1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỔ CHỨC HỌC SINH ĐI TRẢI NGHIỆM VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN LIÊN MÔN “SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

59 2,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 59
Dung lượng 538,5 KB

Nội dung

Đặc biệt với học sinh Nam Định –một tỉnh giáp biển, có nhiều thuận lợi để học sinh có thể gắn với lí thuyết với thực tiễn, có thể hiểu biết sâu hơn về biển đảo - cần lựa chọn hình thức d

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG

- -SÁNG KIẾN DỰ THI CẤP TỈNH

BÁO CÁO SÁNG KIẾN

TỔ CHỨC HỌC SINH ĐI TRẢI NGHIỆM VÀ HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN DỰ ÁN LIÊN MÔN “SỬ DỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM”

Tác giả : Mai Thị Tuyết Hạnh, Lê Thị Loan

Trình độ chuyên môn : Cử nhân

Chức vụ : Giáo viên

Nơi công tác : THPT chuyên Lê Hồng Phong

Nam Định, tháng 5 năm 2015

Trang 2

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: Tổ chức học sinh đi trải nghiệm và hướng dẫn thực hiện dự

án liên môn “Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam”

Nơi thường trú: TP Nam Định

Trình độ chuyên môn: Cử nhân

Chức vụ công tác: Giáo viên

Nơi làm việc: THPT chuyên Lê Hồng Phong

Địa chỉ liên hệ: THPT chuyên Lê Hồng Phong

Trang 3

A I U KI N, HOÀN C NH T O RA SÁNG KI N ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN ỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN ỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN ẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN ẠO RA SÁNG KIẾN ẾN

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nghị quyết số 29-NQ/TW ngày4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục vàđào tạo là chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang pháttriển toàn diện năng lực và phẩm chất người học Học đi đôi với hành; lý luận gắn vớithực tiễn…Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng,chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học…Đổi mới mạnh mẽphương pháp dạy và học theo hướng hiện đại, phát huy tính tích cực, chủ động, sángtạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt mộtchiều, ghi nhớ máy móc Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo

cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực… Trên

cơ sở đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra nhiều quyết định, chỉ thị, nghị quyết thực hiệnđổi mới giáo dục một cách toàn diện nhằm đáp ứng yêu cầu quá trình công nghiệphoá, hiện đại hoá và hội nhập: Quyết định số 2653/QĐ-BGDĐT, số 3535/BGDĐT-GDTrH, số 3119/BGDĐT-GDCN, 3159/BGDĐT-KHCNMT, Một trong những nộidung quan trọng là đổi mới về phương pháp dạy học, hình thức dạy học và kiểm trađánh giá để phát triển năng lực người học đồng thời tích hợp liên môn nhằm gắn việchọc với thực tiễn cuộc sống, phát huy khả năng vận dụng, tổng hopwjc của học sinh

Nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục –đào tạo của Đảng và Nhà nước và từ thực tiễn dạy học cho thấy việc giảng dạy theo lốitruyền thống không còn phù hợp với đòi hỏi của đất nước thời đại mới, trong nhiều nămqua chúng tôi luôn tích cực, tăng cường đổi mới phương pháp dạy học; áp dụng nhữngphương pháp dạy học và kĩ thuật dạy học tích cực trong giảng dạy; kết hợp đa dạng cácphương pháp dạy học, vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học phù hợp với từngđơn vị kiến thức, phương pháp dạy học đặc thù bộ môn

Bản thân là giáo viên đứng lớp cấp THPT, chúng tôi nhận thấy:

1 Thực tế việc dạy của giáo viên và học tập của học sinh chủ yếu còn mangnặng về lí thuyết, thiếu tính thực tiễn, thiếu sáng tạo; không gian học tập hạn chế.Việc học tập chủ yếu diễn ra trên lớp học Kiến thức học chủ yếu là đơn môn,thậm chí nội dung kiến thức cơ bản thiếu sự nhất quán giữa các môn học Giáoviên chưa tích cực chú trọng hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức liên môntrong việc tiếp nhận kiến thức mới cũng như giải quyết các vấn đề thực tiễn trongcuộc sống

2 Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm đạt được các mục tiêu sau:

Trang 4

- Dạy học thông qua tổ chức được liên tiếp các hoạt động học tập, từ đógiúp người học tự khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếpthu những tri thức được sắp đặt sẵn Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo họcsinh tiến hành các hoạt động học tập, phát hiện kiến thức mới, liên hệ thực tiễn,đồng thời là người tư vấn, người cùng học với học sinh.

- Rèn cho học sinh các kĩ năng tổng hợp, tư duy, phân tích, vận dụng kiếnthức liên môn, biết cách suy luận, tìm tòi và phát hiện kiến thức mới giúp ngườihọc dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của họ

- Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phươngchâm “tạo điều kiện cho học sinh nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luậnnhiều hơn” Học sinh vừa cố gắng tự lực một cách độc lập, vừa hợp tác chặt chẽvới nhau trong quá trình tiếp cận, phát hiện và tìm tòi kiến thức mới, đồng thời rèn

kĩ năng sống nhiều hơn cho học sinh

- Phát triển được kĩ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh vớinhiều hình thức

Một trong những phương pháp mà chúng tôi đã và đang áp dụng có hiệu quả làphương pháp dạy học dự án liên môn gắn liền với việc tổ chức các hoạt động trảinghiệm thực tiễn của học sinh Phương pháp dạy học dự án vốn là phương pháp dạy họctích cực, phù hợp với yêu cầu đổi mới hiện nay và việc sử dụng phương pháp này đểdạy nội dung liên môn sẽ đáp ứng được các mục tiêu trên, mang đến cho học sinh rấtnhiều lợi ích Nó tạo cho học sinh khả năng kết hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực, tạo nêncông cụ hỗ trợ liên môn để giải quyết vấn đề Đối với những vấn đề khó, phức tạp,phương pháp này tạo cho học sinh khả năng khám phá, đánh giá, giải thích và tổng hợpthông tin một cách khoa học Thông qua các hoạt động thực tế trong đời sống và trênlớp, phương pháp này tạo cho học sinh sự thích thú, hứng thú với việc học, việc học trởthành một nhu cầu, sự đam mê chứ không còn là gánh nặng Vai trò của giáo viên trongphương pháp này có rất nhiều thay đổi so với phương pháp truyền thống Giáo viênkhông đóng vai trò là người điều khiển tư duy học sinh mà là người hướng dẫn, ngườihuấn luyện, người tư vấn và bạn cùng học Giáo viên phải tập trung vào việc hướng dẫncho học sinh, tạo cơ hội để học sinh phát huy hết khả năng học tập và sáng tạo, đẩymạnh tinh thần đồng đội làm việc theo nhóm của các học sinh

Qua cách dạy học như vậy, học sinh có thể biết tự học, tự vận dụng, luôn liên hệvới thực tiễn đang thay đổi; biết hợp tác và chia sẻ; tận dụng sự hỗ trợ của phương tiệndạy học; có được phong cách độc lập, sáng tạo, linh hoạt trong nhận thức và hành động.Biết mềm hóa tư duy và tùy cơ ứng biến

Trang 5

Các chủ đề trong dự án thay đổi tuỳ theo nội dung từng bài học có thể phát triểnlên nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đồng thời đáp ứng yêu cầu của Bộ Giáo dục vàĐào tạo cụ thể hoá chương trình giáo dục THPT: tích hợp nội dung bảo vệ và sử dụngnăng lượng, nội dung giáo dục giới tính, nội dung bảo vệ di sản văn hoá, nội dung biểnđảo và ANQP Những dự án đã thực hiện mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, trong đó

dự án Dạy học tích hợp liên môn chủ đề Biển đảo quê hương chúng tôi thấy học sinh đãhoàn thiện được nhiều kĩ năng và phát huy được tính sáng tạo, tinh thần làm việc caonhất Xuất phát từ những việc làm cụ thể, chúng tôi đã đúc kết và viết lại những kinh

nghiệm giảng dạy của bản thân qua đề tài: “Tổ chức cho học sinh trải nghiệm thực tiễn và hướng dẫn thực hiện dự án liên môn chủ đề biển đảo”

B MÔ T GI I PHÁP ẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN ẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN

1 Mô tả giải pháp trước khi tạo ra sáng kiến

“vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề trong thực tiễn” thì học sinh bịchoáng ngợp Thực tế đã cho thấy việc học theo lối bị động tiếp nhận kiến thức sáchgiáo khoa đang diễn ra rất phổ biến ở các trường tại tất cả các cấp học và để lại hậu quả

vô cùng to lớn, đó là đào tạo ra những lớp học sinh ù lì, thiếu hiểu biết xã hội, thiếuđộng lực, đam mê, thái độ không đúng đắn với các hành vi, hiện tượng trong xã hội

Ví dụ: Nội dung về Biển đảo trong tất cả các môn học chủ yếu được tổ chứcthành các bài dạy lí thuyết trên lớp, được tiến hành trong phòng học (Bao gồm môn Địa

lý, môn Giáo dục công dân, môn Giáo dục quốc phòng) Đó bài học đơn môn; rời rạc,thiếu logic; nhiều nội dung lặp lại thậm chí không trùng khớp kiến thức Kiến thức vềbiển đảo Việt Nam được dạy trong các bài học thuộc nhiều môn học THPT: địa lí 12 (2bài nói riêng về biển đảo Việt Nam, và nhiều bài có nội dung liên quan); GDCD lớp 11,Giáo dục Quốc Phòng 10, 11 và nhiều môn học có liên quan: Hóa học, Sinh học… Tuy

Trang 6

nhiên các kiến thức về biển đảo thuộc các môn này không theo một hệ thống nhất định,thiếu logic Vì vậy, rất khó để học sinh có một cái nhìn toàn diện về vấn đề biển đảo.

