1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo hoàng sa trường sa ở huyện đảo lý sơn quảng ngãi

68 18 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 68
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

Trên cơ sở ngiên cứu về đảo Lý Sơn – bảo tàng sống về chủ quyền và công cuộc khai thác, bảo vệ biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa nhằm làm rõ được vai trò của đảo – một bảo tàng sống giữa biển

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ -

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đề tài:

KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO HOÀNG SA – TRƯỜNG SA Ở HUYỆN ĐẢO

LÝ SƠN – QUẢNG NGÃI

Sinh viên thực hiện : Đặng Thị Ly Na Chuyên ngành : Sư phạm Lịch sử

Người hướng dẫn : ThS Nguyễn Xuyên

Trang 2

Lời cảm ơn

Sau quá trình thu thập tài liệu, tìm hiểu, mặc dù gặp một số khó khăn nhưng đến nay khóa luận của tôi đã hoàn thành Để có được một khóa luận hoàn chỉnh như ngày hôm nay, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ nhiều phía cá nhân, đơn vị

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới ThS Nguyễn Xuyên, người đã trực tiếp hướng dẫn, theo sát tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Lịch sử trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng; các sở, phòng ban và phòng thư viện của các trường ở Đại học ở Huế và Đà Nẵng

đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình khảo sát

và khai thác tư liệu liên quan đến đề tài khóa luận này

Mặc dù có nhiều cố gắng, song do những hạn chế về điều kiện, thời gian, trình độ chuyên môn và kiến thức còn hạn chế nên khóa luận này khó tránh khỏi những thiếu sót Do vậy, tôi kính mong nhận được sự đóng góp và chỉ bảo của các thầy cô giáo để khóa luận của tôi được hoàn chỉnh hơn

Xin trân trọng cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 5 năm 2015

Sinh viên thực hiện

Đặng Thị Ly Na

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 0

MỤC LỤC 1

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu 5

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 6

5.2 Nguồn tư liệu 6

5.2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 6

6 Đóng góp của đề tài 7

7 Bố cục của đề tài 7

NỘI DUNG 8

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN – TỈNH QUẢNG NGÃI 8

1.1 Vị trí địa lí 8

1.2 Điều kiện tự nhiên 8

1.3 Lịch sử hình thành và dân cư 9

1.4 Kinh tế, văn hóa - xã hội 10

1.4.1 Kinh tế 10

1.4.2 Văn hóa – xã hội 13

Chương 2: KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO HOÀNG SA – TRƯỜNG SA Ở HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN – QUẢNG NGÃI 15

2.1 Giai đoạn thời kỳ phong kiến (1558 – 1945) 15

2.1.1 Chúa Nguyễn (1558-1777) và nhà Tây Sơn (1778-1802) 15

2.1.2 Nhà Nguyễn (1802-1884) 18

2.1.3 Thời kì 1884-1945 23

2.2 Năm 1945 đến nay 26

2.2.1 Năm 1945-1975 26

2.2.2 Năm 1975 đến nay 28

2.2.2.1 Về an ninh – quốc phòng đất nước 28

2.2.2.2 Về kinh tế 30

Trang 4

2.2.2.2.2 Bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, lễ hội liên quan đến Hoàng

Sa, Trường Sa 32

2.3 Một số các di tích lịch sử, văn hóa và lễ hội liên tiêu biểu 34

2.3.1 Di tích văn hóa vật thể 34

2.3.1.1 Đình làng An Hải - di tích liên quan đến hải đội Hoàng Sa 34

2.3.1.2 Âm linh tự - nơi thờ các tử sĩ hy sinh vì Hoàng Sa - Trường Sa 36

2.3.1.3 Chùa Hang 37

2.3.2 Di tích văn hóa phi vật thể 38

2.3.2.1 Lễ hội Khao lề thế lính Hoàng Sa, mộ gió, hình nhân 38

2.3.2.2 Một số lễ hội khác 43

2.4 Đánh giá, nhận xét 45

2.3.1 Tích cực 45

2.3.2 Hạn chế 47

KẾT LUẬN 48

TÀI LIỆU THAM KHẢO 50

PHỤ LỤC 53

Trang 5

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Số liệu thống kê các xã trên huyện đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi 10 Bảng 2: Thống kê vua triều Nguyễn khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa 20 Bảng 3: Thống kê thưởng phạt của vua Minh Mệnh với việc thi hành nhiệm vụ của 22 Bảng 4: thống kê sự kiện liên quan đến việc thực hiện chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thời Pháp thuộc đến hết chiến tranh thế giới thứ hai 25 Bảng 5: Thống kê khẳng định chủ quyền của nước ta đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa 27 Bảng 6: Thống kê Tổng GTSX một số ngành năm 2014 31

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Là một quốc gia có đường bờ biển dài 3260 km, từ xa xưa, biển đảo là một bộ phận cấu thành phạm vi chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Các hải đảo, quần đảo cùng với đất liền tạo ra môi trường sinh tồn và phát triển đời đời của dân tộc ta Biển đảo có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế bởi nguồn tài nguyên tiềm tàng mà khi biết khai thác sẽ làm cho đất nước ta ngày càng giàu và mạnh lên từ biển; càng có tầm quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Phát triển biển, đảo là chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế – xã hội của đất nước Trước xu hướng chung đó, Quảng Ngãi có nhiều lợi thế và

cơ hội, đặc biệt là biển đảo Lý Sơn nằm trên tuyến đường biển từ Bắc vào Nam, đồng thời là con đường ra biển Đông của khu vực kinh tế quan trọng của miền Trung qua cửa khẩu Dung Quất Với vị trí như trên, Lý Sơn trở thành một đơn vị hành chính có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển biển đảo của cả nước,

có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế – xã hội và đây cũng là nơi

có nhiều di tích lịch sử, văn hóa quan trọng về chủ quyền biển đảo Trường Sa, Hoàng Sa của Tổ quốc

Lý Sơn trước đây được gọi là cù lao Ré mà theo cách lý giải của dân gian là

“cù lao có nhiều cây Ré” Nằm về phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền khoảng 15 hải lý, Lý Sơn được xem là một vùng đất “đặc biệt” bởi những gì đã và đang có trong lịch sử và hiện tại Hòn đảo tiền tiêu này không chỉ nổi tiếng là minh chứng trong công cuộc khai thác và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà còn ở sự kiện kiên cường bám biển của những người dân không chịu khuất phục hiểm nguy

Với tổng chiều dài đường bờ biển trên 25km, cách đường hàng hải quốc tế 90 hải lý, cách đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa) khoảng 121 hải lý, cách đảo Trường Sa khoảng 445 hải lý, Lý Sơn trở thành đơn vị hành chính và có vị trí rất quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo, giữ vững toàn vẹn lãnh thổ đất liền và trên biển, điều này không chỉ được thể hiện trong suốt chiều dài lịch

sử mà vẫn được gìn giữ cho đến ngày nay

Trang 7

Hiện nay vai trò, vị trí của biển đảo ngày càng được nâng cao, đặc biệt khi các nguồn tài nguyên trên đất liền ngày càng cạn kiệt, cùng với sự gia tăng dân số và sự phát triển của khoa học kĩ thuật, các quốc gia đều hướng ra biển đã gây nên những cuộc tranh chấp, xung đột gay gắt Với vị trí là một quốc gia giáp với Biển Đông – vùng biển có tiềm năng lớn về kinh tế, nằm trong vấn đề chung an ninh, chính trị trên thế giới - việc khai thác, bảo vệ chủ quyền biển đảo là một yêu cầu cấp thiết đối với nhà nước ta hiện nay Vì thế, khi nghiên cứu vấn đề này nhằm chứng tỏ Lý Sơn – một nhân chứng sống trong việc khai thác cũng như khẳng định chủ quyền lãnh thổ đối với hai quần đảo Hoàng sa và Trường Sa của ta

Trên cơ sở ngiên cứu về đảo Lý Sơn – bảo tàng sống về chủ quyền và công cuộc khai thác, bảo vệ biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa nhằm làm rõ được vai trò của đảo – một bảo tàng sống giữa biển khơi Qua đó đưa ra được những cơ hội cũng như thách thức và đề ra một số giải pháp nhằm phát triển đảo Lý Sơn trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước

Chính vì những ý nghĩa to lớn về mặt khoa học và thực tiễn nói trên, tôi chọn

đề tài “Khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo hoàng Sa – Trường Sa ở huyện đảo

Lý Sơn – tỉnh Quảng Ngãi” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Liên quan đến đề tài này đã có các sách và các bài viết, công trình nghiên cứu như:

Cuốn Đại Nam thực lục (2004) và bộ sách Minh Mệnh chính yếu (1994) của

Quốc sử quán triều Nguyễn có đề cập đến huyện đảo Lý Sơn hay còn gọi là đảo Cù Lao Ré Tuy nhiên chỉ đề cập về mặt là một khu vực hành chính của đất nước, mặt

tổ chức đội quân khai thác bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa nhưng chưa được nghiên cứu một cách rõ ràng, cụ thể thành từng mảng về huyện đảo này, nó chỉ mang tính chất liệt kê, ghi chép các sự kiện

Hoặc trong Phủ biên tạp lục (2007) của Lê Quý Đôn - NXB Văn hóa thông

tin, Hà Nội: khi giới thiệu về núi sông, thành lũy, trị sở, đường xá bến đò, nhà trạm hai xứ Thuận Hóa, Quảng Nam, Lê Quý Đôn không chỉ viết về vùng đất của các phủ, châu, huyện từ Quảng Bình trở vào mà ông còn viết đến các vùng biển, các

Trang 8

hòn đảo gần bờ và xa bờ thuộc quyền quản lý của các chúa Nguyễn Trong đó có đề

cập đến đảo Lý Sơn - Phủ Quảng Ngãi: “ở ngoài cửa biển xã An Vĩnh huyện Bình

Sơn có núi gọi là cù lao Ré, rộng hơn 30 dặm ” Đặc biệt, Lê Quý Đôn viết khá rõ

những hòn đảo ngoài khơi phủ Quảng Ngãi và sự quản lý của các chúa Nguyễn đối với vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Chúa Nguyễn đã thể hiện chủ quyền lãnh hải của mình bằng việc tổ chức các đội thuyền quản lý, khai thác vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa Đó là bằng chứng lịch sử không thể chối cãi được

