CẢM THỨC CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH CỦA TSAI MING LIANG
Cảm thức con người cô đơn nhìn từ phương diện đề tài và chủ đề
1.1.1 Con người cô đơn - chủ đề trung tâm và các vấn đề xã hội
1.1.2 Các phương diện hiện thực được tái hiện trong khí quyển của nỗi cô đơn
1.2 Cảm thức con người cô đơn nhìn từ phương diện nhân vật
1.2.1 Đặc trưng mang tính đối tượng của thế giới nhân vật
1.1.2 Hình tượng con người cô đơn trong vai trò nhân vật trung tâm
1.1.3 Thế giới con người cô đơn và mối quan hệ giữa các nhân vật
1.3 Cảm thức con người cô đơn nhìn từ phương diện kịch bản
1.3.1 Xây dựng kịch bản về mâu thuẫn nội tại của nhân vật
1.3.2 Đặc trưng cấu trúc của kịch bản
Chương 2: Đặc trưng thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm điện ảnh của Tsai Ming Liang
2.1 Nghệ thuật tạo dựng bối cảnh đô thị hoang phế và sự phân cắt không gian
2.2 Nghệ thuật tạo hình và ngữ pháp điện ảnh của nỗi cô đơn
2.2.1 Góc máy tĩnh, cố định và những cảnh quay dài
2.2.2 Quay cảnh toàn, mise – en – scene chiều sâu và bố cục lệch
2.3 Nghệ thuật dàn dựng âm thanh và sự đối lập động - tĩnh
2.4 Đặc trưng nghệ thuật diễn xuất
CẢM THỨC CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH CỦA
Trong suốt hai thập kỷ qua, Tsai Ming Liang đã trở thành một nghệ sĩ khám phá sâu sắc chủ đề cô đơn trong thế giới hiện đại Ông sử dụng ống kính để phản ánh nỗi cô đơn từ nhiều góc độ khác nhau, tái hiện nó trên màn ảnh qua những phương thức nghệ thuật độc đáo và sáng tạo Các tác phẩm của Tsai Ming Liang không chỉ là những biến thể của trạng thái cô đơn mà còn mang dấu ấn và giá trị riêng, tạo nên sự sửng sốt và ám ảnh cho khán giả.
1.1 Cảm thức con người cô đơn nhìn từ phương diện đề tài và chủ đề
1.1.1 Con người cô đơn - chủ đề trung tâm và các vấn đề xã hội
Khi nhìn về con người và cuộc sống hiện đại, Tsai Ming Liang khám phá bản thể hiện hữu của con người trong sự đứt lìa với tha nhân và thế giới xung quanh Con người hiện đại, về bản chất, là con người cô đơn đến tận cùng, trạng thái tồn tại gần như trọng yếu nhất của họ Nhà đạo diễn này xoáy sâu vào khám phá cô đơn để phản ánh toàn bộ đời sống xã hội hiện đại bằng cái nhìn trầm lắng, sâu sắc và nhiều ám ảnh.
Nội dung nghệ thuật trong tác phẩm điện ảnh của nhà đạo diễn này phản ánh nhiều khía cạnh của đời sống xã hội hiện đại, bao gồm vấn đề đô thị, mối quan hệ gia đình hạt nhân, giới tính với những biểu hiện phức tạp và nhạy cảm, cũng như các thách thức từ đại dịch toàn cầu và các nguy cơ tự nhiên, xã hội Tất cả những yếu tố này đều hướng đến việc bộc lộ nỗi cô đơn của con người, vừa là nguyên nhân xã hội, vừa là yếu tố nội tại, tạo nên bức tranh sinh động về cuộc sống đương đại và làm nổi bật thế giới tinh thần cá nhân.
Trong tác phẩm của Tsai Ming Liang, thế giới cô đơn không chỉ phản ánh thực tế cuộc sống mà còn trở thành vấn đề trung tâm, thể hiện rõ khuynh hướng tư tưởng của tác giả Cảm thức cô đơn ở đây được xem là chủ đề trọng điểm trong nghệ thuật của Tsai Ming Liang.
Chủ đề cô đơn là yếu tố lặp lại và biến đổi, tạo nên phong cách sáng tạo độc đáo của Tsai Ming Liang Ông thể hiện nỗi cô đơn qua những nhịp biến tấu tinh tế trong các tác phẩm điện ảnh Ngay từ khi là thực tập sinh trong lĩnh vực sân khấu, Tsai đã nổi bật với vở kịch "Cái tủ giữa căn phòng," do chính ông viết kịch bản và diễn xuất Hình ảnh con người mang bi kịch cô đơn từ vở kịch này đã tiếp tục xuất hiện trong những tác phẩm nghệ thuật sau này của ông.
Mỗi tác phẩm của Tsai Ming Liang là một biến thể độc đáo, thể hiện những khía cạnh khác nhau của hiện thực cô đơn Ông sử dụng nhiều phương diện nghệ thuật sáng tạo để tái hiện cuộc sống, từ những câu chuyện về mối quan hệ xã hội trong "Ái tình muôn năm" và "Tôi không muốn ngủ một mình" đến việc khám phá mối quan hệ gia đình trong "Những kẻ nổi loạn".
(Rebels of the Neon God), Bên ấy mấy giờ?, Dòng sông), quan hệ trong công việc
Tsai Ming Liang khai thác mối quan hệ giữa con người trong bối cảnh xã hội đa dạng, từ những người vô gia cư, lao động nhập cư đến người bán dạo Ông thể hiện các sắc thái giới tính phong phú, bao gồm tình dục dị tính, đồng tính, tự thân và những khía cạnh khác như tình dục kinh doanh hay loạn luân Phong cách điện ảnh của ông kết hợp giữa hiện thực và tưởng tượng, sử dụng âm nhạc, màn trình diễn tạp kỹ và các yếu tố phi hiện thực để tạo ra không khí độc đáo cho các tác phẩm Những hình ảnh như dưa hấu trôi trên sông hay những cơn mưa kéo dài không chỉ làm nổi bật sự khác biệt trong cuộc sống của nhân vật mà còn thể hiện sự cô đơn sâu sắc trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của Tsai Ming Liang.
