Chương 2: Chúng tôi tập trung nói lên diễn tiến cuộc đấu tranh của nhân dân Nam Bộ chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, với việc sử dụng hình thức tác chiến “du kích chiến tranh”.. Kế
Trang 1-
CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG “ KHOA HỌC SINH VIÊN – EURÉKA”
LẦN 9 NĂM 2007
Tên công trình:
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ CHIẾN TRANH DU KÍCH Ở NAM BỘ
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN
PHÁP (1945 – 1954)
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI
Mã số công trình:………
Trang 2CÔNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG “ KHOA HỌC SINH VIÊN – EURÉKA”
LẦN 9 NĂM 2007
Tên công trình:
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ CHIẾN TRANH DU KÍCH Ở NAM BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN
PHÁP (1945 – 1954)
THUỘC NHÓM NGÀNH: KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn : TS Hồ Sơn Đài Thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Hà chủ nhiệm
Nguyễn Thị Bình tham gia
Lê Thị Thu Dung tham gia
Thành phố Hồ Chí Minh năm 2007
Trang 3PHẦN NỘI DUNG 9
Chương 1: NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN TRANH DU KÍCH Ở NAM BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 9
1.1 Vùng đất và con người Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp 9
1.1.1 Tổ chức hành chính và địa lý tự nhiên 9
1.1.2 Địa lý nhân văn 17
1.1.3 Địa lý quân sự 19
1.2 Đường lối của Đảng ta về chiến tranh du kích trong đấu tranh giải phóng dân tộc.20 1.2.1 Những quan niệm cơ bản về chiến tranh cách mạng 20
1.2.2 Quan điểm của Đảng ta về chiến tranh du kích 22
Chương 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CHIẾN TRANH DU KÍCH NAM BỘ 25
2.1 Chiến tranh du kích trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến: 25
2.2 Chiến tranh du kích phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn (1947 – 1950) 29
2.3 Đấu tranh giữ vững phong trào chiến tranh du kích trong giai đoạn cuối cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1950 – 1954) 37
2.3.1 Giai đoạn 1950 – 1951 37
2.3.2 Giai đoạn 1952 – 1953 40
2.3.3 Giai đoạn 1953 – 1954 44
Chương 3: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ CHIẾN TRANH DU KÍCH Ở NAM BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 47
3.1 Đặc điểm thứ nhất 47
3.2 Đặc điểm thứ hai 51
3.3 Đặc điểm thứ ba 55
3.4 Đặc điểm thứ tư 62
PHẦN KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
Trang 4TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
Trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc chúng ta không thể không tìm hiểu về quá khứ dân tộc Chính sự tìm hiểu đó đã cho chúng ta những bài học rất quý báu Đặc biệt hiện nay khi mà cả thế giới cũng như Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập toàn cầu Nhận thấy sự cần thiết của việc tìm hiểu cách thức và hình thức đấu tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc của cha ông ta Nên nhóm chúng tôi đã thực hiên đề tài khoa học này
Đề tài của chúng tôi gồm có ba phần:
Phần mở đầu chúng tôi tập trung nêu lên tính cấp thiết của đề tài, tình hình nghiên cứu, phương pháp và mục tiêu của đề tài
Phần nội dung gồm có ba chương:
Chương 1: Một vài nét cơ bản về đặc điểm địa lý, lịch sử, con người Nam Bộ Đó
là một vùng đất trù phú, đó cũng là nơi giàu truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường, mặc dù là vùng đất mới Trong phần này chúng tôi tập trung phân tích khái niệm chiến tranh du kich theo một số quan điểm khác nhau và đặc biệt đó là quan điểm về chiến tranh
du kích của Chủ tịch Hồ Chí Minh Qua đó nói lên được quan điểm chỉ đạo của Đảng về chiến tranh du kích trên cả nước nói chung và ở Nam Bộ nói riêng
Chương 2: Chúng tôi tập trung nói lên diễn tiến cuộc đấu tranh của nhân dân Nam
Bộ chống lại ách đô hộ của thực dân Pháp, với việc sử dụng hình thức tác chiến “du kích chiến tranh” Đó là những trận đánh lớn, đánh vừa, đó là những cách đánh với những phương tiện chiến tranh sẵn có, đó còn là những chiến dịch du kích lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam Tất cả đã làm nên sức mạnh của Nam Bộ, thật xứng danh “thành đồng tổ quốc” – như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phong tặng
Chương 3: Đây là chương trọng tâm của đề tài Chương này tập trung nêu lên những đặc điểm cơ bản nhất của chiến tranh du kích ở Nam Bộ trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) Qua việc phân tích những đặc điểm này nhóm chúng tôi cũng
cố gắng nêu lên được ý nghĩa của hình thức chiến tranh, của nghệ thuật quân sự của Đảng trong kháng chiến cũng như trong thời bình hiện nay
Trang 5Phần kết luận: là sự tổng hợp đánh giá lại tổng thể toàn chiến trường Nam Bộ khẳng định lại một lần nữa vai trò, vị trí của chiến trường Nam Bộ nói chung và của hình thức chiến tranh du kích nói riêng
Cuối cùng đó là danh mục tài liệu tham khảo Đó là những tác phẩm của những tác giả đi trước về chiến tranh, quân đội, về lịch sử của vùng đất Nam Bộ
Trang 6PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Trong suốt chiều dài lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước với nghệ thuật quân sự độc đáo, ông cha ta đã làm nên những chiến thắng lừng lẫy có giá trị lịch sử và thực tiễn vô cùng sâu sắc
Kế thưà và phát huy truyền thống đó trong thời đại Hồ Chí Minh với cuộc kháng chiến chín năm chống Pháp, quân và dân ta nói chung và nhân dân Nam Bộ nói riêng đã làm nên những thắng lợi to lớn
Để chiến thắng kẻ thù xâm lược chúng ta đã thực hiện đường lối quân sự đúng đắn, phù hợp có thể từng bước đánh bại kẻ thù xâm lược lớn mạnh hơn ta về mọi mặt Trong cuộc chiến tranh này Nam Bộ có vinh dự đi trước, mở đầu cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện của nước ta Thực hiện cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện, nhân dân Nam Bộ với lời thề “thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ” đã cùng nhân dân cả nước làm nên chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ mở ra một thời kì mới cho cách mạng Việt Nam
Trong thế trận chiến tranh nhân dân, chiến tranh du kích Nam Bộ đã từng bước phát triển, phát huy tối đa lợi thế của mình, góp phần làm lên những thắng lợi
có tính chất quyết định của chiến trường cả nước
Ý thức được tầm quan trọng của chiến tranh du kích trong kháng chiến nhóm chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Một số đặc điểm về chiến tranh du kích ở Nam
Bộ trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)”
2 Tình hình nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận cơ bản về nghệ thuật quân sự mà Mac - Enghen đã nghiên cứu và đưa ra như tác phẩm “Về chiến tranh và quân đội” hay “Tuyển tập luận văn quân sự” đặc biệt là sau này từ thực tiễn của cách mạng tháng Mười đã được Lênin
- Xtalin tổng kết với những tác phẩm nổi tiếng như: “Bàn về chiến tranh, quân đội, khoa học quân sự và nghệ thuật quân sự” hay “Những quan điểm cơ bản về khởi nghĩa chiến tranh và quân đội” Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta đã có sự vận dụng một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của đất nước Từ đó đi sâu tìm
