1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khai thác và sử dụng Internet trong dạy học phần điện học lớp 11 ban cơ bản trung học phổ thông

107 308 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 16,7 MB

Nội dung

Với Internet, người sử dụng có thể tìm kiếm mọi thông tin cần thiết, tra cứu tài liệu hỗ trợ cho quá trình dạy học, mở rộng kiến thức, ôn tập, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, học trực

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN QUỐC HÙNG

KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG INTERNET

TRONG DẠY HỌC PHẦN ĐIỆN HỌC LỚP 11 BAN CƠ BẢN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lý

Mã số: 60.14.01.11

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS MAI VĂN TRINH

Trang 2

Câu 2: ( 1điểm ) Cường độ điện trường là gì? Nó được xác định như thế nào ? Câu 3: ( 1điểm )Hai quả cầu nhỏ có điện tích 3.10-6 (C) và 4.10-6 (C), tương tác với nhau một lực 30 (N) trong chân không Tính khoảng cách giữa chúng

Câu 4: ( 1điểm ) Cho hai điện tích điểm q1= 3µC và q2 = - 4µC lần lượt đặt tại hai điểm A và B trong chân không cách nhau AB = 10cm Xác định cường độ điện trường tổng hợp tại M có AM = 6cm, BM = 4cm

Câu 5: ( 1điểm ) Dòng điện không đổi là gì? Nêu điều kiện để có dòng điện?

Câu 6: ( 1điểm ) Thế nào là hiện tượng đoản mạch? Viết công thức tính cường độ

dòng điện khi có hiện tượng đoản mạch?

Câu 7: ( 2điểm ) Một bóng đèn có ghi 100W – 200V

a Khi mắc bóng đèn vào hiệu điện thế không đổi 200V Tính điện năng tiêu thụ của đèn trong 15 phút và điện trở của bóng đèn?

b Khi mắc bóng đèn vào hiệu điện thế không đổi 160V Tính công suất của đèn lúc này và cường độ dòng điện qua đèn

Câu 8: ( 2điểm ) Cho mạch điện như hình vẽ Biết suất điện động và điện trở mỗi

nguồn ξ = 5V ;r = 0,5Ω R1= 12Ω;R2 =4Ω, R3= 5Ω

a Tính suất điện động của bộ nguồn, điện trở trong bộ nguồn

b Tính điện trở tương mạch ngoài, cường độ dòng điện trong mạch chính

ĐỀ KIỂM TRA ( Bài số 2 )

Trang 3

MÔN: VẬT LÝ Thời gian: 45 phút Câu 1: ( 1điểm ) Nêu đặc điểm ( điểm đặt, phương, chiều, độ lớn ) vectơ cường độ

điện trường tại một điểm gây bởi điện tích Q?

Câu 2: ( 1điểm )

- Bản chất dòng điện trong kim loại là gì?

- Nêu 2 nguyên nhân gây nên điện trở trong kim loại

Câu 3: ( 1 điểm) Hiện tượng siêu dẫn là gì?

Câu 4: ( 1điểm )

- Phát biểu định luật bảo toàn điện tích

- Giả sử hai điện tích điểm có độ lớn q1 và q2 cho tiếp xúc nhau Sau khi tiếp xúc điện tích của hai quả cầu có độ lớn như thế nào và hút nhau hay đẩy nhau?

Câu 5: ( 1điểm ) Cho hai điện tích điểm với q1, q2 đặt tại hai điểm A và B trong không khí Tìm điểm M mà tại đó đặt điện tích q0 thì lực tác dụng lên điện tích q0 bằng 0 Biết rằng AB = 100cm và q1 = -81.q2

Câu 6: ( 1điểm )

- Phát biểu định luật Jun-Lenxơ

- Một bếp điện có ghi 220V - 800W Bếp hoạt động đúng công suất và mỗi ngày sử dụng 1 giờ Hỏi trong 1 tháng ( 30 ngày ) bếp tiêu thụ bao nhiêu KWh

Câu 7: ( 1điểm ) cho bình điện phân dung dịch CuSO4 với anốt làm bằng đồng Trong thời gian điện phân là 1 giờ thì lượng đồng giải phóng ở anốt là 5,97g Tìm cường độ dòng điện qua bình điện phân Biết F = 96500C/mol, ACu = 64 và n = 2

Câu 8: ( 3điểm ) Ba pin giống nhau ghép song song, mỗi pin có ξ= 6 V, r = 0,3 Ω Hai cực của bộ pin mắc với một biến trở R

- Tìm suất điện động và điện trở trong của bộ nguồn ( 1điểm )

- Cho biết R = 5,9 Ω Tìm công suất của bộ nguồn ( 1điểm )

Tìm R để công suất của mạch ngoài lớn nhất ( 1điểm )

PHỤ LỤC 2

Trang 4

STT HỌ VÀ TÊN ĐIỂM 1 TIẾT ( Bài số 1 ) ĐIỂM 1 TIẾT ( Bài số 2 )

Trang 6

Nhóm ĐC

STT HỌ VÀ TÊN ĐIỂM 1 TIẾT ( Bài số 1 ) ĐIỂM 1 TIẾT ( Bài số 2 )

Trang 7

43 Lê Quốc Anh 3 2

Trang 8

MỤC LỤC

Trang 9

MỤC LỤC 8

PHỤ LỤC 9

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 11

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I: 5

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG 5

INTERNET TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ 5

1.1 Các khái niệm cơ bản về Internet 5

1.1.1 Khái niệm Internet 5

1.1.2 Khái niệm trang web 5

1.1.3 Vai trò của Internet trong xã hội hiện đại 7

1.2 Vai trò của Internet trong việc đổi mới phương pháp dạy học 9

1.2.1 Đổi mới phương pháp dạy học 9

1.3 Khai thác và sử dụng Internet trong dạy học Vật lí 16

1.3.1 Vai trò của Internet trong dạy học vật lí ở trường THPT 16

1.3.2 Qui trình khai thác và sử dụng thông tin trên Internet trong dạy học vật lí 22

KẾT LUẬN CHƯƠNG I 39

Chương 2: KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐIỆN HỌC LỚP 11 THPT 41

2.1 Nghiên cứu nội dung phần Điện học 41

2.2 Giới thiệu thư viện tư liệu khai thác trên Internet 43

2.2.1 Thư viện tư liệu văn bản 43

2.2.2 Thư viện tư liệu hình ảnh, thí nghiệm ảo 45

2.2.3 Thư viện tư liệu videoclips 49

2.3 Xây dựng website dạy học phần Điện học với nguồn thông tin khai thác trên Internet 52

2.3.1 Giới thiệu trang Web 52

53 2.Bài giảng: trong phần này bao gồm phiếu học tập, giáo án,bài giảng điện tử 53

Trang 12

MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Trong thời đại ngày nay, khoa học kĩ thuật phát triển như vũ bão và nó gần như được áp dụng ngay lập tức vào tất cả các lĩnh vực, là động lực thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt đời sống, kinh tế, xã hội Vì vậy người lao động không những phải có trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ nhất định còn phải có tính độc lập, tự chủ, năng động, sáng tạo, có năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn, có khả năng đào tạo

và tự đào tạo để không ngừng phát triển, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội và sản xuất Thực tiễn đó đặt ra cho nền giáo dục của mỗi quốc gia phải không ngừng đổi mới

cả về nội dung cũng như phương pháp giáo dục và đào tạo con người

Định hướng đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy học đã được cụ thể hóa trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo Trong điều 28 Luật giáo dục qui

định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Ngành giáo dục nước ta đã có chủ trương đổi mới nội dung, chương trình sách giáo khoa sao cho phù hợp với yêu cầu của xã hội Với nội dung chương trình sách giáo khoa mới thì việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh thật sự cần thiết

Trong những năm gần đây, sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ đến việc đổi mới nội dung, phương pháp, phương thức dạy học Nhận thức được vai trò quan trọng của công nghệ thông tin trong dạy học nên hiện nay hầu hết ở các trường trung học phổ thông điều đã được trang bị phòng máy vi tính Sự kết hợp máy vi tính với hệ thống truyền thông đa phương tiện cùng với mạng thông tin toàn cầu Internet đang góp phần đổi mới phương pháp dạy học, tạo được động cơ, hứng thú học tập cho học sinh Với Internet, người sử dụng có thể tìm kiếm mọi thông tin cần thiết, tra cứu tài liệu hỗ trợ cho quá trình dạy học, mở rộng kiến thức, ôn tập, kiểm tra đánh giá kết quả học tập, học trực tuyến, tham gia các

