1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình đấu tranh nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo của việt nam từ khi đảng ra đi quan điểm của đảng về vấn đề chủ quyền biển đảo

21 980 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 111,37 KB

Nội dung

Quá trình đấu tranh nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo của việt nam từ khi đảng ra đi quan điểm của đảng về vấn đề chủ quyền biển đảo

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP HCM BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

CƠ SỞ ĐÀ LẠT

Đề tài: Quá trình đấu tranh nhằm bảo vệ chủ quyền

biển đảo của Việt Nam từ khi Đảng ra đời Quan

điểm của Đảng về vấn đề chủ quyền biển đảo.

GVHD: Nguyễn Thị Lan Chiên

Đà Lạt, 05/03/2013

Trang 3

DẪN LUẬN 1) Lý do chọn đề tài

2) Mục đích chọn đề tài

3) Ý nghĩa của đề tài

4) Phương pháp nghiên cứu đề tài

NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG BIỂN ĐẢO CỦA NƯỚC TA, NGHIÊN 5

CỨU VỀ ÂM MƯU VÀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG CỦA TRUNG QUỐC VỀ VẤN

ĐỀ BIỂN ĐẢO TỪ KHI ĐẢNG RA ĐỜI 1.1) Lịch sử bảo vệ và hệ thống biển đảo của nước ta Vai trò và tiềm 5

năng của biển đảo nước ta. 1.1.1) Lịch sử bảo vệ và hệ thống biển đảo của nước ta 5

1.1.2) Vai trò và tiềm năng của biển đảo nước ta 6

1.2) Âm mưu và những hành động của Trung Quốc gây ra trên biển 7

Đông và quá trình đấu tranh nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo nước

ta từ khi Đảng ra đời 1.2.1) Âm mưu xâm chiếm biển Đông của Trung Quốc đã có từ xưa và 7

đang âm ĩ chờ thời cơ, những hành động bành trướng phi nghĩa của Trung

Quốc.

1.2.2) Quá trình đấu tranh nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta từ 10

khi Đảng ra đời CHƯƠNG 2: QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG VỀ VẤN ĐỀ GIẢI PHÓNG BIỂN ĐẢO 13

HIỆN NAY VÀ NHỮNG BIỆN PHÁP ĐƯA RA 2.1) Quan điểm của Đảng ta về vấn đề biển đảo hiện nay 13

2.2) Những biện pháp mà Đảng đã để ra để khắc phục tình hình ở biển 14

đảo hiện nay. KẾT LUẬN 19

Trang 4

DẪN LUẬN

1 Lý do chọn đề tài

Biển Đông đang là vấn đề nóng bỏng không phải chỉ trong lòng các nước ảnh

hưởng mà còn là vấn đề nóng bỏng trên toàn thế giới Và vẫn đi vào bế tắc chưa

có hướng giải quyết, có nhiều tranh chấp và chủ yếu là tranh chấp giữa những

nước có tuyên bố chủ quyền ở Trường Sa và một số ít ở Hoàng Sa, những tranh

chấp này liên quan đến Trung Quốc, Đài Loan và 4 nước trong khối ASEAN là

Việt Nam, Brunây, Philíppin và Malaixia Có nhiều mối nguy hiểm và những nguy

cơ này ngày càng gia tăng Đây là nơi đã diễn ra nhiều cuộc đụng độ trong quá

khứ, chủ yếu là giữa Việt Nam và Trung Quốc, gần đây có thêm sự xung đột

giữa Philíppin và Trung Quốc Vì vậy nghiên cứu đề tài sẽ giúp ta phân tích được

rõ ràng đâu là chính nghĩa đâu là phi nghĩa, chủ quyền thực sự thuộc về ai? Và

trách các mầm mống gây ra những

cuộc chiến tranh không cần thiết

2 Mục đích của đề tài

Với sự bành trướng của Trung Quốc, “sinh sự để sự sinh”, thật ra Trung Quốc

đang âm mưu gì và muốn gì ở biển Đông? Tạo đột phá nhằm triển khai chiến

lược mới khai thác dầu khí biển sâu ở khu vực nam Biển Đông – Trường Sa? Và

những hành động thù địch, gây hấn với các nước Việt Nam, Nhật Bản,

Philippines…nhằm chứng tỏ điều gì? Hành động của nước ta trong thời gian qua

để đáp trả lại và quan điểm của Đảng ta về vấn đề biển đảo hiện nay

3 Ý nghĩa của đề tài.