Trong các bài về biển đảo thuộc các môn, có nhiều nội dung được lặp lạị Họcsinh đã được học kiến thức này môn Địa lý nhưng lại phải học nội dung như trên trongmôn GDQP Điều này làm học sinh thấy nhàm chán Còn đối với giáo viên: lãng phíthời gian Đặc biệt, cùng một kiến thức nhưng trong các môn học lại không trùng khớpvới nhau gây khó khăn cho việc lĩnh hội kiến thức của học sinh

Học sinh hiện nay không những phải có những kiến thức cơ bản về biển đảo màcần trang bị cho mình những kĩ năng cần thiết, vận dụng kiến thức tổng hợp để giảiquyết các vấn đề thực tiễn Tuy nhiên, các bài học về biển đảo hiện nay đơn thuần cungcấp lí thuyết, ít gắn với thực tiễn, không tạo nhiều hứng thú và phát huy năng lực củahọc sinh Vì vậy, cần thiết phải cung cấp cho học sinh kiến thức tổng hợp, toàn diện,logic về biển đảo; chú trọng giáo dục ý thức của học sinh (giáo dục chủ quyền quốc gia,tài nguyên và môi trường về biên giới, biển, đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệuquả; bảo vệ môi trường…) xây dựng hình thức, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giáphù hợp để phát huy toàn diện năng lực của học sinh

Vị trí chỗ ngồi của học sinh hầu như không thay đổi, ngồi cố định theo các dãybàn và hướng lên trên bảng Giáo viên là trung tâm thu hút sự chú ý của học sinh Giáoviên cung cấp các kiến thức về biển đảo, học sinh lĩnh hội Hình thức này không tạođược hứng thú cho phần đông học sinh trong lớp Đặc biệt với học sinh Nam Định –một tỉnh giáp biển, có nhiều thuận lợi để học sinh có thể gắn với lí thuyết với thực tiễn,

có thể hiểu biết sâu hơn về biển đảo - cần lựa chọn hình thức dạy học phù hợp tạo hứngthú và phát huy năng lực học sinh đồng thời kích thích trong các em tình yêu quêhương, đất nước từ những điều đơn giản nhất, để các em có thể nhận thức được sứmệnh của mình trong việc xây dựng và giữ gìn quê hương đất nước

1.2 Về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá

Một bộ phận giáo viên vẫn giảng dạy theo phương pháp truyền thống là thuyếttrình Nội dung bài học được hoàn thành nhanh chóng trong một vài tiết lên lớp vàkhông để lại ấn tượng gì cho học sinh Một bộ phận giáo viên khác đã áp dụng nhiềuphương pháp dạy học tích cực: dạy học nhóm, đàm thoại gợi mở, đóng vai ….các kĩthuật dạy học theo hướng phát triển năng lực: động não, tranh luận, ủng hộ, phản đối …trong các bài học về biển đảo Các phương tiện dạy học được sử dụng đa dạng hơn: sửdụng powerpoint, video, tranh ảnh minh họa cho các bài học rất sinh động Các bài họcbiển đảo gần gũi, dễ tiếp thu hơn Học sinh hứng thú hơn trong giờ học, tham gia cáchoạt động học tập trên lớp theo sự chỉ đạo của giáo viên

Trang 7

Tuy nhiên,trong các giờ học, giáo viên vẫn đóng vai trò là người truyền thụ kiếnthức, là trung tâm của quá trình dạy học; học sinh chủ yếu lắng nghe, xem hình ảnh, tiếpthu thụ động các kiến thức được quy định sẵn, ít được thể hiện các năng lực của bảnthân Phần kiến thức cần đạt có thể hoàn thành nhưng chỉ sau một lần học bài về nhà là

sẽ bị quên lãng Về kĩ năng, học sinh chỉ có thể hoàn thiện kĩ năng tìm hiểu kiến thức từhình ảnh, biểu đồ, bản đồ, còn lại các năng lực thì chưa được phát hiện, rèn luyện vàhoàn thiện Vì thế, với yêu cầu định hướng phát triển năng lực, phương pháp cũ vàphương pháp đơn giản trên đã bộc lộ nhiều nhược điểm, hiệu quả thấp

Do đó, cần lựa chọn những phương pháp hiệu quả nhất, kết hợp linh hoạt cácphương pháp để học sinh chủ động tìm hiểu kiến thức, giáo viên đóng vai trò tổ chức,

hỗ trợ học sinh, thậm chí là làm cùng, là bạn học của học sinh

Về hình thức kiểm tra đánh giá, giáo viên mới chỉ chú trọng kiểm tra kiến thức lýthuyết của học sinh bằng hình thức kiểm tra viết thường xuyên (chủ yếu là tự luận) vớicác câu hỏi yêu cầu học sinh tái hiện kiến thức Việc kiểm tra, đánh giá trong quá trình

tổ chức dạy học và đánh giá các kĩ năng mà học sinh đạt được trong quá trình học tập

chưa được quan tâm Giáo viên đánh giá kết quả học sinh thông qua điểm số bằng cách

đo đếm hàm lượng kiến thức và kĩ năng trong bài viết một cách cơ học Hệ thống câu

hỏi trong các bài kiểm tra mang nặng tính lý thuyết, ít gắn với thực tiễn, dạy gì kiểm

tra nấy (chỉ đạt được mục tiêu kiểm tra xem học sinh có học đúng như giáo viên đã dạyhay không) Điều này đã dẫn tới tình trạng học thụ động trong học sinh Học sinh chỉquan tâm, học thuộc lòng lý thuyết mà giáo viên cung cấp để đạt điểm số cao trong khibản thân có thể không hiểu nội dung đó Việc học ở nhà chỉ là để đến lớp trả bài cho cô,trong khi đó đối với việc học, học sinh cần xác định được mục đích như UNESCO đềxuất “Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình” Từ đó,kết quả kiểm tra đánh giá bị sai lệch, không có mục đích rõ ràng, học sinh bị biến thànhmột người chuyên đi thi, thiếu động cơ của việc học, tất nhiên kết quả đạt được sẽkhông cao

Trong các buổi đánh giá, giáo viên là người đánh giá duy nhất Học sinh khôngtham gia tự đánh giá và đánh giá các bạn học khác Các bài kiểm tra đôi khi còn mangnặng tính chủ quan của giáo viên, thiếu chính xác, khách quan, công bằng Giáo viêncần phải tạo cơ hội để học sinh tự nhìn nhận đánh giá bản thân, đánh giá học sinh khác

để tìm ra năng lực của bản thân, tự rút kinh nghiệm cho mình và cho bạn, từ đó có địnhhướng nhất định trong nghề nghiệp Tục ngữ có câu “Học thầy không tày học bạn” rấtđúng với phương pháp mới bởi việc tự học thông qua bạn bè, đánh giá việc làm của cácbạn mang lại ý nghĩa thiết thực cho bản thân người học

Trang 8

1.3 Về thái độ học tập của học sinh và hiệu quả việc dạy học

Về thái độ, phần lớn học sinh chưa hứng thú trong các giờ học các môn không thiĐại học: Địa lý, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng, Kĩ thuật dù là bất cứ nộidung gì, trong đó có nội dung về biển đảo, biểu hiện: học sinh chỉ lắng nghe các kiếnthức, thụ động ghi chép; không có sự hào hứng; không thắc mắc, đặt câu hỏi, cả đối vớinhững nội dung chưa hiểu rõ; học sinh không tích cực tham gia xây dựng bài học trênlớp… Về nhà, không tìm hiểu kiến thức liên quan, làm bài tập chống đối