Trang 13

diễn đàn để trao đổi kiến thức Từ đó giúp cho người dạy thay đổi phương pháp dạy học của mình theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, đồng thời người học có thể rèn luyện khả năng tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh tri thức của nhân loại

Để việc khai thác và sử dụng Internet trong dạy học đạt hiệu quả cao mỗi giáo viên cần biết, nắm vững để làm chủ các phương tiện mới và ứng dụng trong công việc giảng dạy của mình Phần lớn giáo viên hiện nay biết cách tìm kiếm thông tin nhưng chưa biết cách lưu giữ, xử lí chúng một cách khoa học hoặc những thông tin đó chưa thật sự có chất lượng Học sinh thì chủ yếu sử dụng Internet để giải trí vì không có nhu cầu và không biết cách tìm thông tin trên Internet Đây cũng là một vấn đề cấp thiết trong công tác dạy học hiện nay khi việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học đang được chú trọng nhằm thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh

Qua quá trình trực tiếp giảng dạy vật lý ở trường THPT, tôi nhận thấy phần “Điện học” chiếm một tỉ lệ lớn trong chương trình vật lý 11( chiếm toàn bộ số tiết học kì I) Phần “Điện học” bao gồm những kiến thức rất căn bản của vật lý, nó có vị trí rất quan trọng là tiền đề để giúp HS hiểu và tiếp thu những kiến thức về phần từ trường, cảm ứng từ,…cũng là cơ sở để HS tiếp thu những kiến thức vật lý hiện đại tiếp theo Nội dung kiến thức phần này tương đối khó, phức tạp khó hiểu như: khái niệm ( điện trường, lực điện trường, điện thế, lực lạ, …), định luật vật lý (định luật Cu-lông, định luật bảo toàn điện tích), hiện tượng vật lý ( nhiễm điện, dương cực tan, ) Thế nhưng

đa số kiến thức phần này nặng về thông báo, các bài học trên lớp cũng rất ít phần có thể sử dụng thí nghiệm Điều đáng nói là các thí nghiệm rất khó làm, khó thành công hoặc không thể hiện được hết bản chất vật lý cần trình bày cho HS thấy rõ

Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG INTERNET TRONG DẠY HỌC ĐIỆN HỌC LỚP 11 BAN CƠ BẢN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”.

Trang 14

3.1 Đối tượng:

Hoạt động dạy học vật lí lớp 11 trung học phổ thông có sự hỗ trợ của Internet

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Nghiên cứu phần “Điện học” trong chương trình vật lí lớp 11 ban cơ bản THPT

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Tây Ninh

4 Giả thuyết khoa học

Nếu xây dựng được qui trình khai thác và sử dụng Internet trong dạy học vật lí

để từ đó thiết kế bài giảng điện tử phù hợp thì sẽ góp phần đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học vật lí ở trường phổ thông

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận về việc khai thác và sử dụng Internet trong dạy học vật

lý ở trường THPT

- Nghiên cứu nội dung, chương trình vật lí 11 ban cơ bản THPT phần “Điện học”

- Nghiên cứu khai thác và sử dụng Internet trong dạy học vật lí THPT

- Nghiên cứu xây dựng website liên kết

- Thiết kế một số bài giảng trên máy tính thông qua việc khai thác và sử dụng Internet và website đã xây dựng

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của việc

sử dụng Internet trong dạy học Vật lí ở trường THPT

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết:

- Nghiên cứu luật Giáo dục, văn kiện của Đảng, các tạp chí Tin học & Nhà trường, tạp chí Giáo dục, các tài liệu về lí luận dạy học, phương pháp dạy học vật lí,

- Nghiên cứu tài liệu về khai thác và sử dụng Internet

- Nghiên cứu nội dung, chương trình sách giáo khoa vật lí lớp 11 cơ bản THPT phần “Điện học”

6.2.Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

- Sử dụng và khai thác Internet để lấy các tư liệu hỗ trợ dạy học phần “Điện học”

- Sử dụng các tư liệu từ Internet để thiết kế một số bài học cụ thể.

- Chọn mẫu và thực nghiệm sư phạm ở trường phổ thông.

Trang 15

6.3.Phương pháp thống kê toán học:

- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí kết quả thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học và xác định tính khả thi của đề tài

7 Cấu trúc luận văn

Trang 16

CHƯƠNG I:

CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG

INTERNET TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ

1.1 Các khái niệm cơ bản về Internet

1.1.1 Khái niệm Internet

Internet là một tập hợp của các máy tính được liên kết nối lại với nhau thông qua

hệ thống dây cáp mạng và đường điện thoại trên toàn thế giới với mục đích trao đổi, chia sẻ dữ liệu và thông tin Bất cứ nguời nào trên hệ thống cũng có thể tiếp cận và đi vào xem thông tin từ bất cứ một máy tính nào trên hệ thống này hay hệ thống khác.Trước đây mạng Internet được sử dụng chủ yếu ở các tổ chức chính phủ và trong các trường học Ngày nay mạng Internet đã được sử dụng bởi hàng tỷ người bao gồm

cả cá nhân các doanh nghiệp lớn, nhỏ, các trường học và tất nhiên là nhà nước và các

tổ chức chính phủ Phần chủ yếu nhất của mạng Internet là World Wide Web

Mạng Internet là của chung điều đó có nghĩa là không ai thực sự sở hữu nó với tư cách cá nhân Mỗi phần nhỏ của mạng được quản lý bởi các tổ chức khác nhau nhưng không ai, không một thực thể nào cũng như không một trung tâm máy tính nào nắm quyền điều khiển mạng Mỗi phần của mạng được liên kết với nhau theo một cách thức nhằm tạo nên một mạng toàn cầu

Internet là một mạng toàn cầu bao gồm nhiều mạng LAN (Local AreaNetwork), MAN (Metropolitan Area Network) và WAN (Wide AreaNetwork) trên thế giới kết nối với nhau Mỗi mạng thành viên này được kết nối vào Internet thông qua một router

Internet là sự kết nối của hệ thống các mạng máy tính thông qua các phương tiện viễn thông trên toàn thế giới như vệ tinh viễn thông, cáp quang, đường điện thoại Khả năng truyền tải của những phương tiện này rất lớn, có thể chứa được nhiều loại thông tin như dữ liệu, hình ảnh, tiếng nói, hình ảnh động

1.1.2 Khái niệm trang web

World Wide Web được gọi tắt là Web-là mạng lưới nguồn thông tin cho phép mọi người khai thác thông tin qua một số công cụ hoặc là chương trình hoạt động dưới

Trang 17

các giao thức mạng World Wide Web là một trong số các dịch vụ của Internet nhằm giúp cho việc trao đổi thông tin trở nên thuận tiện và dễ dàng

Sở dĩ Web trở nên phổ biến vì Web cung cấp cho người sử dụng khả năng truy cậpdễ dàng từ đó người sử dụng có thể khai thác các thông tin đa dạng trên Internet bao gồm văn bản, hình ảnh thậm chí cả âm thanh và video, nghĩa là những gì mà chúng ta có thể cảm nhận được, vì thế Web đôi khi còn được gọi là đa phương tiện của mạng Internet

Thông tin được biểu diễn bằng “trang Web”theo đúng nghĩa của một trang mà chúng ta có thể nhìn thấy trên màn hình máy tính Mọi thông tin đều có thể biểu thị trên trang Web đó, kể cả âm thanh, hình ảnh động, nhưng vấn đề lý thú nhất của Web nằm ở khía cạnh khác, đó là trang Web mà chúng ta nhìn thấy trên màn hình máy tính

có khả năng liên kết với những trang Web khác, dẫn chúng ta đến những nguồn thông tin khác Khả năng này của Web có được là nhờ thông qua các “siêu liên kết” (hyperlink), siêu liên kết về bản chất là địa chỉ trỏ tới nguồn thông tin (trang Web) nằm đâu đó trên Internet Bằng những siêu liên kết này, các trang Web có thể liên kết với nhau thành một mạng chằng chịt, trang này trỏ tới trang khác

Trang web là một tập tin chương trình được lập trình bằng ngôn ngữ html (hyper text markup language), tạm gọi là tập tin html Tập tin html có đuôi htm hoặc html Chúng có khả năng nhúng hoặc liên kết với nhiều tập tin khác như tập tin ảnh, video,

âm thanh, text,… kể cả tập tin html khác Nơi chứa các trang web của một tổ chức hoặc cá nhân gọi là website

