1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biểu hiện ý thức học tập của sinh viên trường đại học hoa sen

151 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 151
Dung lượng 1,76 MB

Nội dung

hội học tập nói chung và tăng cường ý thức học tập YTHT cho SV nói riêng,ngoài việc khai triển chương trình quốc gia, Đảng và Nhà nước cần có công cụ đolường hiệu quả về mức độ YTHT cũng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÍ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS NGUYỄN THỊ TỨ

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây chính là thành quả của một nghiên cứu nghiêm túc dochính tôi tạo ra Kết quả báo cáo thực trạng hoàn toàn trung thực và chưa đượccông bố trên bất kì công trình nghiên cứu của tác giả khác Tất cả những thông

tin tham khảo đều được trích dẫn theo đúng quy định số 1741/QĐ-ĐHSP ban hành ngày 06/07/2018 Về mặt hình thức, luận văn tuân thủ theo văn bản: Quy định trình bày luận văn thạc sĩ do phòng Sau đại học ban hành ngày 20/3/2018.

Tác giả luận văn

Nguyễn Dục Anh

Trang 4

Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học, Ban chủnhiệm khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọiđiều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành đúng hạn luận văn.

Xin trân trọng cảm ơn tất cả quý thầy cô từng tham gia giảng dạy lớp Cao họcTâm lí học K29 (2018-2020) đã tận tình giảng dạy giúp tôi có kiến thức nền tảng đểđặt nền móng cho việc nghiên cứu đề tài này

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến cô PGS.TS Nguyễn Thị Tứ Nhờ vào sự tậntâm, nghiêm túc, phong cách làm việc khoa học, cô đã là nguồn động lực to lớn giúptôi hoàn thành luận văn này

Xin trân trọng cảm ơn Khoa Ngoại ngữ và toàn thể quý Giảng viên TrườngĐại học Hoa Sen đã cho phép và tạo điều kiện khảo sát trên sinh viên của trường.Ngoài ra, Khoa Ngoại ngữ còn giúp đỡ chúng tôi tổ chức hội thảo về chuyên đề:

“Nâng cao ý thức học tập – chìa khóa nâng cao chất lượng giảng dạy ở bậc Đại học”

đã diễn ra tại Trường Đại học Hoa Sen vào ngày 23/06/2020

Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc các tác giả có trong danh mục tài liệu thamkhảo Nhờ có những sản phẩm khoa học đi trước đã giúp tôi định hướng được cơ sởcủa đề tài này

Xin gửi lời cảm ơn đến ThS Võ Thị Bích Phương, ThS Nguyễn ThànhPhương, quý bạn bè, quý đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ trong suốt quá trình theohọc và thực hiện nghiên cứu

Xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 10/10/2020

Tác giả

Nguyễn Dục Anh

Trang 5

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

Danh mục các bảng

Danh mục các hình vẽ

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI Ý THỨC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 7

1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ý thức, ý thức học tập 7

1.1.1 Ở phương Tây 7

1.1.2 Ở phương Đông 10

1.1.3 Ở Nga 12

1.1.4 Ở Việt Nam 14

1.2 Các khái niệm cơ bản 19

1.2.1 Ý thức 19

1.2.2 Hoạt động học tập 25

1.2.3 Sinh viên và đặc điểm tâm lí lứa tuổi sinh viên 28

1.2.4 Hoạt động học tập của sinh viên 29

1.2.5 Ý thức học tập của sinh viên 35

1.3 Tiêu chí đánh giá ý thức học tập của sinh viên 40

1.3.1 Biểu hiện ý thức học tập của sinh viên 40

1.3.2 Sơ đồ chỉ báo nghiên cứu về ý thức học tập của sinh viên 43

1.3.3 Mức độ biểu hiện ý thức học tập của sinh viên 43

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức học tập của sinh viên 45

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 50

CHƯƠNG 2 BIỂU HIỆN Ý THỨC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN 51

2.1 Tổ chức nghiên cứu thực trạng 51

2.1.1 Một số nét về Trường Đại học Hoa Sen 51

2.1.2 Mẫu khách thể 53

2.1.3 Phương pháp nghiên cứu 54

2.2 Kết quả thực trạng biểu hiện ý thức học tập của sinh viên Trường Đại học Hoa Sen 65

Trang 6

2.2.3 Mức độ biểu hiện ý thức học tập thông qua mặt hành động 65

2.2.4 Kết quả chung về mức độ biểu hiện ý thức học tập của sinh viên Trường Đại học Hoa Sen 67

2.2.5 Kết quả mức độ ý thức học tập của sinh viên Trường Đại học Hoa Sen phân tích theo các biến phạm trù 84

2.2.6 Mức độ tương quan các biến thành phần của ý thức học tập 87

2.3 Tự đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức học tập của sinh viên Trường Đại học Hoa Sen 89

2.4 Một số biện pháp tác động cải thiện ý thức học tập của sinh viên 91

2.4.1 Cơ sở đề xuất 91

2.4.2 Một số biện pháp cải thiện ý thức học tập của sinh viên 93

2.4.3 Tự đánh giá tính cần thiết, tính khả thi của các biện pháp 100

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 104

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 106

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 109

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 PHỤ LỤC

Trang 7

Cụm từ viết tắt Cụm từ đầy đủ

CNTT : Công nghệ thông tin

CXDT : Cảm xúc dương tính

ĐHKHTN : Đại học Khoa học Tự nhiên

ĐHQG : Đại học Quốc gia

ĐHSPTPHCM : Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

ĐHKHXH&NV : Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

Trang 8

Bảng 2.1 Đặc tính thành phần mẫu nghiên cứu 53

Bảng 2.2 Mục đích nghiên cứu và vị trí câu hỏi tương ứng 56

Bảng 2.3 Hệ số Cronbach’s Alpha phần nhận thức PL25 Bảng 2.4 Hệ số Cronbach’s Alpha phần thái độ PL26 Bảng 2.5 Hệ số Cronbach’s Alpha phần hành động PL26 Bảng 2.6 Cách thức tính điểm Bảng hỏi số 2 59

Bảng 2.7 Phân chia mức độ biểu hiện ý thức học tập của sinh viên 59

Bảng 2.8 Câu hỏi phỏng vấn dự kiến 60

Bảng 2.9 Các vấn đề cần làm rõ và tiêu chí lựa chọn sinh viên tham gia phỏng vấn sâu 61

Bảng 2.10 Câu hỏi phỏng vấn chi tiết 62

Bảng 2.11 Biểu hiện YTHT thông qua mặt nhận thức học tập 67

Bảng 2.12 Biểu hiện YTHT thông qua mặt thái độ học tập .72

Bảng 2.13 Biểu hiện YTHT thông qua mặt hành động học tập .79

Bảng 2.14 Điểm trung bình các thành phần của ý thức học tập .82

Bảng 2.15 Kết quả kiểm nghiệm tính đồng nhất các thành phần YTHT 83

Bảng 2.16 Bảng so sánh điểm trung bình theo các biến phạm trù 84

Bảng 2.17 Mức độ tương quan Pearson giữa các biến thành phần của ý thức học tập 88

Bảng 2.18 Tự đánh giá của SV về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố lên ý thức học tập 89

Bảng 2.19 Tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp tác động nhằm cải thiện ý thức học tập của sinh viên 100

Trang 9

Hình 1.1 Sơ đồ cấu trúc vĩ mô của hoạt động 27

Hình 1.2 Sơ đồ cấu trúc hoạt động học học tập của sinh viên 31

Hình 1.3 Cấu trúc nội dung học tập của sinh viên 34

Hình 1.4 Sơ đồ chỉ báo nghiên cứu về ý thức học tập của sinh viên 42

Trang 10

TrangBiểu đồ 2.1 Tỉ lệ % sinh viên hiểu khái niệm ý thức học tập 65Biểu đồ 2.2 Tỉ lệ % sinh viên nhận thức tầm quan trọng của YTHT 66Biểu đồ 2.3 Phân phối tần số điểm trung bình của mặt nhận thức học tập 71Biểu đồ 2.4 Điểm trung bình cảm xúc học tập của sinh viên Trường Đại học

Hoa Sen so với sinh viên các trường đại học miền Nam 77Biểu đồ 2.5 Điểm trung bình các thành phần của mặt hành động học tập 81Biểu đồ 2.6 Điểm trung bình và độ lệch chuẩn các thành phần cấu thành

ý thức học tập của sinh viên 88

Trang 11

hội học tập nói chung và tăng cường ý thức học tập (YTHT) cho SV nói riêng,ngoài việc khai triển chương trình quốc gia, Đảng và Nhà nước cần có công cụ đolường hiệu quả về mức độ YTHT cũng như các biện pháp tác động nhằm cải thiệnYTHT của người học khi tham gia hoạt động học tập.

Sinh viên (SV) là đội ngũ lao động trí thức tương lai của nước nhà Đảng ta đãxác định về việc đầu tư cho giáo dục là phải đầu tư vào SV hôm nay – tầng lớp tríthức ngày mai Ở lứa tuổi SV, hoạt động học tập đã gắn liền với hoạt động nghềnghệp Để thực hiện được hoạt động, chủ thể phải có ý thức Ý thức (YT) là mộtphạm trù rất quan trọng cấu thành nhân cách con người YT là hình thức phản ánhtâm lý cao nhất chỉ riêng con người mới có, sự phản ánh bằng ngôn ngữ, là khảnăng con người hiểu được nhưng tri thức mà con người đã tiếp thu (Huỳnh VănSơn, Lê Thị Hân (chủ biên), Trần Thị Thu Mai, & Nguyễn Thị Uyên Thy, 2013)

Để việc học tập của SV trở nên hiệu quả thì SV phải ý thức về các vấn đề trong họctập (YTHT) thật tốt YTHT có vai trò quyết định kết quả học tập của SV nói riêng

và của người học nói chung (Bùi Ngọc Quang, 2013) Việc đánh giá và đo lườngYTHT của SV là điều rất cần thiết trong công tác quản lí và đảm bảo chất lượng đàotạo tại các trường đại học

Hiện nay, có nhiều công trình nghiên cứu về: động cơ học tập, thái độ học tập,cảm xúc trong học tập của nhiều tác giả: Đoàn Văn Điều, Nguyễn Thanh Dân,

Trang 12

Huỳnh Mai Trang, Kiều Thị Thanh Trà Đa phần các tác giả trên nghiên cứu sâuvào một thành phần cấu thành nên YTHT Tuy vậy, vẫn chưa có nghiên cứu tổngthể về YTHT để đáp ứng được nhu cầu trong thời điểm hiện tại về việc có mộtthang đo lường YTHT phù hợp với các yêu cầu đặt ra phù hợp tiêu chuẩn AUN -