Nghiên cứu đề tài sẽ giúp ta hiểu rõ hơn được bản chất của của Trung Quốc,

những hành động với những mục đích gì, từ đó hiểu rõ hơn được lịch sử của

biển đảo Việt Nam, đưa ra được những hành động phù hợp trong điều kiện hiện

nay, hiểu rõ được quan điểm của Đảng, nâng cao lòng tự tôn dân tộc

4 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Không gian từ thế giới nói chung thu hẹp về ASEAN và về nước ta nói riêng

Thời gian từ xưa đến nay

Nghiên cứu,phân tích hành vi để vạch rõ âm mưu của Trung Quốc

Trang 5

CHƯƠNG I TÌM HIỂU VỀ HỆ THỐNG BIỂN ĐẢO CỦA NƯỚC TA,

NGHIÊN CỨU VỀ ÂM MƯU VÀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG

CỦA TRUNG QUỐC VỀ VẤN ĐỀ BIỂN ĐẢO TỪ KHI

ĐẢNG RA ĐỜI.

1.1) Lịch sử bảo vệ và hệ thống biển đảo của nước ta Vai trò và tiềm năng của

biển đảo nước ta.

1.1.1) Lịch sử bảo vệ và hệ thống biển đảo của nước ta

Nói đến Biển Đông người ta không thể không thể không nói đến hai quần đảo Hoàng Sa

và Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông Nói đến chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam

cũng không thể không nói đến việc Việt Nam, đã từ rất lâu trong lịch sử, khám phá và

liên tục thực hiện quyền chiếm hữu đối với hai quần đảo này Trong tiềm thức của

người dân Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được coi là những phần đất

thiêng liêng của Tổ quốc do ông cha chúng ta đã khám phá và thực thi chủ quyền từ xa

xưa

Nước ta giáp với biển Đông ở hai phía Đông và Nam Vùng biển Việt Nam là mợt phần

biển Đông

Quần đảo Hoàng Sa (Paracels) gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô, đá ngầm và bãi cạn,

cách đảo Lý Sơn của Việt Nam khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc)

khoảng 130 hải lý Diện tích toàn bộ quần đảo chiếm gần 15.000 Km2 diện tích mặt

nước, trong đó diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 10 km2 và đảo lớn

nhất là đảo Phú Lâm, diện tích khoảng 1,5 km2 Quần đảo Trường Sa (Spratly) gồm hơn

100 hòn đảo, đá, cồn san hô và bãi cát, cách Cam Ranh khoảng 248 hải lý, cách đảo

Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 595 hải lý Diện tích toàn bộ quần đảo chiếm gần

160.000 Km2 diện tích mặt nước, trong đó phần đất nổi của quần đảo cũng khoảng 10

km2, trong đó đảo Ba Bình lớn nhất, rộng khoảng 0,5 km2

Biển Đông có vai trò hết sức quan trọng trên tuyến đường hàng hải nhộn nhịp nối liền

Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Châu Âu và Châu Á, Trung Đông và Châu Á; cùng

với những tiềm năng về tài nguyên như dầu khí, khoáng sản và nguồn lợi dồi dào về

thuỷ sản… mà ngày nay Biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,

đang trở thành điểm nóng về tranh chấp chủ quyền giữa các nước trong khu vực với

Việt Nam, tạo ra những thách thức đối với hoà bình và ổn định trong khu vực Đông Nam

Á, thu hút sự quan tâm của các nước lớn Nổi lên trong những thách thức đó là sự

chiếm đoạt bằng vũ lực của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa năm 1956 và năm

1974, chiếm một số bãi ngầm trong quần đảo Trường Sa năm 1988, cùng với tuyên bố

vô căn cứ, phi lịch sử và phi lý đối với cái gọi là “đường chín đoạn”, chiếm hầu hết Biển

Đông, mà Trung Quốc đã công khai cho thế giới biết kể từ tháng 5/2009

Trang 6

* Vùng biển và hải đảo nước ta có vị trí chiến lược hết sức to lớn, có ảnh hưởng trực

tiếp đến sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội, có liên

quan trực tiếp đến sự phồn vinh của đất nước, đến văn minh và hạnh phúc của nhân

dân

1.1.2) Vai trò và tiềm năng của biển đảo nước ta.