Trang 7hiểu hệ thống lý luận về lãnh đạo chỉ đạo chiến tranh quân đội, với các tác phẩm như: “Chiến tranh nhân dân Việt Nam” của Hồ Chí Minh, “Chiến tranh nhân dân Việt Nam” của Lê Duẩn , “Mấy vấn đề về quân sự trong cách mạng Việt Nam” của Trường Chinh hay tác phẩm “Đường lối quân sự của Đảng là ngọn cờ trăm trận trăm thắng của chiến tranh nhân dân ở nước ta” củaĐồng chí Võ Nguyên Giáp Ở
đó các ông đã nêu lên mọt cách cơ bản về các hình thức chiến tranh, nghệ thuật lãnh đạo chỉ đạo kháng chiến, sự vận dụng phát triển của các hình thức tác chiến trên một tổng thể rộng lớn (cả nước) và các tác phẩm đều là sự tổng hợp, bàn bạc về quan điểm đường lối chiến tranh, đường lối quân sự của Đảng Do đó với đề tài này chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu rõ hơn về một hình thức chiến tranh trong tổng thể nghệ thuật chiến tranh của Đảng đó là “ chiến tranh du kích” ở một vùng, một miền của đất nước Qua đó đưa ra được những điểm nổi bật nhất của chiến tranh du kích Nam Bộ
3 Mục đích và phương pháp nghiên cứu :
Thực hiện đề tài khoa học này chúng tôi muốn đi sâu tìm hiểu rõ ràng hơn cụ thể hơn về những đặc điểm nổi bật của hình thức chiến tranh du kích ở Nam Bộ - vùng đất phải chịu nhiều thiệt hại và đau thương do chiến tranh gây ra Là vùng đất
đi trước, về sau trong cả hai cuộc kháng chiến của dân tộc chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ
Cơ sở lý luận chúng tôi sử dụng nghiên cứu đề tài này là phép biện chứng duy vật Cùng với các phương pháp: phương pháp lịch sử, logic, tổng hợp, phân tích, quy nạp, diễn dịch, đó là sự sưu tầm, tìm hiểu các tài liệu trên báo, phân tích tư liệu
có sẵn để hoàn chỉnh bài viết của mình
Chúng tôi hy vọng đây sẽ là tư liệu học tập, tìm hiểu của chúng tôi, đồng thời
nó cũng sẽ là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên khoa học lịch sử nói chung
4 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn:
Qua đề tài này chúng tôi làm rõ một số khái niệm liên quan, đồng thời qua đây chúng ta cũng có một cái nhìn tổng thể từ địa lý đến lịch sử và quá trình kháng chiến của Nam Bộ, thấy được nét nổi bật nhất của chiến trường Miền Nam với chiến tranh
du kích
Trang 8Hơn nữa, thực tiễn đất nước ta đang trong quá trình đổi mới, hội nhập toàn cầu nên việc bảo vệ tổ quốc và đảm bảo an ninh quốc phòng là một vấn đề vô cùng quan trọng Do đó, nghiên cứu, tìm hiểu về nghệ thuật chiến tranh, nghệ thuật chỉ đạo quân
sự của Đảng trong kháng chiến đối với chúng ta – thế hệ đi sau - là rất cần thiết Qua
đó có thể rút ra những bài học bổ ích phục vụ công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hôm nay cũng như mai sau
Đề tài được thực hiện trên cơ sở tổng hợp, chọn lọc, sưu tầm, tìm hiểu từ những tác phẩm về nghệ thuật chiến tranh, nghệ thuật quân sự của những tác giả đi trước Do đó nó có thể là tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên quan tâm đến lịch
sử
5 Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài của chúng tôi gồm có 3 chương: PHẦN MỞ ĐẦU
Trang 9PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN TRANH DU KÍCH Ở NAM BỘ TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG
Theo phân chia địa giới hành chính, Nam Bộ được chia làm 2 miền, miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ
Miền Đông Nam Bộ 1 rộng khoảng 28.000km2, có độ cao từ vài chục mét đến hai trăm mét so với mặt nước biển Miền Đông Nam Bộ gồm thành phố Sài Gòn và các tỉnh Gia Định, Chợ Lớn, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa (kể
cả Vũng Tàu) và một phần tỉnh Tân An Phía đông giáp các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Đăklăc, phía tây giáp Gò Công, Mỹ Tho, phía nam giáp biển Đông, phía bắc, tây bắc giáp các tỉnh Mondunkỉi, Kratỉe, Kongpong Chàm, Svay-Riêng, Preveng của vương quốc Campuchia
- Địa hình miền Đông Nam Bộ tương đối bằng phẳng, nhìn toàn bộ bề mặt địa hình có thể chia thành 4 vùng chính:
+ Vùng đất đỏ bazan là dải đất cao, kéo dài theo ranh giới đông bắc miền Đông Nam Bộ thấp dần xuống phía nam, tập trung ở 2 khu vực Lộc Ninh và Xuân
1
Theo “Miền Đông Nam Bộ kháng chiến” tập 1, NXB Quân đội nhân dân, HN, 1990
Trang 10Lộc Bề mặt địa hình gợn sóng, xen kẽ các dãy đồi thấp và thung lũng rộng độ cao một số núi cao từ 300 đến 800m
+ Vùng đất phù sa cũ nằm ở đông nam tỉnh Đồng Nai, Sông Bé, phần lớn tỉnh Tây Ninh Bề mặt địa hình khá bằng phẳng, nghiêng dần từ đông xuống tây nam, rải rác các thung lũng rộng và đồi thoải không cao quá 25m và ngọn núi cao dưới 500 m
+ Vùng đất phù sa mới nằm phía nam các tỉnh Thủ Dầu Một, Biên Hòa hướng ra phía biển Một bộ phận phía tây là vùng đồng bằng cao, có nhiều đồn điền cao su lớn và vườn cây ăn trái Bộ phận phía đông là vùng đầm lầy và vùng ngập mặn ven biển
+ Vùng đồng bằng trũng Đồng Tháp Mười nằm phía Tây Nam Mùa khô nưỡc rút xuống thành vùng đầm lầy bạt ngàn lau sậy, tràm và dừa nước rậm rạp
Nhìn chung địa hình miền Đông Nam Bộ rất thuận lợi cho lập căn cứ kháng chiến Là chiến trường lí tưởng cho cả chiến tranh du kích và chiến tranh chính quy Rải rác hầu hết các tỉnh Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu đều
có các ngọn núi cao độc lập hoặc thành từng cụm liên hoàn rất có giá trị về quân sự như: núi Bà Đen cao 986 m ở Tây Ninh, núi Chứa Chan 818m ở Long Khánh - Biên Hòa, …
- Rừng ở miền Đông Nam Bộ chiếm 1/3 đât tự nhiên, diện tích khoảng 9475km2, chưa kể rừng tràm vùng đất chua phèn mặn đông bắc Đồng Tháp Mười
và những khu vực đám lá tối trời vùng hạ lưu sông Vàm Cỏ Bao phủ vùng bán bình nguyên phía bắc và đông bắc miền Đông Nam Bộ là những cánh rừng nhiệt đới, cây hỗn giao, nhiều tầng dày đặc Có nhiều khu rừng nguyên thủy ở Bình Long, Phước Long, Phú Riềng, Bù Đăng (Thủ Dầu Một), Định Quán, đông bắc Xuân Lộc (Biên Hòa)…
Ở miền đông nam Sài Gòn về phía biển là khu rừng ngập mặn, diện tích khoảng 600km2 Đảo rừng, sông rạch chen chúc cùng thuỷ triều lên xuống mỗi ngày làm cho rừng Sác trở thành bí hiểm vô cùng lợi hại của chiến tranh du kích vùng sông biển, ngay cửa ngõ vào Sài Gòn
Trang 11Ngoài rừng tự nhiên, trên vùng đất đỏ và đất xám miền Đông Nam Bộ còn có nhiều khu vực trồng cây cao su Đến năm 1945, diện tích các đồn điền cao su có tới
108424 ha, hầu hết của tư bản thực dân Pháp Chưa kể đến các vườn cao su quy mô nhỏ phân bố rải rác ở khắp các tỉnh của một số tư bản người Hoa và người Việt
Rừng là một đặc điểm quan trọng của địa lý tự nhiên miền Đông Nam Bộ, có tác dụng ngụy trang, che giấu, lập căn cứ… là các bàn đạp tiến công rất lợi hại cho các lực lượng vũ trang nhất là với cách đánh du kích nhỏ lẻ, bí mật, bất ngờ Rừng còn là kho tài nguyên lớn cung cấp nguyên vật liệu xây dựng lán trại, nhà ở, thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm… trong điều kiện kháng chiến lâu dài, tự lực cánh sinh của chiến trường bị chia cắt
Miền Đông Nam Bộ có 3 tỉnh: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Tân An giáp vương quốc Campuchia, có đường biên giới dài 650km Địa hình miền biên giới khá bằng phẳng, chia thành 2 vùng cao thấp rõ rệt Vùng đất cao gồm các huyện Tân Biên (Tây Ninh), Lộc Ninh, Phước Long (Thủ Dầu Một) phần lớn là các khu rừng rậm, rừng chồi, xen kẽ nhiều trảng trống Vùng đất thấp gồm các huyện Châu Thành, Bến Cầu, Trảng Bàng (Tây Ninh), Đức Hiệu, Mộc Hóa,Vĩnh Hưng (Tân An) là vùng đất ruộng và giồng, gò trên nền đât ẩm thấp của phù sa cũ
