1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

10 lỗi thường gặp trong quá trình tìm việc

3 337 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 53,06 KB

Nội dung

10 lỗi thường gặp trong quá trình tìm việc

10 lỗi thường gặp trong quá trình tìm việc Bạn vừa bắt đầu quá trình tìm việc và mong muốn nó diễn ra hiệu quả để nhanh chóng tìm được công việc hoàn hảo với mình. Muốn vậy, một trong những điều bạn cần làm là tránh 10 sai lầm phổ biến người tìm việc thường mắc phải dưới đây: Một kế hoạch sẽ giúp bạn luôn đi đúng hướng và tiết kiệm thời gian. 1. Không có chiến lược cụ thể Có người khuyên bạn nên thường xuyên cập nhật sơ yếu lí lịch nhưng đó chỉ là bước đầu tiên của quá trình tìm việc. Bạn cần một kế hoạch chi tiết về điểm mạnh, mục tiêu của mình cũng như cách thức thực hiện. Một kế hoạch sẽ giúp bạn luôn đi đúng hướng và tiết kiệm thời gian. 2. Sử dụng một mẫu sơ yếu lí lịch chung Sử dụng mẫu sơ yếu lí lịch chung được in sẵn và bạn chỉ cần điền thông tin sẽ tiết kiệm thời gian nhưng nó không thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy tại sao bạn là ứng viên hoàn hảo cho công việc. Bạn nên sáng tạo một sơ yếu lí lịch của riêng mình, trong đó liên kết những thành công, kĩ năng của bạn với yêu cầu của công việc. 3. Mở đầu sơ yếu lí lịch không ấn tượng Có thể nói phần đầu của sơ yếu lí lịch là phần quan trọng nhất bởi nhà tuyển dụng sẽ đọc nó đầu tiên. Nếu không có gì hấp dẫn, họ có thể thẳng tay bỏ qua hồ sơ đó. Do đó, hãy cố gắng làm cho phần mở đầu của sơ yếu lí lịch thật hấp dẫn để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn có thể đảm nhận công việc. Bạn nên sử dụng keyword từ phần mô tả công việc và làm nổi bật những kĩ năng bạn có phù hợp với công việc. 4. Không có thư xin việc Thư xin việc sẽ làm tăng sức mạnh cho sơ yếu lí lịch. Nếu bạn muốn nhà tuyển dụng đọc sơ yếu lí lịch, hãy gửi cả thư xin việc. Trong đó, hãy nhấn mạnh tới những thông tin trong sơ yếu lí lịch rằng bạn là sự lựa chọn hoàn hảo cho công việc. Đó là cơ hội để “ rao bán” bản thân. Tất nhiên, có một số nhà tuyển dụng không đọc thư xin việc nhưng bạn không thể biết trước điều đó nên viết một bức thư đầy thuyết phục còn hơn không. 5. Không có người kiểm tra hồ sơ trước khi gửi cho nhà tuyển dụng Sơ yếu ý lịch, thư xin việc và những giấy tờ khác thể hiện chất lượng công việc của bạn và là công cụ để bạn truyền tải giá trị bản thân tới nhà tuyển dụng. Hãy làm chúng thật hoàn hảo bằng cách nhờ bạn bè, người thân kiểm tra các tài liệu trước khi bạn gửi chúng tới nhà tuyển dụng. 6. Sử dụng từ ngữ trong email thiếu chuyên nghiệp Email thường có xu hướng được sử dụng như một phương tiện giao tiếp nhanh và ít trang trọng. Nhưng email xin việc không được sử dụng như vậy. Hãy tránh viết tắt, câu văn không đầu không cuối và những đoạn văn cộc lốc. Cẩn thận với phần ngữ pháp và chính tả nếu bạn muốn nhà tuyển dụng coi mình như một người chuyên nghiệp. 7. Không tìm hiểu và chuẩn bị câu hỏi về công ty trước cuộc phỏng vấn Trong cuộc phỏng vấn, bạn sẽ được đánh giá là người hiểu biết nếu tìm hiểu và chuẩn bị câu hỏi về công ty trước đó. Hãy đặt ra những câu hỏi về thách thức của công việc và công ty. Câu hỏi này thể hiện sự hứng thú và hiểu biết về công ty của bạn. 8. Không gửi lời cảm ơn tới những người phỏng vấn sau sau khi kết thúc Thư cám ơn là một cơ hội khác để thuyết phục nhà tuyển dụng rằng bạn là người thích hợp cho công ty. Không quên gửi thư cám ơn tới tất cả những người đã phỏng vấn mình sau đó sẽ giúp họ nhớ tới bạn như một ứng viên chuyên nghiệp và tiềm năng. 9. Không hỏi về thời gian có kết quả tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn Khung thời gian, quá trình tuyển dụng diễn ra ra sao là thông tin bạn cần để chứng tỏ mình thực sự quan tâm và nhiệt tình với công việc và công ty. Ngoài ra, bạn cũng sẽ bớt hồi hộp, căng thẳng hơn nếu biết khi nào có kết quả cuối cùng. 10. Không tiếp tục “tấn công” nhà tuyển dụng sau cuộc phỏng vấn Đừng nghĩ rằng phỏng vấn là bước cuối cùng. Bạn vẫn có thể làm tăng cơ hội thành công của mình bằng một số hành động đơn giản sau cuộc phỏng vấn như thư cám ơn, điện thoại hỏi thăm… Tuy nhiên, không nên liên lạc liên tục vì nó sẽ làm phiền nhà tuyển dụng. Điều quan trọng là bạn thể hiện sự bền bỉ, nhiệt tình của mình với công việc và công ty. . 10 lỗi thường gặp trong quá trình tìm việc Bạn vừa bắt đầu quá trình tìm việc và mong muốn nó diễn ra hiệu quả để nhanh chóng tìm được công việc hoàn hảo với mình. Muốn vậy, một trong. tránh 10 sai lầm phổ biến người tìm việc thường mắc phải dưới đây: Một kế hoạch sẽ giúp bạn luôn đi đúng hướng và tiết kiệm thời gian. 1. Không có chiến lược cụ thể Có người khuyên bạn nên thường. có thể đảm nhận công việc. Bạn nên sử dụng keyword từ phần mô tả công việc và làm nổi bật những kĩ năng bạn có phù hợp với công việc. 4. Không có thư xin việc Thư xin việc sẽ làm tăng sức

Ngày đăng: 15/05/2014, 23:16

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w