Biển Đông còn là nơi chứa đựng nguồn tài nguyên thiên nhiên biển quan trọng cho đời

sống và sự phát triển kinh tế của các nước xung quanh, đặc biệt là nguồn tài nguyên

sinh vật (thủy sản), khoáng sản (dầu khí), du lịch và là khu vực đang chịu sức ép lớn về

bảo vệ môi trường sinh thái biển Trong khu vực, có các nước đánh bắt và nuôi trồng

hải sản đứng hàng đầu thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và

Philippines, trong đó Trung Quốc là nước đánh bắt cá lớn nhất thế giới (khoảng 4,38

triệu tấn/năm), Thái Lan đứng thứ 10 thế giới (với khoảng 1,5 - 2 triệu tấn/năm), cả khu

vực đánh bắt khoảng 7 - 8% tổng sản lượng đánh bắt cá trên toàn thế giới Biển Đông

còn được coi là một trong năm bồn trũng chứa dầu khí lớn nhất thế giới Các khu vực

thềm lục địa có tiềm năng dầu khí cao là các bồn trũng Brunei-Saba, Sarawak, Malay,

Pattani Thái, Nam Côn Sơn, Mê Kông, sông Hồng, cửa sông Châu Giang Hiện nay,

hầu hết các nước trong khu vực đều là những nước khai thác và sản xuất dầu khí từ

biển như Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Indonesia, Thái Lan trong đó

Indonesia là thành viên của OPEC Tại vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, nhiều bể

trầm tích có triển vọng dầu khí đã được xác định, trong đó các bể trầm tích Cửu Long và

Nam Côn Sơn được đánh giá có triển vọng dầu khí lớn nhất, điều kiện khai thác tương

đối thuận lợi Tổng trữ lượng dự báo địa chất về dầu khí của toàn thềm lục địa Việt Nam

đạt xấp xỉ 10 tỷ tấn dầu quy đổi, trữ lượng khai thác khoảng 2 tỷ tấn và trữ lượng dự

báo của khí khoảng 1.000 tỷ mét khối Các khu vực có tiềm năng dầu khí còn lại chưa

khai thác là khu vực thềm lục địa ngoài cửa vịnh Bắc bộ và bờ biển miền Trung, khu vực

thềm lục địa Tư Chính Trữ lượng và sản lượng dầu khí của Việt Nam đứng vào hạng

trung bình trong khu vực, tương đương Thái Lan và Malaysia Ngoài ra, theo các

chuyên gia Nga thì khu vực vùng biển Hoàng Sa còn chứa đựng tài nguyên khí đốt đóng

băng, trữ lượng loại tài nguyên này trên thế giới ngang bằng với trữ lượng dầu khí và

đang được coi là nguồn năng lượng thay thế dầu khí trong tương lai gần

Quần đảo Trường Sa: Cách quần đảo Hoàng Sa khoảng trên 200 hải lý về phía đông

nam Quần đảo Trường Sa bao gồm hơn 100 đảo nhỏ, bãi ngầm, bãi san hô nằm trải

rộng trong một vùng biển khoảng 180.000km2, trực thuộc Khánh Hòa Chiều đông-tây

của quần đảo Trường Sa là 325 hải lý, chiều bắc-nam là 274 hải lý Cách Cam Ranh

248 hải lý, cách đảo Hải Nam, Trung Quốc 595 hải lý

Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa có vị trí rất quan trọng, nằm án ngữ đường hàng

hải quốc tế nối liền Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương Tuyến đường

hàng hải quốc tế này là một trong những tuyến đường hàng hải tấp nập vào loại nhất

nhì trên thế giới, chưa kể đến khu vực này rất giàu tài nguyên từ các loại hải sản cho