Do cấu trúc địa hình bằng phẳng, có đường giao thông thuỷ bộ thuận lợi, nhân dân vùng ven biên giới 2 nước vốn có tập quán thường xuyên qua lại làm ăn,
kể cả quan hệ bà con thân thuộc, sui gia đoàn kết đấu tranh chống kẻ thù chung là thực dân Pháp xâm lược
Miền Đông Nam Bộ có 3 tỉnh thành phố (gồm 5 huyện 16 xã theo địa giới hành chính hiện nay, chưa kể Côn Đảo) giáp biển Đông, với chiều dài mép nước 190km Bờ biển miền Đông Nam Bộ có địa hình khúc khuỷu, nhô ra xa lõm sâu, xen kẽ 1 số núi cao đột xuất, bãi cát dài với nhiều cửa biển, có cửa Cần Giờ nối Sài Gòn với biển Đông Sát các cửa biển có nhiều khu rừng rậm rạp, sông rạch chằng chịt, có địa thế hiểm trở Vì vậy, vừa là cửa ngõ thông thương tiện lợi từ bên ngoài bằng đường biển và tiến công các phương tiện giao thông đường thuỷ của địch
Trang 12- Miền Đông Nam Bộ có rất nhiều sông ngòi lớn, hầu hết bắt nguồn từ miền biên giới và cao nguyên phía bắc, đông bắc về phía nam, ra biển Đông
+ Sông Đồng Nai, bắt nguồn từ Lang Biang cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) dài 500km, lưu vực sông rộng là sông lớn nhất với nhiều phụ lưu: sông La Ngàn bên tả ngạn, sông Bé, sông Sài Gòn bên hữu ngạn
+ Sông La Ngàn bắt nguồn từ Bình Tuy, Bảo Lộc đổ ra sông Đồng Nai đoạn Định Quán (Biên Hoà) Đoạn trên đất miền Đông Nam Bộ dài 78km, nước chảy quanh năm
+ Sông Bé bắt nguồn từ đông bắc Phước Long (Thủ Dầu Một) đổ ra sông Đồng Nai đoạn dưới thác Trị An Mùa mưa nước đầu nguồn đổ xuống mạnh phía hạ lưu nước dâng ngập và chảy xiết Mùa khô mực nước cạn, lòng sông trơ ra đá tảng,
có thể qua lại dễ dàng
+ Sông Sài Gòn bắt nguồn từ các vùng đồng ruộng, thị tứ, làng mạc các tỉnh Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Sài Gòn và đổ vào sông Đồng Nai ở Tân Thuận Đông Đoạn từ Dầu Tiếng về sông Đồng Nai lòng sông rộng và sâu, quanh năm thuyền bè lưu thông thuận lợi
+ Sông Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây bắt nguồn từ Svay - Riêng Vào địa phận Việt Nam, sông Vàm Cỏ Đông chảy từ bắc xuống nam qua các tỉnh Tây Ninh, Tân An đến Bến Lức, sông Vàm Cỏ Tây chảy qua Đồng Tháp Mười Hai sông chảy qua quốc lộ 1 đến Cần Đước thì hợp nhau thành Vàm Cỏ Lớn, đổ ra cửa Soài Rạp, tàu thuyền đi lại quanh năm
Ngoài ra miền Đông Nam Bộ còn nhiều sông con và kênh rạch tỏa đều khắp các vùng đất, là hệ thống giao thông đường sông rất quan trọng nối liền giữa các địa phương ăn thông với biển Đông Đồng thời là nguồn bồi đắp phù sa, tưới tiêu phục
vụ cho sản xuất nông nghiệp
- Do mặt bằng địa hình thuận lợi, lại có trung tâm Sài Gòn, Miền Đông Nam
Bộ có mạng lưới đường bộ đặc biệt quan trọng
+ Quốc lộ 1 là đường xương sống từ Bắc vào Nam chạy qua Biên Hoà, Thủ Dầu Một, Sài Gòn lên Tây Ninh nối với Phnômpênh (Campuchia) Từ quốc lộ 1 có
Trang 13nhiều nhánh rẽ đi lên tỉnh lộ 2, quốc lộ 20, quốc lộ 13 quốc lộ 22, lộ Đông Dương
+ Quốc lộ 15 khởi điểm từ Mũi Tà thị xã Biên Hòa theo hướng đông qua Long Thành, Bà Rịa, kết thúc ở cuối mũi bán đảo Vũng Tàu, có các nhánh rẽ liên tỉnh lộ 25, liên tỉnh lộ 2 và tỉnh lộ 15
+ Lộ Đông Dương 16 (nay là quốc lộ 1) khởi điểm tại Sài Gòn chạy qua nhiều tỉnh miền Trung và miền Tây Nam Bộ, kết thúc tại Bạc Liêu là đường xương sống nối Sài Gòn với đồng bằng sông Cửu Long
+ Quốc lộ 20 khởi điểm từ quốc lộ 1 tại ngã 3 Dầu Dây chạy theo hướng bắc, đông bắc qua Định Quán, Bảo Lộc, Đức Trọng đến thành phố Đà Lạt
+ Quốc lộ 22 khởi điểm tại Gò Dầu (Tây Ninh) chạy theo hướng tây bắc qua thị xã Tây Ninh, Cần Đăng, Thiện Ngôn, Xa Mát
Ngoài ra có 10 liên tỉnh lộ nối thông giữa các tỉnh và đường ven biên giới nối quốc lộ 13 với quốc lộ 12, không kể hệ thống tỉnh lộ giữa các huyện, các hương lộ…
Nhìn chung, mạng giao thông đường bộ ở miền Đông Nam Bộ khá bằng phẳng, ít đèo dốc, lưu thông thuận lợi trong cả mùa nước lớn Ở các vùng địch tạm chiếm, kẻ thù dễ dàng cơ động bằng mọi phương tiện Vì vậy các cuộc chiến đấu trên các trục giao thông đường bộ, đường sông , đường sắt rất quan trọng của chiến tranh du kích ở chiến trường miền Đông Nam Bộ
-Về thời tiết, khí hậu miền Đông Nam Bộ có thể chia làm 2 vùng Vùng thành phố Sài Gòn gồm cả khu vực phía nam giáp biển, đồng bằng sông Cửu Long thuộc tỉnh Tân An, Chợ Lớn và một phần Bà Rịa, vùng phía bắc và đông bắc Sai
Trang 14Gòn gần khu vực chân dãy Trường Sơn và biên giới giáp Campuchia thuộc các tỉnh Thủ Dầu Một, Tây Ninh
Ở Nam Bộ có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau Các tháng 1, 2, 3 là thời kỳ khô ráo nhất Trong 7 tháng mùa mưa, trung bình mỗi tháng có 21 đến 23 ngày mưa, tháng nhiều ngày mưa nhất là tháng 9
Nhiệt độ trung bình hàng năm ở miền Đông Nam Bộ là 26oC , tùy theo mùa biên độ dao động từ 25o đến 29o Độ ẩm cao nhất là 75% trong mùa mưa còn cao hơn Ở vùng phía bắc và đông bắc nhiều rừng và đồn điền cao su nên độ ẩm cao hơn khu vực phía nam
Khí hậu ở Đông Nam Bộ ảnh hưởng nhiều đến hoạt động quân sự của 2 bên Mùa mưa đi lại và cơ động của binh khí kĩ thuật có nhiều khó khăn, bệnh tật phát triển, phương tiện kỹ thuật dễ bị hư hại do oxi hóa và nấm mốc phá hoại, 5 tháng mùa khô là thời kì đặc biệt thuận lợi cho hoạt động quân sự của ta và địch
Miền Tây Nam Bộ 1 có điều kiện địa lí cũng khá đặc biệt góp phần cùng miền Đông Nam Bộ tạo lên mảnh đất Nam Bộ lịch sử này
Tây Nam Bộ là đồng bằng châu thổ sông Cửu Long, rộng khoảng 40 000
km2, rất màu mỡ, có độ cao trung bình thấp, từ 0 đến 2m
Miền Tây Nam Bộ nằm ở vị trí cực Nam của Tổ quốc hướng đông nam và tây nam giáp biển Đông Hướng tây bắc giáp tỉnh Tà Keo và tỉnh CamPốt của Campuchia
- Miền Tây Nam Bộ có nhiều sông lớn và kênh rạch Sông Hậu, một nhánh chính của sông Cửu Long chảy vào nước ta từ biên giới Campuchia theo hướng đông nam đổ ra biển Đông
Bên cạnh Sông Hậu còn có một số sông khác như:
+ Sông Măng Thít nối liền sông Tiền và sông Hậu, phía Sông Tiền từ hướng đông thị trấn Cái Nhum ra đến sông Hậu ở thị trấn Ơn (Vĩnh Long) chiều dài 48km
Trang 15Vào mùa khô chiều rộng trung bình của sông 100m, mùa mưa 400m, độ sâu trung bình mùa khô là 5m, mùa mưa là 7m có thể xem đây là con sông huyết mạch cho các loại tàu bè từ Sài Gòn về các tỉnh miền Tây và ngược lại Vì vậy trong chiến tranh, địch ra sức giữ con sông này thông thoáng không bị gián đoạn Ta cũng nhiều lần cắt đứt và làm chủ nhiều đoạn trên sông Măng Thít, gây cho địch khó khăn trong vận chuyển tiếp tế từ miền Tây về Sài Gòn
+ Sông Mỹ Thanh thuộc địa phận tỉnh Sóc Trăng, dài 60km chảy từ xã Thới Thuận Đông (Mỹ Xuyên) và Hoà Tú (Thanh Trị) đổ ra biển ở cửa Mỹ Thanh (đông bắc thị trấn Vĩnh Châu)
+ Sông Cái Lớn thuộc địa phận tỉnh Kiên Giang chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam dài 90km từ xã Vĩnh Thuận Đông đổ ra cửa biển phía nam vịnh Rạch Giá
+ Sông Gành Hào xuất phát từ Cà Mau chảy ra biển Đông Tại Cà Mau sông sâu 4 - 5m, tại cửa sông sâu đến 19m Chiều dài của sông 56km, chiều rộng trung bình 60 km
Ngoài ra ở đây còn có nhiều sông khác có chiều dài dưới 50km cùng nhiều kênh rạch Trong 2 cuộc kháng chiến, chiến trường dễ bị chia cắt gây khó khăn cho
ta trong chỉ đạo và lãnh đạo, bảo đảm giao thông liên lạc, vận chuyển và tiếp tế cho các tỉnh Về phía địch đây là điều kiện thuận lợi cho chúng cơ động lực lượng bằng tàu thuyền trên các con sông kênh rạch nhưng lại hạn chế lớn đến việc phát huy lợi thế phương tiện cơ giới