đã được nhà bác học Lê Quý viết trong Phủ biên tạp lục vào năm 1776 Tuy sách có

đề cập một cách khá rõ về quần đảo này nhưng công trình chưa mang tính chất đi sâu nghiên cứu, chưa mang tính hệ thống Sách được ví như một bằng chứng lịch sử khẳng định về chủ quyền của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, nhưng hiện nay chưa có sách hoặc công trình nghiên cứu nào tiếp tục tìm hiểu sâu về đảo Lý Sơn trở thành một bào tàng sống trong khai thác, bảo vệ chủ quyền biển đảo

Trong cuốn Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lí Hoàng Sa Trường Sa là của

Việt Nam (2012), đề cập đến vấn đề cơ sở pháp lí chủ quyền biển đảo Hoàng Sa,

Trường Sa của Việt Nam Trong đó sách có nêu lên một số nội dung về những bằng chứng lịch sử của cư dân trên đảo Lý Sơn tham gia vào công cuộc khai thác, bảo vệ Hoàng Sa, Trường Sa thông qua các chính sách của các Chúa Nguyễn, nhà Nguyễn đối với vấn đề biển đảo Tuy nhiên chưa đề cập một cách rõ nét về vai trò của đảo

Lý Sơn trong vấn đề khai thác, bảo vệ chủ quyền biển đảo dân tộc

Trong công Trình tham gia Hội nghị Sinh viên nghiên cứu Khoa học – Trường

Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng, Triều Nguyễn trong vấn đề phòng thủ đất

nước bảo vệ độc lập chủ quyền dân tộc nửa đầu thế kỉ XIX (2011) của các tác giả

Phạm Thị Anh, Trần Thị Mỹ Huyên, Phan Thị Lương đề cập đến các hệ thống phòng thủ đất nước Công trình có đề cập đến hệ thống phòng thủ Quảng Ngãi – Bình Định, trong đó đảo Lý Sơn được xem như là một trong những hệ thống phòng ngự quan trọng của tuyến này và cũng là nơi cung cấp nguồn nhân lực chính cho đội quân Hoàng Sa dưới thời nhà Nguyễn Tuy nhiên công trình chỉ nói sơ qua một vài nét về hệ thống này ở tính chất liệt kê, mô tả khái quát chứ chưa thật sự đi sâu phân tích, nghiên cứu một cách chi tiết

Trang 9

Lịch sử đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) luôn gắn liền với công cuộc khai thác, bảo

vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Vì vậy, trong Công

trình nghiên cứu Khoa học, Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng, Tìm hiểu chủ

quyền của Việt Nam, quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa (2009) của Nguyễn Thị Liễu

cũng có đề cập đến vấn đề bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa của cư dân đảo Lý Sơn Tuy nhiên, cũng như các công trình nghiên cứu khác, do nội dung khai thác chính không phải về đảo Lý Sơn nên không được nghiên cứu một cách cụ thể về hòn đảo trù phú này, vì vậy công trình không nói rõ lên được vai trò, tiềm lực kinh tế, quốc phòng của đảo đối với nước ta

Hiện nay các công trình nghiên cứu về đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi rất ít, đặc

biệt trong vấn đề khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo Sách Điểm sáng văn hóa

Quảng Ngãi (2007) của Sở Thông tin văn hóa tỉnh Quảng Ngãi chủ yếu viết về

những nét văn hóa đặc sắc của cư dân tỉnh như về các lễ hội truyền thống, phong tục tập quán, con người Trong đảo Lý Sơn đóng góp một nét văn hóa đó là lễ hội Khao thề thế lính Hoàng Sa – là một trong những lễ hội được nhân dân huyện đảo duy trì hàng trăm năm nay, thường được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hằng năm Tuy nhiên chỉ nêu một vài nét chính về lễ hội và một số vấn đề khác về văn hóa còn nghiên cứu về các mảng khác của đảo Lý Sơn dường như không có

Hay trong sách Tiểu vùng văn hóa – duyên hải Nam Trung Bộ (2013) của tác

giả Hà Nguyễn - NXB Thông tin và truyền thông: đây là sách viết về các tiểu vùng duyên hải thuộc Nam Trung Bộ, trong đó có thông tin liên quan đến đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi nhưng sách chỉ giới thiệu, đề cập đến những vấn đề địa lí, tự nhiên, kinh tế, văn hóa một cách khái quát, mang tính chất liệt kê chứ chưa đi sâu phân tích, nghiên cứu một cách cụ thể riêng về hòn đảo này

Hoặc cuốn Địa chí Quảng Ngãi (2008) Ủy ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ngãi

-NXB Từ điển Bách Khoa, Hà Nội Sách gồm 5 phần, 34 chương và 994 trang, giới thiệu về Thành phố Quảng Ngãi và các huyện trong tỉnh, địa lý hành chính tự nhiên

và dân cư, truyền thống xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, kinh tế và văn hóa xã hội của tỉnh Quảng Ngãi Dưới sự cố vấn của PGS Trần Nghĩa - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm, sách được xem như một ấn phẩm đầu tiên viết một cách

“toàn diện” về mảnh đất và con người Quảng Ngãi được xuất bản cho đến ngày nay

Trang 10

Trong sách có đề cập về huyện đảo Lý Sơn gồm các mảng từ lịch sử, kinh tế đến văn hóa xã hội Tuy nhiên, do được nghiên cứu chung với tất cả các huyện, xã khác trong toàn tỉnh Quảng Ngãi nên sách chưa đi sâu nghiên cứu một cách đầy đủ

và toàn diện nhất về đảo này mà mới chỉ nêu những nét đặc sắc nhất của mỗi vùng Tuy vậy đây cũng là một nguồn tài liệu tham khảo quan trọng trong quá trình nghiên cứu của tôi

Bên cạnh còn có một số bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí, báo ở trung ương

và địa phương có đề cập ít nhiều đến công cuộc khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa của đảo Lý Sơn

Tóm lại các sách, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học trên vẫn chưa chuyên sâu một cách đầy đủ, toàn diện, chưa trở thành hệ thống nghiên cứu về đảo

Lý Sơn trong khai thác, bảo vệ chủ quyền biển đảo mà chỉ tập trung vào mảng này, mảng khác hay chỉ mang tính chất thống kê mà chưa làm rõ vai trò, chứng minh được đảo Lý Sơn – một bảo tàng sống trong khai thác, bảo vệ chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa Tuy chỉ đề cập đến một phần nhỏ trong nội dung đó nhưng đây cũng là những nguồn tài liệu giúp tôi bổ sung và hoàn thiện hơn trong công trình khóa luận tốt nghiệp của mình

3 Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu

Lý Sơn nhằm đáp ứng nhu cầu của đất nước

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Với đề tài trên chúng tôi thực hiện những nhiệm vụ sau:

+ Một là, giới thiệu khái quát về Huyện đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi

+ Hai là, làm rõ Lý Sơn – bảo tàng sống về chủ quyền và công cuộc khai thác, bảo vệ biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa

Trang 11

+ Ba là, đánh giá được những mặt tích cực, hạn chế của đảo Lý sơn trong công cuộc khai thác, bảo vệ chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài của chúng tôi hướng đến, tập trung nghiên cứu đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) trong khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa từ thời chúa Nguyễn (1558) đến nay

5 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

5.2 Nguồn tư liệu

Để phục vụ hiệu quả cho việc nghiên cứu đề tài, tôi dựa vào các nguồn tư liệu chủ yếu sau:

- Các cuốn sách do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn và các sách liên quan đến triều Nguyễn được lưu trữ ở trường Đại học sư phạm Đà Nẵng, thư viện Tổng hợp và các thư viện khác trên địa bàn thành phố Đà Nẵng…

- Các công trình nghiên cứu khoa học, các khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận

án có liên quan đến công cuộc khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo của Lý Sơn

từ thời Chúa Nguyễn đến nay

- Các bài viết trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử, văn hóa – xã hội

- Các thông tin, bài viết có liên quan trên mạng Internet

- Các nguồn thông tin sách báo tại địa phương đang nghiên cứu thông qua chuyến đi thực tế

5.2 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận: Với đề tài này tôi dựa trên quan điểm sử học Mác xít,

quan điểm của Đảng, nhà nước để tiến hành nghiên cứu

- Phương pháp nghiên cứu: sử dụng và kết hợp các phương pháp nghiên cứu

chủ yếu sau: Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng trong quá tŕnh nghiên cứu Bên cạnh đó, tôi cũng áp dụng các phương pháp phương pháp sưu tầm tập hợp tài liệu, phương pháp so sánh, đối chiếu, mô tả, phân tích, tổng hợp, phương pháp kết hợp giữa phân tích và tổng hợp

Trang 12

Đồng thời đề tài cũng là nguồn tài liệu góp phần cho việc học tập, nghiên cứu

và những người quan tâm đến lịch sử các triều đại phong kiến trung và cận đại ở Việt Nam đặc biệt dưới triều Nguyễn trong giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX, và công cuộc bảo vệ khai thác chủ quyền biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa ở nước ta cho đến ngày nay

Trang 13

NỘI DUNG Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN – TỈNH QUẢNG NGÃI 1.1 Vị trí địa lí