QA (ASEAN University Network - Quality Assurance)

Trường Đại học Hoa Sen (ĐHHS) là một trường đại học uy tín và có quy mô

lớn tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) Tầm nhìn của trường nêu rõ: “Mục tiêu xây dựng Trường Đại học Hoa Sen trở thành một đại học đa ngành, đa lĩnh vực đẳng cấp quốc tế của người Việt” Đại học Hoa Sen vinh dự là trường thứ 13 tham

gia vào AUN kể từ ngày 25/06/2016 (AUN, 2020) Trường ĐHHS đang đẩy mạnh

việc xây dựng bộ tiêu chí đánh giá SV theo Tiêu chuẩn 2.1 (Có bộ tiêu chí đánh giá sinh viên một cách rõ ràng) để nhằm tiến tới Tiêu chuẩn 2.2 (Tiếp nhận và cung cấp chuyển đổi môn học giữa các trường đại học thành viên AUN) Để hoàn thành mục

tiêu, tầm nhìn và sứ mệnh của mình, việc xúc tiến các nghiên cứu khoa học nhằmphục vụ mục đích đảm bảo chất lượng đào tạo trở thành vấn đề then chốt

Đầu năm học 2019 - 2020, Trường ĐHHS công bố số lượng SV đã được tuyển

đủ khắp các ngành đào tạo của trường Trước thực trạng trên, việc SV phải luôn họctập một cách có ý thức nhằm đảm bảo các quy định chung về quy chế học tín chỉ,đảm bảo yêu cầu về đào tạo chuyên ngành, tốt nghiệp đúng hạn và đảm bảo cho SV

có cơ hội khởi nghiệp thành công là những thách thức lớn Theo báo cáo sơ bộ đầunăm của phòng Công tác Sinh viên về những khó khăn ban đầu của SV TrườngĐHHS, hầu hết SV còn chưa chuẩn bị tâm thế sẵn sàng sẵn học tập SV còn chưaphân biệt rõ môn học bắt buộc, môn tự chọn dẫn đến việc SV chưa chủ động đăng

kí môn học Như vậy, việc tìm ra những biện pháp để đảm bảo SV Trường ĐHHSluôn ý thức trong học tập trở thành vấn đề cấp thiết Hiện nay, chưa có bất kì côngtrình nghiên cứu về ý thức học tập của SV Trường ĐHHS

Xuất phát từ tất cả lí do trên, chúng tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài: “Biểu hiện ý thức học tập của sinh viên Trường Đại học Hoa Sen”.

Trang 13

2 Mục đích nghiên cứu

Xác định thực trạng về biểu hiện ý thức học tập của SV Trường ĐHHS Trên

cơ sở thực trạng, một số biện pháp được đề xuất nhằm cải thiện YTHT của SVTrường ĐHHS

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: ý thức học tập của sinh viên

Khách thể nghiên cứu: sinh viên Trường Đại học Hoa Sen

4 Giả thuyết nghiên cứu

Chúng tôi đã đặt các giả thuyết sau:

Giả thuyết số 1: biểu hiện YTHT của SV Trường ĐHHS ở mức trung bình Giả thuyết số 2: biểu hiện YTHT của SV không đều xét theo cấu trúc (nhận

thức, thái độ, hành động)

Giả thuyết số 3: có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ YTHT của SV như :

gia đình, nhà trường, xã hội, giảng viên… nhưng nhóm yếu tố bản thân SVcó ảnhhưởng cao nhất

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1 Hệ thống hóa cơ sở lí luận cho đề tài: ý thức, hoạt động học tập, hoạt độnghọc tập của SV, ý thức học tập của SV, biểu hiện và mức độ ý thức học tập của SV,các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức học tập của SV

5.2 Khảo sát thực trạng YTHT của SV Trường ĐHHS, kiểm nghiệm giảthuyết Trên cơ sở thực trạng, đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện YTHT của SVTrường ĐHHS

6 Giới hạn đề tài

Giới hạn về nội dung

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu YTHT của SV dựa trên cấu trúc 3 mặt của

YT trong HĐHT của SV bao gồm: nhận thức, thái độ, hành động Ở mặt nhận thức,chúng tôi nghiên cứu nhận thức của SV về các nội dung học tập Các nội dung đượcnghiên cứu bao gồm: tầm nhìn, sứ mệnh, khung chương trình đào tạo, động cơ, mục

đích, phương tiện, kiến thức, kĩ năng, thái độ Ở khía cạnh thái độ học tập, mặt cảm

xúc học tập (thích thú, hi vọng, tự hào, giận dữ, lo lắng và buồn chán) của SV đối

Trang 14

với việc học được nghiên cứu Với mặt hành động, chúng tôi chỉ nghiên cứu các

hành động học tập tích cực và các thao tác tương ứng với các nội dung học tập

Giới hạn về khách thể

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu 380 SV khắp các ngành đang theo học cáchọc phần ngoại ngữ EIC (English for International Communication - Anh văn Giaotiếp Quốc tế)

Giới hạn về địa bàn và thời gian

Đề tài được triển khai trên SV ĐHHS đang theo học tại cơ sở Quang Trung

(Công viên Phần mềm Quang Trung, Quận 12, TPHCM) từ ngày 10/5/2020 đến

ngày 10/6/2020 Học kì mà SV đang theo học là học kì I (19.1A) của năm học 2019-2020

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp lí luận

Mục đích

Từ việc thu thập, chọn lọc tổng hợp và hệ thống lại thông tin, chúng tôi định

vị được tình hình nghiên cứu của vấn đề YTHT trong bức tranh tổng thể Từ nhữngthông tin đã được chọn, chúng tôi tham khảo thêm các công trình nghiên cứu trong

và ngoài nước liên quan đến YTHT để làm cơ sở lí luận cho đề tài

Cách thức

Chúng tôi thu thập thông tin từ các nguồn tài liệu: sách chuyên khảo, sáchtâm lý học, luận án, luận văn, đồ án, tạp chí tâm lí học (TLH) trong và ngoài nước,Internet… có liên quan đến ý thức, YTHT hoặc các mặt: nhận thức học tập, thái độhọc tập, hành động học tập của SV

Từ việc phân loại các tài liệu đã tổng hợp thành từng mục, chúng tôi hệ thốngcác quan điểm về vấn đề YT và YTHT Việc mô tả và phân tích hiện trạng và mức

độ của các nghiên cứu trước đây được thực hiện kèm theo việc ghi chú lại nhữngmâu thuẫn, những khoảng trống về các nghiên cứu, lí thuyết, phương pháp nghiêncứu của các công trình nghiên cứu có liên quan Dựa trên lí thuyết đã được tổnghợp, chúng tôi xây dựng khung lí thuyết và lập các khái niệm giả lập sau khi lựachọn hướng nghiên cứu

Trang 15

7.2 Nhóm phương pháp thực tiễn

a) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

Đây chính là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài

Mục đích: thu thập thông tin về các mặt biểu hiện của YTHT của SV.

Cách thức: chúng tôi đã xây dựng bảng hỏi qua 03 giai đoạn.

Giai đoạn 1: xây dựng bảng hỏi mở (Bảng hỏi số 1) dành cho SV nhằm để

thu thập thông tin Bảng hỏi được chia làm hai phần Phần thứ nhất gồm các câu hỏithu thập các mặt biểu hiện cụ thể của YTHT (nhận thức, thái độ, hành động) Phầnthứ hai điều tra về các yếu tố ảnh hưởng đến YTHT ở góc độ tự đánh giá của SV

Giai đoạn 2: dựa trên thông tin thu thập được ở bảng hỏi thứ nhất, chúng tôi

xây dựng bảng hỏi chính thức (Bảng hỏi số 2) Khi xây dựng xong bảng khảo sát,chúng tôi phát mẫu 50 SV làm thử nghiệm Chúng tôi thu thập 50 mẫu, dùng SPSStìm độ tin cậy Cronbach’s Alpha của bảng hỏi Kiểm tra hệ số tin cậy thuộc khoảngcho phép (từ 0,6 đến 0,95) thì tiến hành giai đoạn 3 Ngược lại, xem xét lại nội dung

và độ nhất quán ý hỏi với mục đích nghiên cứu Sau đó, chúng tôi hiệu chỉnh lại câuhỏi cho phù hợp với nội dung cần nghiên cứu Kiểm tra lại hệ số tin cậy được thựchiện cho đến khi hệ số tin cậy có thể chấp nhận

Giai đoạn 3: chính thức phát trên toàn mẫu, thu thập xử lí và phân tích số

liệu Trong giai đoạn này, chúng tôi xây dựng bảng khảo sát về tính cần thiết và tínhkhả thi của việc triển khai các biện pháp đề xuất (Bảng hỏi số 3) Chúng tôi dựa vàokết quả bảng hỏi số 3 để làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất biện pháp tác độngnhằm cải thiện YTHT cho SV

b) Phương pháp phỏng vấn sâu

Mục đích: làm rõ kết quả về mức độ biểu hiện YTHT của SV.

Cách thức: sau khi có kết quả ban đầu về thực trạng, chúng tôi quan sát các

số liệu có tính “vấn đề” - dữ liệu tập trung hoặc bị phân tán Từ đó, xây dựng 05

bảng phỏng vấn sâu riêng biệt dành cho các SV Chúng tôi lựa chọn có chủ đích 05

SV theo tiêu chí Tiêu chí lựa chọn sẽ được xác định sau khi đã phân tích số liệu ởbước 3 của bảng hỏi nhằm làm sáng tỏ kết quả liên quan đến các nội dung biểu hiệnYTHT của SV Chúng tôi tổng hợp, sử dụng ý kiến thu được vào việc giải thích kết

Trang 16

quả phân tích từ phần mềm SPSS và xây dựng cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất cácgiải pháp tác động cải thiện YTHT cho SV.

7.3 Phương pháp toán thống kê

Mục đích: xử lí, phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu.

Cách thức: phần mềm Excel được sử dụng nhằm nhập dữ liệu thô và làm

sạch dữ liệu trước khi xử lí Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng phần mềm SPSS phiênbản 14.0 cho Window để xử lí số liệu thu được Các kiểm nghiệm t - Test (t),Anova (F), Krushal Wallis (K), tương quan Pearson (r) được thực hiện với mức ýnghĩa p = 0,05 Tất cả việc phân tích và đánh giá kết quả đều dựa trên cơ sở của

môn học Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu Tâm lý học và Giáo dục.

Trang 17

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐỀ TÀI Ý THỨC HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề ý thức, ý thức học tập

Tâm lí là một thuộc tính rất đặc biệt ở dạng phản ánh bậc cao của động vật có

não bộ Ý thức (consciousness) là hình thức phản ánh cao nhất chỉ có ở con người.

