phần rìa của lục địa bị ngập trong nước biển từ giữa Pleistocene cho đến ngày nay.Địa hình vùng dân cư sinh sống và vùng canh tác ở phía nam của đảo

Lý Sơn có độ cao từ 20 – 30cm so với mặt nước biển, bề mặt địa hình có

độ dốc dưới 80

Bậc thềm chân núi có độ dốc từ 8 – 15cm, đây là khu vực được người dân trên đảo khai thác để trồng hành, tỏi – đặc sản của vùng đảo Lý Sơn

Hệ thống núi trên đảo gồm 5 ngọn núi trải dài ở bờ biển phía Bắc tựa như bức trường thành che chắn gió mùa Đông Bắc lạnh lẽo vào mùa đông cho dân cư sống ở phía nam đảo Đó vốn là những ngọn núi lửa đã tắt

từ lâu Bao gồm núi: Hòn Vung, Hòn Sỏi, Hòn Tai, Hòn Tiền và lớn nhất là núi Thới Lới cao 169m Một số núi còn lại miệng hình lòng chảo như núi Giếng Tiền, Thái Lới Vết tích nham thạch phun trào từ núi lửa hiện nay còn vương vãi ở núi Thái Lới, Hòn Tai, khu vực phía Tây và bờ biển phía Đông đảo.Chính sự phun trào và nguội đi của các ngọn núi lửa này đã tạo nên những cảnh quan thiên nhiên cho Lý Sơn như Giếng Tiền, Chùa Hang, Hang Câu, Hang Cò,…Núi lửa phun trào đã tạo nên cho phía nam của đảo một lớp đất đỏ bazan màu mỡ tươi tốt, thích hợp để trồng trọt Đồng thời tạo nên những rạng đá ngầm quanh đảo, tạo điều kiện cho các loài thủy sinh sinh sống và tạo cho đảo Lý Sơn một vẻ đẹp trong xanh khi nhìn xuống từ những ngọn núi đã tắt từ lâu này

Huyện đảo Lý Sơn chịu tác động chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau, tập trung khoảng 71% lượng mưa cả năm, có năm như năm 1999 lượng mưa đạt cao nhất 4.254,9 mm, gấp đôi so với lượng mưa của các năm trước đó, mùa khô từ tháng 3 đến tháng 8, chịu ảnh hưởng gió Tây Nam nóng và khô Tuy nhiên, ở Lý Sơn số lượng giờ nắng cao, trung bình từ 2.300 giờ đến 2.600 giờ Nhiệt độ trung bình 26,40C Sự

Trang 24

chênh lệch nhiệt độ trong các năm khá cao như năm 1999 nhiệt độ cao nhất

ở tháng 8 là 29,90

C, nhưng ở tháng 12 nhiệt độ thấp xuống là 22,20C Nhìn chung khí hậu ở đảo Lý Sơn ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè Tổng lượng bức xạ trên 2000 cal/năm Độ ẩm không khí trung bình 85%

Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện đảo là 800ha, trong đó đất nông nghiệp chiếm diện tích 400ha, đất lâm nghiệp 182ha, đất chưa sử dụng 218ha [51:11] Đất nông nghiệp trên huyện đảo được sử dụng canh tác theo hai dạng: Cây hoa màu hàng năm 383ha bao gồm trồng hành, tỏi, rau, đậu, bắp và cây ăn quả chiếm diện tích 17ha Diện tích đất lâm nghiệp chủ yếu là rừng trồng chiếm 182ha Rừng tự nhiên trên huyện đảo đến nay không còn nhưng thời phong kiến trước đây rừng tự nhiên ở Lý Sơn có diện tích lớn, phân bố ở các núi và thềm chân núi Thời bấy giờ, đảo Lý Sơn có những khu rừng như rừng Cây Minh, rừng Truông, rừng Nhợ, rừng Cây Gạo, rừng Bà Bút, rừng Phật Để bảo vệ rừng tự nhiên, trong hương ước của hai làng An Vĩnh và An Hải xưa đã quy định lệ làng về việc phạt

vạ bằng tiền và đóng gông những người tự ý chặt phá rừng cây ở các núi Hòn Sỏi, Giếng Tiền, Thái Lới, nên các rừng cây ở Lý Sơn được bảo vệ rất tốt Từ năm 1945 trở đi, hương ước bị bãi bỏ, rừng bị chặt phá, đến nay ở

Lý Sơn không còn rừng tự nhiên nữa Hiện nay, huyện đảo Lý Sơn đang phát triển diện tích rừng trồng phủ xanh đồi trọc với kết quả tương đối khả quan

Đất đai chủ yếu có 2 loại là đất cát và đất bazan, chủ yếu là loại đất cát, tập trung nhiều ở phía tây của đảo lớn Đây cũng là khu vực trồng nhiều hành, tỏi trên đảo Lý Sơn

Bãi cát bằng ven biển có diện tích khoảng 42ha, chiếm 4% diện tích đất tự nhiên, phân bố viền quanh đảo và tiếp giáp mặt nước biển Tuy nhiên hiện nay, diện tích đất cát biển tự nhiên đã thu hẹp và biến mất do nhu cầu trồng hành, tỏi người dân đã khai thác cạn kiệt Có thể nói thời gian qua việc sử dụng đất ở huyện đảo Lý Sơn chưa thật hợp lý Chẳng hạn, diện

Trang 25

tích đất dành cho nghĩa địa khá lớn và phân tán, diện tích vườn tạp khá nhiều, đặc biệt do nhu cầu trồng hành, tỏi đã khiến cho người dân phải đào sâu dưới lòng đất để lấy cát hoặc khai thác cát ven biển gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái, bờ biển bị sạt lở, thu hẹp dần diện tích của đảo