Theo khảo sát, đối với học sinh thuộc các huyện giáp biển: 45% học sinh chưahứng thú với các giờ học; các huyện khác và thành phố: 55% số học sinh cảm thấykhông cần thiết phải học các môn không thi đại học, 47% số học sinh buồn ngủ và nóichuyện trong các giờ học các môn nói trên

Về hiệu quả việc dạy học: Kiến thức và kĩ năng của học sinh đạt được sau cácbài học đơn môn với phương pháp dạy học truyền thống chỉ dừng lại mức độ nhận biết

và quên đi rất nhanh Ví dụ, theo khảo sát ở những lớp chưa được học dự án liên môn

về chủ đề Biển đảo, học sinh chỉ nắm được kiến thức lí thuyết về biển đảo một cáchchung chung, mơ hồ, nội dung mở rộng, vận dụng, mang tính cập nhật, thời sự;… hầuhết không nắm được

Kết quả bài đánh giá: trong tổng số học sinh tham gia bài đánh giá về biển đảo:20% giỏi; 30% khá 20% trung bình, 30% không đạt yêu cầu

Về kĩ năng, học sinh chủ yếu được rèn luyện kĩ năng: đọc, nghe, chọn lọc ý từsách giáo khoa; khai thác bản đồ, bảng số liệu; vận dụng công thức tính toán….Nóichung, học sinh không khám phá hết năng lực của bản thân, thụ động trong việc họctập, khả năng sáng tạo và vận dụng tri thức để giải quyết tình huống thực tiễn cuộc sốngcòn hạn chế Thậm chí sau 2 tuần không nhắc lại, học sinh thậm chí xác định sai phạm

vi vùng biển, không kể được hết các bộ phận vùng biển của nước ta Điều đó chứng tỏ

kĩ năng được hình thành ở các em thiếu tính bền vững

Tóm lại việc học nội dung lặp lại, thiếu sự thống nhất, ít đổi mới, mang nặng tính lý thuyết cùng với phương pháp thiếu hấp dẫn của giáo viên khiến học sinh cảm thấy vô cùng nặng nề với giờ học, là nguyên nhân dẫn đến hiệu quả dạy và học không cao.

2 Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến

Dạy học Liên môn với phương pháp Dự án trong đó có hoạt động trải nghiệmthực tiễn đã và đang được chúng tôi áp dụng ngày càng phổ biến tại trường THPTchuyên Lê Hồng Phong và thực tế đã mang lại hiệu quả cao cho cả giáo viên và học

Trang 9

sinh Thực chất, phương pháp dạy học Dự án không còn là phương pháp mới nhưng đó

là phương pháp dạy học tích cực, nhất là khi được vận dụng linh hoạt và phù hợp Nộidung học tập liên môn không được bất cứ sách giáo khoa nào nhắc đến nên gặp một sốkhó khăn Tuy vậy, học sinh và giáo viên có thể cùng nhau thảo luận và phối hợp giữacác cuốn sách giáo khoa để tạo ra một nội dung liên môn chuyên sâu về một vấn đề, tạođiều kiện cho việc học được diễn ra thống nhất và toàn diện, các nội dung được hiểumột cách sâu sắc và cả giáo viên, học sinh có thể tiết kiệm thời gian Vấn đề đưa họcsinh đi trải nghiệm thực tiễn là việc làm thiết thực nhằm mở rộng và phá vỡ không gianlớp học nhàm chán cho học sinh, kích thích học sinh phát hiện và phát triển năng lựcmột cách tự nhiên và hiệu quả nhất Vấn đề này cần có sự phối hợp chặt chẽ của nhiềuban, ngành, của nhà trường – giáo viên với phụ huynh học sinh để có thể tiến hành mộtcách an toàn và hiệu quả Tất cả các yếu tố trên đều đòi hỏi người thầy phải làm việc vất

vả để có thể thiết kế hoạt động cho học sinh một cách hợp lý trong điều kiện các giờ lênlớp khác vẫn phải đảm bảo Tuy nhiên, kết quả đạt được đều rất mĩ mãn và thậm chí sựthể hiện của học sinh còn vượt cả những gì giáo viên mong đợi Bên cạnh đó, các hoạtđộng ngoài giờ lên lớp còn là cơ hội để giáo viên và học sinh gần gũi, thân thiện vớinhau hơn, giáo viên không chỉ là người hướng dẫn, định hướng mà có lúc, giáo viên còn

là bạn học của học sinh Đó chính là động lực để giáo viên có niềm đam mê với nghề vàhọc sinh có sự thay đổi thái độ, hứng thú và say sưa hơn với việc học

Trong báo cáo này, chúng tôi xin làm rõ hơn ưu điểm, cách thức thực hiện vàhiệu quả của phương pháp dạy học Dự án được sử dụng linh hoạt khi dạy học nội dungliên môn tích hợp (Ví dụ là Chủ đề biển đảo) với hình thức đưa học sinh đi hoạt độngtrải nghiệm thực địa

2.1 Về nội dung tích hợp liên môn

Từ những hạn chế về nội dung học tập đã nêu ở mục 1.1, giáo viên đã thăm

dò nhu cầu của học sinh trong việc phối hợp các sách giáo khoa để tạo ra nội dung liên môn Đặc biệt sau khi có các công văn, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo về các nội dung tích hợp trong sách giáo khoa THPT: sử dụng năng lượng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, biển đảo, môi trường, giáo dục sinh sản và giới tính, bảo vệ di sản thì đây được coi là nội dung đầu tiên để cả giáo viên và học sinh thảo luận, sau đó thống nhất để tạo ra

Trang 10

nội dung tích hợp liên môn Để làm được điều đó, trước hết, các giáo viên của các

bộ môn có liên quan cần ngồi lại với nhau để thống nhất về mục tiêu cần đạt (kiến thức, kĩ năng, định hướng phát triển năng lực, thái độ hành vi ) sau khi học sinh học xong nội dung tích hợp liên môn Sau đó, cả giáo viên và học sinh cùng xây dựng nội dung về chủ đề đã chọn.

Ví dụ với chủ đề Biển đảo (Bao gồm cả về nội dung bảo vệ chủ quyền và tài nguyên, môi trường biển) có thể tiến hành như sau:

Bước 1: Giáo viên xác định chủ đề

Dự án “Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam”

Bước 2: Các giáo viên thống nhất mục tiêu dạy học

Bài học này là nội dung liên môn các môn học: Địa lý 10 và 12, Giáo dục

công dân 10 và 11, Giáo dục quốc phòng 11, Hoá học 11 và đồng thời là nội dung

tích hợp “Sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, phòng chống và giảm

thiểu ô nhiễm môi trường” và “ Chủ quyền biển đảo”

Sau bài học, HS cần đạt được những yêu cầu sau đối với từng môn về kiến

thức, kĩ năng, thái độ hành vi và định hướng phát triển năng lực:

a Về kiến thức

a.1 Môn Đ a lý 12 ịa lý 12

- Bài 2: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ + Trình bày vị trí địa lý, giới hạn, phạm vi vùng biển thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam

- Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển:

+ Trình bày được đặc điểm cơ bản của biển Đông + Phân tích được ảnh hưởng của biển Đông đến các đặc điểm tự nhiên nước ta

- Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo

Trang 11

+ Hiểu được vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo là bộ phận quan trọng của nước ta Đây là nơi có nhiều tài nguyên, có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng cần bảo vệ

+ Trình bày được tình hình và biện pháp phát triển kinh tế của vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo

a.2 Môn Giáo d c qu c phòng 11 ục quốc phòng 11 ốc phòng 11

- Bài 3: Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và biên giới quốc gia + Hiểu được các bộ phận cấu thành lãnh thổ và chủ quyền trên biển của một quốc gia, cách xác định đường biên giới quốc gia trên biển

+ Quán triệt các quan điểm của Đảng, Nhà nước, các nội dung, biện pháp cơ bản về xây dựng, quản lý và bảo vệ biên giới quốc gia

a.3 Môn Giáo d c công dân ục quốc phòng 11

- Bài 14 (GDCD 10): Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ

Tổ quốc

+ Trình bày được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là công dân học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

- Bài 12 (GDCD 11): Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường + Nêu được thực trạng tài nguyên môi trường biển đảo

+ Phương hướng và biện pháp nhằm bảo vệ tài nguyên môi trường biển đảo ở nước ta hiện nay

+ Hiểu được trách nhiệm của công dân trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

a.4 Môn Hoá h c l p 11 ọc lớp 11 ớp 11

- Bài 37: Nguồn Hidrocacbon thiên nhiên + Trình bày thành phần, phương pháp khai thác, ứng dụng của khí thiên nhiên

+ Trình bày được thành phần, phương pháp khai thác, ứng dụng của các sản phẩm từ dầu mỏ

Trang 12

b Về kĩ năng

b.1 Môn Đ a lý 12 ịa lý 12

- Bài 2: Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ Xác định được vị trí và các bộ phận vùng biển Việt Nam trên bản