Đây là yếu tố cơ bản để phân biệt con người với con vật Khi chủ thể ý thức được

(be aware of) những sự vật hiện tượng xung quanh, ý thức được xem như là một

quá trình phản ánh nhận thức cấp độ đầu tiên Khi ấy, ta nói chủ thể hoạt động một

cách có ý thức (awareness) (Robert, 2003).

Từ khi ra đời với tư cách là một khoa học độc lập năm 1879, tâm lí học đãsớm trở thành ngành khoa học mang tính ứng dụng mạnh mẽ trong đời sống đặcbiệt là trong giáo dục Như bao ngành khoa học khác, tâm lí học cũng xuất hiệnnhiều trường phái, nhiều khuynh hướng khác nhau Điều này giúp cho các vấn đềnghiên cứu được xem xét ở nhiều hướng tiếp cận Sự đa dạng của các hướng nghiêncứu sẽ làm cho các nghiên cứu mang tính khách quan và đa dạng hóa ứng dụngnghiên cứu khắp các lĩnh vực nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống(Hergenhahn & Tracy, 2014)

1.1.1 Ở phương Tây

Vấn đề ý thức học tập (learning awareness) được các nhà tâm lí học phương

Tây nghiên cứu từ những năm 1800 Các nghiên cứu tiên phong trong lĩnh vực họctập phải nhắc đến: J Piaget, B F Skinner, E L Thorndike, G J Romane… Trongkhoảng thời gian hoàng kim của trường phái Tâm lí học Hành vi (1925 - 1975), đaphần các nhà nghiên cứu phương Tây triển khai các nghiên cứu về học tập theokhuynh hướng thao tác, điều kiện hóa hành vi của các yếu tố điều kiện ngoại cảnhlên kết quả học tập (Bernhard, 2017) Do chịu sự ảnh hưởng của những thành tựu từcác công trình nghiên cứu ứng dụng Tâm lí học Giáo dục ở Nga, các nhà tâm lí họcphương Tây đã bắt đầu chú ý đến hướng tiếp cận xem học tập như một dạng hoạtđộng kết hợp giữa thao tác và hành vi (Richard, 2013)

Một số nghiên cứu lí luận về học tập đã sớm chú ý đến cấu trúc của hoạt động

Có thể kể đến công trình nghiên cứu của Louise Ellison Ordahl (1911) Louise đã

công bố công trình nghiên cứu lí luận: “Consciousness in relation to learning” - Ý

Trang 18

thức trong lĩnh vực học tập - được đăng trên tạp chí The American Journal of Psychology Mối liên hệ của ý thức với việc học được Louise đề cập đến các cấp độ:

ý thức, vô thức, tiềm thức Từ sau nghiên cứu này, hàng loạt những nghiên cứu khác

ra đời và đi sâu vào từng khía cạnh của YTHT các môn học đặc biệt là hoạt độnghọc các môn ngoại ngữ

Luciano Mariani (1992) đã nghiên cứu khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến ý thức học ngoại ngữ của sinh viên theo hướng tiếp cận hoạt động học tập tự chủ trong chương trình giảng dạy ngoại ngữ EFL (English as a Foreign Language).

Các yếu tố tác động đến tính tự chủ của người học được biết đến như: sử dụng chiếnlược học tập một cách hiệu quả, có cách tiếp cận kiến thức mới, giữ thái độ tích cực.Trong cách tiếp cận, tác giả làm rõ tầm quan trọng của ba yếu tố: mức độ hiểu củangười học về bản chất của ngôn ngữ, mục đích học tập và mức độ hoàn thành nhiệm

vụ của từng bài học Đây là một trong những nghiên cứu lí luận về yếu tố tác độngđến tính tự chủ trong hoạt động học môn ngoại ngữ

Những nghiên cứu thực trạng, thực nghiệm tiêu biểu ở phương Tây trongnhững năm gần đây có thể điểm qua các công trình của các tác giả: H Senay Sen(2013), Yue Zhua (2016), Hwang (2019)

Năm 2013, H Senay Sen đã nghiên cứu về thái độ học tập của SV đại học.Mục đích của nghiên cứu là phân tích thái độ của 254 SV đại học bằng cách sửdụng mô hình sàng lọc Thái độ của SV đại học đối với việc học được đánh giáthang điểm của bốn khía cạnh (nhận thức về bản chất của việc học, mức độ lo lắng,mức độ kì vọng và mức độ cởi mở) Kết quả cho thấy điểm số trung bình chung củanhận thức bản chất việc học (ĐTB = 4,19; mức cao) Trong đó, mức độ kì vọng(ĐTB = 4,21; mức cao), cởi mở (ĐTB = 4,02; mức cao), lo lắng (ĐTB = 2,66; mứctrung bình) Tuy nhiên, có sự khác biệt đáng kể về mức độ lo lắng trong học tập củanam SV so với nữ SV Nam SV luôn lo lắng ở mức độ cao hơn nữ SV ở mọinghành học

Đây là nghiên cứu mô tả cắt ngang về thái độ học tập của SV Trường Đạihọc Gazi Kết quả về mức độ lo lắng trong học tập của SV là một điểm đáng ghinhận Lo lắng vừa có tác dụng tích cực lẫn tiêu cực đến việc học của SV Dựa vào

Trang 19

nghiên cứu, giới tính có ảnh hưởng đến vấn đề lo lắng của SV Thế nên việc nghiêncứu về cảm xúc lo lắng được chúng tôi lựa chọn trong phần thái độ học tập.

Năm 2016, Yue Zhua và cộng sự đã triển khai nghiên cứu thực nghiệm về:

Sự tác động khả năng tự điều khiển và tự điều chỉnh trong học tập của sinh viên đến kết quả học tập trong môn học kết hợp Nghiên cứu được thiết kế nhằm đánh giá hai

kĩ năng nêu trên cho SV Trường Đại học USA (University of South Australia) ở Úc.Đây là một nghiên cứu dọc trên 74 SV khoa Công nghệ thông tin (CNTT) theo suốthọc kì của môn chung Kết quả nghiên cứu cho thấy: ở nhóm thực nghiệm, SV đượchọc tập kĩ năng tự kiểm soát và tự điều chỉnh các hành động học tập để đạt đượcmục tiêu học tập của SV ở mức tốt (ĐTB = 4,32), kết quả học tập tương ứng vớimức điểm trung bình của KQHT là 2,89 Ở lớp đối chứng, SV không được dạy kĩnăng tự điều khiển và điều chỉnh (ĐTB = 1,92), KQHT có ĐTB là 2,25 Nghiên cứucho thấy, SV được học tập về kĩ năng tự điều khiển và điều chỉnh, kết quả học tập

sẽ tăng lên đáng kể (+ 0,64)

Bằng phương pháp thực nghiệm, tác giả đã tác động đến khả năng tự ý thứccủa SV theo hướng tác động của mô hình nhận thức – hành vi Giá trị mà nghiêncứu đem lại là sẽ có hiệu quả học tập ở mức cao nếu như chúng ta tác động cải thiệnyếu tố tự kiểm soát và tự điều chỉnh của SV trong HĐHT

Năm 2019, Hwang và cộng sự đã nghiên cứu về việc khám phá các định hướng phát triển chương trình giảng dạy thông qua phân tích ý thức học tập của sinh viên Nghiên cứu dựa trên nhận thức về năng lực cốt lõi của SV Mục đích của

nghiên cứu này là xác định và khám phá các hướng cải tiến của chương trình giảngdạy thông qua việc SV tự nhận thức về những năng lực cốt lõi cần có Tác giả đãthực hiện nghiên cứu bằng cách sử dụng bảng hỏi cho 40 SV của Khoa Hệ thốngThông tin - Thư viện Kết quả nghiên cứu phân tích cho thấy năng lực có thứ hạng

thấp nhất của SV là năng lực glocal (năng lực thích ứng trong bối cảnh toàn cầu

hóa) (ĐTB = 2,09) Năng lực thấp thứ hai của SV là năng lực sử dụng ngoại ngữ(ĐTB = 1,05)

Người nghiên cứu đã phân tích sự khác biệt về nhận thức về năng lực cốt lõithông qua công cụ đo lường về nhận thức năng lực bản thân Đây là một nghiên cứu

Trang 20

cắt ngang và dùng vào mục đích xây dựng chương trình đào tạo nên chưa có kết quảbáo cáo về tính hiệu quả của chương trình.

Nhìn chung, các nghiên cứu về YTHT được các nhà tâm lí học phương Tâynghiên cứu chủ yếu theo hướng Tâm lí học Hành vi Vào những thập niên 90 củathế kỷ XX, ở phương Tây nở rộ các nghiên cứu theo hướng TLH Hoạt động Cácnghiên cứu dần đi sâu vào tìm hiểu các thành phần, bản chất các yếu tố tác động đếnYTHT nhằm nâng cao kết quả học tập theo hướng cá nhân hóa

1.1.2 Ở phương Đông

Phần lớn, các nghiên cứu ở phương Đông đều bị chi phối bởi lí thuyết về hoạtđộng của trường phái TLH Hoạt động Các tác giả nghiên cứu tiêu biểu trong nhữngnăm gần đây phải kể đến: Sun Huizhe (2016), Li Chen (2019), Iman Tohidian(2020)

Năm 2016, Sun Huizhe và cộng sự đã nghiên cứu đề tài: “Thực trạng về ý thức học tập và hành động học tập của sinh viên của Trường Đại học Thẩm Dương”.