Trên đảo Lý Sơn trước đây vào thời tiền sơ sử, hẳn đã có nhiều loài thú rừng vì trong các cuộc khai quật tại đảo Lý Sơn các nhà khảo cổ học đã tìm thấy khá nhiều răng nanh, xương của loài lợn rừng và một số xương của các loài thú khác Điều này chứng tỏ xưa kia trên đảo Lý Sơn tồn tại các vùng rừng rậm, các suối nước ngọt, có nhiều loài thú hoang dã sinh sống Trong Toàn tập Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư của Đỗ Bá soạn vào giữa thế kỷ XVII đã chép khá rõ là trên núi ở đảo có nhiều sản mộc Nhưng hiện nay tìm kiếm những cây thân mộc tự nhiên trên núi quả là điều khó khăn Hiếm hoi còn sót lại một vài loại cây hiện diện từ rất sớm ở các vùng đồi núi của đảo, đó là cây: Bàng biển, dân gian gọi là cây Phong Ba, tên La Tinh là Terminalia catappa Cây to cao từ 5 - 7m, nhánh mọc ngang thành tầng, lá trở đỏ khi khô, quả nhân cứng, chín màu vàng, nướng ăn có vị béo Đây là loại cây có bộ rễ phát triển chống chọi được sóng gió, bão táp để tồn tại nên có tên là Phong Ba Có một loại cây đặc biệt khác thuộc họ dứa dại, tên La Tinh là Pandanaceac, tên dân gian gọi là cây Xác Máu Loại cây này mọc hoang dã trên vùng đồi núi, thân xốp lá dài, không có gai, bộ rễ phát triển mạnh bám đất vững chãi, chống chọi được với khô hạn, bão táp và có tuổi thọ cao Dân gian gọi là cây Xác Máu bởi vì nhựa thân có màu đỏ như máu, nhựa cây dùng để sơn quét ghe, làm chặt các chốt nêm của ghe, ngoài

ra nhựa cây còn dùng để nhuộm lưới, dân làng còn lấy nhựa cây đem các nơi bán Lá cây Xác Máu rất bền chắc dùng xe cuộn làm dây cột buồm trên các ghe bầu Tại một số đảo của vùng đảo ở Thái Bình Dương người dân dùng nhựa cây xác Máu nấu sôi để quét trên đồ gốm Trên đảo Lý Sơn còn

có các loại cây như: Mù u (Calophyllum Inophyllum), cây keo (chăm biên),

cây dừa, cây phi lao Thảm thực vật bên dưới có họ Bìm Bìm

Trang 26

(Convolulaceae) họ Hòa Bản như cỏ chông (Spinìex littercus), cỏ cạ tử (Sporobolus Virginicus) và nhiều loại thảo dược chữa bệnh như:Ngũ trâu (cây tù tà), Hắc Sửu (bìm bìm hột), Nghĩa Sâm (cây sâm núi), Bạch Tật Lê (cây Ma vương) Hoài Sơn (củ mài) [51:12]

Lý Sơn có 2 dòng suối đã cạn, chỉ có nước vào mùa mưa, đó là Suối Chình ở xã An Hải và suối Ốc ở xã An Vĩnh Suối Chình bắt nguồn từ thềm chân núi Thới Lới và suối Ốc bắt nguồn từ chân núi Hòn Sỏi và Giếng Tiền chảy về phía nam đảo 2 dòng suối này cũng là 2 dòng suối gắn liền với 2 di tích khảo cổ quan trọng trên đảo Lý Sơn là di tích Suối Chình

và di tích Xóm Ốc Tại 2 dòng suối này, những cư dân thời tiền sử đã sinh sống dọc ven suối và để lại các dấu tích văn hóa màcác nhà khảo cổ đã phát hiện

Trên đảo có một trữ lượng nước ngầm phong phú, người dân đào giếng, khai thác làm nước uống và dùng vào việc tưới cho hành, tỏi bằng máy bơm Nguyên nhân trên đảo Lý Sơn có hệ nước ngầm này có thể do kết cấu tầng đất Bazan thấm nước, giữ ẩm rất tốt và tầng đất cát của đảo là nền cát trắng nên nguồn nước từ những cơn mưa đã được bảo quản rất tốt, cung cấp thường xuyên không bao giờ cạn cho nhu cầu sinh sống của cư dân trên đảo Tuy nhiên, hiện nay do nhu cầu trồng hành, tỏi, dân chúng đào lấy đi tầng cát trắng vốn là tầng đất cát lọc và giữ nước, việc làm này

có thể sẽ dẫn đến sự cạn kiệt và nhiễm mặn của nguồn nước ngọt quý giá trên đảo Quanh đảo ngày nay chúng ta vẫn có thể còn nhìn thấy những giếng nước ngọt nằm cách bề mặt nước biển chỉ khoảng vài chục mét

Đảo Lý Sơn gồm một đảo lớn và một đảo bé được bao bọc bởi biển

cả mênh mông nên huyện đảo có điều kiện khai thác và sử dụng nguồn tài nguyên phong phú của biển so với các huyện khác của tỉnh Quảng Ngãi Đây là lợi thế phát triển mạnh của đảo Do sự kiến tạo địa chất vào hàng triệu năm trước đã làm cho bậc thềm chân đảo chìm sâu trong lòng biển tạo nên các rạng đá ngầm với nhiều hang cùng với hệ san hô trải dài ở phía Bắc

Trang 27

và Đông của đảo, tạo thành nơi sinh sống lý tưởng cho các loài thủy tộc Ngoài ra, xung quanh đảo có các dòng hải lưu chảy từ Tây sang Đông đem lại nguồn phù du phong phú, là thức ăn lý tưởng cho các loài cá Có thể vì dòng hải lưu này mà trước kia đảo Lý Sơn có nhiều cá voi,vì chúng theo dòng nước ăn phù du nên dạt vào bờ và mắc cạn, chết Từ đó, dân biển tôn xưng là cá Ông nên lập nhiều lăng để an táng và thờ phụng

Theo tài liệu của Viện Nghiên cứu biển và Trường Đại học Thủy sản Nha Trang, khu hệ cá của vùng biển miền Trung có thành phần đa dạng với khoảng 600 loài, trong đó các loài có giá trị kinh tế cao và trữ lượng lớn như mực, cá thu, cá ngừ, cá bánh đường, vích, hải sâm, rong biển, san

hô và các loại ốc biển Thực tế trong những thập niên gần đây, ngư dân Lý Sơn khai thác bằng nhiều loại ngư cụ và hủy hoại môi sinh bằng thuốc nổ khiến cho nguồn thủy sản bị cạn kiệt Tuy nhiên, khoảng thập niên đầu thế

kỷ XX trở về trước, vùng biển Lý Sơn có nguồn thủy sản rất phong phú Hương ước làng có quy định về sự đánh bắt cá trích: Từ tháng 7 đến tháng

