1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM VÀ GIẢI PHÁP

31 987 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 263,02 KB

Nội dung

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 4 I. Lịch sử ra đời của thuế và phân biệt thuế 4 II. Đặc điểm 6 III. Các văn bản pháp quy điều chỉnh 6 IV. Những tồn tại đã được khắc phục từ 1997 đến 2008 8 CHƯƠNG II: NHỮNG KHÓ KHĂN CÒN TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH THI HÀNH LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG 11 I. Luật thuế chưa theo kịp thực tế 11 1.1. Bất cập về đối tượng chịu thuế và không chịu thuế 11 1.2. Về phương pháp tính thuế 12 1.3. Về thuế suất 12 1.4. Về thủ tục khấu trừ thuế 13 1.5. Về thủ tục hoàn thuế 13 II. Tính hai mặt của việc giao quyền in hóa đơn cho doanh nghiệp 14 2.1. Thuận lợi 14 2.2. Khó khăn 15 III. Những tồn tại trong công tác kế toán thuế GTGT tại các doanh nghiệp 17 3.1. Về chế độ chứng từ hóa đơn 18 3.2. Về tài khoản TK133 phản ánh thuế GTGT được khấu trừ 19 3.3. Về tài khoản TK3331 19 3.4. Về phương pháp tính thuế 20 3.5. Những tồn tại trong việc thu thuế GTGT tại các hộ kinh doanh cá thể. 21 IV. Ý thức của người tiêu dùng 21 4.1. Không có thói quen lấy hóa đơn khi mua hàng 22 4.2. Không phản ứng với thông tin ghi trên hóa đơn 24 CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM THỰC HIỆN HIỆU QUẢ LUẬT THUẾ GTGT 26 I. Đối với Nhà nước 26 II. Đối với doanh nghiệp: 26 III. Đối với người tiêu dùng: 28 KẾT LUẬN 29 TÀI LIỆU THAM KHẢO 30 LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam đang đi trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Những qui luật kinh tế khách quan và tất yếu đang từng giờ, từng phút điều chỉnh nền kinh tế toàn cầu, nền kinh tế của từng khu vực, từng quốc gia và bản thân mỗi chúng ta. Chúng ta cần phải hiểu các qui luật đó và tự điều chỉnh bản thân cho phù hợp với diễn biến của qui luật. Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế trong khu vực tiến đến toàn cầu hóa nền kinh tế đang dần chứng tỏ là một qui luật của loài người tiến bộ. Để bắt kịp với quá trình này thì mỗi quốc gia phải liên tục có những cải cách nhằm làm phù hợp và thích nghi với môi trường bên ngoài. Những cải cách về thuế của thế giới nhằm tăng sức cạnh tranh trên các lĩnh vực về thương mại mậu dịch, nguồn lao động .đã có những ảnh hưởng không nhỏ đối với các quốc gia. Đối với Việt Nam khi Hiệp định về thuế quan AFTA, Hiệp định thương mại Việt Mỹ và khi gia nhập WTO, những biến đổi về cơ cấu thuế và nguồn thu ngân sách là một điều không thể tránh khỏi. Nhận thức được điều đó, nước ta đã và đang tiến hành cuộc cải cách thuế nhằm hoàn thiện hệ thống thuế còn nhiều thiếu sót của mình nhằm đáp ứng được đòi hỏi của thời kì mới. Từ hơn 40 năm qua, trong hệ thống thuế của các nước trên thế giới, thuế giá trị gia tăng chiếm một vị trí rất quan trọng. Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu, người tiêu dùng là người chịu thuế nhưng người bán hàng là người nộp thuế. Nó có vai trò điều tiết thu nhập để đảm bảo công bằng xã hội, vai trò tạo lập nguồn tài chính cho ngân sách Nhà nước, vai trò điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế thông qua điều tiết tiêu dùng và tiết kiệm. Vai trò to lớn của thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng nói riêng không thể phủ nhận. Ngày 1051997, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá IX trong kỳ họp thứ 11 đã biểu quyết thông qua Luật thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT). Luật thuế mới này ra đời thay thế luật Thuế Doanh thu được áp dụng từ năm 1990 để góp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hoá, dịch vụ, khuyến khích phát triển nền kinh tế quốc dân, động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân sách nhà nước. Luật thuế giá trị gia tăng đầu tiên có hiệu lực thi hành từ ngày 111999. Điểm lại quá trình thực hiện Luật thuế GTGT sau nhiều năm được đưa vào áp dụng, các mặt tích cực và tiêu cực trong việc thi hành Luật đã bộc lộ rõ: Số thu ngân sách tăng lên theo từng năm, Thuế GTGT không thu trùng lắp, các mức thuế suất ít hơn nhiều so với Luật thuế doanh thu.Tuy nhiên, việc áp dụng Luật thuế GTGT còn nhiều vấn đề nổi cộm về chính sách như hai phương pháp tính thuế tạo ra hai “sân chơi” không bình đẳng, việc lợi dụng chủ trương hoàn thuế nhằm khuyến khích xuất khẩu của nhà nước làm hồ sơ giả rút ruột, moi tiền của nhà nước, việc lợi dụng những kẽ hở để trốn lậu thuế. Làm thế nào để Thuế GTGT thực sự trở thành một sắc thuế tiến bộ, phù hợp với nền kinh tế Việt Nam thúc đẩy sản xuất cũng như tạo lập một nguồn thu ổn định, dồi dào cho ngân sách nhà nước đang trở thành một câu hỏi bức xúc đối với những nhà lập pháp, những nhà quản lý. Trong khuôn khổ một tiểu luận, là sinh viên Đại học Ngoại Thương có điều kiện được nghiên cứu về thuế, đặc biệt là Thuế GTGT, với những hiểu biết tuy còn rất hạn chế chúng em xin trình bày một nghiên cứu về Thuế GTGT với nội dung “Những hạn chế còn tồn tại trong quá trình thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và giải pháp” làm tiểu luận. Những suy nghĩ dưới đây được định hướng theo những yêu cầu và mục tiêu của Chính phủ cho Bộ Tài Chính trong việc nghiên cứu sửa đổi Luật thuế GTGT mà chúng em có điều kiện tiếp xúc với cô Hà Thị Thanh Hương Phó trưởng phòng thanh tra Cục Thuế tỉnh Phú Yên. Tiểu luận này có kết cấu gồm 3 chương Chương I: Khái quát chung về Thuế GTGT Chương II: Khó khăn hiện tại trong việc hành thu Thuế GTGT Chương III: Giải pháp kiến nghị nhằm thực hiện hiều quả luật thuế GTGT Chúng em xin chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Thu Hằng, đã trực tiếp chỉ bảo tận tình và hướng dẫn chúng em hoàn thành tiểu luận này. Đồng thời chúng em muốn gửi lời cảm ơn đến cô Hà Thị Thanh Hương đã giúp đỡ, hỗ trợ chúng em trong quá trình làm tiểu luận.Có thể nói đây là một đề tài mang tính thời sự trong thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, do hạn chế về kinh nghiệm thực tế, nguồn tài liệu và thời gian nên tiểu luận này còn rất nhiều thiết sót. Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô và các bạn để tiểu luận được tốt hơn.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