đồ Đông Nam Á

- Bài 8: Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển:

Sử dụng bản đồ địa lý tự nhiên, khí hậu, địa hình, động thực vật

và nhận xét được mối quan hệ qua lại giữa chúng

- Bài 42: Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo

Sử dụng bản đồ xác định vị trí, phạm vi lãnh hải của vùng biển Việt Nam, các đảo và quần đảo nước ta

b.2 Môn Giáo d c công dân ục quốc phòng 11

- Bài 14 (GDCD 10): Công dân với sự nghiệp xây dựng và bảo

+ Biết tham gia thực hiện và tuyên truyền chính sách tài nguyên

và bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của bản thân

+ Biết cách đánh giá thái độ, hành vi của bản thân và của người khác trong thực hiện chính sách bảo vệ tài nguyên môi trường

b.3 Môn Hoá h c l p 11 ọc lớp 11 ớp 11

- Bài 37: Nguồn Hidrocacbon thiên nhiên + Tìm, chọn lọc các thông tin, tư liệu về dầu mỏ ở Việt Nam + Tìm hiểu được ứng dụng của các sản phẩm dầu mỏ, khí thiên nhiên trong đời sống

=> Do có sự trùng lặp nhất định về yêu cầu kiến thức, kĩ năng giữa các môn học trong cùng chủ đề của dự án nên có thể tập hợp yêu cầu mục tiêu kiến thức, kĩ năng sau khi thực hiện xong dự án, học sinh cần có được:

Trang 13

* Về kiến thức

- Nêu khái quát được đặc điểm biển Đông, phân tích được những ảnh hưởng của biển Đông tới đặc điểm tự nhiên và ý nghĩa đối với việc phát triển kinh tế nước ta (đặc biệt phải nắm được đặc điểm, cách khai thác và ứng dụng của nguồn tài nguyên biển có giá trị kinh tế nhất hiện nay ở nước ta là dầu khí) (Mục tiêu kiến thức các môn Địa lý 12– bài 8, bài 42, môn Hoá học 11 – bài 37)

- Trình bày được thực trạng ô nhiễm môi trường và suy giảm tài nguyên biển Việt Nam, giải thích được nguyên nhân và tìm ra được giải pháp (phải tạo

ra được các sản phẩm mẫu cụ thể để tuyên truyền) nhằm hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế biển một cách bền vững (Mục tiêu kiến thức các môn Địa lý 10 – bài 42, Địa lý 12 – bài 15, môn GDCD 11 – bài 12)

- Hiểu rõ được các bộ phận cấu thành lãnh thổ và chủ quyền trên biển của một quốc gia, cách xác định đường biên giới quốc gia trên biển, từ đó trình bày được vị trí địa lý, giới hạn, phạm vi vùng biển thuộc chủ quyền lãnh thổ Việt Nam (Mục tiêu kiến thức các môn Địa lý 12 – bài 2, GDQP 11 – bài 3)

- Trình bày được trách nhiệm của công dân, đặc biệt là công dân học sinh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, trong việc thực hiện chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường (Mục tiêu kiến thức môn GDCD 10 – bài 14, GDCD 11 – bài 12)

* Về kĩ năng

- Sử dụng các loại bản đồ xác định được vị trí và các bộ phận vùng biển

Việt Nam trên bản đồ Đông Nam Á, các đảo và quần đảo nước ta, nhận xét được mối quan hệ qua lại giữa các thành phần tự nhiên và ảnh hưởng của tự nhiên tới KTXH (Mục tiêu kĩ năng các môn Địa lý 12 – bài 2, bài 8, bài 42, môn GDQP 11 – bài 3)

- Biết cách tìm, chọn lọc các thông tin, tư liệu về dầu mỏ ở Việt Nam, liên

hệ với thực tiễn để hiểu được ứng dụng của các sản phẩm dầu mỏ, khí thiên nhiên trong đời sống (Mục tiêu kĩ năng môn Hoá học 11 – bài 37)

- Biết tham gia các hoạt động bảo vệ quê hương đất nước, biết tham gia thực hiện và tuyên truyền chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường phù hợp với khả năng của bản thân, biết cách đánh giá thái độ, hành vi của bản thân và

Trang 14

của người khác trong thực hiện chính sách bảo vệ tài nguyên môi trường (Mục tiêu kĩ năng môn GDCD 10 – bài 14, GDCD 11 – bài 12)

- Tôn trọng, tin tưởng, ủng hộ chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường của nhà nước, phản đối và sẵn sàng đấu tranh với các hành vi gây hại cho tài nguyên, môi trường (Môn GDCD 11 – bài 12)

* Mở rộng

- Trình bày được vấn đề căng thẳng trên biển Đông hiện nay

- Biết tìm kiếm, lựa chọn thông tin chính thống (đặc biệt trong các vấn đề

về chủ quyền)

- Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết được các yêu cầu:

Cụ thể: HS phải vận dụng tất cả kiến thức, kĩ năng đã và đang được học

để hoàn thiện phần báo cáo của mình, các kĩ năng chung thuộc các môn như: Ngữ văn (văn thuyết minh), môn Tin học (soạn thảo văn bản)

Ngoài ra đối với từng nhóm học sinh, kiến thức và kĩ năng được vận dụng

từ các môn để hoàn thành nhiệm vụ của mình như sau:

+ Nhóm Luật sư (tìm hiểu về chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên biển và trách nhiệm của công dân trong việc bảo vệ chủ quyền): vận dụng kiến thức, kĩ năng các môn Địa lý, Giáo dục công dân, Giáo dục quốc phòng, Lịch sử

+ Nhóm Nhà khoa học (tìm hiểu về đặc điểm biển Đông, tiềm năng biển Đông và thực trạng ô nhiễm môi trường biển): vận dụng kiến thức, kĩ năng các môn Địa lý, Giáo dục công dân, Sinh học, tiếng Anh, Hoá học

+ Nhóm Nhà doanh nghiệp (tìm hiểu về hiện trạng khai thác và hiệu quả kinh tế của các loại tài nguyên biển): vận dụng kiến thức, kĩ năng các môn Địa lý, Toán học, Hoá học

Trang 15

+ Nhóm Giải pháp (tìm hiểu về các giải pháp để khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên vùng biển): vận dụng kiến thức, kĩ năng các môn: Địa lý, Giáo dục công dân, Ngữ văn, Công nghệ

* Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực

tự học, năng lực sáng tạo, năng lực ứng dụng CNTT và truyền thông, năng lực giao tiếp, năng lực sử dụng ngôn ngữ.

- Năng lực chuyên biệt môn Địa lý (được thể hiện rõ nhất trong các bài báo cáo khoa học)

+ Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ + Học tập tại thực địa

+ Sử dụng bản đồ + Sử dụng số liệu thống kê + Sử dụng hình vẽ, tranh ảnh Địa lý, mô hình, video

Bước 3: Giáo viên và học sinh thảo luận, từ đó rút ra nội dung đúc kết từ các sách giáo khoa cần đạt được như sau:

Bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên là

xu hướng và là yêu cầu đối với cả thế giới ngày nay Điều đó có ý nghĩa to lớn trong việc bảo vệ sự sống cho Trái đất, cho từng cá nhân trong xã hội mà còn là cơ sở cho sự phát triển, cho các thế hệ sau Trên Trái đất với 70% diện tích là đại dương thì tài

nguyên và môi trường biển cần được bảo vệ là điều thiết yếu, nhất là đối với các nước đang phát triển và có vùng biển rộng như Việt Nam Từ vùng biển giàu tài nguyên đã khiến cho mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng căng thẳng, trong đó biển Đông gần đây nhất là một tâm điểm Vấn đề bảo vệ chủ quyền, giữ vững độc lập dân tộc là vấn đề vô cùng nóng bỏng, cấp thiết đối với toàn dân tộc, các cấp ngành và địa phương vì chủ quyền dân tộc là thiêng liêng và bất khả xâm phạm Việc đưa vào chương trình giảng dạy nội dung bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia cho học sinh là yêu cầu đúng đắn và là một trong những hoạt động nhằm thực hiện chỉ thị của thủ tướng chính phủ đối với việc nâng cao nhận thức của toàn dân về âm mưu xâm phạm của các thế lực thù địch

Chương trình môn học Địa lý 12 và Giáo dục quốc phòng 11, Giáo dục công dân

10 và 12, Hoá học 11 đều có bài hướng dẫn học sinh về các vấn đề nêu trên Sự kết hợp

cả 4 môn học giúp cho học sinh có cái nhìn sâu sắc, hiểu biết thấu đáo hơn về chủ