11 hàng năm, đàn cá trích dạt vào các vùng gò ở phía Nam đảo, dân làng vây bắt, việc khai thác đánh bắt cá trích do làng quản lý Lùi lại một khoảng thời gian về thời tiền sơ sử, vùng bờ biển Lý Sơn là thiên đường của các loài thủy tộc Con người thời tiền sử đã dùng lưới vây bắt cá, thu nhặt các loại ốc ở bãi gành xung quanh đảo và bắt các loại nhuyễn thể khác như mực, vích Các nhà khảo cổ tìm thấy trong tầng cư trú của cư dân văn hóa Sa Huỳnh ở Xóm Ốc ken dày vỏ nhuyễn thể dày khoảng 1m Qua nghiên cứu và thống kê theo tên dân gian, các loại ốc do cư dân thời tiền sử

ở Lý Sơn đã ăn như: Ốc Đụn, Hoa, Cừ, Nhảy, Cay, Tai tượng, Bàn tay, Điều này chứng tỏ vùng biển Lý Sơn xưa kia rất dồi dào, phong phú các loại thủy sản Như vậy, vấn đề đang được báo động hiện nay là một số loài thủy sản có nguy cơ bị diệt vong, nguồn lợi biển dần cạn kiệt do việc khai thác bừa bãi, thiếu quy hoạch, bảo vệ và đặc biệt là khai thác cá bằng cách đánh thuốc nổ sẽ dẫn đến hủy diệt nguồn thủy sản ven bờ [51:13]

Trang 28

Theo các tài liệu điều tra quy hoạch ở Lý Sơn thì nơi đây có tiềm năng lớn trong nuôi trồng thủy sản, như ở vùng triều xã An Hải giáp hòn

Mù Cu diện tích khoảng 50 ha, kín gió, nồng độ muối 7.300, nhiệt độ nước

26 - 300C [51:13] Nước triều cao nhất 2,5m, thấp nhất 1,2m, nền đáy là cát lẫn đá sỏi, san hô, diện tích 250 ha, với điều kiện thủy lý, thủy hóa lý tưởng khả năng tạo thành hồ nuôi các loại cua biển, tôm hùm, cá mú rất thuận lợi

Trong quá khứ, kinh tế của huyện đảo Lý Sơn chưa đóng vai trò nổi bật trong tổng thể kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi Nhưng trong tương lai, với

vị thế địa lý hải đảo ven bờ nằm trên con đường biển giao lưu giữa khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung với nước ngoài, cách khu công nghiệp Dung Quất khoảng 25 hải lý sẽ là động lực tạo nên những ưu thế phát triển lớn của huyện đảo Lý Sơn Trong truyền thống, đảo Lý Sơn là nơi phát triển mạnh về nghề cá và hiện nay trong chương trình phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ngãi, đảo Lý Sơn được xác định là một trong những trung tâm nghề

cá lớn của tỉnh

Như vậy, với vị thế địa lý thuận lợi cùng điều kiện tự nhiên sinh thái biển phong phú đa dạng, kinh tế nông nghiệp phát triển chuyên canh, tiềm năng du lịch vô cùng to lớn, trong thế kỷ XXI, huyện đảo Lý Sơn sẽ

có những thành tựu nổi bật và phát triển mạnh nếu như việc hoạch định tổng thể sự phát triển kinh tế, xã hội theo hướng kinh tế mở rộng theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, thiết lập và tăng cường các mối quan hệ

để huy động tối đa các nguồn hỗ trợ cùng với nội lực của huyện, đẩy nhanh

và vững chắc quá trình phát triển cũng như đảm nhận vững vàng vị trí quốc phòng chiến lược của huyện đảo

Đặc biệt, về mặt quốc phòng, Lý Sơn có vị trí quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền lãnh hải quốc gia Từ vị trí đảo Lý Sơn có thể quan sát và làm chủ cả vùng biển miền Trung.Đồng thời, Lý Sơn cũng là đảo nằm án ngữ một trong những con đường quan trọng vươn ra biển Đông từ cảng

Trang 29

Dung Quất và khu kinh tế mở Chu Lai

1.2 Quá trình thay đổi địa danh, địa giới của Lý Sơn trong lịch sử

Đảo Lý Sơn có tên gọi nguyên gốc là Cù Lao Ré, sở dĩ có tên gọi như thế bởi xưa kia trên đảo có nhiều cây ré dùng làm dây rất dai và bền [19:40] Chữ Cù Lao được Việt hóa từ chữ Pulau của ngôn ngữ Malayo-Polynésien do người Chàm gọi, có nghĩa là đảo Do vậy, các đảo ven bờ của duyên hải Việt Nam đều gọi là Cù Lao chẳng hạn như Cù Lao Chàm,

Cù Lao Ré, Cù Lao Xanh, Cù Lao Thu Người pháp phiên âm chữ Pulau thành Poulo và gọi Cù Lao Ré là Poulo canton [51:16]

Thư tịch Trung Hoa đã chép về đảo Lý Sơn với tên gọi là Ngoại La Sơn Trong tài liệu Doanh Nhai Thắng Lãm của Mã Hoan đời Minh chép

về cuộc đi sứ của Trịnh Hòa xuống vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Ba Tư có đoạn viết về sự trở về Bắc Kinh của đoàn quân này như sau: “Ngày 13/6/1433 lại đến Chiêm Thành (Qui Nhơn) nghỉ ở đó cho tới ngày 17/ 6/1433 lại lên đường và đến ngày 19/6/1433 đã đến Wai Lo Shan (Ngoại

La Sơn) tức Cù Lao Ré” [51:16] Đây là tư liệu thư tịch của Trung Hoa sớm nhất viết liên quan đến đảo Lý Sơn