1.1.2 Các phương diện hiện thực được tái hiện trong khí quyển của nỗi cô đơn Để xây dựng kịch bản về chủ đề nỗi cô đơn của con người, Tsai Ming Liang đã khai thác hiện thực nỗi cô đơn trên nhiều khía cạnh khác nhau, tạo thành một thi pháp tiếp cận hiện thực xuyên suốt tác phẩm của mình Cảm thức cô đơn đã trương nở và bao phủ thành một bấu khí quyển vây bọc lấy toàn bộ đời sống của nhân vật, len lỏi vào từng trạng thái sống của con người
1.1.2.1 Trước hết, nhìn từ góc độ nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật, Tsai Ming Liang luôn khai thác nỗi cô đơn của những con người không quen biết nhau Họ xuất hiện trong tác phẩm của ông bằng một thân phận không lý lịch, không gốc gác, không có mối liên hệ nào với cộng đồng và thậm chí, không có cả nơi cư ngụ Mỗi con người là một cá nhân, một cá thể riêng lẻ, đơn độc đến tuyệt đối Quan hệ lỏng lẻo giữa các nhân vật được tạo ra từ những cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên Sau những cuộc gặp ấy, đạo diễn lại để cho các nhân vật tiếp tục đời sống riêng tư và riêng lẻ của mình, dồn đẩy sự cô đơn theo mức độ tăng dần cho đến khi nhân vật bùng nổ và khát khao tìm kiếm nhau Đồng thời, những con người mang khát vọng này lại không thể đến được với nhau vì những vật cản từ chính bản thân họ, từ hoàn cảnh đời sống, từ những vấn đề về giới tính, về thân phận… May Lin và Ah Jung nhìn thấy nhau trong quán cà phê, Ah Jung và Hsiao Kang tình cờ cùng sống chui trong một căn hộ (Ái tình muôn năm) Hai nhân vật trong Cái lỗ là bất kì người đàn ông, đàn bà nào cùng sống trong một khu chung cư có muôn vạn người cư ngụ Năm nhân vật trong Tôi không muốn ngủ một mình không có mối dây gắn bó nào với nhau Họ gặp gỡ, cưu mang, chăm sóc nhau vì công việc, vì lòng tốt, vì một cuộc mua bán, vì cùng đến chung một địa điểm… Trong Những đám mây bướng bỉnh, các nhân vật chỉ tương tác với nhau vì công việc và thậm chí còn nảy sinh một nghịch lý rằng trong công việc, họ tương giao thể xác đến tột cùng và cũng vì thế mà giữa đời thường, họ chán ghét, thậm chí khinh thường nhau, gắt gỏng với nhau, tránh né mọi va chạm với nhau Ngay cả ở những tác phẩm có sự xuất hiện của những mối quan hệ ruột rà, máu mủ: vợ chồng, cha con, mẹ con như trong Dòng sông, Bên ấy mấy giờ?,Tsai Ming Liang cũng tái hiện các quan hệ này ở tình trạng tan vỡ, rạn nứt, lạnh lẽo Mỗi con người trong cùng một gia đình, một mái nhà ấy là một thể cô đơn phân lập Họ xuất hiện đơn lẻ trong cùng một không gian và khán giả phải quan sát sau nhiều cảnh quay mới quan hiện ra mối quan hệ huyết thống, quan hệ gia đình giữa những con người này Thậm chí, trong Dòng sông, người cha và cậu con trai gặp nhau giữa đường như những kẻ xa lạ Cô đơn trong cái nhìn của Tsai Ming Liang không chỉ là con người tồn tại một mình mà là nỗi cô đơn của con người cần có nhau, khát vọng đến với nhau nhưng không với chạm đến được
1.1.2.2 Cuộc sống sinh hoạt đời thường là mảng hiện thực cốt yếu mà Tsai đi vào tìm tòi, khai thác sâu sắc, tinh tế, tỉ mỉ và vô cùng độc đáo ở cấp độ đặc tả thể hiện qua chi tiết Con người được đặt trong thực tế hàng ngày của họ Khi xây dựng một nhân vật, ông tái hiện toàn vẹn và tận cùng mọi hoạt động đời tư của nhân vật ấy: cuộc sống ở nơi làm việc, trong căn phòng riêng, các sinh hoạt cá nhân riêng tư ở mọi nơi chốn công cộng, bao gồm cả những hoạt động mà con người chỉ thực hiện với chính mình, khi không bị quan sát Hằng hà những chi tiết xuất hiện không mang bất kì tính thông báo về sự kiện nào nhưng lại đầy ý nghĩa và đậm màu sắc bức tranh đời sống cá nhân con người Đó là hình ảnh người đàn bà trang điểm trong thang máy, trong khi đang ngồi trên bồn cầu, vừa ăn một bát mì vừa trò chuyện qua điện thoại ở một cái quán bên đường (Ái tình muôn năm), người đàn bà lau chùi nhà cửa, đun nước nấu mì tôm, ngâm mình tắm, dùng trứng để dưỡng da ban đêm (Cái lỗ), người đàn bà ngồi trước gương thoa mĩ phẩm, cô gái ngắm nghía món quà tặng của người đàn ông và đi vào giấc ngủ (Tôi không muốn ngủ một mình), là người đàn bà sau giờ tan ca, trở về nhà với hộp thức ăn và ngồi một mình bên chiếc bàn trống trải (Dòng sông) hay cô gái ngồi xem truyền hình với viên thuốc trên tay và bình nước ép dưa hấu bên cạnh (Đám mây bướng bỉnh)… Đó là hình ảnh người đàn ông cho mèo ăn và những vỏ hộp nằm ngổn ngang đã gợi lên rất nhiều ngày tháng trước đấy người đàn ông cô đơn này tìm đến và chăm sóc con mèo hoang, là cơn say ngủ vùi bên đống vỏ lạc và vỏ lon bia ngổn ngang (Cái lỗ), hình ảnh người đàn ông vừa đọc báo khiêu dâm vừa tự làm tình, người đàn ông giặt giũ và phơi quần áo (Ái tình muôn năm), hình ảnh người đàn ông buổi sáng chui ra khỏi căn nhà trọ tồi tàn bằng khe hở của tấm vách tôn, đi qua con đường nhỏ lênh láng nước phun ra từ chiếc vòi, người đàn ông buổi tối ngồi ăn đĩa cơm trong một quán bình dân nhộn nhịp kẻ ăn người uống… (Tôi không muốn ngủ một mình), là người đàn ông đồng tính trung niên trong nhà tắm công cộng, thân thể trần truồng với những hoạt động riêng tư đời thường (Dòng sông) hay hình ảnh hài hước rất đời thường và rất riêng tư của cậu trai trẻ đêm đêm đi giải vào túi ni lông hoặc vào chai lọ vì lười ra ngoài (Bên ấy mấy giờ?) Tất cả những hoạt động thuộc về đời sống hàng ngày đều có mặt trên những thước phim của Tsai Ming Liang Ông không kể một câu chuyện về nỗi cô đơn với những tình tiết, sự kiện hay cao trào mà bằng cái nhẩn nha, chậm rãi, tỉ mỉ của những hoạt động sống thường ngày vẫn gắn liền với mỗi con người, mọi con người Đồng thời, sự tinh tế, sắc sảo và nhạy bén trong chọn lọc chi tiết đã chuyển tải cái hồn và khả năng truyền xúc cảm lớn cho hình ảnh khi những khuôn hình gợi cho người xem sự gần gũi, thân thuộc của cái đời thường mà ai cũng có Sự truyền cảm của hình ảnh đánh thức khán giả những suy nghĩ, những cảm giác về chính cuộc