-ĐỀ TÀI:

“NHỮNG HẠN CHẾ CÒN TỒN TẠI TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở VIỆT NAM

: 1 Hoàng Đức Hiển

2 Nguyễn Thanh Hoa

3 Lê Minh Hoàn

4 Nguyễn Minh Hoàng Linh

Trang 3

I MỞ ĐẦU

Việt Nam đang đi trên con đường đổi mới và hội nhập với nền kinh tế thế giới.Những qui luật kinh tế khách quan và tất yếu đang từng giờ, từng phút điều chỉnh nềnkinh tế toàn cầu, nền kinh tế của từng khu vực, từng quốc gia và bản thân mỗi chúng

ta Chúng ta cần phải hiểu các qui luật đó và tự điều chỉnh bản thân cho phù hợp vớidiễn biến của qui luật Quá trình mở cửa, hội nhập kinh tế trong khu vực tiến đến toàncầu hóa nền kinh tế đang dần chứng tỏ là một qui luật của loài người tiến bộ Để bắtkịp với quá trình này thì mỗi quốc gia phải liên tục có những cải cách nhằm làm phùhợp và thích nghi với môi trường bên ngoài Những cải cách về thuế của thế giới nhằmtăng sức cạnh tranh trên các lĩnh vực về thương mại mậu dịch, nguồn lao động đã cónhững ảnh hưởng không nhỏ đối với các quốc gia

Đối với Việt Nam khi Hiệp định về thuế quan AFTA, Hiệp định thương mại Việt

- Mỹ và khi gia nhập WTO, những biến đổi về cơ cấu thuế và nguồn thu ngân sách làmột điều không thể tránh khỏi Nhận thức được điều đó, nước ta đã và đang tiến hànhcuộc cải cách thuế nhằm hoàn thiện hệ thống thuế còn nhiều thiếu sót của mình nhằmđáp ứng được đòi hỏi của thời kì mới