Tháng 7 năm 1402, nhà Hồ đã cử đại binh đi chinh phạt Chămpa Vua Chămpa là Ba Đích Lại đã dâng vùng đất Chiêm Động và Cổ Lũy Động cho Hồ Quý Ly Nhà Hồ chia vùng đất này thành bốn châu: Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, đặt An phủ sứ lộ Thăng Hoa để cai trị Đồng thời, lấy vùng đất ở đầu nguồn để làm trấn Tân Ninh [6:43] Cũng chính trong giai đoạn này, nhà Hồ đã đưa dân di cư vào vùng Thăng Hoa, những ai có của cải mà không có ruộng đất thì cho vào quân ngũ, còn những người nộp trâu

sẽ được phong quan tước, lấy số trâu đó cấp cho dân di cư Hai châu Thăng, Hoa thuộc Quảng Nam và hai châu Tư, Nghĩa nằm ở hai bờ Bắc - Nam sông Trà Khúc thuộc Quảng Ngãi Theo Gs Diệp Đình Hoa thì thời gian này đã có gia phả dòng họ người Việt ở trên đảo Lý Sơn

Trang 30

Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đưa quân bình định phương Nam, sau đó dẫ sáp nhập một nửa vùng đất Chăm pa vào lãnh thổ Đại Việt và đặt tên là Thừa Tuyên Quảng Nam, trải dài từ Nam đèo Hải Vân (Đà Nẵng) đến mũi Varella (Phú Yên), dựng đặt bia Thạch Bi trên đỉnh núi để phân định cương thổ Đạo Thừa Tuyên Quảng Nam gồm ba phủ là: Thăng Hoa,

Tư Nghĩa và Hoài Nhơn và mỗi phủ được chia làm ba huyện Vùng đất Quảng Ngãi nằm trong phủ Tư Nghĩa, gồm ba huyện là Bình Sơn, Mộ Hoa

và Nghĩa Giang [25:29] Đảo Lý Sơn thuộc sự quản lý của huyện Bình Sơn, phủ Tư Nghĩa [28:26]

Từ những thông tincó được về vùng đất phương Nam thông qua cuộc bình định này đã giúp cho những người sau soạn thành bản đồ Đến nay, tài liệu bản đồ sớm nhất về vùng đất phương Nam được biết đến là bản

đồ trong Toản tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ Thư của một nho sinh là Đỗ

Bá, có thể tài liệu này được viết trong khoảng thời gian năm 1630 đến

1653, gồm có 4 quyển Theo tác giả Phạm Hân trong bài viết “Tìm hiểu

niên đại của Toản tập thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” in trên tạp chí Hán Nôm

(Số 1 năm 1994) lại khẳng định tác phẩm này được biên soạn vào năm thứ

7 niên hiệu Chính Hòa (1686) [52:26 - 29].Trong quyển 1, có một bản đồ

vẽ vùng phủ Quảng Nghĩa và phủ Thăng Hoa, trong đó đã gọi Cù Lao Ré là

Du Trường Sơn Đỗ Bá đã cẩn thận ghi chú cụ thể vị trí của đảo ở ngoài

cửa biển Sa Kỳ (Quảng Nghĩa): “Sa Kỳ hải môn ngoại hữu nhất sơn, sơn thượng đa sản du mộc, danh du trường, hữu tuần…” (Dịch nghĩa: Ngoài cửa biển Sa Kỳ có một hòn núi, trên núi sản xuất phần nhiều là cây dầu, gọi là trường dầu, có đặt quan tuần sát….”[56:83] Trên bản đồ, Đỗ Bá vẽ

vị trí của Du Trường Sơn nằm phía ngoài cửa Đại và cửa Tiểu của sông Trà Khúc và sông Vệ - đó chính là đảo Lý Sơn hiện nay

Trong tài liệu Etude sur un portulan AnNamte du Xve siecle, H.Dumoutier vẽ lại bản đồ này và gọi đảo Lý Sơn là Hải Du Trường Sơn

Trang 31

[51:17]

Dưới thời các chúa Nguyễn, đảo Lý Sơn được gọi là Cù Lao Ré, gồm hai phường là An Hải và An Vĩnh Đến thời Gia Long (1808), đặt Cù Lao Ré là Tổng Lý Sơn, gồm hai xã An Vĩnh và An Hải trực thuộc phủ Bình Sơn

Năm 1931, chính quyền Pháp thuộc đã đổi Tổng Lý Sơn thành đồn Lý Sơn, trực thuộc Tuần Vũ Quảng Ngãi Phường An Vĩnh đổi thành xã Vĩnh Long và phường An Hải đổi thành xã Hải Yến.Hiện nay, ở Lý Sơn vẫn còn

tồn tại câu ca về 2 xã này: “Vĩnh Long, Hải Yến không xa Cách một cái dốc sinh ra hai làng” Đồng thời, thiết lập thêm đồn Bang Tá trên đảo Lý

Sơn để cai trị Đồn Bang Tá có 12 lính trang bị như lính Khố Xanh được quyền bắt người, bảo vệ bộ máy cai trị

Sau khi Cách Mạng tháng 8 năm 1945, đảo Lý Sơn được gọi là tổng Trần Thành – một nhà hoạt động cách mạng từ năm 1931 bị địch bắt, tra tấn dã man và hi sinh năm 1932 – đổi tên xã Hải Yến thành xã Dương Sạ, giữ nguyên xã Vĩnh Long Năm 1946, Ủy ban hành chính tỉnh Quảng Ngãi đổi tên tổng Trần Thành thành xã Lý Sơn, đổi xã Dương Sạ thành thôn Hải Yến, xã Vĩnh Long thành thôn Vĩnh Long Năm 1951, khi thực dân Pháp chiếm đóng đảo Lý Sơn đã sát nhập đảo Lý Sơn vào địa giới hành chính của thị xã Đà Nẵng Giai đoạn từ năm 1954 – 1975, chính quyền Sài Gòn chia đảo Lý Sơn làm 2 xã là Bình Vĩnh và Bình Yến (An Vĩnh đổi thành Bình Vĩnh, An Hải đổi thành Bình Yến) thuộc quận Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