đời hàng ngày của mình, đang được giao thoa, tương cận với những gì diễn ra trên màn ảnh Hai nhân vật trong Cái lỗ gợi lên những khoảnh khắc cuối ngày, bất cứ ai đi làm về cũng mua một cái gì đấy cho bữa ăn tối Họ đun nước, nấu mì, khui vỏ đồ hộp và ngồi ăn Người phụ nữ nào cũng có những lúc trang điểm, chăm chút nhan sắc cho mình và nhiều khi họ tranh thủ giữa lúc làm việc, giữa lúc đi thang máy, vào phòng vệ sinh Ai cũng có những lúc ngồi ở quán, uống một cốc nước, hút điếu thuốc lá và hoặc là trầm ngâm, hoặc là tranh thủ làm việc (Ái tình muôn năm, Bên ấy mấy giờ?) Và ai cũng có những buổi trưa, trong giờ nghỉ, ngồi nhai một hộp cơm công nghiệp, để gió phần phần qua tóc tai, nhìn cuộc sống bằng nỗi vô ưu chân thật (Dòng sông) Từng khoảnh khắc sống sinh động, gần gũi và chân thực tỏa ra một xung năng kéo người xem vào thế giới đời sống của nhân vật và của chính họ giữa đời thường Các nhân vật thực hiện những hoạt động này trong hoàn cảnh một mình, khắc họa nỗi cô đơn thường trực vây quanh họ Ở một sắc thái ý nghĩa khác, cô đơn còn bộc lộ trạng thái một mình, trạng thái của tự do, trạng thái con người thuộc về chính họ và hoàn toàn làm chủ thân thể mình Vì vậy, các nhân vật của Tsai Ming Liang ăn, ngủ, tắm rửa, thủ dâm, đi vệ sinh trong tư thế tự nhiên của một chủ thể không bị quan sát, không bị soi ngắm, một chủ thể đang tồn tại riêng rẽ trong trạng thái là chính mình Tsai Ming Liang đã từng nói rằng: “Tôi rất thích thực hiện các bộ phim về thân thể con người bị đặt trong hoàn cảnh cô đơn bởi vì tôi nghĩ rằng thể xác của con người chỉ thuộc về chính họ khi họ đang cô đơn mà thôi” [32] Ở một mặt khác, các chi tiết cũng được khai thác trong sự dị biệt, khác lạ xuất hiện ngay từ những hành vi, cử chỉ rất đời thường Qua đó, Tsai Ming Liang bộc lộ tình trạng méo mó, khủng hoảng đầy ám ảnh trong thế giới tinh thần của con người Đoạn phim dịch chuyển dần từ cận cảnh đến toàn cảnh hình ảnh May Lin đập muỗi cho người xem thấy gương mặt có đôi chút căng thẳng và dáng hình chăm chú tìm kiếm, rượt đuổi theo bầy muỗi giữa không gian căn nhà rộng mênh mông đã phác họa bức tranh người đàn bà đơn độc trong những giờ phút thừa thãi, vô vị, tẻ nhạt Hình ảnh Hsiao Kang khoét quả dưa hấu và vờ chơi trò bowling, đưa tay làm động tác thể hiện niềm vui khi chiến thắng trong trò chơi và ngồi ăn quả dưa hấu và đoạn phim anh mặc áo váy phụ nữ, đi lại ngắm vuốt thân thể mình như một người đàn bà vừa mang lại sự đồng cảm đầy xót xa cho số phận con người phải tự thỏa mãn thế giới tinh thần của mình, tự chơi với chính mình (Ái tình muôn năm) Hình tượng người đàn bà mua và dự trữ hàng đống giấy vệ sinh chất chồng trong căn phòng, lúc nào cũng phòng vệ sự nhiễm trùng với môi trường xung quanh bằng giấy lau, bằng dẻ chùi, bằng giấy dán tường, thuốc diệt côn trùng, bằng những động tác chùi rửa xuất hiện lặp lại tạo nỗi linh cảm đầy sợ hãi, bất an cho một con người khác thường, bất thường ở trong tình trạng chênh chao, bấp bênh về tinh thần (Cái lỗ) Trong Tôi không muốn ngủ một mình, cảnh quay dài tái hiện hình ảnh người đàn ông ngồi trầm ngâm bên hồ nước giữa khu nhà hoang bằng một dáng vẻ im ắng, lặng phắc giữa tiếng máy bơm phát ra liên tục gây nên nỗi buồn tràn ngập trước đời sống như đông cứng lại, như bất động Sự bất thường sinh ra từ cái bình thường, linh cảm bất an, chống chếnh, ám ảnh khởi nguyên từ các động tác, thói quen, hành vi sống vốn rất đơn giản Căn bệnh dai dẳng khiến nhân vật nam trong Dòng sông trở thành kẻ bệnh hoạn méo mó đấy ám ảnh Sự xơ cứng của thể xác cho thấy những hóa thạch trong tâm hồn con người giữa thế giới dần đóng băng vì cái lạnh giá của cô đơn Hành động hôn quả dưa hấu đến điên cuồng, ngấu nghiến và nhét quả dưa vào bụng như đang mang thai rồi vờ đau đớn sinh nở trên những bậc cầu thang của cô gái trong Đám mây bướng bỉnh có vẻ kỳ lạ, nhưng lại vô cùng thú vị và độc đáo khi bộc lộ được thế giới tinh thần, nỗi khát khao dục tính và khát khao thể hiện tính nữ của nhân vật Điện ảnh của Tsai Ming Liang thực sự mang lại một sự soi ngắm, thấu cảm lạ lùng và tinh tế với hiện thực quen thuộc của đời thường
1.1.2.3 Bên cạnh việc khai thác nỗi cô đơn của con người trong các hoạt động đời sống cá nhân, Tsai Ming Liang đặt con người vào giữa bối cảnh của đám đông để làm nổi bật mạnh mẽ và khắc họa sâu sắc sự hiện hữu của cô đơn trong sinh hoạt cộng đồng Ông đưa nhân vật của mình đến các quán ăn, quán cà phê, công viên, đường phố, siêu thị, công sở, nhà tang lễ… để nhấn mạnh họ trong thế đối lập, tách biệt với quần thể người xa lạ May Lin và Ah Jung mỗi người ngồi riêng lẻ ở chiếc bàn trống, câm lặng với cốc nước và điếu thuốc của mình trong khi, sau lưng họ là một đám đông con người đang nhộn nhịp ăn uống, trò chuyện giữa bàn ghế chật chội Hsiao Kang đứng lẻ loi, im phắc như thừa thãi ra trước tập thể đồng nghiệp đang vui vẻ, hoan hỉ chơi trò chim sổ lồng Và anh chính là kẻ thừa, kẻ không có lồng, không đồng loại trong trò chơi lớn của cuộc đời Nghịch lý càng bộc lộ sự trớ trêu, oan nghiệt đến tàn nhẫn khi Ah Jung và Hsiao Kang đi đến nhà tang lễ Thế giới của người chết lại hiện ra ấm cúng, con người được ở bên nhau, đoàn tụ cùng nhau trong cùng một không gian trang hoàng tươm tất Trong khi thế giới của người đang sống lại lạnh lẽo, tạm bợ, thiếu vắng hơi ấm con người (Ái tình muôn năm) Gã đàn ông lang thang và cô gái giúp việc trong Tôi không muốn ngủ một mình lặng lẽ, im lìm ăn bữa tối trên cùng một chiếc bàn, đối lập với khung cảnh ồn ào, hỗn độn của quán ăn Hai cô gái trẻ trong
Giữa không gian ồn ào của quán ăn đông đúc, cảm giác lạc lõng và cô đơn tràn ngập, như những cái bóng lưu vong giữa xứ người xa lạ Các nhân vật trở thành những mảnh vụn rời rạc, không thể hòa nhập vào cộng đồng, bất động và cô lập trước dòng chảy sinh hoạt của đám đông xung quanh.