đến tiềm năng dầu khí

Trang 7

Nằm trải trên một khu vực biển rộng lớn dọc theo bờ biển Việt Nam, hai quần đảo này

vừa đóng vai trò như hai chốt tiền tiêu bảo vệ sườn phía Đông của Tổ quốc mà còn như

là một lá chắn quan trọng bao quanh vùng biển và dải bờ biển của nước ta

Ngoài ra, hai quần đảo này còn được coi là những vị trí lý tưởng để thiết lập các căn cứ

chiến lược nhằm kiểm soát các tuyến đường hàng hải quan trọng đi qua khu vực biển

này

1.2) Âm mưu và những hành động của Trung Quốc gây ra trên biển Đông và

quá trình đấu tranh nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta từ khi Đảng

ra đời.

1.2.1) Âm mưu xâm chiếm biển Đông của Trung Quốc đã có từ xưa và đang âm ĩ

chờ thời cơ, những hành động bành trướng phi nghĩa của Trung Quốc

Từ việc phân tích được những lợi ích và tiềm năng kinh tế mà biển Đông và đảo đem lại

ta có thể hiểu được nguyên nhân mục tiêu của những hành động của Trung Quốc

Hai quần đảo này có vị trí đặc biệt đối với chiến lược vươn ra đại dương của Trung

Quốc Vì thế mục đích xâm chiếm của Trung Quốc đối với Hoàng Sa, Trường Sa được

thể hiện ở ba điểm sau:

Thứ nhất, nếu chiếm được Hoàng Sa, Trường Sa thì Trung Quốc sẽ tạo ra những lợi

thế cho bàn đạp quân sự của mình Từ đây Trung Quốc có thể kết hợp cả Hoàng Sa,

Trường Sa và đảo Hải Nam của họ để tạo ra thế trận liên hoàn suốt chiều dài bờ biển

Việt Nam

Thứ hai, nếu họ chiếm được Hoàng Sa, Trường Sa thì họ sẽ đẩy vùng phòng thủ của

họ ra xa khỏi bờ biển của họ, hiểu nôm na như là một “vùng đệm” trong chiến lược

phòng thủ của họ

Thứ ba, hai quần đảo chiến lược này có vị trí quan trọng, có thể khống chế toàn bộ khu

vực Biển Đông vốn giàu tài nguyên và là tuyến giao thông quan trọng

Cho đến đầu thế kỷ XX, hàng loạt tài liệu và bản đồ chính thức của Trung Quốc đều vẽ

đảo Hải Nam là điểm cuối cùng của lãnh thổ Trung Quốc, hoặc ghi rõ: “điểm cực Nam

của Trung Quốc nằm trên bờ biển châu Nhai, phủ Quỳnh Châu (tức là đảo Hải Nam)

phía Nam tỉnh Quảng Đông ở vĩ độ 18o13’ Bắc”

Năm 1909 Trung Quốc bắt đầu bộc lộ tham vọng đối với quần đảo Hoàng Sa của Việt

Nam bằng cách cho hai pháo thuyền ra tiến hành một cuộc đổ bộ chớp nhoáng lên vài

đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa trong thời gian khoảng 24h, mặc dù khi đó hai quần đảo

Hoàng Sa, Trường Sa từ lâu vẫn là lãnh thổ Việt Nam do Việt Nam quản lý

Năm 1956, lợi dụng lúc quân Pháp rút lui, quân đội Việt Nam Cộng Hòa chưa kịp ra thay

thế, Trung Quốc cho quân chiếm đóng nhóm đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa;

còn Đài Loan thì cho quân ra chiếm đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa

Đêm 20 rạng ngày 21/2/1959, Trung Quốc cho quân ngụy trang làm ngư dân ra khiêu

khích và thăm dò nhóm phía Tây quần đảo Hoàng Sa, định chiếm nốt số đảo còn lại

Trang 8

Các đơn vị hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã bắt sống toàn bộ 82 người và 5 thuyền giả

dạng tàu đánh cá

Trung Quốc đã luôn biết sử dụng ưu thế của sức mạnh quân sự của mình để đặt chân

lên các vị tí cần thiết trên Biển Đông Vào tháng 1 năm 1974, Trung Quốc đã thành công

trong việc dùng lực lượng quân sự để đánh bật các lực lượng quân sự của Việt Nam

Cộng Hòa đang chiếm giữ quần đảo Hoàng Sa, và họ đã nhanh chóng kiểm soát quần

đảo này

Vào năm 1975, khi mà Trung Quốc muốn Việt Nam đứng về phía Trung Quốc để chống

Liên Xô (Vì với Trung Quốc, Liên Xô là kẻ thù lớn bấy giờ, ngăn cản ý đồ bành trướng

của nước Trung Quốc), nhưng Việt Nam lại không làm theo lời lôi kéo xằng bậy của

Trung Quốc Ngược lại, mối quan hệ giữa Việt Nam – Liên Xô ngày càng thắm thiết

Thấy mình bị “đe dọa” từ 2 phía, vậy là một mặt, Trung Quốc bắt tay với Campuchia,

ủng hộ Khmer Đỏ chống lại Việt Nam; mặt khác đi dựa hơi Mỹ tìm đủ mọi cách để “dạy”

cho Việt Nam bài học

Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn chưa có sự hiện diện của họ ở bất cứ đảo, đá nào ở

Trường Sa cho đến năm 1988 Trung Quốc đã yêu sách toàn bộ quần đảo Trường Sa,

cho nên họ đã gấp rút phải có mặt ở Trường Sa bằng sức mạnh quân sự

Để thực hiện mục đích quân sự của mình, Trung Quốc đã cho xây một khu liên hợp,

như một căn cứ quân sự trên đảo Hoàng Sa, để làm bàn đạp nhằm mở rộng sự xâm

lược xuống quần đảo Trường Sa, mà từ trước tới giờ Trung Quốc chưa bao giờ đặt

chân tới

Ngày 30/7/1977, Ngoại trưởng Trung Quốc Hoàng Hoa đã công khai tuyên bố: “Khi thời

cơ đến, chúng ta sẽ thu hồi toàn bộ quần đảo Nam Sa (tức Trường Sa) mà không cần

phải thương lượng gì hết”

Tháng 6/1984, Quốc hội Trung Quốc đã phê chuẩn việc thành lập khu hành chính Hải

Nam trực thuộc tỉnh Quảng Đông, bao gồm trong đó cả hai quần đảo Hoàng Sa, Trường

Sa của Việt Nam

Ngày 5/9/1987, Hội nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc lần thứ 22 đã thông

qua đề nghị của Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương để thành lập tỉnh Hải Nam là

tỉnh thứ 30 của Trung Quốc Đồng thời trong năm 1987, Trung Quốc đã gấp rút lên kế

hoạch chuẩn bị tiến chiếm xuống Trường Sa

Để chuẩn bị cho cuộc xâm chiếm Trường Sa, các nhà lý luận quân sự Trung Quốc đã

trình bày trên tờ báo “Quân giải phóng” một bài viết mang tựa đề “Theo đuổi biên giới

không gian 3 mặt hợp lý” vào ngày 03/04/1987, qua bài báo đó các nhà quân sự Trung

Quốc cho rằng phải thiết lập hai đường biên giới: đường biên giới địa lý và đường biên

giới chiến lược Tức là họ cho rằng cần phải thành lập một đường biên giới chiến lược

(như một vùng đệm) kéo dài bên ngoài đường biên giới địa lý để nâng cao khả năng

phòng thủ từ xa của họ

Tháng 2 năm 1987, Trung Quốc đã cho một đội tàu quân sự trên 10 chiếc giả dạng là

tàu đánh cá để đi nắm tình hình trên quần đảo Trường Sa

Trang 9

Từ ngày 16/05/1987 đến ngày 6/6/1987 Hạm đội Nam Hải của Trung Quốc đã tổ chức

tập trận ở khu vực Trường Sa

Tháng 12/1987, Trung Quốc cho hạ thủy chiếc tàu chở máy bay trực thăng đầu tiên của