Sau ngày giải phóng miền Nam năm 1975, thống nhất đất nước, Lý Sơn vẫn duy trì địa giới hành chính và tên gọi như cũ, bao gồm hai xã là Bình Vĩnh và Bình Yến thuộc huyện Bình Sơn tỉnh Quảng Ngãi Ngày 01/01/1993, huyện đảo Lý Sơn được thành lập theo quyết định số 337 của Thủ Tướng chính phủ, gồm 2 xã Lý Vĩnh và xã Lý Hải (Bình Vĩnh gọi là

Lý Vĩnh, Bình Yến gọi là Lý Hải) Xã Lý Vĩnh gồm có 3 thôn là thôn Đông

Trang 32

và thôn Tây và thôn Bắc (tức đảobé), xã Lý Hải gồm có 5 thôn gọi là thôn Đồng Hộ, thôn Đông, thôn Trung Hòa, thôn Trung Yên, thôn Tây

Hiện nay, Lý Hải được đổi tên thành xã An Hải, Lý Vĩnh được đổi tên thành xã An Vĩnh, đồng thời tách hòn Bé lập thành xã mới có tên là xã

An Bình

1.3 Sự phát triển của Lý Sơn qua các thời kỳ lịch sử

Lịch sử đảo Lý Sơn gắn liền với các khối cộng đồng cư dân đã, đang sinh sống và bảo vệ đảo từ hàng nghìn năm trở lại đây

Ba lớp cư dân văn hóa Sa Huỳnh - Chămpa - Việt đã gắn bó chặt chẽ với sự hình thành và phát triển của đảo Lý Sơn Họ đã bảo vệ chủ quyền hòn đảo và để lại nhiều di sản văn hóa vô cùng giá trị mà cho đến nay vẫn được người dân trên đảo bảo tồn và phát huy

Từ thành tựu nghiên cứu của các nhà khảo cổ học cho biết, cư dân thuộc giai đoạn văn hóa Sa Huỳnh đã bắt đầu cư trú trên đảo Lý Sơn cách đây khoảng 2.500 – 3.000 năm Địa bàn cư trú của cư dân Sa Huỳnh chủ yếu nằm dọc theo 2 dòng suối cổ là suối Ốc và Suối Chình Dựa vào những hiện vật thu được qua nhiều lần khai quật 2 di tích Xóm Ốc và Suối Chình

đã cho thấy cư dân ở đây sống dựa vào khai thác biển, số lượng vỏ nhuyễn thể để lại trong những lớp cư trú là khá dày khoảng 1,5m Ngoài khai thác biển, thông qua bộ công cụ bằng đá như cuốc, rìu, chày nghiền, bàn nghiền,…được tìm thấy trong các lớp cư trú đã cho thấy cư dân trên đảo còn biết đến canh tác nông nghiệp

Ts Đoàn Ngọc Khôi cũng cho rằng loại hình bình gốm hình trứng xuất hiện ở lớp sớm của Suối Chình đã cho thấy lớp sớm của Suối Chình đã

ở vào giai đoạn muộn của Sa Huỳnh vào khoảng thế kỉ đầu Công Nguyên kéo dài qua lớp muộn của Suối Chình – lớp có khả năng đã phát triển lên Chăm sớm Đồng thời, lớp sớm Suối Chình góp phần làm rõ thêm lớp muộn của Xóm Ốc [4:124] Những thành quả nghiên cứu này của những

Trang 33

nhà khảo cổ đã cho chúng ta biết có mối quan hệ kế thừa và phát triển liên tục từ Xóm Ốc sang Suối Chình và từ Suối Chình đã bắt đầu bước sang giai đoạn Chămpa sớm

Kế tục văn hóa Sa Huỳnh là nền văn hóa Chămpa phát triển từ những thế kỷ đầu Công nguyên Những vết tích của văn hóa Chămpa để lại trong những lớp văn hóa ở 2 di tích Xóm Ốc và Suối Chình như đồ trang sức bằng thủy tinh hình bầu dục dẹt, những đồ trang sức bằng đồng hay bình hình trứng đáy nhọn Ngoài ra, trên đảo Lý Sơn còn tồn tại những di tích của văn hóa Chămpa như chùa Hang, miếu Bà Lồi, dinh Bà Trời, giếng vuông,…

Nhưng cư dân Việt đầu tiên đến sinh sống, “khai chiếm” các làng mạc trên đảo Lý Sơn vào khoảng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII Họ là những ngư dân vùng An Hải, An Kỳ thuộc huyện Bình Sơn, Sơn Tịnh – Quảng Ngãi, ban đầu là 15 vị tiền hiền của 15 dòng họ lớn đã di cư ra đảo

và phân chia khu vực cư trú ở phía đông và phía tây đảo Lý Sơn Trong đó,

7 vị tiền hiền ở An Vĩnh (nay thuộc xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh) thuộc các dòng họ như Phạm Quang, Phạm Văn, Võ Xuân, Võ Văn, Lê, Nguyễn, Đặng đã đến khai phá vùng phía tây của đảo Lý Sơn và lấy tên quê cũ đặt cho vùng đất này là An Vĩnh phường, về sau gọi là Vĩnh Long xã Còn lại

là 8 vị tiền hiền ở An Hải (nay thuộc xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) thuộc các dòng họ Nguyễn, Dương, Trương, Trần, Võ, Nguyễn Đình, Nguyễn Văn, Lê là những dòng họ đã chọn sinh sống ở vùng đất rộng lớn và phì nhiêu ở phía đông của đảo, lấy tên quê cũ đặt cho vùng đất này là An Hải phường, về sau gọi là Hải Yến xã Trước đây, hai làng An Vĩnh và An Hải trong đất liền nằm ven cửa biển Sa Kỳ, đều thuộc huyện Bình Sơn Đến năm Thành Thái thứ hai (1890), một phần đất của huyện Bình Sơn tách ra thành châu Sơn Tịnh Đến năm 1899 mới có tên gọi là huyện Sơn Tịnh như ngày nay [31:31]