Trang 16

quyền biển đảo, vấn đề tài nguyên và môi trường vùng biển và ý thức được trách nhiệm của mình Do đó, trong khuôn khổ dự án, học sinh sẽ được tìm hiểu 2 nội dung chính:

- Thực trạng khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên vùng biển đảo Việt Nam

và ô nhiễm môi trường biển, nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề này

- Chủ quyền quốc gia trên biển của nước ta và các tranh chấp trên biển Đông hiện nay, trách nhiệm của công dân đối với việc bảo vệ chủ quyền và xây dựng đất nước

Thông qua việc thực hiện dự án, học sinh được tham gia các hoạt động trải nghiệm trong những vai trò khác nhau như một nhà khoa học, một luật sư, một nhà doanh nghiệp,

mà cộng tác viên tuyên truyền, một diễn viên học sinh sẽ được chủ động thiết kế các hoạt động tìm kiếm và xử lý thông tin, làm việc theo nhóm nội dung, vận dụng kiến thức các môn đã được học trong nhà trường vào tình huống cụ thể, trao đổi, tranh luận để xây dựng một kịch bản thống nhất và triển khai chương trình hoạt động cho buổi hội thảo Câu hỏi bài học, câu hỏi nội dung được lồng ghép vào trong các nhiệm vụ trọng tâm, nhiệm vụ cụ thể của từng nhóm

Câu hỏi khái quát chính là thông điệp, là yêu cầu để học sinh thực hiện sứ mệnhcủa mình thông qua toàn bộ dự án Khẩu hiệu của buổi hội thảo là vấn đề cốt lõi xuyênsuốt các nội dung tìm hiểu của các nhóm học sinh

2.2 Về phương pháp Dự án và cách thức thực hiện Dự án “Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam”

2.2.1 Khái quát về phương pháp Dự án

- Khái niệm: Dạy học dự án là hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp lí thuyết và thực hành, có tạo ra các sản phẩm có thể giới thiệu Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thưc hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dự án

- Các dạng của dạy học theo dự án

Dạy học dự án có thể phân loại theo nhiều phương diện khác nhau:

+ Phân loại theo chuyên môn:

/ Dự án trong một môn học: Trọng tâm nội dung nằm trong một môn học/ Dự án liên môn: Trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn học khác nhau

/ Dự án ngoài chuyên môn: Dự án không phụ thuộc trực tiếp vào môn học.+ Phân loại theo sự tham gia của người học: Dự án cho nhóm học sinh, cá nhân

Trang 17

+ Phân loại theo sự tham gia của giáo viên: Dự án dưới sự hướng dẫn của mộtgiáo viên; dự án dưới sự cộng tác hướng dẫn của nhiều giáo viên

+ Phân theo quý thời gian:

/ Dự án nhỏ: Thực hiện trong một số giờ học, có thế từ 2 - 6 tiết

/ Dự án trung bình: Dự án trong một hoặc một số ngày, giới hạn là 1 tuần hoặc

40 giờ học

/ Dự án lớn: Thực hiện với quỹ thời gian lớn, tối thiểu là một tuần, có thể kéodài nhiều tuần

+ Phân loại theo nhiệm vụ:

/ Dự án tìm hiểu: Là dự án khảo sát thực trạng đối tượng

/ Dự án nghiên cứu: Nhằm giải quyết các vấn đề, giải thích hiện tượng quátrình

/ Dự án thực hành: trọng tâm là việc tạo ra các sản phẩm vật chất hoặc thựchiện một kế hoạch hành động thực tiễn, nhằm thực hiện nhiệm vụ như trang trí, trưngbài, biểu diễn, sáng tác…

/ Dự án hỗn hợp: là dự án có nội dung kết hợp các nội dung nêu trên

- Tiến trình thực hiện dạy học dự án

Dựa trên cấu trúc chung của một dự án trong lĩnh vực sản xuất, kinh tế, nhiều tácgiả phân chia cấu trúc dạy học theo dự án qua 4 giai đoạn: quyết định, lập kế hoạch,thực hiện, kết thúc dự án Dựa trên cấu trúc của tiến trình phương pháp, người ta có thểchia cấu truc dạy học dự án làm nhiều giai đoạn nhỏ hơn Dưới đây, một cách phân chiadạy học dự án thành 5 giai đoạn:

+ Chọn đề tài và xác định mục đích dự án: Giáo viên và học sinh cùng nhau đềxuất, xác định đề tài và mục đích dự án Cần tạo ra tình huống xuất phát, chứa đựng mộtvấn đề hoặc đặt một nhiệm vụ cần giải quyết, trong đó chú ý đến việc liên hệ với hoàncảnh thực tiễn và đời sống xã hội Cần chú ý đến hứng thú của người học cũng như ýnghĩa xã hội của đề tài Giáo viên có thể giới thiệu một số hướng đề tài để học sinh lựachọn và cụ thể hóa Trong trường hợp thích hợp, sáng kiến về việc xác định đề tài có thểxuất phát từ phía học sinh

+ Xây dựng kế hoạch thực hiện: Học sinh với sự hướng dẫn của giáo viên xâydựng đề cương cũng như kế hoạch thực hiện dự án Trong việc xây dựng kế hoạch cầnxác định những công việc cần làm, thời gian dự kiến, vật liệu, kinh phí, phương pháptiến hành và phân công công việc nhóm

+ Thực hiện dự án: Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đề ra chonhóm và cá nhân Trong giai đoạn này, học sinh thực hiện hoạt động trí tuệ và hoạtđộng thực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau

Trang 18

Kiến thức lí thuyết, các phương án giải quyết vấn đề được thử nghiệm qua thực tiễn.Trong quá trình đó, sản phẩm của dự án và thông tin mới được tạo ra.

+ Thu thập kết quả và công bố sản phẩm: Kết quả có thể viết dưới dạng thuhoạch, báo cáo, luận văn…Trong nhiều dự án, các sản phẩm vật chất được tạo ra quahoạt động thực hành Sản phẩm của dự án cũng có thể là những hành động phi vật chất.Sản phẩm của dự án có thể được trình bày giữa các nhóm sinh viên, có thể giới thiệutrong nhà trường, ngoài xã hội

+ Đánh giá dự án: giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện và kết quảcũng như kinh nghiệm đạt được Từ đó rút ra kinh nghiệm cho việc thực hiện các dự ántiếp theo Kết quả của dự án cũng có thể được đánh giá từ bên ngoài Hai giai đoạn cuốinày cũng có thể được mô tả chung thành giai đoạn kết thúc dự án

+ Việc phân chia các giai đoạn chỉ mang tính tương đối Trong thực tế, chúng cóthể xen kẽ và thâm nhập lẫn nhau Việc tự kiểm tra, điều chỉnh cần được thực hiện trongtất cả các giai đoạn của dự án Với những dạng dự án khác nhau có thể xây dựng cấutrúc chi tiết riêng phù hợp với nhiệm vụ dự án

- Ý nghĩa thực hiện dự án

Thông qua thực hiện dự án, phát triển học sinh đạt được:

+ Các kĩ năng điều tra bao gồm quan sát, tập hợp mẫu, tập hợp thông tin từ cácnguồn khác nhau, rút ra kết luận

+ Từ các thông tin thu thập có cơ sở để hiểu rõ, bổ sung cho những điều học líthuyết

+ Năng lực tham gia các hoạt động cá nhân, tập thể

+ Thói quen suy nghĩ độc lập và tính kiên nhẫn trong quá trình thực hiện dự án.+ Có trách nhiệm trong việc tạo ra quyết định và phải chứng minh là đúng vềquyết định của mình

2.2.2 Hướng dẫn thực hiện Dự án “Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam”

Dự án này được thực hiện trong vòng 3 tuần với khoảng 2 tiết lên lớp, 1 buổi hộithảo (3 tiết), còn lại là hoạt động ngoài giờ lên lớp

Tiến trình được thực hiện như sau:

Hoạt động 1: Định hướng - Tuần 1

- Mục tiêu: HS nắm được tính cấp thiết và thực tiễn của dự án, xác định được vàlựa chọn các chủ đề, biết được tiêu chí đánh giá hoạt động định hướng, các nội dungcần hiểu sau khi thực hiện dự án

- Hình thức: Bài lên lớp

Trang 19

- Phương pháp kiểm tra đánh giá: theo dõi hoạt động của HS bằng phiếu đánh giáhoạt động định hướng (phiếu số 6)

- Hoạt động cụ thể của HS và GV

B ước 1: Giới thiệu dự án, xác định nội dung của chủ đề - tiết 1 c 1: Gi i thi u d án, xác đ nh n i dung c a ch đ - ti t 1 ớc 1: Giới thiệu dự án, xác định nội dung của chủ đề - tiết 1 ệu dự án, xác định nội dung của chủ đề - tiết 1 ự án, xác định nội dung của chủ đề - tiết 1 ịnh nội dung của chủ đề - tiết 1 ội dung của chủ đề - tiết 1 ủa chủ đề - tiết 1 ủa chủ đề - tiết 1 ề - tiết 1 ết 1