1.1.2.4 Nỗi cô đơn của con người trong sinh hoạt tình dục là mảng hiện thực nóng bỏng, kì lạ, độc đáo trong phim Tsai Ming Liang Ông không khai thác tình dục ở khía cạnh gợi cảm, gợi dục của giới tính Trước hết, tình dục được mô tả như một hoạt động trong đời sống sinh hoạt của con người, đồng đẳng với các hoạt động ăn, ngủ, lao động, đi đứng…, đặc biệt được nhấn mạnh trong ý nghĩa của một hoạt động riêng tư, kín đáo, thuộc về chính cá nhân con người Sau một đêm làm lụng, Ah Jung trở về với tờ báo khiêu dâm trên tay và lên giường thủ dâm như đa phần những người đàn ông độc thân Những động tác của nhân vật diễn ra bình thường, tự nhiên theo cách của một con người đang sống riêng tư với thân thể mình, không bị bất cứ ánh mắt nào quan sát (Ái tình muôn năm) Đôi nam nữ quen biết nhau từ xưa tình cờ gặp lại trên thang cuốn Chàng trai đến phim trường với cô gái, đóng giúp một cảnh quay rồi được đưa về khách sạn để tắm rửa và họ làm tình với nhau Hoạt động tình dục diễn ra như một phần thiết yếu của đời sống và tự nhiên như nó vốn thế giữa cuộc đời, giữa sự sống của con người Ở sắc thái ý nghĩa thứ hai, tình dục là nỗi khao khát của con người về cả thể xác và tinh thần Những tò mò xen lẫn ham muốn giới tính của Hsiao Kang về một nụ hôn, một cuộc làm tình (Ái tình muôn năm), cuộc độc thoại qua điện thoại của người đàn bà cô lẻ cũng là cuộc đối thoại ảo với người đã tạo nên cái lỗ, với đôi mắt từng chăm chăm nhìn cô qua cái lỗ ấy và bộc bạch tất cả nỗi khát vọng bên trong (Cái lỗ), cuộc tìm kiếm nhau quanh quẩn giữa năm nhân vật trong Tôi không muốn ngủ một mình sinh ra từ cuộc rượt đuổi của cơn bức bối thể xác và tinh thần, nỗi khát thèm đến giày vò của người đàn bà mới góa chồng, thủ dâm ngay trước di ảnh của người đàn ông vẫn cùng mình chung chăn gối (Bên ấy mấy giờ?) Thế nhưng, ngay cả trong sinh hoạt tình dục là hoạt động mà con người giao thoa, hòa nhập về thể xác và tinh thần với nhau cao độ nhất, tuyệt đối nhất, các nhân vật lại càng thấy cô đơn Sau cuộc làm tình qua đường với Ah Jung, May Lin tuyệt vọng trước sự trống rỗng, không thể chia sẻ của tinh thần, dù cho thể xác có thể chia sẻ (Ái tình muôn năm) Đôi trai gái khát khao đến với nhau nhưng không tìm nổi một không gian để nằm bên nhau và những nụ hôn của họ bị đứt quãng vì khói độc (Tôi không muốn ngủ một mình) Nỗi cô đơn xâm chiếm, bủa vây và các nhân vật của Tsai Ming Liang thường xuất hiện với các cuộc thủ dâm (Hsiao Kang và Ah Jung trong Ái tình muôn năm, người đàn bà thủ dâm dưới lỗ thủng, trên đống giấy vệ sinh dự trữ trong Cái lỗ), với những cuộc tình qua đường, tình một đêm (May Lin và Ah Jung trong Ái tình muôn năm, bà chủ quán và gã lao động lang thang trong Tôi không muốn ngủ một mình) Hình ảnh người đàn bà hiện rõ dần từ con ngõ sâu và hẹp, tiến đến gần máy quay và bắt đầu cong rướn thân người gầy guộc, xương xẩu trong cơn khoái cảm bằng ngón tay của người đàn ông không quen biết tạo lên nỗi ám ảnh đầy kinh sợ Con người bị cô đơn dồn đuổi, thúc bách đến tột độ và nỗi khao khát được giải phóng tinh thần, giải phóng khỏi sự giam hãm của cô đơn bùng nổ, xui khiến họ tìm đến người khác bằng những mối quan hệ khắc nghiệt, bản năng, quan hệ người với người vượt qua những định luật, khuôn khổ chung của xã hội (Tôi không muốn ngủ một mình) Trong Bên ấy mấy giờ?, hai cô gái đồng hương gặp gỡ nhau giữa xứ người, muốn xóa tan nỗi cô đơn bằng những nụ hôn nhưng lại càng đau đớn, bẽ bàng và đơn độc khi bị khước từ Trong Dòng sông, cuộc làm tình đồng tính loạn luân của hai cha con khiến người ta buốt lòng trước cái khốc liệt của đời sống Khi ánh sáng hiện ra, hai nhân vật biết mình đã loạn luân trong bóng tối và mối quan hệ huyết thống càng trở nên lạnh lẽo, rời rạc, bi thiết hơn Đám mây bướng bỉnh là một bộ phim khác lạ khi tái hiện một cách mạnh mẽ về công nghệ tình dục Các nhân vật trong phim quan hệ tình dục để mưu sinh đến rã rời, rỗng rạc và giữa họ chỉ có mối quan hệ bằng thân xác, duy nhất thân xác đến mức độ thuần túy Cũng chính vì vậy, ẩn sâu trong mỗi diễn viên phim khiêu dâm ấy là một niềm khao khát yêu thương, khao khát xúc cảm Họ gọi mình là những kẻ đã bán linh hồn nhưng vẫn còn trái tim, trái tim biết xúc cảm, biết yêu đương như lời bài hát của nhân vật nữ trong phim
Tsai Ming Liang nổi bật trong nghệ thuật khai thác hiện thực sinh hoạt tình dục nhờ vào việc tạo ra những xúc cảm tình dục gián tiếp cho các nhân vật Phong cách độc đáo này không chỉ tạo ấn tượng mạnh mẽ mà còn mang đến một cái nhìn sâu sắc và khác biệt về tình dục trong cuộc sống hàng ngày.
Tsai khám phá sâu sắc các chi tiết và giá trị biểu đạt trong hoạt động tình dục của nhân vật qua những thước phim Hsiao Kang tìm kiếm khoái lạc từ những rung động mạnh mẽ trên giường, trong khi người mẹ thể hiện sự tuyệt vọng qua hành động của cô gái giúp việc với người đàn ông bại liệt Bộ phim "Đám mây bướng bỉnh" cho thấy tình dục trở thành công nghệ, với các nhân vật mệt mỏi và kiệt quệ sau những cuộc giao hoan mà không tìm thấy khoái cảm Dù thể xác bất lực, ham muốn tinh thần vẫn mãnh liệt Cảnh cuối cùng thể hiện sự khốc liệt khi người đàn ông lao vào cô gái, biểu trưng cho sự bùng nổ của một đời sống tinh thần bị áp chế Con người rơi vào tình trạng cằn cỗi, chỉ có thể tìm kiếm cảm xúc qua sự tác động của người khác, cho thấy nỗi cô đơn không phải từ bên ngoài mà từ chính nội tâm của họ.
