DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Tổng hợp kết quả các nghiên cứu đi trước về các lỗi trong tiến hành, tính điểm và diễn giải các trắc nghiệm trí tuệ của Wechsler dừng lại cho 10 tiểu trắc nghiệm c
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TRẦN ĐĂNG HƯNG
NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH VÀ TÍNH ĐIỂM
WISC-IV PHIÊN BẢN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC
HÀ NỘI – 2017
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NHỮNG LỖI THƯỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH VÀ TÍNH ĐIỂM
WISC-IV PHIÊN BẢN VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG
TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN
Mã số: THÍ ĐIỂM
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Thành Nam
HÀ NỘI – 2017
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn thạc sĩ Tâm lý học, tôi đã nhận được vô vàn sự hỗ trợ và giúp đỡ của các cá nhân và tập thể
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất tới TS Trần Thành Nam - người thầy đầy trí tuệ và nhiệt huyết đã luôn theo sát chỉ dẫn từng bước và không ngừng khuyến khích, động viên tôi hoàn thành nghiên cứu này
Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các thầy cô trong khoa đào tạo sau đại học đã luôn nhiệt tình giảng dạy, hướng dẫn và truyền lại những kiến thức giá trị tới các học viên trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Tôi xin chân thành cảm ơn tới những học viên tham gia khóa ”Tập huấn sử dụng trắc nghiệm WISC-IV phiên bản Việt Nam” đã tham gia rất nhiệt tình trong quá trình nghiên cứu của tôi
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình và bạn bè - những người đã luôn hỗ trợ và ủng hộ tôi trong suốt 2 năm hoàn thành chương trình thạc sĩ
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 27 tháng 11 năm 2017
Tác giả luận văn
Trần Đăng Hưng
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH ix
MỞ ĐẦU - 1 -
1 Lý do chọn đề tài - 1 -
2 Mục đích nghiên cứu - 4 -
3 Câu hỏi nghiên cứu - 4 -
4 Giả thuyết nghiên cứu - 5 -
5 Nhiệm vụ nghiên cứu - 5 -
6 Đối tượng nghiên cứu - 6 -
7 Khách thể nghiên cứu - 6 -
8 Phương pháp nghiên cứu - 6 -
9 Cấu trúc của luận văn - 6 -
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN - 7 -
1.1 Các nghiên cứu đi trước về lỗi tiến hành, tính điểm năng lực nhận thức bằng các trắc nghiệm đánh giá trí tuệ của Wechsler - 7 -
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài - 7 -
1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam - 12 -
1.2 Về trắc nghiệm Wechsler - 14 -
1.2.1 Các bộ trắc nghiệm Wechsler - 14 -
1.2.2 Bộ trắc nghiệm WISC-IV và WISC-IV phiên bản Việt - 15 -
1.3 Quy định về cách tiến hành, tính điểm và diễn giải trắc nghiệm WISC-IV-VN - 23 - 1.3.1 Những nguyên tắc tiến hành WISC-IV-VN: - 23 -
1.3.2 Những nguyên tắc tính điểm WISC-IV-VN - 32 -
1.4 Khái niệm lỗi tiến hành và tính điểm trắc nghiệm - 34 -
1.5 Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc mắc lỗi khi tiến hành và tính điểm WISC-IV-VN - 35 -
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 37 -
2.1 Tổ chức nghiên cứu - 37 -
2.1.1 Giai đoạn 1: Nghiên cứu thảo luận nhóm tập trung - 38 -
2.1.2 Giai đoạn 2: Nghiên cứu quan sát tham dự - 40 -
2.1.3 Giai đoạn 3: Nghiên cứu sản phẩm hoạt động - 42 -
Phương pháp nghiên cứu - 43 -
Trang 52.2.1 Nghiên cứu tài liệu - 43 -
2.2.2 Thảo luận nhóm tập trung - 44 -
2.2.3 Nghiên cứu quan sát tham dự - 44 -
2.2.4 Nghiên cứu sản phẩm hoạt động - 45 -
2.2.5 Thống kê xã hội học - 45 -
2.2.6 Nghiên cứu trường hợp - 45 -
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - 46 -
3.1 Kết quả nghiên cứu thảo luận nhóm tập trung - 46 -
3.1.1 Thực trạng kết quả thảo luận nhóm tập trung - 46 -
3.1.2 Kết luận cho phần nghiên cứu thảo luận nhóm tập trung - 51 -
3.2 Kết quả nghiên cứu quan sát tham dự - 52 -
3.2.1 Thực trạng lỗi mắc phải trong quá trình chuẩn bị bối cảnh trước khi tiến hành trắc nghiệm WISC-IV-VN - 52 -
3.2.2 Thực trạng các lỗi mắc phải trong quá trình tiến hành 10 tiểu trắc nghiệm cơ bản của WISC-IV-VN - 53 -
3.2.3 Thực trạng các lỗi mắc phải trong quá trình tính điểm trắc nghiệm WISC-IV-VN - 55 -
3.2.4 Bàn luận về kết quả nghiên cứu sản phẩm quan sát tham dự - 56 -
3.2.5 Kết luận cho phần nghiên cứu sản phẩm quan sát tham dự - 57 -
3.3 Kết quả nghiên cứu sản phẩm hoạt động - 58 -
3.3.1 Thực trạng các lỗi mắc phải trong quá trình tiến hành và ghi chép kết quả trắc nghiệm WISC-IV-VN - 59 -
3.3.2 Thực trạng các lỗi mắc phải trong quá trình tính điểm kết quả trắc nghiệm WISC-IV-VN - 60 -
3.3.3 Bàn luận về kết quả nghiên cứu sản phẩm hoạt động - 61 -
3.3.4 Kết luận phần nghiên cứu sản phẩm hoạt động - 61 -
3.4 Kết quả nghiên cứu trường hợp - 62 -
3.4.1 Thực trạng lỗi và một số phương pháp khắc phục - 62 -
3.4.2 Kết luận phần nghiên cứu tường hợp - 63 -
KẾT LUẬN - 64 -
KHUYẾN NGHỊ - 65 -
HẠN CHẾ - 69 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO 70
Trang 6IQ Chỉ số Thông minh (Intelligence Quotient)
PRI Chỉ số Tƣ duy tri giác
PSI Chỉ số Tốc độ xử lý
SKTT Sức khỏe tâm thần
VCI Chỉ số Hiểu lời nói
WMI Chỉ số Trí nhớ công việc
WISC-IV Thang đo trí tuệ Wechsler dành cho trẻ em - ấn bản lần
thứ 4 WISC-IV-VN Thang đo trí tuệ Wechsler dành cho trẻ em - ấn bản lần
thứ 4 - phiên bản Việt
Trang 7DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Tổng hợp kết quả các nghiên cứu đi trước về các lỗi
trong tiến hành, tính điểm và diễn giải các trắc nghiệm trí tuệ của Wechsler
dừng lại cho 10 tiểu trắc nghiệm cơ bản của IV-VN
WISC-26
Bảng 3.1 Các lỗi tiến hành 10 tiểu trắc nghiệm WISC-IV-VN
theo kết quả thảo luận nhóm tập trung
46
Bảng 3.2 Tần suất lỗi mắc phải trong quá trình chuẩn bị bối
cảnh trước khi tiến hành trắc nghiệm WISC-IV-VN
52
Bảng 3.3 Tỉ lệ trung bình lỗi mắc phải trong quá trình tiến