Lý Sơn là huyện đảo duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi, nằm chếch về phía đông bắc tỉnh, cách đất liền 15 hải lý Diện tích 9,97km2 Đơn vị hành chính trực thuộc gồm 3 xã (An Vĩnh, An Hải, An Bình; huyện lị đóng ở xã An Vĩnh) với 6 thôn Trong đó: xã An Vĩnh (có 2 thôn: thôn Đông, thôn Tây); xã An Hải (có 3 thôn: Đồng Hộ, thôn Đông, thôn Tây); xã An Bình (nằm trên đảo bé có 1 thôn: thôn Bắc) Huyện Lý Sơn nối với tỉnh lỵ chủ yếu bằng đường biển qua cửa biển Sa Kỳ Tuy là một đảo nhỏ nhưng Lý Sơn có vị trí quan trọng về kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh Quảng Ngãi Cư dân ở huyện đảo này là người Việt đã định cư và

tạo lập được nhiều di sản văn hóa quý báu

1.2 Điều kiện tự nhiên

Lý Sơn là một đảo nhỏ nằm trong vùng nội thủy của Việt Nam, bốn phía là biển Lý Sơn là một cụm 3 đảo như những ngọn núi nhô cao giữa biển Diện tích đất

tự nhiên 997ha

Đảo lớn nhất là đảo Lý Sơn (hay còn gọi là đảo Lớn, cù lao Ré), vì ở đây có nhiều cây ré (một loài thực vật mọc hoang) với năm hòn núi được gọi là Ngũ Linh: núi Thới Lới, Hòn Tai, Hòn Sỏi, núi Giếng Tiền, Hòn Vung, trong đó núi Thới Lới lớn nhất Xưa ở Lý Sơn có nhiều rừng, có suối, như rừng suối Truông, rừng Nhợ, rừng Cây Gạo, rừng Bà Bút, suối Chình, suối Ốc… Trong đó có loài cây dầu (du thuỷ) được nhà nước phong kiến chú ý và bắt nộp thuế sản vật Rừng đã bị tàn phá

từ nhiều đời trước và suối nước không còn Đảo có các trảng bằng (chủ yếu nằm dọc ở phía nam đảo), là khu dân cư và đất canh tác Đảo Bé nhỏ, nằm ở phía Tây Bắc đảo Lớn, còn gọi là cù lao Bờ Bãi, có cư dân ở (nay là xã An Bình) Phía đông nam đảo lớn có hòn Mù Cu, một bãi đất đá nhô lên giữa biển, không có người ở Vùng biển ở đảo Lý Sơn có nhiều cá, nhiều loại hải sản, nhiều san hô

Lý Sơn có nhiều hang động tự nhiên như hang Câu, hang Cò, hang Kẻ Cướp,

và nhiều vết tích miệng núi lửa đã tắt

Lý Sơn là đảo ven bờ, nên xưa kia, các thuyền buôn với điều kiện kỹ thuật thô sơ thường ghé dừng lại nơi đây và để lại nhiều dấu ấn đậm nét trong giao lưu

Trang 14

buôn bán và văn hóa Thời Pháp thuộc, ở cánh gà phía đông bắc thuộc xã An Hải trên đảo Lớn đã xây dựng trụ đèn biển còn tồn tại đến ngày nay Bọn cướp biển Tàu

Ô xưa kia cũng thường ẩn nấp ở đây, nay còn lưu truyền địa danh hang Kẻ Cướp Huyện đảo Lý Sơn có một vị trí xung yếu về quốc phòng

Là một hải đảo, Lý Sơn ngoài những đặc điểm chung là khí hậu nhiệt đới gió mùa ở vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Ngãi, còn có đặc điểm riêng: dễ khô hạn

về mùa nắng, thiếu nước ngọt để sinh hoạt, chịu nhiều giông bão về mùa mưa Năm

2005, nhiệt độ trung bình là 26,40oC, lượng mưa 1.970,7mm, giờ nắng trong năm

2.430,1 giờ, độ ẩm trung bình 86,6%

1.3 Lịch sử hình thành và dân cư

Các phát hiện khảo cổ học gần đây cho thấy, cách nay 2.500 - 3.000 năm ở đảo Lý Sơn đã có cư dân chủ nhân của Văn hóa Sa Huỳnh sinh sống, không như nhiều người nhận định xưa là một hoang đảo Cư dân sống dọc các suối cổ, bắt ốc

và cá, có thể có cả canh tác nông nghiệp để sinh sống Cũng từ những phát hiện khảo cổ cho thấy kế tiếp đó là lớp dân cư Chămpa cũng sống bằng khai thác hải sản

và trồng rau củ, hoa màu Từ cuối thế kỷ XVI, những cư dân Việt ở hai bên cửa Sa

Kỳ là An Vĩnh và An Hải ra khai thác và sinh sống ở đảo, lập ra An Vĩnh phường

và An Hải phường, 15 người thuộc 15 dòng họ gọi là "thất tộc, bát hiền", trở thành

15 vị tiền hiền của đảo Như vậy, khác với đất liền, nguồn gốc cư dân Việt ở đảo Lý Sơn không trực tiếp từ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ di cư vào, mà từ vùng đất liền tỉnh Quảng Ngãi di chuyển ra sinh sống

Do đặc thù cách biệt với đất liền, lại không chịu sự tàn phá của chiến tranh,

mà văn hóa do người Việt tạo lập tại Lý Sơn mang rất đậm dấu ấn văn hóa cổ truyền và các di sản được lưu giữ khá tốt, ít bị mất mát, hư hại, tuy việc học ở đảo phát triển chậm hơn nhiều so với đất liền

Theo tổng cục điều tra dân số tỉnh Quảng Ngãi, dân số trên đảo Lý Sơn có sự phát triển khá nhanh Năm 1930 - 1931, số dân có khoảng 4.000 người Năm 1962,

số dân có khoảng 6.400 người Năm 1990, số dân có khoảng 16.260 người Năm

2000, số dân có khoảng 18.500 người Năm 2004, số dân có khoảng 19.802 người Năm 2005, số dân là 20.033 người

Trang 15

Mật độ dân số ở Lý Sơn năm 2005 là 2.009 người/km2, cao gấp 8 lần so với mật độ dân số trung bình trong tỉnh Quảng Ngãi (250 người/km2, vốn đã rất cao), chỉ thấp hơn thành phố Quảng Ngãi và cao tuyệt đối so với các huyện khác Mật độ dân số cao, mà số đông vẫn là làm nông đã đặt áp lực dân số rất lớn ở đảo

Tình hình diện tích, phân bố dân cư tương đối cân phân giữa 2 xã trên đảo Lớn, riêng xã An Bình biệt lập ở đảo Bé do điều kiện khó khăn, cư dân thưa hơn, như bảng kê sau đây của năm 2005

Bảng 1: Số liệu thống kê các xã trên huyện đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi

STT Xã Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số (người/km2)

Nguồn Địa chí Quảng Ngãi

“Con người Quảng Ngãi được tôi luyện trong điều kiện tự nhiên và xã hội của quê hương, kế thừa những truyền thống tốt đẹp của dân tộc đã hình thành những đặc trưng, nổi bật là tính "hay co" Có thể hiểu chữ "co" ở đây không phải là

"an phận thủ thường", "thu mình lại" mà là "co cượng", "cứng đầu" trước cường quyền, bạo lực, trước muôn vàn thử thách của thiên tai, địch họa”[14, tr.57] Muốn

hiểu rõ tính "hay co" của người dân Quảng Ngãi, phải đặt họ trong những điều kiện

tự nhiên và xã hội của đất nước và địa phương Bởi vì, ở con người ngoài yếu tố sinh học - "con" - còn có yếu tố xã hội - "người"-, được hình thành và phát triển trong lao động sáng tạo thích hợp với những điều kiện tự nhiên khách quan Con người còn là sản phẩm của điều kiện lịch sử - xã hội nhất định

1.4 Kinh tế, văn hóa - xã hội

1.4.1 Kinh tế

Lý Sơn chủ yếu là kinh tế nông - ngư nghiệp Tuy ở đảo nhỏ hẹp, khó khăn

về nguồn nước, nhưng dân cư sống bằng nghề nông vẫn chiếm nhiều nhất Cụ thể

năm 2005, trong tổng số 9.475 lao động thì đã có 4.164 lao động nghề nông, 3.420

Trang 16

lao động ngư nghiệp, 635 lao động công nghiệp và xây dựng, 615 lao động thương mại - dịch vụ”.[14, tr.78]

Trong nông nghiệp, Lý Sơn không trồng được lúa, chỉ trồng trọt các loại cây

lương thực, thực phẩm khác Lúa gạo chủ yếu mua từ đất liền chở ra đảo Có nhiều cây trồng rất phổ biến ở đất liền Quảng Ngãi nhưng có rất ít ở Lý Sơn như cây dâu, cây mía, vì đất đai trồng trọt ở đảo rất hạn hẹp (đất nông nghiệp 392ha), lại thiếu nguồn nước tưới Người dân Lý Sơn từ xưa chủ yếu trồng cây ngô, đậu, gai (đay), rau và khoai lang, khoai mì Từ khoảng năm 1960, cây hành, cây tỏi được trồng phổ biến và trở thành cây trồng đặc chủng của Lý Sơn vì nó tỏ ra rất thích hợp với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết ở đảo Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt ở huyện

Lý Sơn chỉ vỏn vẹn 243ha (năm 2004), với sản lượng cây lương thực có hạt chỉ có 1.486 tấn (trong đó xã An Vĩnh 817 tấn, xã An Hải 669 tấn), bình quân 74,60kg/người/năm; năm 2005 sản lượng lương thực là 1.524 tấn (xã An Vĩnh 838 tấn, xã An Hải 686 tấn), bình quân lương thực đầu người 76kg, thấp tuyệt đối so với tất cả các huyện, thành phố trong tỉnh Quảng Ngãi Lương thực được tính chỉ là ngô Tuy nhiên, lương thực không phải là nguồn sống chính của cư dân Lý Sơn

Cho đến nay, việc trồng hành, tỏi vẫn rất thịnh đạt, hành tỏi Lý Sơn ngon nổi tiếng không chỉ trong phạm vi tỉnh Quảng Ngãi Nhờ hành tỏi, nông dân ở Lý Sơn

có đời sống tương đối ổn định “Thời điểm 2005, diện tích trồng tỏi là 297ha, sản

lượng 1.557 tấn (trong đó xã An Vĩnh 146ha, 796 tấn; xã An Hải 151ha, 761 tấn); diện tích trồng hành 282,4ha, sản lượng 1.790 tấn (trong đó xã An Vĩnh 139ha, 898 tấn; xã An Hải 117,4ha, 671 tấn; xã An Bình 26ha, 221 tấn) Diện tích hành tỏi năm