Từ hơn 40 năm qua, trong hệ thống thuế của các nước trên thế giới, thuế giá trịgia tăng chiếm một vị trí rất quan trọng Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế gián thu,người tiêu dùng là người chịu thuế nhưng người bán hàng là người nộp thuế Nó có vaitrò điều tiết thu nhập để đảm bảo công bằng xã hội, vai trò tạo lập nguồn tài chính chongân sách Nhà nước, vai trò điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế thông qua điều tiết tiêu dùng

và tiết kiệm Vai trò to lớn của thuế nói chung và thuế giá trị gia tăng nói riêng khôngthể phủ nhận

Ngày 10/5/1997, Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá IXtrong kỳ họp thứ 11 đã biểu quyết thông qua Luật thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT).Luật thuế mới này ra đời thay thế luật Thuế Doanh thu được áp dụng từ năm 1990 đểgóp phần thúc đẩy sản xuất, mở rộng lưu thông hàng hoá, dịch vụ, khuyến khích pháttriển nền kinh tế quốc dân, động viên một phần thu nhập của người tiêu dùng vào ngân

Trang 4

sách nhà nước Luật thuế giá trị gia tăng đầu tiên có hiệu lực thi hành từ ngày1/1/1999.

Điểm lại quá trình thực hiện Luật thuế GTGT sau nhiều năm được đưa vào ápdụng, các mặt tích cực và tiêu cực trong việc thi hành Luật đã bộc lộ rõ: Số thu ngânsách tăng lên theo từng năm, Thuế GTGT không thu trùng lắp, các mức thuế suất íthơn nhiều so với Luật thuế doanh thu.Tuy nhiên, việc áp dụng Luật thuế GTGT cònnhiều vấn đề nổi cộm về chính sách như hai phương pháp tính thuế tạo ra hai “sânchơi” không bình đẳng, việc lợi dụng chủ trương hoàn thuế nhằm khuyến khích xuấtkhẩu của nhà nước làm hồ sơ giả rút ruột, moi tiền của nhà nước, việc lợi dụng những

kẽ hở để trốn lậu thuế

Làm thế nào để Thuế GTGT thực sự trở thành một sắc thuế tiến bộ, phù hợp vớinền kinh tế Việt Nam thúc đẩy sản xuất cũng như tạo lập một nguồn thu ổn định, dồidào cho ngân sách nhà nước đang trở thành một câu hỏi bức xúc đối với những nhà lậppháp, những nhà quản lý

Trong khuôn khổ một tiểu luận, là sinh viên Đại học Ngoại Thương có điều kiệnđược nghiên cứu về thuế, đặc biệt là Thuế GTGT, với những hiểu biết tuy còn rất hạnchế chúng em xin trình bày một nghiên cứu về Thuế GTGT với nội dung “Những hạnchế còn tồn tại trong quá trình thực hiện luật thuế giá trị gia tăng ở Việt Nam và giảipháp” làm tiểu luận Những suy nghĩ dưới đây được định hướng theo những yêu cầu

và mục tiêu của Chính phủ cho Bộ Tài Chính trong việc nghiên cứu sửa đổi Luật thuếGTGT mà chúng em có điều kiện tiếp xúc với cô Hà Thị Thanh Hương - Phó trưởngphòng thanh tra Cục Thuế tỉnh Phú Yên

Tiểu luận này có kết cấu gồm 3 chương

Chương I: Khái quát chung về Thuế GTGT

Chương II: Khó khăn hiện tại trong việc hành thu Thuế GTGT

Chương III: Giải pháp kiến nghị nhằm thực hiện hiều quả luật thuế GTGT

Chúng em xin chân thành cảm ơn Ths Nguyễn Thu Hằng, đã trực tiếp chỉ bảotận tình và hướng dẫn chúng em hoàn thành tiểu luận này Đồng thời chúng em muốn