Hải quân Trung Quốc tại khu vực Biển Đông

Đến năm 1988, Trung Quốc quyết biến từ kế hoạch sang hành động Cuối tháng 1 năm

1988, Trung Quốc phái 10 tàu chiến xuống quần đảo Hoàng Sa, trong đó có 4 tàu được

điều xuống Trường Sa Ngày 31/1/1988 các tàu chiến này đã có hành động khiêu khích

2 tàu vận tải của Việt Nam trong khu bãi đá Chữ Thập và đá Châu Viên là hai bãi san hô

nửa nổi nửa chìm trên mặt nước

Sang tháng 2, Trung Quốc lại tăng cường thêm lực lượng hoạt động ở khu vực này có

lúc lên tới gần 20 chiếc tàu các loại, và một bộ tư lệnh đặc biệt đã được thành lập để chỉ

huy chiến dịch xâm lược này

Ngày 14/3, một biên đội tàu gồm 6 chiếc có trang bị tên lửa và pháo 100mm đã tấn

công, bắn cháy và đánh chìm 3 tàu vận tải của Việt Nam đang tiếp tế ở đảo Sinh Tồn,

khiến cho 74 thủy thủ Việt Nam hy sinh Khi tàu cứu trợ của Việt Nam lại gần để cấp

cứu những người bị nạn, Trung Quốc đã ngăn cản các tàu cứu trợ này

Như vậy, từ cuối tháng 1/1988, Trung Quốc đã tập trung một lực lượng lớn hải quân để

xâm lược quần đảo Trường Sa, nhằm mục tiêu tiếp tục chiếm đoạt Trường Sa bằng sức

mạnh quân sự vượt trội

Đến 1974, cùng sự thỏa hiệp của Mỹ, Trung Quốc đã đánh chiếm toàn bộ cụm đảo phía

Tây của Hoàng Sa

Đối với quần đảo Trường Sa, chúng ta khẳng định chúng ta là nước đầu tiên làm chủ

nguyên một vùng biển đảo rộng lớn, tuy nhiên, với lực lượng hải quân nhỏ bé, và điều

kiện phát triển chưa cao, chúng ta chỉ làm chủ ở một số đảo Năm 1971 Philippines đã

lấn chiếm và làm chủ 5 đảo thuộc phía Đông của quần đảo Trường Sa (gần

Philippines), đến 1973, họ lấn chiếm tiếp hai đảo ở phía Bắc

Sau đó, vào ngày 8 tháng 2 năm 1995, Philippines đã phát hiện ra sự xâm nhập của lực

lượng quân sự Trung Quốc trên bãi Vành Khăn (Mischief Reef), mà Philippines cho là

thuộc khu vực Kalayaan, một bộ phận lãnh thổ của Philippines Và xung đột giữa hai

bên đã nổ ra và kết thúc là Trung Quốc - với ưu thế quân sự mạnh hơn đã thành công

trong việc chiếm đoạt bãi Vành Khăn từ tay quân đội Philippines, cũng giống như sự

kiện Hoàng Sa năm 1974 và sự kiện Trường Sa năm 1988

Sự kiện bãi Vành Khăn được diễn ra trong một bối cảnh đặc biệt, lúc này các lực lượng

quân sự Mỹ vừa rút khỏi hai căn cứ quân sự ở Philippines là Subic và Clark năm 1992,

để Biển Đông ở vào trong tình trạng “chân không quyền lực”, đây là cơ hội để Trung

Quốc tiếp tục khẳng định sự hiện diện về quân sự của mình trên Trường Sa, tiếp theo

sau sự kiện 1988

Gầy đây, Trung Quốc đã luôn có các đụng độ trên biển với hầu hết các quốc gia trong

khu vực, từ Hoa Kỳ (với sự kiện tàu Impeccable ngày 8/3/2009), cho đến Nhật Bản,

Indonesia, Philippines, Malaysia và Việt Nam Những sự kiện đó cho thấy toan tính của

Trang 10

Trung Quốc về lãnh thổ đối với các quốc gia láng giềng khác, mặc dù lãnh đạo Trung

Quốc luôn khẳng định là “Trung Quốc trỗi dậy hòa bình” Nhưng chúng ta cần phải nhìn

thẳng vào những hành động của họ chứ không chỉ nghe những lời nói suông

1.2.2) Quá trình đấu tranh nhằm bảo vệ chủ quyền biển đảo của nước ta từ khi

Đảng ra đời.