Về bờ biển có hình chữ V, dài 578km các dòng biển của biển Đông và vịnh Rạch Giá gặp nhau ở mũi Cà Mau, tạo điều kiện cho khối lượng phù sa mang từ cửa Cửu Long đến được tích tụ tại đây
Vùng biển Rạch Giá (Kiên Giang) có nhiều đảo, đảo lớn là đảo Phú Quốc Đảo Phú Quốc dài 50km rộng 15 - 30km Đây là vùng đất được tổ tiên khai phá rất lâu đời
Đảo Phú Quốc có địa thế hiểm trở với những dãy núi đá viền quanh, khác hẳn với những quần đảo lân cận Dãy núi Hàm Ninh nằm ở phía bắc đảo dài hơn
Trang 1630km, uốn cong như một vòng cung án ngữ bờ biển Đông với những đỉnh núi khá cao
Phần trung tâm đảo ở phía bắc là vùng lầy lội, rải rác có những dãy đất trũng lầy lội khác ở phía tây bắc và đông nam
Với địa hình như vậy, tạo điều kiện tốt cho nhân dân nơi này tiến hành chiến tranh du kích
Rừng ở miền Tây Nam Bộ chiếm diện tích không đáng kể, chủ yếu là rừng U Minh, một khu rừng rộng nằm giữa sông Cái Lớn và sông Ông Đốc, diện tích khoảng 190 000ha Tràm là cây chủ yếu trong khu rừng này Rừng U Minh là căn
cứ địa cách mạng của ta ở miền Tây Nam Bộ, là địa bàn tốt để cho ta tiến hành chiến tranh du kích
Trên địa bàn hai tỉnh An Giang và Kiên Giang có trên 40 núi khác có độ cao
từ 100 đến 500 mét, tạo địa thế tốt cho quân và dân ta bám trụ chiến đấu kiên cường
và là đường hành lang chiến lược từ Khu 9 đến Campuchia
- Về giao thông, ngoài hệ thống kênh rạch hình thành nên hệ thống giao thông đường thuỷ rộng rãi, miền Tây Nam Bộ còn có hệ thống giao thông đường bộ quan trọng: quốc lộ 1, quốc lộ 91 từ Cần Thơ - Tịnh Biên, qua biên giới nối liền quốc lộ 2 Campuchia đến Phnôm – Pênh Quốc lộ 80 từ Mỹ Thuận qua Đồng Tháp
- Long Xuyên đến Hà Tiên, ngoài ra còn có các lộ nối liền các tỉnh…
- Về khí hậu: miền Tây Nam Bộ trong vùng nhiệt đới ẩm, lượng mưa hàng năm là 2335mm với 184 ngày mưa, các tháng 4, 5 và 10, 11 thừa nước đến 296mm
Độ ẩm lớn dễ ảnh hưởng đến bảo quản vũ khí sức khỏe… tâm lý bộ đội …
Nhiệt độ trung bình là 21oc, nhiệt độ cao nhất là không quá 36oC Thời tiết chia làm 2 mùa rõ rệt mùa khô và mùa mưa, vào những tháng mưa to gió lớn (tháng
8, 9, 10) ở miền Tây Nam Bộ có một số vùng ngập nước tạm thời Do khí hậu như vậy rất ảnh hưởng đến tác chiến du kích của ta và địch
Trang 171.1.2 Địa lí nhân văn
Cộng đồng cư dân Nam Bộ gồm hai nguồn chủ yếu : cư dân bản địa và lưu dân từ phía Bắc vào
Từ cuối thế kỷ XVI cho đến gần hết thế kỷ XVII, từng đoàn người Việt Nam
đã đến chinh phục thiên nhiên, khai phá làm cho đất đai cả vùng Sài Gòn và lưu vực sông Đồng Nai mở dần xuống phía Nam Họ là những người nông dân nghèo khổ không phương kế kiếm sống nơi quê nhà phải tha phương cầu thực, là những người chống đối triều đình nhà Nguyễn tổ chức nhiều cuộc di dân quy mô lớn đến khẩn hoang, lập ấp mở rộng quyền kiểm soát sâu về phía Nam Lại có cả bộ phận người Hoa chạy vào Đồng Nai để thoát khỏi ách áp bức của triều Mãn Thanh
Cư dân Nam Bộ gồm nhiều thành phần dân tộc, tộc người Việt đông nhất (Kinh chiếm 80%), Stiêng, Hạ, Chơ ro, Mơ nông, Chàm, Hoa, Khơme…
Về tôn giáo ở Nam Bộ tồn tại nhiều hình thức tôn giáo mà chủ yếu là: Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo, Kitô… trong đó phật giáo có tín đồ đông nhất ở miền Đông Nam Bộ, còn ở miền Tây Nam Bộ thì tôn giáo chiếm số lượng đông nhất là Hoà Hảo tập trung nhiều nhất ở Long Xuyên, Châu Đốc, Cần Thơ, Vĩnh Long…
Nhìn chung, Nam Bộ là vùng đất mới, cư dân tụ về từ nhiều địa phương trong cả nước, tuyệt đại bộ phận là dân nghèo khó Vì nhu cầu mưu sinh làm chủ thiên nhiên và đấu tranh chống áp bức đã gắn họ lại trở thành một khối có lòng yêu thương đùm bọc đoàn kết gắn bó với nhau
Cùng với phần cốt lõi còn giữ tính chất chung của dân tộc, quá trình đấu tranh để tồn tại phát triển trong điều kiện lịch sử mới, đã góp phần định hình tính chất riêng rất đáng quý của người dân Nam Bộ Đó là tình yêu quê hương đất nước chí khí kiên cường bất khuất chống xâm lược, chống bất công, tinh thần tự lực tự cường, đoàn kết tương thân, tương ái, tính cách trung thực, hào hiệp, khẳng khái, trọng nghĩa khinh tài, mưu trí, năng động…
Chính những tính chất đó đã tạo nên sức mạnh của tinh thần chiến đấu bền bỉ quật cường trong suốt cuộc trường chinh chống các thế lực ngoại xâm và bọn vua quan cam tâm bán nước
Trang 18Ngay từ ngày đầu đặt chân lên đất Gia Định, liên quân Pháp - Tây Ban Nha
đã phải đụng độ với 5000 nhân dân trang bị gậy gộc, giáo mác cùng phối hợp với quân triều đình đánh cho giặc lâm vào thế sa lầy hàng năm trời
Tiếp theo là những cuộc khởi binh của phong trào Cần Vương của Nguyễn Trung Trực, ở Kiên Giang (Rạch Giá)
Đến năm 1885, từ Bà Điểm 18 thôn Vườn Trầu, Phan Công Hớn cùng nhân dân nổi dậy chiếm quận lỵ Hoóc Môn rồi kéo về Sài Gòn được đồng bào Bình Chánh, Bà Hom, An Lạc, Cần Được, Cần Giuộc nhiệt tình hưởng ứng
Ngày 3/2/1930, Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam ra đời, nắm vững ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam Từ đây các chi bộ Đảng lần lượt được thành lập ở Nam Bộ như Phú Rìềng, Sài Gòn từ nay cuộc đấu tranh chống xâm lược của nhân dân Nam Bộ chuyển sang giai đoạn mới,
có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
Dưới sự lãnh đạo của xứ uỷ Nam Kỳ, ngày 23/11/1940, 18 tỉnh Nam Bộ nhất
tề vùng lên khởi nghĩa Giặc Pháp cay cú dùng cả hải lục không quân đàn áp khốc liệt ở Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, có 1729 người bị bắt và giết, Xứ
uỷ Nam kì lần lượt bị bắt gần hết Năm 1941, tại trường bắn Tân Thới (Hoóc Môn) thực dân Pháp xử bắn 5 lãnh tụ cộng sản kiên trung Võ Tần, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai để uy hiếp tinh thần quần chúng
Khởi nghĩa Nam Kì tuy thất bại, nhưng đã tạo tiền đề, cho Xứ uỷ Nam kì cùng các Đảng bộ địa phương rút ra những bài học quý báu về lãnh đạo khởi nghĩa
vũ trang Những bài học kinh nghiệm quý báu đó được áp dụng vào việc lãnh đạo quần chúng nổi dây thực hiện tổng khởi nghĩa giành thắng lợi trong cách mạng tháng Tám Truyền thống “hào khí Đồng Nai” bắt gặp chủ nghĩa yêu nước Nguyễn
Ai Quốc và học thuyết Mac - Lênin đã sản sinh ra một Nam Bộ anh hùng Truyền thống này tiếp tục được phát huy trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mỹ xâm lược
Trang 19Phân liên khu miền Tây gồm các tỉnh: Bến Tre, Vĩnh Tra (Vĩnh Long và Trà Vinh) thuộc Khu 8 cũ, cùng toàn bộ các tỉnh ở miền Tây cũ Và đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn được giữ nguyên như cũ
Trong kháng chiến miền Đông Nam Bộ là chiến trường trọng điểm của Nam
Bộ, chiến trường nằm giữa vùng hậu phương và sào huyệt đầu não của địch Là chiến trường có tác dụng uy hiếp và kìm chân địch rất quan trọng
Đối với địch miền Đông Nam Bộ là vành đai sắt bảo vệ trung tâm đầu não Sài Gòn, nơi đặt Tổng hanh dinh bộ máy chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp toàn Đông Dương và là thủ đô của ngụy quyền trung ương bù nhìn Trong quá trình chiến tranh, thực dân Pháp ưu tiên bố trí tại đây một lực lượng lớn quân viễn chinh với nhiều đơn vị ứng chiến tinh nhuệ, có hệ thống kho tàng dự trữ chiến lược hệ thống giao thông thuỷ bộ trọng yếu nhiều sân bay lớn nhỏ …
Miền Đông Nam Bộ đã hình thành một hành lang rộng lớn nối vùng rừng núi cực Nam Trung Bộ, đông nam Campuchia vừa có thể xây dựng căn cứ vững chắc, vừa là khu chiến trường rất thuận lợi cho các trận đánh vận đong lớn, cho phục kích đánh giao thông thuỷ bộ…