Trang 5

gửi lời cảm ơn đến cô Hà Thị Thanh Hương đã giúp đỡ, hỗ trợ chúng em trong quátrình làm tiểu luận.Có thể nói đây là một đề tài mang tính thời sự trong thời điểm hiệnnay Tuy nhiên, do hạn chế về kinh nghiệm thực tế, nguồn tài liệu và thời gian nên tiểuluận này còn rất nhiều thiết sót Chúng em rất mong nhận được sự góp ý của thầy cô

và các bạn để tiểu luận được tốt hơn

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2011

Trang 6

CHƯƠNG I : KHÁI QUÁT CHUNG VỀ

THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

I Lịch sử ra đời của thuế và phân biệt thuế

Lịch sử nước ta mặc dù đã hình thành từ rất lâu nhưng cho đến tận Thể kỷ XI,đời vua Trần Thái Tông (1225 - 1237) thì việc đánh thuế mới được hình thành mộtcách có tổ chức và có hệ thống

1 1 Chế định thuế dưới thời phong kiến

Ngay từ thời phong kiến, các cấp lãnh đạo dưới chế độ quân chủ đã biết tổ chức

hệ thống thu thuế để làm nguồn thu cho công quỹ của nhà Vua Tuy vậy từ các triềuđại nhà Trần trở về sau này, sự tổ chức, cách đánh thuế và thu thuế mới được ghi chép

và có hệ thống

1.2 Chế định thuế dưới thời Pháp thuộc

Chính phủ thuộc địa Pháp đặt ra các thuế ngoại ngạch tức là loại thuế gián thunhư thuế tiêu thụ thuốc lá, thuế rượu, thuế muối, thuế đoan (thuế quan); thuế trực thuthì có thuế môn bài, thuế thổ trạch

1.3 Chế định thuế thời kỳ sau Cách mạng tháng tám năm 1945 - 1975

Giai đoạn từ sau Cách mạng tháng 8 đến năm 1954

Chính phủ ta chủ trương bãi bỏ hẳn sắc thuế mang tính chất phi nhân đạo như:thuế thân, thuế thổ trạch ở thôn quê và một số tạp thuế vô lý, miễn thuế điền thổ chovùng bị lụt và giảm thuế điền 20% trong toàn quốc; đình chỉ thu thuế ở miền Nam Chính sách pháp luật thuế thống nhất bao gồm 7 loại thuế là: thuế nông nghiệp,thuế công thương nghiệp, thuế hàng hóa, thuế xuất nhập khẩu, thuế sát sinh, thuế trước

bạ, thuế tem

Giai đoạn từ năm 1954 - 1975

Sau hiệp định Geneve, Chính phủ ban hành các Luật thuế mới trên cơ sở sửa đổi,

bổ sung các chế độ thuế đã ban hành từ năm 1951 ở vùng tự do cũ để áp dụng thốngnhất, bao gồm 12 loại thuế sau: Thuế doanh nghiệp, thuế hàng hóa, thuế sát sinh, thuế

Trang 7

buôn chuyến, thuế thổ trạch, thuế kinh doanh nghệ thuật, thuế môn bài, thuế trước bạ,thuế muối, thuế rượu Thuế xuất nhập khẩu và chế độ thu quốc doanh.

1.4 Giai đoạn từ năm 1975 - 1990

Thời kỳ 1975 - 1980

Miền bắc vẫn tiếp tục thực hiện hệ thống pháp luật thuế đã ban hành từ trước, cósửa đổi cho phù hợp với tình hình mới Còn miền Nam thì có áp dụng một số loại thuế

cũ của chính quyền Sài Gòn trên cơ sở xóa bỏ một số loại thuế phản tiến bộ và sửa đổi

bổ sung để thích ứng với điều kiện đất nước thống nhất

Thời kỳ 1980 -1990

Cả nước áp dụng hệ thống pháp luật thuế thống nhất, nhưng hệ thống pháp luậtthuế hiện hành này ngày càng tỏ ra có nhiều nhược điểm, cản trở sự phát triển các yếu

tố của nền kinh tế thị trường đang nảy sinh với các đặc điểm:

- Sự phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế Doanh nghiệp quốc doanh thìthực hiện chếđộ thu quốc doanh, thu trích nộp lợi nhuận cùng với các hình thức thukhác, trong khi các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác lại chịu sự tácđộng của thuế

- Thu quốc doanh thu đã bộc lộ nhiều nhược điểm căn bản Về thực chất, đây làmột loại thuế đa thuế suất với hàng trăm thuế suất; điều này đặc biệt gây khó khăn choviệc quản lý và hành thu

1.5 Giai đoạn từ 1990 đến nay

Giai đoạn này được đặc trưng bởi sự hình thành một hệ thống pháp luật thuếhoàn chỉnh nhất từ trước đến nay, bao gồm 9 loại thuế: Thuế nông nghiệp, thuế doanhthu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế lợi tức, thuế xuất nhập khẩu, thuế tài nguyên, thuế thunhập, thuế nhà đất, thuế vốn Ngoài ra còn có một số phí và lệ phí có tính chất nhưthuế như: lệ phí môn bài, lệ phí trước bạ, lệ phí giao thông, thuế sát sinh