2005 tuy lớn, nhưng giảm sút so với năm 2004, vì có sự chuyển qua cây trồng khác Dưa hấu phát triển Năm 2005, có 49ha dưa hấu với sản lượng 400 tấn”[14, tr.132]

Tuy nhiên, việc trồng hành tỏi ở Lý Sơn không phải dễ dàng Hằng năm, người nông dân phải tải đất đỏ từ trên cao về trải đều trên mặt đất, lại tải cát từ bãi biển lên trải ở lớp trên, để có đất tốt cho cây phát triển Không chỉ tốn quá nhiều công sức, việc lấy đất cát như vậy còn có tác hại đến môi trường, gây tình trạng sạt lở, sóng biển xâm thực, biển lấn sâu vào đảo

Ngoài ngô, hành, tỏi, ở Lý Sơn còn trồng một số loại cây khác, cụ thể như sau: rau (năm 2005 diện tích 595ha, sản lượng 3.420 tấn); đậu các loại (năm 2005

Trang 17

diện tích 28ha, sản lượng 28 tấn); vừng: năm 2004 diện tích 125ha, sản lượng 59 tấn (không có số liệu năm 2005)

Bên cạnh trồng trọt, người dân Lý Sơn còn chăn nuôi, chủ yếu là bò 803 con, heo 2.435 con, dê 294 con, gà vịt trên 5.649 con (tính ở thời điểm 31.12.2005) Như vậy, chăn nuôi chỉ đáng kể nhất ở hai xã An Vĩnh, An Hải trên đảo Lớn và số lượng của hai xã không chênh lệch nhau nhiều Giá trị sản xuất nông nghiệp ở Lý Sơn năm 2005 là 45.730 triệu đồng, trong đó trồng trọt là 37.228 triệu đồng, chăn nuôi 8.502 triệu đồng

Bên cạnh, cư dân trên đảo còn lấy khai thác nguồn thủy sản từ biển Lao động ngư nghiệp ít hơn lao động nông nghiệp, nhưng về giá trị sản xuất, thủy sản ở

Lý Sơn lại cao gấp gần 5 lần so với nông nghiệp của huyện đảo, cụ thể năm 2005 giá trị sản xuất thủy sản ở Lý Sơn là 217.573 triệu đồng Cho nên xét về giá trị sản xuất thì thủy sản lại đứng hàng đầu trong kinh tế của huyện đảo, chứ không phải nông nghiệp

Nghề cá xưa chủ yếu chỉ đánh bắt ở ven bờ, với nghề lưới chuồn và đánh cá trích Nhờ có kinh nghiệm đi biển và khai thác hải vật, nên từ xưa người dân ở An Hải phường và An Vĩnh phường đã được các triều đại phong kiến tuyển mộ đi tuần thú và khai thác hải vật ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa Ngày nay, nhà nước

đã đầu tư xây dựng cảng cá Lý Sơn và hỗ trợ ngư dân mua sắm ngư lưới cụ phát triển nghề và ngành đánh bắt hải sản ngày càng tỏ ra quan trọng, nhất là đánh bắt xa

bờ Tuy nhiên, năng lực đánh bắt và sản lượng đánh bắt hải sản của Lý Sơn vẫn còn thấp so với các huyện ven biển của tỉnh Quảng Ngãi Lý Sơn không có điều kiện hay khả năng nuôi trồng thuỷ sản như các huyện ven biển trong đất liền Tuy vậy, nhìn vào giá trị sản xuất thủy sản mới thấy tầm quan trọng hàng đầu của nó Chẳng hạn ở thời điểm 2005, giá trị sản xuất của ngành thủy sản ở Lý Sơn là 217,573 tỉ đồng, trong khi nông nghiệp chỉ 45,73 tỉ đồng Tổng số lao động đang làm việc trong ngành thủy sản gần 3.500 người, chiếm hơn 1/3 tổng số lao động của huyện (gần 9.500 người) Xã An Vĩnh có sản lượng thủy sản chiếm đến 2/3 của toàn huyện, năm 2005 đạt 10.610 tấn Trong sản lượng thuỷ sản khai thác thì cá chiếm tỉ

lệ cao tuyệt đối

Trang 18

Ngoài đánh cá, người dân Lý Sơn còn sống nhờ vào nghề buôn bán và dịch

vụ, chủ yếu là dịch vụ nghề cá Xưa do nhu cầu của đời sống phải có những nhu yếu phẩm như gạo, nước, đá, gỗ, gạch ngói, vải vóc và nhu cầu bán đi các loại hàng sản xuất được nên đã mặc nhiên hình thành những ghe chuyên đi buôn bán với đất liền trong tỉnh, dần hình thành một vạn ghe 50 chiếc đi xa, chuyên vào Nam ra Bắc mua lúa gạo về bán Từ đất liền Quảng Ngãi cũng có nhiều người chuyên đi buôn bán ở

Lý Sơn Nhiều thuyền buôn của các nước cũng ghé lại đảo Việc buôn bán trong bối cảnh kinh tế mở cửa ngày nay càng thịnh đạt Dịch vụ nghề cá, như sản xuất ngư lưới cụ, sửa chữa tàu thuyền, buôn bán xăng dầu, các dịch vụ vui chơi giải trí… cũng theo đó mà phát triển Năm 2005, Lý Sơn có 559 cơ sở kinh doanh thương mại

- dịch vụ với 615 lao động, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xấp xỉ 61 tỉ đồng

Du lịch là ngành có tiềm năng nhưng chưa thể phát triển ở Lý Sơn Với cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, với di sản văn hóa cổ truyền khá phong phú, Lý Sơn có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, thu hút du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng

1.4.2 Văn hóa – xã hội

Lý Sơn có những di sản văn hóa quý báu Các cuộc khai quật khảo cổ học gần đây đã tìm ra các mộ nồi, các công cụ… cho thấy đảo Lý Sơn từng có cư dân cách nay ít nhất 2.500 - 3.000 năm là chủ nhân Văn hóa Sa Huỳnh hệ biển đảo, kế

đó là Văn hóa Chămpa, trong môi trường biển - đảo Lớp văn hóa Việt kế tiếp cũng tạo được nhiều di sản quý báu Ở Lý Sơn xưa có nhiều ca dao, ngạn ngữ đặc thù, nói về chính mảnh đất này, tâm tình hướng về đất liền, về cội nguồn Ở Lý Sơn có các lễ hội đặc sắc như: lễ hội đua thuyền, hội dồi bòng, lễ hội tế đình làng An Hải,

lễ khao lề thế lính Hoàng Sa… Ở phía đông đảo thuộc xã An Hải có chùa hang, còn gọi là "Thiên khổng thạch tự" (chùa hang đá trời sinh), phía tây có đình làng Lý Hải (đều đã xếp hạng di tích quốc gia), có đền thờ cá Ông ở thôn Đông xã An Hải, Âm Linh tự ở thôn Tây xã An Vĩnh (đều đã xếp hạng di tích cấp tỉnh) Các di tích lịch

sử - văn hóa, di tích về Hoàng Sa - Trường Sa trên đảo Lý Sơn được phục dựng, tôn tạo, các di vật cổ, các kiến trúc nhà cổ, liễn đối là những di vật rất quý ở đảo Lý Sơn còn giữ được khá nguyên vẹn Một dự án xây dựng tượng đội Hoàng Sa, Trường Sa trên đảo Lý Sơn đang được thực hiện Trong văn hóa ẩm thực, ở Lý Sơn có nhiều món ăn như bánh ít lá gai, đồn đột, nhiều hải sản và rượu dầm hải sản

Trang 19

Bên cạnh việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, các thiết chế hoạt động văn hóa mới đã được hình thành và phát triển ngày càng mạnh ở huyện đảo Lý Sơn Lý Sơn ngày nay có đài truyền thanh huyện và trạm thu phát lại truyền hình, có thư viện huyện, có nhiều hoạt động văn nghệ quần chúng khá tốt Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cũng có sự phát triển

Trang 20

Chương 2: KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO

HOÀNG SA – TRƯỜNG SA Ở HUYỆN ĐẢO LÝ SƠN – QUẢNG NGÃI 2.1 Giai đoạn thời kỳ phong kiến (1558 – 1945)

2.1.1 Chúa Nguyễn (1558-1777) và nhà Tây Sơn (1778-1802)

Hoàng Sa, Trường Sa bên cạnh có lợi ích kinh tế dồi dào còn lợi ích mặt quốc phòng và hàng hải cho toàn thể bán đảo Đông Dương Tại khu vực này các hạm đội tàu ngầm, hoặc các tiềm thủ đỉnh khác có thể khống chế, phong tỏa các tàu biển ra vào vịnh Bắc Kì và các cảng lớn như Đà Nẵng, Cam Ranh Nghĩa là căn cứ hải quân tại Hoàng Sa, Trường Sa có thể kiểm soát tàu biển qua lại các nước Đông Dương, Dông Nam Á, khu vực Thái Bình Dương; nhất là đường biển Sài Gòn-Hồng Kông-Thượng Hải

Ngoài ra căn cứ hải quân tại Hoàng Sa, Trường Sa sẽ ngăn chặn được liên lạc đường biển của các nước ngoài vào bờ biển Việt Nam Vì những yêu cầu thực tế đã nêu, cũng như tầm quan trọng về vị trí hàng hải và quốc phòng của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà chính quyền Pháp tại Đông Dương phải thực hiện những biện pháp an ninh, phòng thủ Sau này, ta thấy họ đã xây dựng tại Hoàng sa, Trường