hành 10 tiểu trắc nghiệm cơ bản của WISC-IV-VN
so sánh với tỉ lệ trung bình trong nghiên cứu của Mrazik và cộng sự
53
Bảng 3.4 Tần suất lỗi mắc phải trong quá trình tính điểm trắc
nghiệm WISC-IV-VN
55
Bảng 3.5 Tỉ lệ số lỗi mắc phải trong quá trình tiến hành và
quá trình tính điểm trắc nghiệm WISC-IV-VN
57
Trang 8Bảng 3.6 Số liệu thống kê lỗi mắc phải trong quá trình tiến
hành và ghi chép kết quả trắc nghiệm WISC-IV-VN
58
Bảng 3.7 Số liệu thống kê lỗi mắc phải trong quá trình
tính điểm kết quả trắc nghiệm WISC-IV-VN
59
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Thành phần cấu trúc trắc nghiệm WISC-IV 22 Hình 1.2 Ví dụ về cách tính tuổi thực khi tiến hành trắc nghiệm
Trang 10MỞ ĐẦU
Trắc nghiệm tâm lý được định nghĩa là một tập hợp các thủ tục/quy trình được tiêu chuẩn hóa để đo một hoặc một số cấu trúc tâm lý được quan tâm Tiêu chuẩn hóa ở được hiểu là những thủ tục chi tiết cho việc thiết lập bối cảnh làm việc, quy trình thu thập dữ liệu, quy trình tính điểm, quy trình diễn giải phải theo những quy định chuẩn bắt buộc theo từng bộ trắc nghiệm Nói theo cách khác, tất cả các thủ tục đo lường của trắc nghiệm phải được tiến hành chính xác theo một quy trình thống nhất để kết quả có thể so sánh với chuẩn điểm đã được tính toán trên mẫu (Stinnett và cộng sự, 1994)
Do đặc thù ngành Tâm lý ở Việt Nam vẫn còn là một ngành mới, chưa có sự quản lý nghiêm ngặt cũng như một hệ quy chiếu về tính chính xác và độ hiệu quả trong việc sử dụng các trắc nghiệm để đánh giá, dẫn đến việc sử dụng các trắc nghiệm sao cho phù hợp, chính xác bao gồm từ việc lựa chọn trắc nghiệm, các thao tác tiến hành trắc nghiệm, tổng kết và tính điểm theo đúng hệ thống quy trình lại là một vấn đề khó kiểm soát Nguyên nhân xuất phát từ việc những bộ trắc nghiệm này không được xây dựng hoặc chuẩn hóa theo một quy trình đúng tiêu chuẩn khoa học Bởi vậy, kết quả diễn giải cho một trắc nghiệm chỉ có thể được sử dụng như một số liệu tham khảo chứ không thể sử dụng như một cơ sở cho việc đánh giá
Hiện nay đã có nhiều đơn vị khác nhau tổ chức thực hiện việc chuẩn hóa các bộ trắc nghiệm do nước ngoài thiết kế để có thể sử dụng hợp chuẩn
ở Việt Nam Việc chuẩn hóa các bộ trắc nghiệm giúp cho các nhà tâm lý ở Việt Nam có thêm những công cụ đánh giá lượng giá khoa học, từ đó có thể diễn giải những kết quả đánh giá một cách chính xác và khoa học Những bộ
Trang 11trắc nghiệm đã và đang được chuẩn hóa tại Việt Nam có thể kể đến như: bộ trắc nghiệm đánh giá trí tuệ trẻ em Wechsler phiên bản 4 (WISC-IV), bộ trắc nghiệm Bayley đánh giá sự phát triển của trẻ phiên bản 3 (Bayley-III),
bộ trắc nghiệm đánh giá trí tuệ trẻ em Wechsler phiên bản 5 (WISC-V)
Trắc nghiệm đánh giá trí tuệ trẻ em Wechsler phiên bản lần thứ 4 (xuất bản năm 2003) là một bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực trí tuệ được sử dụng rất phổ biến trên thế giới Bộ trắc nghiệm này đã được giới nghiên cứu
và các nhà lâm sàng đánh giá cao vì tính chuẩn hóa, quy trình thực hiện chặt chẽ và đưa ra thông tin chẩn đoán, dự báo hữu ích Mục đích sử dụng của trắc nghiệm này cũng khá rộng từ giúp hiểu được năng lực trí tuệ của trẻ nói chung đến hỗ trợ nhà lâm sàng xác định các vấn đề rối loạn học tập, các dạng thiểu năng học tập, nhận diện tài năng để lên kế hoạch học tập mang tính thích ứng cho cá nhân học sinh (Weiss và cộng sự, 2006) WISC-IV được chuẩn hóa vào năm 2009, là bộ trắc nghiệm được chuẩn hóa theo quy trình chuẩn quốc tế ở Việt Nam Do đó WISC-IV phiên bản Việt Nam cũng
là bộ trắc nghiệm có chương trình tập huấn sử dụng theo một quy trình hệ thống và khoa học tại Việt Nam
Cho đến thời điểm hiện tại, bộ trắc nghiệm này đã được thích nghi để
sử dụng cho trên 70 nước trên thế giới (Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Hoàng Minh và cộng sự 2011) Tại Việt Nam, trắc nghiệm đánh giá trí tuệ trẻ em Wechsler phiên bản lần thứ IV đã được Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội thích nghi từ năm 2010 với tên gọi là Bộ trắc nghiệm đánh giá trí tuệ trẻ em Wechsler phiên bản Việt (viết tắt là WISC-IV-VN) Trắc nghiệm này đã được thích nghi theo quy trình chuẩn quốc tế khi thích nghi một trắc nghiệm nước ngoài vào Việt Nam do Van Widenfelt và cộng sự (2005) đề xuất Nghiên cứu thích nghi cũng đã đưa ra bằng chứng khẳng định độ tin cậy và độ hiệu lực của trắc nghiệm WISC-IV-VN khá cao có thể
Trang 12phản ánh chính xác khả năng nhận thức của trẻ em Việt Nam từ 6-16 tuổi
Cụ thể là hệ số Cronbach alpha phản ánh sự thống nhất bên trong của thang Điểm tổng trí tuệ (FSIQ) lớn hơn 0,9; hệ số Cronbach alpha của các hệ số điểm trí tuệ thành phần gồm Tư duy ngôn ngữ - VCI, Tư duy tri giác - PRI, Trí nhớ công việc-WMI và Tốc độ xử lý -PSI cũng dao động từ 0,88 đến 0,94; độ ổn định bên trong của 10 tiểu trắc nghiệm cơ bản trong WISC-IV-
VN ở trong giới hạn từ 0,81 đến 0,95 (Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Hoàng Minh và cộng sự 2011)
Sau khi được thích nghi văn hóa và định chuẩn trên mẫu trẻ em Việt Nam, Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã công bố kết quả và triển khai tập huấn cách tiến hành, tính điểm, diễn giải và báo cáo WISC-IV-VN cho hơn 200 chuyên gia đang hoạt động trong lĩnh vực tâm lý học lâm sàng trên cả nước (bắt đầu từ năm 2011 cho đến nay) Cũng như các trắc nghiệm quy chuẩn khác, để kết quả có hiệu lực diễn giải, việc thực hiện
và tính điểm WISC-IV-VN phải tuân thủ những quy trình rất chuẩn xác Tuy vậy, trong quá trình giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho học viên sau tập huấn, chúng tôi phát hiện ra một số lỗi trong tiến hành và tính điểm mà nhiều học viên hay gặp Những lỗi tiến hành này chưa được bất kỳ một nghiên cứu nào phản ánh Việc tìm ra những lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng không chỉ góp phần đưa ra những khuyến nghị cho cả đơn vị tổ chức tập huấn lẫn những học viên tham gia tập huấn trắc nghiệm WISC-IV mà còn có thể giúp những đơn vị tổ chức những khóa tập huấn trắc nghiệm khác sử dụng như một cơ sở tham khảo nhằm xây dựng nên những khóa tập huấn chất lượng hơn, hiệu quả hơn