Nhóm nghiên cứu chọn ngẫu nhiên 366 SV trong tổng số 732 SV chuyên ngành yhọc lâm sàng của Trường Đại học Thẩm Dương (Trung Quốc) Phương pháp nghiêncứu chính của đề tài là điều tra bằng bảng hỏi với thang điểm tự đánh giá của việchọc tự định hướng (SRSSDL)

Kết quả báo cáo về điểm tổng thể trung bình YTHT của SV Trường Đại họcThẩm Dương theo thang đo SRSSDL là 41,83 ± 6,60 (mức thấp) Có sự khác biệt ýnghĩa thống kê (tất cả p đều < 0,05) về điểm số YTHT và ĐTB về hành vi học tậpcủa các SV xét theo nhóm chuyên ngành, giới tính, học lực, nơi sinh và sự hài lòngnghề nghiệp Mô hình hồi quy tuyến tính khám phá các yếu tố ảnh hưởng cho thấy:

SV nào có sự hài lòng về cơ sở vật chất của nhà trường và năng lực của GV ở mứccao hơn thì SV ấy có ý thức và hành vi học tập cao hơn những SV khác

Đây là một nghiên cứu thực trạng về YTHT của SV Các số liệu thống kê mô

tả cho ta thấy trong ba mặt của YTHT, mặt nhận thức học tập luôn có ĐTB cao nhất49,53±4,05 (mức trung bình) và điểm số về hành động có điểm thấp nhất(38,477±7,04 - mức rất thấp) Điều này góp phần củng cố cơ sở đặt giả thuyết chochúng tôi trong bài luận văn này

Trang 21

Năm 2019, Li Chen cùng cộng sự đã nghiên cứu đề tài về việc khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tự điều chỉnh và kết quả học tập Đây là một nghiên cứu dọc với thời gian 8 tuần trên 70 SV khoa CNTT Trường Đại học Kyushu (Nhật Bản) Hệ thống BookRoll được sử dụng trong suốt thời gian của khóa học nhằm thu

thập nhật ký học tập và thao tác của SV lên các tài liệu học tập Nghiên cứu khámphá mức độ của các yếu tố ảnh hưởng (YTAH) đến hành vi học tập Từ những yếu

tố ấy, có thể dự đoán kết quả học tập của SV Kết quả hướng tới việc nâng cao kếtquả học tập và cải thiện mức độ nhận thức và khả năng tự điều chỉnh của SV Cácphân tích hồi quy từng bước được thực hiện Kết quả cho thấy có mối tương quan ởmức độ cao giữa kết quả học tập và việc thay đổi hành vi học tập bằng các công cụchức năng (sử dụng phân trang, đánh dấu) (r = 7,34) , lập chiến lược học tập (r =7,22) Ngoài ra, mức ảnh hưởng của hành vi học tập đến kết quả học tập khác nhautùy thuộc vào nội dung học tập và thời lượng tác động

Dựa vào kết quả nghiên cứu của Li Chen, chúng tôi đã tham khảo các YTAHnhằm làm cơ sở xây dựng các nhóm yếu tố ảnh hưởng YTHT Đồng thời, việcnghiên cứu các hành động học tập cũng được tham khảo từ cơ sở lí luận của đề tàitrên

Năm 2020, Iman Tohidian và Ali Khorsandi đã nghiên cứu về việc nâng cao

ý thức học tập cho sinh viên bằng cách giảng dạy kĩ năng phê phán Mẫu nghiên

cứu được thực hiện trên 52 SV năm thứ 3 chuyên ngành Ngôn ngữ Anh tại Đại họcKashan (Iran) Đây là một nghiên cứu dọc theo môn học Viết tiếng Anh chuyênngành Kết quả nghiên cứu cho thấy, mặc dù nhận thức ban đầu của SV về học tập ởmức cao nhưng mức độ phê phán về nội dung học tập, phong cách giảng dạy… ởmức độ rất thấp Đây chính là hệ quả của quá trình dạy học theo truyền thống và tư

tưởng sợ “lội ngược dòng” trong lớp học Bằng việc thay đổi phương pháp tiếp cận

giảng dạy của GV, ý thức học tập của SV đã có sự thay đổi rõ rệt

Nghiên cứu trên đã chứng minh việc nâng cao YTHT thông qua việc học tiếngAnh của SV với phương pháp dạy kĩ năng Điều này góp phần củng cố cơ sở để xâydựng biện pháp cải thiện YTHT cho SV Trường ĐHHS thông qua việc dạy lồngghép các chuyên đề về kĩ năng học tập

Trang 22

Hầu hết các nghiên cứu về YTHT ở phương Đông chịu ảnh hưởng mạnh mẽcủa trường phái TLH Hoạt động Các nghiên cứu trên đều xem xét YTHT trên bakhía cạnh: nhận thức, thái độ, hành động Đa phần, người nghiên cứu đào sâu thựctrạng YTHT và mối liên hệ, sự ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến YTHT hoặc

sự ảnh hưởng của YTHT lên kết quả học tập

Nhìn chung, các nghiên cứu về ý thức nói chung và YTHT nói riêng có từ rấtsớm Nhưng từ những thập niên 70 của thế kỉ XIX, vấn đề YTHT được nghiên cứumột cách có hệ thống Dần theo sự trưởng thành của khoa học tâm lí, các nhà TLHphương Tây tiếp cận YTHT chủ yếu theo hướng nhận thức – hành vi, trong khi cácnhà TLH phương Đông lại tiếp cận YTHT theo hướng hoạt động Trong những nămgần đây, có sự giao thoa giữa các khuynh hướng tiếp cận Đông – Tây YTHT ngàycàng được tập trung nghiên cứu theo chiều sâu của từng khía cạnh thành phần trongbối cảnh hội nhập đa văn hóa

1.1.3 Ở nước Nga

Nước Nga (Liên Xô cũ) là cái nôi của TLH Hoạt động Từ những thập niên 40của thế kỉ XVIII, các nhà tâm lí học Nga đã bắt đầu nghiên cứu đến các vấn đề liênquan đến học tập Các nhà nghiên cứu tiêu biểu: M V Lomonosov, A Radishchev,

G I Chelpanov, L S Vygotsky, S L Rubinstein, A N Leonchiev, D Uzade, B

P Lomov…

Nghiên cứu đầu tiên về nhận thức học tập được biết đến do M.V Lomonosovkhởi xướng vào năm 1740 Ông đã đưa ra thuyết nhận thức lí tính về sự tác độngcủa sóng – ánh sáng ảnh hưởng lên não bộ thông qua kênh thị giác Dựa trên thuyếtcủa mình, ông nghiên cứu sâu về tư tưởng, đam mê được xem xét trong mối liênquan với ý thức Có cùng tư tưởng với Lomonosov, A Radishchev đã nghiên cứu

sâu hơn về ý thức ở cấp độ cá nhân Ông là cha đẻ của Quy luật Hình thành ý thức

cá nhân và là người đặt nền móng cho các nghiên cứu về ý thức (Lomov, 2000).

S L Rubinstein, A N Leonchiev là hai nhà tâm lí học lỗi lạc người Nga Cácông đã vận dụng quan điểm hoạt động của L S Vygotsky một cách thành công vàotâm lí học Điểm mới ở A N Leonchiev là chuyển hướng đối tượng của thuyết hoạtđộng từ xã hội sang hướng cá nhân Từ những thành tựu của các học giả đi trước,

Trang 23

các nhà tâm lí học Gaperin, A R Luria, D Uzade, B P Lomov… đã tiếp tục đưa

sự thành công của TLH Hoạt động ứng dụng khắp các lĩnh vực của đời sống đặcbiệt là vào giáo dục Từ đó, uy tín của trường phái TLH hoạt động được nâng caotrên trường quốc tế (Phạm Minh Hạc, 2003)

Năm 2009, Guslyakova Nina Ivanovna đã nghiên cứu Cơ chế tâm lí của sự hình thành và phát triển ý thức nghề nghiệp của sinh viên sư phạm Đây là luận văn

thạc sĩ Trường Đại học Sư phạm Quốc gia Moscow, Kursk - Nga Nghiên cứu đãxây dựng cấu trúc ý thức nghề nghiệp của SV dựa trên cấu trúc hoạt động Phươngpháp tiếp cận hoạt động cá nhân để phân tích, nghiên cứu và giải thích ý thức conngười được phát triển bởi B G Ananyev, A N Leonchiev, B F Lomov, A R.Luria, S L Rubinstein, V D Shadrikov Phương pháp tiếp cận mặt tích cực cánhân dựa trên năng lực và sáng tạo cá nhân đối với tính chất của đối tượng theoquan điểm của L I Antsyferova, K A Slavskaya, R M Granovskaya, I A.Winter, V A Kang-Kalik, Y V Frolov, V D Shadrikov Tác giả đã tiếp cận ýthức nghề nghiệp qua ba mặt: nhận thức nghề nghiệp, thái độ với nghề và mặt năngđộng của hoạt động nghề nghiệp Nghiên cứu thực nghiệm trên ba nhóm SV với cỡmẫu là 205 người Kết quả nghiên cứu cho thấy: có sự khác biệt ý nghĩa thống kê về

ý thức nghề nghiệp giữa các nhóm SV (p < 0,001), quá trình phát triển ý thức sưphạm của nhóm thực nghiệm là tăng lên nhưng không điều, ý thức nghề nghiệp của

SV phụ thuộc nhiều nhất vào thái độ sư phạm

Bài nghiên cứu trên là một công trình nghiên cứu cấu trúc ý thức theo trườngphái TLH Hoạt động Hệ thống lí luận được xây dựng chặt chẽ và nhất quán Trongbài luận văn này, chúng tôi đã tham khảo phần cơ sở lí luận để xây dựng cấu trúccủa YTHT

Nhìn chung, các nghiên cứu ở Nga đều có sự ảnh hưởng rất lớn từ trường pháiTâm lí học Hoạt động Số lượng nghiên cứu đồ sộ đã góp phần kiểm chứng, làmsáng tỏ cơ sở luận của mô hình hoạt động Các kết quả nghiên cứu được ứng dụngmạnh mẽ vào trong đời sống đặc biệt là giáo dục Từ đó, uy tín của các nhà TLHNga được nâng cao trên trường quốc tế và bắt đầu có những ảnh hưởng nhất địnhđối với việc phá vỡ sự thống trị TLH Hành vi ở phương Tây

Trang 24

1.1.4 Ở Việt Nam

Việt Nam có nền TLH rất non trẻ so với sự phát triển TLH của thế giới Tronglúc các nhà TLH thế giới nghiên cứu rầm rộ các vấn đề chuyên sâu về nhân cáchcon người thì nhân dân Việt Nam phải cật lực đấu tranh để giải phóng dân tộc Sauchiến tranh 1945, nhờ sự giúp đỡ tạo điều kiện học tập của Đảng và Nhà nước chocác du học sinh đi du học tại các trường đại học ở ngoại quốc, các nhà TLH ViệtNam đã có thêm cơ hội tìm hiểu và đưa nền TLH nước nhà tiến lên từng bước Đếnnhững năm 1975, sự tiếp thu các hướng tiếp cận mới: phân tâm, hành vi, nhậnthức… của phương Tây đã làm cho nền TLH Việt Nam ngày càng thêm phong phú

và tiệm cận hơn với nền TLH thế giới

Ở Việt Nam, những nghiên cứu lí luận và thực tiễn về YT nói chung và YTHT

nói riêng còn khá hạn chế Các công trình nghiên cứu lí luận tiêu biểu trong những

năm gần đây phải kể đến các nghiên cứu của các tác giả: Trần Ninh Giang, ĐỗLong, Vũ Dũng