Web trở nên phổ biến vì nó cung cấp cho người sử dụng khả năng truy cập dễ dàng Từ đó người sử dụng có thể khai thác các thông tin trên Internet dưới dạng văn bản, hình ảnh thậm chí cả âm thanh và video Vì thế, web còn được gọi là đa phương tiện của mạng Internet

Để dùng web, người sử dụng phải có trình duyệt web như Microsoft Internet Explorer, Netscape Navigator, hoặc Opera Trình duyệt web là một ứng dụng tương thích với máy tính cho phép người sử dụng nhìn thấy các trang web trên màn hình máy tính

Microsoft Internet Explorer – Bộ thám hiểm Internet

Trang 18

Viết tắt Internet Explorer hoặc gọi là IE hay MSIE, đây là trình duyệt web thông dụng nhất hiện nay được đi kèm với hệ điều hành hệ Windows của hãng Microsoft.IE

là trình duyệt web chiếm thị phần lớn nhất hiện nay Phiên bản hiện tại là Internet Explorer 7, sẽ được tích hợp với hệ điều hành Windows Vista

Netscape Navigator ( Mozilla FireFox )

Là một trình duyệt tự do, mã nguồn mở, có khả năng chạy trên nhiều hệ điều hành khác nhau, có giao diện đồ họa Nó là trình duyệt đầu tiên có tất cả các tính năng như ngăn chặn cửa sổ quảng cáo kiểu pop-up, duyệt tab, đánh dấu trang động ( live bookmarks ), hỗ trợ chuẩn mở và mở rộng để thêm chức năng cho chương trình

Opera

Là một bộ phần mềm Internet điều khiển các tác vụ liên quan đến Internet bao gồm duyệt web, gửi và nhận thư điện tử, tin nhắn, quản lý danh sách liên hệ và trò chuyện trực tuyến Nó có thể chạy trên rất nhiều hệ điều hành khác nhau, bao gồm Windows, Mac OS X, Solaris, FreeBSD và Linux

1.1.3 Vai trò của Internet trong xã hội hiện đại

1.1.3.1 Lợi ích

Internet ra đời đã thật sự tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực Với Internet, con người có thể tiếp cận được với thế giới xung quanh một cách hiệu quả hơn Người sử dụng có thể tìm kiếm bất kì nguồn thông tin nào trên mạng Internet, từ những thông tin

về văn hóa, chính trị, xã hội đến những thông tin về giải trí như điện ảnh, ca nhạc, thể thao, trên toàn thế giới; có thể giao tiếp nhanh chóng với nhau thông qua các hình thức như e-mail, facebook, nhắn tin, bao gồm cả hình ảnh và âm thanh; có thể trao đổi thông tin, ý kiến và giao lưu kết bạn; có thể download thông tin hữu ích từ các nguồn khác nhau Internet còn giúp thúc đẩy thương mại điện tử thông qua các dịch vụ quảng cáo, bán hàng trên mạng, các hoạt động thương mại được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn, giúp tiết kiệm chi phívà mở rộng không gian kinh doanh

Đối với nước ta, Internet là một trong những phương tiện hữu hiệu giúp Ðảng, Nhà nước tuyên truyền các chủ trương chính sách của mình ra quốc tế trong khi các phương tiện truyền thống khó có thể đạt được Bên cạnh đó, Internet đã góp phần hỗ trợ các cơ quan quản lý Nhà nước hoạch định chính sách tiếp cận được với môi trường quản lý theo xu hướng toàn cầu hoá Trước đây, các cơ quan hành chính nhà nước

Trang 19

cung cấp dịch vụ cho dân chúng tại trụ sở của mình, thì nay, nhờ vào Inernet các trung tâm dịch vụ trực tuyến được thiết lập, hoặc là ngay trong trụ sở cơ quan hành chính hoặc gần với dân Qua các cổng thông tin này, người dân nhận được thông tin, có thể hỏi đáp pháp luật, được phục vụ (giải quyết) các việc trong cuộc sống hàng ngày, như công chứng, đăng ký lập doanh nghiệp, đăng ký nhân khẩu, sang tên trước bạ … tại các mạng dịch vụ của chính phủ mà không phải đến tại trụ sở các cơ quan trên như trước đây Mọi quan hệ giữa chính phủ và công dân bảo đảm tính minh bạch, công khai, thuận tiện, bảo đảm sự kiểm soát và giám sát lẫn nhau giữa công dân với chính phủ; tiến lên hoàn thành mục tiêu xây dựng một chính phủ của dân, vì dân và vì sự phồn thịnh của đất nước trong một môi trường toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế Nó giúp các nhà nghiên cứu khoa học tiếp cận được với kho dữ liệu khổng lồ và ngày càng to lớn của nhân loại Cũng nhờ Internet, các nhà doanh nghiệp đã có điều kiện tiếp xúc với nền kinh tế cạnh tranh toàn cầu, bước đầu nhận thấy rõ hơn những thời cơ

và thách thức mới trong môi trường của nền kinh tế thị trường và hoà nhập Từ Internet, hoạt động của nhiều ngành nghề ở Việt Nam đã có nhiều chuyển biến tốt như:

du lịch, thông tin báo chí, giáo dục góp phần thúc đẩy kinh tế, văn hoá, xã hội Việt Nam phát triển

Internet dễ dàng cập nhật và có thể tương tác.Với nhiều lợi ích mà chi phí lại rẻ, không đòi hỏi những kiến thức phức tạp về công nghệ thông tin cũng như những thao tác khó khăn nên Internet đang dần dần đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người

1.1.3.2 Hạn chế

Bên cạnh những lợi ích to lớn, tất nhiên, Internet cũng như bất kì phương tiện nào khác đều có tính hai mặt Mặt trái của nó là mất an ninh thông tin Các luồng văn hoá thông tin độc hại, hậu quả tấn công phá hoại đối với các máy chủ dịch vụ, nạn virus và thư rác Đồng thời do sự bùng nổ thông tin trên mạng nên người sử dụng không định hướng được thông tin nào chính xác Từ đó có thể tiếp nhận những thông tin lệch lạc Đặc biệt là những tư tưởng chính trị xấu mang tính phản động trên mạng Internet Ngoài ra, cũng không ít người ( nhất là trong giới trẻ ) lạm dụng Internet vào những trò chơi vô bổ như chơi điện tử, xem những loại phim không lành mạnh, Tất

Trang 20

cả những vấn nạn đó đang được các cơ quan an ninh mạng hạn chế được đến mức thấp nhất.

1.2 Vai trò của Internet trong việc đổi mới phương pháp dạy học

1.2.1 Đổi mới phương pháp dạy học

Trọng tâm của đổi mới chương trình và SGK giáo dục phổ thông hiện nay là tập trung vào đổi mới phương pháp dạy học, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cực, chủ động của học sinh dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên nhằm góp phần phát triển tư duy độc lập, sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu

tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập Dạy học vật lí ngày nay là tiếp tục tận dụng những ưu điểm của phương pháp truyền thống và dần dần làm quen với phương pháp dạy học mới Cốt lõi của đổi mới dạy và học là

hướng tới hoạt động học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động Có nghĩa

là, người giáo viên không còn đóng vai trò đơn thuần là người truyền đạt kiến thức mà phải là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh Khi đó, học sinh trở thành người khám phá, người thực hiện và giải quyết vấn đề Họ tự lực chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, tức là chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương trình

Đổi mới PPDH luôn đặt trong mối quan hệ với đổi mới mục tiêu, nội dung dạy học, đổi mới cơ sở vật chất và thiết bị dạy học; đổi mới các hình thức tổ chức dạy học

để phù hợp giữa dạy học cá nhân và các nhóm nhỏ hoặc cả lớp, giữa dạy học ở trong phòng học và ngoài hiện trường; đổi mới môi trường giáo dục để học tập gắn với thực hành và vận dụng; đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh qua nội dung, hình thức kiểm tra, xây dựng các bộ công cụ đánh giá, phối hợp kiểu đánh giá truyền thống với các trắc nghiệm khách quan đảm bảo đánh giá khách quan, trung thực mức độ đạt được mục tiêu giáo dục của từng học sinh

Nhìn chung, đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH vật lí nói riêng có thể cụ thể hóa bằng những định hướng sau:

1 Định hướng thứ nhất: Sử dụng các PPDH truyền thống theo tinh thần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh

Dựa theo phương thức tiếp nhận thông tin của HS, các PPDH truyền thống

có thể phân làm ba nhóm:

Trang 21

- Nhóm các phương pháp dùng lời như: diễn giảng, trần thuật, vấn đáp, đọc SGK, hội thảo, dùng phiếu học tập, nghe băng, đĩa CD,…