Trang 34

Trong các văn bản còn lưu giữ hiện nay tại các dòng họ tiền hiền trên đảo Lý Sơn, người ta sử dụng từ “khai chiếm”, khác với từ “khai khẩn” [14:304] Từ này bản thân nó đã cho chúng ta biết rằng những cư dân Việt đầu tiên ra đã chiếm dụng vùng đất đảo này Điều này chứng tỏ, các bậc tiền hiền khi di cư ra đảo sinh sống đã tiến hành quá trình cộng cư xen lẫn với người bản địa và từ đó dần dần làm chủ hòn đảo này từ những

cư dân đã có mặt trên đảo trước khi họ đến Vấn đề ở đây là những cư dân bản địa đó là ai? Từ những di tích còn tồn tại cho đến ngày nay trên đảo Lý Sơn cùng những thành tựu của khảo cổ học, chúng ta có thể biết những cư dân bản địa đó chính là những cư dân thuộc văn hóa Chămpa đã bắt đầu sinh sống từ những thế kỷ đầu Công Nguyên, có nguồn gốc từ cư dân Sa Huỳnh tiền sử trên đảo Lý Sơn Hiện nay có 15 miếu thờ bà trên đảo (tiêu biểu như di tích dinh Bà Trời) chủ yếu là những miếu thờ Thiên Y A Na –

vị nữ thần có nguồn gốc từ “Bà Mẹ xứ sở” của người Chăm Bên cạnh đó, đảo Lý Sơn vẫn còn vết tích của giếng Chăm hay còn gọi là giếng Bộng hay giếng vuông Đây là một truyền thống của cư dân đi biển người Chăm,

họ thường đào các giếng gần mép nước ở ven biển để thuyền bè có thể dễ dàng neo đậu, lấy nước ngọt Giếng của cư dân Chămpa ở Quảng Ngãi có đặc trưng xây dựng bằng đá, dạng hình vuông, đáy giếng lát gỗ quý, không

bị mục nát được dùng để làm cho mạch nước trở nên trong và ngọt Theo

Ts Đoàn Ngọc Khôi cho biết, tại làng đi biển ven Cảng Sa Cần, Quảng Ngãi, người ta vẫn còn lấy nước ở Giếng Tiên – một giếng cổ của người Chăm gần đó để mang theo mỗi chuyến ra biển

Người Chămpa có trình độ kỹ thuật đào giếng rất cao, biết dựa vào địa hình, địa vật cho nên họ đoán định được mạch nước ngầm rất chính xác Vì vậy, vào mùa hè khô nóng giếng vẫn không bị cạn nước cũng như không bị nhiễm mặn dù giếng được đào sát mép nước Hiện nay, trên đảo

Lý Sơn vẫn còn tồn tại một ngôi giếng cổ có tên là Xó La thuộc xã An Vĩnh

Trang 35

Giếng Xó La xưa kia có lát gỗ ở đáy giếng, thành giếng xây bằng các loại san hô chết Đến thời điểm hiện tại, giếng Xó La đã được xây dựng hoàn toàn mới, được biết trước đây giếng có dạng hình vuông, sau này mới được sửa lại thành dạng hình tròn như ngày nay.Giếng Xó La cách biển chừng 3m song không bị nhiễm mặn, giếng có mạch ngầm rất lớn, nước trong và ngọt Đặc điểm này của giếng rất giống giếng Chàm ở vùng Thạnh Đức (Đức Phổ) và một số nơi ở Quảng Nam Một tên gọi khác của giếng

Xó La là giếng Gia Long,tên gọi này ra đời có thể do lúc kinh thành Huế bị quân Tây Sơn chiếm, Nguyễn Ánh dong thuyền theo đường biển chạy về phương Nam, đã ghé lại Cù Lao Ré và sử dụng nước giếng này Hiện nay, giếng Xó La cung cấp lượng nước thường xuyên cho dân chúng vào muà

hè khô hạn Theo khảo sát,vẫn có vài người đến múc nước giếng Xó La thành từng can đem bán cho những gia đình ở xa không có điều kiện lấy nước Giếng Xó La nằm ở vị trí vũng eo phía Nam của đảo là vùng nước lặng để có thể neo đậu thuyền bè, do vậy thuyền buồm trên con đường mậu dịch trên biển xưa kia có thể neo đậu tại bến nước này để lấy nước ngọt Ngoài ra, ở Lý Sơn còn một số giếng Bộng khác nằm ở phía xã An Vĩnh và

An Hải

Quá trình sinh sống của cư dân Việt ở đảo Lý Sơn từ những ngày đầu lập làng đã gặp không ít khó khăn về khí hậu và giặc giã Một số di tích vẫn còn cho đến ngày nay trên đảo cho thấy người dân Lý Sơn trong quá khứ đã từng phải kiên cường chống giặc Tàu Ô, bảo vệ nơi sinh sống như dinh Nàng Roi, chùa Hang và câu chuyện đánh giặc Tàu Ô của ông Nguyễn Văn Tuất còn lưu truyền trong dân gian cho đến nay Giặc Tàu Ô là cướp biển nguy hiểm mà triều đình Huế luôn luôn phải đối phó nhưng cũng khó dẹp được Vào những năm bốn mươi của thế kỷ XIX, giặc Tàu Ô thường tràn từ ngoài biển vào Cù Lao Ré và các làng xã phía Đông huyện Bình Sơn đốt phá nhà cửa, xóm làng, cướp bóc lương thực, vàng bạc và các thứ của cải quý hiếm khác Ngoài ra chúng còn ngang ngược giết hại nhiều

Trang 36

người, bắt hiếp đàn bà, con gái [51:147]

Tiểu kết: Từ những tư liệu lịch sử trên đã cho chúng ta thấy một

bức tranh tổng thể về quá trình phát triển của Lý Sơn Ba lớp cư dân Sa Huỳnh, Chămpa, Việt đã kế tiếp nhau khai phá, xây dựng và phát triển đảo

Lý Sơn qua hàng nghìn năm gìn giữ, bảo vệ hòn đảo ven bờ này Từ đó đã

để lại những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể vô cùng quý giá, được bảo tồn và phát huy trong đời sống xã hội của con cháu cư dân hòn đảo Lý Sơn ven bờ này