Năm 2005, Trần Ninh Giang nghiên cứu: “Vấn đề lí luận về ý thức và tự ý thức trong tâm lý học” Tác giả đã tổng hợp các vấn đề lí luận liên quan đến: bản chất ý thức, cấu trúc ý thức, và sự hình thành ý thức cá nhân Ông cho rằng bản

chất của ý thức bao gồm bốn thuộc tính: năng lực hiểu, sự thống nhất của nhâncách, sự thống nhất của nhận thức, kinh nghiệm và thái độ, sự tích lũy và sử dụngthông tin YT được cấu tạo thành nhiều thứ bậc, và có cấu trúc nhiều lớp Các lớpthành tố của nó thể hiện mức độ phát triển khác nhau Bàn về sự hình thành YT, ôngcho rằng ý thức là sản phẩm cấp cao của nhân cách Ý thức không phải được sinh ra

và bất biến mà nó được hình thành và phát triển thông qua những hoạt động của conngười

Năm 2005, Đỗ Long đã có công trình nghiên cứu: “Về vấn đề tự ý thức trong tâm lý học tộc người” Ông đã đề cập đến những vấn đề còn bỏ ngõ chưa được

nghiên cứu trong lĩnh vực TLH dân tộc: khái niệm về vấn đề tự ý thức (TYT) tộcngười, bảy yếu tố cơ bản cấu thành nên YT, TYT trong tâm lý tộc người

Năm 2009, Vũ Dũng nghiên cứu vấn đề: “Ý thức cộng đồng, ý thức dân tộc và

ý thức quốc gia” Bài nghiên cứu đề cập đến những quan điểm liên quan đến ý thức

Trang 25

cộng đồng (cư dân, dòng họ, làng xã), YT dân tộc, YT quốc gia và mối quan hệgiữa ba yếu tố trên Ông đã đề cập đến 4 mức độ trong YT dân tộc: tình cảm chúngtôi – tình cảm chúng ta – tình cảm tộc người – tình cảm đất nước Muốn phát triểncác mức độ YT trên thì Nhà nước đóng vai trò chính yếu trong việc xây dựng cácchính sách đại đoàn kết dân tộc.

Các nghiên cứu của Trần Ninh Giang, Đỗ Long, Vũ Dũng… đã đặt nền móngcho các vấn đề nghiên cứu về YT và TYT cho các nghiên cứu đi sau Những nộidung được chúng tôi đã tham khảo gồm: vấn đề lí luận, phương pháp luận, bản chấtcủa YT, cấu trúc YT được xem xét trong hoạt động học tập

Các công trình nghiên cứu thực trạng, thực nghiệm tiêu biểu trong những nămgần đây phải kể đến các tác giả: Phạm Thị Kim Thoa (2013), Bùi Ngọc Quang(2013), Chu Văn Đức, Bùi Kim Chi, Đặng Song Nga, Lưu Song Hà (2017), VõBình Nguyên (2017), Võ Thị Bích Phương (2018), Huỳnh Mai Trang, Mai HồngĐào, Kiều Thị Thanh Trà, Đinh Quỳnh Châu và Phan Minh Phương Thuỳ (2019)

Năm 2013, Phạm Thị Kim Thoa thực hiện luận văn nghiên cứu về đề tài: “Tự

ý thức của sinh viên một số Trường Đại học Thành phố Hồ Chí Minh” Tác giả đã

tiếp cận mô hình 3 thành tố của TYT bao gồm: tự nhận thức, tự đánh giá và tự điềukhiển, điều chỉnh hành vi theo mục đích tự giác Kết quả nghiên cứu cho thấy biểuhiện TYT của SV ở mức khá, đa số SV vẫn chưa đánh giá đúng về bản thân mình

và yếu tố ảnh hưởng TYT nhiều nhất là bạn bè và kênh truyền thông

Đây là một nghiên cứu thực trạng về TYT của SV Đề tài có đề cập phần YT,cấu trúc và quá trình hình thành phát triển YT trong HĐHT của SV tại TPHCM.Chúng tôi đã tham khảo phần cơ sở lí luận và các yếu tố ảnh hưởng đến TYT của

SV nhằm xây dựng bảng hỏi về các yếu tố ảnh hưởng đến YTHT của SV

Năm 2013, Bùi Ngọc Quang đã có công trình nghiên cứu: “Tác động của ý thức, thái độ và phương pháp tự học đến kết quả học tập của SV” Người nghiên

cứu đã phân tích 3 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập (KQHT) của SV Đại họcQuốc gia (ĐHQG) Hà Nội (HN) là: ý thức, thái độ và phương pháp tự học Ngườinghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng nêutrên đến KQHT của 265 SV Kết quả cho thấy mức độ tác động của ý thức học tập

Trang 26

của SV lên kết quả học tập là cao nhất (r = 0,43) Xếp hạng 2 là phương pháp học (r

= 0,35) Thái độ học tập có mức ảnh hưởng thấp nhất (r = 0,32)

Trong bài nghiên cứu trên, người nghiên cứu đã đồng nhất ý thức học tập vànhận thức học tập Theo trường phái TLH Hoạt động, học tập là một dạng hoạtđộng đặc biệt đòi hỏi người học phải ý thức được các mối liên hệ giữa bản thân vànội dung học tập Ý thức học tập là một cấu trúc tổng hòa 3 thành tố: nhận thức họctập, thái độ học tập và hành động học tập Chúng tôi đã lựa chọn mô hình ý thứchọc tập 3 thành tố để tổ chức nghiên cứu dưới dạng biểu hiện của thực trạng

Năm 2017, Chu Văn Đức, Bùi Kim Chi, Đặng Song Nga và Lưu Song Hà đã

thực hiện đề tài nghiên cứu: “Thái độ học tập của sinh viên Trường Đại học Luật

Hà Nội” Tác giả đã tập trung nghiên cứu thái độ của SV trong HĐHT trên các khía

cạnh: thái độ của SV đối với GV, giờ giảng, giờ thảo luận, giờ tự học và việc đánhgiá KQHT trên cấu trúc ba mặt: nhận thức, cảm xúc, hành vi Kết quả nghiên cứucho thấy thái độ học tập của SV ở mức rất cao (ĐTB = 4,54), thái độ tiêu cực ở mứcthấp (ĐTB = 2,32) Trong đó, thái độ tiêu cực tập trung ở thái độ về việc đánh giáhọc tập của GV Có sự tương quan ở mức cao giữa thái độ tích cực, tiêu cực vớimong muốn được đối xử công bằng trong lớp học

Thái độ học tập là một trong ba thành tố cơ bản của YTHT Việc làm rõ cấutrúc, thuộc tính của thái độ học tập sẽ làm sáng tỏ phần cơ sở lí luận cho YTHT.Thái độ học tập thường được nghiên cứu phần cảm xúc học tập (cảm xúc âm tính vàdương tính) Cảm xúc học tập có những tiêu chí biểu hiện rõ ràng và dễ đo lườngnên được các nhà nghiên cứu đào sâu Trong bài luận văn, chúng tôi đã tham khảophần cấu trúc thái độ học tập để xây dựng cơ sở cho đề tài

Năm 2017, Võ Bình Nguyên đã thực hiện đề tài: “Tính tích cực học tập của sinh viên Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh” Mẫu là 657 SV đang học tại

4 đơn vị thuộc ĐHQG TPHCM (Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại họcKhoa học Tự nhiên, Đại học Kinh Tế Luật và Khoa Y - ĐHQG) Kết quả nghiêncứu cho thấy tính tích cực của SV ở mức trung bình khá (91,27 / 135) Không có sựkhác biệt về tính tích cực hoạt động giữa nam và nữ trên tổng thể (p = 0,99) nhưng

có sự khác biệt thành phần (hành động học tập tích cực trong việc học, nhận thức ý

Trang 27

nghĩa việc học đối với bản thân, đánh giá sự hòi lòng về các yếu tố học tập) Cụ thể:tính tích cực của nam SV > nữ SV khi xem xét trong nhóm trường: Đại học Kinh TếLuật và Đại học Khoa học Tự nhiên (p = 0,04) Tính tích cực của nữ SV củaTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn và Khoa Y có điểm trung bình caohơn nam SV (p = 0,001) Xét theo nguyên quán, SV có xuất thân ở nông thôn cótính tích cực cao hơn SV ở thành thị (p = 0,00) Xét theo năm học, SV năm thứ nhất

có tính tích cực cao hơn nhóm SV các năm còn lại (p = 0,03)

Dựa vào kết quả mô tả thực trạng của tính tích cực theo giới tính, nhóm ngành,quê quán, nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ tính tích cực trong HĐHT của SV.Chúng tôi đã tham khảo các biểu hiện hoạt động tích cực của SV trong HĐHT Từ

cơ sở đó, bảng hỏi đã được xây dựng từ các biểu hiện của SV thể hiện các hoạtđộng mang tính tích cực trong nội dung mặt năng động của hành động trong cấutrúc hoạt động học của SV

Năm 2018, Võ Thị Bích Phương nghiên cứu đề tài: “Learner autonomy beliefs and practices of first-year students at HCM University of Technology” (Tính tự chủ trong hoạt động học tập của SV Trường Đại học Bách Khoa TPHCM) Trong bài

nghiên cứu, tác giả đã đề cập đến tính tự chủ trong học tập của SV Trường Đại họcBách Khoa – ĐHQG TPHCM Một khảo sát cắt ngang với 59 SV đang theo học lớptiếng Anh cơ bản Tính tự chủ của người học ngoại ngữ là một trong những đề tài đisâu vào vấn đề tự ý thức của SV Tác giả đã tiếp cận theo thuyết về học tập củaVygotsky- xem học tập là một dạng hoạt động Kết quả nghiên cứu cho thấy: mặtnhận thức của SV về tính tự chủ của bản thân ở mức cao (91,5%), mặt hành độngtheo thói quen học tập ở mức thấp (32,2%) Việc tác động cải thiện hiệu quả học tậpphải tác động đến việc hình thành thói quen học tập cho SV

Với thiết kế kết hợp giữa định tính và định lượng, bài nghiên cứu trên đã kháiquát ý thức học tập của SV trên phương diện tính tự chủ trong hoạt động học Có sựtương quan nghịch giữa tỉ lệ SV có mức độ nhận thức về tầm quan trọng về ý thứchọc tập tự chủ và tỉ lệ SV thực hiện hành động học tập tự chủ Đa số SV có nhậnthức về YTHT ở mức cao nhưng việc thực hiện hành động học tập ở mức rất thấp.Ngoài ra, bài nghiên cứu còn đóng góp vào việc xây dựng các tiêu chí để đánh giá

Trang 28

SV Việc SV có nhận thức học tập tốt thì chưa chắc SV ấy đã hành động học tập tốt.Cần xây dựng các biện pháp tác động cải thiện YTHT của SV thông qua việc hướngdẫn SV thực hiện các hành động học tập.