Cảm thức con người cô đơn nhìn từ phương diện kịch bản
1.3.1 Xây dựng kịch bản về mâu thuẫn nội tại của nhân vật
1.3.2 Đặc trưng cấu trúc của kịch bản
Chương 2: Đặc trưng thủ pháp nghệ thuật trong tác phẩm điện ảnh của Tsai Ming Liang
Nghệ thuật tạo hình và ngữ pháp điện ảnh của nỗi cô đơn
2.2.1 Góc máy tĩnh, cố định và những cảnh quay dài
2.2.2 Quay cảnh toàn, mise – en – scene chiều sâu và bố cục lệch
Đặc trưng nghệ thuật diễn xuất
CẢM THỨC CON NGƯỜI CÔ ĐƠN TRONG TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH CỦA
Trong suốt hai thập kỷ qua, Tsai Ming Liang đã thể hiện sự mải mê khám phá nỗi cô đơn của con người trong thế giới hiện đại Nhà đạo diễn này sử dụng nhiều phương thức nghệ thuật độc đáo để tái hiện nỗi cô đơn từ nhiều góc độ khác nhau Các tác phẩm của ông không chỉ là những biến thể của nhau mà còn mang lại giá trị và dấu ấn riêng, tạo nên sự sửng sốt và nỗi ám ảnh cho khán giả.
1.1 Cảm thức con người cô đơn nhìn từ phương diện đề tài và chủ đề
1.1.1 Con người cô đơn - chủ đề trung tâm và các vấn đề xã hội
Tsai Ming Liang khám phá bản thể hiện hữu của con người trong cuộc sống hiện đại, nơi mà sự đứt lìa các mối quan hệ với tha nhân và thế giới xung quanh trở nên rõ rệt Trong các tác phẩm của mình, ông khắc họa con người hiện đại như những cá thể cô đơn, thể hiện rằng cô đơn là trạng thái tồn tại quan trọng nhất của con người Qua lăng kính trầm lắng và sâu sắc, Tsai Ming Liang phản ánh đời sống xã hội hiện đại với nhiều ám ảnh, tạo nên một cái nhìn đầy thấu cảm về sự cô độc trong thế giới ngày nay.
Nội dung nghệ thuật trong tác phẩm điện ảnh của nhà đạo diễn này phản ánh nhiều khía cạnh của cuộc sống xã hội hiện đại, từ vấn đề đô thị hóa, mối quan hệ gia đình, đến những phức tạp về giới tính và đại dịch toàn cầu Tất cả những vấn đề này đều hướng đến việc khám phá nỗi cô đơn của con người, vừa là nguyên nhân xã hội, vừa là yếu tố nội tại, tương tác với nhau để tạo nên bức tranh sinh động về đời sống con người đương đại, làm nổi bật thế giới tinh thần cá nhân.
Trong tác phẩm của Tsai Ming Liang, thế giới cô đơn không chỉ phản ánh hiện thực cuộc sống mà còn trở thành vấn đề trung tâm, thể hiện tư tưởng của tác giả Cảm thức cô đơn trở thành một chủ đề trọng điểm trong nghệ thuật của Tsai Ming Liang, mang đến chiều sâu và ý nghĩa cho các tác phẩm của ông.
Chủ đề cô đơn là một yếu tố lặp lại và biến đổi, tạo nên phong cách sáng tạo đặc trưng của Tsai Ming Liang Ông khéo léo thể hiện những nhịp điệu độc đáo của nỗi cô đơn qua các tác phẩm điện ảnh Ngay từ thời kỳ thực tập trong lĩnh vực sân khấu, Tsai đã gây ấn tượng với vở kịch "Cái tủ giữa căn phòng" mà ông tự viết kịch bản và diễn xuất Nỗi bi kịch của con người cô đơn đã trở thành nguồn cảm hứng cho những tác phẩm nghệ thuật sau này của ông.
Mỗi tác phẩm của Tsai Ming Liang là một biến thể độc đáo, phản ánh những khía cạnh khác nhau của hiện thực cô đơn Ông sử dụng những chuyển đổi sáng tạo qua nhiều hình thức nghệ thuật đa dạng, từ việc khám phá các mối quan hệ xã hội trong các tác phẩm như "Ái tình muôn năm" và "Tôi không muốn ngủ một mình," đến việc tập trung vào mối quan hệ gia đình trong "Những kẻ nổi loạn."
(Rebels of the Neon God), Bên ấy mấy giờ?, Dòng sông), quan hệ trong công việc
Tsai Ming Liang khám phá mối quan hệ giữa con người và xã hội qua các tác phẩm điện ảnh của mình, từ những nhân vật vô gia cư, lao động nhập cư đến người sống xa xứ, phản ánh sự đa dạng trong đời sống Ông thể hiện các sắc thái giới tính phong phú, bao gồm tình dục dị tính, đồng tính, tự thân và cả những khía cạnh kinh doanh của tình dục Phong cách nghệ thuật của Tsai Ming Liang kết hợp giữa hiện thực và tưởng tượng, sử dụng âm nhạc và các yếu tố kỳ lạ để tạo nên bầu không khí đặc biệt, như hình ảnh dưa hấu trôi trên sông hay những cơn mưa kéo dài Qua đó, ông thể hiện sự cô đơn và khát khao trong hành trình sáng tạo nghệ thuật đầy tâm huyết.