Nêu tình hu ng cho h c sinh đ kích thích h ng thú và nhu c u ho t ống cho học sinh để kích thích hứng thú và nhu cầu hoạt ọc sinh để kích thích hứng thú và nhu cầu hoạt ể kích thích hứng thú và nhu cầu hoạt ứng thú và nhu cầu hoạt ầu hoạt ạt

đ ng c a h c sinh ộng của học sinh ủa học sinh ọc sinh để kích thích hứng thú và nhu cầu hoạt

Giáo viên chiếu các hình ảnh đẹp về biển – đảo và các sản phẩm của biển để giớithiệu về tài nguyên vùng biển nước ta, sau đó là những hình ảnh về vấn đề ô nhiễm môitrường biển và các hoạt động tranh chấp trên vùng biển khiến vùng biển trở thành điểmnóng Nhằm góp phần giữ gìn và xây dựng vùng biển giàu đẹp và giữ vững chủ quyềnlãnh thổ đất nước, học sinh là những chủ nhân tương lai của đất nước cần có nhữnghành động cụ thể và phù hợp => GV đưa câu hỏi định hướng “Chúng ta phải làm gì đểbảo vệ chủ quyền lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam và khai thác, sử dụng tài nguyênthiên nhiên một cách bền vững?” và giới thiệu vào dự án

Nêu m c tiêu h c sinh ph i đ t đ ục tiêu học sinh phải đạt được sau dự án học tập ọc sinh để kích thích hứng thú và nhu cầu hoạt ải đạt được sau dự án học tập ạt ược sau dự án học tập c sau d án h c t p ự án học tập ọc sinh để kích thích hứng thú và nhu cầu hoạt ập

(Các yêu cầu về kiến thức kĩ năng tổng hợp như đã nêu ở phần 2.1)

* Dự án “Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam” thực tế là một dự án kép bao gồm nhiều hoạt động xâu chuỗi: Hoạt động định hướng, hoạt động trải nghiệm, hoạt động nhóm, tổ chức hội thảo Chính vì thế, học sinh sẽ được rèn luyện nhiều kiến thức, kĩ năng và năng lực Buổi hội thảo là buổi trình bày các sản phẩm của dự án, do đó mỗi học sinh sẽ phải kiêm 2 nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Nhiệm vụ chủ đề: thực hiện các nhiệm vụ theo nhóm chủ đề như ở mục tiêu kiến thức, kĩ năng với sản phẩm là bài báo cáo.

- Nhiệm vụ mở rộng:

+ Thành viên ban tổ chức để chuẩn bị tổ chức cho buổi Hội thảo bao gồm: Lên

kế hoạch chương trình hội thảo, dẫn chương trình, cơ sở vật chất, giấy mời và mời khách, đón tiếp khách

+ Nhóm thiết kế kiêm người mẫu: thiết kế các sản phẩm tái chế thành các sản phẩm thời trang, sản phẩm thiết kế: ngôi nhà

+ Nhóm sản phẩm nghệ thuật, ấn phẩm truyền thông: tranh vẽ, poster, bài báo + Nhóm xây dựng, mô phỏng: các sản phẩm tái chế, sản phẩm nấu ăn, diễn viên đóng vai trong buổi Hội thảo

Trang 20

Giáo viên và h c sinh th o lu n đ xác đ nh các n i dung c a ch ọc sinh để kích thích hứng thú và nhu cầu hoạt ải đạt được sau dự án học tập ập ể kích thích hứng thú và nhu cầu hoạt ịnh các nội dung của chủ ộng của học sinh ủa học sinh ủa học sinh đề

+ Chủ đề 1: Đặc điểm của biển Đông, tài nguyên và vấn đề suy giảm tài nguyên– ô nhiễm môi trường biển đảo Việt Nam

+ Chủ đề 2: Vấn đề khai thác tổng hợp tài nguyên biển đảo Việt Nam

+ Chủ đề 3: Giải pháp phát triển kinh tế biển một cách bền vững

+ Chủ đề 4: Chủ quyền lãnh thổ trên biển, tranh chấp trên biển Đông và tráchnhiệm của học sinh trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia

Giáo viên phát phi u đi u tra nhu c u h c t p theo các ch đ trên ếu điều tra nhu cầu học tập theo các chủ đề trên ề ầu hoạt ọc sinh để kích thích hứng thú và nhu cầu hoạt ập ủa học sinh ề

Phụ lục 1 PHIẾU ĐIỀU TRA NHU CẦU CỦA HỌC SINH

(Trước khi thực hiện dự án)

Họ và tên: ………

Lớp: ……… Trường: ………

Hãy trả lời câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu X vào ô trống trong bảng có câu trả lời phù hợp với em.

1. Em quan tâm (hoặc có hứng thú) đến nội dung nào về biển đảo Việt Nam?

g

Sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên biển đảo và tình trạng suy

thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển

Chúng ta đang phát triển những ngành kinh tế biển như thế nào

Chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên biển

Làm thế nào để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo

2 Em muốn thực hiện nhiệm vụ học tập nào trong dự án?

g

Đóng vai thành viên Ban tổ chức, thiết kế chương trình, giấy mời đại biểu

Đóng vai thành viên nhóm thiết kế, xây dựng, nấu ăn

Đóng vai người dẫn chương trình, viết lời dẫn và xây dựng câu hỏi

giao lưu với khán giả

Đóng vai thành viên của Ban tuyên truyền thiết kế ấn phẩm hoặc

poster quảng cáo cho chương trình, phóng sự ngắn hoặc video clip

quảng cáo trong chương trình

Viết 1 bài báo về sự giàu có của biển Đông/ vấn đề suy giảm tài

Trang 21

nguyên và ô nhiễm môi trường biển Việt Nam/ chủ quyền biển đảo

Việt Nam trong vai trò một nhà nghiên cứu khoa học

Đóng vai người tham gia hoạt động ngoại khóa

và thăm dò nhu cầu học sinh theo Bảng Biết – Thắc mắc – Hiểu Phụ lục 2

BẢNG GHI CHÉP BIẾT – THẮC MẮC – HIỂU

Họ và tên:……… ………

Lớp: ………

Trường: :……… ………

Ghi lại những gì em biết về “Tài nguyên thiên nhiên vùng biển đảo Việt Nam, suy giảm tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường biển đảo, nguyên nhân; chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên biển Đông” Sau đó viết ra những câu hỏi ngắn cho những điều em muốn biết Khi hoàn thành bài học, hãy ghi lại những gì em đã học được. Những điều em Biết Những điều em Thắc mắc Những điều em Hiểu được sau bài học ………

………

………

………

………

………

……….……

………

……….……

………

………

……… …

………

……… …

………

Bước 2: Phân nhóm và xây dựng kế hoạch làm việc – tiết 2c 2: Phân nhóm và xây d ng k ho ch làm vi c – ti t 2ựng kế hoạch làm việc – tiết 2 ế hoạch làm việc – tiết 2 ạch làm việc – tiết 2 ệc – tiết 2 ế hoạch làm việc – tiết 2

Giáo viên d a vào phi u đi u tra nhu c u h c t p c a h c sinh đ phân ựa vào phiếu điều tra nhu cầu học tập của học sinh để phân ếu điều tra nhu cầu học tập của học sinh để phân ều tra nhu cầu học tập của học sinh để phân ầu học tập của học sinh để phân ọc lớp 11 ập của học sinh để phân ủa học sinh để phân ọc lớp 11 ể phân

ra thành 4 nhóm h c t p, các h c sinh cùng s thích sẽ cùng tìm hi u ọc lớp 11 ập của học sinh để phân ọc lớp 11 ở thích sẽ cùng tìm hiểu ể phân chung m t ch đ (l u ý các h c sinh m i nhóm ph i có trình đ khác ột chủ đề (lưu ý các học sinh mỗi nhóm phải có trình độ khác ủa học sinh để phân ều tra nhu cầu học tập của học sinh để phân ưu ý các học sinh mỗi nhóm phải có trình độ khác ọc lớp 11 ỗi nhóm phải có trình độ khác ải có trình độ khác ột chủ đề (lưu ý các học sinh mỗi nhóm phải có trình độ khác nhau, tránh hi n t ện tượng có những nhóm toàn là học sinh khá, có nhóm ưu ý các học sinh mỗi nhóm phải có trình độ khácợng có những nhóm toàn là học sinh khá, có nhóm ng có nh ng nhóm toàn là h c sinh khá, có nhóm ững nhóm toàn là học sinh khá, có nhóm ọc lớp 11 toàn là h c sinh trung bình) Giáo viên k t h p v i ph ọc lớp 11 ếu điều tra nhu cầu học tập của học sinh để phân ợng có những nhóm toàn là học sinh khá, có nhóm ớp 11 ưu ý các học sinh mỗi nhóm phải có trình độ khácơng pháp đóng vai ng pháp đóng vai