- Nhóm các phương pháp trực quan như: biểu diễn vật thật, biểu diễn thí nghiệm, biểu diễn mô hình, xem tranh ảnh, xem phim,…

- Nhóm các phương pháp thực hành như: quan sát, đo đạc, thí nghiệm, thực hành, khảo sát, nghiên cứu thực địa, sưu tầm tài liệu,… Đây là nhóm phương pháp quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng và thói quen của HS

Trong các nhóm phương pháp trên, xét về mặt hoạt động nhận thức thì các phương pháp thực hành và trực quan là “tích cực” hơn phương pháp dùng lời “Tích cực” ở đây có nghĩa là tích cực trong hoạt động nhận thức, HS được kích thích, ham

mê, hứng thú và chủ động trong việc chiếm lĩnh nội dung bài học dưới sự hướng dẫn của GV Thực hiện dạy và học tích cực không có nghĩa là phủ nhận hoàn toàn các PPDH truyền thống mà có thể sử dụng kết hợp các nhóm phương pháp với nhau theo quan điểm mới là phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, đồng thời

có thể vận dụng phù hợp một số PPDH mới như: phương pháp vấn đáp tìm tòi, phương pháp dạy và học giải quyết vấn đề,…

2 Định hướng thứ hai: Chuyển từ phương pháp nặng về sự diễn giảng của giáo viên sang phương pháp nặng về tổ chức cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh kiến thức

- Nhóm hoạt động xử lí thông tin gồm có: suy luận logic (phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch, khái quát hóa,…) để rút ra một kết luận dữ liệu đã thu thập; lập bảng biểu, vẽ đồ thị để từ đó rút ra quy luật của hiện tượng; đề ra một phương

án thí nghiệm nhằm kiểm tra một dự đoán hay giả thuyết,… Hoạt động xử lí thông tin đòi hỏi khả năng tư duy sáng tạo cao của HS

- Nhóm hoạt động truyền đạt thông tin gồm có: thông báo bằng lời những kết quả

Trang 22

xử lí thông tin, kết quả thí nghiệm, những dữ liệu điều tra cá nhân hay nhóm; tham gia thảo luận, tranh luận về một nội dung học tập; trả lời câu hỏi của GV; viết báo cáo; trình bày một biểu đồ, một đồ thị, một tranh vẽ Hoạt động truyền đạt thông tin giúp

HS củng cố kiến thức, phát triển khả năng ngôn ngữ, đồng thời rèn luyện các phẩm chất cần thiết để hòa nhập cuộc sống cộng đồng

Ngoài ra, trong học tập còn có hoạt động vận dụng kiến thức, kĩ năng đã chiếm lĩnh được để giải quyết một vấn đề, một bài tập,… là tổng hợp của các hoạt động thu thập, xử lí và truyền đạt thông tin

Trong mỗi hoạt động, giáo viên giữ vai trò tổ chức và hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinh HS tự lực hoạt động để chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng mới Các hoạt động học tập của HS không những diễn ra trên lớp mà còn diễn ra ở nhà

3 Định hướng thứ ba: Tăng cường học tập cá nhân, phối hợp một cách hài hòa với học tập hợp tác

Quan niệm đổi mới PPDH vẫn khẳng định trong các PPDH tích cực, hình thức học tập cá nhân vẫn là hình thức học tập cơ bản nhất, nhưng ở đó HS phải học tập một cách hứng thú, tự giác và chủ động Hình thức học tập hợp tác hay học tập theo nhóm là hình thức học tập hỗ trợ, góp phần làm cho việc học tập cá nhân có hiệu quả hơn, đồng thời rèn luyện cho HS tinh thần hợp tác trong lao động, thái độ chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau, ý thức trách nhiệm trong công việc chung Các hình thức dạy học thường được xen kẽ nhau trong giờ học và bổ trợ cho nhau.Tuy nhiên, cần tránh quan niệm sai lầm khi cho rằng tổ chức HS hoạt động theo nhóm mới là đổi mới PPDH và là tiêu chí bắt buộc của dạy học tích cực Nếu GV không chuẩn bị kĩ khi tổ chức HS hoạt động theo nhóm thì dễ dẫn đến lãng phí thời gian mà không đem lại hiệu quả Vì vậy, bên cạnh hình thức học tập cá nhân là chủ yếu, GV cần cân nhắc khi nào thì sử dụng hình thức học tập theo nhóm là phù hợp nhất

để phát triển năng lực của từng HS trong lớp học

4 Định hướng thứ tư: Coi trọng việc bồi dưỡng phương pháp tự học

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, giai đoạn mà thông tin và truyền thông đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển xã hội Mỗi cá nhân phải biết nắm bắt thông tin một cách nhanh chóng, chính xác và biến nó trở thành tri thức

Trang 23

của bản thân Mỗi cá nhân luôn luôn phải biết tự đào tạo mình, biết cập nhật thông tin nhằm tránh sự tụt hậu trong thời đại mới Vì vậy, rèn luyện khả năng tự học cho

HS là rất quan trọng Rèn luyện tự học ngay trong mỗi hoạt động học tập của HS, cả trên lớp và ở nhà

5 Định hướng thứ năm: Coi trọng rèn luyện kĩ năng ngang tầm với truyền thụ kiến thức Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS

Bên cạnh việc truyền thụ cho HS một hệ thống kiến thức cơ bản và phổ thông, việc bồi dưỡng cho HS những kĩ năng sống và lao động là rất cần thiết Trong các kĩ năng cần bồi dưỡng cho HS, nhóm kĩ năng thực hiện các tiến trình khoa học là đặt biệt quan trọng, gồm có: kĩ năng thu thập thông tin, kĩ năng xử lí thông tin và kĩ năng truyền đạt thông tin

Việc đổi mới PPDH cũng phải bao gồm cả đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS nhằm xem xét mục tiêu dạy học của môn học có hoàn thành hay không Từ đó mới có sự điều chỉnh một cách thích hợp nhất các khâu trong quá trình dạy học nhằm đạt mục tiêu dạy học đã đề ra Tuy nhiên, hình thức kiểm tra đánh giá cũng rất quan trọng bởi vì nó quyết định đến độ tin cậy và chính xác việc phản ánh kết quả học tập của HS Hiện nay, ngoài hình thức kiểm tra bằng tự luận còn có hình thức kiểm tra bằng trắc nghiệm khách quan giúp GV

và HS đánh giá được kết quả dạy và học

6 Định hướng thứ sáu: Tăng cường sử dụng thiết bị dạy học, chú trọng làm thí nghiệm, ứng dụng CNTT trong dạy học vật lí

Vật lí học là một khoa học thực nghiệm Do đó, thí nghiệm và thực hành là rất cần thiết trong dạy học vật lí Qua thí nghiệm, thực hành mà các khái niệm, định luật vật lí được hình thành một cách thuyết phục đối với HS, đồng thời HS cũng được rèn luyện các kĩ năng thực hành (quan sát, sử dụng cụ vật lí, lắp ráp thí nghiệm, vẽ đồ thị,…), phát triển óc phán đoán và tư duy vật lí Tuy nhiên, việc thực hiện thí nghiệm thường mất nhiều thời gian nên GV cần chuẩn bị kĩ lưỡng kế hoạch thực hiện trước tiết dạy, có thể cho HS thực hiện ở nhà nếu là thí nghiệm đơn giản, dễ thực hiện

Hiện nay, ngoài các phương tiện dạy học truyền thống như phấn bảng, người GV cần phải biết sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại để hỗ trợ tốt hơn cho quá trình giảng dạy, đặc biệt là sử dụng CNTT trong dạy học Các phương tiện dạy học thuộc

Trang 24

CNTT gồm có (phần cứng lẫn phần mềm): máy vi tính, máy chiếu, mạng Internet, bài giảng điện tử, các phần mềm dạy học, phim dạy học, các thí nghiệm ảo,… Các phương tiện này giúp làm gia tăng giá trị lượng tin trong dạy học, giúp quá trình trao đổi thông tin diễn ra nhanh và hiệu quả Do đó, người GV không còn là trung tâm phát thông tin vào đầu HS và HS cũng không còn thụ động trong tiếp nhận thông tin

vì có nhiều nguồn thông tin phong phú để HS có thể tự đánh giá, lựa chọn: sách, ROM, Internet,…Với vai trò là công cụ dạy học, CNTT có thể tham gia xuyên suốt trong quá trình dạy học và đặc biệt là góp phần đổi mới PPDH ở các mặt như: thực hiện dạy học trong hoạt động và bằng hoạt động, tăng cường tự học trong quá trình dạy học, sử dụng luân chuyển những hình thức dạy học đa dạng, hình thành và sử dụng công nghệ dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá

CD-7 Định hướng thứ bảy: Đổi mới cách soạn giáo án

Theo quan niệm đổi mới PPDH thì giáo án là bản kế hoạch chuẩn bị trước của

GV, ước lượng những hoạt động học tập của HS trong tiết học, đề xuất những tình huống có thể gặp phải và dự kiến cách giải quyết để giúp HS thực hiện được mục tiêu bài dạy

Quy trình thực hiện một giáo án đổi mới gồm có:

- Lượng hóa các mục tiêu kiến thức và kĩ năng của bài học

- Chia bài học thành những nội dung tương đối độc lập (hay đơn vị kiến thức)

- Hoạch định các hoạt động học tập của HS thích hợp cho việc nắm bắt từng đơn

vị kiến thức nói trên; nêu mục tiêu của từng hoạt động

- Tìm những hình thức học tập phù hợp với mỗi đơn vị kiến thức

- Hoạch định các hoạt động hướng dẫn, hỗ trợ của giáo viên tương ứng với mỗi hoạt động học tập của HS

- Dự kiến thời gian cho mỗi hoạt động

- Xác định các điều kiện chuẩn bị cho mỗi tiết học: thiết bị thí nghiệm, phương tiện dạy học như tranh ảnh, máy chiếu,…[6], [10], [11]

Nhìn chung, trong các định hướng trên, CNTT chiếm một vai trò quan trọng, là một phương tiện dạy và học hiện đại Nó có thể tham gia vào các khâu trong quá trình dạy học Có nhiều hình thức ứng dụng CNTT trong dạy học, trong đó có việc khai thác và sử dụng Internet vào trong dạy học vật lí

Trang 25

1.2.2 Vai trò của Internet trong việc đổi mới PPDH

Hiện nay, Internet gần như là một phương tiện không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại Nó được ứng dụng ở hầu hết các lĩnh vực, trong đó có giáo dục Internet

đã và đang trở thành một trong những công cụ dạy và học hiện đại Trong dạy học vật lí phổ thông cũng vậy, Internet đóng một vai trò không nhỏ trong việc đổi mới PPDH hiện nay

Sự xuất hiện ngày càng nhiều các trang Web dạy học vật lí trên Internet đã tạo ra một nguồn tư liệu dạy học cực kì phong phú, đặc biệt là nguồn tư liệu đa phương tiện (multimedia) bao gồm hình ảnh, âm thanh, hoạt hình, video và các mô phỏng tương tác (interactive simulation) như Flash animation, Java applet,… Các tư liệu này có một vai trò rất lớn trong việc hỗ trợ hoạt động nhận thức của HS

Giá trị của hình ảnh và video chính là sự trực quan, dễ hiểu Thông tin dưới dạng hình ảnh bao giờ cũng dễ dàng gây sự tập trung, chú ý đối với người học hơn là dùng ngôn từ của lời nói hay chữ viết để trình bày

“Một bức tranh có giá trị bằng một ngàn từ” [8, tr.52], nhận định của Tony

Buzan cho thấy sự biểu đạt bằng hình ảnh trực quan sẽ giúp chuyển tải một lượng thông tin rất lớn so với truyền đạt bằng ngôn từ Mặt khác, sự trực quan của các hình ảnh, video giúp giảm thiểu sự tưởng tượng sai lệch của HS về đối tượng vật lí hay quá trình vật lí mà ngôn từ khó có thể diễn tả trọn vẹn Từ đó, HS có được sự nhận thức một cách đầy đủ và đúng đắn về các đối tượng vật lí Ngoài ra, các mô phỏng tương tác như Flash animation hay Java applet có thể dùng để giả lập các mô hình vật

lí, các thí nghiệm vật lí hay các quá trình vật lí,… Các chương trình này có tính tương tác rất cao HS có thể thao tác trực tiếp với chuột, bàn phím để điều khiển chương trình hay nhập các thông số,… để từ đó khám phá ra các quy luật vật lí một cách nhanh chóng và hiệu quả

Brenda Pfaus, một giáo viên, chuyên gia về CAL (computer – aided learning, dạy học với sự hỗ trợ của máy tính) ở Ottawa, Hoa Kỳ từng nhận định rằng: “Học sinh có khả năng ghi nhớ tốt hơn những gì họ nghe, nhìn và được tương tác,… Người ta có khả năng nhớ khoảng 10% những gì họ được đọc, 50% những gì họ được quan sát và hơn 90% những gì họ được tham gia tương tác” [7] Thật ra, sự trực quan sinh động

Trang 26

của các tư liệu đa phương tiện làm cho các thông tin trên Web có khả năng thu hút tối

đa sự chú ý của các giác quan HS, đặc biệt là thính giác (nghe âm thanh) và thị giác (quan sát hình ảnh và video thí nghiệm,…) Tính tương tác cao của các mô phỏng cho phép HS chủ động tham gia tác động vào các mô hình ảo, thực hiện các thí nghiệm ảo,

… Điều đó làm cho HS tập trung, ham mê và hứng thú hơn với bài học Sự hứng thú

đó sẽ tạo tiền đề cho tính tự giác Hứng thú và tự giác là hai yếu tố quan trọng tạo nên

và duy trì tính tích cực nơi HS Tính tích cực lại là điều kiện để rèn luyện và phát triển

tư duy, tính sáng tạo của HS [17] Vì vậy, việc sử dụng hiệu quả các tư liệu đa phương tiện khai thác từ Internet vào trong hoạt động dạy học sẽ làm cho HS tích cực, chủ động hơn trong học tập Từ đó, kết quả học tập được nâng cao

Theo quan niệm của khoa học nhận thức hiện nay, các HS có nhiều kiểu và phong cách học tập khác nhau Những HS thuận về bán cầu não trái thường phát triển mạnh

về mặt logic và ngôn ngữ Họ thích trình bày thông tin dưới dạng chữ viết, có khuynh hướng hiểu các kí hiệu (chữ, số, thuật ngữ) và thường tích lũy kinh nghiệm qua việc đọc sách Những HS này thường rất chăm chỉ, nghiêm túc nên kết quả học tập rất tốt Ngược lại, những HS thuận về bán cầu não phải thường phát triển mạnh về trực giác

và thị giác phi ngôn ngữ Họ thích thông tin trình bày dưới dạng hình ảnh, sơ đồ, có khuynh hướng chán đọc chữ, những chỉ dẫn cần phải có tranh minh họa để hình dung hiện thực Những HS này thường hay nghịch ngợm, xao lãng trong giờ học nên kết quả học tập không tốt, mặc dù đôi khi họ tỏ ra rất sáng dạ [17] Trong thực tế dạy học vật

lí, chúng tôi cũng đã nhận ra điều đó nhưng làm cách nào để có một PPDH phù hợp với tất cả các HS ? Trong khi đó, Internet là một môi trường tương tác đa phương tiện Các thông tin trên Web có thể kết hợp hiển thị cả chữ viết, hình ảnh, âm thanh lẫn video cho đến các mô phỏng tương tác như Flash animation hay Java applet,… Thông tin được trình bày dưới dạng này giúp các HS thuận não trái lẫn các HS thuận não phải đều có thể tiếp nhận được So với cách tiếp cận thông tin truyền thống (đọc SGK chỉ gồm chữ và các hình ảnh tĩnh, nghe thầy cô giảng bài,…), Internet đã đem lại một cách tiếp cận thông tin hoàn toàn mới lạ Thông tin dưới dạng đa phương tiện hoàn toàn phù hợp với đa số HS có phong cách học tập đa dạng khác nhau

Với Internet, HS còn được phát triển các kỹ năng nghiên cứu khoa học như tìm kiếm thông tin, thu thập thông tin và xử lí thông tin từ Internet Khi truy cập thông tin

Trang 27

trên Internet, HS sẽ học được cách làm việc với chuột và bàn phím như click vào các liên kết trong trang Web hay nhập các ký tự từ bàn phím vào các biểu mẫu (form),

… Qua đó, HS được rèn luyện các kỹ năng sử dụng CNTT, một kỹ năng mà họ không bao giờ có được từ việc đọc sách Internet cũng là một công cụ hỗ trợ dạy học hiện đại GV có thể khai thác các tài nguyên dạy học phục vụ cho công tác giảng dạy như các tư liệu đa phương tiện (multimedia), các giáo án giảng dạy (lesson plan), Hơn nữa, GV cũng có thể thiết kế và xây dựng các trang Web hỗ trợ dạy học trên Internet nhằm trợ giúp HS trong quá trình học tập Đối với HS, các Web site dạy học

có thể cung cấp kiến thức, giúp HS ôn tập, củng cố hay mở rộng kiến thức được học,