Vùng bình nguyên với hàng chục vạn hecta đồn đien cao su Nơi đây đã cung cấp sức người, sức của cho cuộc kháng chiến Vùng đất thấp xung quanh Sài Gòn dọc đôi bờ phía hạ lưu sông Đồng Nai, Sài Gòn, Vàm Cỏ, Đồng Tháp Mười rất thuận lợi cho phát triển phong trao nhân dân du kích chiến tranh rộng rãi
Trang 20Vùng đô thị gồm Sài Gòn, Biên Hoà, Vũng Tàu và các tỉnh lỵ khác rất thuận lợi cho phát triển du kích chiến tranh vào giữa lòng đô thị, nhất là mặt trận đấu tranh chính trị Vùng ven đô có nhiều chướng ngaị vật thiên nhiên, địa thế hiểm yếu rất thuận lợi cho việc trú ém lực lượng, xây dựng căn cứ du kích và bàn đạp đứng chân ở ngay sát nội đô, đồng thời dễ dàng nối thông với các căn cứ lớn
Đồng thời với vị trí quân sự ở miền Đông Nam Bộ, ở miền Tây Nam Bộ với địa hình trên đã hình thành lên 4 khu vực quân sự:
+ Khu vực Vĩnh Trà (Vĩnh Long, Trà Vinh) sát sông Tiền và sông Hậu là một chiến trường quan trọng Ngay thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp đã diễn ra những xung đột đẫm máu dân tộc - tôn giáo với cách mạng
+ Vùng ruột Hậu Giang là vùng hữu ngạn sông Hậu, nối liền giữa các tỉnh Cần Thơ – Sóc Trăng - Bạc Liêu - Rạch Giá – U Minh nơi tập chung nhiều sức người sức của cho chiến tranh
+ Vùng U Minh - Năm Căn, vung căn cứ lớn ở miền Tây Nam Bộ Địa hình rừng nước mặn kín đáo gắn liền biển Đông với vịnh Thái Lan Vùng này là căn
cứ địa vững chắc của miền Tây Nam Bộ và của cả Nam Bộ trong kháng chiến
+ Vùng Bẩy núi (Châu Đốc – An Giang) nối liền biên giới Campuchia với nhiều dãy núi hiểm trở
Bên cạnh những thuận lợi do đặc điểm về mặt địa lí tự nhiên, chiến trường Nam Bộ cũng có những khó khăn không nhỏ Đó là nguồn rau gạo thực phẩm phân
bố không đều, miền Đông Nam Bộ nguồn lương thực thực phẩm tại chỗ không nhiều, khí hậu rất nặng nề dễ sinh bệnh tật… Chiến trường luôn bị càn quét ác liệt
1.2 Đường lối của Đảng ta về chiến tranh du kích trong đấu tranh giải phóng dân tộc
1.2.1 Những quan niệm cơ bản về chiến tranh cách mạng
Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, đặc biệt là khi xuất hiện nhà nước và giai cấp nhiều cuộc tranh giành quyền lực và lãnh thổ giữa các nhà nước đã diễn ra Những cuộc tranh chấp này tuỳ quy mô lớn nhỏ khác nhau, có thể diễn ra trong nội bộ một nhà nước, một dân tộc cũng có khi giữa nước này với nước khác
Trang 21Thực chất bàn về vấn đề này đã có nhiều ý kiến khác nhau Có những quan điểm sai lầm, phản động, phản khoa học và cũng có những quan điểm khoa học, cách mạng về chiến tranh có tính chất định hướng, phương pháp luận cho từng quốc gia, dân tộc trong quá trình xây dựng, bảo vệ độc lập dân tộc của mình
Hầu hết các quan điểm sai lầm, phản khoa học đều cho rằng chiến tranh là do
ý trời, do thượng đế tạo ra Chiến tranh là tất yếu, là hợp quy luật Tiêu biểu cho những quan điểm sai lầm này có thể kể đến Hêghen – nhà triết học cổ điển Đức, Mantuyt, Đacuyn với thuyết Đacuyn xã hội, Đuyrink, Mao Trạch Đông Họ đều tuyệt đối hoá vai trò của chiến tranh, họ cho đó là sự thống trị của một dân tộc văn minh với một dân tộc dã man… Nhưng ở đây chúng ta chỉ xem xét nguồn gốc, tính chất của chiến tranh trên quan điểm khoa học và cách mạng, theo chủ nghĩa Mac – Lênin Trước hết là triết học Mac – Lênin theo phương pháp duy vật biện chứng Đặc biệt là học thuyết Mac – Lênin về chiến tranh và quân đội được xem là cơ sở lý luận trực tiếp để nghiên cứu chiến tranh Mac – Enghen lần đầu tiên trong lịch sử đã giải thích một cách khoa học và sâu sắc những vấn đề cơ bản của chiến tranh và nghệ thuật quân sự, coi lý luận quân sự là vũ khí hùng mạnh, là bảo bối của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh của chủ nghĩa tư bản, thiết lập chế độ xã hội mới
Theo chủ nghĩa Mac – Lênin: chiến tranh là một phạm trù lịch sử Có quá trình sinh ra, tồn tại và mất đi Nó không phải là một hiện tượng vĩnh viễn lại hoàn toàn không phải là một hiện tượng tự nhiên tất yếu trong sinh hoạt đời sống của con người Mà nó là “một sự biến lịch sử xã hội” Sự phát sinh, phát triển của xã hội có giai cấp ắt hẳn phải sinh ra chiến tranh nhằm giải quyết các mục tiêu chính trị, văn hoá, xã hội nhất định và chiến tranh sẽ xảy ra thường xuyên hơn khi chế độ tư hữu ngày càng phát triển mạnh mẽ Enghen cũng đã từng nhận xét rằng: nguồn gốc của chiến tranh là sự chiếm hưu tư nhân về tư liệu sản xuất và sự phân chia giai cấp trong xã hội Còn bước sang thời đại đế quốc chủ nghĩa Lênin nhận định: “ …chiến tranh bắt nguồn từ chính bản chất của chủ nghĩa tư bản Chiến tranh chỉ chấm dứt khi chế độ tư bản không còn tồn tại nữa, hoặc là khi những hy sinh lớn lao về người
và của do sự phát triển về kinh tế quân sự gây ra và sự phẫn nộ của nhân dân do việc vũ trang gây ra, dẫn tới việc thủ tiêu chế độ đó” “Chiến tranh là kế tục của
Trang 22chính trị” nhưng đó không phải là hình thức thông thường của cuộc đấu tranh chính trị mà nó là một hình thức đặc biệt của chính trị Theo đó thì tính chất của chiến tranh cũng sẽ phù hợp với mục đích chính trị đó
Ở Việt Nam, thực dân Pháp vào xâm lược nước ta với mục đích vơ vét tài nguyên, biến nước ta thành thuộc địa… Như vậy, đây là cuộc chiến tranh xâm lược, phi nghĩa Do đó, nhân dân ta nói chung và nhân dân Nam Bộ nói riêng phải đứng lên kháng chiến chống Pháp để bảo vệ độc lập dân tộc Đó là một cuộc chiến tranh chính nghĩa Về tính chất của chiến tranh Lênin cũng nhận định: “có chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi nghĩa, có chiến tranh tiến bộ và chiến tranh phản động, có chiến tranh của những giai cấp tiên tiến và chiến tranh của những giai cấp lạc hậu, có chiến tranh nhằm củng cố ách áp bức giai cấp và chiến tranh nhằm lật đổ ách áp bức ấy”1 và “trong thời đại đế quốc chủ nghĩa vẫn có thể có những cuộc chiến tranh “chính nghĩa”, “tự vệ”, “cách mạng”” Đó là cuộc chiến tranh của nhân dân ta, cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc Do đó chúng ta cần phát huy thế và lực của ta, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của tất cả nhân dân tiến bộ trên thế giới, từng bước tiến tới đánh bại kẻ thù xâm lược
Trên cơ sở những quan điểm cơ bản về chiến tranh cách mạng nêu trên, Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã có sự kế thừa, vận dụng và đưa ra những quan điểm phù hợp với tình hình cụ thể của Việt Nam
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở từng vùng khác nhau Đảng ta đã có sự chỉ đạo sáng suốt Đặc biệt là sự chỉ đạo về hình thức chiến tranh
du kích ở Nam Bộ
1.2.2 Quan điểm của Đảng ta về chiến tranh du kích
Theo Hồ Chí Minh, một dân tộc thuộc địa bị đế quốc, thực dân thống trị, áp bức, bóc lột, muốn giải phóng thì phải tự mình đứng lên làm cách mạng , “lấy sức ta
mà tự giải phóng cho ta” Nghĩa là “… Chỉ có lực lượng của toàn dân mới có thể giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức của bọn thống trị bạo ngược” Vì thế “nếu chúng
ta không đạt được bằng phương pháp ôn hoà thì chúng ta không ngần ngại hành động quyết liệt để trả thù nhà, nợ nước và chen vai thích cánh với năm châu” Một
1
V I Lênin, toàn tập, NXB Tiến bộ, Matxcơva, tập 38, tr403
Trang 23trong những hình thức hoạt động đó là hoạt động du kích và tiến hành chiến tranh