Sa một số cơ sở thông tin liên lạc, căn cứ quân sự để phần nào giúp cho các tàu biển qua lại trên hải lộ này; đồng thời, duy trì quyền lực của người Pháp tại Đông Dương Từ thực tế trên cho ta thấy rõ yếu điểm của hải lộ quốc tế này và trạm liên lạc khí tượng thủy văn đối với nền an ninh của các nước Đông Nam Á nói chung –

và Việt Nam nói riêng

Thế cho nên, ngay từ thế kỉ XVII, các Chúa Nguyễn và vua Gia Long, Minh Mạng đã đặt đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải không những đến Hoàng Sa thu lượm các hải vật do các tàu buôn nước ngoài bị đắm tại đó; mà nhiệm vụ chính của các đội hải quân này là canh phòng an ninh và bảo vệ tổ quốc Các hải đội trên vẫn duy trì mãi cho đến khi quân viễn chinh Pháp chiếm Nam Kì mới bị bãi bỏ

Theo Toản tập Thiên Nam Tứ Chí Lộ Đồ thư, tập bản đồ Việt Nam do Đỗ

Bá, tên là Công Đạo, soạn vẽ vào thế kỉ XVII, ghi rõ trong lời chú giải bản đồ phủ Quảng Ngãi, xứ Quảng Nam: “giữa biển có một bãi cát dài, gọi là cát vàng”, “họ

Trang 21

Nguyễn” mỗi năm vào cuối mùa đông đưa 18 chiếc thuyền đến lấy hóa vật, được phần nhiều là vàng bạc, tiền tệ, súng đạn”

Phủ biên tạp lục, Lê Quý Đôn (1726-1784) soạn 1776, viết về lịch sử địa lý hành chính xứ Đàng trong dưới thời chúa Nguyễn (1558-1775) khi ông được triều đình bổ nhiệm phục vụ tại miền Nam, chép rõ Bảo Đại Trường Sa (tức Hoàng Sa, Trường Sa) thuộc phủ Quảng Ngãi

“Xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi ở ngoài của biển có núi gọi

là cù lao Ré, rộng hơn 3 dặm 1 có phường Tứ Chính, dân cư trồng đầu, ra biển 4 canh thì đến, phía ngoài nữa lại có Đại trường Sa Trước kia có nhiều hải vật, hóa vật, lập đội Hoàng Sa để lấy, đi 3 ngày đêm mới đến, là chỗ gần xứ Bắc Hải”

[5, tr.134]

Hay phủ Quảng Ngãi, huyện Bình Sơn có xã An Vĩnh, ở gần biển, ngoài biển

vể phía Đông Bắc có nhiều cù lao, các núi linh tinh hơn 130 ngọn, cách nhau bằng biển, từ hòn này sang hòn kia hoặc đi một ngày hoặc vài canh thì đến Trên núi có chỗ có suối nước ngọt trong đảo có bãi cát vàng dài hơn 30 dặm, bằng phẳng rộng lớn, nước trong suốt đáy Trên đảo có vô số yến sào, các thứ chim có hàng nghìn, hàng vạn, thấy người thì đậu vòng quanh không tránh Trên bãi vật lạ rất nhiều: ốc vân thì có ốc tai voi to

Cái nôi của đội Hoàng Sa đó chính là xã An Vĩnh ở một bên của biển Sa Kỳ thuộc huyện Sơn Tịnh, và phía Bắc là xã An Hải thuộc huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi Xã An Vĩnh gồm đất liền ở cửa biển Sa Kỳ và phường An Vĩnh Xã An Hải gồm phường An Hải ở cù lao Ré mà đến thời Gia Long thứ 3 mới tách ra Tại phía Nam cửa biển Sa Kỳ hiện nay còn di tích vườn đồn, nơi đồn biển của xã An vĩnh xưa (nay là thôn An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi)

Vùng của biển Sa Kỳ không có sông chảy ra nên không có hiện tượng cát bồi, có độ sâu tương đối để làm công (thuyền) thời bấy giờ Vì thế, hai của biển thuận lợi cho người dân sinh sống, nhất là bờ phía Nam, xã An Vĩnh sống về nghề

1

Dặm: Đơn vị đo lường thời xưa của Việt Nam, tương đương 1/2km

Bãi Cát Vàng từ lâu là khu vực có nhiều đá ngầm nguy hiểm ở Biển Đông

Trang 22

biển và cả nông nghiệp Cách phủ lý Quảng Ngãi gần 30 km, bờ phía Bắc thuộc xã

An Hải ít phù trú, ít dân cư hơn Tuy nhiên nói chung dân vùng cửa biển Sa Kỳ cũng như cù lao Ré rất giỏi nghề đi biển xa mùa, thời nay gọi là “viễn dương”, họ không chỉ đi tìm hải sản quý như hải sâm, ốc tai tượng ở vùng kế cận mà còn đến những vùng biển xa khác để khai thác Hoàng Sa với đầy những hải vật quý lạ tức

sẽ có sức hút họ đi tới đó Nghề biển ở vùng này còn có một thuận lợi là dễ dàng được cung cấp các vật liệu làm thuyền buồm như tre, lá, gỗ, kể cả loại gỗ dùng làm cột buồm từ vùng rừng núi Quảng Ngãi, Quảng Nam ở cách đó không xa

Về mặt vị trí địa lí, vùng Sa Kỳ cù lao Ré lại là nơi nhô ra biển Đông xa nhất

Do vậy, cũng như dân đất liền thời mở cõi ấy, dân vùng này thời Chúa Nguyễn được tín nhiệm giao trọng trách khai khẩn tới đâu quản lí tới đó Ngoài ra, do hoàn cảnh lịch sử xứ Đàng Trong, muốn tồn tại, từ thời Nguyễn Hoàng đã nghĩ đến phát triển giao thương ra biển khơi, tạo điều kiện phát triển mạnh đô thị ngoại thương quốc tế Hội An với sự có mặt của người Nhật, Trung Quốc, nhất là người phương Tây (từ đầu thế kỉ XVI họ đã phát triển giao thương phương Đông, khi thành lập được các thương điếm từ Malacca đến Ma cao) Trận thủy chiến với người Hà Lan (hợp tác với Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài) gần của biển Thuận An thời Chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã thúc đẩy xứ Đàng Trong phải có kế hoạch thường xuyên thu lượm không những hải sản quý mà còn sản vật do bị đắm tàu nhất là súng ống để tăng cường sức mạnh quân sự với Chúa Trịnh ở Đàng Ngoài

Trong Đại Nam thực lục tiền biên, bộ sử về triều Nguyễn do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn 1884 càng minh chứng cho điều đó: Xã An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi, ở ngoài biển có hơn 130 bãi cát, cách nhau một vài đường hoặc một vài trống canh, kéo dài không biết mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn lý Hoàng Sa Trên bãi có giếng nước ngọt, sản vật có hải sâm, đồi mồi, ốc hoa, Hồi đầu dựng nước, đặt đội Hoàng Sa 70 người, lấy dân xã An Vĩnh sung vào, hằng năm đến tháng 3 đi thuyền ra đảo, độ 3 ngày đêm thì đến, thu lượm hóa vật, đến tháng 8 thì về nộp Lại có đội Bắc Hải mộ dân ở Tứ Chính – Bình Thuận hoặc xã Cảnh Dương sung vào

Đó là những lí do khiến cù lao Ré – cửa biển Sa Kỳ là cái nôi ra đời của các đội Hoàng Sa

Trang 23

Công việc thực hiện chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa được duy trì ở các đời chúa Nguyễn (năm 1558-1776) Điều đó được thể hiện qua việc lập các đội hải quân: Bắc Hải đội và Hoàng Sa đội do thuyên Đức hầu, một nhà quân sự chuyên nghiệp hải quân phụ trách Phạm vi hoạt động của các đội hải quân Hoàng Sa rất rộng, từ phía Nam đảo Hải Nam cho đến Hà Tiên Nhiệm vụ của các đội này không chỉ đến Hoàng Sa, Trường Sa thu lượm hải sản, súng đạn, tiền bạc

mà còn tuần tra, do thám, đo đạt công trình và bảo vệ mặt biển Tổ quốc

Việc khai thác và bảo vệ này được kéo dài cho đến cuối đời chúa Nguyễn Phước Khoát (1738-1765), Nguyễn Phước Thuần (1765-1766) Tình hình trong nước luc bấy giờ có nhiều thay đổi, nghĩa quân Tây Sơn trở thành một lực lượng quyết định cho vận mệnh dân tộc Chủ quyền nước ta trên các hải đảo cũng bị bác

bỏ ngỏ và do đó các đội hải quân Bắc Hải và Hoàng Sa cũng tạm thời ngưng hoạt động trong một thời gian

Suốt trong thời gian có cuộc chiến tranh giữa lực lượng Tây Sơn và Nguyễn Ánh, việc thực hiện chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng bị đứt quãng từ năm 1776 – 1802 Đến khi nhà Nguyễn thành lập, vấn đề chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các hải đảo khác lại được tiếp tục duy trì và phát triển mạnh hơn bao giờ hết

2.1.2 Nhà Nguyễn (1802-1884)

Đến khi nhà Nguyễn thành lập, theo các tài liệu lịch sử chính thống cũng có ghi chép về việc khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo Hoàng Sa – Trường Sa gắn liền với huyện đảo Lý Sơn (cù lao Ré) Trong Đại Nam thực lục toàn biên – bộ sử của chúa Nguyễn do Quốc sử quán nhà Nguyễn soạn năm 1884 có đoạn viết: “Xã

An Vĩnh, huyện Bình Sơn, phủ Quảng Ngãi, ở ngoài biển có hơn 130 bãi cát, cách nhau 1 ngày đường hoặc một vài trống canh, kéo dài không biết mấy ngàn dặm, tục gọi là Vạn lý Hoàng Sa Trên bãi có giếng nước ngọt sản vật có hải sâm, đồi mồi,

ốc hoa, ích ”

Trong Đại nam thực lục chính biên, Quyển 154: Tháng 6 mùa hạ năm Ất mùi (1835) dựng đền thờ thần (ở đảo) Hoàng Sa thuộc Quảng Ngãi, Hoàng Sa thuộc hải phận Quảng Ngãi, có một chỗ nổi cồn cát trắng, cây cối xanh um, giữa cồn cát có