… GV và HS cũng có thể tham gia các diễn đàn (forum) trên mạng Internet để chia sẻ thông tin, giải đáp các thắc mắc trong quá trình dạy học Với các dịch vụ như Email, Chat Facebook, VoIP hay Video Conference, Internet trở thành một môi trường giao tiếp hiện đại HS và GV có thể trao đổi thông tin lẫn nhau ở bất kì nơi nào có Internet

mà không cần đến lớp Đây có thể là một hình thức học tập từ xa (distance learning )

lí tưởng nhưng có lẽ không phù hợp với dạy học phổ thông hiện nay

Internet tạo điều kiện cho HS học tập một cách độc lập Ngoài giờ lên lớp ở trường, HS có thể tự học ở nhà bằng cách truy cập vào các Website dạy học và có thể học theo tốc độ mà bản thân cảm thấy phù hợp HS có thể học “mọi lúc, mọi nơi” miễn là nơi đó có Internet [7], [9], [26] Như vậy, qua Internet, HS được rèn luyện khả năng tự học, học “mọi lúc, mọi nơi”, một tố chất rất cần thiết trong nghiên cứu khoa học lẫn cuộc sống hằng ngày

Tóm lại, Internet là một công cụ dạy học hiện đại, góp phần không nhỏ trong việc đổi mới PPDH vật lí hiện nay Vấn đề là làm sao khai thác và sử dụng Internet một cách hiệu quả nhất vào trong hoạt động dạy và học

1.3 Khai thác và sử dụng Internet trong dạy học Vật lí

1.3.1 Vai trò của Internet trong dạy học vật lí ở trường THPT

1.3.1.1 Internet là nguồn cung cấp kiến thức vô tận

Để có một tiết dạy tốt trên lớp, giáo viên phải chuẩn bị đầy đủ các kiến thức về bài học, soạn giáo án, thiết kế bài giảng, các thí nghiệm,…sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh Internet có thể hỗ trợ giáo viên trong những việc này như; tìm tư

Trang 28

liệu về văn bản của các trang web dạy học trong nước và nước ngoài, các bài giáo án điện tử mẫu, các thí nghiệm, các đề thi, các câu hỏi trắc nghiệm,…

Các bài giảng được trình bày dễ hiểu cùng các hình ảnh minh họa sinh động, giáo viên có thể tham khảo phục vụ cho việc giảng dạy của mình hoặc bổ sung kiến thức vật lí

Hình 1.1 Nguồn tư liệu bài giảng bằng tiếng Anh

Giáo viên cũng có thể tham khảo các tư liệu giáo án điện tử

Hình 1.2 Nguồn tư liệu giáo án điện tử [36]

Người sử dụng có thể tham khảo đề thi trắc nghiệm từ các trang web vật lí

Trang 29

Hình 1.3 Nguồn tư liệu đề kiểm tra trắc nghiệm

Vật lí là môn khoa học thực nghiệm Học sinh chỉ thực sự hiểu sâu sắc bản chất vật lí của một hiện tượng nào đó khi được quan sát một cách trực quan Tuy nhiên không phải mọi quá trình xảy ra trong tự nhiên đều dễ quan sát Có những quá trình xảy ra trong tự nhiên không thể quan sát bằng mắt thường để xác định được các đại lượng cần thiết vì diễn biến của quá trình này xảy ra quá nhanh hoặc quá chậm Điều

đó gây khó khăn trong việc nghiên cứu tìm ra quy luật của chúng (như chuyển động rơi, chuyển động ném ngang của một vật, quá trình phân rã hạt nhân, phóng xạ…) Vì vậy chúng ta cần có các phần mềm mô phỏng để có thể điều khiển được các quá trình

đó nhanh lên hay chậm đi, dừng lại từng giai đoạn để giúp ta nghiên cứu dễ dàng Hoặc có những thí nghiệm không thể thực hiện được (như lò phản ứng hạt nhân ), những hiện tượng, bản chất vật lí khó hình dung được (như bản chất dòng điện trong kim loại, sự dịch chuyển của electron trong vật khi được cọ xát với vật nhiễm điện ) thì phải cần đến các phần mềm mô phỏng để học sinh có thể quan sát và hiểu rõ hơn

Từ đó học sinh sẽ thấy hứng thú học tập và có nhận biết sâu sắc hơn về bản chất của các hiện tượng vật lí Những mô phỏng này có rất nhiều ở trên Internet

- Nguồn hoạt hình mô phỏng

Từ các website, ta có thể thu được nhiều hình ảnh mô phỏng quá trình vật lí Đây

là những hình động được xây dựng bằng phần mềm Macromedia Flash rất đẹp, bảo đảm tính sư phạm, tính trực quan và thẩm mỹ để mô phỏng các quá trình vật lí Các hình động này rất dễ sử dụng vì chỉ cần chèn ngay vào trang nào đó của bài giảng với dung lượng ít

Trang 30

Hình 1.4 Một số mô phỏng bằng phần mềm Macromedia Flash

Hoặc những mô phỏng được viết bằng ngôn ngữ applet nhúng trong java để chạy trực tiếp trên trình duyệt cho phép người sử dụng thay đổi được các thông số của thí nghiệm đó

Hình 1.6 Một số hình ảnh vật lí

- Nguồn videos về thí nghiệm vật lí

Trang 31

Từ Internet, ta có thể download các thí nghiệm vật lí của các phần Cơ, Quang, Nhiệt, Điện…

Hình 1.7 Một số videos thí nghiệm vật lí

Trên đây chỉ là một số nguồn tư liệu điển hình có thể khai thác và sử dụng trong dạy học vật lí Trong lúc chúng ta chưa có điều kiện xây dựng các phần mềm dạy học vật lí chuyên biệt, thì việc khai thác tư liệu qua Internet là rất cần thiết Bài giảng điện

tử được xây dựng thông qua việc multimedia hoá nội dung kiến thức cần trình bày sẽ góp phần tích cực hoá hoạt động học tập ở lớp, góp phần quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học vật lý hiện nay ở trường phổ thông

Tuy nhiên, đa số các tư liệu trên Internet là tiếng nước ngoài Do đó để khắc phục tình trạng này, ta có thể dùng từ điển online từ các địa chỉ http://vietdic.com hoặc http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/Dict/index.html

1.3.1.2 Internet tạo ra các lớp học ảo, lớp học trực tuyến

Sinh viên, học sinh có thể học vật lí trực tuyến trên Internet tại địa chỉ http://www.cadasa.vn [31]

Trang 32

Hình 1.8 Trang web học vật lí trực tuyến trên Internet

Tại địa chỉ lớp học trực tuyến này, học sinh, sinh viên có thể bổ sung kiến thức

cũ, học kiến thức mới, giải bài tập để tự kiểm tra đánh giá kiến thức của mình Ngoài

ra còn có các câu đố vật lí vui để học sinh hiểu thêm về các hiện tượng vật lí thực tế.Học sinh cũng có thể làm các đề thi thử Đại học trực tuyến từ trang web http://www.vatlysupham.com/cgi-bin/dovuionline/quiz.cgi/? của khoa vật lý trường ĐHSP Hà Nội Sau khi đăng nhập, người truy cập sẽ tiến hành làm bài thi trong một thời gian nhất định và nhận được kết quả ngay lập tức

Hình 1.9 Trang web thi thử Đại học trực tuyến

Từ http://www.moon.vn/Vatly/Default.aspx, học sinh cũng có thể làm trắc nghiệm online luyện thi Đại học Đặc biệt với trang web này, người sử dụng không cần đăng nhập

Trang 33

Hình 1.10 Trang trắc nghiệm online

1.3.1.3 Internet là nơi trao đổi thông tin

Với sự hỗ trợ của Internet thì người sử dụng có thể gửi thắc mắc để mọi người cùng nhau giải quyết, trao đổi kinh nghiệm học tập với nhau, gửi bài viết giúp người đọc bổ sung kiến thức phổ thông về vật lí, giới thiệu sách hay về vật lí, có thể giao lưu trò chuyện Qua đó người sử dụng bổ sung, mở rộng kiến thức cho bản thân, tìm thông tin phục vụ cho công việc của mình, đồng thời họ có thể liên lạc với đồng nghiệp trên khắp thế giới thông qua forum của trang web

http://www.ttvnol.com/vatly.ttvn hay http://www.ephysicsvn.com/ver2/diendan/index.php