Từ những lí do trên, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Những lỗi thường gặp trong quá trình thực hành và tính điểm trắc nghiệm WISC-IV phiên bản Việt Nam” Nghiên cứu được kỳ vọng sẽ đưa ra được kết quả
Trang 13lượng giá về (1) Những lỗi thường gặp trong quá trình thực hành trắc nghiệm và (2) Tỉ lệ lỗi mắc phải cũng như tỉ lệ số lượng những nghiệm viên mắc lỗi trong quá trình thực hành trắc nghiệm Từ đó những người thực hành trắc nghiệm có thể chú ý hơn, hạn chế tối đa các lỗi phát sinh trong quá trình thực hành trắc nghiệm
Đề tài được tiến hành nhằm phát hiện những lỗi thường gặp trong quá trình thực hành và tính điểm trắc nghiệm WISC-IV phiên bản Việt trên khách thể là những chuyên gia đã trải qua quá trình tập huấn tiến hành tính điểm và diễn giải trắc nghiệm WISC-IV phiên bản Việt Từ đó nâng cao độ tin cậy và độ hiệu lực của trắc nghiệm WISC-IV cũng như nâng cao năng lực thực hành đánh giá trí tuệ bằng trắc nghiệm WISC-IV phiên bản Việt cho những nhà thực hành đang sử dụng trắc nghiệm này để cung cấp dịch vụ cho cộng đồng
Người tiến hành trắc nghiệm WISC-IV phiên bản Việt thường gặp lỗi trong giai đoạn nào của quá trình tiến hành, tính điểm trắc nghiệm WISC-IV phiên bản Việt trên khách thể
Những lỗi thường gặp diễn ra trong từng giai đoạn nào của quá trình tiến hành, tính điểm trắc nghiệm WISC-IV phiên bản Việt là gì
Những lỗi thường mắc phải tập trung ở các tiểu trắc nghiệm nào Người tiến hành trắc nghiệm WISC-IV phiên bản Việt có mắc lỗi khi tính điểm kết quả không
Trang 144 Giả thuyết nghiên cứu
Người tiến hành trắc nghiệm thường gặp lỗi trong cả ba giai đoạn (i) trước khi tiến hành trắc nghiệm; (ii) trong khi tiến hành trắc nghiệm và (iii) sau khi tiến hành trắc nghiệm WISC-IV phiên bản Việt
Người tiến hành thường gặp nhiều lỗi hơn trong các tiểu trắc nghiệm đánh giá năng lực Tư duy ngôn ngữ
Người tiến hành cũng thường mắc các lỗi quy trình tiến hành như vi phạm các nguyên tắc về điểm bắt đầu; điềm dừng lại, quay lại, ghi nguyên văn câu trả lời
Về phần tính điểm, người tiến hành thường gặp lỗi trong việc tính tổng điểm thô sai hoặc quy đổi từ điểm thô ra điểm chuẩn; từ điểm chuẩn ra điểm thành phần thiếu chính xác do tính toán sai tuổi thực của trẻ
Để thực hiện được mục đích nghiên cứu như trên người nghiên cứu phải thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Nghiên cứu lý luận để phát hiện các lỗi tiến hành và tính điểm trong các bằng chứng nghiên cứu đi trước
- Tổ chức nghiên cứu khám phá để Khảo sát, phát hiện các lỗi tiến hành, tính điểm trắc nghiệm WISC-IV-VN thể của các chuyên gia, nhà thực hành trong quá trình thực hiện trắc nghiệm
- Tổ chức nghiên cứu sản phẩm hoạt động của những nhà thực hành
để có thêm bằng chứng về những lối tiến hành và tính điểm
- Trên cơ sở các lỗi tiến hành, tính điểm thu được, nghiên cứu phát triển một bộ công cụ hướng dẫn các bước chi tiết cho quá trình tiến hành, tính điểm trắc nghiệm WISC-IV-VN để hỗ trợ các chuyên gia, nhà thực hành trong quá trình thực hiện trắc nghiệm
Trang 156 Đối tượng nghiên cứu
Các lỗi thường gặp trong quá trình tiến hành, tính điểm trắc nghiệm WISC-IV phiên bản Việt
- 70 khách thể cho nghiên cứu thảo luận nhóm tập trung
- 45 khách thể cho nghiên cứu quan sát tham dự
- 33 khách thể trong nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Nghiên cứu tài liệu
- Thảo luận nhóm tập trung
- Nghiên cứu quan sát tham dự
- Nghiên cứu sản phẩm hoạt động
- Thống kê xã hội học
- Nghiên cứu trường hợp
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Khuyến nghị, Hạn chế, Phụ lục, luận văn có cấu trúc gồm 3 chương:
- Chương 1: Tổng quan và cơ sở lý luận
- Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Trang 16CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
lực nhận thức bằng các trắc nghiệm đánh giá trí tuệ của Wechsler
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Các nghiên cứu đi trước về phân tích lỗi tiến hành, tính điểm và diễn giải trắc nghiệm rất được chú trọng vì vai trò quan trọng của nó trong việc giúp đưa ra những kết luận chính xác về định hướng giáo dục cũng như can thiệp cho người được đánh giá Tuy nhiên, với các trắc nghiệm đánh giá trí tuệ nhận thức của Wechsler, không có nhiều bằng nghiên cứu Sử dụng cơ
sở dữ liệu của Psychinfo để tìm kiếm với các từ khóa “administration & scoring errors”; “cognitive assessment” và “Wechsler”, tác giả đã tìm thấy một số bằng chứng nghiên cứu đi trước như sau
Theo nghiên cứu Thực hành và chấm điểm lỗi của học viên tham gia tập huấn WISC-IV: Các vấn đề và tranh cãi (Martin Mrazik và cộng sự, 2012), thực hiện trên 19 học viên tham gia tập huấn sử dụng trắc nghiệm WISC-IV phiên bản Canada Có tổng cộng 511 lỗi trên 107 trong số 114 bản
ghi điểm, trung bình 4,48 cho mỗi bản ghi điểm Theo dự đoán, nghiệm viên
có số lỗi lớn nhất trong các tiểu trắc nghiệm Từ vựng, Tìm điểm tương đồng
và Hiểu biết, chiếm 80,2% tất cả các lỗi Đối với nghiên cứu này, bất kỳ phản hồi nào mà truy vấn đã bị bỏ lỡ, một truy vấn được sử dụng không đúng, hoặc được sử dụng khi nó không được xác định là lỗi Dựa vào quy trình này, người ta phát hiện ra rằng các vấn đề với câu hỏi truy vấn là lỗi
phổ biến nhất trong ba tiểu trắc nghiệm này (37,3% của tất cả các lỗi)
Theo nghiên cứu về lỗi khi tiến hành, ghi chép và tính điểm WISC-III (Michael S Belk và cộng sự, 2002) các lỗi của người thực hành có thể gây ra