Năm 2019, nhóm tác giả Huỳnh Mai Trang, Mai Hồng Đào, Kiều Thị ThanhTrà, Đinh Quỳnh Châu và Phan Minh Phương Thuỳ đã có công trình nghiên đề tài:

“Định chuẩn thang đo cảm xúc trong học tập (Achievement Emotions Questionnaire

- AEQ) dành cho SV” Đây là đề tài khoa học và công nghệ cấp trường mã số

CS.2018.19.44 Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh Thang đo đượcđịnh chuẩn từ thang đo cảm xúc học tập AEQ của Reinhard Pekrun (bản tiếng Anh).Nhóm nghiên cứu đã chuẩn hóa 8 loại cảm xúc (thích thú, hy vọng, tự hào, giận dữ,

lo lắng, xấu hổ, tuyệt vọng và buồn chán) của SV đối với lớp học, việc học, thi cửtrong ba trạng thái (trước, trong và sau khi học) trên 651 SV các trường đại họcthuộc khu vực phía Nam của Việt Nam

Đây là một công trình nghiên cứu có giá trị chuyên khảo đối với các nghiêncứu cảm xúc trong học tập của SV Cảm xúc học tập là một thành tố cơ bản của thái

độ học tập Nó có vai trò định hướng và thúc đẩy SV tích cực tham gia hoạt độnghọc tập Chúng tôi đã được nhóm tác giả cho phép sử dụng một phần thang đo nhằm

để đo 6 cảm xúc (thích thú, hi vọng, tự hào, giận dữ, lo lắng và buồn chán) của SVđối với việc học trong lúc học

Nhìn chung, có rất nhiều công trình nghiên cứu về các yếu tố thành phần cấuthành nên YTHT của SV ở Việt Nam Đa phần, người nghiên cứu xem xét học tập

là một dạng hoạt động được đặt trong cấu trúc ba mặt (nhận thức, thái độ, hành vi)

Ở mặt nhận thức, các nghiên cứu tập trung làm sáng tỏ về nhận thức về bản thânhoặc nhận thức về vai trò hoặc nhận thức về các đối tượng học tập Về mặt thái độ,

đa phần các nghiên cứu tập trung vào việc nghiên cứu thái độ học tập, cảm xúc của

SV trong việc học tập Ở mảng hành vi, những hành động học tập tích cực, tự chủ…cũng được nghiên cứu rất sâu Tất cả các công trình nghiên cứu đi trước đã đónggóp phần làm sáng tỏ cơ sở lí luận cho đề tài nghiên cứu về YTHT về sau

Trang 29

1.2 Các khái niệm cơ bản

1.2.1 Ý th ức

a) Khái niệm ý thức

Ý thức là một phạm trù cơ bản của hầu hết các ngành khoa học xã hội Có rấtnhiều luận điểm về ý thức Ý thức được nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực và được hiểutheo nhiều phương diện khác nhau

Theo nghĩa thông thường

Ý thức dùng để chỉ nhận biết của con người về sự phù hợp của thái độ, cáchứng xử của con người dựa trên tiêu chuẩn chung của xã hội Hiểu một cách đơngiản, một người ý thức tức là người ấy có hiểu biết, có tính tự giác và hành độngphù hợp lòng người (Phạm Minh Hạc, 2003)

Trong lĩnh vực Triết học

Hơn 19 thế kỉ trôi qua, sự phát triển của ý thức là một vấn đề lớn được các nhàtriết học bàn luận chưa có hồi kết Nhiều luận điểm về ý thức ra đời dưới sự ảnhhưởng của sự phát triển của nhận thức xã hội Dưới sự ra đời của Triết học Mác-xít,TLH đã có cơ sở luận để phát triển thêm một phân nhánh mới – TLH Mác-xít Triếthọc xem ý thức là phạm trù đối lập với vật chất Ý thức được xem xét trong mốiquan hệ giữa vật chất – ý thức và được gắn liền với những hình thái xã hội nhấtđịnh Ý thức được sinh ra sau vật chất và do vật chất quyết định Ý thức là hình thức

tồn tại của vật chất đã được nhận thức Triết học Mác-xít xem ý thức như một yếu

tố mang tính cộng đồng, thuộc về tập thể, xã hội (Nguyễn Ngọc Khá, 2017)

Trong lĩnh vực Tâm lí học

Khác với Triết học, TLH đi sâu vào vấn đề ý thức cá nhân được quy định bởitiền đề ban đầu là các nhân tố bên ngoài Các vấn đề về cấu trúc, các quá trình hìnhthành và phát triển, chức năng… của ý thức dần được các nhà TLH làm sáng tỏ.Nicky Hayes và Peter Stratton (2013) đã đề cập đến khái niệm ý thức trong

quyển từ điển chuyên ngành tâm lí học: “A Student's Dictionary of Psychology (fourth edition)” Ý thức (consciousness) là sự nhận biết của một người về các quá

trình tâm lí diễn ra của chính mình hoặc đối với thế giới xung quanh

Trang 30

A N Leonchiev đề cập ý thức bao hàm phần “ý” và “thức” Ý là nội dung

trải nghiệm, được ẩn chứa trong thái độ của cá nhân Thức là tri thức, là sự hiểubiết Quá trình dạy học chỉ có thể cung cấp tri thức chứ không thể dạy “ý” cho

người học “Ý” được người học trải nghiệm nội dung giảng dạy và được sinh ra từ

“ý” của nội dung học tập Từ khi “ý” được sinh ra, người học mới có thể có ý thức

về sự vật hiện tượng đang tồn tại xung quanh (Phạm Minh Hạc, 2003)

Theo Nguyễn Xuân Thức (2007), ý thức là kết quả của một quá trình pháttriển lâu dài của vật chất Ý thức là tiêu chí tiền đề để xác định sự nảy sinh tâm lí Ýthức được hiểu theo hai nghĩa Theo nghĩa rộng, ý thức được hiểu như tinh thần, tưtưởng (ý thức kỷ luật, ý thức tổ chức…) Theo nghĩa hẹp, ý thức được hiểu là mộtmức độ hiểu biết của con người về một lĩnh vực cụ thể

Theo Chu Văn Đức và cộng sự (2007, tr.49), ý thức được định nghĩa như sau:

Ý thức là năng lực hiểu được các tri thức về thế giới khách quan mà con người tiếp thu được và năng lực hiểu được thế giới chủ quan trong chính bản thân mình nhờ đó con người có thể cải tạo thế giới khách quan và hoàn thiện bản thân mình.

Theo Vũ Dũng (2008), ý thức là sự phản ánh tâm lí, của khả năng tự điềuchỉnh và chỉ có ở người như một sinh vật xã hội - lịch sử Bản thân ý thức khôngtồn tại độc lập mà phải gắn liền với bộ não của con người Ý thức sinh ra trong quátrình hoạt động của chủ thể và có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định lựachọn cách thức mà con người ta hoạt động

Theo các tác giả Nguyễn Xuân Thức (2007), Nguyễn Quang Uẩn (2013),Huỳnh Văn Sơn và cộng sự (2013), ý thức chính là hình ảnh phản ánh tâm lí caonhất chỉ riêng con người mới có, phản ánh bằng ngôn ngữ, là khả năng con ngườihiểu được những tri thức mà con người đã tiếp thu Hiện thực khách quan tác độngvào các giác quan và được não bộ thu nhận Những hình ảnh tâm lí xuất hiện trongnão thông qua sự phản ánh tâm lí lần đầu tiên Những hình ảnh tâm lí này lại được

sử dụng để phản ảnh nhiều lần trong quá trình con người hoạt động thông qua kênhngôn ngữ Tức có nghĩa là lại phản ánh của những cái đã được phản ánh Nói cáchkhác, ý thức chính là phản ánh của phản ánh, là nhận thức của nhận thức

Trang 31

Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về ý thức Trên tổng hợp các định nghĩa,chúng tôi hiểu ý thức bao gồm các thuộc tính cơ bản sau:

 Ý thức thể hiện năng lực nhận thức của con người về thế giới;

 Ý thức thể hiện thái độ chủ quan của con người;

 Ý thức thể hiện năng lực điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người;

 Ý thức có khả năng phát triển thành tự ý thức

Trong luận văn, ý thức được chúng tôi hiểu là hình thức phản ánh tâm lý cao nhất của con người, là kết quả của chuỗi phản ánh được lặp lại nhiều lần thông qua ngôn ngữ và lao động mà con người trải qua trong các hoạt động của mỗi cá nhân b) Đặc điểm của ý thức

Ý thức là một phạm trù cơ bản nhưng vô cùng phức tạp của quá trình hìnhthành nhân cách con người Trải qua nhiều cuộc nghiên cứu, nội hàm của YT dầnđược hé mở với các đặc điểm cơ bản sau:

Tính nhận thức là đặc điểm đầu tiên cũng là dấu hiệu nhận biết đầu tiên của

YT Tính nhận thức thể hiện ở quá trình nhận thức cảm tính ban đầu (cảm giác, trigiác) sau đó đến quá trình nhận thức lí tính (tư duy, tưởng tượng) Ở tầng bậc nhậnthức, con người luôn hướng tới những tri thức tồn tại ở dạng biểu tượng, hình ảnhbên trong não bộ Con người luôn nhận biết về những hiện tượng tâm lí đang diễn rabên trong chính bản thân mình

Sự biểu thị thái độ là một đặc điểm luôn đi cùng với nhận thức Khi chủ thể

biết về đối tượng, những rung cảm bắt đầu xuất hiện (yêu, ghét, thích thú, lo sợ…).Đây cũng là tiêu chí thứ hai để nhận biết một người có hay không có ý thức về đốitượng

Tính chủ định dự kiến của hành vi là đặc điểm hết sức đặc biệt của con người.