Trang 24

giếng, phía Tây Nam có miếu cổ có tấm bài khắc 4 chữ “ Vạn lý Ba Đình” Cồn Bạch Sa có chu vi 1070 trượng, tên cũ là Phật Tự Sơn, bờ Đông, Tây nam đều có đá san hô thoai thỏi uốn quanh mặt nước Phía Bắc giáp với 1 cồn đá san hô sừng sững nổi lên, chu vi 340 trượng, cao 1 trượng 3 thước, ngang với cồn cát gọi là Bàn Than Thạch, năm ngoái vua toan dựng miếu, lập bia ở chỗ ấy, nhưng vì sóng gió không làm được Đến đây, mới cai đội thủy quân Phạm Văn Nguyên đem lính và giám thành công phu thuyền 2 tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, chuyên chở vật liệu đến dựng miếu (cách toàn miếu cỡ 7 trượng) Bên tả miếu dựng bia đá, phía trước miếu xây bình phong, 10 ngày làm xong rồi về

Quyển 165, năm Bính Thân, niên hiệu Minh Mệnh thứ 17 (1836, mùa xuân,

tháng giêng): “Bộ Công tâu: Cương giới mặt biển nước ta có xứ Hoàng Sa rất là

hiểm yếu Trước kia đã phái vẽ bản đồ mà hình thể nó xa rộng mới chỉ được một nơi, cũng chưa rõ ràng Hằng năm nên phái người đi dò xét cho khắp để thuộc đường biển Từ năm nay trở về sau, mỗi khi đến hạ tuần tháng giêng, xin phái thủy quân và vệ giám thành đáp một chiếc thuyền ô, nhằm thượng tuần tháng 2 thì đến Quảng Ngãi, bắt hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định thuê 4 chiếc thuyền của dân, hướng ra đúng xứ Hoàng sa không cứ là đảo nào, hòn nào, bãi cát nào: khi thuyền

đi đến cũng xét xem xứ ấy chiều dài, chiều ngang, chiều cao, chiều rộng, chu vi và nước biển xung quanh nông hay sâu, có bãi ngầm, đá ngầm hay không, hình thế hiểm trở, binh dị như thế nào, phải tường tất đo đạt, vẽ lại bản đồ, lại xét ngày khởi hành, từ của biển nào ra khơi, nhằm phướng nào đi đến xứ ấy, căn cứ vào đường đi tính ước được bao nhiêu dặm Lại từ xứ ấy trông vào bờ biển dối thẳng vào tỉnh hạt nào, phương hướng nào đối chênh chếch tỉnh hạt nào, phương hướng nào cách bờ khoảng chừng bao nhiêu dặm Nhất nhất nói rõ, đem về dân trình”.[26, tr.22-23]

Đại Nam nhất thống chí 1882 có ghi: “Đảo Hoàng Sa ở phía đông cù lao Ré

huyện Bình Sơn Từ bờ biển Sa Kỳ ra khơi thuận gió 3, 4 ngày đêm có thể đến Ở đó

có hơn 130 đảo nhỏ, cách nhau 1 ngày đường hoặc vài trống canh Do đặc điểm của Hoàng Sa, Trường sa là có nhiều hải sản quý lại có nhiều hóa vật của tàu bị đắm như trên đã nói, nhà nước phong kiến Việt Nam từ lâu đã tổ chức việc khai thác 2 quần đảo đó với tư cách một quốc gia làm chủ Nhiều sách lịch sử cổ và địa

Trang 25

lí Việt Nam đã nói rõ tổ chức, phương thức hoạt động của các đội Hoàng Sa có nhiệm vụ trực tiếp khai thác” [26, tr.24- 25]

Đội Hoàng Sa, sau tăng cường thêm đội Bắc Hải, được duy trì hoạt động liên tục từ thời chúa Nguyễn (1558-1783) đến nhà Tây Sơn (1876-1802) và nhà Nguyễn (1802-1945) Họ Nguyễn đặt đội Hoàng Sa 70 xuất, lấy nguời ở xã Vĩnh An điền vào chân ấy, thay phiên cứ hằng năm tháng ba nhận giấy hành sai, phải mang lương

6 tháng, đem 5 chiếc thuyền câu nhỏ ra bể ba ngày ba đêm mới đến hải đảo, ở lại đấy tùy ý tìm kiếm, bắt chim, cá làm đồ ăn, các thứ kiếm được tảo vật, các vật ở tàu

đi bể bị đắm mà trôi ra như bạc, đồng, thiếc, đồ sứ, ngà voi, gươm, súng, sáp ong cùng đồi mồi, hải ba, hải sâm, văn loa lạp rất nhiều Đến tháng tám là kỳ hẹn được

về, vào cửa Eo (Yêu-môn) đến thành Phú-xuân đệ nạp Sau khi đã được khám nghiệm, cân xong và định hạng rồi, mới cho phép bán riêng các vật như văn loa, hải

ba, hải sâm và cấp giấy cho về, cũng có người không kiếm đuợc gì, cũng có người được ít, được nhiều không nhất định Xét ở sổ biên của cựu cai đội đức hầu : năm giáp ngọ nhặt được bạc 30 hốt, năm giáp thân được thiếc 5.100 cân, năm ất dậu được bạc 126 hốt, có nhiều năm được đồi mồi, hải ba và súng đồng, khối thiếc ít nhiều

Bảng 2: Thống kê vua triều Nguyễn khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo Hoàng

Trang 26

1836 Bộ Công tâu lên vua: hằng năm đến Hoàng Sa để

do thám, đo đạc thủy trình, Phạm Hữu Nhật mang bài gỗ đến Hoàng Sa cắm mốc và dựng bia

1846 Sai Phạm Hữu Nhật ra Hoàng Sa cùng đội vẽ bản

đồ cắm thẻ gỗ làm mốc

Nguồn Đại Nam thực lục

Việc lập thêm nhiều hải đội có nhiệm vụ như đội Hoàng Sa hoạt động trên các địa bàn khác cho thấy triều đình nhà Nguyễn ngày càng phát hiện ra thêm nhiều đảo san hô trên một khu vực hết sức rộng lớn của Biển Đông Nhu cầu tìm hiểu, khai thác, đo đạc và quản lý các vùng biển đảo này khiến cho công tác của đội Hoàng Sa và các đội khác thêm nặng nề Nhà Nguyễn vẫn để cho đội Hoàng Sa kiêm quản là có ý tập trung vào một đầu mối hầu có thể nắm rõ và kiểm soát được tình hình trên Biển Đông Trước yêu cầu đó, người chỉ huy đội Hoàng Sa phải là vị quan lớn hơn, được phong tước Hầu như cai đội Thuyên Đức Hầu, Phú Nhuận Hầu

để đủ uy thế, quyền hành thực thi chức trách lớn hơn Rõ ràng, quy mô kiểm soát và quản lý các vùng biển, đảo trên Biển Đông của nhà Nguyễn ngày càng mở rộng cùng với việc gia tăng ý thức xác lập và thực thi chủ quyền của triều đại phong kiến này trong suốt thời gian từ thế kỷ thứ XVII đến đầu thế kỷ XX tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

Hàng năm các triều vua đều có tờ sai các đội đi Hoàng Sa để thi hành công

vụ Sau khi kết thúc công việc đội vãng thám phải chạy thuyền thẳng về Kinh đô để báo cáo tình hình, khai nộp hoá vật, hải vật Nhà vua thông qua Bộ Công để kiểm tra, đánh giá và tuỳ mức độ đóng góp hay vi phạm mà luận công hay định tội, thưởng phạt công minh Những người hoàn thành nhiệm vụ đều được Nhà nước ghi nhận

Trang 27

Bảng 3: Thống kê thưởng phạt của vua Minh Mệnh với việc thi hành nhiệm vụ của

đội đi Hoàng Sa

1 18-07-1835

Các tên hướng dẫn hải trình Võ Văn Hùng, Phạm Văn Sanh thưởng mỗi tên một tiểu "Phi Long ngân tiền” Binh thợ, dân phu hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định đi theo thưởng mỗi tên 1 quan tiền

Cai đội Phạm Văn Nguyên trên đường công hồi đã trì hoãn, có Chỉ giao Bộ Công trị tội Nay phạt 80 trượng cho phục chức Cai đội Các tên Giám thành Trần Văn Vân, Nguyễn Văn Tiện, Nguyễn Văn Hoằng vẽ họa đồ Hoàng Sa chưa chu tất, phạt mỗi tên 80 trượng

2 13-07-1837

Lần đi Hoàng Sa này trở về, trừ bọn Kinh phái Thuỷ sư Suất đội Phạm Văn Biện, hướng dẫn hải trình Võ Văn Hùng, Phạm Văn Sanh, đà công Lưu Đức Trực khởi hành chậm trễ đã bị xử phạt

Nên chăng chiếu lệ thưởng tặng cho binh dân hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định đi theo, xin đợi Chỉ

Trước có phái Thuỷ sư, Giám thành, binh dân hai tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định đi Hoàng Sa

đo đạc, cắm mốc, vẽ họa đồ, trừ bọn Phạm Văn Biện gồm 4 tên can tội đã có Chỉ phạt

Còn binh dân đi theo lặn lội biển cả cực khổ, thưởng mỗi tên binh định một tháng lương, dân phu mỗi tên 2 quan tiền

Trang 28

trượng

3 19-07-1838

Xin chiếu lệ miễn thuế năm nay cho 2 chiếc "Bản chinh thuyền” đã đưa binh dân đến Hoàng Sa đo đạc giáp vòng từ

hạ tuần tháng 3 tới hạ tuần tháng 6, hoàn tất công vụ nay

đã trở về

Nguồn đại nam Thực lục

Công việc vãng thám ở Hoàng Sa và Trường Sa là vô cùng gian nan nguy hiểm Đảo Lý Sơn (Cù lao Ré) nổi tiếng trong lịch sử là nơi tiền tiêu sản sinh ra nhiều đoàn vãng thám đi thực thi chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa Đã có nhiều người lính ra đi không trở về Những ngôi mộ gió ở Lý Sơn khắc ghi điều đó