Trang 17sự thay đổi về chỉ số IQ trên 11% số lượng kết quả đánh giá Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những sai sót trong quá trình tiến hành Thứ nhất, các nghiệm viên muốn tránh những sai sót có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của trẻ Thứ hai, kết quả của tiểu trắc nghiệm này có thể ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả của một tiểu trắc nghiệm khác Thứ ba, việc sai sót có thể dẫn đến sự mất niềm tin từ phía cộng đồng đối với những người cung cấp dịch vụ tâm lý
Công trình nghiên cứu Những lỗi trong thực hành và tính điểm
WISC-IV của Scott A Loe và cộng sự (Tạp chí Đánh giá Tâm lý Giáo dục, 2007),
điều tra trên 51 bản đánh giá trắc nghiệm được thực hiện bởi các học viên đã tham gia tập huấn, để thu được dữ liệu mô tả tần suất lỗi của nghiệm viên và ảnh hưởng của những lỗi đó đến kết quả đánh giá Số lỗi trung bình trên một bản kết quả là 25,8 Các lỗi phổ biến nhất là không đặt truy vấn câu trả lời phù hợp, chấm điểm quá cao cho một câu trả lời và không ghi lại phản ứng của nghiệm thể trong lúc tiến hành trắc nghiệm
Hướng nghiên cứu về phân tích lỗi tiến hành, tính điểm và diễn giải trắc nghiệm trên thế giới rất được chú trọng vì vai trò quan trọng của nó trong việc giúp đưa ra những kết luận chính xác về định hướng giáo dục cũng như can thiệp cho người được đánh giá Sử dụng cơ sở dữ liệu của Psychinfo và Proquest để tìm kiếm với các từ khóa “administration & scoring errors”; “cognitive assessment” và “Wechsler”, tác giả đã tìm thấy một số bằng chứng nghiên cứu khẳng định (i) lỗi tiến hành và tính điểm khi thực hiện các bộ công cụ đo năng lực trí tuệ, nhận thức là một điều phổ biến (Alfonso et al., 1998; Loe, Kadlubek, & Marks, 2007; Sherrets, Gard, & Langner, 1979; Slate & Chick, 1989; Slate, Jones, Coulter, & Covert, 1992); (ii) lỗi sai có thể rất nhỏ và đơn giản như cộng sai các hệ số điểm thô lại có
hệ lụy to lớn làm thay đổi kết quả và kết luận về các năng lực trí tuệ của
Trang 18nghiệm thể (Alfonso et al., 1998)
Bằng chứng nghiên cứu đi trước cũng khẳng định các lỗi sai thường thấy nhất trong các nghiên cứu khảo sát về lỗi tiến hành và tính điểm bằng các trắc nghiệm đo năng lực nhận thức và trí tuệ của Wechsler là tính sai tổng điểm trí tuệ; tính sai tuổi thực; tiến hành các tiểu trắc nghiệm sai khi chưa thiết lập được điểm sàn hoặc dừng tiến hành trắc nghiệm khi chưa thiết lập được điểm trần (Ramos, E., Alfonso, V C., & Schermerhorn, S M., 2009) Bảng 1.1 dưới đây trình bày tóm tắt một số bằng chứng nghiên cứu
về lỗi trong tiến hành, tính điểm và diễn giải các trắc nghiệm trí tuệ các trắc nghiệm của Wechsler đã tìm được trên các cơ sở dữ liệu khảo sát
Bảng 1.1 Tổng hợp kết quả các nghiên cứu đi trước
về các lỗi trong tiến hành, tính điểm và diễn giải các trắc nghiệm trí tuệ của Wechsler
Tên nghiên cứu/
tác giả
Mẫu nghiên cứu
Trắc nghiệm
Kết quả nghiên cứu
nhà tâm lý học đường
WISC 89% nghiệm viên mắc ít
nhất 1 lỗi trong quá trình tiến hành Lỗi phổ biến nhất là lỗi tính điểm (gồm
cả cộng điểm và chuyển điểm)
Slate & Chick
(1989)
14 nghiên cứu sinh
WISC-R 100% khách thể đều mắc
một vài lỗi; 66% mắc lỗi đến mức làm thay đổi hệ số tổng điểm trí tuệ (FSIQ)
Trang 19Slate & Jones
(1990)
26 nghiên cứu sinh
WISC-R Số lượng lỗi trung bình
trên mỗi nghiệm thể là 11,3 lỗi; thường gặp nhất là lỗi không ghi được nguyên văn chính xác phần trả lời của nghiên thể; cho điểm sai; đặt câu hỏi sai
III
WISC-Số lượng lỗi trung bình trên mỗi nghiệm thể là 7,8 lỗi Lỗi thường gặp nhất là không ghi được nguyên văn chính xác phần trả lời của nghiên thể; không đưa
ra câu hỏi truy vấn khi cần, báo cáo sai điểm hệ số Tư duy ngôn ngữ và hệ tố Tổng điểm trí tuệ; tính cộng sai điểm thô các tiểu trắc nghiệm
LoBello, S G.,
& Holley, G
(1999)
25 nghiên cứu sinh
WIPPSI-R
100% khách thể đều mắc một vài lỗi; số lỗi trung bình trên 1 trường hợp là 12,97 nhưng hầu hết đều không ảnh hưởng đến mức Tổng điểm trí tuệ
Belk, M S., 21 nghiên cứu WISC- 100% khách thể đều mắc
Trang 20Loe, Kadlubek,
& Marks (2007)
17 nghiên cứu sinh
WISC-IV
Số lỗi trung bình 25,8 trên một hồ sơ Các lỗi thường gặp là cho điểm quá cao và không đặt câu hỏi truy vấn phù hợp; tính điểm, chuyển điểm không chính xác làm ảnh hưởng đến điểm số Tổng điểm trí tuệ (FSIQ)
và Tư duy ngôn ngữ (VCI) Mrazik, M.,
WISC-IV
94% các hồ sơ đều có lỗi
Số lỗi tính trung bình trên 1
hồ sơ là 6,28 Các tiểu trắc nghiệm Tư duy ngôn ngữ gồm Từ vựng, Hiểu biết chung và Tìm sự tương đồng mắc 80% trong tổng
Trang 21số các lỗi được phát hiện Alper, J (2013) 52 nghiên cứu
sinh
WISC-IV
98% các hồ sơ đều có lỗi
Số lỗi tính trung bình trên 1
hồ sơ là 13,3 Có 5 loại lỗi thường gặp nhất là tính điểm thô không chuẩn; cho điểm từng item sai; không đặt câu hỏi truy vấn khi cần; không đưa gợi ý phù hợp và không ghi được nguyên văn câu trả lời của nghiệm thể
1.1.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam
Ở Việt Nam, chưa có bất cứ một nghiên cứu lượng hóa các lỗi tiến hành và tính điểm đối với trắc nghiệm WISC-IV-VN Nghiên cứu của tác giả là nghiên cứu đầu tiên về đề tài này Cho đến hiện tại, số liệu nghiên cứu
đã được công bố trong 2 công trình nghiên cứu: “Lỗi tiến hành và tính điểm trắc nghiệm WISC-IV phiên bản Việt: Kết quả nghiên cứu thảo luận nhóm tập trung” (Trần Thành Nam, Trần Đăng Hưng, 2016) và “Lỗi tiến hành và tính điểm trắc nghiệm WISC-IV phiên bản Việt: Kết quả nghiên cứu quan sát tham dự” (Trần Thành Nam, Trần Đăng Hưng, 2017) cũng chính là số liệu nghiên cứu của chính đề tài này Chưa có bất kỳ một nghiên cứu hệ thống nào tại Việt Nam bàn về những lỗi tiến hành và tính điểm trắc nghiệm WISC-IV phiên bản Việt ngoài nghiên cứu của tác giả (xem Phụ lục)
Tóm lại, qua điểm luận kết quả nghiên cứu đi trước, có thể kết luận rằng việc mắc lỗi trong quá trình tiến hành và tính điểm các trắc nghiệm trí