du kích Quan điểm của Người luôn dựa trên hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mac - Lênin về chiến tranh Người chỉ ra rằng: chiến tranh du kích là một phương thức cơ bản tiến hành chiến tranh toàn dân, toàn diện, lấy nhỏ thắng lớn Và Người cũng khẳng định rằng: “du kích là cách đánh giặc của dân tộc bị áp bức chống đế quốc
Đế quốc có khí giới tốt, có quân đội đàng hoàng, quân du kích không có khí giới tốt, chưa thành quân đội đàng hoàng; nhưng quân du kích được dân chúng ủng hộ, thuộc địa hình, địa thế, khéo lợi dụng đêm tối, mưa nắng, khéo xếp đặt kế hoạch, nên quân du kích vẫn có thể đánh được đế quốc”1 Người nhận thấy rằng trong điều kiện nước ta chúng ta không thể chỉ dựa vào quân đội chính quy, thường trực Trong khi đó nước ta lại là một nước nghèo, nếu chỉ dựa vaò quân đội, vũ khí thì ta khó lòng đánh được bọn xâm lược Điều cốt yếu là phải biết dựa vào dân, lợi dụng sức mạnh toàn dân Do đó chiến tranh du kích nhất thiết phải là chiến tranh toàn dân, toàn diện Cần phát huy mọi cách đánh, mọi phương thức tiến hành chiến tranh
du kích Phát động toàn dân tham gia đánh du kích nhằm phát huy lợi thế của từng vùng miền, từng cá nhân, phát huy sức mạnh của sự đoàn kết trong đấu tranh Phải
“thiết thực tổ chức, thiết thực huấn luyện dân quân du kích từng làng Lấy dân quân
du kích làng làm nền tảng”2 Trên cơ sở ấy ngay từ đầu khi bước vào cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp chúng ta đã có chủ trương phải trường kì kháng chiến và phát triển mạnh mẽ chiến tranh du kích Phải “ bám đất, giữ dân, bảo vệ cơ sở của moị lực lượng … thực hiện “một tấc không đi, một ly không rời” thực hiện phương châm” Đảng bám dân, dân bám đất, du kích bám địch” Đặc biệt là ở Nam Bộ Đảng
ta nhấn mạnh “triệt để dùng du kích, vận động chiến”, phát huy tối đa vai trò của chiến tranh du kích trên chiến trường Coi đó là “cơ sở của chiến tranh chính quy”
Đảng ta coi hoạt động du kích là một phương thức khởi nghĩa giành chính quyền
Theo quan điểm của Đảng ta “mục đích của du kích cũng không phải là ăn to đánh lớn mà phải tỉa dần, đánh làm cho nó ăn không ngon, ngủ không yên, không
Trang 24thở được, bị hao mòn về tinh thần và vật chất rồi đi đến chỗ bị tiêu diệt…”( Bài học tại hội nghị chiến tranh du kích 7/ 1952)
Từ những quan điểm cơ bản nêu trên có thể rút ra một số điểm cơ bản về chiến tranh du kích như sau:
Chiến tranh du kích là chiến tranh của các giai cấp các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược tiến hành, được đông đảo nhân dân tham gia để chống lại thế lược xâm lược thống trị có ưu thế hơn về sức mạnh quân sự bằng các hoạt động tác chiến mưu trí, linh hoạt sáng tạo diễn ra liên tục, rộng khắp ở mọi lúc mọi nơi với mọi vũ khí
có trong tay
Chiến tranh du kích là: “chiến tranh được tiến hành theo phương thức đánh
du kích với lược lượng nhỏ, lẻ, nòng cốt là lực lượng vũ trang địa phương nhằm chống lại đối phương có ưu thế hơn về sức mạnh quân sự, thường được sử dụng ở các nước thuộc địa hoặc bị xâm lược Khi so sánh lực lượng ở những nước đó chưa cho phép tiến hành chiến tranh chính quy Chiến tranh du kích rất phong phú và đa dạng về hình thức tiến hành và luôn phối hợp chặt chẽ với chiến tranh chính quy Ở Việt Nam chiến tranh du kích trở thành một trong những phương tiện tiến hành chiến tranh trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ Trong đó tư tưởng không ngừng tiến công địch và kiên trì trụ bám, làm chủ làng xã, phố phường kết hợp đấu tranh vũ trang với đấu tranh chính trị, kết hợp tiến công quân sự nổi dậy của quần chúng giành và giữ quyền làm chủ ở cơ sở là đặc trưng tiêu biểu của chiến tranh du kích ở Việt Nam” (theo từ điển bách khoa quân sự Việt Nam)
Trang 25Chương 2 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
CHIẾN TRANH DU KÍCH NAM BỘ
2.1 Chiến tranh du kích trong những năm đầu toàn quốc kháng chiến
Sau cách mạng tháng Tám, tình hình Nam Bộ nói chung có nhiều biến đổi, trong không khí tưng bừng của ngày lễ độc lập Hòa vào khí thế cách mạng đang sôi sục trong cả nước nhân dân Nam Bộ đã lần lượt giành chính quyền
Trong không khí phấn khởi ấy, nhiều tỉnh ở Nam Bộ đã ra sức xây dựng lực lượng chính trị, phát triển các đoàn thể cứu quốc, thành lập các đơn vị vũ trang để bảo vệ chính quyền vừa giành được
Tuy nhiên, ở Nam Bộ lúc này cũng gặp khá nhiều khó khăn: sự chống phá của các thế lực thù địch, phản động… không chỉ thế bọn thực dân Pháp lại quay trở lại gây chiến với ta ở Sài Gòn - mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lược Nhận định được tình hình ngay trong khởi nghĩa tháng Tám, Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sát sao theo dõi và cử cán bộ vào Nam để chỉ đạo phong trào
Đêm 22, rạng ngày 23 thực dân Pháp chính thức nổ súng quay trở lại xâm lược nước ta lần thứ hai
Sáng 23/9, cuộc Hội nghị liên tịch giữa Xứ ủy và ủy ban nhân dân, ủy ban kháng chiến họp tại đường Cây Mai (Chợ Lớn) đã nhất trí tán thành chủ trương kháng chiến và thông qua bản hiệu triệu quân dân Nam Bộ đứng lên đánh trả địch
Sau đó Trung ương Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhất trí với quyết tâm kháng chiến của nhân dân Nam Bộ và ra quyết định thành lập lực lượng “Nam tiến” Ngày 26/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi, động viên nhân dân Nam Bộ đứng lên kháng chiến Tại Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định hưởng ứng lời kêu gọi của uỷ ban kháng chiến Nam Bộ, của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn đã sục sôi bước vào cuộc kháng chiến Trước hết, sơ tán người dân ra khỏi thành phố, chuẩn bị mọi vật dụng cần thiết để bước vào cuộc chiến đấu Tính trong
Trang 26tuần lễ đầu tiên của cuộc kháng chiến quân và dân Sài Gòn – Chợ Lớn đã diệt 30 tên Pháp, đốt phá 138 xí nghiệp, 22 kho tàng, 4 chợ… quân Pháp đã bị bao vây chặt trong thành phố
Phối hợp cùng nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn, nhân dân các tỉnh Khu 7 cũng
ra sức tiêu diệt địch, tổ chức các đơn vị nhỏ lẻ, tập kết, phá hoại công sở, nhà máy kho tàng của địch Tiến hành vận động quyên góp lương thực, thực phẩm, thuốc men chuyển đến cho bộ đội chiến đấu
Ngày 23/10, Thực dân Pháp chiếm Biên Hoà, Thủ Dầu Một Ngày 8/11 chiếm Tây Ninh Ngày 9/2/1946 chiếm Bà Rịa
Với các hoạt động tác chiến: phục kích, phá hoại đường sá, tàu bè nhân dân miền Đông Nam Bộ đã làm cho các loại vũ khí tối tân của địch khó phát huy tác dụng, có nơi còn bị tổn thất nặng nề Song song với việc giam giữ địch trong thành phố, làm chậm quá trình mở rộng chiến tranh ra toàn Nam Bộ, nhân dân Đông Nam
Bộ đã tích cực xây dựng lực lượng, xây dựng căn cứ địa kháng chiến Tính từ cuối
1945 đến hết 1946 một hệ thống căn cứ địa kháng chiến đã được hình thành: căn cứ
An Phú Đông, căn cứ Chiến khu D, căn cứ Vườn Thơm… Các căn cứ này đã góp phần rất lớn trong việc che chở và bảo vệ lực lượng kháng chiến
Trong những năm đầu kháng chiến, quân dân Sài Gòn – Chợ Lớn, miền Đông Nam Bộ nói chung đã đánh tan nhiều trận càn của quân Pháp vào căn cứ An Phú Đông và chiến khu rừng Sác