Do sự tích lũy dần những kinh nghiệm trong sự quan sát hay trực tiếp tham gia cáchoạt động mà con người đã có thể hình dung trước kết quả trước khi thao tác hànhđộng Con người luôn hoạt động chủ tâm để hướng tới những ý niệm về kết quả đạtđược Chính điều này giúp cho chúng ta có thể điều khiển, điều chỉnh hành vi phùhợp với mục tiêu, mục đích của hành động

Trang 32

Tóm lại, ý thức là chức năng cao nhất của tâm lí người YT tiếp nhận những

thông tin từ môi trường và lưu giữ nó bằng những hình ảnh phản ánh Từ việc lưugiữ này, chủ thể sàng lọc qua lăng kính chủ quan của cá nhân Từ đó, chủ thể biểuthị những rung cảm tương ứng, đặt ra kế hoạch hành động phù hợp và hiệu quả Vớinhững đặc điểm này, YT được coi là khả năng nhận thức cao nhất điều hành vi củacon người về thế giới (Huỳnh Văn Sơn et al., 2013)

c) Cấu trúc của ý thức

Ý thức là một cấu trúc tâm lí cấp cao YT là một chỉnh thể với sự tổng hòa bamặt thống nhất cơ hữu với nhau, điều khiển, điều chỉnh các hoạt động của conngười một cách có ý thức YT thể hiện qua ba mặt sau:

Mặt nhận thức

Nhận thức là là một đặc điểm rất quan trọng và cũng là dấu hiệu tiền đề của

YT Trước khi có nhận thức, ở cấp độ thấp của sự tiếp nhận phản ánh là các cấp độcảm nhận của các giác quan, những rung cảm cơ thể Khi tích góp đủ các xung dẫnthần kinh đủ mạnh lên não bộ, những hình ảnh, biểu tượng được hình thành Đâychính là quá trình nhận thức cảm tính Kết quả của các quá trình nhận thức cảm tính

là hình thành những hình ảnh đầu tiên Chủ thể có thể dựa vào những hình ảnh này

để cảm giác, tri giác Quá trình nhận thức lí tính là bậc tiếp theo trong mặt nhậnthức của ý thức Nó phản ánh lại cho chủ thể biết bản chất của sự vật tác động Đây

là nội dung rất cơ bản vì nó cung cấp cái hình ảnh kết quả của hoạt động và hoạchđịnh trước kế hoạch của hành động Nguyễn Xuân Thức (2007) cho rằng những nội

dung được nhận thức lí tính phản ánh ban đầu này chính là "hạt nhân của ý thức" Mặt thái độ

Sự biểu thị của thái độ của ý thức phản ánh thái độ trong cách lựa chọn, cảm

xúc, thái độ đánh giá của chủ thể với sự vật, hiện tượng Thái độ được thể hiện cụthể những rung cảm với đối tượng mà chủ thể nhận thức Có rất nhiều biểu hiện thái

độ như yêu – ghét, đồng tình – phản đối, khen ngợi – chê bai… Ngoài ra, thái độcòn tồn tại ở dưới dạng tâm thế Đây là mặt thể hiện tính sẵn sàng thực hiện hànhđộng của chủ thể

Trang 33

d) Các cấp độ của ý thức

Nguyễn Xuân Thức (2007) đã chia YT thành hai cấp độ: ý thức cá nhân và ýthức tập thể Ở cấp độ cá nhân, chủ thể ý thức hướng từ ngoài vào trong bản thânmình và phát triển đỉnh cao thành tự ý thức Cấp độ tập thể được hình thành do hoạtđộng giao tiếp cá nhân với nhau

Nguyễn Quang Uẩn (2013), Huỳnh Văn Sơn và cộng sự (2013) lại chia YTthành ba cấp độ: ý thức, tự ý thức và ý thức tập thể Ở hai cấp độ đầu, YT được xemxét tương ứng ở góc độ cá nhân Cấp độ thứ ba, YT được xem xét ở góc độ nhóm,tập thể

Cấp độ 2: tự ý thức

TYT là mức độ phát triển cao nhất của YT cá nhân TYT được hình thành từlúc lên ba Để TYT phát triển, chủ thể phải tham gia hoạt động sống, lao động Từnhững phản ánh các mối liên hệ trong quá trình sống, TYT ngày càng vững chải vàhoàn thiện hơn TYT được biểu hiện ở 4 mặt: tự nhận thức, tự đánh giá, tự khẳngđịnh và tự giáo dục

Trang 34

Cấp độ 3: ý thức tập thể

Tính xã hội là một trong hai đặc tính cơ bản nhất của tâm lí người Trong mốiquan hệ giao tiếp, ý thức cá nhân sẽ phát triển dần đến ý thức tập thể C Jung là nhàTLH đầu tiên đề cập đến khái niệm ý thức tập thể và vô thức tập thể Khi con ngườiđiều khiển hành động với ý thức tập thể, sản phẩm của quá trình hoạt động ấy luônđược mọi người đón nhận và trân quý Từ ấy, sức mạnh của tinh thần dân tộc, tínhcộng đồng lan tỏa trong xã hội (Huỳnh Văn Sơn et al., 2013)

Trong khuôn khổ của luận văn, ý thức chỉ được xem xét ở cấp độ cá nhân Ýthức cá nhân được xem xét hai cấp độ đầu tiên: ý thức và tự ý thức

e) Sự hình thành và phát triển ý thức

Ý thức không tự sinh ra mà nó được hình thành thông qua các hoạt động củacon người YT được hình thành và phát triển dựa trên hai phương diện: loài và cánhân Ở phương diện loài, nhờ lao động và ngôn ngữ giao tiếp trong hoạt động màcon người đã nảy sinh ra YT Theo Nguyễn Xuân Thức (2007), YT cá nhân đượchình thành thông qua bốn con đường cơ bản:

 Hoạt động cá nhân và biểu hiện trong sản phẩm của hoạt động ấy;

 Giao tiếp liên cá nhân, xã hội;

 Tiếp thu nền văn hóa xã hội, ý thức xã hội;

 Tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi cá nhân

Về mặt kinh nghiệm, ý thức cá nhân xuất hiện như là tổng hòa các hình ảnhcảm tính và trí tuệ Nghĩa là nó xuất hiện như là một phức hợp các phản ánh trongnhận thức của con người Ý thức luôn biến đổi không ngừng và xuất hiện trước chủthể dưới các hình thức kinh nghiệm nội quan ở bên trong chủ thể và ở dạng các dựkiến của hành vi hay còn được gọi là mặt tâm thế của thái độ của chủ thể (Vũ Dũng,2008)

Thông thường, khi nghiên cứu về sự hình thành và phát triển ý thức, các nhàtâm lí học đều quan tâm nhiều đến sự hình thành và phát triển của YT, TYT của cánhân Việc xác định con đường và điều kiện hình thành sự phát triển ý thức cá nhân

sẽ tạo ra cơ sở khoa học cho công tác giáo dục con người

Trang 35

1.2.2 Ho ạt động học tập

a) Khái niệm hoạt động học tập

Hoạt động là sự tác động qua lại có mục đích giữa con người với thế giới xungquanh, hướng tới biến đổi nó nhằm thỏa mãn nhu cầu của mình Trong quá trình đó,con người luôn tác động vào thế giới khách quan một cách tích cực và sáng tạo,nhằm tạo sản phẩm về 2 phía (Nguyễn Ngọc Khá, 2017)

Hoạt động học tập (HĐHT) là một dạng hoạt động đặc biệt chỉ có ở conngười Nghĩa là nó có mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, thời giankhông gian, có sản phẩm của quá trình hoạt động và chủ thể là con người HĐHTđược diễn ra theo một khung giờ cụ thể, tại trường học với khung chương trình họcđược quy chuẩn từ trước Mục đích của quá trình học tập hướng tới đào tạo conngười phù hợp với yêu cầu của xã hội ở tương lai Thông qua sự dẫn dắt của ngườithầy, người học (học sinh, sinh viên, học viên) chủ động tích cực HĐHT để chiếmlĩnh kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, các chuẩn hành vi, giá trị… một cách khái quát và cótính hệ thống

Có rất nhiều định nghĩa về HĐHT Chúng tôi đã tổng hợp vài định nghĩa tiêubiểu của: L B Encohin, I B Intenxon, A N Leonchiev, P L Ganperin và N P.Taludina

Theo L B Encohin, HĐHT là một quá trình lĩnh hội tri thức thông qua hoạtđộng dạy học HĐHT được xác định bởi cấu trúc và mức độ phát triển của hoạtđộng dạy học

Theo I B Intenxon, HĐHT là loại hoạt động đặc biệt của con người có mụcđích nắm vững kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo và các hình thức nhất định của hành vi.Theo A N Leonchiev, P L Ganperin và N P Taludina, HĐHT là một quátrình xuất phát từ mục đích của hành vi Nó bao gồm cả ý nghĩa nhận thức về mặt líluận lẫn thực tiễn (Nguyễn Thạc và Phạm Thành Nghị, 2007)

Nhóm tác giả Lý Minh Tiên cùng cộng sự (2012; 2018), cho rằng:

Hoạt động học tập là hoạt động đặc thù của con người, được điều khiển bởi mục đích tự giác là lĩnh hội những tri thức, giá trị, kĩ năng, kĩ xảo, phương

Trang 36

thức và hành vi… một cách khoa học và có hệ thống (Lý Minh Tiên, Nguyễn

Thị Tứ, Bùi Hồng Hà, & Huỳnh Lâm Anh Chương, 2012, tr.125)

Chưa có sự thống nhất trong việc đưa ra khái niệm chung về HĐHT, các tácgiả trên đã xem xét HĐHT ở các chiều kích khác nhau như: nhận thức, tư duy hay

kĩ năng trong hoạt động nghề nghiệp Nhìn chung, HĐHT có những thuộc tính cơbản:

 Đối tượng của HĐHT là tri thức, kĩ năng, kĩ xảo ;

 Mục đích của hoạt động này hướng vào sự thay đổi bản thân người học;

 Có sự tổ chức sắp xếp và chịu ảnh hưởng trực tiếp từ hoạt động dạy

Trong luận văn, chúng tôi chọn khái niệm HĐHT của tác giả Lý Minh Tiêncùng cộng sự để làm khái niệm cơ sở xây dựng HĐHT của SV

b) Cấu trúc của hoạt động học tập

Theo Coates (2007), cấu trúc HĐHT là “một cấu trúc tương đối rộng trong đó người học luôn nỗ lực để đạt mục tiêu đã hoạch định từ trước”, HĐHT bao gồm các

yếu tố như tính tích cực và hợp tác, tham gia vào các hành động cụ thể HĐT cònmang tính thách thức, giao tiếp chính thức với giáo viên, tham gia trải nghiệm cáchoạt động giáo dục, cảm thấy thuộc về và được hỗ trợ từ cộng đồng học tập trongmôi trường sư phạm

A N Leonchiev (1903-1979) là một trong những nhà tâm lý học lỗi lạc củaNga ở thế kỉ XX Ông được ghi nhận do có công vạch rõ cấu trúc tâm lý của hoạtđộng, xây dựng nên lý thuyết hoạt động trong tâm lý học Theo Leonchiev, cấu trúccủa hoạt động bao gồm 6 thảnh tố: động cơ, mục đích, phương tiện, hoạt động, hànhđộng và thao tác Hoạt động luôn được thúc đẩy bởi động cơ, hoạt động bao gồmnhiều hành động khác nhau, mỗi hành động hướng tới nhiều mục đích, tập hợp cácmục đích đó thỏa mãn động cơ Trong hành động có nhiều thao tác, thao tác đượcthực hiện thông qua các phương tiện

Trang 37

Cấu trúc của hoạt động được khái quát qua Hình 1.1.