Như vậy, hoạt động của các hải đội trong triều Nguyễn trên vùng biển Việt Nam đã được duy trì và phát triển liên tục trong một thời gian dài gần ba thế kỉ (năm 1613-1883) tức là thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên đến thời vua Tự Đức Công việc hành sử chủ quyền trên còn được thấy qua các di tích trên Hoàng Sa như: bia chủ quyền, Miếu Bà, chùa Phật Sơn, miếu thờ thần, bia đá, thẻ gỗ ghi mực nước hay việc trồng cây trên đảo Điều này càng cho thấy từ xưa huyện Đảo Lý Sơn (cù lao Ré) đã tham gia vào việc khai thác và bảo vệ chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường

Sa

2.1.3 Thời kì 1884-1945

Cư dân huyện đảo Lý Sơn có một truyền thống yêu nước từ lâu đời Trải các thời phong kiến, Lý Sơn là nơi tập trung dân binh góp phần quan trọng trong việc thực hiện chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa ngoài

khơi biển Đông Điều này được ghi chép rất rõ trong các thư tịch cổ như: Phủ biên

tạp lục, Lịch triều hiến chương loại chí, Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Quảng Ngãi tỉnh chí cùng nhiều di tích, tư liệu, thư tịch tại chỗ và các câu ca dao

còn lưu truyền ở địa phương:

Trang 29

Hoàng Sa đi có về không Lệnh vua sai phải quyết lòng ra đi

Đời Tây Sơn, đảo Lý Sơn là vị trí xung yếu và nơi tranh chấp giữa Tây Sơn và Nguyễn Ánh Thời phong kiến tự chủ, bọn giặc Tàu Ô thường xuyên đổ bộ vào cướp của giết người, nhân dân Lý Sơn đã phải kháng cự, đánh đuổi cướp biển

Trong thời Pháp thuộc, phong trào Duy tân, Đông du cũng lan đến Lý Sơn tuy chưa để lại dấu ấn gì sâu đậm Từ khi Tỉnh bộ Việt Nam Cách mạng Thanh niên tỉnh Quảng Ngãi được thành lập (1926), tư tưởng cách mạng đã dần dần hình thành Sau khi Đảng bộ Đảng Cộng sản Việt Nam tỉnh Quảng Ngãi được thành lập, tháng 2.1931, chi bộ Đảng Cộng sản ở Lý Sơn cũng hình thành

Từ đây nhân dân Lý Sơn có sự lãnh đạo của Đảng, là một bước ngoặt trọng đại trong phong trào yêu nước của nhân dân Lý Sơn Cờ Đảng được treo ở đảo, các cuộc mít tinh được tổ chức, truyền đơn vận động cách mạng được rải ở nhiều nơi; có khi bị địch đánh phá, lực lượng cách mạng có tổn thất nặng, đứt liên lạc với cấp trên trong đất liền, nhưng nhìn chung phong trào cách mạng ở Lý Sơn được chắp nối liên tục và hòa nhịp với phong trào ở đất liền Sau hai ngày Cách mạng tháng Tám thành công trong đất liền, ngày 16.8.1945, cán bộ và nhân dân đảo Lý Sơn đã nổi dậy khởi nghĩa lật đổ chính quyền thực dân phong kiến, giành chính quyền về tay nhân dân Trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược, cán bộ và nhân dân Lý Sơn đã tích cực giữ đảo, đóng góp vào kháng chiến, đấu tranh với bọn Quốc dân Đảng đang hoạt động lén lút Tháng 9.1951, quân Pháp đổ bộ đánh chiếm đảo, lập đồn ở đảo để cai trị khủng bố nhân dân và khống chế vùng biển tỉnh Quảng Ngãi Nhiều đảng viên và quần chúng bị bắt và đày ải Cán bộ cách mạng phải rút vào hoạt động bí mật

Trang 30

Bảng 4: thống kê sự kiện liên quan đến việc thực hiện chủ quyền ở quần đảo Hoàng

Sa, Trường Sa thời Pháp thuộc đến hết chiến tranh thế giới thứ hai

1 1881-1884 Một phái đoàn Đức thực hiện một cuộc khảo sát về thủy đạo

tại quần đảo Hoàng Sa

2 1887 Pháp và Trung Quốc kí thỏa thuận phân định ranh giới giữa

Bắc Kì và Trung Hoa có ghi: Những hải đảo ở phía Đông kinh tuyến Pari ở kinh độ 105 độ 43’ Đông thì giao về nước Trung Hoa Những đảo Cô Tô và các đảo khác nằm ở phía Tây kinh tuyến Pari thì thuộc về nước An Nam

3 1899 Toàn quyền Paul Doumer ra lệnh xây hải đăng trên quần đảo

Hoàng Sa

4 1920 Từ năm này trở đi nước Pháp kiểm soát các tàu bè và đặt

trạm thuế quan ở quần đảo Hoàng Sa

5 1925 Phái đoàn khoa học do tiến sĩ A Krempf, Giám đốc Sở Hải

dương Đông Pháp đã dùng tàu Lanessan ra quần đảo Hoàng

Sa khảo sát

6 3-3-1925 Thượng thư Bộ binh Nam triều Thân Trọng Huề nhân danh

triều đình Huế khẳng định quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam

7 26-6-1925 Toàn quyền Đông Dương tuyên bố quần đảo Hoàng Sa,

Trường Sa thuộc lãnh thổ Đông Dương

8 1927 Phái đoàn khoa học do tiến sĩ A Krempf, Giám đốc Sở Hải

dương Đông Pháp đã dùng tàu Lanessan ra quần đảo Trường

Sa khảo sát

9 30-3-1930 Vua Bảo Đại ra dụ số 10 ngà 29-2 sát nhập quần Đảo Hoàng

Sa vào địa hạt tỉnh Thừa Thiên

10 13-4-1930 Toàn quyền Đông Dương phái tàu La Malicieuse ra quần

đảo Trường Sa cắm cờ

11 13-4-1933 Một hải đội của lực lượng hải quân Pháp ở viễn Đông dưới

Trang 31

quyền chỉ huy của Trung tá hải quân Delattre rời cảng Sài Gòn để ra Trường Sa làm lễ khẳng định chủ quyền

12 21-12-1933 Thống đốc Nam kỳ J.Krautheimer chính thức sát nhập quần

đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa

13 1937 Kĩ sư công chánh trưởng Gautheir, nhân danh chính quyền

thuộc địa Pháp đưa đoàn khảo sát ra quần đảo Hoàng Sa để nghiên cứu khả năng thiết lập bến cảng, phi trường và xây dựng một hải đăng trên đảo

14 5-5-1938 Toàn quyền Đông Dương Jules Brévié thành lập đơn vị hành

chính cho quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa

15 1938 Dựng bia ở đảo Hoàng Sa

16 1943 Nhật tuyên bố kiểm soát Trường Sa

17 9-3-1945 Toán lính Pháp đóng Hoàng Sa bị Nhật bắt làm tù binh,

Nhật chiếm Hoàng Sa

18 5-1946 Quân Pháp đổ bộ lên Hoàng Sa thay thế Nhật

Nguồn: Hoàng Sa - Trường Sa Lãnh thổ Việt Nam nhìn từ công pháp quốc tế

Qua số liệu thống kê trên cho thấy trong thời kì Pháp thuộc đã có sự tranh chấp, khẳng định chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa Sau khi Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về Pháp, chính quyền nước này đã cho thực hiện các chính sách khai thác tài nguyên Hoàng Sa, Trường Sa

2.2 Năm 1945 đến nay

2.2.1 Năm 1945-1975

Trong thời kỳ 1954 - 1975, trong thời gian này huyện đảo Lý Sơn tiếp tục nằm trong vòng kiểm soát của địch Tháng 10.1962, chi bộ Đảng Lý Sơn được thành lập lại, trở thành nhân tố quyết định cho phong trào cách mạng ở Lý Sơn Do địch đóng đồn và kiểm soát ngặt nghèo nên hoạt động cách mạng ở Lý Sơn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng luôn được liên tục, bằng các hình thức thích hợp Sau ngày giải phóng Quảng Ngãi 24.3.1975, hải quân và lục quân chính quyền Sài Gòn với 12.000 quân tháo chạy tập trung về Lý Sơn để trốn tránh, cố thủ Ngày 31.3.1975,

Trang 32

sau 1 tuần giải phóng Quảng Ngãi, quân giải phóng đã đẩy lùi được địch và giải phóng đảo, chấm dứt ách thống trị của địch kéo dài suốt gần 25 năm

Hòa với cuộc đấu tranh quyết liệt cùng nhân dân cả nước giải phóng dân tộc, tấm lòng yêu nước và tinh thần cách mạng của nhân dân huyện đảo Lý Sơn góp phần vào công cuộc giữ gìn và bảo vệ lãnh thổ cha ông để lại

Đối với việc khai thác chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa được chính quyền Sài Gòn thực hiện, kể từ năm 1975 trở đi thuộc quyền quản lí của nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng Hòa

Bảng 5: Thống kê khẳng định chủ quyền của nước ta đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

1 4-1949 Hoàng thân Bửu Lộc, đổng lí văn phòng của quốc trưởng

khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường

Sa tại buổi diễn thuyết Sài Gòn

1950 Chính phủ Pháp chính thức trao chủ quyền quần đảo Hoàng

Sa, Trường Sa cho chính phủ Bảo Đại

7-9-1951 Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Trần Văn Hữu chính phủ Bảo