Cùng với các hoạt động chiến đấu chống càn bảo vệ nhân dân bảo vệ kháng chiến, các lực lượng vũ trang ở Sài Gòn, các thị xã đã sáng tạo nhiều cách đánh, trừ khử nhiều tên thực dân gian ác, tiêu biểu: ngày 12/3/1946 nữ trinh sát quân chính Nguyễn Thị Lan bắn gục tên bồi bút Hiền sĩ; tháng 5/1946, Nguyễn Đình Chính cùng một đồng chí đột nhập và giết chết tên Việt gian Nguyễn Thượng Hiền… Các hoạt động của các chiến sĩ trong nội thành đã đưa đến sự hình thành một lực lượng mới đó là lực lượng biệt động, nó đã đóng vai trò rất lớn trong cuộc chiến đấu sau này của ta
Trang 27Được tin Sài Gòn bị tấn công, nhân dân ở khắp các tỉnh Nam Bộ đã đứng lên kháng chiến ủng hộ nhân dân Sài Gòn Sử dụng hình thức tác chiến chủ yếu là chiến tranh du kích quân và dân nơi đây đã tích cực tiêu hao sinh lực địch
Ở Khu 8, nhân dân hăng hái đứng lên đấu tranh Thanh niên tiền phong, cứu quốc, học sinh sôi nổi tình nguyện ra nhập vào Cộng hoà vệ binh, các đội du kích
xã Các đội Cộng hoà vệ binh được đưa lên tiếp viện cho Sài Gòn – Chợ Lớn và Miền Đông Nam Bộ
Ngày 23/10, Pháp đánh chiếm thị xã Tân An Ngày 25/10 tiến đánh Mỹ Tho Các đơn vị Cộng hoà vệ binh của Nam bộ và các tỉnh đều chiến đấu hết sức quyết liệt, giằng co với địch suốt ba giờ Cùng ngày, Hội nghị cán bộ Đảng Nam Bộ họp ở Thiên Hộ (Mỹ Tho) Hội nghị bàn và quyết định những biện pháp cấp bách nhằm củng cố lực lượng tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
Đến cuối tháng 10/1945, địch chiếm được 5 thị xã ở đồng bằng sông Cửu Long Nhưng chúng chưa đủ lực lượng nên bị các đơn vị vũ trang nhiều nơi liên tục bao vây ngăn chặn, phòng ngự theo các tuyến giao thông kênh rạch Quân dân Khu
8 đã liên tiếp gây cho địch nhiều khó khăn tổn thất, lực lượng du kích cũng từng bước được phát triển Tuy nhiên chúng ta cũng gặp không ít trở ngại do cán bộ, chiến sĩ ta đại bộ phận chưa được huấn luyện và chưa có tri thức quân sự, nên chưa hình thành hình thức chiến thuật rõ rệt Sau khi có cán bộ từ Côn Đảo về, một số tỉnh có tổ chức đội huấn luyện ngắn ngày về cách đánh du kích, tuy nhiên, do việc chỉ huy chưa thống nhất nên tư tưởng đánh du kích cũng chưa mạnh và phổ biến Kết thúc đợt huấn luyện bộ chỉ huy quân khu 8 chỉ thị các đơn vị Vàm Cỏ Tây của các tỉnh phối hợp cùng một bộ phận chi đội 14 tổ chức trận đánh phục kích ở kinh Lagranhân nhân dân diệt một số tên địch và thu được một số vũ khí trận đấu xuất quân thắng lợi tuy nhỏ nhưng đã tạo được niềm tin cho các đơn vị tỉnh trước khi trở lại chiến trường Ngày 22/2/1946, một lần nữa Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi động viên quân dân miền Nam giữ vững và đẩy mạnh cuộc kháng chiến Người chỉ
rõ “kháng chiến của ta là phải toàn dân, toàn diện, lâu dài, triệt để vận dụng cách đánh du kích, đánh địch khắp nơi, còn một tấc đất một người dân thì phải chiến
Trang 28đấu” Quán triệt chỉ thị của Trung ương Đảng, quân dân các tỉnh miền Trung Nam
Bộ cũng như Nam Bộ ngay sau khi có hiệp định đã kịp thời nắm thời cơ khẩn trương chấn chỉnh tổ chức, củng cố lực lượng rồi đẩy mạnh phá tề, diệt gian khôi phục chính quyền nhân dân, tiến hành chiến tranh du kích rộng khắp và đẩy mạnh phong trào ở thành thị
Ngày 23/1/1946 địch đánh thị xã Sa Đéc Du kích phối hợp Cộng hoà vệ binh đánh trả quyết liệt gây cho chúng nhiều thiệt hại Song thương vong của ta tương đối lớn, phòng thủ bị vỡ Lực lượng vũ trang rút về Tân Dương Địch chiếm được
Sa Đéc
Du kích Tân Trào (Bến Tre) do đồng chí Đồng Văn Cống, bí thư chi bộ chỉ huy đánh địch nhiều trận diệt nhiều tên, thu nhiều súng địch, nhanh chóng phát triển thành bộ đội “ông Cống”
Tại Khu 9, các phong trào đấu tranh hỗ trợ nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn chống giặc cũng phát triển rất mạnh mẽ Đặc biệt để hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ, tuyên cáo quốc dân của Uỷ ban nhân dân Nam Bộ, các lực lượng khu 9 tiến hành phục kích, tiêu diệt các phương tiện như xe, tàu chiến của địch, gây khó khăn cho chúng khi chúng tiến hành mở rộng vùng chiếm đóng ra toàn Nam Bộ
Sau Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946 lực lượng du kích biệt động thành, các đội cảm tử quân hoạt động với nhiều hình thức phong phú đột nhập vào tận hang ổ, sào huyệt của địch, diệt nhiều tên ác ôn có tội ác với nhân dân tạo uy thế cho kháng chiến
Trong những tháng cuối 1946, lực lượng du kích biệt động thành đã phát triển phong phú có quy mô lớn mạnh hơn Đầu tháng 7/1946, chi đội 18 được thành lập Giữa tháng 8/1946, chi đội 17 cũng được thành lập Cuối tháng 9/1946 là sự ra đời của chi đội 19 Những sự kiện này có ý nghĩa rất lớn tới sự phát triển của phong trào cách mạng ở Nam Bộ nói chung
Ngày 10/10, Hội nghị quân sự toàn quốc của Đảng họp dưới sự chủ toạ của đồng chí Trường Chinh Hội nghị nhận định: “nhất định không sớm thì muộn, Pháp
Trang 29sẽ đánh mình và mình nhất định phải đánh Pháp”1 Đêm 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến Lại một lần nữa nhân dân Nam Bộ tiếp tục tích cực cùng cả nước bước vào cuộc chiến đấu lâu dài
Như vậy, những năm đầu kháng chiến, quân và dân Nam Bộ với tấm lòng yêu nước nồng nàn với những thứ vũ khí sẵn có trong tay đã đứng lên kháng chiến chống Pháp xâm lược Làm tròn nhiệm vụ mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh giao phó: “không để cho Pháp đem hết tài sản chiến lược ra đánh Trung, Bắc ” bước đầu làm thất bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp
2.2 Chiến tranh du kích phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn 1947 – 1950
Cuộc chiến tranh bước sang giai đoạn mới khi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được phát ra Cùng với cả nước nhân đân Nam Bộ đẩy mạnh cuộc chiến tranh du kích, tiêu hao sinh lực địch, xây dựng lực lực lượng
và từng bước làm thất bại chính sách bình định của giặc với nhiều cách đánh sáng tạo có hiệu quả Đặc biệt khi địch đưa chiến tranh ra Bắc lực lượng ở Nam Bộ giảm
đi Tuy nhiên với ưu thế về kinh tế và quân sự, chúng đẩy mạnh chiến lược bình định Đây là bối cảnh để chiến tranh du kích bước sang giai đoạn mới mạnh mẽ hơn trên tất cả các lĩnh vực
Tại Nam Bộ trong giai đoạn này Bộ tham mưu tướng Valuy vạch kế hoạch tập trung bình định Nam Bộ xong vào mùa thu năm 1947, coi đó là khâu then chốt trong chiến dịch đánh nhanh thắng nhanh của chúng
Chúng thi hành nhiều biện pháp về kinh tế và chính trị nhằm phục vụ âm mưu tách Nam Kỳ ra khỏi cuộc chiến tranh Chúng phá hoại ta về mặt kinh tế, bố trí lại chiến trường, bỏ những đồn bốt nhỏ
Ngay từ trước ngày toàn quốc kháng chiến, Nam Bộ nhận được thư và điện chỉ đạo của Trung ương Đảng nhấn mạnh Nam Bộ là căn cứ để Pháp lấy người và của phục vụ cho chiến tranh toàn quốc Vì vậy phải hết sức giữ gìn, phải có những biện pháp tích cực chống lại sự xâm lược đang ngày một mở rộng của Pháp
1
Văn kiện quân sự của Đảng, NXB Quân đội nhân dân, HN, 1976, T2, tr 64
Trang 30Bước sang năm 1947, lực lượng của địch tập trung tại đây tuy mỏng đi, nhưng dựa vào ưu thế quân sự, kỹ thuật, chúng thực hiện bình định Nam Bộ, biến Nam Bộ thành hậu phương để hỗ trợ cho chúng
Trước tình hình đó, nhân dân Nam Bộ ra sức chống trả địch trên mọi mặt Chiến tranh du kích cũng được phát triển thêm một bước phù hợp với tình hình chung của toàn chiến trường chiến tranh du kích giai đoạn này xuất hiện nhiều cách đánh độc đáo, trở thành một đặc điểm của du kích Nam Bộ, góp phần quan trọng vào thắng lợi chung của cả nước