1.1.2 Các phương diện hiện thực được tái hiện trong khí quyển của nỗi cô đơn Để xây dựng kịch bản về chủ đề nỗi cô đơn của con người, Tsai Ming Liang đã khai thác hiện thực nỗi cô đơn trên nhiều khía cạnh khác nhau, tạo thành một thi pháp tiếp cận hiện thực xuyên suốt tác phẩm của mình Cảm thức cô đơn đã trương nở và bao phủ thành một bấu khí quyển vây bọc lấy toàn bộ đời sống của nhân vật, len lỏi vào từng trạng thái sống của con người
1.1.2.1 Trước hết, nhìn từ góc độ nhân vật và mối quan hệ giữa các nhân vật, Tsai Ming Liang luôn khai thác nỗi cô đơn của những con người không quen biết nhau Họ xuất hiện trong tác phẩm của ông bằng một thân phận không lý lịch, không gốc gác, không có mối liên hệ nào với cộng đồng và thậm chí, không có cả nơi cư ngụ Mỗi con người là một cá nhân, một cá thể riêng lẻ, đơn độc đến tuyệt đối Quan hệ lỏng lẻo giữa các nhân vật được tạo ra từ những cuộc gặp gỡ ngẫu nhiên Sau những cuộc gặp ấy, đạo diễn lại để cho các nhân vật tiếp tục đời sống riêng tư và riêng lẻ của mình, dồn đẩy sự cô đơn theo mức độ tăng dần cho đến khi nhân vật bùng nổ và khát khao tìm kiếm nhau Đồng thời, những con người mang khát vọng này lại không thể đến được với nhau vì những vật cản từ chính bản thân họ, từ hoàn cảnh đời sống, từ những vấn đề về giới tính, về thân phận… May Lin và Ah Jung nhìn thấy nhau trong quán cà phê, Ah Jung và Hsiao Kang tình cờ cùng sống chui trong một căn hộ (Ái tình muôn năm) Hai nhân vật trong Cái lỗ là bất kì người đàn ông, đàn bà nào cùng sống trong một khu chung cư có muôn vạn người cư ngụ Năm nhân vật trong Tôi không muốn ngủ một mình không có mối dây gắn bó nào với nhau Họ gặp gỡ, cưu mang, chăm sóc nhau vì công việc, vì lòng tốt, vì một cuộc mua bán, vì cùng đến chung một địa điểm… Trong Những đám mây bướng bỉnh, các nhân vật chỉ tương tác với nhau vì công việc và thậm chí còn nảy sinh một nghịch lý rằng trong công việc, họ tương giao thể xác đến tột cùng và cũng vì thế mà giữa đời thường, họ chán ghét, thậm chí khinh thường nhau, gắt gỏng với nhau, tránh né mọi va chạm với nhau Ngay cả ở những tác phẩm có sự xuất hiện của những mối quan hệ ruột rà, máu mủ: vợ chồng, cha con, mẹ con như trong Dòng sông, Bên ấy mấy giờ?,Tsai Ming Liang cũng tái hiện các quan hệ này ở tình trạng tan vỡ, rạn nứt, lạnh lẽo Mỗi con người trong cùng một gia đình, một mái nhà ấy là một thể cô đơn phân lập Họ xuất hiện đơn lẻ trong cùng một không gian và khán giả phải quan sát sau nhiều cảnh quay mới quan hiện ra mối quan hệ huyết thống, quan hệ gia đình giữa những con người này Thậm chí, trong Dòng sông, người cha và cậu con trai gặp nhau giữa đường như những kẻ xa lạ Cô đơn trong cái nhìn của Tsai Ming Liang không chỉ là con người tồn tại một mình mà là nỗi cô đơn của con người cần có nhau, khát vọng đến với nhau nhưng không với chạm đến được
1.1.2.2 Cuộc sống sinh hoạt đời thường là mảng hiện thực cốt yếu mà Tsai đi vào tìm tòi, khai thác sâu sắc, tinh tế, tỉ mỉ và vô cùng độc đáo ở cấp độ đặc tả thể hiện qua chi tiết Con người được đặt trong thực tế hàng ngày của họ Khi xây dựng một nhân vật, ông tái hiện toàn vẹn và tận cùng mọi hoạt động đời tư của nhân vật ấy: cuộc sống ở nơi làm việc, trong căn phòng riêng, các sinh hoạt cá nhân riêng tư ở mọi nơi chốn công cộng, bao gồm cả những hoạt động mà con người chỉ thực hiện với chính mình, khi không bị quan sát Hằng hà những chi tiết xuất hiện không mang bất kì tính thông báo về sự kiện nào nhưng lại đầy ý nghĩa và đậm màu sắc bức tranh đời sống cá nhân con người Đó là hình ảnh người đàn bà trang điểm trong thang máy, trong khi đang ngồi trên bồn cầu, vừa ăn một bát mì vừa trò chuyện qua điện thoại ở một cái quán bên đường (Ái tình muôn năm), người đàn bà lau chùi nhà cửa, đun nước nấu mì tôm, ngâm mình tắm, dùng trứng để dưỡng da ban đêm (Cái lỗ), người đàn bà ngồi trước gương thoa mĩ phẩm, cô gái ngắm nghía món quà tặng của người đàn ông và đi vào giấc ngủ (Tôi không muốn ngủ một mình), là người đàn bà sau giờ tan ca, trở về nhà với hộp thức ăn và ngồi một mình bên chiếc bàn trống trải (Dòng sông) hay cô gái ngồi xem truyền hình với viên thuốc trên tay và bình nước ép dưa hấu bên cạnh (Đám mây bướng bỉnh)… Đó là hình ảnh người đàn ông cho mèo ăn và những vỏ hộp nằm ngổn ngang đã gợi lên rất nhiều ngày tháng trước đấy người đàn ông cô đơn này tìm đến và chăm sóc con mèo hoang, là cơn say ngủ vùi bên đống vỏ lạc và vỏ lon bia ngổn ngang (Cái lỗ), hình ảnh người đàn ông vừa đọc báo khiêu dâm vừa tự làm tình, người đàn ông giặt giũ và phơi quần áo (Ái tình muôn năm), hình ảnh người đàn ông buổi sáng chui ra khỏi căn nhà trọ tồi tàn bằng khe hở của tấm vách tôn, đi qua con đường nhỏ lênh láng nước phun ra từ chiếc vòi, người đàn ông buổi tối ngồi ăn đĩa cơm trong một quán bình dân nhộn nhịp kẻ ăn người uống… (Tôi không muốn ngủ một mình), là người đàn ông đồng tính trung niên trong nhà tắm công cộng, thân thể trần truồng với những hoạt động riêng tư đời thường (Dòng sông) hay hình ảnh hài hước rất đời thường và rất riêng tư của cậu trai trẻ đêm đêm đi giải vào túi ni lông hoặc vào chai lọ vì lười ra ngoài (Bên ấy mấy giờ?) Tất cả những hoạt động thuộc về đời sống hàng ngày đều có mặt trên những thước phim của Tsai Ming Liang Ông không kể một câu chuyện về nỗi cô đơn với những tình tiết, sự kiện hay cao trào mà bằng cái nhẩn nha, chậm rãi, tỉ mỉ của những hoạt động sống thường ngày vẫn gắn liền với mỗi con người, mọi con người Đồng thời, sự tinh tế, sắc sảo và nhạy bén trong chọn lọc chi tiết đã chuyển tải cái hồn và khả năng truyền xúc cảm lớn cho hình ảnh khi những khuôn hình gợi cho người xem sự gần gũi, thân thuộc của cái đời thường mà ai cũng có Sự truyền cảm của hình ảnh đánh thức khán giả những suy nghĩ, những cảm giác về chính cuộc đời hàng ngày của mình, đang được