Trang 8

II Đặc điểm

Thuế GTGT là thuế Thuế GTGT là thuế đánh trên khoản giá trị tăng thêm củahàng hóa, dịch vụ phát sinh ở từng khâu trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêudùng Có các đặc điểm sau :

- Thuế GTGT là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn ko trùng lặp

- Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao

- Thuế GTGT ko chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi kết quả kinh doanh của người nộp thuế

- Thuế GTGT không chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi quá trình tổ chức và phân chia các chu trìnhkinh tế

- Thuế GTGT ko tham gia vào các mục tiêu ưu đãi,khuyến khích đối với một số ngànhnghề,lĩnh vực hay một loại hàng hoá dịch vụ nào.Thuế GTGT ko bóp méo giá cả hàng hoá

- Thuế GTGT là thuế gián thu

- Thuế GTGT có tính luỹ thoái trong việc thu nhập DN

III Các văn bản pháp quy điều chỉnh

3.1 Luật

- Văn bản luật đầu tiên về thuế giá trị gia tăng được Việt Nam ban hành là Luật số02/1997/QH9 ngày 10/05/1997 của Quốc hội về thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành từngày 01/01/1999 được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10/05/1997

- Luật số 07/2003/QH11 ngày 17/06/2003 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật thuế giá trị gia tăng được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2004

- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế Giá trịgia tăng của Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 57/2005/QH11 ngày29/11/2005 sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng ngày 10/05/1997 đãđược sửa đổi, bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăngngày 17/06/2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006

Trang 9

- Luật thuế Giá trị gia tăng của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 13/2008/QH12ngày 3/6/2008 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009 thay thế cho 2 văn bản luật là Luật số02/1997/QH9 ngày 10/05/1997 và Luật số 07/2003/QH11 ngày 17/06/2003

3.2 Nghị định

- Nghị định đầu tiên được ban hành là Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/05/1998của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng Căn cứ Luật tổ chức Chínhphủ ngày 30/9/1992; Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng số 02/1997/QH9 ngày 10/5/1997; Theo

đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính

- Từ năm 2000 đến năm 2008, rất nhiều các Nghị định về chi tiết thi hành Luật thuế giátrị gia tăng được ban bố như Nghị định số 15/2000/NĐ-CP ngày 09/05/2000, Nghị định củaChính phủ số 79/2000/NĐ-CP ngày 29/12/2000, Nghị định của Chính phủ số 76/2002/NĐ-CPngày 13/9/2002, Nghị định của CP số 95/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002, Nghị định số108/2002/NĐ-CP ngày 25/12/2002, Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003, Nghịđịnh của Chính phủ số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004

- Và gần đây nhất là Nghị định của Chính phủ số 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008 củaChính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng có hiệu lực thi hành từ ngày01/01/2009 và thay thế các Nghị định: số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003, số148/2004/NĐ-CP ngày 23/07/2004 và các quy định về thuế giá trị gia tăng tại Nghị định số156/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ

3.3 Thông tư

- Thông tư đầu tiên được ban hành là Thông tư số 89/1998/TT-BTC ngày 27/6/1998 của

Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 28/1998/NĐ-CP ngày 11/05/1998 của Chínhphủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế giá trị gia tăng

- Từ năm 1999 đến năm 2008, hàng loạt các Thông tư được ban hành để hướng dẫn thihành Luật thuế giá trị gia tăng Và năm 2008, Thông tư của Bộ Tài chính số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng vàhướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy địnhchi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng được ban hành, ápdụng từ 01/01/2009, thay thế các Thông tư số 32/2007/TT-BTC ngày 9/4/2007 và Thông tư số30/2008/TT-BTC ngày 16/4/2008 của Bộ Tài chính

Trang 10

IV Những tồn tại đã được khắc phục từ 1997 đến 2008

Luật thuế giá trị gia tăng đầu tiên được thông qua ngày 10 tháng 5 năm 1997 tại kỳ họpthứ 11 Quốc hội khoá IX và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 1999 Việc banhành Luật thuế giá trị gia tăng để thay thế cho Luật thuế doanh thu theo Chương trình cải cáchthuế bước II đã được Bộ chính trị, Quốc hội và Chính phủ thông qua Trong quá trình triểnkhai thực hiện, Luật thuế giá trị gia tăng được sửa đổi, bổ sung nhiều lần nhằm tháo gỡ kịpthời những vướng mắc phát sinh, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam

• Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng năm 2003

• Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăngnăm 2005

• Luật thuế giá trị gia tăng số 13/QH12 năm 2008

4.1 Về diện hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế giá trị gia tăng

Luật thuế GTGT năm 1997 quy định 28 nhóm hàng hoá, dịch vụ không chịu thuế giá trịgia tăng Tuy nhiên trong quá trình thực hiện và cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hộicủa đất nước, một số hàng hoá, dịch vụ nếu tiếp tục áp dụng không chịu thuế giá trị gia tăng

sẽ không còn phù hợp, gây bất lợi cho sản xuất kinh doanh

Tại Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008, đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng đãđược rà soát, sửa đổi, bổ sung, chuyển sang đối tượng chịu thuế nhằm đảm bảo tính liên hoàncủa thuế giá trị gia tăng và tạo thuận lợi hơn cho cơ sở sản xuất, kinh doanh

Mặt khác, Luật thuế giá trị gia tăng quy định một số dịch vụ tài chính cụ thể thuộc diệnkhông chịu thuế giá trị gia tăng, nhưng trong thực tiễn thi hành đã xuất hiện ngày càng nhiềucác dịch vụ tài chính mới chưa được quy định trong Luật, bao gồm các dịch vụ tài chính pháisinh và các giao dịch chuyển nhượng vốn

Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 quy định bổ sung Chuyển nhượng vốn và các dịch

vụ tài chính phái sinh vào diện không chịu thuế giá trị gia tăng để đảm bảo bao quát được cácdịch vụ mới phát sinh, phù hợp với thông lệ quốc tế

4.2 Thuế suất thuế giá trị gia tăng

Mức thuế suất 5% là mức thuế suất ưu đãi, được áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ làđầu vào của sản xuất nông nghiệp hoặc phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân Tuy nhiên,

Trang 11

trong quá trình thực hiện, Luật thuế giá trị gia tăng đã được sửa đổi, bổ sung, diện áp dụngmức thuế suất 5% cũng được mở rộng tuy nhiên chưa theo đúng nguyên tắc nêu trên Dẫn đếndoanh nghiệp sản xuất, kinh doanh một số hàng hoá, dịch vụ ở mức thuế suất này khôngnhững không phải nộp thuế mà còn được hoàn thuế từ ngân sách Nhà nước.

Năm 2008, Luật điều chỉnh thuế suất từ mức 5% sang 10% chủ yếu là đối với hàng hoá,dịch vụ là đầu vào của sản xuất kinh doanh Việc điều chỉnh này là từng bước thực hiệnChương trình cải cách thuế và phù hợp với thực tiễn nước ta

Luật thuế giá trị gia tăng vừa quy định chi tiết danh mục hàng hoá, dịch vụ áp dụng mứcthuế suất 5%, vừa quy định chi tiết danh mục hàng hoá, dịch vụ áp dụng mức thuế suất 10%.Trong thực tế, nhiều hàng hoá, dịch vụ mới phát sinh nhưng chưa có trong danh mục; mặtkhác, tiêu chí phân định ranh giới áp dụng mức thuế suất chưa rõ ràng dẫn đến việc áp dụngmức thuế suất không thống nhất, nảy sinh vướng mắc trong quá trình thực hiện

Luật 2008 không liệt kê các nhóm hàng hoá, dịch vụ áp dụng mức thuế suất 10% mà sửdụng phương pháp loại trừ, theo đó, hàng hoá, dịch vụ áp dụng thuế suất 10% là các hànghoá, dịch vụ còn lại không thuộc diện áp dụng các mức thuế suất 0%, 5%

Ngoài ra sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Dịch vụ vận tải quốc tế được bổ sung vàođối tượng áp dụng thuế suất 0% để khuyến khích phát triển hoạt động vận tải quốc tế củadoanh nghiệp Việt Nam và phù hợp với thông lệ quốc tế

4.3 Điều kiện được khấu trừ, được hoàn thuế

Luật thuế giá trị gia tăng năm 1997 và sửa đổi, bổ sung quy định căn cứ khấu trừ, hoànthuế giá trị gia tăng đầu vào là hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ Thực tiễn quản

lý thuế cho thấy quy định nêu trên chưa đầy đủ, chưa chặt chẽ, dễ bị lợi dụng khấu trừ khốnghoặc hoàn thuế khống thông qua việc sử dụng hoá đơn ghi chép không trung thực với thực tếgiao dịch và các loại hoá đơn bất hợp pháp khác để gian lận trong khấu trừ