Hưởng ứng các chỉ thị của Trung ương Đảng, của Xứ ủy lâm thời Nam Bộ và nghị quyết Hội nghị quân sự Nam Kỳ (1/1947) Phong trào nhân dân du kích chiến tranh ở Nam Bộ phát triển mạnh mẽ Chiến đấu chống địch càn quét trở thành hoạt động sôi nổi trong suốt năm 1947
Tại Khu 7, các trận chống càn ở chiến khu D, Phú Mỹ Hưng, Long Phước… đặc biệt là trận chống càn ở Chợ Mới - Gia Bẹ Có sự phối hợp mạnh mẽ của du kích Quân và dân miền Đông Nam Bộ tích cực chủ động phục kích tập kích dưới nhiều hình thức nhằm tiêu hao sinh lực địch Trận tập kích đồn Tân Thông ở Gia Định diệt 31 tên thu một số vũ khí
Hình thức tập kích địch phổ biến là cải trang lính ngụy đi tuần tiễu, công nhân cao su đi làm trên ô tô… đi qua đồn địch bất ngờ nổ súng tiêu diệt địch Hoặc
du kích phối hợp với bộ đội tổ chức hàng loạt trận phục kích đánh dọc các đường giao thông thuỷ bộ Đó là các trận Bùng Binh - Trảng Bàng, Bến Cỏ, Bến Mương, Bàu Cá
Có thể nói trong năm đầu cùng cả nước kháng chiến, phong trào nhân dân du kích chiến tranh ở miền Đông Nam Bộ được đánh dấu bằng những hoạt động quân
sự có quy mô lớn với nhiều hình thức phong phú Nó góp phần cùng với nỗ lưc chung của nhân dân cả nước, đặc biệt với chiến thắng Việt Bắc thu đông 1947 đã giáng cho Pháp những đòn chí mạng làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của chúng Cùng với hoạt động du kích ở nông thôn các tỉnh Đông Nam Bộ, phong trào du kích đánh địch cũng diễn ra nơi Sài Gòn và các thị xã Tháng 9/ 1947, các
Trang 31đôi viên du kích trừng trị một số tên bồi bút của toà soạn báo Quốc hồn, một tờ báo tuyên truyền phản động kháng chiến
Tháng 10/1947, ta diệt tên Nguyễn Văn Sâm, chủ nhiệm tờ báo phản động quần chúng, một đơn vị du kích khác diệt 40 tên pháp trên đường Catinat Tháng 12/1947, lực lượng du kích thành được sự phối hợp du kích từ bên ngoài đồng loạt tập kích nhiều vị trí quân địch ở Thị Nghè, Phú Lâm, Nhà Bè, Bà Quẹo…
Ở Khu 8 địch tổ chức lại lực lượng, rút bớt quân ra Bắc Chúng tổ chức xây dựng lực lượng củng cố bộ máy kìm kẹp lôi kéo kích động dân tộc gây chia rẽ dân tộc kinh với các dân tộc khác Để giải quyết tình trạng này đồng chí Phạm Thái lệnh cho quân đội khi chưa có lệnh không được tự ý xông vào địa bàn sinh sống của các dân tộc Khơmer Lực lượng dân quân du kích của 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh mở đợt tấn công địch trên địa bàn 2 tỉnh làm địch rút chạy, một số bị bắt gọn
Ở Sa Đéc, ngay đêm 22/12 /1946 một bộ phận chi bộ 18 phối hợp du kích Hồng Ngự tập kích diệt địch đền Tống Bình do một trung đội đóng giữ
Trận phục kích giao thông trên lộ Đông Dương tại Cổ Cò (Cái Bè – Mỹ Tho) tiêu diệt một tiểu đòan quân viễn chinh Pháp là một trận đánh xuất sắc, hiệu suất tiêu diệt địch cao, có tiếng vang lớn trên chiến trường Nam Bộ
Trong giai đoạn này lực lượng du kích được bố trí đứng vững trên khắp địa bàn tạo ra bước chuyển biến quan trọng trên chiến trường Thực hiện nghị quyết của Chính phủ, Uỷ ban kháng chiến Nam Bộ lập Phòng dân quân Nam Bộ do đồng chí
Lê Duẩn – Bí thư chi bộ trực tiếp phụ trách Qua 5 tháng chiến đấu, quân và dân Chiến khu 8 đã phát triển mạnh mẽ chiến tranh du kích, đánh địch rộng khắp, tiêu hao tiêu diệt địch, nhiều trận “giao thông chiến” đạt hiệu quả xuất sắc
Ở Bến Tre, các đơn vị trung đoàn 99 cùng lực lượng tap trung dân quân du kích điạ phương liên tục đánh địch ở An Thạch, Hoá Lộc, An Bình Tây, Bưng Cóc, ngã ba Chùa
Ở Mỹ Tho, phong trào chiến tranh du kích phát triển mạnh mẽ Để mở rộng căn cứ Đồng Tháp Mười từ tháng 6 năm 1947, chi đội 17 sử dụng đại đội 1 phối hợp với đại đội 715 cùng du kích xã Hậu Mỹ bao vây đồn Thiên Hộ Mặc dù địch tăng
Trang 32quân chi viện, lực lượng du kích các xã Mỹ Thành, Nhơn Ninh, Hậu Mỹ, Tân Hoà thay phiên nhau vây ép liên tục, buộc chúng phải bỏ đồn tháo chạy
Sau thắng lợi Việt Bắc, phong trào chiến tranh du kích rộng khắp Dân quân
du kích xã ấp ở Khu 8 dựa vào trận địa chuẩn bị sẵn, chiến đấu linh hoạt, mưu trí bằng mọi hình thức: phục kích, bắn tỉa, đánh mìn, lựu đạn đánh liên tục các cánh quân càn quét gây nhiều thương vong cho địch
Hướng Sa Đéc vùng Châu Thành, Lai Vung chiến tranh du kích phát triển mạnh, các đội vũ trang tuyên truyền hoạt động và củng cố đồng bào theo đạo Hoà Hảo ven sông Hậu Đầu tháng 2, trung đoàn 109 kết hợp với công an, du kích tổ chức một trận phục kích ở vùng yếu Mỹ Thuận, đơn vị tổ chức hành quân đêm để tờ
mờ sáng tổ chức phục kích, nhưng có dấu hiệu lộ bí mật nên không tiêu diệt được địch Ta tiến hành vũ trang tuyên truyền và rút lui
Ở Trà Vinh, phong trào du kích đang phát triển tốt, nhưng địch cũng đang đẩy mạnh càn quét đánh phá, lấn chiếm, bình định và giành giật khối người Khơmer với ta
Phong trào du kích ở miền Tây Nam Bộ cũng không thua kém những khu vực khác Phối hợp với Nam Bộ nói riêng cả nước nói chung, du kích chiến tranh ở Khu 9 có nhiều bước phát triển mới, hình thức đấu tranh cũng phong phú, độc đáo
Tháng 11/1947, bộ đội du kích Bạc Liêu cùng đơn vị thuỷ lôi phục kích ở gần Ao Kho
Ở Sóc Trăng, những tháng cuối năm, trung đoàn 123 đánh nhiều trận trên lộ
4, Ba Rinh, Bố Thảo và Nhu Gia diệt 150 tên, đốt cháy 10 xe quân sự, thu trên 60 súng Ở địa phương quân và dân du kích phát triển khá mạnh Huyện có trung đội, nhiều xã có đại đội, có xã phát triển trung đội
Cuối năm 1947, bộ chỉ huy khu tổ chức Hội nghị cán bộ trung đoàn sơ kết về kinh nghiệm đánh địch, phong trào kháng chiến trong năm Hội nghị đề ra kế hoạch
và biện pháp phát triển hơn nữa du kích chiến tranh phá hoại, đẩy mạnh võ trang tuyên truyền vùng hậu địch Ta đẩy mạnh việc xây dựng lực lượng vũ trang 3 thứ quân
Trang 33Từ năm 1948, thực dân Pháp thực hiện rộng rãi chiến thuật tháp canh trên toàn Nam Bộ, gây cho ta nhiều khó khăn Việc tìm ra biện pháp phá tháp canh trở thành một đòi hỏi bức xúc Ngày 14/3/1948, tổ du kích Tân Uyên do đồng chí Trần Công An chỉ huy lần đầu tiên diệt tháp canh cầu Bà Kiên bằng phương pháp bí mật, dùng thang leo cao thả lựu đạn vào trong tháp Thắng lợi này mở ra một ý nghĩa quan trọng về cách đánh nhỏ dùng lực lượng tinh nhuệ, bí mật đột nhập áp sát mục tiêu dùng chất nổ đánh sập tháp canh Về sau cách đánh này được tiếp tục áp dụng, như trận đánh 50 tháp canh vào ngày 21/3/1950 và 18/4/1950 của các học viên và tổ
du kích Tân Uyên Về sau Bác Hồ gọi cách đánh này là đánh “đặc công”
Trong giai đoạn này, ta vừa củng cố xây dựng lực lượng vũ trang vừa đẩy mạnh hoạt động tác chiến tiêu diệt địch Đây là giai đoạn mà các đơn vị bộ đội tâp trung cùng với du kích nhân dân địa phương tiến hành thắng lợi trên nhiều trận đánh
có quy mô lớn, hiệu suất chiến đấu cao Tiêu biểu như trận La Ngà 1/3/1948, trận Láng Le (Chợ Lớn)
Tại thành phố Sài Gòn, lực lượng vũ trang nội thành cũng được củng cố một bước Thành Sài Gòn – Chợ Lớn thành lập thành đội bộ dân quân Các quận, xã đều lập quận đội bộ, xã đội bộ Tự vệ thành được thiết lập từ cấp thành xuống các hộ, khu phố Các ban công tác thành lúc đầu tổ chức thành 10 đại đội du kích nhưng sau
đó trở lại thành 10 ban công tác thành Để đảm bảo sự thống nhất chỉ huy phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa nội ngoại thành, “Mặt trận quân sự thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn” được thành lập Lực lượng của mặt trận gồm có mười ban công tác thành
và năm tiểu đoàn hoạt động xung quanh thành phố thuộc các trung đoàn 300, 306,