giao thoa, tương cận với những gì diễn ra trên màn ảnh Hai nhân vật trong Cái lỗ gợi lên những khoảnh khắc cuối ngày, bất cứ ai đi làm về cũng mua một cái gì đấy cho bữa ăn tối Họ đun nước, nấu mì, khui vỏ đồ hộp và ngồi ăn Người phụ nữ nào cũng có những lúc trang điểm, chăm chút nhan sắc cho mình và nhiều khi họ tranh thủ giữa lúc làm việc, giữa lúc đi thang máy, vào phòng vệ sinh Ai cũng có những lúc ngồi ở quán, uống một cốc nước, hút điếu thuốc lá và hoặc là trầm ngâm, hoặc là tranh thủ làm việc (Ái tình muôn năm, Bên ấy mấy giờ?) Và ai cũng có những buổi trưa, trong giờ nghỉ, ngồi nhai một hộp cơm công nghiệp, để gió phần phần qua tóc tai, nhìn cuộc sống bằng nỗi vô ưu chân thật (Dòng sông) Từng khoảnh khắc sống sinh động, gần gũi và chân thực tỏa ra một xung năng kéo người xem vào thế giới đời sống của nhân vật và của chính họ giữa đời thường Các nhân vật thực hiện những hoạt động này trong hoàn cảnh một mình, khắc họa nỗi cô đơn thường trực vây quanh họ Ở một sắc thái ý nghĩa khác, cô đơn còn bộc lộ trạng thái một mình, trạng thái của tự do, trạng thái con người thuộc về chính họ và hoàn toàn làm chủ thân thể mình Vì vậy, các nhân vật của Tsai Ming Liang ăn, ngủ, tắm rửa, thủ dâm, đi vệ sinh trong tư thế tự nhiên của một chủ thể không bị quan sát, không bị soi ngắm, một chủ thể đang tồn tại riêng rẽ trong trạng thái là chính mình Tsai Ming Liang đã từng nói rằng: “Tôi rất thích thực hiện các bộ phim về thân thể con người bị đặt trong hoàn cảnh cô đơn bởi vì tôi nghĩ rằng thể xác của con người chỉ thuộc về chính họ khi họ đang cô đơn mà thôi” [32] Ở một mặt khác, các chi tiết cũng được khai thác trong sự dị biệt, khác lạ xuất hiện ngay từ những hành vi, cử chỉ rất đời thường Qua đó, Tsai Ming Liang bộc lộ tình trạng méo mó, khủng hoảng đầy ám ảnh trong thế giới tinh thần của con người Đoạn phim dịch chuyển dần từ cận cảnh đến toàn cảnh hình ảnh May Lin đập muỗi cho người xem thấy gương mặt có đôi chút căng thẳng và dáng hình chăm chú tìm kiếm, rượt đuổi theo bầy muỗi giữa không gian căn nhà rộng mênh mông đã phác họa bức tranh người đàn bà đơn độc trong những giờ phút thừa thãi, vô vị, tẻ nhạt Hình ảnh Hsiao Kang khoét quả dưa hấu và vờ chơi trò bowling, đưa tay làm động tác thể hiện niềm vui khi chiến thắng trong trò chơi và ngồi ăn quả dưa hấu và đoạn phim anh mặc áo váy phụ nữ, đi lại ngắm vuốt thân thể mình như một người đàn bà vừa mang lại sự đồng cảm đầy xót xa cho số phận con người phải tự thỏa mãn thế giới tinh thần của mình, tự chơi với chính mình (Ái tình muôn năm) Hình tượng người đàn bà mua và dự trữ hàng đống giấy vệ sinh chất chồng trong căn phòng, lúc nào cũng phòng vệ sự nhiễm trùng với môi trường xung quanh bằng giấy lau, bằng dẻ chùi, bằng giấy dán tường, thuốc diệt côn trùng, bằng những động tác chùi rửa xuất hiện lặp lại tạo nỗi linh cảm đầy sợ hãi, bất an cho một con người khác thường, bất thường ở trong tình trạng chênh chao, bấp bênh về tinh thần (Cái lỗ) Trong Tôi không muốn ngủ một mình, cảnh quay dài tái hiện hình ảnh người đàn ông ngồi trầm ngâm bên hồ nước giữa khu nhà hoang bằng một dáng vẻ im ắng, lặng phắc giữa tiếng máy bơm phát ra liên tục gây nên nỗi buồn tràn ngập trước đời sống như đông cứng lại, như bất động Sự bất thường sinh ra từ cái bình thường, linh cảm bất an, chống chếnh, ám ảnh khởi nguyên từ các động tác, thói quen, hành vi sống vốn rất đơn giản Căn bệnh dai dẳng khiến nhân vật nam trong Dòng sông trở thành kẻ bệnh hoạn méo mó đấy ám ảnh Sự xơ cứng của thể xác cho thấy những hóa thạch trong tâm hồn con người giữa thế giới dần đóng băng vì cái lạnh giá của cô đơn Hành động hôn quả dưa hấu đến điên cuồng, ngấu nghiến và nhét quả dưa vào bụng như đang mang thai rồi vờ đau đớn sinh nở trên những bậc cầu thang của cô gái trong Đám mây bướng bỉnh có vẻ kỳ lạ, nhưng lại vô cùng thú vị và độc đáo khi bộc lộ được thế giới tinh thần, nỗi khát khao dục tính và khát khao thể hiện tính nữ của nhân vật Điện ảnh của Tsai Ming Liang thực sự mang lại một sự soi ngắm, thấu cảm lạ lùng và tinh tế với hiện thực quen thuộc của đời thường
1.1.2.3 Bên cạnh việc khai thác nỗi cô đơn của con người trong các hoạt động đời sống cá nhân, Tsai Ming Liang đặt con người vào giữa bối cảnh của đám đông để làm nổi bật mạnh mẽ và khắc họa sâu sắc sự hiện hữu của cô đơn trong sinh hoạt cộng đồng Ông đưa nhân vật của mình đến các quán ăn, quán cà phê, công viên, đường phố, siêu thị, công sở, nhà tang lễ… để nhấn mạnh họ trong thế đối lập, tách biệt với quần thể người xa lạ May Lin và Ah Jung mỗi người ngồi riêng lẻ ở chiếc bàn trống, câm lặng với cốc nước và điếu thuốc của mình trong khi, sau lưng họ là một đám đông con người đang nhộn nhịp ăn uống, trò chuyện giữa bàn ghế chật chội Hsiao Kang đứng lẻ loi, im phắc như thừa thãi ra trước tập thể đồng nghiệp đang vui vẻ, hoan hỉ chơi trò chim sổ lồng Và anh chính là kẻ thừa, kẻ không có lồng, không đồng loại trong trò chơi lớn của cuộc đời Nghịch lý càng bộc lộ sự trớ trêu, oan nghiệt đến tàn nhẫn khi Ah Jung và Hsiao Kang đi đến nhà tang lễ Thế giới của người chết lại hiện ra ấm cúng, con người được ở bên nhau, đoàn tụ cùng nhau trong cùng một không gian trang hoàng tươm tất Trong khi thế giới của người đang sống lại lạnh lẽo, tạm bợ, thiếu vắng hơi ấm con người (Ái tình muôn năm) Gã đàn ông lang thang và cô gái giúp việc trong Tôi không muốn ngủ một mình lặng lẽ, im lìm ăn bữa tối trên cùng một chiếc bàn, đối lập với khung cảnh ồn ào, hỗn độn của quán ăn Hai cô gái trẻ trong
Giữa không gian quán ăn đông đúc, tiếng trò chuyện vang lên, nhưng tôi vẫn cảm thấy lạc lõng và cô độc, như những cái bóng lưu lạc nơi xứ người Các nhân vật xung quanh tôi như những mảnh vụn rời rạc, không thể hòa nhập vào cộng đồng, họ đứng yên, bất động và cô lập trước sự sôi động của đám đông.