Trang 22tuệ là phổ biến Đối với trắc nghiệm WISC-IV, bằng chứng nghiên cứu đi trước cho thấy số lượng lỗi mắc phải trong một hồ sơ trung bình từ 4,48 đến 25,8 lỗi tùy theo đối tượng và phương pháp khảo sát Các nghiên cứu đều kết luận số lỗi tập trung nhiều vào các tiểu trắc nghiệm của Tư duy ngôn ngữ (VCI) và làm sai lệch hệ số Tổng điểm trí tuệ nói chung Qua việc tổng kết các nghiên cứu đi trước, phương pháp chủ yếu được sử dụng trong các nghiên cứu này thường là quan sát tham dự đồng đẳng, quan sát tham dự của người giám sát và nghiên cứu sản phẩm hoạt động phiếu ghi điểm Hạn chế của các nghiên cứu đi trước là ở chỗ hầu hết các nghiên cứu được tiến hành trên những nghiên cứu sinh đang trong quá trình thực hành đánh giá trắc nghiệm Điều này có thể không phản ánh đúng thực trạng các lỗi tiến hành
và tính điểm của các chuyên gia/ nhà tâm lý thực hành có kinh nghiệm lâu năm
Tiểu kết: Như vậy, bằng chứng từ các các nghiên cứu đi trước ở nước
ngoài cho thấy lỗi tiến hành và tính điểm trắc nghiệm trong các nghiên cứu trên thế giới là phổ biến Thực tế công tác đánh giá ở Việt nam dù chưa có nghiên cứu định lượng nhưng các dữ liệu định tính cũng khẳng định nghiệm viên mắc nhiều lỗi cả trước, trong và sau quá trình đánh giá Nguyên nhân gây lỗi có thể do khách quan từ phía bối cảnh tiến hành trắc nghiệm (phòng không đủ không gian, ánh sáng, yên tĩnh), có thể do chủ quan từ phía nghiệm viên (quên không cộng điểm/cộng điểm sai/quên không cộng điểm thưởng/cộng điểm sau khi điểm trần đã được thiết lập/cộng điểm thô sai/chấm điểm sai dẫn đến tổng điểm bị sai lệch; tính sai tuổi thực/tra nhầm bảng độ tuổi/tính nhầm điểm đa hợp VCI, PRI, WMI và PSI/không tính điểm GAI và CPI khi tổng điểm FSIQ không đủ độ tin cậy )
Trang 231.2 Về trắc nghiệm Wechsler
1.2.1 Các bộ trắc nghiệm Wechsler
Wechsler David là một giáo sư lâm sàng làm việc tại Bệnh viện Tâm thần Bellevue Ông là tác giả của rất nhiều bộ trắc nghiệm đánh giá trí tuệ Các trắc nghiệm đánh giá trí tuệ của Wechsler bao gồm:
WAIS (Wechsler Adult Intelligence Scale): ra đời lần đầu năm
1939, sau đó gọi là Wechsler-Bellevue Intelligence Test, dùng để đánh giá trí tuệ người lớn trên 16 tuổi
WISC (Wechsler Intelligence Scale for Children): ra đời lần đầu năm 1949, dùng để đánh giá cho trẻ từ 5 – 15 tuổi, các phiên bản sau từ 6-16 tuổi
WPPSI (Wechsler Preschool and Primary Scale of Intelligence): ra đời lần đầu năm 1967, dùng để đánh giá cho trẻ em trước
tuổi đi học từ 4-7 tuổi
Thang đo trí tuệ Wechsler dành cho trẻ em (Wechsler Intelligence
Scale for Children – tên viết tắt là WISC) là một bộ thang đánh giá các lĩnh vực phát triển của trẻ em Phiên bản WISC đầu tiên ra đời năm 1939 dùng cho trẻ từ 5 đến 15 tuổi Các phiên bản sau này được dung cho trẻ từ 6 đến
16 tuổi Trải qua nhiều lần sửa đổi và bổ sung, trắc nghiệm WISC đã được phát hành thêm 4 phiên bản chính thức là WISC-R (năm 1974), WISC-III (năm 1991), WISC-IV (năm 2003) và WISC-V (năm 2014)
Trắc nghiệm WISC-IV là bộ trắc nghiệm đánh giá sự phát triển của trẻ em ở các lĩnh vực bao gồm Tư duy ngôn ngữ, Tư duy tri giác, Trí nhớ công việc và Tốc độ xử lý dành cho trẻ từ 6 tuổi đến 16 tuổi 11 tháng Từ đó quy ra một hệ điểm số chung nhằm xác định và xếp loại tư duy
WISC-IV là bộ công cụ đánh giá đầu tiên được chuẩn hóa theo một
Trang 24quy trình chuyên nghiệp và hệ thống để có thể sử dụng đánh giá trí tuệ cho trẻ em ở Việt Nam một cách khoa học
1.2.2 Bộ trắc nghiệm WISC-IV và WISC-IV phiên bản Việt
Bộ trắc nghiệm WISC-IV: Trắc nghiệm đánh giá trí tuệ trẻ em
Wechsler phiên bản lần thứ 4 (WISC-IV; Wechsler, 2003) là một bộ trắc nghiệm đánh giá năng lực trí tuệ được sử dụng rất phổ biến trên thế giới Bộ trắc nghiệm này được gắn mác C có nghĩa là để tiến hành, tính điểm và diễn giải nó một cách chính xác thì người tiến hành phải có tối thiểu bằng đại học
và phải được tập huấn một cách chuyên sâu, kỹ càng Nói đến chuyên sâu kỹ càng, Fantuzzo và cộng sự (1983) đã mô tả điều kiện tối thiểu cần (i) 3-5 giờ làm quen với bộ công cụ trắc nghiệm, các biểu mẫu và cẩm nang hướng dẫn; (ii) 60 – 90 giờ được huấn luyện về quy trình tiến hành, tính điểm và diễn giải trên phương diện lý thuyết để phát hiện và giảm thiểu những điểm mắc lỗi; (iii) quan sát ít nhất 3 ca đánh giá được thực hiện bởi những nhà lâm sàng có kinh nghiệm nhất và (iv) tự thực hành ít nhất 3 ca đánh giá dưới sự giám sát của những nhà tâm lý lâm sàng có kinh nghiệm (Fantuzzo và cộng
sự, 1983) Còn theo Gilmore và Campbell (2009) thì tổng số thời gian trung bình để huấn luyện người tiến hành trắc nghiệm của Wechsler lên tới 107 giờ (Gilmore và Campbell, 2009)
Mặc dù vậy, ngay cả với những người được huấn luyện chuyên sâu với quy trình chuẩn như trên thì bằng chứng nghiên cứu vẫn chỉ ra việc mắc lỗi là phổ biến nếu nhà tâm lý bỏ bẵng không thực hành liên tục trong một khoảng thời gian (Loe và cộng sự, 2007) Số lỗi mắc phải cũng thường khác nhau tùy theo các phiên bản trắc nghiệm nhưng thường phân thành các nhóm như (a) lỗi tiến hành (ví dụ như không tuân thủ nguyên tắc quay trở lại khi không thiết lập được điểm sàn; không đọc hướng dẫn như quy định); (b) lỗi tính điểm (ví dụ như chuyển điểm thô sang điểm chuẩn sai); (c) lỗi
Trang 25tính toán (ví dụ như tính tuổi sai; cộng điểm thô sai…) (Kuentzel và cộng
sự, 2011)
Bộ trắc nghiệm WICS-IV phiên bản Việt: là phiên bản thích nghi của
bộ trắc nghiệm WISC-IV (Wechsler, 2003) cho đối tượng trẻ Việt Nam được Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội tiến hành thích nghi từ năm 2010 Trắc nghiệm WISC-IV được thiết kế dựa trên lý thuyết nhận thức của Cattel – Horn – Carroll (CHC)