Di sản văn hóa vật thể của đảo Lý Sơn bao gồm những di tích lịch

sử văn hóa tiêu biểu cùng những danh lam thắng cảnh với 30 di tích và hơn

30 ngôi nhà gỗ với lối kiến trúc cổ Trong số đó có khoảng 24 di tích đền miếu với 12 di tích phân bố ở xã An Hải bao gồm: đền Thần Nông, Nghĩa

tự, miếu Hội Đồng, dinh bà Chúa Yàng, dinh bà Thủy Long, dinh bà Chúa Ngọc, dinh Tam Hòa, miếu Đông Hải, miếu Đông Thanh, miếu Thái Hòa, miếu Chủ Thơ, lăng Thủy Thần 12 di tích phân bố ở xã An Vĩnh bao gồm:

Âm linh tự, miếu An Hòa, dinh Đụn, miếu Vĩnh Hòa, miếu Tân Thành, dinh Lôi Công, miếu Vĩnh Lộc, dinh Bà, dinh Bà (Nàng) Roi, miếu ông Thắm (Võ Văn Khiết), mộ Phạm Quang Ảnh, lăng thờ Thủy Thần

Đối với những di sản văn hóa phi vật thể của đảo Lý Sơn, nổi bật nhất là Lễ tế đình và giỗ tổ tiền hiền, lễ hội cúng tế cá ông, lễ hội đua thuyền và đặc biệt nhất vẫn là lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa gắn với các di tích về đội Hoàng Sa trên đảo Lý Sơn Ngoài những lễ hội, người dân Lý Sơn vẫn còn truyền nhau những câu hò, điệu hát cùng những câu chuyện cổ nói lên những khát vọng của người dân lao động trong quá trình đấu tranh sinh tồn với thiên nhiên khắc nghiệt của vùng đảo để tồn tại và phát triển, nói về những người lính Hoàng Sa gặp những điều khó khăn, bất trắc khi ra khơi xa làm nhiệm vụ

Trang 37

CHƯƠNG 2 ĐẢO LÝ SƠN TRONG QUÁ TRÌNH XÁC LẬP VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM TỪ THẾ KỶ

XVII ĐẾN THẾ KỶ XIX

2.1 Vài nét về quá trình Nam tiến của dân tộc Việt Nam

Vào giai đoạn thế kỷ XVI, tình hình đất nước ta hết sức rối ren bởi tình thế Nam – Bắc triều, diễn ra sự phân tranh giữa 2 dòng họ Lê (Trịnh) – Mạc Lịch sử thường có những bước ngoặt mang tính thời đại, từ đó tạo nên những trang sử mới cho cả một dân tộc Năm 1558, khi chúa Trịnh thâu tóm quyền lực, người anh trai Nguyễn Uông bị người anh rể Trịnh Kiểm giết hại, Nguyễn Hoàng đã nhận thấy rõ mối nguy cho sự tồn tại của mình Chính vì vậy, ông đã xin vào cai quản xứ Thuận Hóa sau khi được Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tặng cho câu nói đầy ẩn ý: “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân”

Có thể nói đây chính là giai đoạn bước ngoặt, liên quan đến cả vận mệnh dân tộc Việt Nam về sau Sự tranh giành quyền lực của họ Trịnh đã tạo nên một sự biến động to lớn về mặt chính trị, là lý do chính đưa Nguyễn Hoàng vào vùng đất Thuận Hóa – một vùng đất được gọi là “Ô châu ác địa” Chính vì lý do này, khi Nguyễn Hoàng xin đến vùng đất mới còn nhiều lạ lẫm này, Trịnh Kiểm đã chấp nhận để vua Lê cử ông đi vì cho rằng họ Nguyễn sẽ không thể nào tranh giành quyền hành với mình

Tháng 9 năm 1569 (Kỷ Tỵ), Nguyễn Hoàng ra Thanh Hoa chầu vua

Lê ở hành cung Khoa Trường Năm sau,ông được giao luôn trọng trách trấn thủ cả 2 xứ Thuận Hóa và Quảng Nam sau khi vua Lê triệu tổng binh Quảng Nam là Nguyễn Bá Quỳnh về trấn thủ Nghệ An [25:29]

Trang 38

Năm 1593, Nguyễn Hoàng đem quân ra Đông Đô yết kiến vua Lê Trong lần ra Bắc này, ông đã giúp Trịnh Tùng đánh dẹp tàn quân của họ Mạc Trong suốt 8 năm, vì lập được nhiều chiến công nên ông lại bị Trịnh Tùng lo ngại, nảy sinh ý đồ hãm hại Do đó, năm 1600,nhân lúc tướng nhà

Lê là Phan Ngạn, Ngô Đình Nga và Bùi Văn Khuê nổi binh làm phản ở cửa biển Đại An (nay thuộc Nam Định), Nguyễn Hoàng đã đưa quân đi dẹp và sẵn đó đã giong buồm chạy thẳng ra khơi về lại Thuận Hóa, để con trai thứ năm là Hải và cháu là Hắc ở lại làm con tin [25: 35-36]

Thế lực của Nguyễn Hoàng ở phía Nam càng được minh chứng khi Khám lý phủ Hoài Nhơn (Bình Định) là Trần Đức Hòa – được gọi là Cống Quận Công, con của Dương Đàm Hầu Trần Ngọc Phân, phó tướng dinh Quảng Nam, vốn là bề tôi của nhà Lê – đến yết kiến [25:36]

Năm 1604, ông chia đặt lại các đơn vị hành chính thuộc xứ Thuận Hóa, đổi phủ Tiên Bình làm phủ Quảng Bình (ngày nay là nửa phía bắc tỉnh Quảng Trị và Quảng Bình); lấy huyện Điện Bàn thuộc phủ Triệu Phong (phần còn lại ngày nay là nửa phía nam tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế) đổi làm phủ Điện Bàn, Quảng Nam; đổi phủ Tư Ngãi làm phủ Quảng Ngãi; đổi phủ Thăng Hoa làm phủ Thăng Bình, trong phủ này, huyện Lê Giang đổi làm huyện Lễ Dương, Hy Giang làm huyện Duy Xuyên; phủ Hoài Nhơn vẫn giữ lại như cũ