1.1.2.4 Nỗi cô đơn của con người trong sinh hoạt tình dục là mảng hiện thực nóng bỏng, kì lạ, độc đáo trong phim Tsai Ming Liang Ông không khai thác tình dục ở khía cạnh gợi cảm, gợi dục của giới tính Trước hết, tình dục được mô tả như một hoạt động trong đời sống sinh hoạt của con người, đồng đẳng với các hoạt động ăn, ngủ, lao động, đi đứng…, đặc biệt được nhấn mạnh trong ý nghĩa của một hoạt động riêng tư, kín đáo, thuộc về chính cá nhân con người Sau một đêm làm lụng, Ah Jung trở về với tờ báo khiêu dâm trên tay và lên giường thủ dâm như đa phần những người đàn ông độc thân Những động tác của nhân vật diễn ra bình thường, tự nhiên theo cách của một con người đang sống riêng tư với thân thể mình, không bị bất cứ ánh mắt nào quan sát (Ái tình muôn năm) Đôi nam nữ quen biết nhau từ xưa tình cờ gặp lại trên thang cuốn Chàng trai đến phim trường với cô gái, đóng giúp một cảnh quay rồi được đưa về khách sạn để tắm rửa và họ làm tình với nhau Hoạt động tình dục diễn ra như một phần thiết yếu của đời sống và tự nhiên như nó vốn thế giữa cuộc đời, giữa sự sống của con người Ở sắc thái ý nghĩa thứ hai, tình dục là nỗi khao khát của con người về cả thể xác và tinh thần Những tò mò xen lẫn ham muốn giới tính của Hsiao Kang về một nụ hôn, một cuộc làm tình (Ái tình muôn năm), cuộc độc thoại qua điện thoại của người đàn bà cô lẻ cũng là cuộc đối thoại ảo với người đã tạo nên cái lỗ, với đôi mắt từng chăm chăm nhìn cô qua cái lỗ ấy và bộc bạch tất cả nỗi khát vọng bên trong (Cái lỗ), cuộc tìm kiếm nhau quanh quẩn giữa năm nhân vật trong Tôi không muốn ngủ một mình sinh ra từ cuộc rượt đuổi của cơn bức bối thể xác và tinh thần, nỗi khát thèm đến giày vò của người đàn bà mới góa chồng, thủ dâm ngay trước di ảnh của người đàn ông vẫn cùng mình chung chăn gối (Bên ấy mấy giờ?) Thế nhưng, ngay cả trong sinh hoạt tình dục là hoạt động mà con người giao thoa, hòa nhập về thể xác và tinh thần với nhau cao độ nhất, tuyệt đối nhất, các nhân vật lại càng thấy cô đơn Sau cuộc làm tình qua đường với Ah Jung, May Lin tuyệt vọng trước sự trống rỗng, không thể chia sẻ của tinh thần, dù cho thể xác có thể chia sẻ (Ái tình muôn năm) Đôi trai gái khát khao đến với nhau nhưng không tìm nổi một không gian để nằm bên nhau và những nụ hôn của họ bị đứt quãng vì khói độc (Tôi không muốn ngủ một mình) Nỗi cô đơn xâm chiếm, bủa vây và các nhân vật của Tsai Ming Liang thường xuất hiện với các cuộc thủ dâm (Hsiao Kang và Ah Jung trong Ái tình muôn năm, người đàn bà thủ dâm dưới lỗ thủng, trên đống giấy vệ sinh dự trữ trong Cái lỗ), với những cuộc tình qua đường, tình một đêm (May Lin và Ah Jung trong Ái tình muôn năm, bà chủ quán và gã lao động lang thang trong Tôi không muốn ngủ một mình) Hình ảnh người đàn bà hiện rõ dần từ con ngõ sâu và hẹp, tiến đến gần máy quay và bắt đầu cong rướn thân người gầy guộc, xương xẩu trong cơn khoái cảm bằng ngón tay của người đàn ông không quen biết tạo lên nỗi ám ảnh đầy kinh sợ Con người bị cô đơn dồn đuổi, thúc bách đến tột độ và nỗi khao khát được giải phóng tinh thần, giải phóng khỏi sự giam hãm của cô đơn bùng nổ, xui khiến họ tìm đến người khác bằng những mối quan hệ khắc nghiệt, bản năng, quan hệ người với người vượt qua những định luật, khuôn khổ chung của xã hội (Tôi không muốn ngủ một mình) Trong Bên ấy mấy giờ?, hai cô gái đồng hương gặp gỡ nhau giữa xứ người, muốn xóa tan nỗi cô đơn bằng những nụ hôn nhưng lại càng đau đớn, bẽ bàng và đơn độc khi bị khước từ Trong Dòng sông, cuộc làm tình đồng tính loạn luân của hai cha con khiến người ta buốt lòng trước cái khốc liệt của đời sống Khi ánh sáng hiện ra, hai nhân vật biết mình đã loạn luân trong bóng tối và mối quan hệ huyết thống càng trở nên lạnh lẽo, rời rạc, bi thiết hơn Đám mây bướng bỉnh là một bộ phim khác lạ khi tái hiện một cách mạnh mẽ về công nghệ tình dục Các nhân vật trong phim quan hệ tình dục để mưu sinh đến rã rời, rỗng rạc và giữa họ chỉ có mối quan hệ bằng thân xác, duy nhất thân xác đến mức độ thuần túy Cũng chính vì vậy, ẩn sâu trong mỗi diễn viên phim khiêu dâm ấy là một niềm khao khát yêu thương, khao khát xúc cảm Họ gọi mình là những kẻ đã bán linh hồn nhưng vẫn còn trái tim, trái tim biết xúc cảm, biết yêu đương như lời bài hát của nhân vật nữ trong phim
Tsai Ming Liang tạo ấn tượng mạnh mẽ và độc đáo trong việc khai thác hiện thực sinh hoạt tình dục thông qua việc phát hiện và xây dựng những xúc cảm tình dục gián tiếp của các nhân vật Cách tiếp cận này mang đến một cái nhìn rất riêng biệt và sâu sắc về tình dục trong nghệ thuật của ông.
Tsai khắc họa sâu sắc những khía cạnh tình dục của nhân vật qua các chi tiết và hình ảnh biểu đạt Hsiao Kang tìm kiếm khoái lạc từ những rung động mãnh liệt trên giường của cặp đôi (Ái tình muôn năm), trong khi người mẹ thể hiện sự tuyệt vọng qua hành động của cô gái giúp việc với người đàn ông bại liệt (Tôi không muốn ngủ một mình) Bộ phim Đám mây bướng bỉnh phản ánh tình dục như một công nghệ thể xác, nơi các nhân vật quan hệ liên tục nhưng không đạt được khoái cảm, thể xác họ bất lực nhưng ham muốn tinh thần ngày càng mãnh liệt Hình ảnh người đàn ông trong phim khiêu dâm đạt đỉnh cảm xúc qua hành vi tự làm tình, và cô gái bên ngoài khung cửa trải qua cơn hưng phấn khi thấy người tình với đồng nghiệp Cảnh tượng khốc liệt khi người đàn ông lao đến và thực hiện hành động cực đoan phản ánh sự bùng nổ của đời sống tinh thần bị áp chế Con người trở nên cằn cỗi, tìm kiếm cảm xúc qua sự tương tác với người khác, trong khi nỗi cô đơn và trống trải thực sự nằm trong thế giới nội tại của họ.