Lý thuyết CHC đưa ra một mô hình thứ bậc về trí thông minh dựa trên quan điểm của Cattell-Horn về năng lực trí tuệ lỏng (fluid intelligence), năng lực trí tuệ kết tinh (crystallized intelligence) và ý tưởng về mô hình trí tuệ ba tầng của Carrol (Flanagan, Kaufman, 2009) Theo mô hình trí tuệ ba tầng CHC, ở tầng thứ nhất có khoảng 70 tiểu lĩnh vực, những tiểu lĩnh vực này trực thuộc một trong 8 năng lực cơ bản trong tầng thứ hai Tầng thứ 3 ở trên cùng chính là yếu tố g (trí thông minh nói chung – đại diện cho nhiều năng lực trí tuệ) Mô hình CHC ra đời là kết quả của hàng chục năm nghiên cứu về đo nghiệm tâm lý và bằng chứng từ việc phân tích nhân tố các số liệu điều tra thu được của nhiều thế hệ học giả nghiên cứu về trí tuệ Mô hình lý thuyết này đã và đang được áp dụng để thiết kế nhiều bộ trắc nghiệm đo năng lực nhận thức toàn diện hiện đang được sử dụng như thang Differential Abilities Scales - phiên bản 2 (DAS-II); trắc nghiệm trí tuệ Stanford - Binet Intelligence Scale - phiên bản 5 (SB-5); bộ công cụ đánh giá Kaufman Assessment Battery for Children - phiên bản 2 (KABC-II); bộ trắc nghiệm Woodcock-Johnson Battery - phiên bản 3 (WJ-III) Mô hình CHC cũng được áp dụng trong việc chỉnh sửa các phiên bản trắc nghiệm trí tuệ mới nhất của Wechsler cho đến hiện nay như WPPSI-IV; WISC-IV; WAIS-IV (Flanagan, Kaufman, 2009) Có thể nói rằng đóng góp đáng lưu ý nhất của
mô hình lý thuyết CHC là 8 năng lực cơ bản cấu thành trí tuệ ở tầng thứ hai
Trang 26Dưới đây là nội dung tóm tắt của 8 năng lực cơ bản cấu thành nên trí tuệ con người theo mô hình CHC:
A, Trí tuệ lỏng (Fluid intelligence – Gf) là năng lực sử dụng các thao
tác tinh thần để giải quyết các vấn đề mới chưa từng có trong kinh nghiệm
và chưa thành hành động tự động hóa Trí tuệ lỏng liên quan đến những thao tác tinh thần bao gồm việc nhận diện khái niệm, khuôn mẫu quan hệ, tái cấu trúc thông tin Khả năng tư duy diễn dịch và quy nạp là những chỉ báo quan trọng của Trí tuệ lỏng Trắc nghiệm WISC-IV-VN có các tiểu trắc nghiệm: Nhận diện khái niệm và Tư duy ma trận phản ánh trí tuệ lỏng
B, Trí tuệ kết tinh (Crystallized intelligence – Gc) đó là vốn kiến thức
cá nhân thu được cùng với sự phát triển các khái niệm ngôn ngữ và vận dụng các khái niệm ngôn ngữ để tư duy Có thể nói trí tuệ kết tinh đồng nghĩa với kinh nghiệm sống của cá nhân thông qua con đường xã hội hóa cá nhân chính thức hay phi chính thức Hai chỉ báo chính của trí tuệ kết tinh là
cá nhân “biết những gì” và “biết vận dụng nó như thế nào” Trong trắc nghiệm WISC-IV-VN, chỉ số Tư duy ngôn ngữ (VCI) phản ánh trí tuệ kết tinh
C, Kiến thức định lượng (Quantitative knowledge – Gq) là vốn kiến
thức cá nhân thu nhận được liên quan đến năng lực về định lượng, tính toán
và làm việc với các con số Kiến thức định lượng thường được đo bằng các trắc nghiệm thành tựu học tập môn Toán Tuy nhiên, WISC-IV-VN không trực tiếp đánh giá năng lực này
D, Trí nhớ ngắn hạn (Short-term memory – Gsm) năng lực lưu trữ,
ghi nhớ thông tin ngay sau khi tình huống xảy ra Đây là một hệ thống lưu trữ ngắn hạn với bộ nhớ nhỏ Thông thường mỗi người chỉ lưu được trung bình 7 chi tiết thông tin riêng rẽ (với sai số là ± 2) cho phép chúng ta có thể nhớ được số điện thoại hoặc hướng dẫn chỉ đường của người khác trong một
Trang 27vài giây trước khi quên Trong trắc nghiệm WISC-IV-VN, chỉ số Trí nhớ công việc (WMI) đo trí nhớ ngắn hạn
E, Năng lực tri giác không gian (Visual-spatial processing - Gv) là
năng lực tái tạo, lưu trữ và chuyển đổi các thông tin hình ành trong tâm trí Năng lực tri giác không gian thường được đo bằng các bài tập yêu cầu cá nhân phải di chuyển, xoay các khối hình ảnh trong tâm trí để đạt được một định dạng hình ảnh cho trước hoặc phải duy trì được định hướng không gian đối với vật thể Trong trắc nghiệm WISC-IV-VN, tiểu trắc nghiệm Xếp khối
đo năng lực này
F, Năng lực xử lý âm thanh (Auditory processing – Ga) có nghĩa rộng
nhất là năng lực nhận thức dùng thính giác để xử lý thông tin đầu vào Năng lực này thể hiện ra ở việc một cá nhân có khả năng sàng lọc các thông tin cần thiết ra khỏi những âm thanh nhiễu khác Trắc nghiệm WISC-IV-VN không trực tiếp đánh giá năng lực này
G, Tốc độ xử lý (Processing Speed – Gs) hay còn được gọi là tốc độ
tinh thần Đó là năng lực cho phép cá nhân thực hiện các thao tác tinh thần một cách tự động và trôi chảy đặc biệt dưới áp lực thời gian, đòi hỏi sự tập trung chú ý cao Trong trắc nghiệm WISC-IV-VN, các tiểu trắc nghiệm Mã hóa và Tìm biểu tượng đo năng lực này
H, Trí nhớ dài hạn và năng lực tái hiện (Long-term storage and retrieval-Glr) là năng lực lưu trữ và bổ sung những thông tin mới vào bộ
nhớ dài hạn cũng như truy nhập các thông tin đã được lưu trữ một cách dễ dàng Trắc nghiệm WISC-IV-VN không trực tiếp đánh giá năng lực này
Mô tả nội dung các tiểu trắc nghiệm trong bộ trắc nghiệm WISC-IV
WISC-IV bao gồm 15 tiểu trắc nghiệm, 10 tiểu trắc nghiệm được giữ lại từ WISC-III và 5 tiểu trắc nghiệm mới Các tiểu trắc nghiệm mới là Nhận diện Khái niệm (Picture Concepts), Nhớ Chuỗi Số-Chữ Cái Theo Trật Tự
Trang 28(Letter-Number Sequencing), Tư Duy Ma Trận (Matrix Reasoning), Tìm Hình Cho Trước (Cancellation), và Tư Duy Từ Ngữ (Word Reasoning) Bảng 1.2 liệt kê các tiểu trắc nghiệm với các từ viết tắt và mô tả ngắn gọn mỗi tiểu trắc nghiệm
Bảng 1.2 Tên viết tắt và Mô tả những tiểu trắc nghiệm chính và phụ
Tiểu trắc nghiệm Viết
Xếp khối
(Block Design)
BD Trong lúc quan sát một mô hình hoặc một
tranh trong Sách trắc nghiệm hình ảnh (Stimulus Book), trẻ sử dụng các khối hộp
đỏ, trắng để khôi phục lai hình theo mẫu
in trong một thời gian nhất định
Tìm sự tương đồng
(Similarities)
SI Trẻ được giới thiệu 2 từ cùng đối tượng
hoặc cùng chủ đề sau đó cho biết chúng giống nhau như thế nào
Nhớ dãy số
(Digit Span)
DS Trong Nhớ Dãy Số Thuận (Digit Span
Forward), trẻ nhắc lại các số theo thứ tự