Xứ Thuận Quảng vốn là đất cũ của Chiêm Thành, vùng đất này chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Chămpa, Nguyễn Hoàng đã lấy giáo lý Phật giáo để cảm hóa nhân dân dưới quyền ông Ông cho sửa sang và xây dựng nhiều ngôi chùa: tháng 7 năm 1602, cho sửa chùa Sùng Hóa ở xã Triêm Ân (huyện Phú Vang); dựng chùa Long Hưng (phía đông Trấn Dinh huyện Duy Xuyên) Năm 1607 (Đinh Mùi), dựng chùa Bảo Châu ở Trà Kiệu – Quảng Nam Năm 1609 (Kỷ Dậu), dựng chùa Kính Thiên ở phường Thuận Trạch - Quảng Bình Tuy nhiên,việc quan trọng nhất chính là ông đã

Trang 39

cho xây dựng chùa Thiên Mụ vào năm 1601 tại Thuận Hóa Sau khi xem xét địa hình, địa thế, nhận thấy giữa vùng đồng bằng Hà Khê nổi lên một

gò đất cao như hình đầu rồng quay lại, phía trước lại nhìn ra sông, phía sau lại có hồ rộng Đồng thời, Nguyễn Hoàng được nhân dân trong vùng cho biết gò này rất thiên, tục truyền xưa có người đêm thấy một bà mụ áo đỏ quần xanh, nói rằng đất này sau sẽ có một vị chân chúa đến đây xây chùa

để tụ khí thiêng, vững long mạch Từ đó, nhân dân trong vùng gọi đó là núi Thiên Mụ Chúa Nguyễn Hoàng đã cho xây ngôi chùa trên gò đất cao này

và đặt tên chùa là Thiên Mụ [25: 35-36] Ngôi chùa này đã tạo nên mối quan hệ rất mật thiết với quá trình phát triển đất Thuận Hóa và triều Nguyễn của nước ta

Ngoài việc chăm lo cho đời sống nhân dân trong xứ, Nguyễn Hoàng

đã tổ chức được một đội quân hùng mạnh, đủ sức bảo vệ vùng đất mới, nhất là đội thủy quân

Vào năm 1585 (Ất Dậu), thuyền Tây phương đến quấy nhiễu, tướng giặc “hiệu là Hiển Quý (Hiển Quý là tên hiệu của bọn tù trưởng phiên, không phải tên người) đi 5 chiếc thuyền lớn, đến đậu ở cửa Việt để cướp bóc ven biển Chúa sai hoàng tử thứ sáu lĩnh hơn 10 chiếc thuyền, tiến thẳng đến cửa biển, đánh tan 2 chiếc thuyền giặc Hiển Quý sợ chạy Chúa

cả mừng nói rằng: “con ta thực là anh kiệt”, và thưởng cho rất hậu Từ đó giặc biển im hơi” [25:32]

Năm 1611 (Tân Hợi), quân Chiêm Thành vượt đèo Cù Mông xâm chiếm biên giới, ông sai người đem quân đánh đuổi và lấy thêm đất 2 huyện Đồng Xuân và Tuy Hòa đặt làm phủ Phú Yên [25:36], mở rộng xứ Quảng Nam đến đèo Cả

Năm 1644, giặc Ô Lan (Hà Lan bây giờ) đậu thuyền ngoài biển, cướp bóc lái buôn, chúa Nguyễn Phúc Tần – lúc bấy giờ là thế tử Dũng Lễ

Trang 40

hầu đã đưa chiến thuyền và thủy quân ra đánh tan giặc ngoài biển [25: 55-56]

Đàng Trong là một dải đất dài và nhỏ hẹp, lại là xứ có đồng bằng nhỏ hẹp, không thuận lợi để canh tác nông nghiệp như vùng đồng bằng phía Bắc Cùng với đó là tình hình chính trị chưa ổn định, tình hình kinh tế lại nhiều khó khăn Thế nhưng, Đàng Trong lại có ưu thế đường bờ biển dài đồng thời còn nằm trên con đường hàng hải quốc tế nối liền Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương – một trong những tuyến đường hàng hải huyết mạch quan trọng và tấp nập tàu bè qua lại của thế giới từ thế kỷ XVI Chính vì vậy, để duy trì sự tồn tại và phát triển vùng đất này, chúa Nguyễn

đã chú ý phát triển kinh tế thương mại dựa trên những tiềm năng và thế mạnh của vùng biển Đàng Trong này Vào giai đoạn thế kỷ XVI, XVII, luồng giao thương quốc tế đi qua vùng biển Đàng Trong đã trở thành cơ hội và thách thức đối với sự tồn tại của chính quyền còn non yếu ban đầu của các chúa Nguyễn Dù các chúa Nguyễn có muốn hay không thì sự tác động của luồng giao thương này vẫn sẽ ảnh hưởng đến xứ Đàng Trong của các chúa Thế nhưng, chính các chúa Nguyễn đã nhận thức được tầm quan trọng của việc chủ động nắm bắt lấy cơ hội lịch sử này để biến Đàng Trong thành một trong những trung tâm trao đổi, mua bán và trung chuyển của tàu thuyền các nước khác lớn mạnh nhất nước thời bấy giờ.Chỉ trong vòng mấy thập niên, chúa Nguyễn đã biến đổi Đàng Trong trở nên một xứ giàu có và

đủ mạnh để có thể duy trì được nền độc lập của mình đối với phía Bắc và

mở rộng dần về phía Nam Trong đó, ngoại thương là một yếu tố quan trọng, quyết định cho sự phồn vinh đó Dưới thời các chúa Nguyễn, việc xem xét sự phát triển của nền kinh tế dựa vào số lượng tàu bè cập cảng Hội

An đã cho thấy vai trò cực kỳ quan trọng của ngoại thương đối với xứ này

Có thể nói rằng, vùng Thuận Hóa sau khi chúa Nguyễn Hoàng đến,

đã trở thành vùng đất sống cho hàng ngàn người dân trải dài từ Thăng Long đến Thanh Hóa, họ là nạn nhân của những năm mất mùa đói kém và chiến

Ngày đăng: 04/05/2021, 23:08

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w