Đại tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam

1956 Chính quyền Sài Gòn tổ chức nghiên cứu thủy đạo, khai

thác phốt-phát và dựng bia chủ quyền Việt Nam cộng Hoàng phía Tây Hoàng Sa

1956 Ngoại trưởng Vũ Văn Mẫu tuyên bố hai quần đảo Hoàng Sa,

Trường Sa là của Việt Nam cộng hòa

22-8-1956 Lực lượng hải quân chính phủ Việt Nam cộng Hòa đổ bộ lên

các hòn đảo chính Trường Sa dựng cột đá và quốc kì

Trang 33

22-10-1956 Chính phủ Sài Gòn kí sắc lệnh sát nhập quần đảo Trường Sa

vào tỉnh Phước Tuy (nay thuộc Bà Rịa – Vũng Tàu)

14-9-1958 Thủ tướng nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa Phạm Văn

Đồng khẳng định chiều rộng lãnh hải Trung Quốc là 12 hải

1975 Hải quân Quân đội nhân dân Việt Nam thay chân toán lính

Sài Gòn kiểm soát các đảo ở Trường Sa

Nguồn: Hoàng Sa - Trường Sa Lãnh thổ Việt Nam nhìn từ công pháp quốc tế 2.2.2 Năm 1975 đến nay

2.2.2.1 Về an ninh – quốc phòng đất nước

Nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Quảng Ngãi và nằm trên con đường biển từ Bắc

vào Nam, Lý Sơn là cửa ngõ ra biển Đông của khu kinh tế Dung Quất - Quảng Ngãi

và cả khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung Với tổng chiều dài đường bờ biển trên 25km, cách đất liền 15 hải lý, cách đường hàng hải quốc tế 90 hải lý, cách đảo Tri Tôn (thuộc quần đảo Hoàng Sa) khoảng 121 hải lý, cách đảo Trường Sa khoảng

445 hải lý, huyện đảo Lý Sơn trở thành đơn vị hành chính tiền tiêu của Việt Nam và

có vị trí rất quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo, giữ vững toàn vẹn lãnh thổ đất liền và trên biển

Tranh chấp biển Đông trở nên phức tạp và bị đẩy lên mức độ ngày càng gay gắt trong những năm gần đây không bắt nguồn từ mâu thuẫn hay tồn tại tranh chấp

về chủ quyền lãnh hải do lịch sử để lại và quyền tài phán đối với các vùng đặc quyền kinh tế, vùng chồng lẤn ở biển của nhiều quốc gia đòi yêu sách, mà còn xuất phát từ sự đan xen lợi ích, mưu cầu địa chính trị, trước hết là quản lý, kiểm soát tuyến hàng hải, hàng không chiến lược và nguồn tài nguyên giàu có, đặc biệt là dầu

mỏ tại khu vực này, từ đó mở rộng ảnh hưởng ra toàn khu vực châu Á-Tây Thái Bình Dương.tiêu biểu là việc trung quốc hạ đặt giàn khoan 981 lên hải phận nước ta ngày 1-5-2014

Trang 34

Sau gần hai tháng hạ đặt giàn khoan trái phép nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc vẫn duy trì các tàu quân sự, tàu hải cảnh, tàu cá vỏ sắt quanh khu vực giàn khoan Chúng vẫn tiếp tục có những hành động gây hấn, khiêu khích tấn công, cản trở tàu của ta thi hành nhiệm vụ trên biển Việc làm trên của Trung Quốc là không thể chấp nhận được, vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc, cũng như Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các thỏa thuận giữa ASEAN-Trung Quốc (DOC), vi phạm thỏa thuận cấp cao hai nước về những nguyên tắc cơ bản để giải quyết vấn đề trên biển Những hành động của Trung quốc đang đe dọa đến an ninh khu vực và tác động, ảnh hưởng trực tiếp tới an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội của nước ta Trước hành động gây hấn, Việt Nam đã huy động lực lượng thực thi pháp luật gồm cảnh sát biển và kiểm ngư áp sát giàn khoan Hải Dương 981, kiên quyết yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan khỏi vị trí thuộc chủ quyền của Việt Nam Trong bối cảnh đó, Đảng, Chính phủ cùng với nhân dân cả nước đấu tranh quyết giữ gìn lãnh thổ, bảo vệ tổ quốc Nhân dân đảo Lý Sơn là những người trực tiếp tham gia, tiếp tục những thế hệ cha ông đi trước

Trong thời gian Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam, sát cánh cùng lực lượng cảnh sát biển và kiểm ngư, ngư dân Lý Sơn là lực lượng chủ lực trong cuộc đấu tranh giữ gìn và bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc Trước những hành động ngang ngược của Trung Quốc, ngư dân vẫn hoạt động khai thác bình thường tại các ngư trường truyền thống của mình, họ chính là cột mốc sống giữ gìn chủ quyền biển đảo Thành lập cuối năm 2013, Câu lạc bộ Ngư dân trẻ bám biển Hoàng

Sa xã An Hải (huyện Lý Sơn) có 11 tàu cá, với 60 thành viên là những thanh niên tuổi đời 18-35 tuổi Những ngày Trung Quốc gia tăng sự ngang ngược trên biển Đông, câu lạc bộ vẫn duy trì số lượng tàu kiên cường bám biển, bám ngư trường Hoàng Sa, bất chấp sự quấy nhiễu của Trung Quốc Không chỉ vậy, sự ngang ngược của Trung Quốc khiến họ càng đoàn kết, thắt chặt nghĩa tình, cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển

Ngư dân trẻ Bùi Văn Phải (26 tuổi), thuyền trưởng tàu cá QNg 96169 TS (trú thôn Đông xã An Hải) tâm sự: “Em may mắn được Quỹ Tấm lòng vàng Lao động

Ngày đăng: 15/05/2021, 15:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đặng Văn Anh (2010), Ngoại giao thời Chúa Nguyễn, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Lịch sử - Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngoại giao thời Chúa Nguyễn
Tác giả: Đặng Văn Anh
Năm: 2010
3. Lê Mai Anh, Trần Văn Thắng (2007), Luật quốc tế – lí luận và thực tiễn, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: quốc tế – lí luận và thực tiễn
Tác giả: Lê Mai Anh, Trần Văn Thắng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
5. Lê Quý Đôn (2007), Phủ biên tạp lục, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phủ biên tạp lục
Tác giả: Lê Quý Đôn
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2007
6. Bộ ngoại Giao (1984), Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – lãnh thổ Việt Nam, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – lãnh thổ Việt Nam
Tác giả: Bộ ngoại Giao
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 1984
8. Nhiều tác giả (1982), Quần dảo Hoàng Sa; Trường Sa – bộ phận lãnh thổ Việt Nam, NXB Sự Thật Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quần dảo Hoàng Sa; Trường Sa – bộ phận lãnh thổ Việt Nam
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Sự Thật
Năm: 1982
9. Nhiều tác giả (2012), Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lí Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam, NXB Trẻ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lí Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: NXB Trẻ
Năm: 2012
10. Vũ Phi Hoàng (1979), Vùng biển và chủ quyền làm chủ, NXB Quân đội nhân dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vùng biển và chủ quyền làm chủ
Tác giả: Vũ Phi Hoàng
Nhà XB: NXB Quân đội nhân dân
Năm: 1979
11. Vũ Phi Hoàng (1984), Kể về hải đảo của chúng ta, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kể về hải đảo của chúng ta
Tác giả: Vũ Phi Hoàng
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1984
12. Lê Hồng Khánh (2010), Mộ gió hình nhân và lễ khao lề thế lính Hoàng Sa, tạp chí xưa và nay, số 353 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mộ gió hình nhân và lễ khao lề thế lính Hoàng Sa
Tác giả: Lê Hồng Khánh
Năm: 2010
13. Tổng cục thống kê (2014), Niên giám thống kê 2014 (2014), NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê 2014 (2014)
Tác giả: Tổng cục thống kê (2014), Niên giám thống kê 2014
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2014
14. Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi (2005), Niên giám thống kê Quảng Ngãi 2005, NXB Thống Kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Niên giám thống kê Quảng Ngãi 2005
Tác giả: Cục thống kê tỉnh Quảng Ngãi
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2005
15. Ủy ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ngãi (2008), Địa chí Quảng Ngãi, NXB Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Địa chí Quảng Ngãi
Tác giả: Ủy ban Nhân Dân tỉnh Quảng Ngãi
Nhà XB: NXB Từ Điển Bách Khoa
Năm: 2008
17. Nguyễn Thị Liễu (2009), Tìm hiểu chủ quyền của Việt Nam – quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa, Công trình nghiên cứu Khoa học - trường Đại học Sư Phạm, Đại học Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu chủ quyền của Việt Nam – quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa
Tác giả: Nguyễn Thị Liễu
Năm: 2009
18. Luận án Tiến sĩ Nguyễn Nhã (2002), Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam – quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, Thư viện Khoa học xã hội và nhân văn TP.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình xác lập chủ quyền của Việt Nam – quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa
Tác giả: Luận án Tiến sĩ Nguyễn Nhã
Năm: 2002
19. Minh Nghĩa (2007), Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng, Thời đại mới số 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng
Tác giả: Minh Nghĩa
Năm: 2007
20. Hà Nguyễn (2013), Giới thiệu về Biển đảo Việt Nam, NXB Thông tin và truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giới thiệu về Biển đảo Việt Nam
Tác giả: Hà Nguyễn
Nhà XB: NXB Thông tin và truyền thông
Năm: 2013
21. Hà Nguyễn (2013), Tiểu vùng văn hóa – duyên hải Nam Trung Bộ, NXB Thông tin và truyền thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu vùng văn hóa – duyên hải Nam Trung Bộ
Tác giả: Hà Nguyễn
Nhà XB: NXB Thông tin và truyền thông
Năm: 2013
22. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam hội điển sử lệ, NXB Thuận Hóa, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Nam hội điển sử lệ
Tác giả: Quốc Sử Quán triều Nguyễn
Nhà XB: NXB Thuận Hóa
Năm: 1992
23. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam Thục Lục tập 1, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Nam Thục Lục tập 1
Tác giả: Quốc Sử Quán triều Nguyễn
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1992
24. Quốc Sử Quán triều Nguyễn (1992), Đại Nam Thục Lục tập 2, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại Nam Thục Lục tập 2
Tác giả: Quốc Sử Quán triều Nguyễn
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1992

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w