Hình 1.11 Một số trang diễn đàn về vật lí 1.3.2 Qui trình khai thác và sử dụng thông tin trên Internet trong dạy học vật lí

1.3.2.1 Xác định rõ mục đích, mục tiêu của sử dụng thông tin

Kết quả thông tin nhận được thường rất lớn nên gây mất tập trung cho sự chọn lựa Vì vậy, cần xác định mục tiêu tổng quát khi tìm tin Nếu tìm kiếm thông tin theo diện rộng sẽ tìm được một lượng lớn thông tin hơn tìm theo chiều sâu Nếu tìm kiếm thông tin theo chiều sâu sẽ tìm được thông tin sát với chủ đề hơn, mặc dù số lượng

Trang 34

thông tin sẽ ít hơn Vậy muốn tìm thông tin nhanh chóng và đỡ mất thời gian, người sử dụng phải thu hẹp chủ đề cần tìm Tuy nhiên những thông tin này cần phải được đánh giá về độ tin cậy Việc tạo ra và đưa websites lên Internet rất dễ và không một tổ chức nào có trách nhiệm kiểm tra chất lượng chúng Thông tin trên websites có thể mang tính khoa học cao, cũng có thể là những thông tin lạc hậu không sử dụng được

Khi tìm kiếm và sử dụng thông tin trên websites với mục đích nghiên cứu khoa học, cần lưu ý một số vấn đề sau:

- Tác giả:

+ Ai là tác giả của tác phẩm đó? Tác giả có bằng cấp chuyên môn trong lĩnh vực đó không?

+ Thông tin về tác giả và chi tiết liên hệ có được nêu rõ ràng không?

+ Trang web của một người, nhóm người, một tổ chức, một công ty hay một

cơ quan chính phủ? Dựa vào tên miền mà trang web sử dụng cho bạn biết sự phù hợp của nội dung trang

- Nguồn cung cấp: nguồn xuất bản của một trang thường được đặt tên trong địa chỉ web ( URL ), hoặc là trong tên miền, hoặc là trong dường dẫn ( thư mục

- Mục đích: web đó đưa tin với mục đích gì? Dành cho đối tượng nào? Trang web cung cấp thông tin đa dạng hay chỉ tập trung đi sâu vào một vấn đề sẽ giúp ta đánh giá được thông tin một cách chính xác hơn

- Độ chính xác: thông tin được lấy từ đâu? Có ghi rõ nguồn gốc không? Các chuyên gia có kiểm định chưa?

- Tính khách quan

- Tính bao quát: ta cần dựa vào một số câu hỏi sau để kiểm tra tính bao quát của thông tin:

+ Có đầy đủ khía cạnh của đề tài không

+ Đó là bài viết hoàn chỉnh hay mới chỉ là bản thảo

+ Có xa rời đối tượng và mục đích không

- Tính hiện thực: thời gian thông tin đó xuất bản, trang web có cập nhật thường xuyên không? Lần cập nhật gần đây nhất là bao lâu, có phải là bài mới nhất trong lĩnh vực đó chưa?

Trang 35

1.3.2.2 Tìm kiếm thông tin

Internet là kho kiến thức của nhân loại, bạn có thể tìm được vô số thông tin bổ ích

và các kiến thức về mọi lĩnh vực từ khoa học cho đến lịch sử, văn học, chất lượng và

độ tin cậy của chúng cũng phong phú và đa dạng không kém Trước một kho thông tin như thế mà bạn chưa có mục đích tìm kiếm rõ ràng thì bạn sẽ mất rất nhiều thời gian

để tìm được thông tin cần thiết Việc xác định các nguồn tài liệu tin cậy sẽ giúp chúng

ta loại ra những tài liệu vô bổ, không cần thiết, từ đó tiết kiệm công sức và thời gian

Vì vậy để nâng cao hiệu quả khi tìm kiếm thông tin cần phải thực hiện theo một số bước nhất định

a Chuẩn bị các từ khóa cần tìm

Từ khóa là một từ hoặc cụm từ được rút trong tên chủ đề hoặc chính văn tài liệu,

nó phản ánh một phần nội dung hoặc toàn bộ nội dung của chủ đề hoặc tài liệu đó Bước xác định từ khóa và tạo lập chiến thuật tìm tin rất quan trọng Nếu người sử dụng

bỏ qua giai đoạn này trong quá trình tìm kiếm sẽ mất rất nhiều thời gian, cuối cùng không thu được kết quả như ý muốn Để tìm từ khóa cần tiến hành theo các bước sau: Bước 1 : Xác định từ chủ đạo để tìm kiếm thông tin cho lần đầu tiên

Bước 2 : Chọn từ có nghĩa, tránh chọn từ đa nghĩa, loại bỏ các phụ từ (liên từ,

giới từ, mạo từ như và, với, thế, à …)

Bước 3 : Xác định từ đồng nghĩa, từ có nghĩa liên quan (từ có nghĩa rộng hơn

hoặc hẹp hơn)

b Dùng trình duyệt, font chữ và bộ gõ tiếng Việt

Một số trình duyệt được dùng hiện nay là: Mozilla, Internet Explorer, Google Chrome,… nhưng phổ biến nhất là Google Chrome vì Chrome rất "nhẹ", khởi động cực nhanh, nhanh hơn cả Internet Explorer 7 vốn dùng các thành phần khởi động cùng Windows Trình duyệt cũng thực hiện các tác vụ rất tốt, từ mở tab mới, chuyển tab, đến tải trang mới

Giao diện Chrome: đơn giản gọn nhẹ, công năng cao nhưng lại không đơn điệu, trình duyệt được "cắt tỉa" toàn bộ menu, view, file v.v rườm rà - tất cả được gói

gọn trong hai biểu tượng page và config phía bên phải Nó còn sở hữu hệ thống Tab

được đặt ở bên trên thanh địa chỉ chứ không phải ở dưới như truyền thống

Trang 36

Có thể mở trang web bất kì, những trang này bạn có thể bạn chưa từng duyệt qua nhưng bạn đã nghe nói thông qua phương tiện sách báo, đài, bạn bè,… Thông thường các trang web đều có liên kết với các địa chỉ web khác Thông qua các trang web này bạn sẽ tìm được trang web cần thiết

d Dùng các công cụ dò tìm

Sự ra đời các công cụ dò tìm đã tạo điều kiện cho người sử dụng Internet có thể tìm kiếm thông tin nhanh nhất Các trang công cụ này được ví như “danh bạ” để tìm địa chỉ trang web, nội dung trang web chứa thông tin cần tìm Hiện nay có rất nhiều các công cụ dò tìm khá hiệu quả và phổ biến

• Một số công cụ tìm kiếm phổ biến hiện nay:

Trang 37

Hình 1.13 Giao diện của Bing và wolfram alpha

Hình 1.14 Giao diện của Yandex và Baidu

Hình 1.15 Giao diện của Alo và Duckduckgo

Hình 1.16 Giao diện của Twurdy và Ask

e Lập chiến thuật tìm

Mặc định của trang tìm kiếm là tìm đơn giản và cơ bản, cho nên kết quả tìm được

là một lượng lớn thông tin thỏa mãn từ cần tìm Tuy nhiên nhu cầu của người sử dụng cần là nguồn thông tin cụ thể và sát với chủ đề Do đó người sử dụng cần tạo lập chiến

Trang 38

lập lôgic giữa các từ tìm kiếm Việc sử dụng tốt các từ nối của toán tử lôgic (Boolean)

sẽ cho kết quả tìm như ý

Các từ nối

OR Hoặc từ này hoặc từ kia Kết

quả cho lượng tin rất lớn

Conductors OR InsulatorsConductors (Chất dẫn điện) hoặc Insulators (chất cách điện) đều đượcAND:

dấu (-) Loại trừ, giới hạn.