Những ví dụ minh chứng cho hoạt động thực thi chủ quyền đối với Hoàng Sa và Trường

Sa của chính quyền Việt Nam thời phong kiến có rất nhiều Chẳng hạn tài liệu của linh

mục G.M.Taberd cho biết vào năm 1816, vua Gia Long đã cho thượng cờ xác lập chủ

quyền tại Hoàng Sa Trong sách Phủ Biên Tạp Lục, nhà bác học Lê Quý Đôn cũng đã

nêu rõ Hoàng Sa thuộc Việt Nam

Đến thời kỳ thuộc địa, chính quyền Pháp ở Đông Dương thường xuyên có hoạt động

khai thác, thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa, có lúc đặt quần đảo này dưới sự quản lý của

đơn vị hành chính Thừa Thiên

Trong Thế chiến 2, Nhật Bản đem quân sang chiếm Hoàng Sa năm 1939 và Pháp đã

phản đối Đến khi thất trận, Nhật buộc phải triệt thoái khỏi quần đảo này và Pháp trở lại

Tuy nhiên, sau đó Pháp rút đi do các biến cố trong đất liền Việt Nam Lúc này, Trung

Hoa Dân Quốc lợi dụng vai trò giải giới quân Nhật theo hòa hước Potsdam đã tiến tới

đảo Phú Lâm và Pháp đã gửi tàu Le Tonkinois tới tái chiếm quần đảo Hoàng Sa Đến

năm 1956, Trung Quốc (chính quyền Bắc Kinh) đã chiếm đảo Phú Lâm và Lin Côn

thuộc quần đảo Hoàng Sa bằng cách cho lính giả dạng ngư dân đổ bộ lên đảo

Dù Trung Quốc chiếm một phần quần đảo Hoàng Sa, chính quyền tại Việt Nam vẫn

chưa bao giờ từ bỏ chủ quyền và ngừng thực thi chủ quyền tại quần đảo này Năm

1951, tại Hội nghị San Francisco (Mỹ), Thủ tướng Trần Văn Hữu (kiêm Bộ trưởng Ngoại

giao) của Chính phủ Quốc gia Việt Nam đã long trọng tuyên bố chủ quyền của Việt Nam

trên quần đảo Hoàng Sa và không vấp phải sự phản đối của bất kỳ nước nào Trong

cuộc trả lời phỏng vấn tại Paris (Pháp) vào năm 1974, sau sự kiện Trung Quốc nổ súng

chiếm trọn Hoàng Sa, ông Hữu nói: “Chủ quyền Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa đã

được công khai tuyên bố nơi Hội nghị Hòa bình với Nhật

Năm 1951, tháng 9 dương lịch tại San Francisco” năm 1956 nhân cơ hội Pháp rút khỏi

Việt Nam để thực hiện hiệp định Genève, trong bối cảnh chưa đủ khả năng để quản lý

các vùng biển đảo của Việt Nam, thì Trung Quốc nhân cơ hội đã đánh chiếm cụm đảo

phía Đông của Hoàng Sa

Sau Hiệp định Geneve, Việt Nam bị phân thành hai miền Các quần đảo Hoàng Sa và

Trường Sa nằm dưới sự quản lý của chính quyền VNCH ở miền Nam Ngày 13.7.1961,

tổng thống của Đệ nhất Cộng hòa đã ban sắc lệnh đặt quần đảo Hoàng Sa (gọi là xã

Định Hải) trực thuộc tỉnh Quảng Nam Đến ngày 21.10.1969, thủ tướng của Đệ nhị

Cộng hòa ban hành nghị định sáp nhập xã Định Hải vào xã Hòa Long, thuộc quận Hòa

Vang, tỉnh Quảng Nam

Ngày đăng: 05/07/2016, 11:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w