Quy định rõ điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào tại Luật Trong đó, bổ sungquy định về điều kiện có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ muavào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng Điều này giúpngăn chặn các hành vi mua bán, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp, gian lận trong khấu trừ, hoànthuế giá trị gia tăng , chống thất thu ngân sách, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, lànhmạnh

Trang 12

Luật thuế giá trị gia tăng trước năm 2008 quy định thuế giá trị gia tăng đầu vào củahàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế thìđược khấu trừ toàn bộ, trường hợp dùng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụchịu thuế và không chịu thuế thì chỉ được khấu trừ số thuế giá trị gia tăng đầu vào của hànghoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng Quyđịnh này là chưa hợp lý và thực tế khó thực hiện do không thể xác định được số thuế khấu trừcủa tài sản cố định trong trường hợp sử dụng chung.

Bổ sung quy định thuế đầu vào của tài sản cố định sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinhdoanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng và không chịu thuế giá trị gia tăng thì đượckhấu trừ toàn bộ Điều này có tác dụng khuyến khích đầu tư và đảm bảo phù hợp với thựctiễn

Trang 13

CHƯƠNG II: NHỮNG KHÓ KHĂN CÒN TỒN TẠI TRONG

QUÁ TRÌNH THI HÀNH LUẬT THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

I Luật thuế chưa theo kịp thực tế:

Luật thuế Giá trị gia tăng (GTGT) sửa đổi từ luật thuế GTGT năm 2005, đãđược thông qua ngày 03/06/2008 tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khoá XII, có hiệu lực thihành từ ngày 1/1/2009 Qua quá trình Luật thuế GTGT đi vào cuộc sống đã tác độngtích cực đến nhiều mặt kinh tế, xã hội của đất nước và đạt được mục tiêu đề ra củaLuật Tuy nhiên qua thực tế thực hiện, Luật thuế GTGT đã phát sinh một số bất cập,chưa phù hợp với điều kiện thực tế của nền kinh tế cũng như xu hướng hội nhập

1.1 Bất cập về đối tượng chịu thuế và không chịu thuế

Trong tình hình hiện nay, khi nông dân trong nước gặp nhiều khó khăn do quátrình hội nhập, giá vật tư lên cao, lại thêm thiên tai và dịch bệch, thì việc đặt mức thuếsuất 5% đối với một số sản phẩm hàng hóa đầu vào của sản xuất nông nghiệp như :dịch vụ đào đắp, nạo vét kênh mương, ao hồ phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồngchăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho cây trồng, sơ chế, bảo quản nông nghiệp (mục d,khoản 2, điều 8 Luật thuế GTGT) là chưa phù hợp Các dịch vụ đầu vào của sản xuấtnông nghiệp này nên đưa vào diện không chịu thuế, tạo điều kiện cho nông dân cóđiều kiện sử dụng chúng, góp phần nâng cao năng suất và đời sống Hơn nữa, với mụctiêu cơ giới hóa nông nghiệp, cũng nên đưa các đối tượng máy móc phục vụ nôngnghiệp (có thuế suất GTGT 5%, quy định tại mục k khoản 2, điều 8) vào diện miễnthuế Tương tự, với chính sách phổ cập giáo dục thì mục (m) Khoản 2, Ðiều 8 quyđịnh các sản phẩm phục vụ giáo dục, học tập thuộc diện chịu thuế suất 5% là khônghợp lý trong giai đoạn hiện nay Đối với mặt hàng, máy móc nhập khẩu phục vụ cholĩnh vực nông nghiệp, cần xem xét điều chỉnh thời hạn nộp thuế GTGT khi nhập khẩu.Điều này sẽ giúp ích nhiều cho doanh nghiệp nhập khẩu, tạo điều kiện cho nông dân

sử dụng máy móc hiện đại, đảm bảo mục tiêu cơ giới hóa nông nghiệp Mặt khác,trong thực tế hiện nay, quy định 25 đối tượng không chịu thuế vẫn là quá rộng, gâykhó khăn cho việc hành thu cũng như không đảm bảo được tính liên hoàn của thuế