Conductors NOT InsulatorsKết quả chỉ có khái niệm Conductors (Chất dẫn điện), loại bỏ từ Insulators

(chất cách điện)

Lưu ý : Mỗi trang tìm kiếm có thể áp dụng hình thức kết hợp toán tử lôgic khác

nhau Vì vậy, cần đọc hướng dẫn trước khi áp dụng Thông thường, ở phần tìm kiếm

cơ bản đã có thể ứng dụng các từ nối nói trên

f Kiên nhẫn và dùng nhiều trang tìm kiếm khác nhau

Mỗi trang tìm kiếm có những tiêu chí tìm khác nhau, vì vậy kết quả tìm được sẽ khác nhau Kết quả tìm đối với trang này có thể ít, nhưng trang khác thì rất phong phú hoặc ngược lại Do đó, người sử dụng nên dùng nhiều trang tìm kiếm khác nhau để tìm cùng một vấn đề sẽ có hiệu quả cao hơn Tuy nhiên, việc tìm kiếm sẽ mất nhiều thời gian Vậy kiên nhẫn là yếu tố giúp người sử dụng sở hữu được thông tin cần thiết.Nên mở mỗi trang hoặc mỗi địa chỉ ra thành nhiều cửa sổ khác nhau bằng cách nhấn chuột phải vào một kết nối muốn tới, sau đó vào "Open link in new window" hoặc giữ phím Shift rồi click chuột vào liên kết, ta có thể xem các trang web cùng một lúc

Sau đây là một số thủ thuật tìm kiếm thông tin nâng cao với Google

- [intitle:] (giá trị cần tìm): Khi dùng cú pháp này, Google sẽ tìm tất cả các trang

có tiêu đề hoặc đường link chứa từ khóa cần tìm

Trang 39

Ví dụ: Khi gõ vào ô tìm kiếm của Google chữ intitle:Ứng dụng của Internet, Google sẽ tìm các trang có từ "Ứng dụng của Internet” trong tiêu đề

Hình 1.17 Thủ thuật tìm tin thứ nhất

- [site:] (website cần tìm tin): Đôi lúc khi tìm thông tin người sử dụng chỉ chú ý thông tin từ một trang web nào đó mà không cần chú ý đến các trang khác Lúc đó nên dùng từ khoá site

Ví dụ: gõ vào ô tìm kiếm chữ “điện học” site:thuvienvatly.com, người sử dụng

sẽ tìm được “điện học” trong trang vatlysupham.com

Lưu ý: giữa từ site và địa chỉ ngắn của trang web không có khoảng trắng.

Hình 1.18 Thủ thuật tìm tin thứ hai

Trang 40

- [inurl:] (từ cần tìm): Cú pháp này sẽ tìm những địa chỉ URL (đường dẫn) có từ cần tìm.

Ví dụ: Muốn tìm những đường dẫn nào có từ "thuvienvatly" ghi rõ

inurl:thuvienvatly vào ô tìm kiếm Google sẽ liệt kê những trang có từ physics trong

đường link của nó Nếu muốn tìm nhiều hơn một từ thì dùng từ khoá [allinurl:] thay cho [inurl:]

Hình 1.19 Thủ thuật tìm tin thứ ba

- [filetype:] (phần mở rộng của tài liệu): Muốn tìm e-book hoặc là những trang html hay những tài liệu có đuôi.doc thì kết hợp từ khoá filetype với từ khóa site: sẽ hiệu quả hơn Có thể áp dụng cách này để tìm các loại tài liệu dạng ppt, pdf, doc, rtf, zip, rar, swf

Ví dụ: gõ vào ô tìm kiếm filetype:ppt site:com "điện tích", Google sẽ tìm những tài liệu điện tích dưới dạng powerpoint trên những site có đuôi com

Ngày đăng: 08/11/2015, 18:49

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2007), Vật lí 11( ban cơ bản ), NXB Giáo dục, Hà Nội 2. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật lí 11( ban cơ bản )
Tác giả: Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
3. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2007), Sách bài tập Vật lí 11( ban cơ bản ), NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sách bài" tập "Vật lí 11( ban cơ bản )
Tác giả: Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
4. Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh (2007), Vật lí 11, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vật lí 11
Tác giả: Lương Duyên Bình, Vũ Quang, Nguyễn Xuân Chi, Đàm Trung Đồn, Bùi Quang Hân, Đoàn Duy Hinh
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
5. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 môn Vật lí, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 10 môn Vật lí
Tác giả: Bộ Giáo dục – Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2006
6. Bộ Giáo dục – Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 môn Vật lí, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 môn Vật lí
Tác giả: Bộ Giáo dục – Đào tạo
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2007
7. Borivoj Brdicka (2003), The Role of Internet in Education, h t t p ://it.ped f . c u n i.c z / ~b o b r / r o l e /econt. h t m Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Role of Internet in Education
Tác giả: Borivoj Brdicka
Năm: 2003
8. Tony Buzan (2007), Lập bản đồ tư duy (How to Mind map), NXB Lao động Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lập bản đồ tư duy (How to Mind map)
Tác giả: Tony Buzan
Nhà XB: NXB Lao động Xã hội
Năm: 2007
9. John Clinch, Kenvin Richards (2002), “How can the Internet be used to enhance the teaching of physics?”, Physics Education, Vol.37, (2), IOP Publishing Ltd, pp.109-114, h t t p ://w w w.io p .or g /EJ/ p hys e d Sách, tạp chí
Tiêu đề: How can the Internet be used to enhance the teaching of physics?”, "Physics Education
Tác giả: John Clinch, Kenvin Richards
Năm: 2002
10. Đậu Thế Cấp (2006 ), Xác suất thống kê – lý thuyết và bài tập. NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác suất thống kê – lý thuyết và bài tập
Nhà XB: NXB Giáo dục
11. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Trọng Sửu ( 2006 ), Đổi mới phương phá dạy học và kiểm tra đánh giá môn vật lí 10, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương phá dạy học và kiểm tra đánh giá môn vật lí 10
Nhà XB: NXB Giáo dục
12. Hoàng Chúng ( 1982 ), phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục , NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: phương pháp thống kê toán học trong khoa học giáo dục
Nhà XB: NXB Giáo dục
13. Huỳnh Trọng Dương (2007), Nghiên cứu xây dựng và sử dụng thí nghiệm theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lý ở trường trung học cơ sở, Luận án tiến sĩ giáo dục học, Đại học sư phạm Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu xây dựng và sử dụng thí nghiệm theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh trong dạy học vật lý ở trường trung học cơ sở
Tác giả: Huỳnh Trọng Dương
Năm: 2007
14. Lê Văn Giáo (2006), Bài giảng chuyên đề tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh, Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng chuyên đề tích cực hóa hoạt động nhận thức của học sinh
Tác giả: Lê Văn Giáo
Năm: 2006
15. Nguyễn Quang Lạc (2010), Những tiếp cận hiện đại của lý luận và phương pháp dạy học vật lý, Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những tiếp cận hiện đại của lý luận và phương pháp dạy học vật lý
Tác giả: Nguyễn Quang Lạc
Năm: 2010
16. Phạm Thị Phú - Nguyễn Đình Thước (2001), Logic học trong dạy học Vật lý , Đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Logic học trong dạy học Vật lý
Tác giả: Phạm Thị Phú - Nguyễn Đình Thước
Năm: 2001
17. Trần Huy Hoàng (2006), Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học một số kiến thức cơ học và nhiệt học trung học phổ thông, Luận án tiến sĩ, ĐHSP Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu sử dụng thí nghiệm với sự hỗ trợ của máy vi tính trong dạy học một số kiến thức cơ học và nhiệt học trung học phổ thông
Tác giả: Trần Huy Hoàng
Năm: 2006
18. Nguyễn Thị Nhị ( 2011 ), tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực cho học sinh trong dạy học một số kiến thức phần cơ học, điện học vật lý lớp 10, 11 ( nâng cao ) với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, Luận án tiến sĩ ĐHSP Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: tổ chức hoạt động nhận thức tích cực, tự lực cho học sinh trong dạy học một số kiến thức phần cơ học, điện học vật lý lớp 10, 11 ( nâng cao ) với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
19. Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật Giáo dục, NXB Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Giáo dục
Tác giả: Quốc hội nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia
Năm: 2006
20. Lê Thị Thanh Thảo (2006), Những cơ sở lý luận của dạy học Vật lý hiện đại (Bài giảng chuyên đề Sau đại học), Trường Đại học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, TP. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những cơ sở lý luận của dạy học Vật lý hiện đại (Bài giảng chuyên đề Sau đại học)
Tác giả: Lê Thị Thanh Thảo
Năm: 2006
21. Đinh Thị Phương Thanh ( 2009), thiết kế Website hỗ trợ dạy học hai chương “từ trường” và “cảm ứng điện từ” lớp 11 ( ban cơ bản ) nhằm nâng cao tính tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, Luận văn thạc sĩ, ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: thiết kế Website hỗ trợ dạy học hai chương “từ trường” và “cảm ứng điện từ” lớp 11 ( ban cơ bản ) nhằm nâng cao tính tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w