đ t o h ng thú cho h c sinh trong vi c hoàn thành nhi m v c a nhóm ể phân ứng thú cho học sinh trong việc hoàn thành nhiệm vụ của nhóm ọc lớp 11 ện tượng có những nhóm toàn là học sinh khá, có nhóm ện tượng có những nhóm toàn là học sinh khá, có nhóm ục quốc phòng 11 ủa học sinh để phân mình đ ng th i th c hi n m c tiêu đ nh h ồng thời thực hiện mục tiêu định hướng nghề nghiệp như sau: ời thực hiện mục tiêu định hướng nghề nghiệp như sau: ựa vào phiếu điều tra nhu cầu học tập của học sinh để phân ện tượng có những nhóm toàn là học sinh khá, có nhóm ục quốc phòng 11 ịa lý 12 ưu ý các học sinh mỗi nhóm phải có trình độ khácớp 11 ng ngh nghi p nh sau: ều tra nhu cầu học tập của học sinh để phân ện tượng có những nhóm toàn là học sinh khá, có nhóm ưu ý các học sinh mỗi nhóm phải có trình độ khác

+ Nhóm Nhà khoa học: Tìm hiểu đặc điểm của biển Đông, tài nguyên và vấn đề suy giảm tài nguyên – ô nhiễm môi trường biển đảo Việt Nam

+ Nhóm Nhà doanh nghiệp: Tìm hiểu việc khai thác tổng hợp tài nguyên biển đảo Việt Nam

Trang 22

+ Nhóm Thông tin tuyên truyền: Tìm hiểu các giải pháp phát triểnkinh tế biển một cách bền vững, tìm hiểu trách nhiệm của công dân đối với việc thựchiện pháp luật của nhà nước về vấn đề tài nguyên và môi trường

+ Nhóm Luật sư: Tìm hiểu chủ quyền lãnh thổ trên biển, tranh chấptrên biển Đông và trách nhiệm của học sinh trong việc bảo vệ chủ quyền quốc gia

Tất cả các nhóm đều trong vai người tham dự hội thảo và có nhiệm vụ tìm hiểu tưliệu về chủ đề của bài học Khi tham gia hội thảo đều phải ghi chép các nội dung theo ýhiểu của mình

Giáo viên đ a ra b câu h i đ nh h ư ội dung của chủ đề - tiết 1 ỏi định hướng chung ịnh nội dung của chủ đề - tiết 1 ước 1: Giới thiệu dự án, xác định nội dung của chủ đề - tiết 1 ng chung

Bộ câu hỏi định hướng

4 Trình bày chủ quyền lãnh thổ trên biển của một quốc gia và xác định các

bộ phận của vùng biển Việt Nam, nêu các quyền của nước ta đối với từngvùng biển

6 Kể tên một số tranh chấp trên biển Đông và nêu quan điểm của ViệtNam trong việc giải quyết các tranh chấp Trách nhiệm của học sinh trongviệc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và thực hiện chính sách tài nguyên và bảo

vệ môi trường là gì?

Giáo viên đ a ra b câu h i đ nh h ưu ý các học sinh mỗi nhóm phải có trình độ khác ột chủ đề (lưu ý các học sinh mỗi nhóm phải có trình độ khác ỏi định hướng cho từng nhóm phụ lục 4 ịa lý 12 ưu ý các học sinh mỗi nhóm phải có trình độ khácớp 11 ng cho t ng nhóm ph l c 4 ừng nhóm phụ lục 4 ục quốc phòng 11 ục quốc phòng 11

PHIẾU HỌC TẬP ĐỊNH HƯỚNG

Yêu cầu: Trình bày bằng kênh chữ, kênh số, kênh biểu đồ, kênh hình

PHIẾU 4A: TÌM HIỂU VỀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ VẤN ĐỀ SUY THOÁI TÀI NGUYÊN - Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

Họ và tên: Lớp 11

Trang 23

Nhiệm vụ : Sưu tầm thông tin từ Internet, sách báo, tạp chí, SGK, thực địa , em hãy trả lời các câu hỏi sau

Câu 1 Trình bày, chứng minh sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên vùng biển

đảo nước ta

Câu 2 Sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng gì tới phát triển

kinh tế

Câu 3 Trình bày hiện trạng và giải thích nguyên nhân ô nhiễm môi trường và

suy giảm tài nguyên sinh vật biển ở nước ta

PHIẾU 4B TÌM HIỂU VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NGÀNH KINH TẾ BIỂN Ở

NƯỚC TA

Họ và tên: Lớp 11

Nhiệm vụ : Sưu tầm thông tin từ Internet, sách báo, tạp chí, SGK, thực địa , em hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1 Tìm hiểu ngành khai thác khoáng sản biển nước ta

Câu 2 Tìm hiểu ngành khai thác thủy sản biển nước ta

Câu 3 Tìm hiểu ngành du lịch biển

Câu 4 Tìm hiểu ngành GTVT biển

Câu 5 Việc phát triển các ngành kinh tế có ý nghĩa gì đối với nước ta

PHIẾU 4C TÌM HIỂU CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ VIỆT NAM TRÊN BIỂN ĐÔNG

Họ và tên: Lớp 11

Nhiệm vụ : Sưu tầm thông tin từ Internet, sách báo, tạp chí, SGK địa lí, GDQP ,

em hãy trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1 Vùng biển của một quốc gia bao gồm những bộ phận nào, chủ quyền

lãnh thổ quốc gia trên biển thể hiện như thế nào

Câu 2 Trình bày các bộ phận của vùng biển Việt Nam

Trang 24

Câu 3 Nêu một số tranh chấp trên biển Đông trong thời gian gần đây, quan

điểm của Nhà nước ta trong việc giải quyết các tranh chấpCâu 4 Trách nhiệm củ bản thân trong bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia

PHIẾU 4D TÌM HIỂU CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC HỢP LÍ TÀI NGUYÊN,

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN

Họ và tên: Lớp 11

Nhiệm vụ : Sưu tầm thông tin từ Internet, sách báo, tạp chí, SGK GDCD, Địa lí

thực địa , em hãy đưa ra một số giải pháp góp phần khai thác hợp lí tài nguyên và bảo

vệ môi trường biển đảo Việt Nam:

Giáo viên và h c sinh th o lu n h p đ ng h c t p theo ọc lớp 11 ải có trình độ khác ập của học sinh để phân ợng có những nhóm toàn là học sinh khá, có nhóm ồng thời thực hiện mục tiêu định hướng nghề nghiệp như sau: ọc lớp 11 ập của học sinh để phân ph l c 3 ục tiêu học sinh phải đạt được sau dự án học tập ục tiêu học sinh phải đạt được sau dự án học tập

HỢP ĐỒNG HỌC TẬP

Dự án: Tổ chức hoạt động ngoại khoá “Tìm hiểu viêc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam”

1 Nhóm: Lớp Trường:

2 Thông tin thành viên

Họ và tên giáo viên:

Họ và tên học sinh: Chức vụ

1

2.

3.

Mục tiêu: - Tìm hiểu sự phong phú của tài nguyên thiên nhiên vùng biển

nước ta, thấy được vấn đề ô nhiễm môi trường và suy thoái tài

Trang 25

nguyên biển rất nghiêm trọng; tìm ra nguyên nhân

- Tìm hiểu chủ quyền lãnh thổ Việt Nam trên biển Đông

- Tìm ra các giải pháp để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên biển và bảo vệ môi trường biển

- Xác định đề tài nghiên cứu theo các phiếu định hướng nội dung

và sự chỉ dẫn của giáo viên

- Báo cáo các kế hoạch làm việc theo đúng tiến độ Hợp tác cùng các bạn thực hiện dự án

- Hình thành các sản phẩm theo yêu cầu Sau đó báo cáo trước lớp

Trách nhiệm

của giáo viên:

- Giáo viên hướng dẫn lập kế hoạch nhóm, kế hoạch làm việc của

cả lớp trong thời gian thực hiện dự án

- Giáo viên theo dõi, đôn đốc học sinh, định kỳ kiểm tra tiến độ thực hiện, giải đáp các thắc mắc cho học sinh

Sản phẩm

học tập:

- Các nhóm chuyên môn hình thành bản báo cáo (toàn văn)+ Dưới dạng file (Word)

+ Bản in trên giấy khổ A4 không quá 15 trang

- Báo cáo trình chiếu trong buổi ngoại khoá bằng phần mềm Powerpoint , không quá 25 sile

- Các ấn phẩm tuyên truyền: dưới dạng khẩu hiệu, băng rôn, tranh ảnh, báo bảng, phim video, tiểu phẩm

2 Cuối tuần thứ 2: các nhóm báo

cáo sơ bộ kết quả và lên kế hoạch khớp chương trình

3 Đầu tuần thứ 3: Kiểm tra 4 Cuối tuần 3: Các nhóm hoàn

Trang 26

tiến độ và giải đáp các thắc mắc, chạy thử chương trình thiện nội dung.