Trang 14

GTGT Do đó, việc điều chỉnh đối tượng chịu thuế, đối tượng không chịu thuế là thực

sự cần thiết trong thời gian tới

1.2 Về phương pháp tính thuế

Luật thuế GTGT hiện hành quy định hai phương pháp tính thuế GTGT là khấutrừ thuế và tính trực tiếp trên GTGT Điều này đã và sẽ lại dẫn đến sự bất bình đẳnggiữa các cở sở kinh doanh khi cùng tham gia thị trường nhưng lại có cách tính thuế vàhưởng chế độ khấu trừ khác nhau Thêm vào đó, phương pháp tính trực tiếp trênGTGT không phải là phương pháp dùng để tính và thu thuế trong thực hành thuế Đâychỉ là thể hiện cách tiếp cận khoa học trong nghiên cứu nhằm chỉ rõ thuế GTGT là loạithuế đánh vào phần giá trị tăng thêm mỗi khi có GTGT xuất hiện Phần lớn các cơ sởkinh doanh đang áp dụng phương pháp tính trực tiếp này đều không thực hiện tốt chế

độ kế toán, hoá đơn, chứng từ Do vậy, trong thực tiễn các cơ quan thuế thường xácđịnh GTGT thông qua việc ấn định tỷ lệ GTGT hoặc ấn định doanh thu Có trườnghợp do xác định GTGT quá cao, dẫn đến mức nộp thuế GTGT trên doanh thu thực tếcủa doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn, nên các cơ sở kinh doanh có xu hướng kê khaidoanh thu thấp hơn thực tế rất nhiều để trốn thuế Như thế, thuế GTGT chỉ tồn tại vềmặt lý thuyết Vì vậy, nên bỏ phương pháp tính thuế trực tiếp trên GTGT và có thể cho

áp dụng sớm ngưỡng thu thuế GTGT Cơ sở kinh doanh có doanh thu đến một mứcdoanh thu nhất định nào đó mới áp dụng thuế GTGT và chỉ áp dụng thống nhấtphương pháp khấu trừ thuế Sử dụng phương pháp này sẽ giảm được lãng phí do việcquản lý thu thuế tốn kém, không hiệu quả các cơ sở kinh doanh có doanh số thấp Các

cơ sở có doanh thu dưới ngưỡng thu thuế GTGT có thể được áp dụng mức thuế khoándoanh thu

1.3 Về thuế suất

Luật thuế GTGT hiện tại vẫn quy định 3 mức thuế suất : 0%, 5% và 10% Thực

tế cho thấy, càng nhiều mức thuế suất, càng dễ tạo sự nhập nhằng và tùy tiện khi vậndụng, trốn lậu thuế, tăng chi phí kiểm soát, thanh tra thuế, làm giảm hiệu quả của thuế.Nếu như luật chỉ quy định 2 mức thuế suất 10% và 0%, chỉ xác định đối tượng chịu

Trang 15

thuế 0%, dùng phương pháp loại trừ để ấn định những đối tượng chịu thuế 10%, thì cóthể đảm bảo được tính trung lập của thuế và tính thống nhất trong áp dụng.

1.4 Về thủ tục khấu trừ thuế

Các đối tượng nộp thuế thường lợi dụng thủ tục khấu trừ thuế để trốn tránh nghĩa

vụ nộp thuế GTGT Vì vậy, việc quy định về các điều kiện để được khấu trừ thuếGTGT đầu vào là rất cần thiết Đặc biệt, cần có điều kiện về chứng từ thanh toán quangân hàng đối với hàng hoá dịch vụ mua vào, trừ các trường hợp đặc biệt và hàng hoádịch vụ mua từng lần có giá trị thấp Thêm vào đó, nên làm rõ mua bán hàng hoá, cungứng dịch vụ ở mức bao nhiêu thì mới cần thiết phải có chứng từ qua ngân hàng và đòihỏi phải có các hoạt động đầu tư sản xuất, kinh doanh phải có thực trên thực tế,bởi lẽtrong thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp, việc mua bán khống hàng hoá nhằmmục đích rửa tiền là điều vẫn xảy ra Ngoài ra, trong quá trình hoàn thiện Luật thuếGTGT, việc loại trừ dần đối tượng được hoàn thuế như: hoá đơn bán hàng thôngthường, hàng hoá nông lâm thuỷ hải sản lập bảng kê, không có hoá đơn chứng từv.v để giảm thiểu các trường hợp gian lận trong hoàn thuế GTGT, đảm bảo đượcmục tiêu yêu cầu của việc hoàn thuế, là vô cùng quan trọng

Ngày đăng: 10/06/2015, 08:12

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w