mà cán bộ tâm lý đọc ban đầu Trong Nhớ Dãy Số Nghịch (Digit Span Backward), trẻ nhắc lại các số theo thứ tự ngược lại với thứ tự cán bộ tâm lý đọc ban đầu
Nhận diện khái niệm
(Picture Concepts)
PCn Trẻ được thấy 2 hoặc 3 dãy tranh, sau đó
chọn ở mỗi dãy 1 tranh để tạo thành 1 nhóm có đặc điểm chung
Trang 29Mã hóa
(Coding)
CD Trẻ sao chép lại các ký hiệu tương ứng
với các hình đơn giản hoặc các số Trẻ điện ký hiệu vào hình hoặc số tương ứng trong thời gian nhất định
Từ vựng
(Vocabulary)
VC Với các item bằng tranh, trẻ gọi tên các
tranh trong sách trắc nghiệm hình ảnh Với các item lời, trẻ nói lên định nghĩa của từ mà cán bộ tâm lý đọc lên
MR Trẻ quan sát một ma trận chưa hoàn thành
và lựa chọn phần thiếu để điền vào từ năm đáp án cho sẵn
Hiểu biết
(Comprehension)
CO Trẻ trả lời câu hỏi dựa trên hiểu biết của
mình về những nguyên tắc chung và các tình huống xã hội
Tìm biểu tượng
(Symbol Search)
SS Trẻ quan sát một nhóm ký hiệu cho trước
và tìm ra xem những ký hiệu đưa ra có tương đồng với ký hiệu trong nhóm cho trước trong một thời gian nhất định
Hoàn thành tranh
(Picture Completion)
PCm Trẻ nhìn tranh, sau đó chỉ ra hoặc gọi tên
phần thiếu quan trọng trong một thời gian nhất định
Trang 30Tìm hình cho trước
(Cancellation)
CA Trẻ quan sát nhanh tập hợp tranh sắp xếp
ngẫu nhiên và theo thứ tự đánh dấu những tranh quy định trong một thời gian nhất định
WR Trẻ chỉ ra chủ đề chung được miêu tả qua
1 tập hợp các manh mối gợi ý
Có tất cả 5 điểm thành phần thu được từ các tiểu trắc nghiệm chính của WISC-IV Cũng như trong các phiên bản trước của trắc nghiệm trí tuệ Wechsler, chỉ số Trí tuệ tổng hợp (Full Scale IQ) cho ta thấy được khả năng nhận thức toàn diện của trẻ Bốn điểm thành phần còn lại cho thấy khả năng của trẻ ở những lĩnh vực sâu hơn của hoạt động nhận thức: chỉ số hiểu lời nói, chỉ số tư duy tri giác, chỉ số trí nhớ làm việc, chỉ số tốc độ xử lý Bảng 1.3 và hình 1.1 liệt kê tên viết tắt của các điểm số thành phần cũng như những tiểu trắc nghiệm chính và bổ sung cung cấp những điểm đó
Bảng 1.3 Tên viết tắt của điểm thành phần
Trang 31Chỉ số tư duy tri giác PRI
Hình 1.1 Thành phần cấu trúc trắc nghiệm WISC-IV
Trong danh sách 15 tiểu trắc nghiệm trên, chỉ có 10 tiểu trắc nghiệm
cơ bản được thích ứng trong WISC-IV-VN là Xếp khối, Tìm sự tương đồng, Nhỡ dãy số, Nhận diện khái niệm, Mã hóa, Từ vựng, Nhớ Chuỗi Số-Chữ Cái theo trật tự, Tư duy ma trận, Hiểu biết, Tìm biểu tượng Còn 5 tiểu trắc
Trang 32nghiệm phụ bao gồm Hoàn thành tranh, Tìm hình cho trước, Thông tin, Số học và Tư duy từ ngữ không được thích ứng trong WISC-IV-VN
nghiệm WISC-IV-VN
1.3.1 Những nguyên tắc tiến hành WISC-IV-VN:
Bao gồm những hướng dẫn giúp nghiệm viên (i) thiết lập bối cảnh trắc nghiệm tiêu chuẩn; (ii) tạo dựng và duy trì mối quan hệ thân thiện với nghiệm thể; (iii) chọn lựa điểm bắt đầu; quay lại; dừng tiến hành; tính giờ; truy vấn; gợi ý; nhắc lại; ghi nguyên văn vào phiếu trả lời Những nguyên tắc chung và cụ thẻ tiến hành trắc nghiệm WISC-IV-VN được trình bày ngay sau đây
Làm quen với các dụng cụ làm trắc nghiệm: Để đảm bảo cho quy
trình tiến hành trắc nghiệm diễn ra thuận lợi, nghiệm viên cần hiểu rõ về các Công cụ và Bộ hướng dẫn làm trắc nghiệm cũng như thủ tục tiến hành trước khi tiến hành trắc nghiệm Những dụng cụ cần thiết cho việc tiến hành trắc nghiệm WISC-IV-VN được liệt kê trong bảng 1.4
Bảng 1.4 Các vật dụng trong thang đo WISC-IV-VN
Sách hướng dẫn sử dụng và ghi điểm
Phiếu ghi kết quả trắc nghiệm
Cuốn trắc nghiệm hình ảnh
Khối gỗ Xếp Khối (9 khối trắng, đỏ)
Bảng khóa tính điểm Mã Hóa
Bảng khóa tính điểm Tìm Biểu Tượng
2 bút chì không có tẩy
Trang 331 bút chì đỏ
Thiết lập bối cảnh trắc nghiệm tiêu chuẩn: Trắc nghiệm WISC-IV
quy định một số yêu cầu liên quan đến quá trình chuẩn bị tiến hành làm trắc nghiệm Đó là trắc nghiệm phải nên được tiến hành trong phòng yên tĩnh, cách âm, đồ vật bố trí gọn gàng và có điều kiện ánh sáng tốt để trong suốt quá trình làm trắc nghiệm trẻ không bị các yếu tố ngoại cảnh làm phân tán
sự chú ý Bố mẹ hoặc những người liên quan (họ hàng, cô giáo ) cũng không nên xuất hiện khi trẻ làm trắc nghiệm và trong trường hợp bắt buộc phải có sự xuất hiện của bố mẹ hay người thân để trẻ an tâm thì bố mẹ và người thân nên ngồi ở một góc ngoài tầm nhìn của trẻ và giữ trật tự trong toàn quá trình tiến hành Bàn ghế sử dụng trong tiến hành trắc nghiệm cần phù hợp với thể trạng của trẻ để trẻ có thể thực hiện các yêu cầu của trắc nghiệm một cách thuận lợi mà không bị phân tán tập trung bởi những yếu tố tác động khác như là dụng cụ trắc nghiệm không sử dụng đến hay những công cụ cần thiết của người nghiệm viên Mặt bàn tiến hành trắc nghiệm cần phải phẳng và nhẵn Nghiệm viên phải chuẩn bị thêm đồng hồ bấm giờ (đồng hồ không nên gây ra tiếng động khi sử dụng); bảng kẹp, bút chì và giấy trắng để ghi lại những hành vi quan sát được Có thể bố trí thêm một vài vật dụng cần thiết khác để sắp xếp tài liệu làm trắc nghiệm cho dễ tiếp cận nhất nhưng ngoài tầm mắt và tầm tay của trẻ
Tạo dựng và duy trì mối quan hệ thân thiện với nghiệm thể: Nghiện
viên dành đủ thời gian cho việc tạo dựng mối quan hệ với trẻ Gọi trẻ bằng tên; giới thiệu tên mình và nói chuyện về những thói quen, sở thích của trẻ Chủ động giới thiệu cho trẻ về các hoạt động trắc nghiệm (VD như lát nữa tôi sẽ cho em xem một số khối mầu, hỏi em một số câu hỏi và yêu cầu lựa chọn một số bức tranh) Cho các em được tiếp cận và làm quen với các khối
Trang 34màu và tài liệu trắc nghiệm Chỉnh lại những suy nghĩ sai lầm về mục tiêu tiến hành Tránh dùng từ trắc nghiệm vì có thể gây nên sự băn khoăn lo lắng của một số trẻ Nếu trẻ hỏi “Đây có phải một bài kiểm tra không?” thì cần trả lời “Đúng đây là bài kiểm tra nhưng nó hoàn toàn mới và khác so với bài kiểm tra ở trường” Nói trước với trẻ là nghiệm viên sẽ dùng đồng hồ bấm giờ và ghi lại nguyên văn các phương án trả lời Để duy trì mối quan hệ thân thiện, nghiệm viên thường xuyên động viên sự cố gắng của trẻ (VD nói “em đang làm tốt”; “em đang rất cố gắng” hoặc vỗ nhẹ lên vai, lên tay của trẻ) nhưng không được dùng các câu đánh giá như “Đúng rồi”, “Gần đúng” hay