Các nhóm b u nhóm tr ầu học tập của học sinh để phân ưu ý các học sinh mỗi nhóm phải có trình độ khácở thích sẽ cùng tìm hiểu ng đi u hành công vi c chung c a nhóm ều tra nhu cầu học tập của học sinh để phân ện tượng có những nhóm toàn là học sinh khá, có nhóm ủa học sinh để phân

Giáo viên h ưu ý các học sinh mỗi nhóm phải có trình độ khácớp 11 ng d n các nhóm h p nhóm đ th o lu n v ch đ đã ẫn các nhóm họp nhóm để thảo luận về chủ đề đã ọc lớp 11 ể phân ải có trình độ khác ập của học sinh để phân ều tra nhu cầu học tập của học sinh để phân ủa học sinh để phân ều tra nhu cầu học tập của học sinh để phân

ch n, phác th o đ c ọc lớp 11 ải có trình độ khác ều tra nhu cầu học tập của học sinh để phân ưu ý các học sinh mỗi nhóm phải có trình độ khácơng pháp đóng vai ng nghiên c u và th c hi n, l p k ho ch làm ứng thú cho học sinh trong việc hoàn thành nhiệm vụ của nhóm ựa vào phiếu điều tra nhu cầu học tập của học sinh để phân ện tượng có những nhóm toàn là học sinh khá, có nhóm ập của học sinh để phân ếu điều tra nhu cầu học tập của học sinh để phân

vi c nhóm, ghi biên b n h p nhóm theo các m u phi u ện tượng có những nhóm toàn là học sinh khá, có nhóm ải có trình độ khác ọc lớp 11 ẫn các nhóm họp nhóm để thảo luận về chủ đề đã ếu điều tra nhu cầu học tập của học sinh để phân Ph l c 5 ụ lục 5 ụ lục 5

BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM

(LẬP KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU)

1 Thời gian, địa điểm, thành phần

- Địa điểm:

- Thời gian: từ giờ đến giờ Ngày tháng năm

- Nhóm số: …… ; Số thành viên: Lớp: 11 chuyên Địa

Số thành viên có mặt

Số thành viên vắng mặt

2 Nội dung công việc: (Ghi rõ tên chủ đề thảo luận hoặc nội dung thực hành)

Trang 27

5 Thái độ tinh thần làm việc

6 Đánh giá chung

Giáo viên đ a cho h c sinh tiêu chí đánh giá ho t đ ng đ nh h ưu ý các học sinh mỗi nhóm phải có trình độ khác ọc lớp 11 ột chủ đề (lưu ý các học sinh mỗi nhóm phải có trình độ khác ịa lý 12 ưu ý các học sinh mỗi nhóm phải có trình độ khácớp 11 ng theo

m u phi u ẫn các nhóm họp nhóm để thảo luận về chủ đề đã ếu điều tra nhu cầu học tập của học sinh để phân (ph l c 6) ục tiêu học sinh phải đạt được sau dự án học tập ục tiêu học sinh phải đạt được sau dự án học tập và h n l ch g p ti p theo ẹn lịch gặp tiếp theo ịa lý 12 ặp tiếp theo ếu điều tra nhu cầu học tập của học sinh để phân

Hoạt động 2: Trải nghiệm – Tuần 2

- Mục tiêu: Sau khi đi trải nghiệm, học sinh cần điều tra được các thông tin, thuthập được hình ảnh, video về thực tiễn vùng biển, : hiện trạng khai thác tài nguyên, vấn

đề môi trường, các nhóm bắt đầu làm việc

- Hình thức hoạt động: ngoài giờ lên lớp (tham quan ngoại khoá, cụ thể là thamquan chuẩn bị nhằm giúp học sinh tích luỹ hiểu biết cần thiết phục vụ cho việc thựchiện dự án)

- Phương pháp đánh giá: Theo dõi hoạt động của học sinh và sản phẩm học sinhbáo cáo sau khi đi trải nghiệm (phụ lục 7)

 Giáo viên lập kế hoạch chi tiết bao gồm mục tiêu, lịch trình (nơi đi, phươngtiện, chi phí đi lại, ăn uống, thời gian ) và xin ý kiến chỉ đạo nhà trường

Có thể tham khảo mẫu kế hoạch dưới đây:

SỞ GD&ĐT NAM ĐỊNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trang 28

Trường THPT chuyên Lê Hồng

Phong Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Nam Định, ngày 21 tháng 10 năm 2014

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC ĐI THỰC ĐỊA V/v cho phép tổ chức cho giáo viên và học sinh đi thực địa

của khối chuyên Địa

I Mục đích

Với mục tiêu giáo dục toàn diện, thực hiện phương châm “học đi đôi với hành”,đặc biệt giúp học sinh có thêm hứng thú say mê với môn chuyên, nhóm Địa lý trườngTHPT chuyên Lê Hồng Phong có kế hoạch kết hợp với Hội Phụ huynh học sinh tổ chứccho các học sinh khối chuyên Địa đi thực địa

Chuyến đi thực địa nhằm mục đích:

1 Về kiến thức:

- Học tập thực địa, củng cố kiến thức về Địa lý tự nhiên đại cương và Việt Nam.Khắc sâu kiến thức về địa hình (các dạng địa hình: bãi bồi, cồn cát, cửa sông ), các hệsinh thái ven biển, thuỷ văn

- Phát hiện các mối quan hệ địa lý giữa các thành phần tự nhiên Bước đầu nhậnthức được những cơ sở hình thành những quy luật địa lý chung (quy luật thống nhất vàhoàn chỉnh trong lớp vỏ địa lý )

- Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu tới các hệ sinh tháiven biển

2 Về kĩ năng:

- Rèn các kĩ năng sống cần thiết: Kĩ năng thu thập – tổng hợp, phân loại thông tin,

kĩ năng giao tiếp, hợp tác nhóm, kĩ năng tự vệ, kĩ năng viết báo cáo, thuyết trình

3 Về ý thức thái độ:

- Củng cố lòng yêu quê hương đất nước Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường, tàinguyên thiên nhiên

- Góp phần định hướng nghề nghiệp cho tương lai

II Thành phần, thời gian, địa điểm, kinh phí và cách thức tổ chức

1 Thành phần:

- Toàn thể cán bộ giáo viên của bộ môn Địa lý (8 giáo viên)

- Toàn bộ học sinh khối lớp chuyên Địa của nhà trường (94 học sinh)

- Đại diện Phụ huynh học sinh của 3 lớp chuyên Địa

Trang 29

- Khách mời: Ban giám hiệu Nhà trường.

Kinh phí của học sinh do phụ huynh đóng góp

Kinh phí của giáo viên do nhà trường hỗ trợ

5 Phân công nhiệm vụ:

- Giáo viên chịu trách nhiệm về nội dung tham quan học tập, giao nhiệm vụ họctập cho học sinh và kiểm tra đánh giá kết quả học tập thực địa của học sinh

- Phụ huynh chịu trách nhiệm tổ chức hậu cần, phương tiện đi lại, đảm bảo vấn đề

an toàn trong chuyến đi

6 Dự kiến lịch trình chuyến đi: (Từ 5h30’ → 18h00’, ngày 02 tháng 11 năm 2014).

6h Xe bắt đầu khởi hành tại trường THPT Chuyên Lê Hồng

Phong

8h00’-> 9h00’ Nghe giới thiệu về Vườn và trao đổi thông tin với cán bộ VQG Xuân

Thủy tại hội trường9h00’->11h00’ Đoàn di chuyển bằng ô tô (khoảng 04km) ra Trạm quản lý tài nguyên

môi trường Cồn Ngạn Đoàn chia làm 02 nhóm đi lên chòi Cồn Ngạn quan sát quang cảnh của Vườn (cửa Ba lạt, rừng ngập mặn, ) và hỏiđáp các vấn đề thắc mắc với hướng dẫn viên Học sinh quan sát hệsinh thái rừng ngập mặn, lấy mẫu vật thực nghiệm, chụp ảnh –quay video tư liệu

11h – 13h30’ Cả đoàn ăn trưa và nghỉ ngơi tại trung tâm vườn

Ngày đăng: 13/03/2016, 00:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w