Hình 1.1 Sơ đồ cấu trúc vĩ mô của hoạt động

(dẫn theo Huỳnh Văn Sơn và cộng sự, 2012, tr.50)Cấu trúc của hoạt động là một cấu trúc động, là tổ hợp của các thành tố có mốiliên hệ chặt chẽ với nhau Trước hết, hoạt động con người luôn có mục đích và làmthỏa mãn nhu cầu khi có sự xuất hiện của đối tượng phù hợp Khi ấy, động cơ được

cụ thể hóa bằng từng mục đích bộ phận Để thực hiện được mục đích, chủ thể phảivận dụng những thao tác dưới sự hỗ trợ của những phương tiện cụ thể Thao tácchính là đơn vị nhỏ nhất của hoạt động

Như vậy, khi tiến hành hoạt động, về phía chủ thể có ba thành tố mô tả về mặt

kĩ thuật của hoạt động Phía khách thể bao gồm: động cơ, mục đích, phương tiện

Chúng tạo nên “nội dung” của khách thể Hoạt động được hình thành bởi nhiều

hành động và được cụ thể bởi những thao tác Hoạt động luôn hướng vào động cơ.Động cơ được cụ thể hóa thành những mục đích thành phần Tùy theo điều kiện màchủ thể lựa chọn những phương thức phù hợp để thực hiện hành động với nhữngthao tác tương ứng

Cấu trúc hoạt động bao gồm cả hoạt động bên trong lẫn bên ngoài Vì vậy, cấutrúc hoạt động phải là cấu trúc chức năng chuyển hóa giữa các đơn vị của hoạt

Dòng các hoạt động

Trang 38

động Cấu trúc chức năng của hoạt động bao gồm các yếu tố chuyển hóa giữa cácyếu tố của chủ thể: hoạt động, hành động, thao tác tương ứng với sự chuyển hóachức năng của các đối tượng cần chiếm lĩnh: động cơ, mục đích, phương tiện (LýMinh Tiên et al., 2012; Nguyễn Thị Tứ et al., 2018).

1.2.3 Sinh viên và đặc điểm tâm lí lứa tuổi sinh viên

a) Khái niệm sinh viên

Sinh viên là một thời kì ấp ủ của giai đoạn giữa thanh niên (18-23 tuổi) Thuật

ngữ sinh viên được bắt nguồn từ tiếng Latin: “student” có nghĩa là “người làm việc”, “người tìm kiếm”, “người khai thác tri thức” Hoạt động chủ đạo của SV

chính là hoạt động học tập có định hướng bởi hoạt động nghề nghiệp Không nênxem học tập như là một vấn đề chung chung mà cần được xem xét như một hoạtđộng chuẩn bị về mặt chuyên môn của một nghề nhất định Khi nghiên cứu về hoạtđộng học tập của SV, HĐHT nên được xem xét như một dạng hoạt động lao động

b) Đặc điểm tâm lí của sinh viên

Ở lứa tuổi sinh viên, sự trưởng thành về bề mặt sinh học và sự thay đổi vềđiều kiện sống là hai yếu tố tiền đề cho sự thay đổi về khía cạnh tâm lí Phần lớn,vấn đề thay đổi môi trường của SV xét trên hai phương diện: thay đổi môi trườngsống và thay đổi môi trường học tập Khi còn là học sinh phổ thông, hầu hết các em

SV vẫn còn sống chung với gia đình Khi bước vào đại học, hầu hết các em phải rờigia đình và bước vào cuộc sống tự lập Đa số các nghiên cứu ban đầu về SV lànhững nghiên cứu về kĩ năng thích ứng Tuy có sự khó khăn ban đầu ở giai đoạn

SV, nhưng sự thích ứng của SV sẽ diễn ra rất nhanh Quá trình thích ứng của SV làmột vấn đề nổi bật do yếu tố môi trường thay đổi Sự thích ứng của SV chủ yếu tậptrung ở các mặt: môi trường sống, môi trường học tập, nội dung học tập, phươngpháp học tập thay đổi

Mặt nhận thức của SV có sự phát triển đỉnh điểm của hình thức tư duy Tư duytrừu tượng, tư duy logic đã phát triển ở trình độ cao với sự phối hợp nhiều thao tácphức tạp Tư duy của SV mang tính linh hoạt, nhạy bén, có căn cứ dẫn đến việc lĩnhhội kiến thức một cách hiệu quả Đặc biệt, do nhu cầu khám phá tri thức của SV rấtcao, nên SV ít thỏa mãn với những gì mà mình đã biết mà muốn đi sâu hơn để tìm

Trang 39

tòi bản chất của sự vật hiện tượng Chính điều này đã thúc đẩy SV khám phá vàtham gia vào hoạt động nghiên cứu khoa học (Nguyễn Thị Tứ et al., 2018).

Do mức độ nhận thức của SV đã phát triển khá hoàn thiện, nên SV có khảnăng giải quyết tốt các yếu tố mâu thuẫn, khó khăn của cuộc sống Ngoài ra, SV còn

có ý chí, độc lập tự chủ và khả năng dám chịu trách nhiệm trước bản thân, gia đình

và xã hội Bên cạnh đó, SV có những phẩm chất nhân cách tiêu biểu: thế giới quanvững vàng, tình cảm sâu sắc, tính cách trung thực, có khả năng cộng tác làm việc…

Sự tự ý thức, tự giáo dục của SV phát triển mạnh, mang tính toàn diện và sâusắc Hơn hết, SV có năng lực tự đánh giá bản thân cả hình thức lẫn nội dung - phẩmchất phức tạp bên trong (danh dự, lòng tự trọng, tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ ).Bên cạnh đó, tự ý thức, tự đánh giá của SV bị chi phối bởi quy luật phát triển khôngđồng đều trong sự phát triển tâm lí lứa tuổi Khả năng TYT, tự đánh giá không đồngđều mà phụ thuộc vào từng cá nhân (thường liên quan đến học lực cũng như kếhoạch tương lai của họ) Những SV khá thường có khả năng tự nhìn nhận đánh giábản thân khá chính xác, từ đó có kế hoạch học tập rèn luyện bản thân hướng tới cácthành tựu khoa học, lập kế hoạch học tập và nghiên cứu một cách hiệu quả nhằm tựhoàn thiện bản thân SV có kết quả học tập thấp thường đánh giá bản thân ko chínhxác Có thể họ tự đánh giá quá cao hoặc quá thấp giá trị hoặc năng lực của bản thân(Huỳnh Văn Sơn, Trần Thị Thu Mai, & Nguyễn Thị Tứ, 2016)

Tóm lại, sự tự ý thức, tự đánh giá, lòng tự trọng, sự tự tin, tinh thần tráchnhiệm đều phát triển mạnh mẽ ở lứa tuổi SV Chính những phẩm chất nhân cáchbậc cao này có ý nghĩa rất lớn đối với việc tự giáo dục, tự hoàn thiện bản thân theohướng tích cực của những trí thức tương lai

1.2.4 Ho ạt động học tập của sinh viên

a) Khái niệm hoạt động học tập của sinh viên

Hoạt động học tập là một dạng hoạt động đặc trưng của sinh viên HĐHT luônhướng vào sự tái tạo tri thức ở người học Bản thân SV phải huy động nội lực đểlĩnh hội, tái hiện lại tri thức HĐHT còn được xem là hoạt động chủ đạo của SV.Vấn đề mới ở lứa tuổi SV là HĐHT đã gắn liền với nội dung nghề nghiệp nhất định.HĐHT của SV vẫn còn diễn ra song hành với hoạt động dạy Ở môi trường đại học,

Trang 40

SV phải thích nghi với việc học tập tự chủ thay vì học theo hình thức “chăm mớm”

như ở cấp bậc phổ thông Tính độc lập của hoạt động học ở lứa tuổi SV gần nhưtách dần khỏi hoạt động dạy của GV SV có thể hoàn toàn tự học dựa trên sự hướngdẫn định hướng của GV Ngoài ra, HĐHT của SV còn gắn liền với hoạt động nghềnghiệp

Theo N V Cudomina, HĐHT là một dạng hoạt động nhận thức cơ bản của

SV được thực hiện dưới sự hướng dẫn của GV Trong quá trình đó, việc nắm vữngnội dung học tập có vai trò rất quan trọng Nếu SV không nắm bắt được những nộidung ấy, SV sẽ không thể có được kĩ năng để đáp ứng nhu cầu cho công việc ởtương lai

Theo Nguyễn Thạc và cộng sự (2007), HĐHT của SV là một loại hoạt độngtâm lí rất độc đáo HĐHT được tổ chức một cách có chủ đích nhằm hướng tới sảnphẩm là giá trị đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội Thông qua HĐHT, người học dễdàng trở thành người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao Như vậy, sản phẩmcủa hoạt động học của SV không đơn thuần là một con người chung chung mà đó làmột nhân sự có đầy đủ kiến thức, kĩ năng, thái độ đáp ứng nhu cầu thực tế của xãhội Ngoài ra sản phẩm của hoạt động học tập còn tồn tại dưới dạng những giá trịnhư: giá trị đáp ứng nhu cầu của xã hội, của bản thân SV và những mong muốn củagia đình

B Ph Lomov (2000) cho rằng: HĐHT của SV là hoạt động rất đặc biệt Nócần được xem xét như là một yếu tố quy định tính hệ thống của các quá trình tâm lídiễn ra trong hoạt động học tập Ngoài ra nó cần được xem xét ở chiều ngược lại,nghĩa là xem các quá trình tâm lí ấy như là các nhân tố của HĐHT

Đặc điểm nổi bật của HĐHT của SV đó chính là hoạt động gắn liền với mụcđích tự giác Hầu hết, SV đã ý thức được việc học vì đã gắn nội dung học tập vớihoạt động nghề nghiệp Động cơ học tập cũng đã chuyển dần vào trong Chínhnhững đặc điểm trên đã giúp cho SV học tập một cách chủ động, tích cực và sángtạo hơn so với cấp học phổ thông

Dựa trên những khái niệm và đặc điểm HĐHT, chúng tôi xây dựng khái niệmgiả lập cơ sở về HĐHT của SV như sau:

Ngày đăng: 29/04/2021, 15:48

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w