“Sai rồi” sẽ gây ảnh hưởng lên tâm lý của trẻ; có thể dùng phần thưởng và nghỉ giải lao khi cần nhưng chú ý cho trẻ nghỉ giải lao sau khi tiến hành hết một tiểu trắc nghiệm, không nên dừng lại giữa chừng khi một tiểu trắc nghiệm còn đang dang dở; có thể cho trẻ đứng lên đi lại nếu nghiệm viên cảm thấy trẻ đang bồn chồn hoặc cần đi vệ sinh; duy trì giao tiếp mắt thân thiện với trẻ trong quá trình làm trắc nghiệm; nói chuyện ngắn khi chuyển từ tiểu trắc nghiệm này sang tiểu trắc nghiệm khác Với một số tiểu trắc nghiệm có tính thời gian, để duy trì mối quan hệ thân thiện với trẻ, nghiệm viên có thể cho phép trẻ tiếp tục suy nghĩ và trả lời sau khi thời gian cho phép đã hết nhưng không tính điểm Nếu trẻ có băn khoăn về việc dừng tiến hành ở một tiểu trắc nghiệm, nghiệm viên có thể giải thích với trẻ là “Chúng
ta sẽ tiếp tục vào lần sau Còn bây giờ sẽ chuyển sang một phần khác”
Điểm bắt đầu, nguyên tắc quay lại, dừng tiến hành: Với từng tiểu trắc
nghiệm, đều có những quy định riêng về điểm bắt đầu tương ứng với từng
độ tuổi, nguyên tắc quay lại, dừng lại Những nguyên tắc này vừa được trình bày trong cẩm nang hướng dẫn tiến hành trắc nghiệm WISC-IV-VN vừa được in trong phiếu trả lời trước mối tiểu trắc nghiệm tương ứng Tổng hợp
Trang 35quy định về điểm bắt đầu, nguyên tắc quay lại, dừng lại được trình bày trong bảng 1.5 dưới đây
Trang 36Bảng 1.5 Quy định về điểm bắt đầu, nguyên tắc quay lại,
dừng lại cho 10 tiểu trắc nghiệm cơ bản của WISC-IV-VN
Tiểu trắc
Xếp khối 6 – 7 tuổi: Câu 1
8 – 16 tuổi: Câu
3
Tuổi 8 – 16: Khi đạt
điểm 0 hoặc 1 ở một trong 2 câu đầu tiên thì tiến hành ngƣợc trở lại cho đến khi nghiệm thể làm đúng 2 câu liên tiếp
Sau 3 câu liên tiếp nhận điểm
Sau 5 câu liên tiếp nhận điểm
0
Nhớ dãy số Tuổi 6-16 :
Nhớ xuôi : Câu 1 Nhớ ngƣợc : Câu mẫu rồi câu 1
Không áp dụng Nhớ xuôi : Khi
bị 0 điểm cả ở
2 lần thực hiện của một item Nhớ ngƣợc : Khi bị 0 điểm
cả ở 2 lần thực
Trang 37hiện của một item
Sau 5 câu liên tiếp nhận điểm
0
Mã hóa Tuổi 6-7 : Câu
hỏi mẫu phần A rồi các câu hỏi tính điểm
Tuổi 8-16 : Câu
hỏi mẫu phần B rồi các câu hỏi tính điểm
Không áp dụng Sau 120 giây
Sau 5 câu liên tiếp nhận điểm
0
Trang 38liên tiếp Nhớ chuỗi
số - chữ cái
theo thứ tự
Tuổi 6-7: Câu
lƣợng giá, Câu hỏi mẫu rồi câu hỏi 1
Sau 4 câu liên tiếp nhận điểm
0 hoặc 4 câu 0 điểm trong 5 câu liên tiếp
Hiểu biết Tuổi 6 – 8: Câu
Sau 4 câu liên tiếp nhận điểm
0
Trang 39liên tiếp Tìm biểu
tượng
Tuổi 6-7 : Câu
hỏi mẫu phần A, thực hành, rồi các câu hỏi tính điểm
Tuổi 8-16 : Câu
hỏi mẫu phần B, thực hành, rồi các câu hỏi tính điểm
Không áp dụng Sau 120 giây
Tính giờ: Việc tính giờ chính xác cũng rất quan trọng đối với việc tính
điểm và diễn giải Trong 10 tiểu trắc nghiệm cơ bản của WISC-IV-VN, có 3 tiểu trắc nghiệm mà nghiệm viên cần sử dụng đồng hồ bấm giờ đó là Xếp khối; Mã hóa và Tìm biểu tượng Với những tiểu trắc nghiệm này, nghiệm viên bắt đầu tính thời gian ngay khi nói lời hướng dẫn cuối cùng Nghiệm viên sau đó phải ghi lại chính xác thời gian mà trẻ trả lời trong giới hạn thời gian cho phép trong phiếu ghi điểm Tính thưởng thời gian nếu có Khi trẻ yêu cầu nhắc lại hướng dẫn, nghiệm viên có thể đọc lại nhưng vẫn tiếp tục tính giờ chứ không đặt lại thời gian từ đầu
Câu thực hành (làm mẫu): Một số tiểu trắc nghiệm có đưa ra những
câu làm mẫu/thực hành với mục đích để đảm bảo trẻ hiểu rõ nhiệm vụ trước khi bắt đầu tiến hành Với những câu làm mẫu/thực hành này, nghiệm viên bắt buộc phải thực hiện và đưa ra phản hồi đúng theo quy định trong sách hướng dẫn Việc không phản hồi hoặc đưa ra thêm những giải thích ngoài phần hướng dẫn có thể dẫn tới sự thiếu chính xác trong số điểm cá nhân đạt được ảnh hưởng đến hiệu lực của điểm số
Trang 40Truy vấn, gợi ý và nhắc lại: Truy vấn, gợi ý và nhắc lại được thiết kế
để làm rõ các phương án trả lời của nghiệm thể, giúp họ thể hiện năng lực một cách tối đa Cách đặt câu nghi vấn, gợi ý và nhắc lại rất đa dạng nên nghiệm viên phải tự làm quen với những yêu cầu trong Cẩm nang hướng dẫn từng tiểu trắc nghiệm
Truy vấn được sử dụng để làm sáng tỏ thêm thông tin khi một câu trả
lời của trẻ không hoàn thiện, mập mờ hay không rõ ràng về phương án lựa chọn Với những tình huống này, nghiệm viên có thể hỏi: “Ý con là gì?”,
“Con có thể nói rõ hơn không?” hoặc “Con chọn… và con cũng chọn… Vậy phương án cuối cùng của con là gì?” Đối với một số phương án trả lời được đánh dấu * trong bảng hướng dẫn và phiếu ghi điểm thì bắt buộc nghiệm viên phải truy vấn thêm Khi đặt câu hỏi truy vấn, nghiệm viên cần đánh dấu bằng chữ (Q) trong phiếu ghi điểm
Gợi ý được dùng để hướng dẫn hoặc nhắc lại cho trẻ về yêu cầu/
nhiệm vụ của một tiểu trắc nghiệm Khi sử dụng, nghiệm viên phải ghi chú vào trong Phiếu ghi kết quả bằng chữ P
Việc nhắc lại các item và những lời chỉ dẫn được tiến hành nhằm
định hướng sự chú ý của trẻ và đảm bảo rằng trẻ đã hiểu nhiệm vụ được đặt
ra ở mỗi item hay mỗi tiểu trắc nghiệm Khi nhắc lại, nghiệm viên phải ghi chú trong Phiếu ghi kết quả bằng chữ R Lưu ý một số tiểu trắc nghiệm như Nhớ Dãy Số, Nhớ Chuối Số-Chữ Cái theo Trật Tự không chấp nhận việc nhắc lại Trong trường hợp trẻ đề nghị nhắc lại, nghiệm viên chỉ nói “Hãy cố gắng đưa ra dự đoán chính xác nhất”
Ghi chép: Tất cả các câu hỏi đã được tiến hành đều phải có ghi chép
về kết quả thực hiện được theo yêu cầu trong Phiếu trả lời để phân biệt với những câu không tiến hành Nghiệm viên phải ghi lại nguyên văn phần trả lời của trẻ đối với các tiểu trắc nghiệm ngôn ngữ Sử dụng chính xác các ký